Phát triển du lịch theo phim ảnh: Kinh nghiệm ở các nước và định hướng cho du lịch Việt Nam

Khái niệm

Du lịch theo phim ảnh (Film tourism)

là loại hình du lịch được khai thác dựa trên

phim ảnh, khán giả bị kích thích trí tò mò

bởi hình ảnh các điểm đến (phim trường,

cảnh quan thiên nhiên, ) trên màn ảnh, từ

đó các chuyến tham quan du lịch được

hình thành (Conell, 2012). Phim ảnh ở đây

có thể hiểu là các hình ảnh động, như là

phim điện ảnh, truyền hình, các sản phẩm

DVD, băng ghi hình, và hiện nay được

mở rộng sang truyền thông kỹ thuật số.

Theo Conell (2012), những hoạt động

du lịch theo phim ảnh có thể kế đến như sau:

- Tham quan các địa điểm được miêu

tả trong một bộ phim cụ thể. Những địa

điểm này có thể là thành phố, làng quê

hoặc những không gian khác được sử dụng

trong quá trình quay phim

pdf 9 trang kimcuc 12560
Bạn đang xem tài liệu "Phát triển du lịch theo phim ảnh: Kinh nghiệm ở các nước và định hướng cho du lịch Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Phát triển du lịch theo phim ảnh: Kinh nghiệm ở các nước và định hướng cho du lịch Việt Nam

Phát triển du lịch theo phim ảnh: Kinh nghiệm ở các nước và định hướng cho du lịch Việt Nam
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC VĂN HIẾN TẬP 5 SỐ 3 
36 
PHÁT TRIỂN DU LỊCH THEO PHIM ẢNH: 
KINH NGHIỆM Ở CÁC NƯỚC VÀ ĐỊNH HƯỚNG 
CHO DU LỊCH VIỆT NAM 
Nguyễn Thúy Vy1, Hà Kim Hồng2 
1, 2 Trường Đại học Văn Hiến 
1VyNT@vhu.edu.com 
Ngày nhận bài: 14/4/2017; Ngày duyệt đăng: 20/06/2017 
TÓM TẮT 
Quảng bá du lịch thông qua điện ảnh là một trong những cách làm hiệu quả đã 
được nhiều nước trên thế giới áp dụng. Tuy nhiên, du lịch Việt Nam chưa tận dụng hết 
tiềm năng. Bài viết giới thiệu khái quát về loại hình du lịch theo phim ảnh và hiệu quả của 
nó. Những kinh nghiệm từ các quốc gia khác và thực tế ở Việt Nam được trình bày để đưa 
ra những định hướng cho du lịch Việt. 
Từ khóa: phim ảnh, du lịch, quảng bá điểm đến. 
ABSTRACT 
Develop film tourism - 
Experience from the other countries and orientation for Vietnam's tourism 
Promoting tourism through cinema is one of the effective ways that have been 
adopted by many countries in the world. However, Vietnam tourism has not fully utilized 
its potential. This article presents an overview of the film tourism and its effectiveness. 
Experiences from other countries and reality in Vietnam are presented to give directions 
for Vietnamese tourism. 
Keywords: film, tourism, destination marketing. 
1. Đặt vấn đề 
Việt Nam là một quốc gia giàu tài 
nguyên tự nhiên và nhân văn đặc sắc. Khi 
hình ảnh Việt Nam được các đoàn làm 
phim trong và ngoài nước sử dụng rộng rãi 
trong các cảnh quay thì đây sẽ là kênh 
quảng bá hữu hiệu, rộng rãi đến du khách 
trong nước và quốc tế. Tháng 3/2017, bộ 
phim Kong: Skull Island thực hiện khoảng 
70% các cảnh quay ở Việt Nam, chính 
thức khởi chiếu trên toàn thế giới. Theo 
công bố của đơn vị phát hành, tại Việt 
Nam chỉ sau 2 tuần đầu ra rạp, bộ phim đã 
thu về xấp xỉ 150 tỷ đồng, với gần 1,8 triệu 
lượt khán giả. Doanh thu trên toàn cầu của 
bộ phim là 561 triệu đô-la, chủ yếu là từ 
thị trường Trung Quốc, Mỹ,1 Các khán 
giả Việt Nam xem phim để biết các cảnh 
VAN HIEN UNIVERSITY JOURNAL OF SCIENCE VOLUME 5 NUMBER 3 
37 
đẹp ở Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh), Tràng 
An (Ninh Bình) và động Phong Nha 
(Quảng Bình) sẽ ra sao khi được đưa lên 
màn ảnh rộng. Còn khán giả nước ngoài 
sau khi xem phim đều tò mò về khung 
cảnh thật sự đằng sau bối cảnh hùng vĩ mà 
phim mang lại. Nắm bắt thị hiếu của du 
khách, các công ty du lịch Việt Nam và 
quốc tế đã xây dựng các tour du lịch ăn 
theo phim Kong: Skull Island thu hút đông 
đảo sự quan tâm của du khách trong và 
ngoài nước. Theo thông tin đăng tải trên 
nhật báo Hong Kong SCMP, chỉ sau một 
ngày công chiếu, công ty lữ hành Exotic 
Voyages đã giới thiệu tour du lịch 10 ngày 
dành cho những du khách muốn ghé thăm 
các địa điểm trong phim Kong. Ở Việt 
Nam, nhiều hãng lữ hành trong nước như 
Saigontourist, Vietravel, Fiditour... cũng 
triển khai tour khám phá các điểm đến 
được nhắc tới trong phim Kong. Trước 
đây, Vịnh Hạ Long cũng đã được biết đến 
nhờ bộ phim Đông Dương (tên tiếng Pháp: 
Indochine) của đạo diễn người Pháp Régis 
Wargnier, công chiếu lần đầu năm 1992. 
Bộ phim sau khi công chiếu đã được đánh 
giá cao và được trao giải Oscar. Từ đó, 
khách du lịch châu Âu, đặc biệt là du 
khách Pháp, khi đến Quảng Ninh, hầu như 
không bao giờ họ bỏ qua cơ hội tham quan 
Vịnh Hạ Long, trong đó có địa điểm nơi 
diễn ra cảnh quay bộ phim Đông Dương. 
Như vậy, có thể thấy phim ảnh đã góp 
phần không nhỏ vào việc quảng bá điểm 
đến và thu hút khách du lịch. 
Việc quảng bá hình ảnh du lịch qua 
các bộ phim được nhiều nước trên thế giới 
thực hiện từ lâu và rất hiệu quả. Có thể kể 
đến Hàn Quốc, Trung Quốc, New Zealand, 
Mỹ, Anh, Nhật Thực tế đã chứng minh, 
nhờ điện ảnh mà nhiều điểm đến tại các 
tỉnh, thành phố trên thế giới đã trở nên nổi 
tiếng hơn, thu hút nhiều khách du lịch đến 
tham quan hơn. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn 
chưa tận dụng tốt cơ hội phát triển du lịch 
theo phim ảnh này. Mục đích của bài báo 
là nghiên cứu loại hình du lịch thông qua 
phim ảnh của một số nước trên thế giới có 
loại hình du lịch phim ảnh phát triển và 
thực trạng ở Việt Nam để có thể đưa ra 
định hướng cho loại hình du lịch này. 
2. Một số lý luận về du lịch theo 
phim ảnh 
2.1. Khái niệm 
Du lịch theo phim ảnh (Film tourism) 
là loại hình du lịch được khai thác dựa trên 
phim ảnh, khán giả bị kích thích trí tò mò 
bởi hình ảnh các điểm đến (phim trường, 
cảnh quan thiên nhiên,) trên màn ảnh, từ 
đó các chuyến tham quan du lịch được 
hình thành (Conell, 2012). Phim ảnh ở đây 
có thể hiểu là các hình ảnh động, như là 
phim điện ảnh, truyền hình, các sản phẩm 
DVD, băng ghi hình, và hiện nay được 
mở rộng sang truyền thông kỹ thuật số. 
 Theo Conell (2012), những hoạt động 
du lịch theo phim ảnh có thể kế đến như sau: 
- Tham quan các địa điểm được miêu 
tả trong một bộ phim cụ thể. Những địa 
điểm này có thể là thành phố, làng quê 
hoặc những không gian khác được sử dụng 
trong quá trình quay phim. 
- Tham quan phim trường như 
Hollywood (Mỹ), Hoàng Điếm (Trung Quốc). 
- Tham quan các công viên chủ đề 
phim điện ảnh/truyền hình, như Công viên 
giải trí Dae Jang Geum – điểm đến du lịch 
theo phim ảnh đầu tiên của Hàn Quốc. 
- Tham quan các điểm tham quan với 
chủ đề phim: năm 2010, tour “Phép thuật 
của Harry Potter” đã giúp Universal 
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC VĂN HIẾN TẬP 5 SỐ 3 
38 
Studios ở Orlando tăng gần 6 triệu du 
khách; tour King Kong 3-D giúp 
Hollywood tăng 26% lượng khách với hơn 
5 triệu du khách. 
- Tham quan các địa điểm đang quay 
phim: năm 2011, địa điểm Dartmoor (Anh) 
quay phim The War Horse đã thu hút được 
rất nhiều phương tiện truyền thông và du 
khách với hy vọng được nhìn thấy đạo 
diễn nổi tiếng Steven Spielberg. 
- Tham gia các chuyến tham quan (tổ 
chức bởi các công ty du lịch) các địa điểm 
quay phim: Lord of the rings, New 
Zealand; Gavin và Stacey, xứ Wales. 
- Tham gia vào các tour du lịch (tổ 
chức bởi các công ty du lịch) đến nhà của 
những người nổi tiếng: tour du lịch bằng 
xe buýt (bus tours) dừng bên ngoài nhà của 
những người nổi tiếng trong khu Beverly 
Hills, Hollywood (Mỹ). 
- Các sự kiện lớn như Liên hoan phim 
Cannes (Pháp), Berlin (Đức), Toronto 
(Canada), Busan (Hàn Quốc), giải thưởng 
hàn lâm điện ảnh Oscar (Mỹ) đã thu hút 
một lượng lớn các du khách đến để dự các 
buổi chiếu phim, gặp gỡ giao lưu với cộng 
đồng làm phim và các diễn viên nổi tiếng. 
Du lịch theo phim ảnh bao trùm ở 
nhiều thể loại phim ảnh khác nhau, có thể 
kể đến: những bộ phim được đầu tư kinh 
phi cao (hay còn gọi là “bom tấn”) như 
phim “Braveheart” - chuyến tham quan 
William Wallace, loạt phim “Harry Potter” 
– tham quan Warner Bros Studio Tour 
London, “Lord of the Rings” – tham quan 
Queenstown; phim lãng mạn như “Notting 
Hill” – tham quan khu phố Notting Hill, 
London; những phim về di sản như “Pride 
and Prejudice”, “Sense and Sensibility” và 
“Downton Abbey” – tham quan vùng quê 
nước Anh; phim kinh dị “Motor Cycle 
Diaries”; các chương trình ẩm thực du lịch 
và chương trình thiếu nhi. 
2.2. Tác động của phim ảnh đến du 
khách và điểm du lịch 
Các nghiên cứu cũng đã khám phá quá 
trình, động cơ thúc đẩy các du khách truy 
cập vào các trang mạng liên quan đến bộ 
phim và các điểm đến làm bối cảnh cho bộ 
phim. Giải thích cho lý do vì sao phim ảnh 
có tác động đến du khách như vậy, 
(Lefebvre, 2006) cho rằng điện ảnh cung 
cấp một hình ảnh thị giác sinh động, việc 
thiết lập cảnh quang thường được xây 
dựng tinh xảo và có tính hình tượng cao. 
Sử dụng mise-en-scene (thiết kế trong sản 
xuất phim và sắp xếp các cảnh ở trước máy 
quay), kỹ thuật quay phim và quy trình 
chỉnh sửa ảnh đã ảnh hưởng đến nhận thức 
của người xem đối với bối cảnh. Lefebvre 
(2006) cũng công nhận, phim ảnh khơi gợi 
trí tò mò của khán giả đối với những danh 
lam thắng cảnh được khắc họa trong phim. 
Không những vậy, các bối cảnh còn mang 
lại cho người xem trãi nghiệm về đời sống 
xã hội, văn hóa của người dân bản địa như 
âm nhạc, ẩm thực, lối sống, phong tục và 
tập quán (Cosgrove, 1998). Như vậy, bộ 
phim ngoài giới thiệu vẻ đẹp của điểm du 
lịch, còn hình thành nhận thức và hiểu biết 
về địa phương trong phạm vi xã hội và các 
hệ thống văn hóa. Vì vậy, các chuyến tham 
quan được xây dựng dựa theo một bộ phim 
không chỉ bao gồm việc nhìn ngắm phong 
cảnh mà còn là tìm hiểu, trãi nghiệm văn 
hóa địa phương. 
3. Tình hình du lịch theo phim trên 
thế giới: 
Một số điểm du lịch vốn đã nổi tiếng sử 
dụng các khía cạnh liên quan đến phim ảnh 
VAN HIEN UNIVERSITY JOURNAL OF SCIENCE VOLUME 5 NUMBER 3 
39 
để thực hiện chiến lược tiếp thị, như Anh, 
Mỹ, Hàn Quốc, Úc và New Zealand. Ngành 
du lịch các nước đã tận dụng rất tốt những 
lợi ích mà phim ảnh mang lại cho ngành du 
lịch, thành công trong việc mang lại cho du 
khách những trải nghiệm khó quên. Một loạt 
các cách cải tiến sản phẩm và dịch vụ trong 
các lĩnh vực khác như bán lẻ, ăn uống và lưu 
trú. Các sáng kiến bao gồm các gói khách 
sạn với tour tham quan bối cảnh bao gồm: 
quà lưu niệm, tour tham quan phim trường, 
thực phẩm và đồ uống theo chủ đề phim, và 
các cơ hội nhiếp ảnh tại các địa điểm quay 
phim chính. Có nhiều ví dụ cho những đổi 
mới này, như phim “Sex and the City” có 
một đoạn cao trào được quay tại Paris Hotel, 
vì vậy tour tham quan bao gồm trải nghiệm 
một đêm tại khách sạn, với thức uống 
cocktail mà nhân vật Carrie yêu thích khi 
khách vừa đến khách sạn; một chuyến tham 
quan Wallander tự túc tại Ystad, nơi những 
người tham gia có thể ngồi trong quán cà 
phê ưa thích của các nhân vật chính và ăn 
‘Wallander Cake’. Một số điểm đến, bộ 
phim có thể được dùng để quảng bá các sự 
kiện, lễ hội của thị trấn, thành phố, địa 
phương. Sự gia tăng các liên hoan phim là 
sự kết hợp của loại hình văn hóa và điểm 
đến, góp phần không nhỏ đến sự hấp dẫn, 
hình ảnh của điểm đến và kinh tế của 
địa phương. 
Kể từ khi bộ phim đầu tiên trong bộ 
ba, Lord of the Rings: The Fellowship of 
the Ring, đã được phát hành vào năm 2001, 
Lord of the Rings đã đóng góp không nhỏ 
cho nền kinh tế của New Zealand. Theo 
Tổng giám đốc của các thị trường phương 
Tây – Bộ Du lịch New Zealand, Gregg 
Anderson, "Chúng tôi đã chứng kiến sự gia 
tăng 50% lượng khách đến New Zealand 
kể từ Lord of the Rings". Khoảng 10% 
khách tham quan nói rằng Lord of the 
Rings là lý do họ đến, tương đương với 
doanh thu 33 triệu đô la một năm. 
Các thành phố và khu vực như 
Singapore và Hồng Kông hay xa hơn là 
Scotland, Thụy Sỹ cạnh tranh nhau để thu 
hút các nhà sản xuất phim Bollywood, Ấn 
Độ để thu hút các du khách ở vùng Nam 
Á, Trung Đông. Chính quyền địa phương, 
các nhà quảng bá của hàng ngàn điểm du 
lịch đang khuyến khích cộng đồng làm 
phim sử dụng các khu vực địa lý cụ thể 
cho các bối cảnh, việc sẽ mang lại lợi ích 
từ các du khách bị cuốn hút bởi tác phẩm 
mà còn là vì lợi ích kinh tế trong quá trình 
quay phim. 
Tại Thái Lan, năm 2015, có tới 585 
lượt làm phim thuộc nhiều thể loại truyền 
hình, điện ảnh và doanh thu đạt 83,6 triệu 
USD. Ngoài tạo ra doanh thu, thì việc các 
nhà sản xuất phim chọn Thái Lan làm bối 
cảnh quay cũng có tác dụng quảng bá du 
lịch đất nước Thái Lan rất lớn. Ví dụ điển 
hình như sau thành công của bộ phim 
Trung Quốc "Lost in Thailand" được quay 
tại Chiang Mai – Thái Lan chiếu tại Trung 
Quốc năm 2012, lượng khách du lịch 
Trung Quốc đến Thái Lan đã tăng mạnh từ 
2,8 triệu lên 4,6 triệu người vào năm 2013. 
Tổng cục Du lịch Thái Lan đã hỗ trợ tài 
chính 2 triệu Baht (khoảng 60 nghìn USD 
cho bộ phim này). Thái Lan đang nghiên 
cứu một số cơ chế để tăng cường thu hút 
các đoàn làm phim nước ngoài như: xây 
dựng bộ phận một cửa về thủ tục để phục 
vụ các đoàn làm phim nước ngoài, đào tạo 
cho các nhà làm phim trong nước về cách 
thức làm việc với các đoàn phim nước 
ngoài, hỗ trợ tài chính. 
Tại Hàn Quốc, phim truyền hình là 
kênh quảng bá hàng đầu cho hoạt động du 
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC VĂN HIẾN TẬP 5 SỐ 3 
40 
lịch của đất nước này. Du khách đến du lịch 
Hàn Quốc chắc chắn không thể không đến 
thăm các địa điểm như: Đảo Jeju, đảo 
Nami, tháp Nam Seoul, Changdeokgung, 
đây là những địa điểm xuất hiện trong 
những bộ phim Hàn Quốc nổi tiếng như 
“Bản tình ca mùa đông”, “Nàng Dae Chang 
Kum”, “Full house” và gần đây nhất là 
bộ phim hợp tác giữa Việt Nam và Hàn 
Quốc “Tuổi thanh xuân” với những địa 
điểm thu hút giới trẻ như: Công viên Sky 
Park, tháp Namsan, Ssamziegil Không 
chỉ là những danh lam thắng cảnh đẹp mà 
trong những bộ phim Hàn Quốc các nhà sản 
xuất phim cũng khéo léo lồng ghép những 
nét văn hóa truyền thống của đất nước như 
ẩm thực, phong tục, trang phục để góp 
phần quảng bá cho du lịch. Chiến lược này 
đã thành công trong việc phát triển nền điện 
ảnh và mở rộng thị trường khách du lịch 
quốc tế một cách có hiệu quả và lâu dài của 
Hàn Quốc. 
Điện ảnh Trung Quốc với thế mạnh là 
phim cổ trang, cũng đóng góp vào du lịch 
quốc gia qua việc quảng bá các điểm đến 
nổi tiếng như: Vạn Lý Trường Thành, Tử 
Cấm Thành, Hàng Châu, cổ trấn Đồng Lý 
(Tô Châu), Các phim trường nổi tiếng 
như: Hoàng Điếm, Vô Tích, Tượng Sơn, 
Đôn Hoàng, là sự kết hợp giữa kiến trúc 
hoành tráng và cảnh quan thiên nhiên. Du 
khách khi đến đây không chỉ tham quan 
mà còn tham gia vào những chương trình 
biểu diễn nghệ thuật, vui chơi – giải trí – 
mua sắm tại khu vui chơi, công viên, rạp 
chiếu phim, nhà hát,trong phim trường. 
4. Tình hình du lịch theo phim tại 
Việt Nam 
Du lịch theo phim Việt Nam có thể bắt 
đầu từ bộ phim “Đông Dương” 
(Indochine) của đạo diễn Régis Wargnier 
công chiếu lần đầu năm 1992, lấy bối cảnh 
Việt Nam trong thời gian là thuộc địa của 
Pháp. Bộ phim sau khi công chiếu đã được 
đánh giá cao và được trao Giải Oscar cho 
phim ngoại ngữ hay nhất. Đông Dương 
không chỉ hay về nội dung, thông điệp mà 
còn là tuyệt phẩm về mặt hình ảnh đất 
nước Việt Nam với hàng loạt cảnh đẹp qua 
góc quay của người Pháp từ Vịnh Hạ Long 
tới Tam Điệp, Đình Bảng, Huế, Phát 
Diệm... Theo ông Trần Hùng Việt, Chủ 
tịch Hiệp hội du lịch TP.HCM: “Đông 
Dương khi được trình chiếu ở Pháp và các 
nước châu Âu đã làm nhiều người ngạc 
nhiên. Khi đó, hình ảnh của một chiếc tàu 
buồm trên Vịnh Hạ Long xuất hiện lên 
màn ảnh và một làn sóng khách du lịch 
châu Âu đến Việt Nam để đi Hạ Long”. 
Tiếp theo bộ phim “Đông Dương” là 
bộ phim “Người tình” của đạo diễn người 
Pháp Jean Jacques Annauth, dựa theo cuốn 
tiểu thuyết cùng tên của nhà văn 
Marguarite Duras. Một trong những bối 
cảnh của phim, ngôi nhà cổ của ông Huỳnh 
Thủy Lê (nguyên mẫu nhân vật nam chính 
trong tiểu thuyết “Người tình”) hiện đã trở 
thành một điểm du lịch văn hóa được 
nhiều du khách tìm đến và được Du lịch 
Đồng Tháp xây dựng, giới thiệu là một 
trong những điểm đến chính của du lịch 
địa phương. 
Cùng với những bộ phim truyện của 
điện ảnh các nước được quay tại Việt 
Nam, nhiều bộ phim truyện của các tác giả 
Việt Nam cũng đã rất chú trọng khai thác 
những cảnh đẹp thiên nhiên và nét văn hóa 
dân tộc độc đáo để hướng tới hiệu quả 
quảng bá du lịch cho đất nước. Trong 
những bộ phim ấy, “Chuyện của Pao” của 
đạo diễn Ngô Quang Hải (năm 2006) được 
VAN HIEN UNIVERSITY JOURNAL OF SCIENCE VOLUME 5 NUMBER 3 
41 
coi là mốc son đối với du lịch bởi lẽ chỉ 
một thời gian ngắn sau khi công chiếu, cao 
nguyên đá Hà Giang vốn bình yên và trầm 
lặng bỗng hút khách. 
Hội An là di sản văn hóa thế giới được 
công nhận từ năm 1999, rất có sức hút đối 
với du khách, đặc biệt là khách nước 
ngoài. Đó cũng là lý do để hàng loạt các 
nhà làm phim trong nước lựa chọn đây là 
điểm đến cho những cảnh quay vừa mang 
nét cổ kính, trầm mặc vừa giàu tính truyền 
thống. Có thể kể đến “Hoài Phố” (Ngô 
Thanh Vân - Cường Ngô), “Scandal: Hào 
quang trở lại” (Victor Vũ), và trước đó là 
“Dòng máu anh hùng” (Charlie Nguyễn). 
Khán giả đã không hề tiếc lời khi Hội An 
với những góc nhỏ, ngõ nhỏ quen thuộc 
hay lung linh trong đêm hoa đăng trở nên 
bừng sáng trên phim. 
Cuối năm 2014, đoàn làm phim “Pan 
và vùng đất Neverland” - của Hollywood, 
đã đến Việt Nam thực hiện một số cảnh 
quay tại các địa danh nổi tiếng như Hang 
Én (Quảng Bình), Vịnh Hạ Long (Quảng 
Ninh) và Tràng An (Ninh Bình). Đáng tiếc 
phim đã không thành công như mong đợi 
về doanh thu và hình ảnh của các địa danh 
này không được quảng bá rộng rãi cùng 
với phim. 
Bộ phim điện ảnh “Tôi thấy hoa vàng 
trên cỏ xanh” phát hành năm 2015, không 
những tạo một cơn sốt tại phòng vé mà còn 
tạo nên một cơn sốt đối với các bạn trẻ 
đam mê du lịch. Sau khi công chiếu, “Tôi 
thấy hoa vàng trên cỏ xanh” đã thu về gần 
80 tỉ đồng ở thị trưởng trong nước; lượng 
người đến du lịch tại Phú Yên - nơi phim 
lấy bối cảnh quay cũng tăng vọt, cụ thể 
lượng khách đến Phú Yên đã đột ngột tăng 
30% so với cùng kỳ năm trước. Để đáp 
ứng nhu cầu du lịch tăng cao, tỉnh này 
cũng đã kết hợp cùng các đơn vị lữ hành, 
hãng hàng không Jetstar nhân đó phát triển 
thêm nhiều tour du lịch, chuyển đổi hệ 
thống máy bay mới, tăng chuyến bay phục 
vụ du lịch. 
Gần đây nhất là bộ phim bom tấn 
Hollywood “Kong: Skull Island” được 
công chiếu năm 2017, sự ra mắt này có tác 
động mạnh mẽ đến ngành Du lịch của Việt 
Nam, bởi Kong là bộ phim quốc tế đầu tiên 
lấy phần lớn bối cảnh là những danh lam 
thắng cảnh ở Việt Nam (Quảng Bình, 
Quảng Ninh, Ninh Bình). Đoàn làm phim 
đã đến nhiều nước để quảng bá cho bộ 
phim trước khi ra rạp. Theo đó, Việt Nam 
và Quảng Bình cũng được giới thiệu trong 
hoạt động quảng bá bộ phim này. Ngành 
du lịch tỉnh Quảng Bình có nhiều hoạt 
động quảng bá du lịch theo bộ phim. Cụ 
thể, bên cạnh việc quảng bá du lịch trên 
trang web du lịch nổi tiếng thế giới 
TripAdvisor, Sở Du lịch Quảng Bình còn 
giới thiệu clip quảng bá du lịch với các 
điểm đến nổi tiếng như hang Sơn Đoòng, 
Tú Làn, biển Nhật Lệ xen kẽ cảnh trong 
phim. Nhiều công ty đã tổ chức các tour và 
dịch vụ theo phim để quảng bá du lịch. 
Các chiến dịch quảng bá hiệu quả đã góp 
phần thu hút du khách đến Việt Nam, là cơ 
hội tốt để quảng bá cho du lịch Việt Nam. 
Tuy nhiên, nhìn chung Việt Nam chưa 
có nhiều những bộ phim khai thác vẻ đẹp 
của những địa danh nổi tiếng của đất nước, 
chất lượng và nội dung phim chưa thực sự 
gây được ấn tượng đối với khán giả; nhiều 
phim đã khai thác những cảnh đẹp của đất 
nước nhưng nội dung phim thiếu cuốn hút, 
không đủ tầm để xuất khẩu ra nước ngoài; 
chưa xây dựng được một phim trường 
chuyên nghiệp mang tầm quốc gia; chưa 
có sự hợp tác giữa nhà sản xuất phim với 
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC VĂN HIẾN TẬP 5 SỐ 3 
42 
các công ty du lịch trong xúc tiến quảng bá 
du lịch liên quan đến các tác phẩm điện 
ảnh; các thủ tục cấp giấy phép cho các 
đoàn làm phim nước ngoài vào Việt Nam 
ghi hình còn thiếu linh hoạt, mất nhiều thời 
gian, gây khó khăn khiến cho họ chọn các 
điểm đến ở các nước khác. 
5. Kinh nghiệm từ các nước và bài 
học cho du lịch Việt Nam 
(1) Các nhà quản lý nhà nước về du 
lịch có chiến lược quảng bá hình ảnh cho 
điểm đến 
Du lịch New Zealand không phải ngẫu 
nhiên được hưởng lợi từ chuỗi phim LOTR 
hay The Hobbit. Các nhà quản lý du lịch 
New Zealand ngay từ đầu đã chủ động 
thực hiện một loạt các hoạt động trong 
chiến lược quản lý hình ảnh điểm đến của 
New Zealand. Năm 2000, khi Cúp đua 
thuyền Mỹ được tổ chức tại New Zealand, 
đạo diễn Peter Jackson đã công bố thực 
hiện bộ phim LOTR (dựa trên tác phẩm 
sách nổi tiếng cùng tên) tại đây. Nhận thức 
được vị thế của ngành du lịch New 
Zealand vẫn còn thấp đối với du lịch quốc 
tế, nước này đã nhanh chóng nắm bắt cơ 
hội quảng bá thông qua bộ phim. Thứ nhất, 
bộ phim sẽ được khởi chiếu toàn cầu. Chi 
phí dự kiến là 350 triệu đôla, có nghĩa là 
công ty sản xuất New Line Cinema cũng 
sẽ đầu tư vào quảng cáo trên toàn thế giới. 
Thứ hai, sức mạnh của truyền thông và sự 
tiếp cận ngày càng tăng của khán giả thế 
giới sẽ giúp thu hút các du khách từ Châu 
Âu, vốn rất yêu thích bộ truyện LOTR. 
LOTR vốn là một thiên tiểu thuyết của nhà 
văn J. R. R. Tolkien, một nhà văn người 
Anh. Bộ truyện rất nổi tiếng khi đã bán 
được 150 triệu bản. Thứ ba, các yếu tố 
trong phim như cốt truyện, nhân vật và 
cảnh quan đều phù hợp với hình ảnh của 
du lịch New Zealand. Vì vậy, du lịch New 
Zealand bắt đầu thực hiện chiến lược hình 
ảnh ngay từ trước khi phim khởi quay. Báo 
chí quốc tế thường đề cập New Zealand là 
địa điểm quay phim và câu chuyện thường 
xoay quanh về đất nước đó: thông tin về 
lịch sử, văn hóa, điểm đến tham quan, 
Trong suốt quá trình làm phim, truyền 
thông quốc tế đã tạo nên mối liên kết chặt 
chẽ giữa LOTR và New Zealand, trở thành 
bản lề cho các hoạt động về sau của chiến 
lược. Chiến dịch truyền thông mạnh mẽ và 
lan rộng của nhà sản xuất đã tạo nên sự 
nhận biết của người hâm mộ điện ảnh đối 
với New Zealand. Bước tiếp theo là phát 
hành phim. Một lần nữa, biết được sự đầu 
tư khổng lồ của nhà sản xuất để quảng bá 
phim, du lịch New Zealand thực hiện chiến 
lược tiếp thị bắc cầu (piggyback 
marketing). Đầu tư vào các sự kiện công 
chiếu phim, quảng cáo trên tạp chí và tạo 
ra hiệu ứng hâm mộ khi phóng viên hỏi 
các ngôi sao về New Zealand trong các 
buổi phỏng vấn, tất cả đều tạo sự kết nối 
giữa phim và đất nước New Zealand. 
Tuy nhiên, bộ phim chỉ mang lại sự 
nhận biết ban đầu về New Zealand, chưa 
tạo được cầu về du lịch. Du lịch nước này 
phải thực hiện hàng loạt các hoạt động sau 
đó để có thể thu hút du khách. Đầu tiên, 
chiến lược hình ảnh hướng khán giả xem 
phim đến website của Tổng cục du lịch 
New Zealand. Không chỉ đưa tin về bộ 
phim, website còn có các bài viết, đoạn 
phim về diễn viên, đạo diễn, những người 
nổi tiếng liên quan và nhà sản xuất kể về 
trãi nghiệm của họ ở New Zealand. Bên 
cạnh đó, giới thiệu các chuyến tham quan 
độc đáo đến phim trường, các địa điểm 
thực hiện bối cảnh trong phim như: thám 
VAN HIEN UNIVERSITY JOURNAL OF SCIENCE VOLUME 5 NUMBER 3 
43 
hiểm đến vùng đất kỳ thú xuất hiện trong 3 
phần của bộ phim, như con đường mòn 
Dimholt, làng của người Hobbit, xưởng 
làm phim Weta – nơi sản xuất ra những 
cảnh đẹp bắt mắt và choáng ngợp trong 
phim. Chuyến tham quan còn thu hút bởi 
các hoạt động như: du khách sẽ được mặc 
trang phục và các đạo cụ đi kèm của các 
nhân vật trong phim, qua đêm trong phòng 
ngủ của “chúa tể”. Sau loạt phim LOTR, 
các phim nổi tiếng khác quay tại New 
Zealand như The Chronicles of Narnia và 
The Hobbit tiếp tục thu hút sự chú ý của 
công chúng và duy trì hiệu ứng đối với du 
lịch nước này. 
Như vậy, việc quảng bá du lịch được 
thực hiện có chiến lược từ khi phim được 
công bố trên truyền thông và được thực 
hiện xuyên suốt từ khi bấm máy đến khi 
khởi chiếu và kéo dài trong thời gian dài 
sau đó. Điều này, du lịch Việt Nam còn 
hạn chế rất nhiều. Như bộ phim “Tôi thấy 
hoa vàng trên cỏ xanh” (năm 2015) đã góp 
phần giới thiệu về các điểm đến ở Phú 
Yên. Tuy nhiên, du lịch Phú Yên chỉ phổ 
biến ở giới trẻ khi cộng đồng mạng xã hội 
đưa các thông tin về kinh nghiệm du lịch 
và truyền tay nhau những hình ảnh đẹp về 
Phú Yên. Đến tận giữa năm 2016, các 
công ty du lịch bắt đầu chào bán các tour 
tham quan điểm đến này. Từ đó, các cơ sở 
hạ tầng và dịch vụ phụ trợ như khách sạn, 
nhà nghỉ, dịch vụ ẩm thực, vui chơi giải trí 
ở Phú Yên mới bắt đầu được quan tâm và 
phát triển. Có thể thấy chưa có sự gắn kết 
giữa địa phương, doanh nghiệp và nhà sản 
xuất phim trong việc mang lại hiệu quả 
cho du lịch theo phim ảnh. 
(2) Sự chuẩn bị về cơ sở hạ tầng, 
dịch vụ phụ trợ 
Ngành du lịch rất cần có những tính 
toán để đón đầu khi thời gian tới, dự báo 
lượng khách nước ngoài tìm đến các thắng 
cảnh trong phim để khám phá, trải nghiệm 
ngày một đông hơn. 
Các hãng lữ hành cần xây dựng tour, 
tuyến, liên tuyến; chuẩn bị đội ngũ hướng 
dẫn viên giỏi ngoại ngữ, kỹ năng, kiến 
thức chuyên môn; tăng cường tiếp thị, 
quảng bá tour có các điểm đến trong phim, 
kết hợp với quảng bá bộ phim tới các đối 
tác nước ngoài. 
Ngành du lịch và các địa phương cần 
chuẩn bị tốt về cơ sở vật chất, dịch vụ phụ 
trợ phục vụ du khách như: ăn uống, phòng 
nghỉ, con người và bảo đảm chất lượng 
dịch vụ theo tiêu chuẩn quốc tế để đón 
tiếp và phục vụ khách chu đáo, không để 
xảy ra tình trạng tiêu cực, phản cảm, ảnh 
hưởng xấu đến du lịch. 
(3) Thu hút và tạo điều kiện cho các 
nhà sản xuất phim 
Để có thể tận dụng và phát huy được 
hiệu quả của các bộ phim mang lại cho du 
lịch, cần sự quan tâm và đầu tư cho các dự 
án, cụ thể là vốn, nhân lực, thủ tục hành 
chính để tạo điều kiện cho các nhà làm 
phim tạo ra sản phẩm tốt. 
Trường hợp của Hàn Quốc: Nhận thấy 
khả năng phát triển tăng doanh thu cho 
ngành du lịch mà bộ phim IRIS mang lại 
Hàn Quốc đã quyết định khai thác và thực 
hiện phần 2 của bộ phim ngay tại Seoul. 
Chính quyền thành phố thậm chí còn góp 
300 triệu won vào kinh phí thực hiện bộ 
phim để có thể giữ độc quyền khai thác 
dịch vụ du lịch phim trường. Theo như báo 
cáo từ Sở Du lịch Seoul, ngay sau khi bộ 
phim hoàn thành, số lượng khách du lịch 
đến những địa điểm quay phim đã tăng lên 
từ 2-3 lần. Ví dụ tại một địa điểm phía Bắc 
Seoul nơi diễn ra một số bối cảnh phim, 
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC VĂN HIẾN TẬP 5 SỐ 3 
44 
trung bình mỗi ngày nơi đây đón khoảng 
700 khách, sau khi IRIS được quay tại đây, 
số khách trung bình mỗi ngày tìm đến đây 
đã tăng lên 1.500- 1.700 khách/1 ngày. 
Chính quyền thành phố Soeul cũng đã 
nhanh chóng xây dựng 1 tour du lịch nội 
thành đến các điểm quay phim IRIS để 
tranh thủ sức hút từ bộ phim. 
Muốn phát triển loại hình du lịch theo 
phim ảnh, cần có chính sách đặc thù để thu 
hút các nhà làm phim nước ngoài; đơn 
giản hóa các thủ tục cấp phép; đầu tư ngân 
sách phù hợp và các chính sách ưu đãi 
khác như giảm thuế, hoặc hoàn chi phí 
quay phim để thu hút các phim bom tấn tới 
quay. 
Để thu hút các nhà làm phim trong và 
ngoài nước, các cơ quan chức năng thường 
xuyên tham dự các triển lãm phim, và 
mang ấn phẩm phim tới triển lãm du lịch; 
tranh thủ các cơ hội để giới thiệu và tạo 
quan hệ tại các liên hoan phim trong nước 
và quốc tế; thu hút liên doanh liên kết quốc 
tế; tạo thuận lợi cho các đoàn làm phim 
liên kết làm phim tại Việt Nam; tổ chức 
khảo sát các địa điểm có tiềm năng lớn đối 
với phim trường và lập thành danh mục 
theo từng thế mạnh của các địa điểm để 
thuận tiện trong việc quảng bá tới các hãng 
phim truyền hình khi có điều kiện. 
6. Kết luận 
Du lịch theo phim ảnh tuy không phải 
là loại hình du lịch mới tại Việt Nam 
nhưng vẫn chưa được khai thác đúng và 
phù hợp. Với tiềm năng to lớn từ danh lam 
thắng cảnh, ngành điện ảnh nước nhà và 
quốc tế sẽ là kênh quảng bá hiệu quả cho 
du lịch Việt Nam trong bối cảnh hội nhập. 
Trong thời gian sắp tới, Việt Nam sẽ là 
điểm đến của các nhà sản xuất quốc tế nhờ 
vào các lợi thế về tự nhiên và con người. 
Kinh nghiệm quảng bá được tích lũy trong 
thời gian qua sẽ giúp Việt Nam phát huy 
hơn nữa chiến lược du lịch theo phim ảnh. 
Để làm được điều này, cần có sự quan tâm 
và đầu tư đúng đắn, có chiến lược từ các 
cấp quản lý; sự nhạy bén, sáng tạo của 
doanh nghiệp du lịch và sự hợp tác của các 
nhà sản xuất phim trong-ngoài nước. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1]. Connell, J., 2005. Toddlers, tourism and Tobermory: destination marketing issues and 
TV-induced tourism. Tourism Management, 26, pp.763-776. 
[2]. Croy, W. G., 2011. Film tourism: sustained economic contributions to destinations. 
Worldwide Hospitality and Tourism Themes, 3(2), pp.159-164. 
[3]. Evans, M., 1997. Plugging into TV tourism. Insights, London: English Tourist Board. 
[4]. Hudson, S., and Ritchie, J. R. B., 2006. Promoting destinations via film tourism: an 
empirical identification of supporting marketing initiatives. Journal of Travel 
Research, 44, pp.387-396. 
[5]. Kim, H., and Richardson, S., 2003. Motion picture impacts on destination images. 
Annals of Tourism Research, 30, pp.216-237. 
[6]. Lefebvre, M., 2006. Landscape and film. London: Routledge. 

File đính kèm:

  • pdfphat_trien_du_lich_theo_phim_anh_kinh_nghiem_o_cac_nuoc_va_d.pdf