Phân tích mạng: Ứng dụng nghiên cứu mạng lưới các điểm du lịch khách nội địa chủ động trải nghiệm tại Đà Nẵng

Nghiên cứu này sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng bằng cách ứng dụng phân tích

mạng để khảo sát 16 điểm du lịch ở thành phố Đà Nẵng có thể được du khách nội địa lựa chọn

trải nghiệm khi đi du lịch chủ động đã tạo nên một mạng lưới với đặc điểm như thế nào. Phương

pháp này cung cấp kỹ thuật đo lường để có được những thông số biểu thị mức độ liên kết giữa

các nút (các điểm du lịch) trong hệ thống mạng lưới 16điểm du lịch cũng như cấu trúc tổng thể

mạng lưới của nó. Kết quả nghiên cứu sẽ cho biết được mức độ gắn kết của toàn bộ những điểm

du lịch được khảo sát, các điểm du lịch có tính trung tâm, giữ vai trò quan trọng của mạng lưới. Từ

những kết quả đạt được, nghiên cứu này sẽ đưa ra những hàm ý quản lý về việc hoàn thiện, phát

triển những gói sản phẩm, dịch vụ cung cấp phù hợp theo các vị trí trong mạng lưới và các tuyến

du lịch khác nhau cũng như ý tưởng cho việc thiết kế hệ thống công nghệ thông tin phục vụ du

khách sử dụng công nghệ di động khi đi du lịch.

pdf 11 trang kimcuc 17700
Bạn đang xem tài liệu "Phân tích mạng: Ứng dụng nghiên cứu mạng lưới các điểm du lịch khách nội địa chủ động trải nghiệm tại Đà Nẵng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Phân tích mạng: Ứng dụng nghiên cứu mạng lưới các điểm du lịch khách nội địa chủ động trải nghiệm tại Đà Nẵng

Phân tích mạng: Ứng dụng nghiên cứu mạng lưới các điểm du lịch khách nội địa chủ động trải nghiệm tại Đà Nẵng
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG 
10 
PHÂN TÍCH MẠNG: ỨNG DỤNG NGHIÊN CỨU MẠNG LƯỚI CÁC ĐIỂM 
DU LỊCH KHÁCH NỘI ĐỊA CHỦ ĐỘNG TRẢI NGHIỆM TẠI ĐÀ NẴNG 
NETWORK ANALYSIS: APPLICATION OF NETWORK RESEARCH IN SURVEYING 
TRAVEL DESTINATIONS SELECTED BY DOMESTIC TOURISTS IN DA NANG 
TS. Nguyễn Thị Bích Thủy, PGS. TS. Nguyễn Phúc Nguyên, CN. Trần Thị Thanh Tùng 
TÓM TẮT 
Nghiên cứu này sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng bằng cách ứng dụng phân tích 
mạng để khảo sát 16 điểm du lịch ở thành phố Đà Nẵng có thể được du khách nội địa lựa chọn 
trải nghiệm khi đi du lịch chủ động đã tạo nên một mạng lưới với đặc điểm như thế nào. Phương 
pháp này cung cấp kỹ thuật đo lường để có được những thông số biểu thị mức độ liên kết giữa 
các nút (các điểm du lịch) trong hệ thống mạng lưới 16điểm du lịch cũng như cấu trúc tổng thể 
mạng lưới của nó. Kết quả nghiên cứu sẽ cho biết được mức độ gắn kết của toàn bộ những điểm 
du lịch được khảo sát, các điểm du lịch có tính trung tâm, giữ vai trò quan trọng của mạng lưới. Từ 
những kết quả đạt được, nghiên cứu này sẽ đưa ra những hàm ý quản lý về việc hoàn thiện, phát 
triển những gói sản phẩm, dịch vụ cung cấp phù hợp theo các vị trí trong mạng lưới và các tuyến 
du lịch khác nhau cũng như ý tưởng cho việc thiết kế hệ thống công nghệ thông tin phục vụ du 
khách sử dụng công nghệ di động khi đi du lịch. 
Từ khóa: trải nghiệm du lịch, mạng lưới điểm đến, du lịch, Đà Nẵng 
ABSTRACT 
This research exploits the quantitative method by applying network analysis to examine 16 travel 
spots in Da Nang which are proactively chosen by domestic travelers in order to discover the 
characteristics of the network created by these places. This method provides measurement 
techniques to collect data which decribes the connection level between 16 travel places and the 
overall network structure. Research results will explore the linkage between these places and the 
essential points in this network. In the light of this, this research will propose managerial solutions 
to develop and improve product and service packages suitable for different locations in the network 
and different tours as well as provide ideas for mobile phone applications. 
Keywords: Tourism, destination network, Danang, tourism experience. 
1. Giới thiệu 
Một điểm du lịch là được tạo nên từ tài 
nguyên du lịch và những dịch vụ kèm theo 
nhằm phục vụ khách du lịch trong hành trình 
của họ tại một điểm đến. Các tổ chức công 
chịu trách nhiệm về quản lý cũng như khai 
thác điểm đến du lịch và các tổ chức kinh 
doanh du lịch trong điểm đến xác định có 
nghĩa vụ phải thiết lập cơ sở vật chất và các 
hoạt động để đảm bảo sự định vị tốt trong 
một thị trường cạnh tranh khắc nghiệtvới 
nhiều điểm du lịch hấp dẫn (Beerli &Martin, 
2004). Trong các nghiên cứu du lịch, hầu hết 
là tập trung vào nghiên cứu hình ảnh và đặc 
điểm của điểm đến. Lý thuyết mạng lưới gần 
đây cũng được ứng dụng để nghiên cứu trong 
du lịch, tuy nhiên chủ yếu là tập trung vào 
nghiên cứu liên kết giữa các bên liên quan. 
Có rất ít nghiên cứu quan tâm đến các đặc 
tính mạng lưới trong các tuyến đường du lịch 
khác nhau giữa các điểm du lịch trong một 
điểm đến. 
Du lịch chủ động gần đây đã được 
quan tâm và phát triển đáng kể do số người 
mong muốn thực hiện một cuộc trải nghiệm 
du lịch độc lập và miễn phí về hướng dẫn 
ngày càng tăng và sự công nhận của cộng 
đồng địa phương về việc du lịch chủ động 
giúp thay đổi cơ cấu kinh tế, giảm tương đối 
TS. Nguyễn Thị Bích Thủy, PGS. TS. 
Nguyễn Phúc Nguyên, CN. Trần Thị Thanh 
Tùng, Trường Đại học Kinh tế - ĐHĐN 
TẠP CHÍ KHOA HỌC KINH TẾ - SỐ 5(02) - 2017 
11 
tỷ trọng ngành nông nghiệp (Hardy, 2003). 
Một trong những đặc điểm quan trọng của du 
lịch chủ động là khách du lịch có thể tự phát 
triển hành trình du lịch của riêng họ.Trên cơ 
sở đó, những con đường mà du khách thường 
đi theo hình thức chủ động có thể phát triển 
thành các tuyến đường du lịch. Tiếp theo là 
các điểm du lịch trong điểm đến này cần 
được định hình với các cơ sở vật chất du lịch 
thích hợp theo các đặc tính mạng lưới liên 
quan đến vị trí của nó trên các tuyến đường 
du lịch khác nhau. Sau đó các cơ quan quản 
lý du lịch, chính quyền địa phương, các hiệp 
hội du lịch có thể hoạch định những điểm du 
lịch mà tại đó họ nên xác định vị trí các cơ sở 
du lịch mới, chọn loại cơ sở nào nên được đặt 
ở đó và loại tuyến đường du lịch nào được 
xúc tiến, quảng bá rộng rãi. Để có những 
thông tin về các hành trình du lịch chủ động 
và đưa ra những quyết định quản lý hiệu quả 
tại một điểm đến như vậy chúng ta có thể 
thực hiện một cuộc điều tra để xác định các 
đặc tính của mạng lưới các điểm du khách 
chủ động lựa chọn trải nghiệm bằng việc áp 
dụng '' phân tích mạng '', là phương pháp 
được phát triển nghiên cứu cấu trúc mối quan 
hệ xã hội. Mặc dù được phát triển chủ yếu 
cho các nghiên cứu về xã hội học nhưng các 
chỉ số và kỹ thuật phân tích mạng lại rất phù 
hợp ứng dụng để nghiên cứu đặc điểm cấu 
trúc của một điểm đến có nhiều điểm du lịch. 
Nghiên cứu này sử dụng kỹ thuật và 
các chỉ số của phân tích mạng để thực hiện 
nghiên cứu đối với trường hợp thành phố Đà 
Nẵng, một điểm đến du lịch có nhiều điểm 
thăm quan mà du khách khi đi du lịch chủ 
động có thể tự do lựa chọn trải nghiệm để 
nghiên cứu. Với kết quả có được sẽ giúp đưa 
ra các giải pháp phát triển mạng lưới các điểm 
du lịch cả về gói sản phẩm, tour du lịch và hệ 
thống công nghệ di động hỗ trợ du khách. Các 
câu hỏi nghiên cứu cụ thể như sau: 
- Mười sáu điểm du lịch tại Đà Nẵng 
đã được du khách nội địa chủ động lập kế 
hoạch lựa chọn cho hành trình trải nghiệm 
của họ như thế nào? 
- Mạng lưới các điểm du lịch du khách 
trải nghiệm nói trên có cấu trúc và đặc điểm 
như thế nào (về mật độ, tính trung tâm, sự 
phân nhóm)? 
2. Du lịch chủ động 
Du lịch chủ động được hiểu là những 
người đi du lịch không thông qua các đại lý 
trung gian (công ty lữ hành), các công ty 
vận tải, hoặc các tổ chức khác... mà tự chọn 
chuyến hành trình, thời gian đitheo ý 
riêng của mình (Queensland Government, 
2012). Loại hình du lịch này cũng được hiểu 
như là du lịch tự lái (drive travel/automobile 
travel). Theo Olsen (2002), du lịch chủ động 
được định nghĩa là các cá nhân ''đi du lịch 
xa nhà trong ít nhất một đêm, đi nghỉ dưỡng 
hoặc thăm bạn bè và người thân bằng một 
chiếc xe thuê hoặc mượn làm phương tiện 
vận tải chính''. 
Du lịch chủ động ngày càng được lựa 
chọn của nhiều du khách vì những lý do 
sau: Thứ nhất, các chuyến du lịch chủ động 
sẽ mang đến cho du khách sự thoải mái và 
tự do để trải nghiệm bất kỳ hay toàn bộ các 
hoạt động mà họ muốn trong suốt chuyến 
đi. Thứ hai, họ sẽ là người tự đưa ra các 
quyết định liên quan đến việc lập kế hoạch 
và thực hiện chuyến đi của mình về thời 
gian, tài chính và cả những dịch vụ kèm 
theo trong suốt chuyến hành trình. Thứ ba, 
sự tồn tại của nhiều điểm du lịch trong 
hành trình của họ sẽ làm giảm rủi ro; nếu 
một số điểm du lịch làm họ thất vọng, họ 
có thể tiếp tục di chuyển và đạt được một 
trải nghiệm tích cực hơn tại điểm du lịch 
tiếp theo. Thứ tư, tính linh động trong việc 
tự lựa chọn điểm du lịch sẽ giúp du khách 
sử dụng chi phí và thời gian hiệu quả nhất. 
Bansal và Eiselt (2004) cho rằng quyết 
định trong du lịch của du khách đi theo hình 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG 
12 
thức chủ động được chia làm hai giai đoạn. 
Giai đoạn 1 là giai đoạn lập kế hoạch, trong 
đó du khách tốn khoảng thời gian đáng kể 
trước chuyến đi để quyết định các thông số 
cơ bản liên quan đến chuyến đi của họ.Giai 
đoạn 2 là giai đoạn trong suốt chuyến đi, với 
thời gian này họ hoàn toàn có thể thay đổi 
các chi tiết đã được quyết định trong giai 
đoạn lập kế hoạch. Vì thế, thông tin dành cho 
du khách tham khảo trong giai đoạn 2 cũng 
không kém phần quan trọng trong việc quyết 
định những điểm du lịch trải nghiệm của thị 
trường du lịch chủ động. 
3. Trải nghiệm du lịch 
Trải nghiệm của du khách hay trải 
nghiệm du lịch là yếu tố đóng góp quan trọng 
cho sự thành công của ngành du lịch 
(Zakrisson và Zillinger, 2012). Người tiêu 
dùng sẵn sàng trả giá cao cho trải nghiệm 
chất lượng đáng nhớ vì thế việc hiểu rõ về 
bản chất của trải nghiệm du lịch là rất quan 
trọng cho việc thiết kế, cung cấp sản phẩm, 
đưa đến những trải nghiệm tuyệt vời dành 
cho du khách và mang lại sự thành công cho 
ngành du lịch. 
Theo Fesenmaier và Tussyadiah 
(2007): Trải nghiệm của khách du lịch trong 
một điểm đến là kết quả của sự tương tác 
giữa du khách với cơ sở hạ tầng dịch vụ và 
môi trường điểm đến.Cutler và Carmichel 
(2010) đã thiết lập một mô hình trải nghiệm 
du lịch trên cơ sở những yếu tố tác động đến 
sự trải nghiệm và kết quả đạt được. Trong 
mô hình này, các trải nghiệm của du khách là 
tất cả những gì xảy ra trong suốt một chuyến 
du lịch, bao gồm: vị trí thăm viếng, các hoạt 
động tại vị trí đó và trở lại. Qua nghiên cứu 
này cho thấy rằng: việc tạo nên trải nghiệm 
du lịch thú vị cho du khách cần phải có sự 
kết hợp của tài nguyên du lịch, không gian tại 
điểm du lịch, cơ sở vật chất, sản phẩm dịch 
vụ, các hoạt động giải tríĐối với khách du 
lịch chủ động thì họ có thể quyết định tự đưa 
ra kế hoạch về hành trình du lịch của mình 
nhằm tạo nên những trải nghiệm độc đáo 
theo ý định của mình (Anderson, 2007).Vì 
thế, để mang đến những trải nghiệm tích cực 
cho khách thì điều quan trọng là phải biết du 
khách đến những đâu và khi nào trong chuyến 
hành trình của mình. Khách du lịch di chuyển 
đến và giữa các địa điểm khác nhau sẽ tạo ra 
một mạng lưới giúp kết nối những điểm trải 
nghiệm khác nhau tại các địa điểm đó.Từ đó, 
các cơ quan chức năng sẽ có cơ sở để cung 
cấp những yếu tố góp phần tạo nên những trải 
nghiệm đáng nhớ cho khách. 
4. Phân tích mạng lưới 
Theo Haythornthwaite (1996) phương 
pháp phân tích mạng lưới (hoặc phân tích 
mạng xã hội) là một cách tiếp cận và thiết lập 
các kỹ thuật được sử dụng để nghiên cứu sự 
trao đổi các nguồn lực giữa các tác nhân 
trong mạng lưới như các cá nhân con người, 
nhóm, tổ chức, thông tin. Như đã đề cập ở 
trên, gần đây phân tích mạng lưới cũng được 
mở rộng ứng dụng trong nghiên cứu về trải 
nghiệm của du khách. Nôị dung chính của 
phân tích maṇg lưới thường là nghiên cứu về 
các mối quan hệ hay hình thức liên kết giữa 
các tác nhân, điểm nút.Phân tích mạng lưới là 
một cách tiếp cận mới để mô tả cấu trúc của 
liên kết giữa các thực thể nhất định (cụ thể là 
các nút), áp dụng các tiến trình định lượng để 
tính toán các chỉ số khác nhau nhằm đánh giá 
các tính năng của toàn bộ mạng lưới và vị trí 
của các cá nhân trong cấu trúc mạng. Do đó 
phân tích mạng sử dụng một tập hợp các kỹ 
thuật tích hợp để rút ra những mô hình quan 
hệ giữa các đơn vi ̣ hoaṭ đôṇg và phân tích 
cấu trúc của chúng. Các phân tích được tiến 
hành bằng cách thu thập dữ liệu liên quan và 
tổ chức nó thành các ma trận để tính toán các 
thông số khác nhau như mật độ, vai trò trung 
tâm và sư ̣phân cuṃ. 
Như đã nêu, trọng tâm của phân tích 
mạng lưới là nghiên cứu mô hình của các mối 
TẠP CHÍ KHOA HỌC KINH TẾ - SỐ 5(02) - 2017 
13 
quan hệ. Đo lường tính trung tâm là rất cần 
thiết khi phân tích mạng lưới để trả lời các câu 
hỏi như: Những nút nào trong mạng là quan 
troṇg để đảm bảo rằng một thông điệp hoặc 
thông tin có thể lan truyền đến tất cả hoặc hầu 
hết các nút trong mạng lưới? Một điểm du lịch 
nào là trung tâm trong một cụm điểm du lịch? 
Những điểm du lịch nào là trung tâm trong 
một điểm đến du lịch? Những điểm nào được 
coi là điểm lân cận hay ở vùng ven? Phân tích 
tính trung tâm se ̃ tính toán môṭ số thông số 
chính bao gồm: kích thước (size), mâṭ đô ̣
(density), tính trung tâm (centrality), và sư ̣
phân cuṃ (clustering) cho thấy mức đô ̣ liên 
kết giữa các nút trong maṇg lưới (Rowley, 
1997; Burt, 1980; Galaskiewicz, 1979; Scott, 
2000; Krackhardt, 1990). 
4.1. Kích thước mạng (Network Size) 
Lý thuyết mạng lưới xác định kích 
thước của một mạng lưới là bao gồm nhiều 
tác nhân khác nhau (Burt 1980). Kích thước 
của một mạng có thể xem xét là số lươṇg các 
nút hay tác nhân trong môṭ maṇg lưới. Nó 
cũng có thể được xác điṇh (nhưng ít phổ biến 
hơn) bởi số cạnh của maṇg lưới, thường là 
dao động từ một đến số lươṇg tối đa các caṇh 
có thể có trong một đồ thị hoàn chỉnh (từ 1 
đến n). 
4.2. Mật độ (Density - Cc) 
Là một đặc tính của tổng thể mạng 
lưới để đo lường mức độ mà tất cả các tác 
nhân trong mạng được kết nối. Nó mô tả mức 
độ gắn kết toàn thể các tác nhân trong mạng. 
Mật độ được tính bằng tỷ lệ của số 
lượng các mối quan hệ thưc̣ tế của môṭ tác 
nhân trên tổng số các mối quan hệ có thể có 
nếu mỗi tác nhân này được gắn với toàn bô ̣
các thành viên khác (số liên kết tối đa).Một 
hệ thống hoàn chỉnh là một hê ̣thống trong đó 
tất cả các mối quan hệ có thể tồn tại (Rowley 
1997) và mật độ của mạng lưới là bằng 1 (De 
Benedictis và Tajoli, 2008).Ngoài ra, mật độ 
có thể phân biệt giữa mật độ bên trong (in-
closeness) và mật độ bên ngoài (out-
closeness) tương ứng với các kết nối bên 
trong và bên ngoài. Khái niệm về mật độ 
phản ánh ý tưởng rằng một nút là trung tâm, 
nếu nó có thể nhanh chóng tương tác với tất 
cả các các nút khác. 
Lý thuyết mạng cho rằng mật độ của 
một mạng lưới cung cấp một ý tưởng về sự 
gần gũi của các mối quan hệ và tầm quan 
trọng của nó đối với những người tham gia 
mạng lưới. Hệ quả của cấu trúc mạng lưới 
dày đặc se ̃ đem laị sư ̣ phổ biến hơn về các 
giá trị, chuẩn mực và chia sẻ thông tin.Khi 
các mạng trở nên dày đặc hơn (tiến đến gần 
1), các thông tin liên lạc (trao đổi thông tin) 
qua mạng trở nên thông suốt và hiệu quả 
hơn. Ngoài ra, khi mật độ mạng tăng lên, 
tiềm năng cho sự liên minh/hợp tác hình 
thành cũng tăng lên, đảm bảo cho việc đaṭ 
đươc̣ những kỳ vọng chung về trao đổi các 
nguồn lưc̣ phuc̣ vu ̣cho các hoaṭ đôṇg của các 
tổ chức. 
4.3. Tính trung tâm (Centrality): 
Tính trung tâm của mạng lưới đề cập 
đến vị trí tương đối của một tác nhân trong 
mạng lưới so với những người khác. Tính 
trung tâm taọ điều kiêṇ cho môṭ tác nhân có 
lơị thế thu hút các nguồn lưc̣ trong mối liên 
kết với các tác nhân khác (Freeman 1979). 
Nó đo lường mức độ giao tiếp của một tác 
nhân trong mạng lưới (John & Cole 1998). 
Tính trung tâm đề cập đến nguồn lưc̣ thu 
được thông qua cấu trúc của mạng lưới 
(Rowley 1997; Barley et al 1992). 
Tính trung tâm đươc̣ thể hiêṇ qua các 
thông số chính sau: 
- Mức độ trung tâm (degree centrality - 
Cd): là tổng số lươṇg các liên kết thưc̣ tế của 
đỉnh đó với các đỉnh khác trong maṇg lưới. 
- Trong môṭ đồ thi ̣ có hướng ta thường 
định nghĩa để phân loaị số lươṇg liên kết của 
môṭ đỉnh về bâc̣ trung tâm, cụ thể là in-
degree và out-degree. Theo đó, in-degree là 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG 
14 
tổng số lượng các liên kết xuất phát từ các 
đỉnh khác tới đỉnh đang xem xét (tổng các 
liên kết đi vào môṭ đỉnh) và out-degree là số 
lượ ... ng Cổ Túy Loan P12 
Đình Làng Đại Nam P13 
Khu du lịch Ngầm đôi/ Suối Hoa P14 
Khu du lịch suối khoáng Phước 
Nhơn P15 
Bà Nà – Núi chúa P16 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG 
16 
5.2. Khảo sát nghiên cứu về mạng lưới các 
điểm du lịch du khách đi chủ động trải 
nghiệm tại Đà Nẵng 
Để mô tả cấu trúc và xác định đặc 
điểm mạng lưới các điểm du lịch theo hành 
trình trải nghiệm của du khách khi đi du lịch 
chủ động tại Đà Nẵng, nghiên cứu đã thực 
hiện khảo sát bằng bảng câu hỏi. Mỗi du 
khách khảo sát được đề nghị nhớ lại chuyến 
trải nghiệmvừa kết thúc của họ khi du lịch ở 
Đà Nẵng và ghi lại lịch trình của họ trong 16 
điểm du lịch tại đây. Tổng số 250 du khách 
đi theo hình thức chủ động đã được khảo sát 
từ ngày 15-4 đến hết ngày 15-5- 2016 tại nhà 
xe, ga tàu, sân bay hoặc tại khách sạn (khách 
đi bằng phương tiện cá nhân) nơi khách rời 
khỏi Đà Nẵng sau khi viếng thăm. Sau khi 
loại trừ 50 phiếu trả lời không đáp ứng yêu 
cầu (trả lời thiếu câu hỏi, chỉ có 1 điểm du 
lịch trong hành trình của mình, không đánh 
theo thứ tự các điểm trong hành trình), số 
phiếu trả lời hợp lệ là 200 phiếu. 
5.3. Kết quả 
Để xử lý dữ liệu của phân tích mạng 
chúng tôi đã sử dụng phần mềm Ucinet 
6.614. Kết quả về chỉ số mật độ và số điểm 
du lịch trung bình có được như bảng 1 sau 
đây: 
Bảng 1: Số điểm du lịch trung bình/ khách và mật 
độ của mạng lưới 16 điểm du lịch tại Đà Nẵng 
Thông số 
Mạng lưới 16 điểm 
du lịch 
Mật độ 0.328 
Số điểm du lịch trung 
bình/1 khách 
5.25 
Qua kết quả bảng 1 cho thấy: 
- Số lượng điểm đến trung bình tính 
trên mỗi người là 5.25 là tương đối thấp. 
- Mạng lưới 16 điểm du lịch của điểm 
đến Đà Nẵng có thông số mật độ (density) là 
0.328. Con số này phản ánh mức độ 16 điểm 
du lịch được kết nối tổng thể trong mạng lưới 
là yếu. Qua đó cho thấy các điểm du lịch 
trong thành phố chưa thật sự liên kết, gắn bó 
trong quá trình cung cấp dịch vụ cho khách 
du lịch. Hình 1 cho thấy trực quan hình dạng 
cấu trúc mạng lưới các điểm du lịch lựa chọn 
trên tuyến đường du khách đi du lịch chủ 
động ở Đà Nẵng. Nó thể hiện một tập hợp 16 
nút đại diện cho 16 điểm du lịch ở Đà Nẵng 
và một tập hợp các dây cung xác định 
phương hướng giữa các cặp nút đại diện cho 
các tuyến đường đến các điểm du lịch. Với 
hình ảnh trực quan chúng ta dễ dàng nhận ra 
các liên kết đi vào, đi ra của các nút, tính 
trung tâm, tính phân cụm của các điểm du 
lịch. 
Hình 5: Sơ đồ cấu trúc mạng lưới của 16 điểm du 
lịch ở Đà Nẵng du khách nội địa trải nghiệm khi 
đi du lịch chủ động. 
Các chỉ số phân tích mạng lưới nói 
trên của khách du lịch chủ động tại Đà Nẵng 
được tính bằng phần mềm phân tích mạng 
lưới được sử dụng rộng rãi nhất, là UCINET 
6.614. Kết quả về các thông số của mạng 
lưới 16 điểm du lịch ở Đà Nẵng được thể 
hiện ở bảng 2. 
TẠP CHÍ KHOA HỌC KINH TẾ - SỐ 5(02) - 2017 
17 
 Bảng 2: Các thông số của mạng lưới 16 điểm du lịch tại điểm đến Đà Nẵng 
TT 
Điểm 
Dl 
Degree 
centrality 
Closeness centrality 
Betweennes 
centrality 
Effective 
size 
Efficiency Constraint 
In – 
degree 
Out- 
degree 
In – 
closeness 
Out - closeness 
1 P1 142 106 0.833 0.882 14.912 8.34 0.642 0.366 
2 P2 12 22 0.652 0.577 0.635 4.568 0.571 0.593 
3 P3 74 76 0.789 0.882 11.824 8.201 0.631 0.4 
4 P4 24 22 0.517 0.652 0.125 4.667 0.583 0.59 
5 P5 164 142 0.833 0.938 15.444 10.015 0.668 0.36 
6 P6 146 110 0.750 0.714 4.695 6.403 0.534 0.45 
7 P7 90 90 0.714 0.682 1.949 5.913 0.538 0.505 
8 P8 34 34 0.682 0.789 14.221 9.642 0.643 0.371 
9 P9 42 50 0.75 0.833 13.278 9.206 0.658 0.394 
10 P10 48 72 0.789 0.682 2.929 7.391 0.616 0.419 
11 P11 46 56 0.714 0.714 4.575 6.761 0.615 0.447 
12 P12 8 10 0.577 0.484 0.286 4.106 0.684 0.63 
13 P13 10 10 0.556 0.577 0.543 4.262 0.609 0.688 
14 P14 18 40 0.682 0.652 2.433 7.339 0.667 0.415 
15 P15 26 24 0.682 0.6 4.852 5.418 0.602 0.55 
16 P16 124 144 0.833 0.833 12.299 8.63 0.664 0.384 
17 Sum (S) 1008 1008 11.353 11.491 105 110.762 9.925 7.562 
18 Min 8 10 0.0517 0.0484 0.125 4.106 0.534 0.36 
19 Max 164 144 0.0833 0.0938 15.444 10.015 0.684 0.688 
Từ kết quả mức độ trung tâm (degree 
centrality) ở bảng 2 cho thấy Đà Nẵng có 4 
điểm du lịch trung tâm: điểm du lịch Ngũ 
Hành Sơn/ Làng đá Non Nước (P1); cầu rồng 
(P5); bãi biển Mỹ Khê (P6) và Bà Nà núi 
chúa (P16). Các điểm du lịch này có các 
thông số về liên kết đi vào và đi ra rất cao. 
Do đó, những điểm du lịch này được xem là 
tiêu biểu của Đà Nẵng mang những ý nghĩa 
và có giá trị khai thác khác nhau và có một 
vai trò quan trọng trong quá trình phát triển 
du lịch của thành phố Đà Nẵng. Các điểm du 
lịch này rất dễ tiếp cận với những điểm du 
lịch khác và những điểm du lịch khác nên để 
phát triển tốt du lịch ở đây thì việc liên kết 
với 4 điểm du lịch kể trên là rất cần thiết. 
Bên cạnh đó, điểm du lịch Làng Cổ Túy 
Loan (P12), Đình làng Đại Nam (P13) và 
Làng chiếu Cẩm Nê (P2) có tính trung tâm 
rất thấp, điều này chứng tỏ 2 điểm du lịch 
này rất ít khách du lịch đến đây cũng như từ 
đây đi các điểm khác. Trong lộ trình của 
khách du lịch đến Đà Nẵng thì dường như 
không có 2 điểm du lịch này. 
 Ngoài ra, căn cứ vào việc so sánh 
thông số tổng liên kết đi vào và liên kết đi ra 
có thể chúng ta có thể xác định những điểm 
du lịch nào đó có thể đó là điểm bắt đầu, 
điểm kết thúc hay là điểm trung chuyển trong 
hành trình du lịch của du khách hay không. 
Qua bảng 3, có thể thấy tại điểm đến 
du lịch Đà Nẵng thì điểm bắt đầu và điểm kết 
thúc không thể hiện một cách rõ ràng. Tuy 
nhiên, các điểm như: (P16), (P10), (P14) và 
(P2) là những điểm bắt đầu hoặc là những 
điểm mà tại đó cuộc hành trình của khách du 
lịch chủ động vẫn còn tiếp tục đến những 
điểm khác còn lại trong mạng lưới. Bên cạnh 
đó, các điểm như: (P1), (P5), (P6) là những 
điểm kết thúc trong hành trình du lịch trải 
nghiệm tại Đà Nẵng. Ngoài ra các điểm như: 
(P7), (P8), (P13), (P3), (P4), (P12), (P15) chỉ 
là điểm dừng chân (trung chuyển) của du 
khách. 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG 
18 
Bảng 3: So sánh số liên kết đi vào và đi ra tại các 
điểm du lịch tại Đà Nẵng 
Điểm 
Dl 
(2) 
Degree centrality 
Đặc điểm 
(3)-(4) 
In – 
degree 
(3) 
Out- degree 
(4) 
P1 142 106 36 
P2 12 22 -10 
P3 74 76 -2 
P4 24 22 2 
P5 164 142 22 
P6 146 110 36 
P7 90 90 0 
P8 34 34 0 
P9 42 50 -8 
P10 48 72 -24 
P11 46 56 -10 
P12 8 10 -2 
P13 10 10 0 
P14 18 40 -22 
P15 26 24 2 
P16 124 144 -20 
Cũng từ kết quả của bảng 2 cho thấy 
Đà Nẵng tính vị trí trung tâm (betweenness 
centrality) của các điểm du lịch không tập 
trung cao tại một vài điểm như các địa 
phương khác. Các điểm (P1), (P5), (P8) có vị 
trí trung tâm cao thể hiện tính trung gian cho 
lộ trình trải nghiệm của du khách. Thông tin 
trong mạng lưới muốn kết nối và truyền tải 
đến những điểm du lịch khác đều thông qua 
những điểm du lịch này. Bên cạnh đó, các 
điểm (P3), (P9), (P16) thể hiện tính vị trí 
trung tâm tương đối cao nên chúng cũng dễ 
dàng tương tác với các điểm khác trong 
mạng.Trong những điểm có vị trí trung tâm 
cao thì các điểm như (P3) (P8), (P9) có số 
liên kết đi ra và số liên kết đi vào không cao 
nhưng nó lại là những điểm du lịch dễ dàng 
tương tác với tất cả các điểm khác trong 
mạng lưới. Ngoài những điểm du lịch có vị 
trí trung tâm cao thì các điểm (P2), (P4), 
(P12), (P13),(P7) có chỉ số vị trí trung tâm rất 
thấp cho thấy những điểm du lịch này tương 
tác với toàn bộ mạng lưới rất yếu và thông 
tin truyền tải trong mạng lưới rất khó đến 
được với các điểm này. 
 Phân tích sâu hơn chỉ số này ta xét 
đến 2 chỉ số phụ là in- closeness và out- 
closeness.Với các điểm du lịch (P1), (P5), 
(P8) có vị trí trung tâm cao và đều có chỉ số 
out- closeness cao hơn in- closeness chứng tỏ 
khả năng liên kết với những điểm du lịch bên 
ngoài mạng lưới của các điểm này tương đối 
cao, vì thế trong tương lai nó có tiềm năng 
lớn trong việc quảng bá du lịch của mạng 
lưới với những điểm nằm ngoài. 
 Ngoài các chỉ số về vị trí trung tâm thì 
các chỉ số khác đo lường lỗ hổng cấu trúc 
cũng cho thấy rằng (P5), (P8), (P9),(P16) giữ 
vị trí quan trọng trong mạng lưới, các điểm 
này có thể kết nối với các điểm đến khác và 
làm trung gian của dòng dịch chuyển du 
khách. Những điểm du lịch này có vị trí 
không thể thay thế và tại đây có thể gây ra 
hiện tượng thắt nút cổ chai đối với dòng dịch 
chuyển của khách du lịch từ các điểm khác 
qua và đến những điểm khác nữa. 
Với kết quả phân tích được, đặc tính 
các điểm du lịch tại Đà Nẵng có thể xác định 
như bảng sau: 
Bảng 4: Kết luận đặc điểm của 16 điểm du lịch 
tại Đà Nẵng trong mạng lưới 
Điểm 
du lịch 
Đặc điểm 
P1 
Điểm kết thúc 
Điểm trung tâm quan trọng 
P2 
Điểm bắt đầu 
Điểm phụ thuộc 
Điểm ngoại vi 
P3 
Điểm trung tâm 
Điểm trung chuyển 
P4 
Điểm phụ thuộc 
Điểm trung chuyển 
P5 
Điểm trung tâm quan trọng 
Điểm kết thúc 
Điểm trung gian quan trọng 
P6 
Điểm trung tâm quan trọng 
Điểm kết thúc 
Điểm trung gian quan trọng 
TẠP CHÍ KHOA HỌC KINH TẾ - SỐ 5(02) - 2017 
19 
P7 
Điểm trung tâm 
Điểm phụ thuộc 
P8 
Điểm phụ thuộc 
Điểm trung chuyển 
P9 
Điểm phụ thuộc 
Điểm trung gian quan trọng 
P10 Điểm bắt đầu 
P11 Điểm kết thúc 
P12 Điểm ngoại vi 
P13 Điểm ngoại vi 
P14 Điểm bắt đầu 
P15 Điểm phu thuộc 
P16 
Điểm bắt đầu 
Điểm trung tâm quan trọng 
Điểm trung gian quan trọng 
6. Kết luận và hàm ý chính sách 
Khi du lịch chủ động ở thế giới và Việt 
Nam ngày càng trở nên phổ biến và sự phát 
triển du lịch được xem là một chiến lược 
kinh tế mũi nhọn của Đà Nẵng thì việc tìm 
hiểu những đặc điểm của mạng lưới về các 
điểm du lịch tại Đà Nẵng là quan trọng cho 
việc định hình việc quy hoạch nhằm xác định 
tổng quan du lịch của thành phố, cơ sở vật 
chất phục vụ du lịch, loại dịch vụ, và các 
tuyến đường du lịch. Nghiên cứu về mạng 
lưới các điểm du lịch mà du khách nội địa 
lựa chọn trải nghiệm tại điểm đến thành phố 
Đà Nẵng sẽ minh họa một trường hợp cụ thể 
minh chứng cho việc nghiên cứu mạng lưới 
các điểm du lịch là quan trọng bằng cuộc 
điều tra định tính với sự giúp đỡ của các 
phương pháp phân tích mạng lưới. Nghiên 
cứu này cho thấy các thông số và kỹ thuật 
phân tích mạng lưới thích hợp để điều tra về 
các đặc trưng cấu trúc của mạng lưới điểm 
đến, thử nghiệm các chỉ số và kỹ thuật bằng 
cách kiểm tra một mạng lưới của 16 điểm du 
lịch ở Đà Nẵng. Từ nghiên cứu này, có thể 
đưa ra những hàm ý cho quản lý điểm đến tại 
Đà Nẵng như sau: 
 - Phát triển các điểm du lịch 
Các điểm du lịch như: P2, P12, P13 là 
những điểm liên kết rất yếu trong mạng lưới 
và được xem là những điểm ngoại vi. Từ 
hình 5 thì điểm P2 có các liên kết đi vào từ 
P3, P9, P1 và P5; điểm P12 chỉ có liên kết đi 
vào từ P9; điểm P13 chỉ có liên kết đi vào từ 
P16. Vậy để phát triển 3 điểm du lịch này 
trong hành trình trải nghiệm của du khách thì 
từ các điểm P1, P3, P5, P9, P16 phải cung 
cấp những thông tin liên quan quảng bá đến 3 
điểm này để khách có thể dễ dàng có được 
thông tin và lựa chọn chúng cho điểm trải 
nghiệm tiếp theo. Đặc biệt, tại P1, P5 và P16 
là những điểm trung tâm quan trọng thì cần 
phải chú trọng cung cấp thông tin bằng cách 
phát tờ rơi, đặt bảng giới thiệu hoặc đặt mô 
hìnhvì những điểm này lượng khách đến 
rất đông. Bên cạnh việc thông tin, quảng bá 
tại các điểm như trên thì chính những điểm 
du lịch như P2, p12, P13 cần có nổ lực phát 
triển cho xứng tầm: Đối với P2 thì cần tổ 
chức làng nghề tập trung, bố trí không gian, 
đào tạo nghệ nhân, đầu tư cơ sở vật chất  
để tiến hành phục vụ khách viếng thăm làng 
nghề; Đối với P12 cần trùng tu, bảo tồn, phát 
huy giá trị văn hóa riêng có của làng, phát 
động người dân cũng chung tay tái hiện lại 
nét đẹp văn hóa của làng bằng cách mô hình 
hóa hình ảnh cuộc sống làng quê với cây đa 
bến nước con đò, đầu tư phát triển nghề bánh 
tráng truyền thống nơi đây trở thành làng 
nghề, nghiên cứu phát triển món bánh tráng, 
mỳ quảng nơi đây trở thành nét riêng có của 
làng; Đối với P13 nên bảo tồn, gìn giữ nét 
độc đáo trong kiến trúc đình làng để thu hút 
khách có đam mê khám phá về kiến trúc. 
Tại những điểm du trung tâm trong 
hành trình trải nghiệm của du khách P1, P5, 
P6, P16 thì cần phải đầu tư mở rộng, tập 
trung các điều kiện để phục vụ khách với số 
lượng lớn, hạn chế tình trạng thắt nút cổ chai 
cho dòng khách trải nghiệm. 
- Phát triển các sản phẩm, dịch vụ 
phục vụ du lịch thích hợp 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG 
20 
Tại những điểm du lịch bắt đầu và kết 
thúc cần đầu tư phát triển những sản phẩm 
liên quan đến vận chuyển du lịch để thuận 
tiện cho việc đến và đi của du khách như: 
quy hoạch giao thông thuận lợi, có bãi đậu 
xe, đầu tư các dịch vụ cho thuê phương tiện 
giao thôngNgoài ra, những điểm bắt đầu sẽ 
mở đầu cho chuyến trải nghiệm vì thế cần 
đầu tư thêm các trung tâm cung cấp thông tin 
cho khách như các ki- ốt du lịch, bản đồ du 
lịch hay trung tâm lữ hànhđể cung cấp 
thông tin và gợi mở nhu cầu cho khách hàng. 
Đối với những điểm du lịch trung tâm, 
trung gian thì cần quy hoạch để kinh doanh 
những sản phẩm về lưu trú, ăn uống, vui chơi 
giải trí vì tại những điểm này khách sẽ có 
nhu cầu ngủ, nghỉ để tiếp tục chuyến hành 
trình của mình. Bên cạnh đó còn bố trí những 
dịch vụ cung cấp nhiên liệu, trạm sửa chữa 
phương tiện giao thông để phục vụ nhu cầu 
trên các tuyến đường có nối những điểm này. 
- Xây dựng kế hoạch marketing và 
thiết kế hệ thống thông tin hỗ trợ 
Theo nghiên cứu định lượng vừa được 
thực hiện thì hầu hết khách du lịch chủ động 
khi đến trải nghiệm tại Đà Nẵng đều sử dụng 
thiết bị công nghệ di động để tìm kiếm thông 
tin. Vậy để có thể marketing cho điểm du 
lịch hay cung cấp thông tin về các điểm du 
lịch, sản phẩm du lịchcho khách thì việc 
thiết kế một hệ thống thông tin nhằm hỗ trợ 
cho khách có thể tìm kiếm bằng thiết bị công 
nghệ di động là cực kỳ cần thiết. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1] Anita Zastori(2013), tourism experience creation a business perspective, corvinus 
university of Budapest. 
[2] Claudia Jurowski( July 29, 2009), "An Examination of the Four Realms of Tourism 
Experience Theory", International CHRIE Conference-Refereed Track, Paper 23. 
[3] Knutson, B., Beck, J., Him, S., & Cha, J. (2006), “Identifying the Dimensions of the 
Experience Construct”, Journal of Hospitality & Leisure Marketing, 15(3), 31-47- Pine, 
B.J. and Gilmore, J.H. (2002), “Differentiating Hospitality Operations via Experiences”, 
Cornell Hotel and Restaurant Administration Quarterly, June, 2002, 87-96. 
[4] Scott, Baggio and Cooper(2007), Network Analysis and Tourism From Theory to 
Practice, Aspevts of tourim 35. 
[5] Scott, J. (2000), Social network analysis: A handbook, Sage Publications, London. 
[6] Shih, H.-Y. (2006), “Network characteristics of drive tourism destinations: An application 
of network analysis in tourism”, Tourism Management, 27(5), 1029–1039. 
[7] Tussyadiah and Fesenmaier(2007), Interpreting tourist experiemces from firstpson, 
National Laboratory for Tourism & eCommerce, School of Tourism & Hospitality 
Management, Temple University. 
View publication stats

File đính kèm:

  • pdfphan_tich_mang_ung_dung_nghien_cuu_mang_luoi_cac_diem_du_lic.pdf