Phát triển bền vững điểm đến du lịch sinh thái khu Ramsar Ba Bể (tỉnh Bắc Kạn)

Đặt vấn đề

Khu Ramsar Ba Bể, nguyên là Vườn quốc gia Ba Bể thuộc tỉnh Bắc Kạn, được thành lập theo Quyết định số

83/TTg ngày 10 tháng 11 năm năm 1992 của Thủ tướng Chính phủ. Ngày 02/02/2011, Ba Bể chính thức được công nhận là khu Ramsar thứ 1.938 của thế giới và trở thành khu Ramsar thứ 3 của

Việt Nam. Nơi đây là khu vực điển hình về đa dạng sinh học, có nhiều nét đặc trưng của hệ sinh thái rừng thường xanh trên núi đá vôi và hồ trên núi, rừngthường xanh đất thấp. Trung tâm của khu là hồ Ba Bể với chiều dài 8 km, chiều rộng 800 m. Nằm ở độ cao 145 m so với mặt nước biển, hồ Ba Bể là hồ tự nhiên trên vùng núi đá vôi vốn có rất nhiều hang động Caxtơ. Hồ có cảnh đẹp diệu kì, hấp dẫn do thiên nhiên ban tặng, được mệnh danh là “viên ngọc xanh” giữa đại ngàn. Nơi đây đã và đang trở thành một điểm du lịch sinh thái hấp dẫn du khách. Trong nhiều năm qua, việc bảo tồn hệ sinh thái, đa dạng sinh học phục vụ phát triển du lịch đã đem lại lợi ích kinh tế cho địa phương.

pdf 9 trang kimcuc 17540
Bạn đang xem tài liệu "Phát triển bền vững điểm đến du lịch sinh thái khu Ramsar Ba Bể (tỉnh Bắc Kạn)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Phát triển bền vững điểm đến du lịch sinh thái khu Ramsar Ba Bể (tỉnh Bắc Kạn)

Phát triển bền vững điểm đến du lịch sinh thái khu Ramsar Ba Bể (tỉnh Bắc Kạn)
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Số 2(80) năm 2016 
_____________________________________________________________________________________________________________ 
100 
PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH SINH THÁI 
KHU RAMSAR BA BỂ (TỈNH BẮC KẠN) 
PHẠM XUÂN HẬU* 
TÓM TẮT 
Khu Ramsar Ba Bể ở tỉnh Bắc Kạn - một địa danh nổi tiếng, điểm đến du lịch hấp 
dẫn du khách - với những cảnh đẹp diệu kì được mệnh danh là “viên ngọc xanh” giữa đại 
ngàn. Tuy nhiên, việc khai thác những lợi thế của điểm đến vẫn còn rất khiêm tốn. Bài viết 
nghiên cứu thực trạng và đề xuất những giải pháp phát triển phù hợp, bền vững về điểm 
đến du lịch hấp dẫn này để đáp ứng nhu cầu của du khách trong và ngoài nước, góp phần 
phát triển kinh tế địa phương. 
Từ khóa: điểm đến du lịch, du lịch Hồ Ba Bể, khu Ramsar Ba Bể. 
ABSTRACT 
Developing sustainable ecotourism at the Ramar Ba Be (Bac Kan province) 
Ramsar Ba Be, Bac Kan province is a famous landmark, a tourist attraction with 
marvellous sceneries named as “a green pearl” in the forest. However, the exploitation of 
advantages of this attraction is still very modestThe article examines the reality and 
suggests appropriate solutions for the sustainable development of this tourist attraction to 
meet the needs of both domestic and foreign tourists, contributing to local economic 
development 
Keywords: tourism destination, Ba Be Lake tourism, Ramsar Ba Be. 
* PGS TS, Trường Đại học Văn Hiến; Email: haupx@ier.edu.vn 
1. Đặt vấn đề 
Khu Ramsar Ba Bể, nguyên là 
Vườn quốc gia Ba Bể thuộc tỉnh Bắc 
Kạn, được thành lập theo Quyết định số 
83/TTg ngày 10 tháng 11 năm năm 1992 
của Thủ tướng Chính phủ. Ngày 
02/02/2011, Ba Bể chính thức được công 
nhận là khu Ramsar thứ 1.938 của thế 
giới và trở thành khu Ramsar thứ 3 của 
Việt Nam. Nơi đây là khu vực điển hình 
về đa dạng sinh học, có nhiều nét đặc 
trưng của hệ sinh thái rừng thường xanh 
trên núi đá vôi và hồ trên núi, rừng 
thường xanh đất thấp. Trung tâm của khu 
là hồ Ba Bể với chiều dài 8 km, chiều 
rộng 800 m. Nằm ở độ cao 145 m so với 
mặt nước biển, hồ Ba Bể là hồ tự nhiên 
trên vùng núi đá vôi vốn có rất nhiều 
hang động Caxtơ. Hồ có cảnh đẹp diệu 
kì, hấp dẫn do thiên nhiên ban tặng, được 
mệnh danh là “viên ngọc xanh” giữa đại 
ngàn. Nơi đây đã và đang trở thành một 
điểm du lịch sinh thái hấp dẫn du khách. 
Trong nhiều năm qua, việc bảo tồn hệ 
sinh thái, đa dạng sinh học phục vụ phát 
triển du lịch đã đem lại lợi ích kinh tế cho 
địa phương. Tuy nhiên, vẫn còn những 
thách thức như: Tình trạng khai thác bừa 
bãi tài nguyên rừng làm mất cân bằng 
sinh thái; đe dọa về đa dạng sinh học; 
nguy cơ ô nhiễm môi trường nước 
nghiêm trọng khu vực hồ từ phương tiện 
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Phạm Xuân Hậu 
_____________________________________________________________________________________________________________ 
 101
(ghe, xuồng) vận chuyển khách du lịch, 
thuốc bảo vệ thực vật, rác thải và chất 
thải xả xuống bồi lấp lòng hồ Vì vậy, 
cần có kế hoạch đánh giá, khai thác hợp 
lí tài nguyên, bảo vệ môi trường, bảo tồn 
cảnh quan đa dạng sinh học cho phát 
triển du lịch, đồng thời, xúc tiến thực 
hiện những giải pháp phù hợp, đúng quy 
luật để đảm bảo điểm đến du lịch sinh 
thái này phát triển bền vững. 
2. Những lợi thế so sánh về tài 
nguyên du lịch 
Khu Ramsar Ba Bể nằm ở tọa độ 
105°36′55″ kinh Đông, 22°24′19″ vĩ Bắc, 
nằm trên địa bàn 5 xã: Nam Mẫu, Khang 
Ninh, Cao Thương, Quảng Khê, Cao Trĩ 
thuộc huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn (cách 
thị xã Bắc Kạn 50 km). Toàn khu có diện 
tích 7.610 ha, trong đó có 3.226 ha là 
phân khu bảo vệ nghiêm ngặt; khu phục 
hồi tái sinh rộng 4.083,4 ha; khu dịch vụ 
hành chính 301,4 ha, đặc biệt có Hồ Ba 
Bể nằm ở độ cao 145m so với mặt nước 
biển, diện tích mặt hồ khoảng 500 ha 
được bao bọc bởi những dãy núi đá vôi 
có nhiều suối ngầm, hang động và cảnh 
quan rừng nhiệt đới nguyên sinh ven hồ. 
2.1. Lợi thế về tài nguyên phát triển du 
lịch 
* Về tự nhiên và tài nguyên thiên 
nhiên: Nguồn sinh vật đa dạng, phong 
phú: 
Về hệ thực vật: Có 1.281 loài thực 
vật thuộc 162 họ, 672 chi, 600 loài cây 
thân gỗ (thuộc 300 chi, 114 họ khác 
nhau), trong đó có nhiều loài thực vật 
quý hiếm có giá trị được ghi vào Sách đỏ 
của Việt Nam và thế giới. Có nhiều loài 
cây gỗ quý, hiếm như: Nghiến, Đinh, 
Lim, Trúc dây. Nơi đây đã được các nhà 
khoa học trong và ngoài nước đánh giá là 
trung tâm đa dạng và đặc hữu cao nhất về 
loài Lan không chỉ của Việt Nam mà còn 
của cả toàn vùng Đông Nam Á (có 182 
loài lan, một số loài lan là đặc hữu, chỉ 
phát hiện thấy duy nhất ở vùng này). 
Hệ động vật, có 81 loài thú (22 loài 
có tên trong Sách đỏ Việt Nam); 27 loài 
bò sát; 17 loài lưỡng cư; 322 loài chim (7 
loài có tên trong Sách đỏ Việt Nam); 553 
loài côn trùng và nhện. Cá ở hồ và các 
sông suối phụ cận được đánh giá là 
phong phú nhất trong các hồ Việt Nam 
với khoảng 106 loài (11 loài có tên trong 
Sách đỏ Việt Nam), trong khi hồ Lắc chỉ 
có 35 loài, hồ Tây: 36 loài, hồ Châu 
Trúc: 47 loài. Đặc biệt ở đây là sự có mặt 
của một số loài đang bị đe dọa trên toàn 
cầu như Voọc đen má trắng 
(Trachypithecus francoisi), Cầy vằn bắc 
(Hemigalus owstoni) là những loài rất 
quý hiếm nhưng số lượng tồn tại không 
nhiều. 
Cảnh quan thiên nhiên đẹp, hấp dẫn 
hơn hẳn nhiều nơi khác: Cảnh quan hồ và 
ven Hồ Ba Bể với vẻ đẹp hoang sơ và thơ 
mộng, không khí mát lạnh, dễ chịu. Vào 
sáng sớm, khi sương chưa tan, hồ mang 
vẻ đẹp huyền bí của một “bức tranh thủy 
mặc”; thác Đầu Đẳng dài 2 km, cách thị 
trấn Chợ Rã (huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn) 
16 km, thác nằm trên dòng sông Năng, 
nơi tiếp giáp giữa tỉnh Bắc Kạn với tỉnh 
Tuyên Quang. Đây là một thác nước 
ngoạn mục, kì vĩ được hình thành giữa 
hai dãy núi đá vôi có độ dốc lớn. Cảnh 
quan các khu rừng nguyên sinh hòa 
quyện tạo ấn tượng khó quên khi được 
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Số 2(80) năm 2016 
_____________________________________________________________________________________________________________ 
102 
chiêm ngưỡng. Kế đến là động Puông 
nằm trên dòng sông Năng, cách thị trấn 
Chợ Rã 5 km. Ðộng Puông là một điểm 
du lịch sinh thái đặc biệt, độc đáo và rất 
hấp dẫn khách du lịch. Cảnh quan các 
làng bản cư trú của các dân tộc như một 
bức tranh đầy sắc màu đặc trưng của các 
dân tộc. 
* Về nhân văn: Khu Ramsar Ba Bể 
là địa bàn cư trú của nhiều dân tộc khác 
nhau (Tày, Nùng, Dao, Sán Chỉ) còn duy 
trì nhiều di tích lịch sử văn hóa, phong 
tục tập quán, lễ hội, nghề truyền thống và 
sản phẩm ẩm thực đặc sắc. Nếu ở đồng 
bằng Bắc bộ có lễ hội Tịch Điền, ở ven 
biển miền Trung có lễ hội Cầu ngư, 
người Thái Tây Bắc có lễ hội Cầu An, 
người Mường có hội Khai Hạ, thì cộng 
đồng người ở đây có lễ hội Lồng Tồng 
(Hội xuống đồng diễn ra trong hai ngày 
mùng 9 và mùng 10 Tết Âm lịch hàng 
năm). Đây là lễ hội lớn có ý nghĩa tâm 
linh sâu sắc, cũng vừa là ngày hội để bắt 
đầu một năm mới lao động, sản xuất của 
cư dân nông nghiệp vùng cao với những 
trò chơi như ném còn, bịt mắt đập niêu, 
bịt mắt bắt dê, hòa cùng không khí rộn 
ràng của những điệu then, tiếng đàn tính 
và cả những làn điệu “nàng ới”, “cọi” 
giao duyên của các chàng trai, cô gái 
Tày tham gia lễ hội. 
Những đặc sản nơi đây phải kể đến: 
Cá nướng, món ăn khoái khẩu của nhiều 
du khách bởi hương vị thơm nồng, hấp 
dẫn, có thể ăn cả thịt lẫn xương; món tôm 
chua ăn với với thịt chân giò hoặc ba chỉ 
luộc; thịt heo gác bếp, người Tày thường 
để dành trong nhà và chỉ đem ra dùng 
trong những dịp lễ tết hay chiêu đãi 
khách quý; chuối hột rừng hồ Ba Bể được 
dùng để làm thuốc và quà biếu; rau dớn 
là một loại rau rừng dùng để chữa bệnh 
nên rất được ưa chuộng; xôi nếp nương 
được làm từ gạo nếp nương, vị nếp thơm 
ngon khác biệt. 
2.2. Ghi nhận kết quả từ những đánh 
giá của khách du lịch 
Kết quả nhận được từ chuyến du 
lịch kết hợp tiến hành khảo sát du khách 
của nhóm nghiên cứu với số lượng 115 
khách (P = 115), trong đó có 20 khách 
quốc tế (KQT), 95 khách nội địa (KNĐ), 
vào các ngày 15, 16, 17 tháng 7 năm 
2014 tại khu Ramsar Ba Bể. Trong số du 
khách đến khu Ramsar được khảo sát, có 
08/20 KQT và 15/95 KNĐ đến lần thứ 2. 
Những cảm nhận và đánh giá của du 
khách như sau (xem bảng 1): 
Bảng 1. Đánh giá của du khách về các cảnh quan khu Ramsar 
P=115; KQT: 20; KNĐ:95; SL: Người; Tỉ lệ: %/số khách 
STT Nội dung K DL Rất hấp dẫn Hấp dẫn 
Kém hấp 
dẫn 
Không hấp 
dẫn 
 SL (%) SL (%) SL (%) SL % 
01 
Cảnh quan hồ 
và ven hồ Ba 
Bể 
QT 
NĐ 
11 
20 
55,00 
21,05 
09 
60 
45,00 
63,16 
00 
15 
00,00 
15,80 
00 
00 
00,00 
00,00 
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Phạm Xuân Hậu 
_____________________________________________________________________________________________________________ 
 103
02 
Cảnh quan 
các khu rừng 
nguyên sinh 
QT 
NĐ 
17 
12 
85,00 
12,63 
03 
75 
15,00 
78,96 
00 
08 
00,00 
08,41 
00 
00 
00,00 
00,00 
03 
Cảnh quan 
các làng bản 
cư trú của các 
dân tộc 
QT 
NĐ 
15 
35 
75,00 
36,85 
03 
27 
15,00 
28,42 
02 
10 
10,00 
10,52 
00 
23 
00,00 
24,21 
04 
Các di tích 
lịch sử văn 
hóa, lễ hội, 
làng nghề 
QT 
NĐ 
16 
21 
80,00 
22,10 
03 
40 
15,00 
42,10 
01 
21 
05,00 
22,10 
00 
13 
00,00 
13,70 
Nguồn: Tổng hợp từ kết quả khảo sát tháng 7/2014 
Bảng 1 cho thấy tỉ lệ cảm nhận và 
đánh giá của du khách quốc tế và nội địa 
có những khác biệt khá rõ về những giá 
trị của một số cảnh quan điển hình tại 
khu Ramsar Ba Bể về mức độ hấp dẫn, 
như cảnh quan hồ và ven hồ, 55% KQT 
đánh giá là rất hấp dẫn, nhưng KNĐ chỉ 
21,05%. Tương tự, về cảnh quan rừng là 
85% so với 12,63%; các di tích lịch sử 
văn hóa, lễ hội: 80% và 22,10%; cảnh 
quan các làng bản dân tộc: 75% và 
36,85%. Đặc biệt là không có KQT nào 
đánh giá các cảnh quan không hấp dẫn; 
trong khi đó có 24,21% và 13,70% KNĐ 
cho rằng cảnh quan làng bản dân tộc và 
các di tích lịch sử văn hóa là không hấp 
dẫn. 
Có nhiều nguyên nhân được ghi 
nhận từ kết quả trên, nhưng nguyên nhân 
chính là do: 
- KNĐ đã quen thuộc với nhiều cảnh 
quan tương tự ở các địa phương trong 
nước. Khách quốc tế ít được thưởng thức 
những cảnh quan như vậy nên có cảm 
nhận sâu sắc hơn, đánh giá cao hơn. 
- KNĐ chưa quen tham gia các hoạt 
động du lịch mạo hiểm (đi bộ khám phá 
rừng rậm, núi cao hiểm trở, nên cảm 
nhận và đánh giá về cảnh quan rừng thấp. 
Với khách quốc tế thì ngược lại. 
- Quan niệm của khách du lịch nội 
địa và quốc tế đôi khi có sự khác biệt về 
mục tiêu và hưởng thụ trong và sau 
chuyến du lịch. 
3. Nhận diện những hoạt động du 
lịch tại điểm đến (khu Ramsar) 
Lượng khách du lịch trong và ngoài 
nước đến khu Ramsar trung bình tăng 
khoảng 15% so với năm trước. Từ đầu năm 
2015 đến nay, khu Ramsar Ba Bể đón 
khoảng 37.000 lượt khách. Để tăng sức 
cuốn hút du khách, ngành du lịch đã tổ 
chức nhiều hoạt động văn hóa, đặc biệt là 
trong những dịp nghỉ lễ Tết, nên lượng du 
khách đến tăng đột biến, các phòng nghỉ 
khách sạn (hơn 50 phòng), xuồng máy (50 
xuồng) luôn hoạt động hết công suất. Về tổ 
chức hoạt động kinh doanh du lịch, tại khu 
có các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành, 
như: Công ti Du lịch và Xuất nhập khẩu 
Bắc Kạn (đường Trường Chinh, thị xã Bắc 
Cạn), Văn phòng Du lịch và Thương mại 
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Số 2(80) năm 2016 
_____________________________________________________________________________________________________________ 
104 
Bắc Kạn (thị xã Bắc Kạn). 
Hiện nay, khu Ramsar Ba Bể đã và 
đang thực hiện quy hoạch chi tiết, đầu tư 
nâng cấp cơ sở hạ tầng vất chất kĩ thuật 
(đường giao thông, phương tiện vận 
chuyển, các dịch vụ du lịch...), phục vụ ba 
hình thức du lịch tham quan (đi thuyền 
tham quan trên hồ); du lịch bản địa (tham 
quan thưởng thức sản phẩm văn hóa của 
các dân tộc); du lịch mạo hiểm (đi bộ 
trong rừng - khám phá thiên nhiên). Các 
dịch vụ lưu trú xây dựng tương đối hoàn 
thiện, đảm bảo chất lượng như Nhà khách 
Vườn Quốc gia Ba Bể với quy mô rộng 
(1054 m2) có 54 phòng. Hai nhà hàng 
ASIM và RAMSAR có thể phục vụ tối đa 
300 khách/lượt; hội trường, phòng họp với 
không gian hợp lí để tổ chức các buổi hội 
thảo, hội nghị. Khách sạn Núi Hoa tọa lạc 
ngay trung tâm phố núi thơ mộng, với 50 
phòng đạt tiêu chuẩn 3 sao, rất thuận tiện 
cho du khách đến tham quan, nghỉ dưỡng 
hay công tác. Khách sạn Hoa Sim nằm ở 
ngã ba Chợ Rã – trung tâm huyện Ba Bể, 
được xây dựng theo phong cách hiện đại. 
Khách sạn Phja Bjooc với đội ngũ nhân 
viên phục vụ chuyên nghiệp, thái độ tận 
tình, chu đáo. Ngoài ra, còn có một số cơ 
sở khác như Khách sạn Thùy Dung (thị 
trấn Chợ Rã, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn) 
có đủ tiêu chuẩn để đón tiếp khách du lịch 
quốc tế và trong nước. 
Bảng 2. Đánh giá của du khách về một số dịch vụ du lịch 
tại khu Ramsa Ba Bể qua một số chỉ tiêu 
P = 115 (KQT: 20; KNĐ: 95); SL: người; Tỉ lệ:%/số khách 
STT Nội dung K DL Tốt, phù hợp 
Chấp 
nhận được 
Kém, tạm 
chấp nhận 
Không 
chấp 
nhận 
 SL % SL % SL % SL % 
01 Dịch vụ vận chuyển 
đưa đón khách 
QT 
NĐ 
02 
10 
10,00 
10,49 
08 
35 
40,00 
36,82 
07 
28 
35,00 
29,49 
03 
22 
15,00 
23,20 
02 Dịch vụ lưu trú (KS, phòng trọ) 
QT 
NĐ 
02 
15 
10,00 
15,80 
08 
55 
40,00 
57,90 
09 
15 
45,00 
15,80 
01 
10 
05,00 
10,50 
03 Các sản phẩm, hàng 
hóa lưu niệm 
QT 
NĐ 
12 
25 
60,00 
26,30 
06 
47 
30,00 
49,50 
02 
23 
10,00 
24,20 
00 
00 
00,00 
00,00 
04 
Dịch vụ ăn uống, 
giải khát, chăm sóc 
sức khỏe 
QT 
NĐ 
09 
40 
45,00 
42,10 
10 
25 
50,00 
26,30 
01 
20 
05,00 
21,10 
00 
10 
00.00 
10,50 
05 
Đội ngũ nhân viên 
phục vụ trong thời 
gian lưu lại khu 
QT 
NĐ 
00 
06 
00,00 
06,30 
12 
35 
60,00 
36,80 
08 
45 
40,00 
47,40 
00 
09 
00,00 
09,50 
06 
Môi trường du lịch 
(môi trường sống, 
an ninh, an toàn) 
QT 
NĐ 
02 
23 
10,00 
24,20 
12 
45 
60,00 
47,40 
06 
12 
30,00 
12,60 
00 
15 
00,00 
15,80 
Nguồn: Tổng hợp từ kết quả khảo sát tháng 7/2014 
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Phạm Xuân Hậu 
_____________________________________________________________________________________________________________ 
 105
Đánh giá về chất lượng các dịch vụ, 
bảng 2 cho thấy hầu hết các dịch vụ tại 
thời điểm du khách tham gia chương 
trình du lịch chỉ dừng ở mức độ chấp 
nhận được và tạm chấp nhận, số du khách 
đánh giá mức tốt và phù hợp thấp, cụ thể: 
dịch vụ vận chuyển đưa đón khách chỉ 
10% KQT, 10,49% KNĐ; tương tự, đội 
ngũ nhân viên phục vụ 0%/ 6,30%; môi 
trường 2%/24,20%. Riêng về sản phẩm 
hàng hóa lưu niệm và dịch vụ ăn uống 
được KQT đánh giá cao (60% và 45%). 
4. Để điểm đến du lịch sinh thái khu 
Ramsar Ba Bể phát triển bền vững 
4.1. Định hướng phát triển cho điểm 
đến du lịch 
* Phát triển các sản phẩm và loại 
hình du lịch 
Với những lợi thế về tiềm năng, 
ngành du lịch cần đầu tư nhân lực, vật 
lực phát triển và nâng cao chất lượng sản 
phẩm và các loại hình du lịch ưu thế: 
- Du lịch tham quan, nghỉ dưỡng: 
tham quan những cảnh đẹp hoang sơ của 
hồ Ba Bể, những hoạt động du thuyền 
trên mặt hồ vào sáng sớm, ngắm bức 
tranh thủy mặc hữu tình, nghe những câu 
chuyện cổ tích về hồ, huyền thoại về ao 
Tiên, truyền thuyết về sự hình thành Ba 
Bể được khắc trên tấm bia đá niên hiệu 
Khải Định thứ 9 (năm 1925), hoặc thực 
hiện những ngày nghỉ dưỡng, chữa bệnh 
cho những du khách lớn tuổi, cán bộ hưu 
trí để duy trì, nâng cao sức khỏe, tại các 
khu rừng nguyên sinh, ven hồ. 
- Du lịch nghiên cứu học tập: Dành 
cho du khách là các nhà khoa học chuyên 
ngành, cho các học viên cao học, nghiên 
cứu sinh khảo sát thực hiện đề tài luận 
văn, luận án (thạc sĩ, tiến sĩ), thực hiện 
các nghiên cứu về lịch sử hình thành (địa 
chất, địa mạo, cảnh quan, dân cư - dân 
tộc...), các hệ sinh cảnh của khu. Tổ chức 
các hoạt động học tập (thực tế - thực địa), 
tổ chức trại hè cho học sinh - sinh viên, 
giúp các em hiểu biết thêm về cảnh đẹp 
đất nước, văn hóa của các dân tộc, tình 
yêu thiên nhiên và nâng cao ý thức trách 
nhiệm bảo vệ môi trường. 
- Du lịch mạo hiểm: Dành cho du 
khách (đặc biệt là khách quốc tế) có nhu 
cầu hoạt động khám phá mạo hiểm như 
leo núi, lướt thuyền trên hồ, đi bộ trong 
rừng nguyên sinh để trải nghiệm và 
hưởng thụ những sản phẩm du lịch độc 
đáo. 
* Thiết lập hoàn thiện các tuyến - 
điểm du lịch 
- Các tuyến - điểm du lịch nội bộ: 
+ Du lịch sông, hồ: Kết hợp các 
điểm từ bến thuyền Buốc Lốm - động 
Puông - bản làng ven sông Năng (Bản 
Cám, Bản Tàu) - thác Đầu Đẳng - hồ 
thủy điện Na Hang (Tuyên Quang), tuyến 
này đi qua nhiều địa danh khác nhau, nên 
du khách sẽ được khám phá nhiều cảnh 
quan và sản phẩm du lịch đặc trưng của 
mỗi điểm đến. Các điểm kết hợp hồ Ba 
bể - đảo Bà Góa - đền An Mã - ao Tiên, 
với hành trình nội bộ, du khách sẽ được 
chiêm ngưỡng, thưởng thức cảnh quan 
thiên nhiên và nhân văn xen kẽ (cảnh 
quan hồ, đền chùa, đảo, cảnh quan ven 
hồ...). 
+ Du lịch rừng: Kết hợp hành trình 
đi bộ trong rừng nguyên sinh khu 
Ramsar, các chòi quan sát ngắm cảnh ven 
hồ và làng bản của các dân tộc. Trong 
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Số 2(80) năm 2016 
_____________________________________________________________________________________________________________ 
106 
hành trình di chuyển bộ hành, du khách 
được thưởng thức cảnh quan rừng nguyên 
sinh với thảm thực vật rừng và động vật 
quý hiếm còn tồn tại; đứng trên chòi quan 
sát, ngắm toàn cảnh hồ và địa bàn cư trú 
của dân tộc ít người khá đặc sắc, hấp dẫn. 
+ Du lịch làng bản: Ngắm cảnh các 
làng bản ven hồ (bản Pác Ngòi - phía 
Nam hồ; bản Bó Lù - phía Tây Nam hồ; 
bản Cốc Tộc - phía Tây Nam hồ) và làng 
bản trên núi (bản Nà Cọ, bản Nà Niểng, 
bản Vài, bản Nà Hái, bản Cám, bản Hin 
Đăm, bản Đán Mẩy, bản Khau Qua, bản 
Nặm Dài; qua và ghé thăm các bản - 
làng, du khách sẽ trực tiếp thấy được 
những nét độc đáo (phong tục, tập quán 
sinh hoạt...), thưởng thức những sản 
phẩm ẩm thực đặc trưng của các dân tộc 
khác nhau. 
+ Tham quan các điểm lân cận hồ 
Ba Bể: Động Nà Phoòng (trụ sở Đài tiếng 
nói Việt Nam 1950-1954); động Hua Mạ 
(xã Quảng Khê); thác Bạc (xã Hoàng 
Trĩ); di tích trụ sở Đài tiếng nói Việt 
Nam năm 1947 (bản Vài, xã Khang 
Ninh). 
+ Tuyến du lịch thị xã Bắc Kạn - 
ATK Chợ Đồn - khu Ramsar Ba Bể: Từ 
địa phận huyện Chợ Đồn, dọc theo đường 
xã Nam Cường, du khách sẽ sang địa 
phận huyện Ba Bể, đến với khu Ramsar 
Ba Bể ở phía Tây Bắc huyện (cách thị xã 
Bắc Kạn 68 km theo hướng Tây Bắc, 
cách thủ đô Hà Nội 250 km về phía Bắc). 
- Các tuyến - điểm du lịch phụ cận 
- liên vùng 
+ Tuyến thị xã Bắc Kạn - hồ Ba Bể 
- hồ thủy điện Na Hang (Tuyên Quang), 
Bắc Mê (Hà Giang): Dọc theo tuyến, du 
khách được tham quan cảnh đẹp thiên 
nhiên, quan sát nhiều loại động thực vật 
quý hiếm được ghi vào Sách đỏ thế giới. 
Trên du thuyền trong lòng hồ thủy điện 
Na Hang, du khách sẽ được thức món cá 
Tầm ngon nổi tiếng, chiêm ngưỡng sự kì 
vĩ của công trình thủy điện Na Hang. Tại 
Bắc Mê, du khách không những được 
khám phá, tìm hiểu thắng cảnh, di tích 
lịch sử - văn hóa - khảo cổ, hệ thống 
hang động phong phú mà còn được hòa 
mình vào cuộc sống mang đậm bản sắc 
văn hóa dân tộc nơi đây. 
+ Tuyến Hà Nội - khu Ramsar Ba 
Bể: Điểm khởi hành từ Hà Nội đưa du 
khách đi tham quan động Hua Mạ, một 
trong những động đẹp nhất của Hồ Ba 
Bể được ví như Phong Nha - Kẻ Bàng 
của núi rừng Đông Bắc. Tiếp tục hành 
trình trên thuyền qua các đảo Bà Góa, An 
Mã, động Puông, ao Tiên... chiêm 
ngưỡng những thác nước, thung lũng sâu 
thẳm, hang động tự nhiên và hồ Ba Bể 
nhỏ. 
+ Tuyến Hà Nội - khu Ramsar Ba 
Bể - thác Bản Giốc (Cao Bằng): Xuất 
phát từ Hà Nội đi Bắc Kạn, qua các địa 
danh Buốc Lốm, hồ Ba Bể, tham quan hồ 
Ba Bể bằng thuyền với những cảnh điểm 
đặc sắc như: động Puông, thác Đầu 
Đẳng, ao Tiên, đảo An Mạ, đảo Bà 
Góa Tiếp tục hành trình, du khách sẽ 
đến Cao Bằng, đến với thác Bản Giốc 
(thác đẹp nhất Việt Nam và là thác lớn 
nhất Đông Nam Á); thăm hang Pắc Pó, 
suối Lê-nin. 
4.2. Những giải pháp phát triển bền 
vững diểm đến du lịch khu Ramsar Ba 
Bể 
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Phạm Xuân Hậu 
_____________________________________________________________________________________________________________ 
 107
Nhận diện về thực trạng và căn cứ 
vào những đánh giá của du khách để lập 
kế hoạch chiến lược phát triển không 
gian du lịch sinh thái bền vững là mục 
tiêu chiến lược của các quốc gia và các tổ 
chức bảo tồn thiên nhiên quốc tế. Vì vậy, 
để đảm bảo không gian du lịch khu 
Ramsar Ba Bể luôn bền vững và có sức 
thu hút du khách, chúng tôi thiết nghĩ cần 
phải thực hiện những giải pháp sau: 
- Đánh giá toàn diện kết quả thực 
hiện dự án phát triển du lịch, xây dựng cơ 
chế tài chính bền vững từ việc quản lí 
hiệu quả hệ sinh thái đất ngập nước tại 
khu Ramsar Ba Bể do quỹ môi trường 
toàn cầu (GEF) thông qua chương trình 
phát triển Liên hiệp quốc (UNDP) tài trợ. 
Đồng thời xây dựng đề án huy động tạo 
nguồn tài chính ổn định cho các hoạt 
động sản xuất, bảo tồn hệ sinh thái và các 
cảnh quan tự nhiên, nhân văn. 
- Tổ chức các hình thức bồi dưỡng 
nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các 
cơ quan quản lí hành chính, quản lí ngành 
các cấp ở địa phương trong việc thực 
hiện nghiêm ngặt các quy định bảo tồn 
các vùng sinh thái đặc biệt, bảo vệ đa 
dạng sinh học theo Công ước Ramsar 
quốc tế mà các quốc gia đã tham gia kí 
kết. 
- Hoàn thiện quy hoạch tổng thể về 
không gian hoạt động du lịch phù hợp với 
kế hoạch bảo tồn hệ sinh thái đặc biệt và 
phát triển kinh tế theo các kế hoạch (ngắn 
hạn, trung hạn, dài hạn) trên quan điểm 
sinh thái - phát triển bền vững. 
- Tổ chức tập huấn nâng cao năng lực 
cho cán bộ quản lí, lao động ở Khu về 
các kĩ năng cần thiết như: cách quản lí, 
lập kế hoạch, xây dựng chiến lược kinh 
doanh du lịch, giám sát, bảo tồn đa dạng 
sinh học, bảo vệ môi trường. 
- Thực hiện chiến lược liên kết vùng 
(các địa phương lân cận,vùng đệm) trong 
sử dụng nhân lực - vật lực với tinh thần 
trách nhiệm chung là: 
+ Cộng đồng trách nhiệm trong kế 
hoạch khai thác và bảo tồn. 
+ Mục tiêu cùng đem lại hiệu quả 
kinh tế cao, nhưng phải đảm bảo không 
phá vỡ cân bằng sinh thái, đa dạng sinh 
học trong vùng và khu vực. 
+ Xây dựng mô hình kết nối tạo 
mạng lưới các tuyến du lịch tổng hợp, 
nhiều ý nghĩa, trên nền tảng phát huy ưu 
thế của sản phẩm du lịch đặc thù địa 
phương. 
- Tăng cường và thường xuyên đầu 
tư cho cộng đồng cư dân địa phương và 
vùng phụ cận về nhân lực, vật lực để đảm 
bảo việc duy trì, phát huy truyền thống 
văn hóa vốn có, tạo được không gian văn 
hóa đặc thù để thu hút du khách. 
- Dựa trên nền tảng những văn bản 
pháp luật, quy định của Nhà nước và tổ 
chức quốc tế, xây dựng các quy định nội 
bộ phù hợp trong việc sử dụng tài 
nguyên. Đặc biệt chú ý giáo dục nâng cao 
nhận thức và trách nhiệm cho cộng đồng 
dân cư địa phương, khách du lịch, các 
doanh nghiệp du lịch về bảo tồn, bảo vệ 
vệ môi trường khi sử dụng tài nguyên 
trong các hoạt động du lịch. 
- Tập trung hoàn thiện mạng lưới, 
hiện đại hóa, nâng cao năng lực hoạt 
động của hệ thống cơ sở hạ tầng, vật chất 
kĩ thuật, đáp ứng nhu cầu trong quản lí 
điều hành và các hoạt động du lịch (hệ 
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Số 2(80) năm 2016 
_____________________________________________________________________________________________________________ 
108 
thống giao thông từ bên ngoài tới; giao 
thông nội bộ và phương tiện vận chuyển); 
hệ thống thông tin liên lạc nội bộ, các cơ 
sở lưu trú, dịch vụ văn hóa thể thao, vui 
chơi giải trí phù hợp với loại hình du lịch 
sinh thái. 
- Nhân rộng mô hình “Du lịch có 
trách nhiệm”, thông qua các hoạt động du 
lịch kết hợp hoạt động giáo dục bảo vệ 
môi trường, vừa đảm bảo quyền lợi và 
trách nhiệm của cộng đồng dân cư địa 
phương, khách du lịch và doanh nghiệp 
du lịch về kinh tế, môi trường, bảo tồn hệ 
sinh thái, đa dạng sinh học. 
4. Kết luận 
Từ khi được công nhận và xếp 
trong hệ thống các khu Ramsar của thế 
giới, khu Ramsar Ba Bể đã trở thành 
điểm nhấn đặc biệt được các doanh 
nghiệp du lịch và du khách hướng tới. 
Trong thời gian qua, nơi đây đã trở thành 
điểm đến hấp dẫn thu hút du khách trong 
và ngoài nước bởi nét đặc sắc của cảnh 
quan thiên nhiên, văn hóa; những hoạt 
động gắn với phong tục, tập quán sản 
xuất, sinh hoạt của cộng đồng dân cư ở 
nhiều dân tộc. Những kết quả nghiên cứu 
về thực trạng và đánh giá của du khách 
cho thấy: 
- Để điểm đến khu Ramsar Ba Bể 
luôn là một khu du lịch sinh thái bền 
vững - điểm đến hấp dẫn thì trong bất kì 
hoàn cảnh nào, việc bảo tồn, duy trì hệ 
sinh thái bền vững cũng phải luôn được 
coi là nhiệm vụ hàng đầu. 
- Đảm bảo được sự phát triển bền 
vững, ngoài việc đem lại lợi ích kinh tế - 
xã hội cho địa phương, doanh nghiệp du 
lịch và du khách, nó còn đảm bảo thực 
hiện nghiêm ngặt những quy định của 
công ước Ramsar quốc tế về bảo tồn đa 
dạng sinh học các hệ sinh thái đặc thù 
của thế giới tại các quốc gia. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Cục Bảo vệ Môi trường (2002), Đánh giá các khía cạnh về văn hóa - xã hội của việc 
sử dụng đất ngập nước Việt Nam, Hà Nội, Việt Nam. 
2. Cục Bảo vệ Môi trường Việt Nam (2005), Tổng quan hiện trạng đất ngập nước sau 
15 năm thực hiện Công ước Ramsar, Hà Nội, Việt Nam. 
3. Phạm Thế Chinh và cộng sự (2005), Nghiên cứu giá trị tồn tại và tùy chọn tại Vườn 
Quốc gia Ba Bể, Trung tâm Nghiên cứu Sinh thái và Môi trường Rừng, Hà Nội. 
4. Trần Thu Hà và cộng sự (2005), Giá trị cảnh quan du lịch Vườn Quốc gia Ba Bể và 
khu du lịch Thác Bà, Trung tâm Nghiên cứu Sinh thái và Môi trường Rừng, Hà Nội. 
5. Phạm Xuân Hậu (2015), Phát triển du lịch sinh thái bền vững tại khu Ramsar Xuân 
Thủy, tỉnh Nam Định, Tạp chí Khoa học Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ 
Chí Minh, số 10 (76), 2015. 
6. Nước CHXHCN Việt Nam (2008), Luật Đa dạng sinh học, Nxb Chính trị Quốc gia, 
Hà Nội. 
(Ngày Tòa soạn nhận được bài: 17-11-2015; ngày phản biện đánh giá: 20-12-2015; 
ngày chấp nhận đăng: 24-02-2016) 

File đính kèm:

  • pdfphat_trien_ben_vung_diem_den_du_lich_sinh_thai_khu_ramsar_ba.pdf