Phát triển du lịch cộng đồng ở vùng phụ cận phố cổ Hội An

Bài viết này tập trung đánh giá tiềm năng, điều kiện, hiện trạng và lợi

ích cũng như giải pháp phát triển du lịch cộng đồng ở Hội An. Đây là loại hình du

lịch được phát triển dựa vào cộng đồng, do cộng đồng làm chủ, hướng tới khai thác

các giá trị văn hóa cộng đồng góp phần xóa đói, giảm nghèo. Tham gia du lịch cộng

đồng, khách sẽ được khám phá những giá trị văn hóa, phong tục tập quán, ẩm thực, lễ

hội mang tính bản địa, những môi trường cảnh quan trong lành, dân dã, gần gũi đời

thường, tham gia vào các công việc hàng ngày của người dân. Thành phố Hội An có

nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch cộng đồng ở vùng phụ cận phố cổ. Đây

là loại hình sẽ mang lại nhiều lợi ích về kinh tế, văn hóa, xã hội cho địa phương, cũng

như làm giảm áp lực của hoạt động du lịch lên phố cổ.

pdf 10 trang kimcuc 21040
Bạn đang xem tài liệu "Phát triển du lịch cộng đồng ở vùng phụ cận phố cổ Hội An", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Phát triển du lịch cộng đồng ở vùng phụ cận phố cổ Hội An

Phát triển du lịch cộng đồng ở vùng phụ cận phố cổ Hội An
5PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG Ở VÙNG PHỤ CẬN 
PHỐ CỔ HỘI AN
Trần Văn Anh1
Tóm tắt: Bài viết này tập trung đánh giá tiềm năng, điều kiện, hiện trạng và lợi 
ích cũng như giải pháp phát triển du lịch cộng đồng ở Hội An. Đây là loại hình du 
lịch được phát triển dựa vào cộng đồng, do cộng đồng làm chủ, hướng tới khai thác 
các giá trị văn hóa cộng đồng góp phần xóa đói, giảm nghèo. Tham gia du lịch cộng 
đồng, khách sẽ được khám phá những giá trị văn hóa, phong tục tập quán, ẩm thực, lễ 
hội mang tính bản địa, những môi trường cảnh quan trong lành, dân dã, gần gũi đời 
thường, tham gia vào các công việc hàng ngày của người dân... Thành phố Hội An có 
nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch cộng đồng ở vùng phụ cận phố cổ. Đây 
là loại hình sẽ mang lại nhiều lợi ích về kinh tế, văn hóa, xã hội cho địa phương, cũng 
như làm giảm áp lực của hoạt động du lịch lên phố cổ.
Từ khóa: Du lịch Hội An; Du lịch phố cổ, du lịch cộng đồng Hội An
1. Mở đầu
Trong những năm gần đây, du lịch Quảng Nam phát triển với tốc độ nhanh, quy 
mô khách du lịch không ngừng tăng nhanh (trung bình 20%) đã tạo điều kiện cho kinh 
tế - xã hội tăng trưởng nhanh và ổn định. Hội An là địa phương đóng vai trò chính 
trong phát triển du lịch ở Quảng Nam với hàng triệu khách tham quan một năm. Tuy 
nhiên, hoạt động du lịch ở Hội An hiện nay vẫn chủ yếu tập trung ở khu Phố Cổ dẫn tới 
sự quá tải cho di sản, cho cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất và các dịch vụ. Vùng ven Phố 
Cổ có nhiều tiềm năng, điều kiện để hình thành các điểm du lịch cộng đồng nhưng vẫn 
chưa được khai thác một cách có hiệu quả, chưa có những đóng góp lớn cho sự phát 
triển chung. Việc phát triển các điểm du lịch cộng đồng vừa phù hợp với môi trường 
du lịch Hội An, nâng cao hiệu quả về mặt kinh tế, tạo công ăn việc làm, khai thác có 
hiệu quả các giá trị văn hóa cộng đồng của địa phương.
2. Nội dung
2.1 Tiềm năng và hiện trạng phát triển du lịch cộng đồng
2.1.1. Tiềm năng phát triển
Thành phố Hội An với hạt nhân là Khu Phố Cổ đã trở thành điểm đến hấp dẫn 
cho khách du lịch trong nước và khắp thế giới. Đến với Phố cổ Hội An, du khách 
1 ThS, Trường Đại học Quảng Nam
6PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG Ở VÙNG PHỤ CẬN PHỐ CỔ HỘI AN
được thưởng thức nhiều giá trị văn hóa du lịch hết sức độc đáo và đa dạng là sản 
phẩm của một nền văn hóa giao lưu hội nhập với phương Đông, phương Tây, văn hóa 
Nhật Bản, Trung Quốc... Các công trình kiến trúc Chùa Cầu, hội quán, nhà cổ; văn 
hóa cộng đồng thắm đậm tình người, lễ hội dân gian, tín ngưỡng, lễ hội đường phố... 
là những điểm đến hấp dẫn du khách. Các sản phẩm du lịch ở Phố cổ Hội An có sức 
hấp dẫn kỳ lạ với nhiều đối tượng du khách khác nhau với các loại hình du lịch khác 
nhau như khách tham quan Phố Cổ, khách tìm hiểu nghiên cứu văn hóa, phong tục 
tập quán; thưởng thức các sản phẩm ẩm thực, mua sắm, may mặc... Hội An đã được 
nhiều hãng truyền thông, trang web, các tổ chức du lịch trên thế giới bầu chọn là 1 
trong 10 điểm du lịch hấp dẫn nhất Châu Á, điểm du lịch thân thiện... Chính sự độc 
đáo, hấp dẫn của Phố cổ đã tạo ra thương hiệu cho du lịch Quảng Nam, du lịch Hội 
An, tạo ra kênh dẫn khách trong nước và quốc tế đến với Hội An, với Quảng Nam. 
Đồng thời, tạo điều kiện cho các làng nghề, làng quê vùng ven Hội An có cơ hội phát 
triển.
Bên cạnh đó, khu vực ven Hội An có hệ thống làng nghề, làng quê tương đối dày 
đặc, nằm cách trung tâm Phố Cổ không quá 1 km -18km (xa nhất là Cù Lao Chàm, 
18km). Các làng nghề vẫn còn giữ được nghề truyền thống với các sản phẩm thủ công 
truyền thống đặc trưng (gốm, mộc, đồng, đèn lồng...), không gian làng quê yên tĩnh, 
trong lành mộc mạc chân quê; văn hóa cộng đồng độc đáo; người dân hiền hòa chất 
phác. Các làng có nhiều phong tục tập quán đặc sắc như lễ hội tổ nghề - làng nghề, 
thành hoàng làng, tín ngưỡng thờ cúng dân gian. Du khách có thể thưởng thức các 
món ăn truyền thống hấp dẫn như mì Quảng, bánh tráng quấn thịt heo, bắp Hội An, 
rau húng, rau răm, ngò ở Trà Quế, mực một nắng, rong biển, tổ yến (ở Cù Lao Chàm). 
Không gian văn hóa làng quê, cộng đồng ở khu vực ven Hội An vẫn còn giữ được 
những giá trị cơ bản. Đặc biệt ở đây đã hình thành một số sản phẩm du lịch hấp dẫn 
như Một ngày làm nông dân Trà Quế, làm ngư dân chèo thuyền thúng/nan đánh bắt cá 
trên sông, bàn tay tài ba khi tham gia làm gốm cùng người dân, tham gia làm mộc, đúc 
đồng cùng các nghệ nhân làng nghề,... Những tài nguyên, sản phẩm du lịch đã hình 
thành cùng với vị trí nằm gần với trung tâm Phố Cổ, hội đủ các điều kiện cần thiết để 
phát triển du lịch cộng đồng ở khu vực ven Phố Cổ...
Tuy hệ thống tài nguyên du lịch vùng ven đã được khai thác trong thời gian qua 
nhưng hiệu quả chưa cao, chưa khai thác hết các giá trị, tiềm năng, khả năng của tầng 
làng nghề, làng quê, tầng loại tài nguyên nên chưa tạo ra được những sản phẩm du lịch 
thật sự độc đáo, chưa có những đóng góp cho du lịch Hội An nói riêng, Quảng Nam 
nói chung.
Các làng có thể phát triển du lịch cộng đồng (gắn với lưu trú homestay) gồm: 
làng rau Trà Quế, làng gốm Thanh Hà, làng mộc Kim Bồng, làng dừa nước Cẩm 
Thanh, khu vực đảo Cù Lao Chàm
7TRẦN VĂN ANH
Bảng 1. Một số điểm có thể phát triển du lịch cộng đồng
TT
Điểm du lịch 
cộng đồng
Loại hình 
làng
Khoảng 
cách đến 
Phố Cổ (km)
Loại phương 
tiện đến điểm 
du lịch (số loại)
Tính đặc 
sắc
Loại 
hình 
du lịch
1 Cẩm Thanh Làng quê 5 2-3 Khá đặc sắc 2-3
2 Kim Bồng Làng nghề 5 2-3 Khá đặc sắc 3-4
3 Trà Quế Làng nghề 2 3-4 Khá đặc sắc 2-4
4 Thanh Hà Làng nghề 3 3-4 Khá đặc sắc 3-5
5 Đèn Lồng Làng nghề Trong TP 3-4 Khá đặc sắc 2-4
6 Cù Lao Chàm Làng biển 20 2 Rất đặc sắc 3-5
Tổng cộng có 6 làng
2.1.2. Hiện trạng phát triển du lịch 
Trong những năm gần đây, Quảng Nam đã trở thành điểm đến của hàng triệu du 
khách trong nước và quốc tế từ khắp nơi trên thế giới. Tổng lượt khách tham quan lưu 
trú năm 2014 đạt 3.680.000 lượt khách, trong đó, khách quốc tế đạt 1.769.000 lượt, 
khách nội địa đạt 1.911.000 lượt, khách tham quan đạt 2.513.000 lượt, khách lưu trú đạt 
1.167.000 lượt. Doanh thu du lịch năm 2014 đạt 2200 tỷ đồng. Thu nhập xã hội từ du 
lịch đạt 5.170 tỷ đồng. Phố cổ Hội An là điểm tham quan chủ yếu và quan trọng nhất 
trên địa bàn Quảng Nam năm 2014 đạt 1.756.916 lượt khách tham quan, trong đó có 
796.876 lượt khách lưu trú. Khách đến Hội An mang nhiều quốc tịch (Úc 15,2%, Pháp 
13%, Anh 9,1%, Đức 8,5%, Mỹ 6%, Nhật 4%, Tây Ban Nha 3,5%, Hà Lan 3,3% Trung 
Quốc 2%...)[2]. Đặc biệt là vào các dịp lễ hội như Hành trình di sản, đêm rằm Phố Cổ , 
lễ hội giao lưu văn hóa Việt - Nhật, liên hoan hợp xướng quốc tế, vào mùa du lịch... với 
số lượng khách tăng lên đột biến dẫn tới hệ thống các điểm du lịch (nhất là Phố Cổ), hệ 
thống khách sạn, khu nghỉ dưỡng, nhà hàng của Hội An đã trở nên quá tải. Đây chính 
là cơ hội để mở rộng, phát triển và mở rộng các điểm, các loại hình du lịch ở vùng ven 
Phố Cổ (du lịch biển đảo, du lịch cộng đồng làng quê, làng nghề...), các loại hình lưu trú 
như khách sạn, khu nghỉ dưỡng, nhà nghỉ và cả loại hình du lịch cộng đồng.
Bảng 2. Kết quả hoạt động du lịch của một số điểm du lịch cộng đồng
TT Điểm du lịch Đơn vị 2010 2011 2012 2013 2014
I. Khách du lịch (lượt khách)
1
Thanh Hà
Tổng 10598 12558 25912 28586 45788
Quốc tế 9848 11171 21918 23917 40109
Nội địa 741 1387 3994 4669 5579
8PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG Ở VÙNG PHỤ CẬN PHỐ CỔ HỘI AN
2 Kim Bồng
Tổng 27196 28095 10030 1377 990
Quốc tế 24234 25276 8860 1377 990
Nội địa 2962 2819 1170 0 0
3 Trà Quế
Tổng 7417 12948 13409 21676 24236
Quốc tế 7313 12713 13272 21614 23239
Nội địa 104 235 137 62 997
4 Cù Lao Chàm
Tổng 54796 78909 105074 166952 232321
Quốc tế 11608 9910 27085 49632 39076
Nội địa 43188 68999 77989 117320 193245
5 Cẩm Thanh Chưa thống kê
II. Doanh thu 
1 Thanh Hà Triệu đồng 204,37 237,00 536,24 667,97 1088,88
2 Kim Bồng Triệu đồng 39,05 56,00 64,01 80,00 54,58
3 Trà Quế Triệu đồng 1.023,43 1.539,00 2.355,60 3.414,00 4.199.72
4 Cù Lao Chàm Triệu đồng x x x x 10 000 
5 Cẩm Thanh Triệu đồng Chưa thống kê
Nguồn: Phòng Thương mại – du lịch Hội An
Tuy nhiên qua nghiên cứu cho thấy, do sự phát triển quá nhanh của du lịch Hội 
An trong những năm gần đây trong khi các điều kiện cơ sở vật chất, hạ tầng, các điều 
kiện đón tiếp khách vẫn chưa được đầu tư kịp thời, đồng bộ, đảm bảo đón số lượng 
khách đông. Áp lực khách tham quan quá đông, nhất là vào các dịp lễ hội, sự kiện lớn 
đã làm cho khu trung tâm Phố Cổ trở nên quá tải (không gian, sức chứa, môi trường, 
các dịch vụ) làm tăng nhanh sự xuống cấp của cơ sở vật chất (đe dọa đến các ngôi nhà 
cổ), chất lượng các dịch vụ, sự cạnh tranh không lành mạnh. Mặt khác, các sản phẩm 
du lịch của Hội An hiện nay đều dựa chủ yếu vào văn hóa khu Phố Cổ dẫn tới sự quá 
tải, bắt đầu có dấu hiệu nhàm chán, suy giảm sức hấp dẫn, nhất là đối với khách quay 
lại lần thứ 2, thứ 3. Những điều này đã làm cho các đối tượng khách, nhất là khách đến 
Hội An lần 2,3 ; khách có chi tiêu thấp, khách theo đoàn, khách nội địa chưa được quan 
tâm đúng mức dẫn tới các đối tượng khách này có xu hướng di chuyển ra Đà Nẵng để 
lưu trú với chi phí lưu trú thấp hơn, có nhiều cơ sở lưu trú để lựa chọn, có nhiều điểm 
du lịch thường xuyên được làm mới...
2.2. Lợi ích phát triển du lịch cộng đồng ở vùng ven phố cổ Hội An
Trong thời gian tới, việc đầu tư định hướng phát triển không gian, cơ sở vật chất 
và sản phẩm du lịch của Hội An cần hướng tới không gian – tài nguyên vùng ven – phụ 
cận của Hội An. Việc phát triển không gian – sản phẩm du lịch, đặc biệt là loại hình du 
lịch cộng đồng (gắn với lưu trú Homestay) ra vùng ven – phụ cận mang lại nhiều lợi 
ích cho du lịch Hội An. Điều này được thể hiện qua sơ đồ 1. 
9TRẦN VĂN ANH
Sơ đồ 1. Những lợi ích khi phát triển du lịch cộng đồng ở vùng ven phố Cổ
2.2.1. Mở rộng không gian du lịch
Phát triển du lịch cộng đồng (gắn với lưu trú homestay) ra không gian vùng ven – 
phụ cận Phố Cổ sẽ góp phần mở rộng không gian phát triển, du lịch. Hoạt động du lịch 
không chỉ tập trung xoay quanh Khu Phố Cổ mà được mở ra các làng nghề, làng quê 
với khoảng cách không quá xa với nhiều điểm du lịch mới hấp dẫn hơn. Không gian 
mở rộng làm cho hiệu quả, tác động của du lịch đến với Hội An được phân bố ra các 
khu vực ven, các làng nghề đang kém phát triển. Điểm này cũng tạo ra một không gian 
du lịch thoáng hơn, có điều kiện để xây dựng cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật, 
hình thành nên thành phố du lịch văn hóa sinh thái... đồng thời với mở rộng không 
gian, phạm vi người dân được hưởng lợi từ hoạt động du lịch (trước đây vốn tập trung 
vào khu Phố Cổ và dọc bờ biển).
2.2.2. Giảm áp lực lên Phố Cổ
Trong thời gian tới khi số lượng khách du lịch đến Hội An tăng cao, áp lực lên 
các mặt sẽ rất lớn. Nếu không có phương án giảm áp lực ngay từ bây giờ sẽ gây ra 
những hệ lụy rất lớn cho thương hiệu du lịch Hội An. Chất lượng phục vụ không đảm 
bảo, ô nhiễm môi trường tăng cao, sự xuống cấp của các nhà cổ, cơ sở hạ tầng, cơ sở 
vật chất kỹ thuật, các tệ nạn xã hội sẽ tăng (bán hàng rong, ăn xin, chèo kéo khách,...). 
Phát triển du lịch cộng đồng (gắn với lưu trú Homestay) sẽ mở rộng không gian - sản 
phẩm du lịch ra vùng ven Phố Cổ sẽ giảm tải áp lực trong việc khai thác tài nguyên, cơ 
10
PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG Ở VÙNG PHỤ CẬN PHỐ CỔ HỘI AN
sở vật chất ở khu vực trung tâm, khu vực Phố Cổ. Việc giảm tải được thực hiện cả với 
khách tham quan và cả đối với khách lưu trú. Khi các cơ sở lưu trú Homestay được mở 
ra ở vùng ven, trong các làng quê, làng nghề sẽ tạo ra một số lượng phòng nghỉ rất lớn, 
tạo ra cơ cấu cơ sở lưu trú đa dạng, với nhiều mức giá, loại hình lưu trú, phù hợp hơn 
với sở thích, mức chi tiêu... cho mọi đối tượng khách. Điều này mở ra nhiều cơ hội lựa 
chọn cho mọi đối tượng du khách, tăng số lượng khách có thể lưu trú ở Hội An với mức 
giá hợp lý từ đó có thể kéo dài thời gian lưu trú/khách. Đây là một vấn đề đang đặt ra 
khi phát triển đô thị Hội An nói chung và du lịch ở khu Phố Cổ nói riêng. 
2.2.3. Bảo tồn các giá trị làng nghề
Phát triển du lịch tại các làng nghề sẽ tạo ra những nguồn lực và động lực mới 
cho việc khôi phục, bảo tồn và phát triển các làng nghề truyền thống như Thanh Hà, 
Kim Bồng, Trà Quế... Các làng nghề sẽ được sự quan tâm của các cơ quan tổ chức về 
đầu tư kinh phí, kỹ thuật để khôi phục các sản phẩm, các kỹ thuật nghề, đào tạo nguồn 
nhân lực cho các nghề để vừa phục vụ phát triển kinh tế xã hôi, vừa phục vụ phát triển 
du lịch.
2.2.4. Đa dạng hóa sản phẩm du lịch
Phát triển du lịch cộng đồng (gắn với lưu trú Homestay) sẽ tạo ra một bộ mặt 
khác của du lịch của Hội An. Bên cạnh sự cổ kính, độc đáo (Phố Cổ), sự ồn ào náo 
nhiệt (của đô thị), sự cao cấp, xa xỉ, quý phái (các khu nghỉ dưỡng, khách sạn 4, 5 sao), 
đắt đỏ (giá cả hàng hóa, dịch vụ)... là sự yên tĩnh, trong lành, mộc mạc (của làng quê, 
làng nghề), sự độc đáo, đa dạng (văn hóa cộng đồng, phong tục tập quán). Sự gần gũi, 
thắm đượm tình cảm cộng đồng, trải nghiệm thú vị (làm nông dân, ngư dân, nghệ nhân 
gốm, đồng, mộc,...). Các chi phí, giá cả khi tham gia du lịch cộng đồng lại thấp, hợp 
túi tiền của nhiều đối tượng du khách. Các sản phẩm du lịch vùng ven đa dạng, độc đáo 
hóa tập trung vào các loại hình như du lịch nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái, du lịch làng 
quê, du lịch làng nghề, du lịch cộng đồng, du lịch văn hóa,... Du lịch cộng đồng (gắn 
với lưu trú Homestay) là những loại hình, sản phẩm du lịch phù hợp với mọi đối tượng 
khách: khách nội địa, khách quốc tế, khách nghỉ dưỡng, khách tham quan...
2.2.5. Tạo việc làm tăng thu nhập
Khi hoạt động du lịch cộng đồng được tổ chức phát triển ở các làng quê, làng 
nghề khu vực ven Hội An sẽ tạo ra cơ hội việc làm, thu nhập cho hàng ngàn người dân 
trong khu vực. Hoạt động du lịch phát triển sẽ tạo cơ hội việc làm rất lớn cho người 
dân thông qua việc các làng nghề được khôi phục, sản xuất các sản phẩm thủ công 
mỹ nghệ, cũng như người dân có thể tham gia trực tiếp và gián tiếp vào hoạt động du 
lịch như hướng dẫn viên, bán hàng lưu niệm, ăn uống, cho thuê lưu trú homestay, vận 
chuyển Song song với đó, nguồn thu của cộng đồng địa phương sẽ đa dạng hơn. Sản 
phẩm làng nghề vừa bán thương mại, vừa bán cho khách du lịch làm lưu niệm. Ngoài 
nguồn thu từ sản phẩm làng nghề, người dân còn có cơ hội tăng thu nhập qua làm dịch 
11
TRẦN VĂN ANH
vụ du lịch như dịch vụ hướng dẫn viên, dịch vụ cho thuê lưu trú, dịch vụ ăn uống, dịch 
vụ vận chuyển (xe đạp, xe máy, xe trâu, xe bò...), dịch vụ cho du khách trải nghiệm: 
một ngày làm nông dân Trà Quế...
2.3. Giải pháp phát triển
 Sơ đồ 2. Giải pháp phát triển du lịch cộng đồng 
2.3.1. Quy hoạch phát triển loại hình du lịch cộng đồng vùng ven Hội An
Hiện nay, các làng quê, làng nghề khu vực quanh Hội An được bảo tồn và phát 
triển tương đối nguyên vẹn, hoạt động sản xuất thủ công nghiệp mang lại lợi ích kinh 
tế tương đối lớn. Những sản phẩm từ các làng nghề đã chiếm lĩnh được thị trường trong 
nước, quốc tế và cung cấp có hiệu quả cho các hoạt động du lịch ở Hội An. Từ những 
tiền đề này, Hội An cần tiến hành quy hoạch, bảo tồn và phát triển các làng quê, làng 
nghề này thành các làng du lịch cộng đồng, làng du lịch homestay với cảnh quan nông 
thôn truyền thống như tường rào cổng ngõ bằng hệ thống cây xanh (cau, chè tàu, dâm 
bụt), nhà mái ngói, tranh dừa...; giếng nước, sân đình – chùa, cây đa, bến nước (bến 
sông ở Kim Bồng, Thanh Hà); các vườn cây ăn quả (dừa, chuối, đu đủ...) [1]. Mỗi làng 
nghề, làng quê cần quy hoạch thành những điểm du lịch homestay với những sản phẩm 
du lịch đặc trưng riêng như làng Trà Quế là Một ngày làm nông dân, sản phẩm ẩm thực 
đặc trưng, nghỉ dưỡng làng quê; làng Thanh Hà là sản phẩm gốm lưu niệm, tập làm 
nghệ nhân gốm, nghỉ dưỡng làng nghề ven sông; làng Kim Bồng với sản phẩm chính 
là gỗ lưu niệm, tham quan làng, nghỉ dưỡng, ẩm thực,... 
2.3.2. Xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ khách
Xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông (bộ, sông) kết nối giữa trung tâm 
Phố Cổ và các điểm du lịch cộng đồng một cách thuận tiện nhất, chất lượng tốt nhất và 
an toàn. Phương tiện vận chuyển chủ yếu giữa trung tâm Phố Cổ và các điểm du lịch 
cộng đồng có thể là xe xích lô, xe đạp, xe đạp điện, xe máy; còn trong nội bộ làng có 
thể đi bộ, xe bò/trâu, xe đạp, xích lô... để tạo sự yên tĩnh, thân thiện với môi trường, 
thư giãn, bình yên. Đầu tư cơ sở vật chất phục du lịch như phòng ngủ cần cải tạo lại 
theo hướng sạch sẽ, ngăn nắp, thoáng mát, sử dụng các loại giường ngủ truyền thống 
như chiếu tre, chiếu cói, sạp, ngủ trên sàn và các tiện nghi như đèn lồng, đèn dầu, đèn 
cầy (bằng gốm, gỗ, đồng)...; sử dụng hệ thống nước giếng đào/giếng làng (đảm bảo 
12
PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG Ở VÙNG PHỤ CẬN PHỐ CỔ HỘI AN
vệ sinh) để khách có thể tắm rửa, sinh hoạt...; phục hồi hệ thống các loại bếp nấu ăn 
truyền thống mang tính cộng đồng (cả nhà và du khách cùng quây quần bên bếp); các 
chén bát, đũa... sử dụng vật liệu truyền thống địa phương (gốm Thanh Hà); chuẩn bị 
các điều kiện, phương tiện để khách có thể tham gia các công đoạn sản xuất gốm (nhồi 
đất, nặn – thạo sản phẩm, nung, phơi...), sản xuất gỗ (chọn gỗ, thiết kết, tạo dáng, chạm 
– khắc, sơn), sản xuất rau (làm đất, bỏ phân, trồng, làm cỏ, tưới nước, thu hoạch...)...
2.3.3. Đào tạo nguồn nhân lực
Người dân Hội An đã tham gia trực tiếp và gián tiếp vào các hoạt động du lịch 
tương đối sớm, nhiều người có thu nhập/làm giàu chủ yếu từ các hoạt động du lịch. 
Do đó, nhận thức và kiến thức về du lịch và cách làm du lịch của người dân đã được 
tích lũy. Tuy nhiên đối với người dân, các kỹ năng nghiệp vụ như hướng dẫn, lễ tân, kỹ 
năng buồng, phòng, kỹ năng bán hàng, kỹ năng tổ chức các sự kiện,... còn nhiều hạn 
chế, đặc biệt là thiếu tính chuyên nghiệp. Trong thời gian tới cần tổ chức huấn luyện, 
đào tạo kỹ năng nghiệp vụ phục vụ khách du lịch trực tiếp cho người dân với sự giúp 
đỡ của các nhân viên, chuyên gia có kinh nghiệm từ các khách sạn, nhà hàng, công ty 
du lịch ở Hội An và các tổ chức phi chính phủ,... Cho họ đến tham quan, quan sát, thực 
hành quy trình nghiệp vụ phục vụ khách tại các khách sạn, nhà hàng, điểm du lịch.
2.3.4. Liên kết, kết nối phát triển du lịch
Hoạt động du lịch là một chuỗi của sự liên kết giữa các yếu tố khác nhau từ điểm 
du lịch đến các nhà cung cấp dịch vụ du lịch để tạo thành sản phẩm du lịch hoàn thiện 
Do đó, để hệ thống các điểm du lịch cộng đồng được khai thác và phát triển hiệu quả, 
việc tổ chức liên kết với các hình thức và mức độ khác nhau là vô cùng quan trọng. 
Sơ đồ 3. Liên kết giữa các yếu tố trong phát triển du lịch
13
TRẦN VĂN ANH
Hoạt động liên kết cần có sự tham gia của các thành phần như cơ quan quản 
lý nhà nước, doanh nghiệp dịch vụ, người dân và cơ quan truyền thông, ... Mục đích 
của liên kết là hướng tới phục vụ khách du lịch một cách tốt nhất. Vai trò, chức năng 
của các thành tố liên kết thể hiện trong sơ đồ 3. Trong đó, phát triển du lịch cộng 
đồng cần có liên kết chặt chẽ với các công ty lữ hành, doanh nghiệp du lịch, bởi đây 
là nguồn cung cấp khách chính. Mặt khác, cũng cần có liên kết với các khách sạn, 
khu nghỉ dưỡng để phân phối khách khi các khách sạn, khu nghỉ dưỡng này quá tải 
vào dịp cao điểm, hoặc phân phối những khách mà các cơ sở này không phục vụ 
(khách chi tiêu thấp, khách nội địa, khách bình dân). Đặc biệt là liên kết để hoán đổi 
địa điểm nghỉ dưỡng của khách tạo sự độc đáo, hấp dẫn, mới lạ, tránh nhàm chán cho 
khách khi phải sử dụng cùng một cơ sở lưu trú trong suốt thời kỳ lưu trú tại Hội An 
hoặc đến Hội An vào lần sau. Việc liên kết để tránh sự cạnh tranh không lành mạnh 
giữa các cơ sở lưu trú, điểm du lịch, làm tăng sức hấp dẫn của Hội An. Thông qua 
liên kết sẽ phân phối, điều chuyển khách giữa các cơ sở lưu trú sẽ làm tăng lượng 
khách lưu trú, tăng thời gian lưu trú của khách, tạo việc làm, đầu ra cho các sản phẩm 
từ các làng quê, làng nghề. Liên kết với các cơ quan truyền thông hoạt động du lịch 
cộng đồng sẽ được quảng bá ra bên ngoài gắn liền với thương hiệu, sản phẩm du lịch 
của các công ty lữ hành, các nhà hàng, khách sạn, khu nghỉ dưỡng... 
Phát triển du lịch cộng đồng sẽ làm cho Hội An trở thành một điểm du lịch hết 
sức đặc biệt và độc đáo với sản phẩm du lịch đặc trưng: Ngày tham quan Phố Cổ, Mỹ 
Sơn/tham quan các làng nghề; chiều tắm biển Hội An, Cù Lao Chàm; tối ngủ tại các 
làng quê làng nghề/khách sạn, khu nghỉ dưỡng. Khách được thưởng thức sản phẩm/
không gian/hoạt động du lịch vừa phố (đô thị cổ), vừa biển đảo (Cửa Đại, Cù Lao 
Chàm), vừa thôn quê (các làng quê, làng nghề). Tất cả các sản phẩm/hoạt động du lịch 
này chỉ diễn ra trong vòng bán kính chưa đến 18 km (nếu tính cả Cù Lao Chàm). 
3. Kết luận
Qua những phân tích trên cho thấy, ngành du lịch Quảng Nam nói chung và 
Hội An nói riêng đã có sự phát triển mạnh mẽ, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Cùng 
với sự phát triển của các loại hình lưu trú khác, du lịch cộng đồng (có gắn với lưu trú 
homestay) là loại hình du lịch có nhiều ưu điểm, có nhiều điều kiện và cơ hội phát 
triển khu vực Hội An và vùng phụ cận trong thời gian tới. Việc phát triển loại hình 
này sẽ mang lại lợi ích kinh tế - xã hội tổng hợp từ hiệu quả khai thác tài nguyên, tạo 
việc làm, đa dạng sản phẩm, mở rộng không gian du lịch, tăng thu nhập, mở ra cơ hội 
thoát nghèo cho cộng đồng địa phương. Những giải pháp được đề xuất dựa trên cơ 
sở phân tích tiềm năng, lợi ích cũng như từ thực trạng phát triển hiện nay nên mang 
tính khả thi và giá trị thực tiễn cao.
14
PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG Ở VÙNG PHỤ CẬN PHỐ CỔ HỘI AN
TàI LIỆU THAM KHẢo
Th.S Trần Văn Anh (2006), [1] “Phát triển du lịch làng quê – cộng đồng tại Quảng 
Nam gắn liền với xoá đói giảm nghèo, tạo việc làm cho người lao động nông 
thôn”, Thông tin khoa học số 8, Đại học Quảng Nam.
Sở VH,TT &DL Quảng Nam (2011,2012,2013), [2] Báo cáo tổng kết công tác Văn 
hóa, thể thao du lịch trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.
 TS. Võ Quế (2005)[3] , Du lịch cộng đồng – Lý thuyết và vận dụng. 
PGS.TS Nguyễn Thị Minh Tuệ (Chủ biên) (2010), [4] Địa lý du lịch Việt Nam, Nxb 
Giáo Việt Nam
UBND tỉnh Quảng Nam (2010), [5] Quy hoạch phát triển du lịch Quảng Nam 2010-
2015, tầm nhìn 2020.
Title: ANALYSIS oF PoTENTIAL, ACTUALITIES, BENEFITS 
AND SoLUTIoNS To DEVELoP CoMMUNITY BASED ToURISM 
DESTINATIoNS (ASSoCIATED WITH HoMESTAY PRoGRAM)
IN HoI AN CITY, QUANG NAM PRoVINCE
TRAN VAN ANH
Quang Nam University
Abstract: Community based tourism is developed by indigenous communities, 
community owned, aims to exploit community and cultural values to contribute to 
reduce poverty. Participating in community based tourism, tourists will be discovering 
the cultural values, customs, cuisine, local festivals and the ecological environment. 
Tourists are directly joined in the local residents’ daily life such as eating, sleeping, 
religious activities, festivals, agriculture and the production of artisan goods  Hoi An 
has lots of favourable conditions to develop a community based tourism destination, 
at the same time bring the benefits of economy, culture, society and community 
development from this model. 
Keywords: Hoi An Tourism; Ancient Town Tourism, Community based tourism 
in Hoi An.

File đính kèm:

  • pdfphat_trien_du_lich_cong_dong_o_vung_phu_can_pho_co_hoi_an.pdf