Phân tích hiện trạng và đề xuất giải pháp phát triển kinh tế du lịch Thái Nguyên qua ma trận SWOT

Thái Nguyên được đánh giá là mảnh đất có tiềm năng phát triển du lịch to lớn. Trong những năm

qua, kinh tế du lịch Thái Nguyên đã đạt được nhiều thành tựu đáng khích lệ. Tuy nhiên, bên cạnh

những mặt tích cực, du lịch Thái Nguyên vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế và khó khăn nhất định. Để

khai thác triệt để tiềm năng nhằm đưa du lịch Thái Nguyên trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của

tỉnh thì vẫn còn rất nhiều vấn đề đặt ra cần phải giải quyết. Bài viết dưới đây tập trung vào phân

tích một số điểm mạnh, điểm yếu, thời cơ và thách thức của kinh tế du lịch Thái Nguyên thông qua

ma trận SWOT để từ đó đưa ra một số giải pháp gợi mở chính sách và chiến lược phát triển kinh tế

du lịch Thái Nguyên trong thời gian tới.

pdf 6 trang kimcuc 10900
Bạn đang xem tài liệu "Phân tích hiện trạng và đề xuất giải pháp phát triển kinh tế du lịch Thái Nguyên qua ma trận SWOT", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Phân tích hiện trạng và đề xuất giải pháp phát triển kinh tế du lịch Thái Nguyên qua ma trận SWOT

Phân tích hiện trạng và đề xuất giải pháp phát triển kinh tế du lịch Thái Nguyên qua ma trận SWOT
Lê Quang Đăng và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 121(07): 95 - 100 
95 
PHÂN TÍCH HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ 
DU LỊCH THÁI NGUYÊN QUA MA TRẬN SWOT 
Lê Quang Đăng*, Đỗ Thị Nga 
Trường Đại học Công nghệ thông tin và truyền thông – ĐH Thái Nguyên 
TÓM TẮT 
Thái Nguyên được đánh giá là mảnh đất có tiềm năng phát triển du lịch to lớn. Trong những năm 
qua, kinh tế du lịch Thái Nguyên đã đạt được nhiều thành tựu đáng khích lệ. Tuy nhiên, bên cạnh 
những mặt tích cực, du lịch Thái Nguyên vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế và khó khăn nhất định. Để 
khai thác triệt để tiềm năng nhằm đưa du lịch Thái Nguyên trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của 
tỉnh thì vẫn còn rất nhiều vấn đề đặt ra cần phải giải quyết. Bài viết dưới đây tập trung vào phân 
tích một số điểm mạnh, điểm yếu, thời cơ và thách thức của kinh tế du lịch Thái Nguyên thông qua 
ma trận SWOT để từ đó đưa ra một số giải pháp gợi mở chính sách và chiến lược phát triển kinh tế 
du lịch Thái Nguyên trong thời gian tới. 
Từ khóa: Thái Nguyên, du lịch, kinh tế du lịch, phát triển du lịch, ma trận swot. 
GIỚI THIỆU VỀ MA TRẬN SWOT* 
SWOT là tập hợp viết tắt những chữ cái đầu 
tiên của các từ Tiếng Anh: Strengths (điểm 
mạnh), Weaknesses (điểm yếu), 
Opportunities (cơ hội), Threats (đe dọa hay 
thách thức). SWOT là một mô hình nổi tiếng 
trong phân tích kinh doanh của doanh nghiệp 
xuất hiện vào khoảng thập niên 60, 70 của thế 
kỷ XX do nhóm tác giả: Marion Dosher, Otis 
Benepe, Albert Humphrey, Robert F. Stewart 
thuộc viện nghiên cứu Standford, Melo Park, 
California xây dựng nhằm mục đích tìm hiểu 
quá trình lập kế hoạch của doanh nghiệp, tìm 
ra giải pháp giúp các nhà lãnh đạo đồng thuận 
và tiếp tục thực hiện việc hoạch định chiến 
lược, thay đổi cung cách quản lý [1]. Cho đến 
nay, mô hình SWOT đã được sử dụng rộng 
rãi trong nhiều lĩnh vực của kinh tế học. Mô 
hình SWOT mang lại một cách nhìn toàn diện 
về các vấn đề của kinh tế để từ đó các nhà 
quản lý, nhà hoạch định chính sách có thể sử 
dụng làm căn cứ cho những quyết định mang 
tính chiến lược. Phân tích SWOT là việc đánh 
giá một cách chủ quan các dữ liệu được sắp 
xếp theo định dạng SWOT dưới một trật tự 
lô-gíc dễ hiểu, dễ trình bày, dễ thảo luận và có 
thể được sử dụng trong mọi quá trình ra quyết 
định. Mẫu phân tích SWOT được trình bày 
* Tel: 0987 860183, Email: lqdang@ictu.edu.vn 
dưới dạng một ma trận 2 hàng 2 cột, chia làm 
4 phần: S – W (yếu tố bên trong) và O - T 
(yếu tố bên ngoài - Hình 1). 
Hình 1: Mô hình ma trận SWOT 
PHÂN TÍCH DU LỊCH THÁI NGUYÊN 
QUA MA TRẬN SWOT 
Yếu tố bên trong (S – W) 
- Điểm mạnh (Strengths): 
+ Tiềm năng du lịch đa dạng, phong phú: 
Thái Nguyên là một tỉnh trung du miền núi 
phía Bắc có vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, 
khí hậu thuận lợi, cùng với những giá trị lịch 
sử truyền thống lâu đời và sự hội tụ tinh hoa 
văn hóa của nhiều dân tộc anh em đã tạo nên 
cho Thái Nguyên những tiềm năng du lịch vô 
cùng phong phú và đa dạng. Tính đến nay, 
tỉnh Thái Nguyên có 780 di tích, với 474 di 
tích lịch sử, 12 di tích khảo cổ, 43 di tích 
thắng cảnh, 26 di tích kiến trúc nghệ thuật, 
225 di tích tín ngưỡng tôn giáo. Trong số đó 
Lê Quang Đăng và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 121(07): 95 - 100 
96 
có 36 di tích lịch sử, văn hóa, địa danh du lịch 
thắng cảnh được xếp hạng cấp quốc gia và 72 
di tích lịch sử, văn hóa, địa danh du lịch được 
xếp hạng cấp tỉnh [2]. Đây là những lợi thế 
không nhỏ để Thái Nguyên để có thể khai 
thác và thu hút du khách trong và ngoài nước. 
+ Thương hiệu và hình ảnh của du lịch Thái 
Nguyên: Thái Nguyên là mảnh đất giàu 
truyền thống từ lâu đã được nhiều người biết 
đến. Nhắc đến Thái Nguyên hẳn du khách 
không thể không nhắc đến những địa danh nổi 
tiếng đã từng đi vào thơ ca, sự tích và được 
lưu truyền trong những câu ca: “Thái Nguyên 
– Huyền thoại Hồ Núi Cốc”, “Thái Nguyên – 
Thủ đô gió ngàn”, “Thái Nguyên – Đệ nhất 
danh trà”... Thông qua việc đăng cai năm du 
lịch quốc gia (2007) và tổ chức những lễ hội, 
sự kiện (festival Trà Quốc tế - 2011, 2013) đã 
đưa thương hiệu du lịch Thái Nguyên lên một 
tầm cao mới. Với những lợi thế này, du lịch 
Thái Nguyên hằng năm đã thu hút lượng lớn 
du khách trong và ngoài nước. Năm 2009, 
lượng du khách trong nước đến với Thái 
Nguyên là 1,3 triệu lượt và du khách quốc tế 
là 31.000 lượt, đến năm 2011 số du khách nội 
địa tăng lên 1,5 triệu lượt và du khách quốc tế 
là 36.000 lượt (Bảng 1). 
Bảng 1: Số lượt khách đến Thái Nguyên [3] 
 2009 2010 2011 
Nội địa 1.324.500 1.448.320 1.563.600 
Quốc tế 31.000 21.680 36.200 
Tổng 1.355.500 1.470.000 1.600.000 
+ Các sản phẩm du lịch đa dạng, hấp dẫn: 
Hiện nay du lịch Thái Nguyên đang tập trung 
mạnh vào một số nhóm sản phẩm đặc thù 
như: Du lịch sinh thái – nghỉ dưỡng – vui 
chơi, giải trí; du lịch sinh thái gắn với văn hóa 
lịch sử; du lịch lễ hội; du lịch tham quan làng 
nghề Trong đó có rất nhiều sản phẩm du 
lịch nổi tiếng đang được khai thác như: Hồ 
Núi Cốc, Hang Phượng Hoàng – Suối Mỏ Gà; 
Không gian văn hóa chè Tân Cương; Di tích 
khảo cổ học Thần Sa; Khu di tích ATK Định 
Hóa Cùng với việc phát triển các sản phẩm 
du lịch, tỉnh Thái Nguyên cũng quan tâm đầu 
tư xây dựng phát triển các dịch vụ phụ trợ cho 
ngành du lịch đáp ứng nhu cầu ngủ nghỉ, vui 
chơi giải trí của du khách. Hiện nay, trên toàn 
tỉnh có khoảng 160 cơ sở kinh doanh lưu trú, 
hệ thống khách sạn, nhà nghỉ gần 2700 phòng 
trong đó có khoảng 800 phòng nghỉ cao cấp, 
nhiều khách sạn 2-3 sao [4]. 
- Điểm yếu (Weaknesses): 
+ Hiệu quả khai thác tiềm năng du lịch chưa 
thực sự tốt: Mặc dù Thái Nguyên sở hữu tài 
nguyên du lịch vô cùng phong phú và đa 
dạng, tuy nhiên việc khai thác những tài 
nguyên này vẫn còn chưa thực sự hiệu quả, 
chưa thực sự tương xứng với tiềm năng, thế 
mạnh vốn có. Nhiều di tích lịch sử và địa 
danh du lịch đang bị suy thoái và hủy hoại bởi 
những điều kiện tự nhiên gây ra. Thêm vào 
đó, một số địa danh do ý thức chưa tốt của 
người dân và du khách đã làm cho tốc độ và 
phạm vi bị tàn phá rộng hơn, nhiều rừng 
nguyên sinh bị tàn phá, nhiều loại động thực 
vật quý hiếm bị săn bắn, sự ô nhiễm môi 
trường ở khu du lịch là những vấn đề lớn 
mà du lịch Thái Nguyên đang gặp phải. 
+ Chính sách đầu tư chưa đáp ứng được nhu 
cầu phát triển du lịch: Mặc dù trong những 
năm qua, tỉnh Thái Nguyên đã có nhiều ưu 
tiên trong chính sách phát triển du lịch, nhiều 
dự án trọng điểm được triển khai; nhiều di 
tích, địa danh được đầu tư tu bổ, tôn tạo; 
nhiều tuyến đường giao thông được mở mới, 
sửa chữa và nâng cấp. Tuy nhiên, do đặc thù 
về địa hình phức tạp và kinh phí thi công còn 
thấp nên chất lượng cũng như số lượng hạ 
tầng cơ sở được xây dựng vẫn chưa đáp ứng 
được nhu cầu thực tế cho phát triển du lịch. Ở 
một số điểm du lịch vấn đề giao thông, hệ 
thống nước sạch, thông tin liên lạc, vấn đề xử 
lý rác thải và cơ sở phục vụ lưu trú, ăn uống, 
giải trí vẫn còn rất thiếu và yếu [5]. 
+ Chất lượng sản phẩm du lịch chưa thực sự 
cao, nhiều loại hình du lịch chưa được khai 
thác: Sản phẩm du lịch là yếu tố quan trọng, 
có ý nghĩa sống còn cho sự tồn tại và phát 
triển của du lịch. Mặc dù Thái Nguyên đã có 
Lê Quang Đăng và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 121(07): 95 - 100 
97 
một số sản phẩm du lịch đặc thù trở thành 
thương hiệu riêng có như Hồ Núi Cốc, ATK 
Định Hóa, không gian văn hóa chè Tân 
Cương Tuy nhiên, việc khai thác các sản 
phẩm du lịch của Thái Nguyên là vẫn còn rất 
hạn chế, những sản phẩm du lịch vẫn còn rất 
nghèo nàn chưa có sức hấp dẫn. Nhiều tài 
nguyên du lịch chưa được tận dụng khai thác 
như: du lịch mua sắm; du lịch thể thao leo 
núi, thể thao mặt nước; du lịch công nghiệp 
và du lịch MICE 
Yếu tố bên ngoài (O – T) 
- Cơ hội (Opportunities): 
+ Tính bền vững, ổn định tương đối của các 
sản phẩm du lịch truyền thống và nhu cầu du 
lịch hiện thời: Không giống với những tỉnh 
thành phố có lợi thế về du lịch biển, đảo, Thái 
Nguyên là tỉnh có thế mạnh về du lịch sinh 
thái – nghỉ dưỡng, du lịch văn hóa lịch sử, du 
lịch thắng cảnh, du lịch lễ hội, du lịch làng 
nghề đây là những loại hình du lịch ít chịu 
ảnh hưởng của của sự thay đổi khí hậu, thời 
tiết theo mùa, vì thế tỉnh Thái Nguyên có thể 
tận dụng lợi thế này để tập trung đầu tư, phát 
triển các loại hình du lịch và khai thác tài 
nguyên du lịch quanh năm. Hơn thế, trong 
giai đoạn hiện nay loại hình du lịch “về 
nguồn” đang rất được coi trọng, thu hút mọi 
đối tượng du khách tham quan. Thái Nguyên 
được mệnh danh là “thủ đô gió ngàn” – đại 
bản doanh một thời của chiến khu Việt Bắc 
với nhiều địa danh diễn ra những sự kiện lịch 
sử quan trọng của Đảng và Chính phủ, Vì thế, 
Thái Nguyên sẽ là điểm đến được nhiều du 
khách lựa chọn trong thời gian tới. Tính bền 
vững, ổn định tương đối và nhu cầu du lịch 
hiện thời vẫn là cơ hội tốt để Thái Nguyên tập 
trung khai thác, phát huy thế mạnh của mình. 
+ Hội nhập kinh tế quốc tế tạo môi trường 
kinh doanh, mở rộng thị trường và thu hút du 
khách: Trong xu thế toàn cầu hóa và hội nhập 
quốc tế, du lịch Thái Nguyên đứng trước 
nhiều cơ hội to lớn mà trước hết là cơ hội mở 
rộng thị trường du lịch, quảng bá thương hiệu, 
đưa hình ảnh du lịch của tỉnh Thái Nguyên 
vượt ra ngoài phạm vi biên giới quốc gia. 
Thực tế cho thấy, kể từ khi Việt Nam gia 
nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO), 
lượng khách quốc tế đến với Thái Nguyên đã 
có sự biến chuyển rõ rệt. Nếu năm 2005 
lượng khách quốc tế đến Thái Nguyên là 
10.000 lượt thì đến năm 2012, con số này đã 
tăng lên 32.705 lượt. Ngoài ra, hội nhập kinh 
tế quốc tế còn tạo cơ hội để Thái Nguyên tổ 
chức các sự kiện và thực hiện các hoạt động 
giao lưu văn hóa, thể thao, du lịch với các 
quốc gia trong khu vực và trên thế giới, qua 
đó tạo điều kiện thuận lợi cho việc thu hút du 
khách nước ngoài đến với Thái Nguyên. 
Đồng thời, hội nhập quốc tế cũng tạo điều 
kiện để Thái Nguyên học hỏi, trao đổi kinh 
nghiệm phát triển du lịch, thu hút đầu tư và 
đón nhận sự giúp đỡ của các quốc gia có nền 
kinh tế du lịch phát triển lâu đời trên thế giới. 
+ Đầu tư vào ngành du lịch đang trở thành 
một xu thế của xã hội: Hiện nay du lịch đang 
được coi là một xu hướng phổ biến trên toàn 
cầu và là một ngành mang lại lợi nhuận cao. 
Được mệnh danh là ngành “công nghiệp 
không khói”, “công nghiệp đẻ trứng vàng”, 
kinh tế du lịch đang thu hút mạnh mẽ sự quan 
tâm đầu tư của các cá nhân, tổ chức và xã hội. 
Đây là cơ hội tốt để Thái Nguyên kêu gọi, thu 
hút nguồn vốn đầu tư trong nước và quốc tế 
cho ngành du lịch của tỉnh. Thu hút đầu tư 
vào du lịch không chỉ góp phần thúc đẩy phát 
triển kinh tế - xã hội của tỉnh mà còn là một 
biện pháp hữu hiệu để phát triển bền vững 
kinh tế - xã hội ở địa phương, góp phần xóa 
đói giảm nghèo và nâng cao đời sống cho 
nhân dân ở các khu du lịch. 
+ Nhu cầu du lịch trong nước và trên thế giới 
ngày càng tăng cao: Trong giai đoạn hiện 
nay, khi đời sống vật chất của con người ngày 
càng được nâng cao thì nhu cầu nghỉ dưỡng, 
giải trí, nhu cầu đi du lịch của con người cũng 
tăng lên mạnh mẽ. Theo số liệu thống kê của 
tổ chức du lịch thế giới của Liên Hợp Quốc 
(UNWTO) tổng lượt du khách trên thế giới 
đạt mức 982 triệu lượt trong năm 2011 và 
tăng lên 1 tỷ lượt trong năm 2012 [6]. Còn 
Lê Quang Đăng và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 121(07): 95 - 100 
98 
theo số liệu thống kê của tổng cục thống kê 
Việt Nam, số lượt khách nội địa có sự tăng 
lên liên tục trong những năm gần đây. Cụ thể: 
năm 2009 số lượt du khách nội địa là 25 triệu 
lượt, đến năm 2012 là 32,5 triệu lượt và ước 
tính trong năm 2013 sẽ là 35 triệu lượt. 
- Thách thức (Threats): 
+ Áp lực cạnh tranh đối với những vùng có 
sản phẩm du lịch tương đồng: Mặc dù Thái 
Nguyên có lợi thế về tiềm năng du lịch to lớn, 
song do tính chất tương đồng về điều kiện tự 
nhiên, giá trị lịch sử và văn hóa nên một số 
tỉnh trong khu vực trung du miền núi phía 
Bắc như Bắc Kạn, Cao Bằng, Tuyên Quang 
cũng có những gói sản phẩm du lịch tương 
đồng với Thái Nguyên. Điều này đã ảnh 
hưởng lớn đến thị phần du lịch của Thái 
Nguyên và đặt ra thách thức lớn trong cạnh 
tranh thu hút du khách. Không chỉ thế, hội 
nhập quốc tế còn làm cho tính chất của cạnh 
tranh thêm phức tạp hơn khi Thái Nguyên 
phải cùng lúc đối diện với nhiều “đối thủ” 
như: cạnh tranh với các tỉnh lân cận, cạnh 
tranh với các tỉnh trong khu vực, cạnh tranh 
với các tỉnh thành phố trong nước, cạnh tranh 
với các quốc gia trên thế giới... 
+ Sự biến đổi phức tạp của tình hình kinh tế, 
chính trị trong nước, trong khu vực và trên 
thế giới cũng là mối đe dọa lớn cho sự phát 
triển kinh tế du lịch Thái Nguyên. Khủng 
hoảng và suy thoái kinh tế toàn cầu cùng với 
những bất ổn, tranh chấp chính trị trong khu 
vực, đặc biệt là tranh chấp trên Biển Đông là 
những lý do có thể ảnh hưởng trực tiếp tới 
lượng du khách quốc tế đến với Việt Nam nói 
chung và Thái Nguyên nói riêng. Số lượng du 
khách quốc tế đến Thái Nguyên trong những 
năm gần đây có thay đổi bất thường. Năm 
2009 số du khách đến Thái Nguyên là 31.000 
lượt, đến năm 2010 giảm xuống còn 21.000 
lượt, năm 2011 lại tăng lên 36.000 lượt, trong 
khi năm 2012 giảm xuống còn 32.605 lượt 
(Bảng 1). Ngoài ra, biến đổi khí hậu toàn cầu 
và vấn đề môi trường cũng là mối đe lớn đối 
với du lịch Thái Nguyên. Nó không những 
góp phần làm giảm lượng du khách đến với 
Thái Nguyên mà còn là nguyên nhân gây nên 
sự hủy hoại tự nhiên đối với môi trường, cảnh 
quan và các di tích lịch sử, làm suy giảm tính 
hấp dẫn của các địa danh du lịch. 
+ Sự phát triển của KHCN đặc biệt là 
CNTT&TT đã tác động trực tiếp tới những 
hoạt động du lịch và trở thành nhân tố thúc 
đẩy kinh tế du lịch phát triển. Các địa 
phương, tỉnh, thành phố trong nước đang đẩy 
mạnh ứng dụng CNTT đối với ngành du lịch 
cũng là mối đe dọa tới du lịch Thái Nguyên 
bởi nếu không kịp thời ứng dụng CNTT cho 
công tác quản lý du lịch, quảng bá du lịch, đặt 
tour và thanh toán trực tuyến, trao đổi thông 
tin trực tuyến thì du lịch Thái Nguyên sẽ bị 
tụt hậu và mất thị phần du lịch vào tay các 
“đối thủ” cạnh tranh. 
Thiết lập ma trận SWOT 
Từ những phân tích về hiện trạng kinh tế du 
lịch Thái Nguyên, ta có các thông số (biến số) 
đầu vào được thể hiện trên bảng ma trận, đó 
là các biến số về các yếu tố bên trong (S – W) 
và biến số về các yếu tố bên ngoài (O – T). 
Việc kết hợp các biến số của S – W với các 
biến số của O – T sẽ tạo thành bảng biến số 
đầu ra gồm bốn thái cực, bốn thái cực này thể 
hiện bốn nhóm chiến lược cơ bản (cụ thể xem 
Bảng 2). 
Bốn nhóm chiến lược này là những gợi ý cho 
các nhà quản lý trong việc hoạch định chính 
sách và lập kế hoạch phát triển du lịch. Tùy 
thuộc vào mục đích sử dụng và điều kiện cụ 
thể, các nhà quản lý có thể cùng lúc khai thác 
đồng thời cả bốn nhóm chiến lược hoặc khai 
thác tập trung từng nhóm chiến lược. 
HAI GIẢI PHÁP CHIẾN LƯỢC PHÁT 
TRIỂN KINH TẾ DU LỊCH THÁI NGUYÊN 
Từ bốn nhóm chiến lược trên, bằng phương 
pháp phân tích, đánh giá và khảo sát thực 
nghiệm, bài báo rút ra 2 chiến lược mang tính 
quyết định nhất làm tham vấn cho chính sách 
phát triển kinh tế du lịch Thái Nguyên trong 
thời gian tới. 
Lê Quang Đăng và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 121(07): 95 - 100 
99 
Bảng 2: Giải pháp chiến lược phát triển du lịch Thái Nguyên thông qua ma trận SWOT 
Ma trận 
SWOT 
Cơ hội: O (Opportunities) 
1. Tính bền vững, ổn định tương đối 
của các sản phẩm du lịch truyền 
thống và nhu cầu du lịch hiện thời. 
2. Hội nhập quốc tế tạo lập môi 
trường kinh doanh, mở rộng thị 
trường và du khách. 
3. Đầu tư vào ngành du lịch đang 
trở thành một xu thế của xã hội. 
4. Nhu cầu du lịch trong nước và 
trên thế giới ngày càng tăng cao. 
Thách thức: T (Threats) 
1. Áp lực cạnh tranh đối với 
những vùng có sản phẩm du lịch 
đồng dạng. 
2. Sự biến đổi phức tạp của tình 
hình kinh tế, chính trị, vấn đề 
môi trường và vấn đề biến đổi 
khí hậu toàn cầu. 
3. Sự tác động mạnh mẽ của 
KHCN, đặc biệt là CNTT&TT 
đối với ngành du lịch. 
Điểm mạnh: S (Strengths) 
1. Tiềm năng du lịch đa dạng, 
phong phú. 
2. Thương hiệu và hình ảnh 
du lịch nổi tiếng, được nhiều 
người biết đến. 
3. Sản phẩm du lịch đa dạng, 
hấp dẫn. 
S – 0: 
- Chiến lược xây dựng và phát triển 
thương hiệu du lịch qua các sản 
phẩm du lịch đặc thù. 
- Chiến lược thu hút vốn đầu tư để 
phát triển du lịch tỉnh Thái Nguyên. 
- Chiến lược mở rộng thị trường, 
thu hút du khách. 
S – T: 
- Chiến lược cải tiến nâng cao 
chất lượng và sức hấp dẫn của 
các sản phẩm du lịch. 
- Chiến lược phát triển sản phẩm 
du lịch, đa dạng hóa các loại hình 
du lịch. 
- Chiến lược ứng dụng CNTT 
cho ngành du lịch Thái Nguyên 
Điểm yếu: W (Weaknesses) 
1. Hiệu quả khai thác tiềm 
năng du lịch chưa thực sự tốt. 
2. Chính sách đầu tư du lịch 
chưa đáp ứng được nhu cầu 
phát triển du lịch. 
3. Chất lượng sản phẩm du 
lịch chưa thực sự cao, nhiều 
loại hình du lịch chưa được 
khai thác. 
W – O: 
- Chiến lược liên doanh liên kết với 
nước ngoài, hợp tác đầu tư phát 
triển du lịch Thái Nguyên. 
- Chiến lược liên kết, học tập kinh 
nghiệm quản lý và phát triển du lịch 
từ các nước có nền du lịch phát 
triển. 
- Chiến lược thu hút đầu tư để khai 
thác và phát triển du lịch. 
W – T: 
- Chiến lược liên doanh, liên kết, 
hợp tác phát triển du lịch. 
- Chiến lược phát triển sản phẩm, 
đa dạng hóa và khác biệt hóa các 
loại hình du lịch. 
- Chiến lược đổi mới, cải cách cơ 
chế quản lý nhà nước về du lịch. 
- Chiến lược ứng dụng CNTT 
vào công tác quản lý nhà nước. 
Hai giải pháp chiến lược cơ bản: 
1. Chiến lược thu hút vốn đầu tư của xã hội cho sự phát triển kinh tế du lịch Thái Nguyên. 
2. Chiến lược quảng bá thương hiệu và giới thiệu hình ảnh du lịch Thái Nguyên. 
Chiến lược thu hút vốn đầu tư của xã hội 
cho sự phát triển kinh tế du lịch của tỉnh 
Thái Nguyên 
Du lịch là ngành kinh tế mang tính xã hội hóa 
và tính liên ngành cao vì thế cần có chiến 
lược để thu hút vốn đầu tư của toàn xã hội. 
Ngoài việc thu hút những nguồn đầu tư từ 
ngân sách nhà nước, ngân sách của tỉnh, đầu 
tư FDI, ODA, đầu tư của doanh nghiệp nội 
địa thì cũng cần phát huy nguồn đầu tư của 
đại bộ phận cư dân trên địa bàn tỉnh. Thu hút 
đầu tư dân cư là một giải pháp chiến lược 
quan trọng, cơ bản và lâu dài bởi nó không 
chỉ giúp tăng nguồn vốn đầu tư vào ngành du 
lịch mà còn là giải pháp để kêu gọi sự tham 
gia của nhân dân bản địa vào các hoạt động 
kinh doanh du lịch, nâng cao mức thu nhập, 
cải thiện đời sống, xóa đói giảm nghèo và góp 
phần bảo vệ môi trường cảnh quan ở các khu 
du lịch. Việc kêu gọi, thu hút đầu tư cũng cần 
phải có sự phối hợp chặt chẽ của các cơ quan 
quản lý trong việc lập kế hoạch, chiến lược và 
quản lý các gói đầu tư để vừa đảm bảo đầu tư 
vào những khu du lịch trọng điểm lại vừa đảm 
bảo đầu tư khai thác, phát triển tổng thể tiềm 
năng du lịch trên toàn tỉnh. 
Chiến lược quảng bá thương hiệu, giới 
thiệu hình ảnh du lịch Thái Nguyên 
Ngoài chiến lược thu hút vốn đầu tư phát triển 
du lịch, chiến lược quảng bá thương hiệu và 
giới thiệu hình ảnh du lịch Thái Nguyên cũng 
giữ vị trí vô cùng quan trọng bởi nó là công 
cụ mang thông tin, truyền tải thông điệp về du 
lịch đến với du khách trong nước và quốc tế. 
Có nhiều hình thức để quảng bá thương hiệu 
du lịch như: sử dụng các hình thức marketing 
Lê Quang Đăng và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 121(07): 95 - 100 
100 
truyền thống (thông qua báo, đài, vô tuyến, 
tuyên truyền, cổ động, hội thảo), marketing 
online (sử dụng CNTT và internet, các 
website, mạng xã hội, thư điện tử, forum) 
và thông qua tổ chức các lễ hội, sự kiện 
(festival, lễ hội văn hóa, thể thao). Ngày 
nay, dưới tác động mạnh mẽ của KHCN hiện 
đại việc ứng dụng CNTT và internet trong 
quảng bá và giới thiệu hình ảnh du lịch là một 
yêu cầu tất yếu khách quan nhằm nâng cao 
sức cạnh tranh của du lịch tỉnh Thái Nguyên, 
mở rộng thị trường du lịch, thu hút du khách 
trong và ngoài nước đến với Thái Nguyên. Vì 
thế trong thời gian tới tỉnh Thái Nguyên cần 
tích cực đẩy mạnh ứng dụng CNTT để phát 
triển kinh tế du lịch trở thành ngành kinh tế 
mũi nhọn. Để làm được điều này đòi hỏi tỉnh 
Thái Nguyên cần tập trung đầu tư xây dựng, 
nâng cấp và phát triển hạ tầng CNTT, thu hút 
và đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao có 
khả năng sử dụng thành thạo CNTT và đổi 
mới cơ chế quản lý từ quản lý hành chính thủ 
công sang quản lý hành chính điện tử, đáp 
ứng nhu cầu phát triển của du lịch trong bối 
cảnh mới, tình hình mới. 
KẾT LUẬN 
Sử dụng mô hình SWOT để phân tích một 
hoạt động kinh doanh, một quá trình hay một 
vấn đề kinh tế tuy không phải là việc làm quá 
mới mẻ, song việc sử dụng SWOT để phân 
tích hiện trạng kinh tế du lịch Thái Nguyên 
vẫn mang lại những hiệu quả nhất định. 
Thông qua mô hình SWOT, những mặt “tốt”, 
“xấu” của du lịch Thái Nguyên được đưa ra 
phân tích một cách cụ thể, rõ ràng, dễ hiểu, dễ 
quan sát và dễ so sánh. Đặc biệt, thông qua 
ma trận SWOT ta có thể dễ dàng phát hiện và 
đưa ra các giải pháp chiến lược từ sự kết hợp 
các yếu tố bên trong và bên ngoài tác động tới 
sự phát triển kinh tế du lịch Thái Nguyên. 
Đây là những căn cứ làm tham vấn chính sách 
cho các nhà quản lý và các nhà hoạch định 
chính sách phát triển du lịch của tỉnh Thái 
Nguyên trong thời gian tới. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Humphrey Albert, (2005), “SWOT analysis for 
Management Consulting”, SRI international 
(Stanford Research Institute). 
2. Sở văn hóa thể thao và du lịch tỉnh Thái 
Nguyên, (2011), Số liệu thống kê du lịch. 
3. Cục thống kê Thái Nguyên, (2013), Niên giám 
thống kê tỉnh Thái Nguyên năm 2012, Nhà xuất 
bản Thống kê. 
4. Bộ văn hóa thể thao và du lịch, Tổng cục du 
lịch Việt Nam, (2012), Du lịch Thái Nguyên khởi 
sắc,
y=1005&itemid=18627 
5. Tạ Thị Kim Niên, (2009), Tiền năng du lịch 
Thái Nguyên nhìn từ góc độ lịch sử, văn hóa, Luận 
văn Thạc sĩ, Số hóa bởi Trung tâm học liệu - Đại 
học Thái Nguyên, tr.65-66. 
6. Đại Hải, (2012), Lượng du khách trên thế giới 
đạt kỷ lục,  
SUMMARY 
ANALYSIS STATUS AND PROPOSED SOLUTIONS 
TO DEVELOP THAI NGUYEN’S TOURISM ECONOMY 
THROUGH SWOT MATRIX 
Le Quang Dang*, Do Thi Nga 
College of Information and Communication Technology - TNU 
Thai Nguyen is assessed a potentially huge tourism land. In recent years, Thai Nguyen’s tourism 
economy has made encouraging achievements, but besides that still exist many difficulties and 
limitations. To exploit fully the tourism potential in order to make Thai Nguyen's tourism becomes 
spearhead economic sector of the province still poses a lot of problems. Through the SWOT 
model, the article focuses on analysing of the strengths, weaknesses, opportunities and challenges 
of ThaiNguyen tourism economy, from there propose some solutions to suggest policy and 
strategy for the development of Thai Nguyen's tourism in the future. 
Keywords: Thai Nguyen, tourism, tourism economy, development tourism, SWOT matrix 
Ngày nhận bài:28/2/2014; Ngày phản biện:11/3/2014; Ngày duyệt đăng: 25/6/2014 
Phản biện khoa học: TS. Nguyễn Văn Huân – Trường ĐH Công nghệ Thông tin & Truyền thông - ĐHTN 
* Tel: 0987 860183, Email: lqdang@ictu.edu.vn 

File đính kèm:

  • pdfphan_tich_hien_trang_va_de_xuat_giai_phap_phat_trien_kinh_te.pdf