Phát triển bền vững du lịch thành phố Đà Lạt

Du lịch được coi là ngành công nghiệp không khói giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế của

mỗi quốc gia, đặcc biệt là các quốc gia có tiềm năng, lợi thế phát triển du lịch. Bên cạnh đó, du lịch

còn được coi là ngành xuất khẩu tại chỗ, góp phần thu ngoại tệ không nhỏ cho đất nước, cải thiện

cán cân thanh toán, giải quyết việc làm cho người lao động. TP. Đà Lạt, thành phố mộng mơ, từ

lâu được xem là địa danh du lịch nổi tiếng trong và ngoài nước, là ngành kinh tế mũi nhọn của địa

phương cũng như cả nước; những năm qua du lịch TP. Đà Lạt có bước phát triển đáng kể, tuy nhiên

sự nghèo nàn về sản phẩm dịch vụ, môi trường sinh thái ngày càng xuống cấp, thiếu nguồn nhân lực

chất lượng cao, phát triển du dịch không theo qui hoạch đang là rào cản làm cho du lịch TP. Đà

Lạt chưa phát huy được hết tiềm năng, lợi thế vốn có của nó. Bài viết này đánh giá khái quát thực

trạng về tiềm năng, lợi thế của du lịch TP. Đà Lạt, đồng thời đề xuất giải pháp nhằm phát triển bền

vững du lịch TP. Đà Lạt trong thời gian tới.

pdf 6 trang kimcuc 7820
Bạn đang xem tài liệu "Phát triển bền vững du lịch thành phố Đà Lạt", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Phát triển bền vững du lịch thành phố Đà Lạt

Phát triển bền vững du lịch thành phố Đà Lạt
56
Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật
PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG DU LỊCH THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT
 Vũ Văn Thực* 
TÓM TẮT
Du lịch được coi là ngành công nghiệp không khói giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế của 
mỗi quốc gia, đặcc biệt là các quốc gia có tiềm năng, lợi thế phát triển du lịch. Bên cạnh đó, du lịch 
còn được coi là ngành xuất khẩu tại chỗ, góp phần thu ngoại tệ không nhỏ cho đất nước, cải thiện 
cán cân thanh toán, giải quyết việc làm cho người lao động. TP. Đà Lạt, thành phố mộng mơ, từ 
lâu được xem là địa danh du lịch nổi tiếng trong và ngoài nước, là ngành kinh tế mũi nhọn của địa 
phương cũng như cả nước; những năm qua du lịch TP. Đà Lạt có bước phát triển đáng kể, tuy nhiên 
sự nghèo nàn về sản phẩm dịch vụ, môi trường sinh thái ngày càng xuống cấp, thiếu nguồn nhân lực 
chất lượng cao, phát triển du dịch không theo qui hoạch đang là rào cản làm cho du lịch TP. Đà 
Lạt chưa phát huy được hết tiềm năng, lợi thế vốn có của nó. Bài viết này đánh giá khái quát thực 
trạng về tiềm năng, lợi thế của du lịch TP. Đà Lạt, đồng thời đề xuất giải pháp nhằm phát triển bền 
vững du lịch TP. Đà Lạt trong thời gian tới.
 Từ khóa: TP. Đà Lạt, phát triển bền vững, du lịch
SUSTAINABLE DEVELOPMENT OF DA LAT CITY
ABSTRACT
 Tourism is known as a smoke-free industry that plays a key role in the economy of every 
country, especially those with potential and advantages for tourism development. In addition, tourism 
is considered as an export sector inside a country, contributing to the foreign currencies’ pool of the 
country, improving balance of payment, creating jobs. Da Lat, a dream city, has long been a famous 
tourist attraction in Vietnam and abroad. This has been one of the most major economic centres of 
the local as well as the country. In the past years, Da Lat tourism has seen a remarkable development. 
However, there are several disadvantages such as the poor quality of products and services, the 
deteriorating ecological environment, lacking of high quality human resources, unplanned 
development of tourism..., which are the barriers to bring out Da Lat tourism’s full potential. This 
article provides an overview of the potential and advantages of Da Lat tourism, while proposing 
solutions to a sustainable development of Da Lat city tourism in the upcoming time.
Keywords: Da Lat city, sustainable development, tourism.
* TS. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, chi nhánh Tân Bình Tp. Hồ Chí Minh. 
Email: thucq6nhno@yahoo.com
57
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Thành phố Đà Lạt là thành phố trực thuộc 
tỉnh Lâm Đồng nằm trên cao nguyên Lâm Viên 
có độ cao từ trung bình từ 800-1.500m so với 
mực nước biển; do ảnh hưởng của độ cao và 
rừng thông bao bọc, TP. Đà Lạt mang nhiều 
đặc tính của miền ôn đới, nhiệt độ trung bình 
giao động khoảng 18–21°C, vì vậy khí hậu nơi 
đây luôn mát mẻ quanh năm, thích hợp cho 
nghỉ dưỡng, tham quan và thực hiện các hoạt 
động văn hóa, thể thao khác. TP. Đà Lạt còn 
được coi là địa danh có nhiều cảnh quan thiên 
nhiên tươi đẹp, hệ sinh thái đa dạng, có nhiều 
công trình kiến trúc độc đáo, con người hiền 
hòa mến khách, đây chính là những tiềm năng, 
lợi thế vô cùng to lớn để phát triển du lịch trở 
thành kinh tế mũi nhọn của tỉnh, cũng như của 
cả nước. Thấy được tiềm năng to lớn ấy, trong 
những năm qua, TP. Đà Lạt luôn được Đảng, 
Nhà nước đặc biệt quan tâm ưu tiên phát triển, 
qua đó ngành du lịch địa phương đã gặt hái 
được nhiều thành quả đáng khích lệ. Tuy có 
bước phát triển đáng kể, song du lịch TP. Đà 
Lạt vẫn còn những tồn tại, hạn chế như tình 
trạng hủy hoại môi trường sinh thái, phát triển 
du dịch không theo qui hoạch, sản phẩm dịch 
vụ còn nghèo nànđang ảnh hưởng không nhỏ 
đến sự phát triển bền vững của du lịch TP. Đà 
Lạt, đây là những vấn đề có tính cấp thiết trong 
giai đoạn hiện nay.
2. TIỀM NĂNG VÀ LỢI THẾ PHÁT TRIỂN 
DU LỊCH THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT
Đà Lạt cách các đô thị lớn của các tỉnh 
miền Trung, Tây Nguyên và Đông Nam Bộ 
không xa, có hệ thống giao thông thuận lợi cả về 
đường bộ, hàng không; khí hậu quanh năm mát 
mẻ, có nhiều cảnh quan thiên nhiên kỳ thú, hệ 
sinh thái phong phú, đa dạng; nhiều công trình 
kiến trúc mang giá trị văn hóa, nghệ thuật đặc 
sắc; con người hiền hòa, mến khách, nên từ lâu 
Đà Lạt được coi là địa danh du lịch nổi tiếng ở 
trong và ngoài nước. Có thể kể ra một số tiềm 
năng, lợi thế của du lịch TP. Đà Lạt:
Thứ nhất, TP. Đà Lạt nằm trên cao 
nguyên Lâm Viên, với độ cao trung bình từ 
800-1.500m so với mực nước biển, do ảnh 
hưởng của độ cao và rừng thông bao bọc, nhiệt 
độ trung bình của Đà Lạt luôn giao động từ 
18–21°C, nhiệt độ cao nhất chưa bao giờ quá 
30°C và thấp nhất không dưới 5°C. Do đó, TP. 
Đà Lạt luôn có khí hậu trong lành, mát mẻ vào 
bậc nhất của cả nước cũng như của cả khu vực, 
đây chính là điều kiện lý tưởng cho du khách 
tham quan, nghỉ dưỡng và thực hiện các hoạt 
động văn hoá, thể thao khác. [5]
Thứ hai, TP. Đà Lạt là một trong những 
địa phương có cảnh quan thiên nhiên phong 
phú, có nhiều danh lam thắng cảnh đẹp, di tích 
lịch sử độc đáo, đặc sắc mà khó có một vùng, 
miền nào khác có được, có thể kể ra một vài 
danh thắng, công trình kiến trúc tiêu biểu của 
Đà Lạt như: 
Hồ Xuân Hương nằm ngay trung tâm thành 
phố Đà Lạt, bên cạnh Đồi Cù, hồ Xuân Hương 
là hồ nước nhân tạo được xây dựng vào năm 
1919 do sáng kiến của Cunhac. Xung quanh hồ 
nhiều kiến trúc độc đáo có giá trị văn hóa, nghệ 
thuật, thẩm mỹ cao như khách sạn Palace, thao 
trường Lâm Viên, Nhà hàng Thanh Thủy, Thủy 
Tạ...Du khách đến đây vào buổi sáng sớm có thể 
nhìn thấy sương mù mờ ảo, tạo nên cảnh quan 
nơi đây trở lên tuyệt đẹp, thơ mộng và huyền ảo. 
Khi nhắc đến cảnh đẹp của TP. Đà Lạt thì không 
thể không nhắc tới hồ Tuyền Lâm, hồ nằm cách 
trung tâm TP Đà Lạt khoảng 5km về hướng 
Nam, hồ có nét đẹp yên bình, lung linh huyền 
ảo trong khung cảnh thần tiên, bao quanh là đồi 
thông xanh biếc, nước trong hồ luôn trong xanh, 
mát mẻ. Đến TP.Đà lạt, du khách không thể 
không tham quan Hồ Suối Vàng, đây là hồ nước 
ngọt lớn nhất tại Đà Lạt, cung cấp nước sinh 
hoạt cho cả thành phố qua đập tràn của công 
ty cấp nước TP. Đà Lạt. Đến thung lũng Suối 
Vàng, du khách còn được thưởng thức vườn hoa 
với nhiều chủng loại, màu sắc lung linh; bao 
quanh hồ là đồi thông trùng điệp, tạo ra khung 
Phát triển bền vững du lịch...
58
Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật
cảnh thơ mộng, du khách đến đây sẽ thấy được 
không gian đầm ấm, thắt chặt tình cảm của mọi 
người, gửi gắm những ước nguyện thú vị trên 
những cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp.
Nếu một ai đó đam mê kiến trúc thì không 
thể bỏ qua các công trình kiến trúc của TP. Đà 
Lạt, có thể kể ra các công trình kiến trúc như: 
Dinh Bảo Đại, đây là nơi gia đình Vua Bảo Đại, 
vị vua cuối cùng của triều đại phong kiến sống 
và làm việc, dich thự được xây dựng với những 
nét kiến trúc được chạm trổ tỷ mỷ, cẩn thận 
hầu hết các bảo vật đều được lưu giữ cho đến 
nay. Biệt điện Trần Lệ Xuân, được xây dựng 
từ năm 1958 có 3 biệt thự được bà Lệ Xuân 
đặt tên: Bạch Ngọc, Lam Ngọc và Hồng Ngọc, 
biệt điện được xây dựng với kiến trúc độc đáo, 
sang trọng cuốn hút du khách. Bên cạnh đó còn 
có nhiều biệt thự, công trình kiến trúc độc đáo, 
đặc sắc khác như: Trường cao đẳng sư phạm 
Đà Lạt, ga Đà Lạt, nhà thờ con Gà và nhiều 
dinh thự cổ khác.
Đến Đà Lạt, du khách không thể không 
ghé tham quan những địa danh tâm linh nổi 
tiếng, có kiến trúc độc đáo đó là chùa Linh 
Phước, hay còn gọi là chùa Ve Chai, sở dĩ gọi 
là chùa Ve Chai vì trong sân chùa có con rồng 
dài 49 m được làm bằng 12.000 vỏ chai bia, một 
công trình kiến trúc khảm sành đặc sắc; hay du 
khách không thể không ghé tham quan nhà thờ 
con Gà, một công trình kiến trúc độc đáo, một 
địa chỉ tâm linh không nên bỏ lỡ.
Thứ ba, ngoài khí hậu mát mẻ quanh năm, 
nhiều danh lam thắng cảnh độc đáo thì rau và 
hoa là những sản phẩm đặc sắc của Đà Lạt mà 
bất kỳ du khách nào cũng phải mê say, rau Đà 
Lạt được sản xuất theo phương pháp rau an toàn, 
ngoài tiêu thụ ở trong nước, rau Đà Lạt còn được 
xuất khầu sang thị trường Nhật Bản, Đài Loan, 
Thái Lan, Singapore, Malaysia, Campuchia
[3]. Người yêu hoa hay không yêu hoa thì khi 
đến Đà Lạt cũng phải thốt lên bởi vẻ đẹp của 
nhiều loài hoa đẹp nơi đây, sẽ không quên được 
hình ảnh hoa ở nơi này. Đến TP. Đà Lạt, du 
khách có thể ghé tham quan công viên hoa TP. 
Đà Lạt nằm cạnh hồ Xuân Hương, có diện tích 
tới 7000 m², nơi đây được trồng nhiều loại hoa 
và cây cảnh nổi tiếng của Đà Lạt được chăm 
sóc chu đáo, cảnh sắc tươi mát, phong phú bốn 
mùa với cách bố trí thoáng đãng, tạo ấn tượng 
cho bất kỳ ai ghé thăm. Không chỉ có ở vườn 
hoa Đà Lạt, hoa còn có ở hầu như các con phố, 
nhiều nhà vườn được trồng hoa công nghệ cao, 
do đó Đà Lạt còn được mệnh danh là thành phố 
hoa.[4], [5]
Thứ tư, Đà lạt có hệ thống hạ tầng du 
lịch phát triển, có khoảng trên 749 cơ sở lưu 
trú, trong đó có hơn 202 khách sạn từ 1-5 sao 
(5.791 phòng) bao gồm 21 khách sạn cao cấp 
từ 3-5 sao quy mô 1.807 phòng, có 29 doanh 
nghiệp kinh doanh lữ hành, vận chuyển du lịch. 
Ngoài ra, khi đến Đà Lạt du khách còn được 
thưởng thức trò vui chơi giải trí như: bắn súng 
sơn, câu cá, ngắm cảnh bằng xe ngựa, leo núi, 
trượt thác phù hợp với tất cả mọi đối tượng 
khách du lịch.[5]
Thứ năm: người dân TP Đà Lạt sống hiền 
hoà, thanh lịch, hiếu khách: sống trong môi 
trường sống mà con người luôn gần gũi với 
thiên nhiên, cuộc sống không bon chen, khí hậu 
trong lành, mát mẻ, cuộc sống cứ thế trôi đi một 
cách êm đềm, đã tạo nên bản chất con người 
Đà Lạt hiền hoà, thật thà và hiếu khách, tạo nên 
thương hiệu của Đà Lạt.
Thứ sáu, TP. Đà Lạt có hệ thống giao thông 
thuận lợi, có các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ nối liền 
với hầu hết các tỉnh thành trong cả nước như: 
hệ thống giao thông đường bộ có tuyến quốc lộ 
20, 27, 28, 55; các tỉnh lộ 721,722,723, 724 và 
725 và đường Đông Trường Sơn nối liền Lâm 
Đồng với vùng Đông Nam bộ, thành phố Hồ 
Chí Minh, các tỉnh thuộc vùng Tây nguyên, các 
tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ, trong thời gian 
không xa tuyến đường cao tốc Dầu Giây- Liên 
Khương (đến sân bay Liêng Khương) được hình 
thành sẽ rút ngắn được thời gian đi từ TP.Hồ Chí 
Minh-Đà Lạt còn khoảng 3-4 giờ. Bên cạnh đó 
59
còn có cảng Hàng không sân bay quốc tế Liên 
Khương nằm cách trung tâm thành phố Đà Lạt 
28 km về phía Nam, sân bay có thể đón được các 
máy bay cỡ lớn từ trong và ngoài nước.[5]
3. HẠN CHẾ VÀ KHÓ KHĂN
- Mặc dù Đà Lạt đang sở hữu nguồn tài 
nguyên du lịch phong phú và đa dạng nhưng 
cho tới nay chưa khai thác tương xứng với tiềm 
năng, lợi thế vốn có, điều đó được thể hiện qua 
hệ thống sản phẩm du lịch vẫn còn nghèo nàn, 
đơn điệu, thiếu đặc sắc, ít sáng tạo. 
- Việc khai thác tài nguyên du lịch còn bừa 
bãi, chưa gắn với quá trình cạnh tranh và trách 
nhiệm của các bên không rõ ràng dẫn tới nguy 
cơ suy thoái nhanh giá trị của tài nguyên; hạn 
chế về công nghệ dẫn tới một số tài nguyên du 
lịch bị tàn phá, sử dụng sai mục đích...tác động 
tiêu cực tới phát triển du lịch bền vững.
- Công tác quản lý và thực hiện quy hoạch 
du lịch còn nhiều bất cập, hiệu quả chưa được 
như mong đợi; bảo tồn văn hóa chưa được chú 
trọng đúng mức. 
- Chất lượng nhân lực du lịch vẫn chưa đáp 
ứng yêu cầu đòi hỏi về tính chuyên nghiệp, kỹ 
năng quản lý, giao tiếp và chất lượng phục vụ.
- Xúc tiến quảng bá du lịch chưa chuyên 
nghiệp, bài bản, chưa tạo được tiếng vang và 
sức hấp dẫn đặc thù cho từng sản phẩm, thương 
hiệu du lịch.
- Liên kết phát triển du lịch tuy đã được 
triển khai nhưng chưa thực sự chặt chẽ, đôi khi 
còn mang tính hình thức, cục bộ.
- Hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật, cơ sở 
lưu trú và dịch vụ du lịch phát triển nhanh nhưng 
nhìn chung tầm cỡ quy mô, tính chất tiện nghi và 
phong cách sản phẩm du lịch nhỏ lẻ, vận hành 
chưa chuyên nghiệp, chưa hình thành được hệ 
thống các khu du lịch mang thương hiệu quốc gia.
4. MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT
Để phát huy những tiềm năng lợi thế, khắc 
phục những tồn tại hạn chế đang níu đà tăng 
trưởng của du lịch Đà Lạt, thời gian tới, cần tập 
trung thực hiện các giải pháp sau:
Một là, nâng cao chất lượng dịch vụ du 
lịch: cơ quan quản lý cần đẩy mạnh công tác xã 
hội hóa huy động mọi thành phần kinh tế, nguồn 
lực đầu tư cho cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch; 
cần quy hoạch sắp xếp và xây dựng các cơ sở 
dịch vụ: nhà nghỉ, y tế, ăn uống, vui chơi giải 
trí; quản lý chặt chẽ các loại dịch vụ, phí dịch 
vụ phục vụ du khách; nâng cao ý thức phục vụ 
trong kinh doanh, tránh làm mất giá trị văn hóa 
truyền thống của người Đà Lạt. Phát triển và đa 
dạng hóa các sản phẩm du lịch, nhất là các chuỗi 
liên kết và dịch vụ, đáp ứng các bộ tiêu chuẩn du 
lịch quốc tế, đi đôi với bảo tồn, phát triển, quảng 
bá hình ảnh và phát huy vai trò các vùng di tích 
lịch sử, các điểm đến và khu du lịch; xây dựng 
hình ảnh và thương hiệu cho du lịch TP. Đà Lạt.
Hai là, bảo tồn và phát triển các hoạt động 
văn hoá của cộng đồng các dân tộc Tây Nguyên, 
giữ gìn an ninh trật tự xã hội và bảo vệ môi 
trường sinh thái: ngày nay, xu hướng của các 
quốc gia trên thế giới là cùng hợp tác, hội nhập 
với nhau để cùng phát triển, chính quá trình hội 
nhập đã đưa các tộc người, các địa phương đến 
gần với nhau và hoà quyện vào nhau hơn. Trải 
qua hơn ba mươi năm đổi mới, do qúa trình phát 
triển kinh tế và hoà nhập với thế giới một cách 
sâu rộng, nhiều hoạt động văn hoá đặc sắc của 
đồng bào các dân tộc trên địa bàn TP. Đà Lạt đã 
và đang bị lãng quên, đây là một mất mát lớn 
nếu các cấp chính quyền không có giải pháp để 
bảo tồn và phát huy các hoạt động văn hoá của 
đồng bào các dân tộc trên địa bàn. 
Ba là, qui hoạch tổng thể du lịch tỉnh 
Đà Lạt: du lịch là một hiện tượng kinh tế - xã 
hội mang nhiều yếu tố phức tạp, nó có thể ảnh 
hưởng tích cực hoặc tiêu cực đến đời sống kinh 
tế, xã hội, văn hoá, cũng như môi trường của 
các địa bàn phát triển du lịch. Do vậy, trường 
hợp công tác qui hoạch được thực hiện tốt sẽ 
làm gia tăng những lợi ích từ du lịch, giảm thiểu 
tác động tiêu cực do nó đem lại cho các tầng lớp 
dân cư và các doanh nghiệp, ngược lại công tác 
qui hoạch không thực hiện tốt sẽ dẫn đến nhiều 
Phát triển bền vững du lịch...
60
Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật
tiêu cực khó kiểm soát. Nhiều khi công tác qui 
hoạch phát triển du lịch do thiếu tầm nhìn dài 
hơi, người làm công tác qui hoạch chỉ nghĩ đến 
lợi ích trước mắt, không nghĩ đến lợi ích lâu 
dài có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng trong 
tương lai. Khi đó, chi phí xã hội cần phải bỏ 
ra để khắc phục hậu quả đó có lẽ lớn hơn gấp 
nhiều lần so với những gì du lịch đã đem lại, 
song chưa chắc đã khắc phục được như hiện 
trạng sơ khai ban đầu của nó; nói như vậy để 
cho chúng ta hiểu rõ được tầm quan trọng của 
công tác qui hoạch du lịch cho phát triển du 
lịch bền vững. Để công tác qui hoạch mang lại 
hiệu quả thiết thực cho sự phát triển du lịch TP. 
Đà Lạt, việc qui hoạch du lịch phải căn cứ vào 
tình hình phát triển kinh tế xã hội; tiềm năng, 
tài nguyên du lịch của địa phương; qui hoạch 
phát triển du lịch của cả nước, của các vùng 
phát triển du lịch và định hướng phát triển du 
lịch để thực hiện việc qui hoạch, mục đích cuối 
cùng của việc qui hoạch là thúc đẩy du lịch 
TP.Đà Lạt phát triển nhanh và bền vững hơn. 
Do vậy, các cấp chính quyền cần coi qui hoạch 
phát triển du lịch là một trong những nhiệm vụ 
quan trọng trong suốt quá trình phát triển du 
lịch của TP.Đà Lạt
Bốn là, đào tạo và cải thiện nguồn nhân 
lực du lịch: du lịch TP.Đà Lạt cần sớm hoàn 
thiện hệ thống chính sách và các cơ chế quản 
lý về phát triển nhân lực, tạo điều kiện thuận 
lợi thúc đẩy công tác phát triển nguồn nhân 
lực du lịch TP.Đà Lạt, bảo đảm đồng bộ, chất 
lượng, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu phát triển và 
hội nhập.
Năm là, liên kết phát triển du lịch: thực 
trạng hoạt động của các cơ sở kinh doanh du 
lịch trên địa bàn cho thấy, hầu hết các cơ sở kinh 
doanh du lịch đều có qui mô rất nhỏ, với cơ sở 
vật chất nghèo nàn, thiếu điều kiện về tài chính, 
thiếu kỹ năng quản lý và khó khăn trong việc 
định hướng và mở rộng thị trườngDo vậy, 
theo chúng tôi các các cơ sở cần liên kết với 
nhau để hình thành lên các tổ chức có đủ điều 
kiện về vốn, công nghệ, kinh nghiệm quản lý
để phát triển tốt hơn. 
Sáu là, bảo vệ môi trường sinh thái: từ 
thực tế cho thấy, muốn phát triển du lịch theo 
hương bền vững. Đòi hỏi địa phương, ngành du 
lịch và các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh 
vực phải tuân thủ các vấn đề về: môi trường và 
tài nguyên thiên nhiên, khả năng của nguồn tài 
nguyên trong phát triển các loại hình du lịch, 
mức độ tác động lên hệ sinh thái, văn hóa và tác 
động tiêu cực của các chất gây ô nhiễm, hiệu 
quả của việc sử dụng vật liệu và năng lượng, 
hoạt động quản lý, các mức độ hướng đến tương 
lai của chiến lược và kế hoạch
Bảy là, phát triển thị trường, xúc tiến 
quảng bá và thương hiệu du lịch: tập trung thu 
hút có lựa chọn các phân đoạn thị trường khách 
du lịch; Phát triển mạnh thị trường du lịch nội 
địa, chú trọng phân đoạn khách nghỉ dưỡng, 
vui chơi giải trí, nghỉ cuối tuần và mua sắm; 
đẩy mạnh thu hút khách du lịch quốc tế đến 
từ Đông Bắc Á, Đông Nam Á và Thái Bình 
Dương; Tây Âu; Bắc Âu; Bắc Mỹ và Đông 
Âu...Đẩy mạnh xúc tiến, quảng bá du lịch theo 
hướng chuyên nghiệp nhằm vào thị trường mục 
tiêu, lấy sản phẩm du lịch và thương hiệu du 
lịch là trọng tâm; quảng bá du lịch Đà Lạt gắn 
với quảng bá hình ảnh quốc gia, phù hợp với 
các mục tiêu đã xác định; gắn xúc tiến du lịch 
với xúc tiến thương mại, xúc tiến đầu tư và 
ngoại giao, văn hóa.
TÓM LẠI: tiềm năng lợi thế phát triển du 
lịch TP. Đà Lạt là rất lớn, trong những năm qua, 
các cấp, các ngành đã có nhiều nỗ lực để phát 
triển du lịch TP. Đà Lạt và du lịch Đà Lạt đã có 
những bước phát triển đáng khích lệ, tuy nhiên 
tiềm năng đó chưa khai thác, phát huy hết hiệu 
quả. Bài viết đã đánh giá khái quát tiềm năng, 
lợi thế của du lịch TP. Đà Lạt, trên cơ sở những 
61
tồn tại hạn chế, bài viết đã đề xuất một số giải 
pháp nhằm phát triển bền vững du lịch TP. Đà 
Lạt trong thời gian tới. Hy vọng rằng những giải 
pháp đã đề xuất nếu được triển khai đồng bộ sẽ 
giúp du lịch TP. Đà Lạt phát triển bền vững hơn 
trong thời gian tới.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trang Anh (2018). Du lịch Việt Nam tiếp tục 
bứt phá ngoạn mục. Nhân dân
2. Đoàn Thị Diệp Uyển, Lưu Khánh Cường 
(2017). Giải pháp thúc đẩy ngành du lịch Việt 
Nam phát triển bền vững. Tạp chí Tài chính
3. Lê Thanh (2016). Lợi thế và tiềm năng phát triển 
du lịch của tỉnh Lâm Đồng. Tạp chí Tài chính
4. 
phat-trien-du-lich-chat-luong-cao-2795955/
5 .h t t p : / /www. l amdong .gov.vn /v i -VN/
chinhquyen/bo-may-to-chuc/huyen-tp-tx/
Pages/tp-dalat.aspx
Phát triển bền vững du lịch...

File đính kèm:

  • pdfphat_trien_ben_vung_du_lich_thanh_pho_da_lat.pdf