Phát triển du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng một số nước Asean – Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Phát triển du lịch sinh thái (DLST) dựa vào cộng đồng không chỉ góp phần nâng

cao hiệu quả hoạt động du lịch, đem lại lợi ích cho cộng đồng mà còn làm cho du lịch

phát triển bền vững hơn. Trong thời gian vừa qua, nhiều nước ASEAN đã đẩy mạnh việc

phát triển loại hình du lịch này và thu được nhiều thành công đáng khích lệ. Thông qua

phương pháp tổng hợp, nghiên cứu tài liệu, phương pháp điều tra; bài viết này nhằm

đúc kết một số kinh nghiệm phát triển DLST cộng đồng tại một số nước ASEAN và đánh

giá thực trạng phát triển DLST dựa vào cộng đồng ở nước ta, để từ đó rút ra bài học và

đề xuất một số công tác gồm: xây dựng các quy hoạch, mang lại lợi ích của cộng đồng,

thiết lập mô hình quản lý phù hợp, hỗ trợ công tác đào tạo nghề cho cộng đồng, nâng

cao trách nhiệm của các doanh nghiệp đối với cộng đồng và các mặt công tác khác

nhằm thúc đẩy hoạt động DLST dựa vào cộng đồng tại nước ta phát triển mạnh mẽ hơn

trong thời gian sắp đến.

pdf 12 trang kimcuc 7160
Bạn đang xem tài liệu "Phát triển du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng một số nước Asean – Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Phát triển du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng một số nước Asean – Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Phát triển du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng một số nước Asean – Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
1 
PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG MỘT SỐ NƯỚC 
ASEAN – BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM 
Nguyễn Quyết Thắng1 
Tóm tắt 
Phát triển du lịch sinh thái (DLST) dựa vào cộng đồng không chỉ góp phần nâng 
cao hiệu quả hoạt động du lịch, đem lại lợi ích cho cộng đồng mà còn làm cho du lịch 
phát triển bền vững hơn. Trong thời gian vừa qua, nhiều nước ASEAN đã đẩy mạnh việc 
phát triển loại hình du lịch này và thu được nhiều thành công đáng khích lệ. Thông qua 
phương pháp tổng hợp, nghiên cứu tài liệu, phương pháp điều tra; bài viết này nhằm 
đúc kết một số kinh nghiệm phát triển DLST cộng đồng tại một số nước ASEAN và đánh 
giá thực trạng phát triển DLST dựa vào cộng đồng ở nước ta, để từ đó rút ra bài học và 
đề xuất một số công tác gồm: xây dựng các quy hoạch, mang lại lợi ích của cộng đồng, 
thiết lập mô hình quản lý phù hợp, hỗ trợ công tác đào tạo nghề cho cộng đồng, nâng 
cao trách nhiệm của các doanh nghiệp đối với cộng đồng và các mặt công tác khác 
nhằm thúc đẩy hoạt động DLST dựa vào cộng đồng tại nước ta phát triển mạnh mẽ hơn 
trong thời gian sắp đến. 
Từ khóa: Du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng, kinh nghiệm phát triển, các nước Asean, 
bài học cho Việt Nam. 
Abstract 
Community-based ecotourism (Ecotourism) development not only contributes to 
improving tourism performance, benefits the community but also makes tourism more 
sustainable. In recent years, many ASEAN countries have promoted the development of 
this type of tourism and achieved many encouraging results. Through the method of 
synthesis, research documents and method of investigation, this article aims to 
summarize some experiences of community ecotourism development in ASEAN countries 
and assess the current situation of community-based ecotourism development in Vietnam 
in order to draw lessons and propose some tasks such as setting up the plans, benefit the 
community, establishing the appropriate management models, supporting to vocational 
training for communities, enhance corporate responsibility of enterprises with the 
1 Trường Đại học Công nghệ TP.HCM (Hutech), Email:nq.thang@hutech.edu.vn; thang1410@gmail.com 
2 
community etc... to promote community-based ecotourism in our country in the coming 
time. 
Keys words: community-based ecotourism, development experience, Asian countries, 
lessons for Vietnam. 
1. Giới thiệu 
Phát triển du lịch sinh thái (DLST) dựa vào cộng đồng (Community-based ecotourism) 
đang ngày càng được quan tâm và khuyến khích phát triển tại nhiều quốc gia, trong đó có các 
nước ASEAN. Việc phát triển DLST dựa vào cộng đồng (gọi tắt là du lịch sinh thái cộng đồng) 
không chỉ đóng góp vào sự phát triển hoạt động du lịch, đem lại lợi ích cho cộng đồng mà còn 
đảm bảo cho DLST phát triển bền vững hơn (Nguyễn Quyết Thắng và Nguyễn Văn Hóa, 2012). 
Đây cũng là xu hướng khá phổ biến trong việc tổ chức triển khai các dự án DLST trên thế giới 
ngày nay. 
Có rất nhiều quan điểm và nhận thức về DLST dựa vào cộng đồng; theo tổ chức 
“Respondsible Ecological Social Tours” (REST) thì “Du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng là 
phương thức tổ chức du lịch đề cao về môi trường, văn hóa xã hội. Nó do cộng đồng sở hữu và 
quản lý và cho phép khách du lịch nâng cao nhận thức và học hỏi về cộng đồng, về cuộc sống 
đời thường của họ" (REST, 1997). Có thể hiểu một cách khái quát nhất: Du lịch sinh thái cộng 
đồng là loại hình du lịch do cộng đồng tổ chức, dựa vào thiên nhiên và văn hoá bản địa với mục 
tiêu bảo vệ môi trường. Nó đề cao sự trao quyền cho cộng đồng, đem lại lợi ích rộng rãi và nâng 
cao chất lượng cuộc sống cho cộng đồng (Sproule & Suhadi, 1998). Với khách du lịch, DLST 
cộng đồng tạo cơ hội tìm hiểu, nâng cao nhận thức về môi trường và giao lưu văn hoá, trải 
nghiệm cuộc sống hàng ngày của cộng đồng. 
Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (Association of Southeast Asian Nations, viết tắt là 
ASEAN) là một liên minh chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội của các quốc gia trong khu vực 
Đông Nam Á, bao gồm 10 nước thành viên. Asean chiếm diện tích đất 4,46 triệu km², là 3% 
tổng diện tích đất của Trái Đất, và có một dân số khoảng 600 triệu người, chiếm 8,8% dân số 
thế giới. Đây được coi là khu vực có tiềm năng và thế mạnh để phát triển hoạt động DLST, với 
nguồn tài nguyên tự nhiên đa dạng, phong phú. Nhiều quốc gia trong khối Asean đã phát triển 
mạnh hoạt động du lịch như Inđônêsia, Thái Lan, Malaisia v.v trở thành những điểm đến du 
lịch hấp dẫn trên thế giới. Riêng đối với hoạt động DLST dựa vào cộng đồng, kinh nghiệm từ 
các quốc gia này rất đáng để Việt Nam học hỏi vì các quốc gia ASEAN có điều kiện về địa lý, 
tự nhiên và văn hóa xã hội khá tương đồng với Việt Nam. Đặc biệt, trong bối cảnh hội nhập 
quốc tế việc nghiên cứu kinh nghiệm phát triển hoạt động du lịch từ các quốc gia này sẽ giúp 
Việt Nam có những chính sách và biện pháp phù hợp hơn nhằm đẩy mạnh năng lực canh tranh 
điểm đến so với các nước trong khu vực. Cũng phải nói thêm rằng nhiều quốc gia ASEAN cũng 
3 
đã từng phải đối đầu với các vấn đề về việc phát triển DLST không bền vững như tàn phá môi 
trường và hệ sinh thái trong một thời gian dài v.v. Chính vì vậy, việc nghiên cứu kinh nghiệm 
của các nước này để áp dụng vào Việt Nam là rất cần thiết trong giai đoạn hiện nay. 
Là một quốc gia được đánh giá có hoạt động du lịch đang phát triển, hoạt động DLST ở 
Việt Nam trong những năm gần đây rất khởi sắc. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt đạt được, việc 
phát triển hoạt động DLST theo đánh giá vẫn chưa tương xứng với tiềm năng của đất nước và đã 
bắt đầu bộc lộ những yếu kém, gây tác động xấu đến môi trường, cảnh quan. Do vậy, nhằm thúc đẩy 
sự phát triển DLST bền vững thì việc nghiên cứu để đề ra các giải pháp phát triển DLST dựa vào cộng 
đồng tại Việt Nam là rất cần thiết. Đã có một số nghiên cứu liên quan về vấn đề này tại Việt Nam như của 
Trần Thị Mai (2005), Nguyễn Quyết Thắng (2010), Nguyễn Quyết Thắng và Nguyễn Văn Hóa (2012) 
và các nghiên cứu phát triển DLST cộng đồng tại các điểm tài nguyên. Tuy nhiên, các nghiên cứu trên chủ 
yếu đi vào giới thiệu lý luận hoặc khái quát hoạt động DLST cộng đồng tại một số điểm tài nguyên, địa 
phương hay kinh nghiệm của một quốc gia cụ thể. Chưa có một nghiên cứu nào nhằm tổng hợp thực tiễn 
phát triển DLST cộng đồng trong khu vực ASEAN một cách hệ thống và khảo sát đánh giá thực trạng 
nhằm đưa ra đề xuất phát triển DLST cộng đồng cho Việt Nam. Chính vì vậy, trong nghiên cứu này chúng 
tôi cố gắng tổng hợp, phân tích thực tiễn, đánh giá một số thực trạng chủ yếu và đưa ra những bài học kinh 
nghiệm từ các nước ASEAN, để đề xuất giải pháp nhằm phát triển DLST dựa vào cộng đồng tại Việt 
Nam. 
2. Cơ sở dữ liệu và phương pháp nghiên cứu 
Về dữ liệu nghiên cứu: Bài viết sử dụng nguồn số liệu thứ cấp được lấy từ kinh nghiệm 
triển khai DLST cộng đồng tại một số quốc gia ASEAN và số liệu từ Tổng cục Thống kê, Tổng 
cục Du lịch, các địa phương và một số nguồn khác. Nguồn số liệu sơ cấp là số liệu của nhiều 
cuộc điều tra gồm: Điều tra 12 chuyên gia là cán bộ nghiên cứu, quản lý du lịch, quản lý điểm 
tài nguyên và lãnh đạo doanh nghiệp du lịch năm 2016 về mức độ phát triển của DLST cộng 
đồng. Điều tra về thu nhập từ du lịch tại 04 điểm tài nguyên có phát triển hoạt động DLST tại 03 
miền Bắc – Trung – Nam, gồm Bản Lác (Hòa Bình), thôn Lập An (Lăng Cô - TT.Huế); Vùng 
biển Cửa Đại (Hội An); khu vực Cù Lao Thời Sơn (Tiền Giang). 
Số phiếu được tính theo công thức: 
2 2
2 2 2
Ns Z
n
N x s Z
=
 + 
(Trong đó: N: Tổng số hộ tại điểm điều tra (1690 hộ); độ tin cậy = 95% nên Z = 1,96; x trong 
phạm vi cho phép = 5%; s: là độ lệch chuẩn lấy theo phương sai thường được sử dụng trong các cuộc 
điều tra du lịch tại nước ta). 
Với công thức trên số mẫu tối thiểu cần điều tra là 188 hộ, tuy nhiên nghiên cứu đã điều 
tra với số mẫu lớn là 314 hộ năm 2015 – 2016. 
Về phương pháp nghiên cứu: Phương pháp nghiên cứu chủ yếu trong bài viết là phương 
pháp tổng hợp và nghiên cứu tài liệu kết hợp với phương pháp thống kê, khảo sát. Ngoài ra, bài 
viết còn sử dung phương pháp điều tra hộ và điều tra chuyên gia. 
4 
3. Một số kinh nghiệm về phát triển du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng trong khu vực 
Asean 
3.1. Trao quyền rộng hơn cho cộng đồng tham gia vào quy hoạch du lịch sinh thái 
Một trong những công tác trọng tâm để có thể tổ chức có hiệu quả hoạt động DLST đó là 
việc triển khai công tác quy hoạch DLST dựa vào cộng đồng. Cộng đồng được tham gia ngay từ 
khâu quy hoạch DLST. Tại Inđônêsia, Cục Quản lý Tác động Môi trường (viết tắt BAPEDAL) 
được thành lập cũng đã đề ra nhiều chính sách và phát triển một số quy hoạch DLST gắn với 
cộng đồng để làm mẫu. Một loạt các cuộc họp về qui hoạch và định hướng có sự tham gia của 
cộng đồng đã bao quát nhiều vấn đề: từ những quan điểm về DLST và bảo vệ môi trường, đến 
quản lý và phân phối thu nhập, đào tạo và các vấn đề khác (Manurung, 2002). Tại các khu 
vực phát triển DLST, cộng đồng ngày càng được trao quyền rộng hơn có tiếng nói quan trọng 
trong các quy hoạch DLST (Sproule & Suhadi, 1998). Dựa vào chương trình nghị sự toàn cầu 
21 năm 1992 và nguyên tắc chỉ đạo chung cho sự phát triển du lịch trong nước, Bộ Môi trường 
Inđônêsia đã soạn thảo một báo cáo cấp quốc gia, được gọi là: Chương trình nghị sự 21 – 
Inđônêsia. Trong 05 nguyên tắc thì có một nguyên tắc rất quan trọng liên quan đến quy hoạch 
DLST gắn với cộng đồng với ba (03) yêu cầu quan trọng thể hiện tại Bảng 1. 
Bảng 1. Một số yêu cầu quy hoach du lịch sinh thái gắn với cộng đồng 
tại Inđônêsia 
STT Nguyên tắc 
1. Yêu cầu 1 Thiết lập mối liên kết với các cộng đồng địa phương trong quá trình quy 
hoạch và phát triển du lịch sinh thái 
2. Yêu cầu 2 Thông báo rõ ràng và trung thực cho cộng đồng địa phương về mục đích 
và ý đồ phát triển trên khu vực 
3. Yêu cầu 3 Dành cho cộng đồng địa phương quyền tự do chấp nhận hay từ chối các 
dự án phát triển du lịch sinh thái trong khu vực 
Nguồn: Tác giả tổng hợp từ Chương trình nghị sự 21 – Inđônêsia, 2010 
 3.2. Phát triển du lịch sinh thái phải gắn với việc mang lại lợi ích cho cộng đồng địa 
phương 
 Nguyên tắc quan trọng trong phát triển DLST của nhiều quốc gia ASEAN hiện nay là 
cộng đồng không chỉ được trao quyền trong việc ra quyết định mà phải được hưởng lợi ích từ 
DLST. Tại Thái Lan, Cục Du lịch Thái Lan (TAT) đã soạn thảo một kế hoạch tổng thể phát 
triển du lịch trên toàn quốc, trong đó quan điểm mang lại lợi ích cho cộng đồng địa phương 
được nhấn mạnh (Thavarasukha, 2002). Các dự án phát triển DLST tại Thái Lan đều đặt mục tiêu 
quan trọng trong việc dựa vào cộng đồng địa phương. Trong tất cả các văn bản của các cấp 
chính quền ở Thái Lan có liên quan đến phát triển DLST đều có nhấn mạnh đến phải dựa vào 
cộng đồng địa phương, mang lại lợi ích cho cộng đồng (Thavarasukha, 2002). 
Bảng 2. Một số nguyên tắc phát triển du lịch sinh thái gắn với cộng đồng tại Thái Lan 
5 
STT Nguyên tắc 
1. Nguyên tắc 1 Du lịch sinh thái quản lý phải liên quan đến người dân địa phương trong 
quá trình phát triển đặc biệt là trong việc chuyển giao văn hóa cộng 
đồng. Điều này bao gồm sự tham gia của họ trong xây dựng kế hoạch 
phát triển. 
2. Nguyên tắc 2 Du lịch sinh thái phải đẩy mạnh phát triển giáo dục và tạo ra các nhận 
thức để duy trì hệ sinh thái của khu vực, thay vì chỉ khai thác tăng 
trưởng kinh tế. 
3. Nguyên tắc 3 Tận dụng nguồn lực và vật liệu tại địa phương, cung cấp sản phẩm cho 
ngành du lịch, bảo tồn thiên nhiên và bảo tồn văn hóa địa phương 
4. Nguyên tắc 4 Các tổ chức có liên quan phải được cụ thể vai trò của họ trong việc thúc 
đẩy du lịch sinh thái, phải mang lại lợi ích cho cộng đồng. 
5. Nguyên tắc 5 Một kế hoạch du lịch sinh thái nên được kết hợp ở cấp huyện, cấp tỉnh 
và cấp khu vực cùng với phân bổ ngân sách đầy đủ 
Nguồn: Tác giả tổng hợp từ nguyên tắc chỉ đạo phát triển du lịch sinh thái tại Thái Lan 
 Tại Campuchia - đất nước có sự phát triển du lịch mạnh mẽ thời gian gần đây, được sự hỗ trợ 
của các tổ chức quốc tế, Bộ Du lịch Campuchia (Ministry of Tourism of Cambodia) đã triển khai 
nhiều dự án DLST gắn với cộng đồng nhằm mục đích mang lại lợi ích cho công đồng và bảo tồn tài 
nguyên văn hóa và tự nhiên tại khu vực. Cụ thể tại dự án DLST cộng đồng làng Koh Pdao và Sampin, 
huyện Sambo thuộc tỉnh Kratie. Đây là khu vực có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú và có 405 
gia đình sinh sống với 2066 người (Su Mao, 2008). Được sự hỗ trợ của tổ chức Oxpham, tổ chức 
Cambodian Rural Development Team (CRDT) đã phối hợp với hội đồng xã để xúc tiến thành lập các 
tổ chức xã hội dân sự (CSO). Một ban điều hành cộng đồng được thành lập mang tên “Koh Pdao 
Mekong Eco-Tourism Committee” với 51 thành viên trong đó có 34 phụ nữ để điều hành hoạt động 
DLST cộng đồng (Su Mao, 2008). Đến với khu vực này, du khách có thể tìm hiểu về đời sống người 
dân Khmer và thưởng thức điệu múa Khmer truyền thống hoặc chuẩn bị các món ăn Khmer địa 
phương, đi dạo trong làng hay vào rừng, tham gia vào các hoạt động của dự án như đào ao cá, ao ếch, 
chơi thể thao (bóng đá hoặc bóng chuyền) với trẻ em hoặc dạy tiếng Anh cho trẻ em địa phương 
Sau một vài năm phát triển DLST cộng đồng, phúc lợi và cuộc sống của người dân nơi đây đã thay đổi 
nhanh chóng, trở thành một điểm đến hấp dẫn cho du khách tại đất nước chùa tháp. 
3.3. Xây dựng các mô hình quản lý của cộng đồng phù hợp cho phát triển du lịch sinh thái 
Để triển khai tốt hoạt động DLST cộng đồng thì cần phải có mô hình quản lý phù hợp. 
Các mô hình được xây dựng thường được xem xét dựa trên quy mô, đặc tính văn hóa và các đặc 
trưng của vùng điều quan trọng là phải lôi kéo và mang lại lợi ích cho hầu hết các hộ dân địa 
phương. Tại dự án phát triển DLST tại vườn Quốc gia (VQG) Gunung Halimum (Tây Java - 
Inđônêsia), với mục tiêu phát triển là bảo tồn và sử dụng bền vững tính đa dạng sinh học trên cơ 
sở trao quyền cho cộng đồng địa phương. Người ta đã thành lập một tổ chức cộng đồng địa 
phương (KSM). KSM có một hội đồng các ủy viên (bao gồm đại diện các làng nghề, địa 
phương của chính phủ, phi chính phủ, và đại diện VQG). Trong đó, cộng đồng địa phương đã 
6 
được chủ động bầu ra một ban điều hành gồm: một nhà lãnh đạo (ketua), thư ký, thủ quỹ 
v.vđược lập ra để điều hành hoạt động. Kiểu hoạt động này giống như hợp tác xã ở Việt Nam. 
KSM cùng với các tổ chức khác cũng tham gia tích cực vào công tác bảo vệ môi trường thông 
qua việc tuyên truyền cho du khách, cộng đồng địa phương bằng các tài liệu quảng cáo, 
trekking, các bản đồ, video v.v. Số liệu thu được cho thấy dự án ở Gunung Halimun trong năm 
1998 đã thu hút 80% khách du lịch trong nước và 20% khách quốc tế. Thu nhập bình quân của 
mỗi hộ gia đình được chia từ 11% lợi tức của KSM khoảng Rupiad 178.000/gia đình/năm 
(Dalem, 2002). 
Tại dự án Umphang (Thái Lan), nằm ở tỉnh Tak (khoảng 600 km từ Bangkok), từ tháng 
3/1995 người ta đã triển khai 13 dự án thuộc bảy kế hoạch để thúc đẩy và phát triển du lịch sinh 
thái Umphang. Trong đó, người ta đã xây dựng các kế hoạch để thành lập các cộng đồng địa 
phương và hội gia đình làm nghề phục vụ du lịch tại dự án này như các hội gia đình phục vụ lưu 
trú, ăn uống, hàng thủ công truyền thống, biểu diễn văn  ... LST cộng đồng, kinh nghiệm của nhiều quốc gia người 
ta còn làm tốt rất nhiều mặt công tác khác như công tác đầu tư, công tác quảng bá cho du lịch 
sinh thái, phát triển các sản phẩm, dịch vụ DLST gắn kết với cộng đồng, bảo tồn văn hóa của 
địa phương v.v nhằm làm cho DLST phát triển hiệu quả và vững hơn. 
4. Bài học kinh nghiệm và đề xuất cho việc phát triển du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng 
tại Việt Nam 
4.1. Thực trạng hoạt động du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng tại Việt Nam 
Ở Việt Nam, hoạt động DLST đang có chiều hướng phát triển mạnh và đã được xác định chiếm 
vị trí quan trọng đối với nhiều địa phương. Tuy nhiên, sự phát triển đó chưa tương xứng với tiềm năng 
sinh thái ở Việt Nam. Đến thời điểm này vẫn chưa có số liệu thống kê chính thức về số lượng du 
khách DLST tại Việt Nam một cách đầy đủ. Chỉ có một số điểm tài nguyên và địa phương bắt đầu 
triển khai công tác thống kê này. Do đó rất khó trong việc nghiên cứu xu hướng, cơ cấu và luồng phân 
bố khách DLST tại Việt Nam. 
Theo tổng hợp số liệu của Nguyễn Quyết Thắng và Lê Hữu Ảnh (2012) tại 06 địa phương vùng 
miền Trung từ Quảng Bình đến Quảng Ngãi để nghiên cứu xu hướng phát triển lượng khách trong vùng. 
Số lượng khách DLST năm 2010 là 2372,5 lượt khách, chiếm 22% so với lượng khách du lịch đến vùng 
thì đến năm 2012 số liệu này là 3.146 khách, chiếm 29,8% so với lượng khách du lịch đến vùng. Mặc 
dù chưa hoàn toàn đầy đủ nhưng phần nào đó cho chúng ta thấy được xu hướng khách DLST 
đang tăng nhanh trong những năm qua. 
Một trong những vấn đề quan trọng đảm bảo cho DLST cộng đồng phát triển bền vững 
đó là trao quyền rộng cho cộng đồng địa phương. Người dân địa phương phải được tham gia và 
có tiếng nói ngay từ khâu quy hoạch đến tổ chức thực hiện và giám sát. Nhưng cho đến thời 
điểm này tại Việt Nam vẫn chưa có một chính sách quy định cụ thể về việc tham gia của cộng 
đồng địa phương vào công tác quy hoạch và xây dựng đề án phát triển DLST cộng đồng Qua 
khảo sát thực tế tại một số điểm tài nguyên của chúng tôi, việc triển khai các quy hoạch hay xây 
dựng các đề án chủ yếu do địa phương xây dựng trên cơ sở có sự tham vấn ý kiến của cộng 
đồng. Tuy nhiên, hình thức này chưa đủ mạnh để gắn kết và ràng buộc chặt chẽ vai trò của địa 
phương trong công tác quy hoạch. 
8 
Kết hợp với cuộc điều tra 12 chuyên gia về phát triển du lịch bền vững tại một số địa 
phương ở Việt Nam năm 2016, chúng tôi đã gửi kèm trong bảng hỏi về đánh giá của các chuyên gia 
mức độ phát triển của DLST cộng đồng và sự gắn kết của doanh nghiệp với cộng đồng. Kết quả 
được thể hiện bằng Hình 1 và Hình 2. 
Qua số liệu điều trên đã cho thấy: Hoạt động của DLST cộng đồng tại Việt Nam đã có 
sự phát triển khá mạnh trong những năm gần đây. Tuy nhiên, theo đánh giá của các chuyên gia 
mức độ gắn kết của các doanh nghiệp với cộng đồng vẫn chưa thể hiện rõ nét, đa số là ở mức 
trung bình và mức thấp. 
 Để đi tìm hiểu sâu hơn về lợi ích đem lại cho cộng đồng, vào năm 2015 và 2016 chúng 
tôi đã tiến hành điều tra 314 hộ tại 04 điểm tài nguyên có phát triển hoạt động DLST trong khu 
vực miền Bắc, miền Trung và miền Nam. Kết quả điều tra cho thấy: 7,2% trả lời có thu nhập từ 
du lịch là cao; 14,1% trả lời khá cao; 13,6% trả lời trung bình; 16,7% không đáng kể; còn lại là 
hầu như không có thu nhập từ du lịch. Hầu hết các hộ có thu nhập từ du lịch đều không “bóc 
tách” được cụ thể thu nhập của mình (Hình 3). 
Hình 3. Thu nhập từ du lịch đối với các hộ dân 
Nguồn: điều tra của tác giả năm 2015, 2016 
Số liệu điều tra trên cho thấy: Số hộ có thu nhập từ du lịch ở mức trung bình đến mức 
cao có cao hơn so với điều tra năm 2010 của chúng tôi tại một số điểm tài nguyên vùng du lịch 
Bắc Trung Bộ. Điều tra năm 2010 cho thấy có 6,4% trả lời có thu nhập từ du lịch là cao; 11,8% 
khá cao; 10,2% trả lời trung bình; 16,7% không đáng kể; còn lại là hầu như không có thu nhập 
8.30%
33.00%
41.70%
16.70%
Rất chặt chẽ Khá chặt chẽ Trung bình Thấp 
16.70%
58.30%
25.00%
Mạnh Khá mạnh Trung bình
Hình 1. Mức độ phát triển của DLST cộng 
đồng 
Nguồn: Số liệu điều tra, 2016 
Hình 2. Mức độ gắn kết giữa doanh nghiệp 
với cộng đồng địa phương 
Nguồn: Số liệu điều tra, 2016 
39.20%
22.70%
16.80%
14.10%
7.2%
0.00% 5.00% 10.00% 15.00% 20.00% 25.00% 30.00% 35.00% 40.00%
Không có thu nh?p
Không dáng k?
Trung bình
Khá cao
cao 
9 
từ du lịch (Nguyễn Quyết Thắng và Nguyễn Văn Hóa, 2012). Điều này có thể do đặc điểm hoạt 
động du lịch tại các điểm tài nguyên khác nhau, tuy nhiên nếu so sánh 02 điểm tài nguyên đã 
được điều tra năm 2010 và 2016 là Cửa Đại (Hội An) và Lăng Cô (Thừa Thiên Huế) thì số hộ 
có thu nhập từ du lịch tăng vẫn còn rất chậm. 
 Số hộ không có thu nhập và thu nhập không đáng kể từ hoạt động du lịch vẫn chiếm 
phần lớn. Điều này do nhiều nguyên nhân nhưng một trong những lý do quan trọng nằm ở khâu 
tổ chức hoạt động DLST cộng đồng. Theo khảo sát của chúng tôi tại một số điểm tài nguyên 
như Bản Lắc (Hòa Bình), Bản Hồ (Sapa); Con Cuông (Nghệ An), Lăng Cô (Thừa Thiên Huế), 
Bình Thủy (Cần Thơ) v.v, tại các điểm này đã có xây dựng các quy chế du lịch cộng đồng và 
ban quản lý địa phương. Tuy nhiên, việc tổ chức hoạt động DLST cộng đồng vẫn dựa trên công 
tác hỗ trợ và tuyên truyền cho các hộ có điều kiện để triển khai hoạt động kinh doanh du lịch. 
Hiện tại, vẫn chưa có mô hình nào ở nước ta được triển khai thành công nhằm phân chia lợi ích 
và lôi kéo các hộ khác ít có điều kiện được tham gia vào hoạt động du lịch như mô hình KSM 
của Inđônêsia hay các mô hình quản lý du lịch cộng đồng ở Umphang (Thái Lan) v.v 
Về công tác đào tạo nghề cho cộng đồng thì theo điều tra trong số 314 hộ có đến 124 hộ 
(chiếm 39,5%) được tham gia đào tạo các nghề du lịch. Việc đào tạo nghề du lịch cho cộng 
đồng chủ yếu do sự tài trợ của các dự án JIKA Nhật Bản, Quỹ Châu Á, Tổ chức NGO v.vvà 
đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đã được Thủ tướng phê duyệt và triển khai thực hiện 
từ năm 2009. Riêng tại khu vực Lăng Cô, Bản Lắc số hộ được đào tạo nghề du lịch tương đối 
cao (trên 60% số hộ điều tra). Công tác đào tạo nghề cho cộng đồng chủ yếu là đào tạo nghiệp 
vụ lưu trú và phục vụ nhà hàng nhằm phục vụ loại hình “homestay” cho du khách, các nghề 
khác như nấu ăn, hướng dẫn viên v.v chiếm tỷ lệ rất thấp. Đặc biệt, qua khảo sát thực tế của 
chúng tôi thì việc đào tạo nghề để phát triển nghề thủ công truyền thống và lôi kéo doanh nghiệp 
tham gia đào tạo nghề du lịch cho cộng đồng vẫn chưa được thể hiện rõ nét. 
Trong phần tìm hiểu việc thu hút người địa phương vào làm việc tại các doanh nghiệp du 
lịch, kết quả tổng hợp số liệu tại 12 khu du lịch tại miền Trung và 06 khu du lịch tại miền Bắc 
và miền Nam từ năm 2014 đến 2016 cho thấy: có 03 khu du lịch thu hút người địa phương vào 
làm việc tăng với tốc độ tăng trưởng bình quân giao động từ 1,18 đến 1,36 lần (tùy từng doanh 
nghiệp). Còn tại nhiều đơn vị du lịch khác mà chúng tôi tìm hiểu, thì tỷ lệ này đang còn thấp do 
nhiều nguyên nhân như khó khăn trong việc tuyển dụng lao động địa phương do hạn chế về 
trình độ, hạn chế về nguồn kinh phí đào tạo v.v 
 Qua kết quả điều tra mặc dù có thể chưa đầy đủ hết các mặt về thực trạng DLST cộng 
đồng tại Việt Nam. Tuy nhiên, cũng phản ánh một phần bức tranh khái quát về hoạt động DLST 
ở Việt Nam vẫn chưa gắn với cộng đồng địa phương một cách rõ nét; Lợi ích mang lại cho cộng 
đồng chưa cao và chưa được phân phối đồng đều. Điều này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sự hấp dẫn 
cũng như tính bền vững của hoạt động DLST. Từ thực tế trên, chúng tôi thiết nghĩ đã đến lúc 
chúng ta cần phải nghiên cứu, tập trung đầu tư cho việc phát triển DLST dựa vào cộng đồng tại 
Việt Nam. 
10 
4.2. Bài học kinh nghiệm và đề xuất 
 Từ thực tiễn kinh nghiệm triển khai DLST dựa vào cộng đồng tại các nước ASEAN và 
thực tế phát triển DLST cộng đồng tại nước ta, chúng tôi đưa ra một số bài học kinh nghiệm và 
đề xuất cho Việt Nam như sau: 
4.2.1 Trao quyền rộng hơn cho cộng đồng trong việc quy hoạch du lịch sinh thái tại các điểm 
tài nguyên 
 Việc xây dựng quy hoạch DLST tại các điểm tài nguyên ở Việt Nam nên đứng trên quan 
điểm trao quyền hạn với quy mô rộng cho địa phương. Để làm được điều này, quy hoạch DLST 
tại Việt Nam phải dựa trên nguyên tắc hướng đến cộng đồng. Cụ thể theo chúng tôi, quy hoạch 
phải dựa vào các nguyên tắc sau: (1) Có sự tham gia của cộng đồng địa phương; (2) Quy hoạch 
phải hướng đến việc bảo tồn tài nguyên và văn hóa cộng đồng; (3) Tận dụng tài nguyên vốn có 
và vật liệu của địa phương; (4) Thiết kế mô hình phù hợp với cảnh quan và đặc điểm của cộng 
đồng; (5) Tính đến sự bền vững lâu dài và đảm bảo lợi ích của cộng đồng. 
4.2.2 Gắn kết lợi ích của cộng đồng trong phát triển du lịch sinh thái 
Cần xây dựng các chính sách và cơ chế để cộng đồng địa phương có thu nhập thông qua 
việc: Khôi phục nghề truyền thống phục vụ du lịch, thuê người dân địa phương làm các nghề 
dịch vụ liên quan đến du lịch, khuyến khích sản xuất và sử dụng các sản phẩm do địa phương 
sản xuất v.v... Trước mắt chúng tôi đề xuất cần nhanh chóng ban hành các “nguyên tắc chỉ đạo” 
cho DLST, trong đó có các nguyên tắc bảo vệ lợi ích cho cộng đồng như: (i) Mang lại lợi ích 
kinh tế cho cộng đồng địa phương; (ii) Bảo tồn các giá trị văn hóa-xã hội của cộng đồng; (iii) 
Gia tăng phúc lợi cho cộng đồng địa phương. Ngoài ra, cần có cơ chế và khuyến khích các 
doanh nghiệp mang lại lợi ích cho cộng đồng thông qua các chính sách giảm thuế, chính sách ưu 
đãi đầu tư v.v 
Bên cạnh đó cũng cần phải đẩy mạnh đào tạo nghề cho cộng đồng và giáo dục nâng cao 
ý thức cho cộng đồng trong việc phát triển du lịch và bảo vệ môi trường thông qua các hình thức 
như: tuyên truyền vận động, phát động các phong trào bảo vệ môi trường, phân phát ấn phẩm 
nhằm làm cho cộng đồng có trách nhiệm hơn trong việc bảo vệ nguồn tài nguyên và ủng hộ hoạt 
động du lịch. 
4.2.3 Xây dựng các mô hình quản lý du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng phù hợp 
Cần nghiên cứu các mô hình trên thế giới và thực tế tại Việt Nam để xây dựng các mô 
hình quản lý phù hợp với đặc thù từng khu vực, từng điểm tài nguyên. Chúng tôi đề xuất 
phương án đối với các khu thiên nhiên hoang dã, khu bảo tồn, vườn quốc gia v.vnên tạo điều 
kiện cho sự tham gia của người dân (Participatory approach). Trước mắt, có thể xem xét thành 
lập thí điểm các ban quản lý cộng đồng do người dân bầu ra tại một số khu vực, điểm tài nguyên 
để điều hành hoạt động tại các khu vực này. Điều này không chỉ mang lại lợi ích mà còn nâng 
cao trách nhiệm của cộng đồng trong việc phát triển hoạt động du lịch và bảo vệ nguồn tài 
nguyên khu vực. 
11 
4.2.4 Hỗ trợ công tác đào tạo nghề cho cộng đồng phục vụ du lịch sinh thái 
 Nhằm nâng cao vai trò và sự tham gia của cộng đồng trong phát triển DLST, cần có sự 
tham gia của nhà nước, các ban ngành, doanh nghiệp trong việc hỗ trợ và nâng cao công tác đào 
tạo nghề cho cộng đồng địa phương. Việc đào tạo, hỗ trợ cộng đồng tại các điểm tài nguyên rất 
cần các khóa đào tạo như hướng dẫn viên địa phương, nấu ăn và phát triển các dịch vụ phục vụ 
du lịch, đào tạo nghề thủ công truyền thống phục vụ du lịchĐặc biệt cần có sự hỗ trợ, khuyến 
khích các doanh nghiệp tham gia vào công tác này. 
4.2.5 Nâng cao trách nhiệm của doanh nghiệp, các tổ chức đối với cộng đồng địa phương 
 Cần có các chính sách cụ thể nhằm nâng cao trách nhiệm của các tổ chức, doanh nghiệp 
tham gia vào hoạt động DLST. Cần có quy định cụ thể để khuyến khích các khu du lịch, khách 
sạn, khu giải trí v.vdo các doanh nghiệp đầu tư tại các điểm tài nguyên mang lại lợi ích cho 
cộng đồng (Benefical approach) như tiếp nhận con em địa phương vào làm việc, sử dụng các 
sản phẩm địa phương, phát triển các sản phẩm phục vụ du khách do cộng đồng phục vụ (biểu 
diễn nghệ thuật truyền thống, hướng dẫn nấu món ăn địa phương, dạy nghề thủ công) v.v 
4.2.6 Một số công tác khác 
 Nhà nước và các địa phương trong vùng cần có chính sách đẩy mạnh việc đầu tư cơ sở 
hạ tầng, cơ sở vật chất cho DLST cũng như hỗ trợ công tác nghiên cứu tài nguyên, hỗ trợ phát 
triển các nghề thủ công truyền thống của cộng đồng địa phương v.v Bên cạnh đó cần làm tốt 
các mặt công tác khác như công tác quảng bá cho DLST, phát triển các sản phẩm, dịch vụ 
DLST gắn kết với cộng đồng, bảo tồn văn hóa truyền thống của địa phương v.v 
5. Kết luận 
Phát triển du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng sẽ góp phần tích cực trong việc thúc đẩy 
sự phát triển bền vững của hoạt động du lịch tại Việt Nam. Để làm được điều này, từ kinh 
nghiệm của các nước ASEAN và thực tế ở Việt Nam, chúng ta cần làm tốt và việc thực hiện 
đồng bộ các mặt từ công tác quy hoạch gắn với cộng đồng, đẩy mạnh việc mang lại lợi ích của 
cộng đồng trong phát triển DLST, tổ chức các mô hình quản lý phù hợp, công tác đào tạo nghề 
cho cộng đồng, nâng cao trách nhiệm của các doanh nghiệp đối với cộng đồng và các mặt công 
tác khác. Điều này sẽ góp phần vào việc phát triển hoạt động DLST tại Việt Nam trở nên bền 
vững hơn và đạt được những mục tiêu đề ra, góp phần thúc đẩy sự phát triển của ngành du lịch 
nước nhà. 
12 
Tài liệu tham khảo 
1. Dalem, Anak Agung Gde Raka (2002), “Ecotourism in Indonesia, Chapter Ten”, Linking green 
productivity to Ecotourism: Experiences in the Asia Pacific Region, APO - Tokyo. 
2. Manurung, Ricardo (2002), “Ecotourism in Indonesia”, Linking green productivity to Ecotourism: 
Experiences in the Asia Pacific Region, APO - Tokyo. 
3. Nguyễn Quyết Thắng (2010), “Inđônêsia – Phát triển du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng”, Tạp chí Du 
lịch Việt Nam, Số 6/2010, tr 38 - 40. 
4. Nguyễn Quyết Thắng và Nguyễn Văn Hóa (2012), “Thực tiễn phát triển du lịch sinh thái cộng đồng – 
Bài học kinh nghiệm cho vùng du lịch Bắc Trung Bộ”, Tạp chí Phát triển Kinh tế, Số 257 (3/2012), tr 3- 10. 
5. Nguyễn Quyết Thắng, Lê Hữu Ảnh (2012b), “Nghiên cứu một số nhân tố ảnh hưởng đến nhu 
cầu du lịch sinh thái của du khách tại vùng du lịch Bắc Trung Bộ”, Tạp chí Kinh tế và Phát triển, Số 175 
(II), tháng 01/2012, 46 – 53. 
6. Responsible Ecological Social Tours Project (REST) (1997), “Community-based Torusim: 
Principles and Meaning”, Community-based Tourism Handbook, Thailand: 
 ndbook-Principles-
and-Meanings-by-CBT-I-Thailand.pdf (truy cập 12/9/2016). 
7. Sproule, Keith W., và Suhandi, Ary S., (1998), “Các nguyên tắc chỉ đạo cho các chương trình du 
lịch sinh thái dựa vào cộng đồng - Những bài học từ Inđônêsia” - DLST - Hướng dẫn cho các nhà lập kế 
hoạch và quản lý, Tập1, Cục Môi trường, Hà Nội. 
8. Su Mao (2008), Case study of CBET in Koh Pdao and Sampin, Web: 
content/uploads/2012/02/Case-Study-Community-based-ecotourism-in-Koh-Pdao.pdf, truy cập ngày 
12/2/2017. 
9. Thavarasukha, Vunsadet (2002), “Ecotourism Case Studies in Thailand”, Linking green productivity to 
Ecotourism: Experiences in the Asia Pacific Region, APO - Tokyo. 
10. Trần Thị Mai (2005), Du lịch cộng đồng - du lịch sinh thái, Tài liệu hướng dẫn do tổ chức Panda và 
WWF Greater Mekong phát hành 11/2005, Huế. 
11. Yasak, Mohd Nawayai (1998), “Development of ecotourism in Malaixia”, Report of Department of 
Wildlife and National Park Malaixia, Malaisia. 
------------------------------------- 

File đính kèm:

  • pdfphat_trien_du_lich_sinh_thai_dua_vao_cong_dong_mot_so_nuoc_a.pdf