Phân tích các yếu tố của điểm đến du lịch tác động đến ý định trở lại của du khách - Trường hợp du khách đến thành phố Cần Thơ

Mục tiêu nghiên cứu củađềtài là phân tích các yếu tốthuộcđiểmđến du

lịch tác động đến ý định quay lại của du khách. Dữ liệu được thu thập

bằng cách phỏng vấn 150 du khách nội địa và quốc tế đến du lịch ở

thành phố Cần Thơ. Qua việc sử dụng các phương pháp phân tích nhân

tốkhẳngđịnh (CFA), mô hình cấu trúc tuyến tính (SEM) và phương pháp

ước lượng bootstrap, nghiên cứuđã chỉrađược mối quan hệthuận chiều

giữa tháiđộ của du khách và ý định quay lại của họ, trong khiđó tháiđộ

của du khách bị tác động tiêu cực bởi các tệ nạn liên quan đến giá cả và

tệ nạn về an toàn, an ninh tại điểm đến du lịch. Ngoài ra, nghiên cứu có

đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần kiểm soát tệ nạn trong du lịch

và các hướng nghiên cứu mới tiếp theo, bao gồm mở rộng cỡ mẫu quan

sát và mở rộng khảo sát các địa điểm du lịch ở khu vực Đồng bằng sông

Cửu Longđểcó sựso sánh vấnđềnghiên cứu của các vùng với nhau.

pdf 10 trang kimcuc 20900
Bạn đang xem tài liệu "Phân tích các yếu tố của điểm đến du lịch tác động đến ý định trở lại của du khách - Trường hợp du khách đến thành phố Cần Thơ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Phân tích các yếu tố của điểm đến du lịch tác động đến ý định trở lại của du khách - Trường hợp du khách đến thành phố Cần Thơ

Phân tích các yếu tố của điểm đến du lịch tác động đến ý định trở lại của du khách - Trường hợp du khách đến thành phố Cần Thơ
Tap̣ chı́ Khoa hoc̣ Trường Đaị hoc̣ Cần Thơ Tập 50, Phần D (2017): 70-79 
 70 
DOI:10.22144/jvn.2017.054 
PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ CỦA ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH TÁC ĐỘNG ĐẾN Ý ĐỊNH 
TRỞ LẠI CỦA DU KHÁCH - TRƯỜNG HỢP DU KHÁCH 
ĐẾN THÀNH PHỐ CẦN THƠ 
Huỳnh Nhựt Phương và Nguyễn Thúy An 
Khoa Kinh tế, Trường Đại học Cần Thơ 
Thông tin chung: 
Ngày nhận bài: 27/02/2017 
Ngày nhận bài sửa: 13/04/2017 
Ngày duyệt đăng: 28/06/2017 
Title: 
Analyzing the factors of 
destination affecting to 
tourists' intention to revisit in 
case of Can Tho city 
Từ khóa: 
SEM, tệ nạn trong du lịch, thái 
độ, thành phố Cần Thơ, ý định 
quay lại 
Keywords: 
Attitude, Cantho city, revisit 
intention, SEM, tourist crime 
ABSTRACT 
The study is aimed to investigate the drivers of intention to revisit of 
international and national tourists coming to Cantho city as a tour 
destination. The study’s purpose is to explore the influence of factors 
driving the tourists’ intention to revisit. As in quantitative studies, the 
methods of confirmation factors analysis (CFA), structural equation 
model (SEM) and bootstrapping method by roster were applied in 
figuring out the drivers of the revisit intention of tourists. The outcomes 
showed that tourists’ attitude has a significant positive influence on their 
intention whereas crimes relating to service price and safety affect 
negatively the tourists’ attitude. In addition, some solutions for 
controlling such tourist crimes were proposed. 
TÓM TẮT 
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là phân tích các yếu tố thuộc điểm đến du 
lịch tác động đến ý định quay lại của du khách. Dữ liệu được thu thập 
bằng cách phỏng vấn 150 du khách nội địa và quốc tế đến du lịch ở 
thành phố Cần Thơ. Qua việc sử dụng các phương pháp phân tích nhân 
tố khẳng định (CFA), mô hình cấu trúc tuyến tính (SEM) và phương pháp 
ước lượng bootstrap, nghiên cứu đã chỉ ra được mối quan hệ thuận chiều 
giữa thái độ của du khách và ý định quay lại của họ, trong khi đó thái độ 
của du khách bị tác động tiêu cực bởi các tệ nạn liên quan đến giá cả và 
tệ nạn về an toàn, an ninh tại điểm đến du lịch. Ngoài ra, nghiên cứu có 
đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần kiểm soát tệ nạn trong du lịch 
và các hướng nghiên cứu mới tiếp theo, bao gồm mở rộng cỡ mẫu quan 
sát và mở rộng khảo sát các địa điểm du lịch ở khu vực Đồng bằng sông 
Cửu Long để có sự so sánh vấn đề nghiên cứu của các vùng với nhau. 
Trích dẫn: Huỳnh Nhựt Phương và Nguyễn Thúy An, 2017. Phân tích các yếu tố của điểm đến du lịch tác 
động đến ý định trở lại của du khách - Trường hợp du khách đến thành phố Cần Thơ. Tạp chí 
Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 50d: 70-79. 
1 ĐẶT VẤN ĐỀ 
Trong bối cảnh hội nhập toàn cầu, du lịch đã và 
đang là ngành kinh tế đem lại nguồn lợi lớn cho đất 
nước. Có nhiều yếu tố giúp cho việc phát triển 
ngành du lịch đạt chất lượng như tạo ra dịch vụ tốt, 
tạo ra môi trường an toàn và thân thiện cho du 
khách khi tiếp nhận các dịch vụ có liên quan khi đi 
du lịch. Một trong những mối quan tâm hàng đầu 
của du khách chính là vấn đề đảm bảo an toàn và 
an ninh trong suốt quá trình tiếp nhận dịch vụ. Rõ 
ràng rằng, du khách thường có ý định đi du lịch 
đến một nơi quen thuộc và/ hoặc đến một đất nước 
mà có tỷ lệ tội phạm và tình hình bất ổn chính trị 
thấp (Garg, 2015). Một trong những tiêu chí phản 
ánh tốt nhất sự hài lòng của du khách chính là ý 
Tap̣ chı́ Khoa hoc̣ Trường Đaị hoc̣ Cần Thơ Tập 50, Phần D (2017): 70-79 
 71 
định quay trở lại điểm đến của du khách. Đã có 
nhiều nghiên cứu ngoài nước về ý định và thái độ 
quay trở lại của du khách (Huang & Hsu, 2009; 
Bhat, 2014) chứng minh cho quan điểm trên. Bên 
cạnh đó, khách du lịch sẽ có ấn tượng không tốt về 
điểm đến du lịch khi mà nơi đó bị phản ánh bởi các 
phương tiện thông tin đại chúng và bị cảnh báo du 
lịch từ chính quyền địa phương. Trong đó, các tệ 
nạn trong du lịch mà du khách có thể gặp phải là 
vấn đề trộm cắp, gian lận và thường xảy ra ở các 
thành phố lớn. Đa số các nghiên cứu trong nước 
tập trung vào việc xây dựng mô hình đánh giá sự 
hài lòng của du khách. Các nghiên cứu liên quan 
đến ý định quay lại của du khách được nghiên cứu 
tại Việt Nam còn hạn chế, điển hình có một nghiên 
cứu về ý định quay lại của Mai Ngọc Khương và 
Huỳnh Thị Thu Hà (2014) và một nghiên cứu khác 
của Hồ Thanh Thảo (2014). 
Cần Thơ được biết đến là một thành phố lớn tại 
khu vực Đồng bằng sông Cửu Long có tiềm năng 
phát triển du lịch sinh thái nhờ vào điều kiện tự 
nhiên thuận lợi. Nhiều khách trong nước và quốc tế 
khi đến các địa điểm du lịch ở Việt Nam đã không 
hài lòng về các yếu tố như vệ sinh môi trường và 
tình trạng tệ nạn trong du lịch diễn ra ở các nơi đó 
và tình trạng này vẫn xảy ra ở Cần Thơ. Chính vì 
vậy, ngành du lịch Cần Thơ cần phải có những 
biện pháp nhằm kiểm soát các tệ nạn trong du lịch 
ảnh hưởng đến du khách và hướng đến mục tiêu 
phát triển bền vững. Căn cứ trên các tiền đề nghiên 
cứu trong và ngoài nước cùng với đòi hỏi từ thực tế 
tại địa bàn, nhóm tác giả thực hiện nghiên cứu để 
trả lời cho câu hỏi “Các yếu tố nào của điểm đến 
tác động đến ý định quay lại của du khách trong 
trường hợp du khách đến Cần Thơ?”; trên cơ sở đó 
đề xuất giải pháp để nâng cao số lần quay lại của 
du khách cho các điểm đến trên địa bàn thành phố 
Cần Thơ. 
2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
2.1 Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu 
Ý định quay lại của du khách có thể đồng nhất 
với khái niệm dự định thực hiện hành vi. Trong đó, 
dự định thực hiện hành vi thường có trước khi hành 
vi thực sự xảy ra, dự định được xem như là tiền đề 
của hành vi (Ajzen, 1991). Theo lý thuyết hành vi 
dự định TPB (Theory of Planned Behavior) của 
Ajzen thì dự định thường được tìm thấy có tác 
động chính tới hành vi. Cũng theo thuyết TPB thì 
nếu một cá nhân có thái độ tích cực với điểm đến 
thì người đó sẽ chọn điểm đến đó lại cho kỳ nghỉ 
tiếp theo của mình (Joynathsing & Ramkissoon, 
2010). Bên cạnh đó, một nghiên cứu khác cũng chỉ 
ra rằng hình ảnh điểm đến có tác động đến thái độ 
và hành vi của du khách (Chen & Tsai, 2007). 
Thuyết TPB đề xuất 3 yếu tố tác động đến hành vi 
bao gồm thái độ, chuẩn chủ quan và các yếu tố 
kiểm soát hành vi. Vì đề tài này chỉ tập trung phân 
tích mối quan hệ của các yếu tố thuộc điểm đến và 
ý định quay lại của du khách nên trong thuyết TPB 
nhóm tác giả chỉ xác định xem xét một yếu tố là 
thái độ ảnh hưởng đến ý định quay lại của du 
khách tại một điểm đến. Trong đó, thái độ là một 
phản ánh về cảm nhận của khách hàng về điểm 
đến. Khách du lịch có thái độ càng tốt thì ý định 
quay lại điểm đến càng cao (H3). 
 Nghiên cứu của Chen & Tsai (2007) và Jang & 
Feng (2007) cho thấy thái độ của khách du lịch bị 
chi phối nhiều bởi hình ảnh điểm đến. Trong một 
nghiên cứu khác của Thomas & Quintal (2010) 
cũng chứng minh điều tương tự, tuy nhiên nhóm 
tác giả này lại tìm ra thêm một yếu tố tác động đến 
thái độ của du khách đó là kinh nghiệm du lịch. 
Trong nghiên cứu này, nhóm tác giả đang tập trung 
làm rõ các yếu tố tác động đến ý định quay lại, 
kinh nghiệm du lịch cũng là một khía cạnh khá 
quan trọng có thể kiểm soát thái độ của du khách 
khi trải nghiệm các vấn đề có liên quan tại các 
điểm đến. Để làm rõ vấn đề này nhóm tác giả đưa 
thành phần kinh nghiệm du lịch vào mô hình 
nghiên cứu để xem xét mối quan hệ của nó với thái 
độ (H2). 
Xét về hình ảnh điểm đến, có rất nhiều tác giả 
đưa ra các thành phần trong hình ảnh điểm đến tùy 
theo đặc tính riêng có của mỗi vùng hay khu vực. 
Theo Zhou (2005), các thuộc tính của hình ảnh 
điểm đến đã được sử dụng trong rất nhiều nghiên 
cứu trước đây, bao gồm văn hóa và lịch sử, cảnh 
quan, dịch vụ, giải trí, thư giãn, khí hậu, giá cả, thể 
thao, an ninh an toàn,... Nghiên cứu của Morgan et 
al. (2003) đã chứng minh rằng các yếu tố của hình 
ảnh điểm đến có ảnh hướng đến thái độ của du 
khách. Điều này cũng được chứng minh và làm rõ 
ở nghiên cứu của Thomas và Quintal (2010). Ứng 
dụng kết quả của các nghiên cứu này, giả thuyết 
(H1) của mô hình sẽ được xem xét, tức có sự tác 
động của hình ảnh điểm đến đến thái độ. 
Bên cạnh đó, nghiên cứu của Nhu và ctv. 
(2013) cũng chứng minh hình ảnh điểm đến tác 
động đến ý định quay lại của du khách. Đây không 
phải là nghiên cứu duy nhất chứng minh vấn đề 
này, vì một nghiên cứu mới đây được công bố bởi 
Thiumsak & Ruangkanjanases (2016) cũng tìm ra 
điều tương tự về mối quan hệ của hình ảnh điểm 
đến và ý định quay lại của du khách. Tuy nhiên, 
nghiên cứu này chỉ bàn về hình ảnh điểm đến một 
cách khái quát còn nghiên cứu của Nhu và ctv 
(2013) thì tìm ra được các thành phần của hình ảnh 
điểm đến có ý nghĩa tác động đến ý định quay lại 
bao gồm nét hấp dẫn về văn hóa, ẩm thực, môi 
Tap̣ chı́ Khoa hoc̣ Trường Đaị hoc̣ Cần Thơ Tập 50, Phần D (2017): 70-79 
 72 
trường tự nhiên và cơ sở hạ tầng kỹ thuật, yếu tố 
chính trị và cơ sở hạ tầng du lịch, môi trường kinh 
tế xã hội, tài nguyên tự nhiên, ngôn ngữ và bầu 
không khí của điểm đến. 
Trên tiền đề của các nghiên cứu trên, nhóm tác 
giả mong muốn nghiên cứu và tìm ra mối quan hệ 
giữa hình ảnh điểm đến và ý định quay lại của du 
khách (H4). Điều khác biệt ở đây là trong các 
thành phần cấu thành nên hình ảnh điểm đến, nhóm 
tác giả ngoài việc ứng dụng các nghiên cứu tiền đề 
sẽ đưa các vấn đề có liên quan đến các tệ nạn đã và 
đang xảy ra khá phổ biến trên địa bàn nghiên cứu 
nói riêng và ở Việt Nam nói chung vào mô hình 
nghiên cứu. Các tệ nạn này được khái quát thành 
hai nhóm là tệ nạn về giá cả (điển hình là tình trạng 
“chặt chém” khách du lịch) và nhóm tệ nạn liên 
quan an ninh, an toàn tại điểm đến. Bên cạnh đó, 
hình ảnh điểm đến được nghiên cứu trong mô hình 
cũng bao gồm yếu tố môi trường, cơ sở vật chất và 
các hoạt động vui chơi giải trí. 
Mawby et al. (2000) chỉ ra rằng những du 
khách đã từng gặp phải tội phạm trong chuyến du 
lịch của mình cảm thấy rất lo lắng trong khoảng 
thời gian còn lại của chuyến đi. Tuy nhiên, ông đã 
đưa ra một phát hiện bất ngờ rằng, mặc dù du 
khách rất quan tâm đến vấn đề an toàn của mình 
khi lựa chọn điểm đến du lịch nhưng hầu hết lại 
không bị chi phối nhiều bởi tội phạm và các loại tệ 
nạn khác trong quá trình ra quyết định đi du lịch. 
Nghiên cứu của Brunt & Shepherd (2004) lại cho 
rằng những du khách từng là nạn nhân của các tệ 
nạn trong du lịch thường suy nghĩ đắn đo nhiều 
hơn trong những quyết định đi du lịch tiếp theo. 
Các loại tệ nạn cụ thể mà du khách gặp phải cũng 
có những tác động khác nhau đến quá trình ra 
quyết định của du khách. Những khách du lịch đã 
từng bị các tệ nạn nghiêm trọng trong những 
chuyến đi trước có xu hướng không quay lại những 
nơi cũ và thậm chí hạn chế việc đi du lịch của 
mình. Một nghiên cứu khác của Holcomb & Pizam 
(2004) tiết lộ những người đã từng tự mình trải 
nghiệm việc trở thành nạn nhân của các vụ trộm 
cướp tại điểm đến và cả những người chỉ nghe về 
chuyện đó thông qua người thân và bạn bè của 
mình hầu như giống nhau khi quyết định vẫn sẽ trở 
lại du lịch ở những nơi có tệ nạn xảy ra đó. Ủng hộ 
kết quả này, George trong nghiên cứu năm 2010 
của mình đã khẳng định rằng mặc dù du khách cảm 
thấy lo lắng cho sự an toàn của bản thân mình nếu 
có tội phạm ở đây nhưng họ vẫn có ý định sẽ quay 
lại và giới thiệu cho bạn bè, người thân của mình. 
Nghiên cứu cũng tìm ra thái độ của mỗi du khách 
đối với các sự cố là khác nhau, tuy nhiên điều đó 
hầu như không ảnh hưởng nhiều đến nhận thức của 
họ về vấn đề an toàn. Không đồng tình với các 
quan điểm trên, tác giả Selby et al. (2010) khẳng 
định vai trò quan trọng của hình ảnh điểm đến vì 
nó có ảnh hưởng to lớn đến quyết định đi du lịch 
đến một địa điểm nào đó của du khách. Những 
thông tin về điểm đến, kinh nghiệm của bản thân 
cũng như những tác động khác như biến động về 
chính trị, tác động của thiên nhiên... đều ảnh hưởng 
đến quyết định đi du lịch của du khách. Có nhiều 
nhân tố ảnh hưởng đến khách du lịch, trong đó 
nhân tố an toàn được cho là có ảnh hưởng nhiều 
nhất. Các nghiên cứu thực tế cho thấy, khách du 
lịch thường hay có tâm lí sợ hãi và bị tác động 
mạnh bởi tình hình tội phạm tại các địa điểm du 
lịch. 
Hình 1: Mô hình nghiên cứu đề xuất 
Nguồn: Tổng hợp từ các nghiên cứu được lược khảo 
	H2	
	H1	
	H3	
Tệ nạn liên quan giá cả 
Tệ nạn an toàn an ninh Hình ảnh 
điểm đến 
Kinh 
nghiệm DL 
Thái độ 
Cơ sở vật chất 
Ý định 
quay 
lại 
Vui chơi giải trí 
Môi trường 
	H4	
Thuyết dự định hành vi 
Tap̣ chı́ Khoa hoc̣ Trường Đaị hoc̣ Cần Thơ Tập 50, Phần D (2017): 70-79 
 73 
Căn cứ vào các nghiên cứu trước đây và mục 
tiêu của đề tài, nhóm tác giả khái quát 4 giả thuyết 
nghiên cứu được thể hiện chi tiết ở Hình 1. 
H1: Hình ảnh điểm đến có tác động (tích 
cực/tiêu cực) đến thái độ của khách du lịch 
H2: Kinh nghiệm du lịch ảnh hưởng tích cực 
đến thái độ của du khách (du khách có nhiều kinh 
nghiệm du lịch thì có thái độ càng tốt) 
H3: Thái độ du lịch có tác động thuận chiều 
đến ý định quay lại của du khách 
H4: Hình ảnh điểm đến có tác động (tích 
cực/tiêu cực) đến ý định quay lại của du khách 
2.2 Dữ liệu và phương pháp nghiên cứu 
Theo Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc 
(2008) để cỡ mẫu đảm bảo phù hợp với phương 
pháp phân tích EFA thì số quan sát ít nhất phải 
bằng 4-5 lần số biến, trong nghiên cứu này có 25 
biến tức cần 125 quan sát. Bên cạnh đó, trong phân 
tích CFA nếu chấp nhận sai số 10% thì cỡ mẫu 
phải từ 100-200 (Friendly, 2008). Vì hạn chế về 
thời gian và phải dự trù cho các quan sát không 
phù hợp nên nhóm nghiên cứu đã khảo sát 150 
khách du lịch đến Cần Thơ trong thời gian từ tháng 
9 đến giữa tháng 10 năm 2016. Để đảm bảo mục 
tiêu nghiên cứu, nhóm tác giả chỉ sàng lọc những 
khách du lịch đã từng là nạn nhân hay chứng kiến 
các tệ nạn trong du lịch tại các điểm đến ở Cần 
Thơ. Vì tính chất này nên phương pháp chọn mẫu 
thuận tiện được sử dụng để đảm bảo sàng lọc đúng 
đối tượng nghiên cứu và khả năng tiếp cận nhóm 
khảo sát. Tuy nhiên, để nâng cao độ tin cậy của dữ 
liệu phân tích, nhóm nghiên cứu tiến hành tiếp cận 
khách du lịch tại các điểm đến ở thành phố Cần 
Thơ để phỏng vấn trực tiếp họ dựa trên tính dễ tiếp 
cận và sẵn lòng hợp tác. 
Bảng 1: Các biến số trong mô hình 
Thành phần Biến quan sát Nguồn 
Nhóm tệ nạn 
trong du lịch về 
giá cả 
[TNGC1] Giá cả các món ăn, hàng lưu niệm và các dịch vụ tại 
điểm đến quá cao 
[TNGC2] Phải trả mức giá cao hơn nhiều so với khách địa 
phương cho những sản phẩm cùng loại 
[TNGC3] Giá cả phải trả quá cao so với giá trị nhận được 
Brunt & Shepherd (2004), 
Selby et al. (2010) 
Nhóm tệ nạn 
trong du lịch về 
an ninh an toàn 
[TNAN1] Tình hình chính trị điểm đến không ổn định 
[TNAN2] Tình trạng ăn xin, móc túi diễn ra thường xuyên 
[TNAN3] Tình trạng chèo kéo, bắt ép, giành khách phổ biến 
[TNAN4] Tình trạng cướp giật, lừa gạt, mại dâm phổ biến 
Brunt & Shepherd (2004) 
Holcomb &Pizam (2004) 
George (2010) 
Nhóm các yếu tố 
môi trường điểm 
đến 
[MT1] Bầu không khí tại điểm đến trong lành 
[MT2] Bầu không khí chưa bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi rác 
thải và đô thị hóa 
Dương Quế Nhu và ctv (2013) 
Hồ Thanh ... đo lường cho 7 biến tiềm ẩn được giữ lại trong 
phân tích nhân tố khẳng định. Nguyên nhân của 
việc loại bỏ là do trọng số (standardised regression 
weight) của các biến này < 0,5 (Hair et al., 2010). 
Kết quả là mô hình CFA với các chỉ số đánh giá độ 
phù hợp được biểu diễn trong Hình 2. Trong đó, 20 
biến quan sát này đủ ý nghĩa đo lường để đưa vào 
mô hình cấu trúc tuyến tính SEM. 
Kết quả mô hình cấu trúc tuyến tính (SEM) 
Phương pháp ước lượng maximum likelihood 
được sử dụng để ước lượng mô hình nghiên cứu và 
kiểm định các giả thuyết trong mô hình. Mô hình 
sau khi loại bỏ 2 biến tiềm ẩn KN và VCGT cho 
thấy mối quan hệ khá chặt chẽ với độ tin cậy và 
phù hợp tốt, chứng minh có mối quan hệ đáng tin 
cậy giữa các nhóm yếu tố liên quan trong nhóm tệ 
nạn trong du lịch bao gồm cả tệ nạn về giá cả và an 
toàn an ninh đến thái độ của du khách tại một điểm 
đến. Thái độ chính là yếu tố chi phối ý định quay 
lại của du khách bên cạnh yếu tố về cơ sở vật chất 
của điểm đến (Hình 3). Mô hình có các giá trị χ2 = 
120,953, (df) = 94, χ2 /df = 1,493 và p = 0.003, với 
GFI = 0,903, CFI = 0,961, TLI = 0,949 và RMSEA 
= 0,058 cho thấy có độ phù hợp tốt với dữ liệu thị 
trường (MacCallum et al., 1996; Hu & Bentler, 
1999; Schumacker & Lomax, 2004). 
Trong kết quả mô hình, các tệ nạn trong du lịch 
được xem xét trong hai nhóm là các vấn đề liên 
quan giá cả hay tình trạng “chặt chém” khách du 
lịch cũng như những vấn đề có liên quan đến an 
toàn, an ninh tại điểm đến có mối quan hệ với thái 
độ của du khách, hay có thể nói các loại tệ nạn 
trong du lịch được xem xét có tác động đến thái độ 
của du khách và giá trị ước lượng cũng cho thấy 
tác động này là tác động ngược chiều với các trọng 
số là 0,291 (p = 0.000) và 0,116 (p = 0,043) tương 
ứng với biến tệ nạn giá cả (TNGC) và tệ nạn an 
ninh (TNAN) (Bảng 5). Thêm vào đó, giá trị SMC 
của biến Thái độ (TD) cho thấy sự tác động của các 
tệ nạn trong du lịch có thể giải thích được đến 52% 
sự biến thiên. 
Trong mối quan hệ của Thái độ và Ý định quay 
lại của du khách ta nhận thấy rằng: mô hình chứng 
minh chỉ còn hai yếu tố có thể tác động đến ý định 
quay lại (YD) của du khách là thái độ của họ đối 
với điểm đến (TD) và cơ sở vật chất của điểm đến 
(CSVC) sau khi đã loại bỏ các yếu tố khác như mô 
hình nghiên cứu đề xuất. Hai biến này có tác động 
cùng chiều đến biến YD, tức là du khách có thái độ 
càng tốt với điểm đến thì ý định quay lại càng cao 
(ước lượng = 1,031, p = 0,000) tương tự vậy khi du 
khách đánh giá yếu tố cơ sở vật chất tại điểm đến 
càng cao thì ý định quay lại càng cao (ước lượng = 
0,199, p = 0,008). Hai yếu tố này giải thích được 
36% biến thiên của ý định quay lại của du khách.
Tap̣ chı́ Khoa hoc̣ Trường Đaị hoc̣ Cần Thơ Tập 50, Phần D (2017): 70-79 
 76 
Hình 2: Kết quả CFA 
Bảng 5: Ước lượng cấu trúc tuyến tính (chưa chuẩn hóa) 
Mối quan hệ Ước lượng S.E. C.R. P 
TD  TNGC -0,291 0,069 -4,244 *** 
TD  TNAN -0,116 0,057 -2,022 0,043 
YD  TD 1,031 0,254 4,060 *** 
YD  CSVC 0,199 0,075 2,667 0,008 
Squared Multiple Correlations (SMC): TD = 0,520; YD = 0,360 , ***p < 0,01 
Nguồn: Điều tra, xử lý bởi nhóm tác giả (2016) 
Tap̣ chı́ Khoa hoc̣ Trường Đaị hoc̣ Cần Thơ Tập 50, Phần D (2017): 70-79 
 77 
Hình 3: Kết quả SEM 
Bảng 6: Ước lượng Bootstrap và ML 
Mối quan hệ Ước lượng ML* 
Ước lượng Bootstrap 
SE SE-SE Mean Bias SE-Bias CR 
TD  TNGC -0,603 0,096 0,007 -0,285 0,006 0,010 0,6 
TD  TNAN -0,204 0,086 0,006 -0,128 -0,012 0,009 -1,3 
YD  TD 0,531 0,403 0,029 1,098 0,067 0,040 1,7 
YD  CSVC 0,218 0,089 0,006 0,195 -0,004 0,009 -0,4 
* Đã chuẩn hóa, CR: (Critical Ratios) 
Nguồn: Điều tra, xử lý bởi nhóm tác giả (2016) 
Vì kết quả ước lượng Bootstrap tính trung bình 
ở Bảng 6 cho thấy trị tuyệt đối CR nhỏ so với 1,96 
(Hair et al., 2010) nên có thể kết luận là các ước 
lượng trong mô hình có thể tin cậy tốt. Điều này có 
nghĩa là có mối quan hệ giữa hình ảnh điểm đến và 
thái độ của du khách. Tuy nhiên, điều đặc biệt ở 
đây được tìm ra là hình ảnh điểm đến trong trường 
hợp này chỉ được nhận diện bằng hai yếu tố có liên 
quan mật thiết đến vấn đề tệ nạn là tệ nạn về giá cả 
và các vấn đề an toàn an ninh trong du lịch. Cũng 
hoàn toàn hợp lý khi mối quan hệ này được chứng 
minh là quan hệ ngược chiều, tức các tệ nạn trong 
du lịch sẽ ảnh hưởng mạnh đến thái độ của du 
khách, tuy nhiên càng nhiều tệ nạn trong du lịch 
tồn tại thì ảnh hưởng càng xấu đến thái độ của 
khách du lịch về điểm đến. Cũng từ kết quả nghiên 
cứu, nhóm tác giả cũng chứng minh rằng, mặc dù 
các tệ nạn trong du lịch ảnh hưởng rõ ràng đến thái 
độ, nó làm khách du lịch không vui, không thích 
thú thậm chí không hài lòng nhưng vẫn chưa cho 
thấy có mối liên hệ trực tiếp giữa các tệ nạn trong 
du lịch đến ý định quay lại của du khách. Kết quả 
này cũng tương tự với các nghiên cứu của 
Holcomb & Pizam (2004) và George (2010). Mặc 
Tap̣ chı́ Khoa hoc̣ Trường Đaị hoc̣ Cần Thơ Tập 50, Phần D (2017): 70-79 
 78 
dù vậy, nhóm tác giả cũng tìm ra được một ảnh 
hưởng gián tiếp của các tệ nạn trong du lịch đến ý 
định quay lại của du khách. Các loại tệ nạn trong 
du lịch khi xảy ra làm ảnh hưởng xấu đến thái độ 
của du khách, thái độ lại tác động đến ý định quay 
trở lại của du khách và tác động này được chứng 
minh là tác động cùng chiều. Nhìn lại các nghiên 
cứu trước đây cho thấy cả hai nghiên cứu của 
Brunt & Shepherd (2004); Selby et al. (2010) cũng 
ủng hộ kết quả này. Điều này có thể giải thích rằng 
mặc dù khách du lịch thường lo lắng, không vui 
hay thậm chí cảm thấy khó chịu nhưng các loại tệ 
nạn chỉ giải thích hay chi phối thái độ du khách là 
52%, tức 48% còn lại sẽ bị chi phối bởi các yếu tố 
khác mà chúng ta chưa đưa vào xem xét. Kết quả 
số liệu cũng cho thấy, mô hình cuối cùng cũng chỉ 
giải thích được 36% ý định quay lại của du khách. 
Trong các biến giải thích cho ý định quay lại bao 
gồm thái độ và cơ sở vật chất, hay theo mô hình 
nghiên cứu có thể nói giả thuyết H3 và H4 được 
chấp nhận, trong đó với giả thuyết H3 thì thái độ 
của du khách có tác động tích cực đến ý định quay 
lại, bên cạnh đó ý định quay lại của du khách vẫn 
bị chi phối bởi hình ảnh điểm đến, tuy nhiên điều 
đặc biệt ở đây là hình ảnh điểm đến chỉ được nhận 
diện bởi duy nhất một yếu tố đó là cơ sở vật chất 
tại điểm đến và tác động này là tác động cùng 
chiều. Khi điểm đến có cơ sở vật chất càng tốt thì 
càng làm cho du khách mong muốn quay lại. Kết 
quả mô hình cho thấy, cũng là hình ảnh điểm đến 
nhưng các thành phần của hình ảnh điểm đến có sự 
tác động không giống nhau đến ý định quay lại của 
du khách. Nếu như những nghiên cứu trước đây 
của Morgan et al. (2003), Zhou (2005) và Thomas 
& Quintal (2010) chỉ nghiên cứu một cách khái 
quát về hình ảnh điểm đến tác động đến thái độ của 
du khách hay ý định quay lại của du khách thì đề 
tài này thuyết phục hơn vì đã tìm ra được một cách 
chi tiết hơn sự tác động này. 
4 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 
Tóm lại, kết quả nghiên cứu các yếu tố ảnh 
hưởng đến ý định quay lại du lịch của du khách đã 
chỉ ra được mối quan hệ tỷ lệ thuận giữa thái độ và 
yếu tố cơ sở vật chất tại điểm đến với ý định quay 
lại của du khách. Trong khi đó, nghiên cứu đã 
chứng minh được thái độ của du khách bị tác động 
bởi tệ nạn giá cả và tệ nạn an toàn an ninh tại điểm 
đến du lịch. Cụ thể, du khách sẽ có thái độ tiêu cực 
khi tình trạng tăng giá cả của dịch vụ và các tệ nạn 
trộm cắp, chèo kéo du khách... ngày càng nhiều. 
Do đó, để có thể thu hút khách du lịch có ý định 
quay lại Cần Thơ - một thành phố đã được định 
hướng phát triển du lịch sinh thái miệt vườn đô thị, 
nhóm nghiên cứu đề xuất một số giải pháp sau: 
Thứ nhất, ngoài việc kiểm soát chặt chẽ tình 
trạng giá cả bao gồm giá cả của các hàng hóa và 
dịch vụ tại điểm mua sắm, giá cả của ẩm thực và 
địa điểm lưu trú từ các sở, ban ngành địa phương 
thì việc nâng cao trách nhiệm của các công ty tổ 
chức tour du lịch để giải quyết vấn nạn này là điều 
rất cần thiết. Cụ thể, các công ty du lịch cần có 
những tờ bướm ngoài mục đích giới thiệu những 
điểm đến, ẩm thực, khách sạn lưu trú... của địa 
điểm du lịch mà khách đến thì công ty nên cập nhật 
thêm giá cả gợi ý của những dịch vụ đó, hoặc có 
thể cập nhật liên tục trên trang web của công ty du 
lịch. Hơn thế nữa, việc thiết kế ứng dụng dùng để 
cập nhật giá cả của các dịch vụ tại điểm đến trên 
điện thoại thông minh là giải pháp cần hướng đến 
trong tương lai gần để khách hàng dễ dàng cập nhật 
được tình hình giá cả hiện tại. 
Thứ hai, trong việc kiểm soát tình hình trật tự 
an toàn xã hội và vấn đề an ninh, chính quyền địa 
phương và các điểm đến cần tăng cường hơn nữa 
lực lượng an ninh, dân phòng. Các công ty du lịch 
và các điểm đến du lịch tại khu vực cần phối hợp 
chặt chẽ hơn để bảo vệ tính mạng, tài sản của du 
khách. 
Thứ ba, do hình ảnh điểm đến là yếu tố ảnh 
hưởng quyết định đến ý định quay lại của du khách 
nên chính quyền địa phương cần nâng cấp và định 
kỳ bảo dưỡng chất lượng của đường giao thông, 
đặc biệt là giao thông đường thủy. Cơ quan quản lý 
đường thủy cần quản lý chặt chẽ hơn các phương 
tiện giao thông bằng cách kiểm tra và giám sát 
thường xuyên hơn. Ngoài ra, cần nâng cao ý thức 
của các chủ phương tiện dịch vụ vận chuyển trong 
việc trang bị các thiết bị, dụng cụ để bảo vệ khách 
du lịch. 
Bên cạnh những kết quả đạt được thì nghiên 
cứu trên còn tồn tại hạn chế là phương pháp chọn 
mẫu thuận tiện, cho nên mẫu nghiên cứu không đại 
diện cho tất cả các du khách trong và ngoài nước 
khi đến du lịch Cần Thơ. Vì vậy, nhóm tác giả đề 
xuất hướng nghiên cứu tiếp theo là sử dụng 
phương pháp thu thập số liệu bằng phương pháp 
ngẫu nhiên. Đề tài chỉ mới tập trung vào các điểm 
đến ở thành phố Cần Thơ, hướng nghiên cứu mới 
tiếp theo có thể là mở rộng khảo sát các địa điểm 
du lịch để có sự so sánh vấn đề nghiên cứu của các 
vùng với nhau. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
Ajzen, I., 1991. The theory of planned behavior. 
Organizational Behavior and Human Decision 
Processes. 50: 179–211. 
Bhat, M.A., 2014. Safety and security perceptions: 
an empirical assessment of tourists in Kashmir. 
Journal of Services Research. 13(2): 131 – 144. 
Tap̣ chı́ Khoa hoc̣ Trường Đaị hoc̣ Cần Thơ Tập 50, Phần D (2017): 70-79 
 79 
Brunt, P., & Shepherd, D., 2004. The influence of 
crime on tourist decision-making: Some 
empirical evidence. Tourism (13327461). 52(4): 
317-328. 
Chen, C. F., & Tsai, D., 2007. How destination 
image and evaluative factors affect behavioral 
intentions?. Tourism management. 28(4): 1115-
1122. 
Churchill Jr, G.A, 1979. A paradigm for developing 
better measures of marketing constructs. JMR, 
Journal of Marketing Research. 16(1): 64-73. 
Dương Quế Nhu, Nguyễn Tri Nam Khang và Lương 
Quỳnh Như, 2013. Tác động của hình ảnh điểm 
đến Việt Nam đến dự định quay trở lại của Du 
khách Quốc tế. Tạp chí khoa học Trường Đại 
học Cần Thơ. 27: 1-10. 
Friendly, M., 2008. Exploratory and Confirmatory 
Factor Analysis, accessed on 10 March 2008. 
Available from 
Garg, A., 2015. Travel risks vs tourist decision making: 
A tourist perspective. International Journal of 
Hospitality & Tourism Systems. 8(1): 1- 9. 
George, R., 2010. Visitor perceptions of crime-safety 
and attitudes towards risk: The case of Table 
Mountain National Park, Cape Town. Tourism 
Management. 31(6): 806-815. 
Hair, J.F., Black, W.C., Babin, B.J., Anderson, R.E., 
2010. Multivariate Data Analysis: A Global 
Perspective, Seventh Edition. Pearson Prentice 
Hall. New Jersey, 739 pages. 
Hồ Thanh Thảo, 2014. Nghiên cứu sự hài lòng và ý 
định quay lại về của du khách Nga đối với thành 
phố Nha Trang. Luận văn thạc sĩ. Trường Đại 
học Nha Trang. Thành phố Nha Trang. 
Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008. 
Thống kê ứng dụng trong kinh tế - xã hội. Nhà 
xuất bản Thống kê. Hà Nội, 520 trang. 
Holcomb J., & Pizam A., 2004. Do incidents of 
Theft at Tourist Destinations Have a Negative 
Effect on Tourists’ Decision to Travel to 
Affected Destination?. In: Y. Mansfeld and A. 
Pizam, (Ed. 2011). Tourism, Security & Safety: 
From Theory to Practice. Routledge. New York, 
pp: 105- 123. 
Hu, L., & Bentler, P.M., 1999. Cutoff criteria for fit 
indexes in covariance structure analysis: 
conventional criteria versus new alternatives. 
Structural Equation Modeling. 6(1): 1-55. 
Huang, S.S., & Hsu, H.C., 2009. Effect of travel 
motivation, past experience, perceived 
constraint, and attitude on tourist revisit 
intention. Journal of travel research: a quarterly 
publication of the travel and tourism Research 
Association. 48(1): 29 – 44. 
Jang, S. S., & Feng, R., 2007. Temporal destination 
revisit intention: The effects of novelty seeking 
and satisfaction. Tourism management. 28(2): 
580-590. 
Joynathsing, C., & Ramkissoon, H., 2010. 
Understanding the behavioral intention of 
European tourists. Paper presented at Conference 
on International Research Symposium in Service 
Management, Le Meridien Hotel, Mauritius, 
August 2427. 
MacCallum, R.C., Browne, M.W., Sugawara, H.M., 
1996. Power analysis and determination of 
sample size for covariance structure modeling. 
Psychological Methods. 1(2): 130-49. 
Mai, N.K., Huynh, T.T.H., 2014. The influences of 
push and pull factors on the international leisure 
tourists’ return intention to Ho Chi Minh City, 
Vietnam - A mediation analysis of destination 
satisfaction. International Journal of Trade, 
Economics and Finance. 5(6): 490 – 496. 
Mawby, R. I., Brunt, P., Hambly, Z., 2000. Fear of 
crime among British holidaymakers. British 
Journal of Criminology. 40(3): 468-479. 
Morgan, N. J., Pritchard, A., Piggott, R., 2003. 
Destination branding and the role of the 
stakeholders: The case of New Zealand. Journal 
of Vacation Marketing. 9(3): 285-299. 
Nunnally, J.C., & Bernstein, I.H., 1994. 
Psychometric Theory, Third Edition. McGraw-
Hill. New York, 752 pages. 
Peter, J. P., 1979. Reliability: A review of 
psychometric basics and recent marketing 
practices. JMR, Journal of Marketing 
Research. 16(1): 6. 
Schumacker, R.E. & Lomax, R.G. 2004. A 
Beginner’s Guide to Structural Equation 
Modeling, Second Edition. Lawrence Erlbaum 
Associates, Mahwah. New Jersey, 480 pages. 
Selby, M., Selby, H., Botterill, D., 2010. Tourism, 
Image and Fear of Crime. In Botterill, D. & 
Jones, T. (Eds.) Tourism and Crime: Key 
Themes. Goodfellow Publishers LTD. Oxford, 
pp.187-214. 
Thiumsak, T., & Ruangkanjanases, A.,2016. Factors 
Influencing International Visitors to Revisit 
Bangkok, Thailand. Journal of Economics, 
Business and Management. 4(3): 220-230. 
Thomas, B., & Quintal, V., 2010. Conceptualising 
predictors of attitudes toward and revisit 
intentions to a winescape. Marketing Insights; 
School of Marketing Working Paper Series: no. 
2010003, Curtin University of Technology, 
School of Marketing. Available from 
jump-full&local_base=gen01-
era02&object_id=144927 
Zhou, L., 2005. Destination attributes that attract 
international tourists to Cape Town. Doctoral 
dissertation. University of the Western Cape, 
Republic of South Africa. 

File đính kèm:

  • pdfphan_tich_cac_yeu_to_cua_diem_den_du_lich_tac_dong_den_y_din.pdf