Nương rẫy trong đời sống các dân tộc Thái Nguyên

Nằm trong tọa độ địa lý từ 11045’ đến 15027’ (vĩ độ Bắc) và từ 107012’ đến

108055’ (kinh độ Đông), Tây Nguyên có vị trí chiến lược về kinh tế, chính

trị, xã hội, môi trường và quốc phòng an ninh. Tây Nguyên có diện tích tự

nhiên là 5.612.000 ha, trong đó có 3.140.000 ha rừng các loại, chiếm tới

36,3% trữ lượng rừng của cả nước. Tây Nguyên cũng là nơi cư trú của 13

dân tộc thiểu số như Ba Na, Xơ Đăng, Mnông, Êđê. và còn lưu giữ được

nhiều phong tục tập quán, di sản văn hóa vật thể và phi vật thể có giá trị

lịch sử và thẩm mỹ cao như nhà rông, nhà dài, đàn đá, tượng mồ, các lễ

hội văn hóa, cồng chiêng và một kho tàng văn học dân gian đồ sộ với

những bản trường ca, truyện cổ, truyện ngụ ngôn, những làn điệu dân ca

lưu truyền qua nhiều thế hệ trong hàng nghìn năm. Tìm hiểu về cách ứng

xử với thiên nhiên nói chung, nương rẫy nói riêng của cộng đồng các dân

tộc Tây Nguyên qua các thời kỳ, từ đó tìm ra những đặc trưng cốt lõi làm

biến đổi về đời sống nhiều mặt các tộc người ở đây sẽ góp phần đưa ra được

những cơ sở khoa học để Đảng, Nhà nước đề ra những chính sách, giải

pháp kinh tế-văn hóa- xã hội hợp lý nhằm thúc đẩy sự phát triển Tây

Nguyên nói chung theo hướng bền vững trong tương lai.

 

pdf 6 trang kimcuc 9400
Bạn đang xem tài liệu "Nương rẫy trong đời sống các dân tộc Thái Nguyên", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nương rẫy trong đời sống các dân tộc Thái Nguyên

Nương rẫy trong đời sống các dân tộc Thái Nguyên
NƯƠNG RẫY 
TRONG ĐờI SốNG CáC DÂN TộC TÂY NGUYÊN 
Trần Minh Đức(*) 
Nằm trong tọa độ địa lý từ 11045’ đến 15027’ (vĩ độ Bắc) và từ 107012’ đến 
108055’ (kinh độ Đông), Tây Nguyên có vị trí chiến l−ợc về kinh tế, chính 
trị, xã hội, môi tr−ờng và quốc phòng an ninh. Tây Nguyên có diện tích tự 
nhiên là 5.612.000 ha, trong đó có 3.140.000 ha rừng các loại, chiếm tới 
36,3% trữ l−ợng rừng của cả n−ớc. Tây Nguyên cũng là nơi c− trú của 13 
dân tộc thiểu số nh− Ba Na, Xơ Đăng, Mnông, Êđê... và còn l−u giữ đ−ợc 
nhiều phong tục tập quán, di sản văn hóa vật thể và phi vật thể có giá trị 
lịch sử và thẩm mỹ cao nh− nhà rông, nhà dài, đàn đá, t−ợng mồ, các lễ 
hội văn hóa, cồng chiêng và một kho tàng văn học dân gian đồ sộ với 
những bản tr−ờng ca, truyện cổ, truyện ngụ ngôn, những làn điệu dân ca 
l−u truyền qua nhiều thế hệ trong hàng nghìn năm. Tìm hiểu về cách ứng 
xử với thiên nhiên nói chung, n−ơng rẫy nói riêng của cộng đồng các dân 
tộc Tây Nguyên qua các thời kỳ, từ đó tìm ra những đặc tr−ng cốt lõi làm 
biến đổi về đời sống nhiều mặt các tộc ng−ời ở đây sẽ góp phần đ−a ra đ−ợc 
những cơ sở khoa học để Đảng, Nhà n−ớc đề ra những chính sách, giải 
pháp kinh tế-văn hóa- xã hội hợp lý nhằm thúc đẩy sự phát triển Tây 
Nguyên nói chung theo h−ớng bền vững trong t−ơng lai. 
1. Một số đặc tr−ng cơ bản trong hoạt động sản 
xuất n−ơng rẫy truyền thống các dân tộc Tây 
Nguyên 
Trong đời sống các dân tộc Tây 
Nguyên, đất rừng và n−ơng rẫy có một 
vai trò quan trọng không gì thay thế 
đ−ợc. Tr−ớc đây, rừng gần nh− bao phủ 
hầu khắp cả Tây Nguyên từ trên núi 
cao xuống các thung lũng và thấp hơn ở 
những khu vực bằng phẳng. Theo quan 
niệm của ng−ời dân Tây Nguyên, rẫy 
cho họ cái ăn quanh năm, vì thế dù ở 
môi tr−ờng nào các dân tộc ở đây cũng 
chọn nơi ở của mình là gần các khu rừng 
và làm rẫy theo kiểu phát, đốt, chọc, 
trỉa. Theo đó, trên một đám rẫy mới 
phát, bà con trồng lúa, ngô, sắn, đậu... 
cho đến khi đất bạc màu thì bỏ để tìm 
một đám rẫy mới. ∗Chu kỳ này chỉ lặp 
lại khi đám rẫy khai thác sản xuất tr−ớc 
đó phục hồi đ−ợc độ màu mỡ cần thiết. 
Trong điều kiện chợ búa và hoạt động 
trao đổi hàng hóa nhiều nơi ch−a phát 
(∗) ThS., Đài Phát thanh và Truyền hình Lâm 
Đồng. 
N−ơng rẫy trong đời sống 41 
triển, việc sản xuất của ng−ời Tây 
Nguyên chủ yếu h−ớng vào mục tiêu tự 
cấp tự túc cho cuộc sống hàng ngày, 
trong khi việc khai thác các sản vật có 
sẵn trong tự nhiên vẫn còn tồn tại khá 
rõ nét trong đời sống của bà con. Các 
dân tộc Tây Nguyên cũng phân biệt rất 
rõ các loại đất đai canh tác và không 
canh tác, có những quy định về việc 
phân chia, sử dụng đất đai khá chặt chẽ 
và cụ thể. Sự phân biệt này có khác 
nhau ít nhiều giữa các dân tộc nh−ng 
nhìn chung có thể phân làm 3 loại: 
Đất thổ c−: đây là phần đất bà con 
dùng để xây dựng nhà ở, chuồng trại, 
kho thóc và các công trình công cộng. 
Thổ c− th−ờng đặt d−ới quyền quản lý 
của buôn, bon, làng. Và tùy theo chu kỳ 
canh tác, sự thay đổi lớn trong đời sống 
của buôn làng mà vùng thổ c− mới có 
thể hình thành. 
Đất canh tác: gồm n−ơng rẫy, ruộng 
n−ớc, v−ờn cây ăn quả. Đây cũng là tài 
sản chung của buôn làng chia cho các 
thành viên, gia đình, dòng họ để khai 
thác, sản xuất. 
Đất cấm: đó là những khu rừng 
thiêng, rừng cấm, rừng dùng làm nghĩa 
địa,... th−ờng là những rừng thiêng 
(Yang pri) nằm ở đỉnh cao các chóp núi. 
Trong quan niệm của đồng bào đó là nơi 
c− ngụ của các vị thần linh mà con 
ng−ời xâm phạm sẽ bị trừng phạt. Các 
khu rừng làm nghĩa địa th−ờng nằm ở 
phía Tây Bắc buôn làng, nơi đó dùng để 
chôn ng−ời chết của buôn làng và tiến 
hành các nghi lễ truyền thống nh− lễ bỏ 
mả (theo: 1, tr.18). 
Việc quản lý sử dụng đất đai của các 
dân tộc Tây Nguyên luôn tuân theo 
những quy luật nhất định. Những ranh 
giới giữa đất của buôn làng, dòng họ, và 
các gia đình thành viên đôi khi chỉ là 
những hòn đá lớn, con suối, một cây cổ 
thụ... mang tính −ớc lệ t−ợng tr−ng, thế 
nh−ng nó lại bất khả xâm phạm với bất 
kỳ ai. Tùy theo mỗi dân tộc cụ thể ở Tây 
Nguyên mà quyền sử dụng đất đai đối 
với buôn làng, dòng họ và các thành 
viên cũng có sự khác nhau. 
Theo ng−ời Mạ, giới hạn của các 
phần đất đai thuộc các bon là các rẫy 
(mir) do toàn bon khai phá. Khoảng 
rừng từ bon đến các rẫy là thuộc quyền 
quản lý của bon, vì vậy ng−ời ngoài bon 
không đ−ợc đến đây khai phá. 
Ng−ời Mnông có sự phân chia ranh 
giới đất đai khá rõ ràng và chặt chẽ giữa 
các buôn. Những ranh giới này mang 
tính bất khả xâm phạm tuyệt đối. Các 
phần đất của các buôn làng Mnông cấm 
những c− dân láng giềng đến săn bắt, 
hái l−ợm, mà ngay cả việc đi lại, ng−ời 
Mnông cũng tránh đi qua các phần đất 
có chủ và đã đ−ợc đánh dấu. 
Đất đai của ng−ời Êđê và ng−ời Gia 
Rai thì thuộc quyền quản lý, thu hoạch 
của từng gia đình. Ng−ời Gia Rai đã 
hình thành những luật tục quy định 
buộc mọi ng−ời phải tuân theo, cấm 
không đ−ợc xâm phạm. Nếu xâm phạm 
thì hình phạt đ−ợc áp dụng khá nặng, 
từ việc bồi th−ờng đến buộc phải làm 
đầy tớ cho chủ làng. 
Ng−ời Ba Na không chỉ có các 
khoảng đất rừng đã đ−ợc khai thác và 
canh tác, nh− các rẫy, các ruộng n−ớc, 
mà còn gồm các cánh rừng nguyên thủy 
rất rộng chung quanh buôn đều thuộc 
quyền quản lý của buôn, là tài sản của 
buôn. Số rừng đó dành cho việc khai 
thác lâu dài về sau. Bởi vì buôn làng 
42 Thông tin Khoa học xã hội, số 6.2011 
ng−ời Ba Na ít di chuyển hơn so với các 
dân tộc khác. 
Trong việc sử dụng đất đai của 
mình, ng−ời Xơ Đăng đặc biệt chú trọng 
đến ranh giới tiếp giáp với các buôn làng 
lân cận. Đất đai, rừng rẫy đ−ợc rào rất 
cẩn thận. Ng−ời Xơ Đăng có tục thừa kế 
đất đai, kể cả chuyển nh−ợng mua bán 
và thừa kế chỉ giới hạn trong phạm vi là 
ng−ời cùng buôn làng. Lý do chuyển 
nh−ợng, bán đất chủ yếu do việc di 
chuyển nhiều hơn là vì giàu nghèo, túng 
thiếu (xem thêm: 3,4,5,6). 
2. Sự biến đổi trong hoạt động sản xuất n−ơng rẫy 
các dân tộc Tây Nguyên 
Đến những năm cuối thế kỷ XIX, ở 
Tây Nguyên, trong điều kiện đất đai còn 
rộng cùng với dân số ch−a đông, rẫy 
canh tác theo kiểu luân khoảnh khép 
kín cho phép các c− dân Tây Nguyên có 
thể định c− t−ơng đối lâu dài trên một 
địa vực nhất định mà ít dẫn đến tình 
trạng du canh, du c− phá hoại tài 
nguyên và môi sinh. Trong các hoạt 
động kinh tế ở Tây Nguyên, trồng trọt 
đóng vai trò chủ đạo và n−ơng rẫy vẫn 
đóng vai trò chính yếu. Canh tác n−ơng 
rẫy không chỉ là nguồn sống chính, là 
hoạt động sản xuất chi phối đời sống 
kinh tế, mà còn chính là đời sống xã hội, 
văn hóa tâm linh. Sự tồn tại của kinh tế 
n−ơng rẫy là nguyên nhân chính quy 
định tính chất tự nhiên, tự cấp, tự túc 
của nền kinh tế truyền thống các dân 
tộc Tây Nguyên. 
Từ sau năm 1975, quyền sở hữu tập 
thể truyền thống của các dân tộc Tây 
Nguyên đối với đất và rừng bị xoá bỏ do 
tất cả đất và rừng đều đ−ợc quốc hữu 
hoá. Hoạt động kinh tế truyền thống 
của ng−ời dân nơi đây gồm trồng trọt, 
chăn nuôi, nghề thủ công, trao đổi hàng 
hóa và kinh tế chiếm đoạt bắt đầu có sự 
biến dạng. Không còn giữ quyền làm 
chủ trong việc quản lý khai thác đất, 
rừng, những sản phẩm từ hoạt động sản 
xuất n−ơng rẫy và từ săn bắt hái l−ợm 
không thể đáp ứng đủ nhu cầu cuộc 
sống của bà con. 
Trải qua một thời gian dài tồn tại và 
phát triển, cho đến những năm đất n−ớc 
b−ớc vào thời kỳ đổi mới, sản xuất 
truyền thống của các dân tộc Tây 
Nguyên vẫn tồn tại ba hình thức: n−ơng 
rẫy, ruộng n−ớc và v−ờn, nh−ng hình 
thức làm rẫy theo lối luân khoảnh khép 
kín không còn phổ biến. Không còn điều 
kiện luân khoảnh khép kín, các dân tộc 
Tây Nguyên hoặc luân canh cây trồng 
trên n−ơng rẫy, hoặc chuyển n−ơng rẫy 
từ luân khoảnh kín sang luân khoảnh 
mở, là hình thức canh tác liên tục nhiều 
năm trên một khoảnh đất. 
Cho đến nay, nhìn một cách tổng 
thể, kinh tế truyền thống ở các dân tộc 
Tây Nguyên vẫn mang nặng tính chất 
tự nhiên, tự cấp, tự túc trên cơ sở lấy 
canh tác n−ơng rẫy làm nguồn sống 
chính. Tuy vậy do đất đai không còn dồi 
dào nh− tr−ớc, công cụ sản xuất lại thô 
sơ nên sản phẩm làm ra không đủ tái 
sản xuất giản đơn, chủ yếu vẫn dựa vào 
tự nhiên, khai thác và bóc lột tự nhiên, 
phân phối bình quân nguyên thủy. 
3. Một số nhận định chung 
Đất đai, rừng rẫy luôn đóng vai trò 
rất quan trọng trong đời sống các dân 
tộc Tây Nguyên. Đất rừng đ−ợc khai 
thác thành n−ơng rẫy, thành ruộng, hay 
ch−a khai thác đều nằm trong khu vực 
l−u trú của buôn làng và thuộc quyền sở 
hữu của các buôn làng. Đối với đất rừng, 
N−ơng rẫy trong đời sống 43 
các dân tộc Tây Nguyên chú ý nhiều đến 
quyền sử dụng hơn là quyền sở hữu, đất 
đai đ−ợc xem nh− là ph−ơng tiện sinh 
sống thiết yếu bằng cách phát rẫy gieo 
trồng. Ng−ời đ−ợc phân chia đất đai có 
quyền h−ởng các sản phẩm thiên nhiên 
và do lao động làm ra trên phần đất 
đ−ợc chia đó. Sau một thời gian, từ một 
đến ba năm hay nhiều hơn tùy từng 
dân tộc, mảnh đất đó sẽ đ−ợc trả về cho 
buôn làng, các thành viên sẽ lại đ−ợc 
chia nhận phần đất ở một khu vực 
khác. Mảnh đất đã khai phá sẽ bị bỏ 
hoang nên sẽ nhanh chóng trở thành 
rừng thứ sinh. 
Nhận rõ đ−ợc vai trò, vị trí quan 
trọng của vùng đất Tây Nguyên, ngay 
sau ngày Giải phóng miền Nam thống 
nhất đất n−ớc, Đảng và Nhà n−ớc ta đã 
dành rất nhiều sự quan tâm cho khu 
vực này. Kết quả là sau 25 năm đổi mới 
(1986-2011), kinh tế Tây Nguyên đã đạt 
đ−ợc nhiều thành tựu quan trọng, phát 
triển khá toàn diện; đời sống văn hóa 
tại các buôn làng cũng đ−ợc Đảng, Nhà 
n−ớc ta đặc biệt quan tâm trên cơ sở 
phát huy những tinh hoa văn hóa 
truyền thống của các đồng bào các dân 
tộc thiểu số, với mục tiêu gìn giữ kế 
thừa có chọn lọc xây dựng những giá trị 
văn hóa mới tích cực, loại bỏ dần những 
hủ tục lạc hậu; Nhà n−ớc đã đầu t− 
nhiều tỷ đồng để xây dựng đề tài, dự án 
nghiên cứu, s−u tầm sử thi, văn học dân 
gian; phục hồi di sản văn hóa cồng 
chiêng, sắc phục, trang phục truyền 
thống; tổ chức biên soạn bộ luật tục các 
dân tộc Gia Rai, Ba Na, Xơ Đăng, Êđê, 
Mnông, Mạ, Cơ Ho và nhiều dân tộc 
khác. Ngoài việc khuyến khích bảo tồn 
các buôn làng, phát triển thủ công 
truyền thống thì nhà rông, nhà g−ơl, 
nhà dài, cũng đang đ−ợc khôi phục. 
Tuy vậy, cùng với việc phát triển 
kinh tế- xã hội vùng Tây Nguyên, quyền 
sở hữu đất đai khu vực này đã có nhiều 
thay đổi. Không còn là ng−ời làm chủ 
thực sự trên những phần đất của mình, 
trên thực tế các dân tộc Tây Nguyên 
hiện nay chỉ là ng−ời làm thuê trong 
từng thời điểm và từng việc cụ thể trên 
những diện tích đất của mình, vì vậy họ 
ch−a có trách nhiệm trong quản lý, bảo 
vệ. Ng−ời nhận đất nông nghiệp thì chỉ 
đ−ợc phép sản xuất cố định lâu dài trên 
phần đất đ−ợc chia. Nh− vậy trong điều 
kiện kỹ thuật thâm canh ch−a phát 
triển, năng suất lao động chắc chắn sẽ 
không cao. Trong khi đó, những ng−ời 
nhận quản lý bảo vệ rừng thì chủ yếu là 
h−ớng đến việc tận thu lâm sản và khai 
thác phần đất nông nghiệp theo tỷ lệ 
cho phép để trồng các loại cây ngắn 
ngày sớm có thu hoạch, mà ch−a thực sự 
quan tâm đến việc trồng, chăm sóc và 
bảo vệ rừng theo yêu cầu. 
Dân số cơ học tăng nhanh, các dân 
tộc tại chỗ ngày càng bị đẩy lùi sâu hơn 
vào rừng do vậy nhu cầu sử dụng gỗ và 
lâm sản của bà con để xây dựng nhà ở, 
đồ gia dụng, củi than đốt... ngày càng 
v−ợt xa so với việc tái sinh tự nhiên của 
rừng. Bên cạnh đó, tình trạng đồng bào 
di c− tự do, đồng bào kinh tế mới chặt 
phá rừng để trồng cây l−ơng thực, cây 
công nghiệp và tình hình sang nh−ợng 
mua bán đất rừng kiếm lời vẫn diễn 
biến phức tạp, ch−a chấm dứt. Rừng 
Tây Nguyên bị giảm nhanh diện tích đã 
dẫn tới nhiều vùng đất rộng lớn tr−ớc 
đây vốn rất màu mỡ nay bị rửa trôi, xói 
mòn trở thành đất bạc màu, chai rắn, 
44 Thông tin Khoa học xã hội, số 6.2011 
không còn độ phì nhiêu làm cho cây cối 
kém phát triển, năng suất và sản l−ợng 
nhiều loại cây trồng nh− chè, cà phê, 
dâu tằm và kể cả các loại cây rừng có 
biểu hiện chững lại. Khi diện tích rừng 
bị thu hẹp thì khả năng giữ n−ớc của 
chúng cũng bị suy giảm nghiêm trọng, 
gây nên tình trạng hạn hán kéo dài ở 
nhiều địa ph−ơng trong mùa khô nh− 
Đắc Lắc, Lâm Đồng, Gia Lai, Kon Tum, 
các tỉnh Nam Trung Bộ, đặc biệt ở 
những nơi này mấy năm gần đây n−ớc 
sinh hoạt cho ng−ời và gia súc cũng trở 
nên khan hiếm. Từ những hệ lụy trên 
đã dẫn đến một thực tế là hàng năm 
Nhà n−ớc bị mất một l−ợng gỗ lớn do 
khai thác trái phép, do phá rừng đốt 
n−ơng làm rẫy và do để cháy rừng. Mỗi 
năm Tây Nguyên có tới hàng chục nghìn 
hộ từ mọi miền đất n−ớc di c− tự do đến 
làm ăn sinh sống, vì thế lại mất đi tới 
hàng trăm tỷ đồng từ nguồn tài nguyên 
rừng do việc chặt phá, khai thác trái 
phép để lấy đất sản xuất... 
4. Một số đề xuất 
Trong điều kiện mới, cách ứng xử 
với đất đai, rừng rẫy của các dân tộc 
Tây Nguyên đang tạo nên sự mâu thuẫn 
gay gắt với việc sử dụng hợp lý tài 
nguyên, môi tr−ờng. Góp phần giải 
quyết vấn đề này trong thời gian tới, 
chúng tôi đề xuất một số giải pháp: 
Một là, trải qua nhiều thay đổi của 
lịch sử, cùng với sự tác động của các yếu 
tố tự nhiên và c− dân, n−ơng rẫy canh 
tác theo lối cổ truyền ở Tây Nguyên 
hiện đang mất dần cơ sở tồn tại và từng 
b−ớc chuyển đổi, hoặc thành rẫy du 
canh mở ở vùng cao, hoặc thành ruộng 
khô chờ m−a bán định canh ở vùng 
thấp. Do vậy sự chuyển biến dần ruộng 
khô thành ruộng n−ớc ở các vùng c− dân 
tập trung, ven các trục lộ giao thông lớn 
là một trong những h−ớng đi quan trọng 
nhằm cải tạo n−ơng rẫy Tây Nguyên. 
Để làm đ−ợc điều này đòi hỏi sớm có 
quy hoạch lại toàn bộ quỹ đất trong 
toàn vùng, bổ sung điều chỉnh kế hoạch 
sử dụng đất nông nghiệp, quy hoạch các 
cụm dân c−; khai hoang mở rộng diện 
tích ở những nơi có điều kiện, điều 
chỉnh lại quỹ đất của các nông, lâm 
tr−ờng để khoán cho bà con ch−a có đất 
sản xuất. Cần có biện pháp quản lý thực 
hiện quy hoạch đất đai, nghiêm cấm việc 
mua bán, sang nh−ợng đất đai trái pháp 
luật, nhất là đất sản xuất của bà con dân 
tộc tại chỗ. Đồng thời phải tổ chức thực 
hiện tốt việc h−ớng dẫn sản xuất, cho 
vay vốn, tiêu thụ nông sản phẩm nhằm 
giúp đồng bào có cuộc sống ổn định, định 
canh định c−, không du canh du c− phá 
rừng lấy đất làm n−ơng rẫy. 
Hai là, do hoạt động n−ơng rẫy đã 
ăn sâu vào đời sống đồng bào các dân 
tộc Tây Nguyên nên việc thay thế hoàn 
toàn n−ơng rẫy bằng hình thức canh tác 
khác có nghĩa là thay đổi toàn bộ truyền 
thống nhiều mặt của đồng bào. Tuy 
nhiên nếu tiếp tục duy trì nguyên mẫu 
hình thức sản xuất truyền thống này 
trong hoàn cảnh đất đai ngày càng hạn 
hẹp, lại không đ−ợc tự do luân khoảnh 
thì về lâu về dài các dân tộc Tây 
Nguyên sẽ đi đến chỗ nghèo nàn, lạc 
hậu do không phát huy đ−ợc tiềm năng 
đất đai và dẫn đến phá hoại nghiêm 
trọng rừng và tài nguyên môi sinh. Do 
vậy cần tiếp tục cải tạo và phát triển 
từng hình thức sản xuất truyền thống 
để tiến tới một nền sản xuất nông 
nghiệp vừa mang mục đích hàng hóa, 
N−ơng rẫy trong đời sống 45 
vừa mang mục đích bảo vệ tài nguyên 
môi tr−ờng. Trong phát triển kinh tế 
vùng Tây Nguyên, cần chú trọng duy trì 
độ che phủ rừng bằng việc thực hiện tốt 
việc bảo vệ, khoanh nuôi tái sinh diện 
tích rừng tự nhiên, rừng phòng hộ, v−ờn 
quốc gia, các khu bảo tồn thiên nhiên 
hiện có. 
Ba là, cải tạo và phát triển kinh tế 
nói chung và trồng trọt nói riêng cho các 
dân tộc Tây Nguyên thực chất là giải 
quyết vấn đề n−ơng rẫy. Vì vậy xây 
dựng nền văn hóa và lối sống mới ở Tây 
Nguyên là việc làm cần thiết để vừa 
thừa kế vừa cải tạo lối sống và văn hóa 
n−ơng rẫy cho bà con. Thực hiện có hiệu 
quả chính sách hỗ trợ đồng bào về nhà 
ở, n−ớc sạch, y tế, giáo dục; xây dựng cơ 
sở sinh hoạt văn hóa cộng đồng cho các 
buôn làng theo ph−ơng châm Nhà n−ớc 
và nhân dân cùng làm. Tổ chức quy 
hoạch lại các khu dân c− để thuận lợi cho 
việc xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn. 
Xây dựng các tổ chức và công trình phục 
vụ nghiên cứu, giữ gìn các di sản văn hóa 
dân tộc. Tăng c−ờng thể chế văn hóa ở 
thôn, buôn thông qua việc thực hiện quy 
chế dân chủ, xóa bỏ dần các hủ tục lạc 
hậu, mê tín, nếp sống lạc hậu. 
Bốn là, do đặc điểm các dân tộc Tây 
Nguyên là những c− dân có xuất phát 
điểm kinh tế- xã hội nói chung còn thấp 
kém, nên quá trình cải tạo và phát triển 
đời sống mọi mặt cho bà con vùng này 
không thể tiến hành trong một sớm một 
chiều, mà là một quá trình lâu dài, 
trong đó cần có những biện pháp, hình 
thức, b−ớc đi phù hợp với trình độ ng−ời 
dân, cũng nh− cần có sự đầu t−, h−ớng 
dẫn thỏa đáng để bà con có thời gian 
thích ứng dần. 
Tài liệu tham khảo 
1. Đỗ Thị Phấn. Đất và ng−ời Tây 
Nguyên. Tp. Hồ Chí Minh: Văn hóa 
Sài Gòn, 2007. 
2. Ban chỉ đạo Tây Nguyên. Tây 
Nguyên trên đ−ờng phát triển bền 
vững. H.: Chính trị quốc gia, 2006. 
3. Bùi Minh Đạo. Trồng trọt truyền 
thống của các dân tộc tại chỗ Tây 
Nguyên. H.: Khoa học xã hội, 1999. 
4. Bế Viết Đẳng, Chu Thái Sơn,... Đại 
c−ơng về các dân tộc Ê Đê, Mnông ở 
Đắc Lắc. H.: Khoa học xã hội, 1982. 
5. Mạc Đ−ờng (chủ biên). Vấn đề dân 
tộc ở Lâm Đồng. Đà Lạt: Sở Văn hóa 
Lâm Đồng, 1983. 
6. Đăng Nghiêm Vạn, Cầm Trọng,... 
Các dân tộc tỉnh Gia Lai-Kon Tum. 
H.: Khoa học xã hội, 1981. 
7. L−u Hùng. Văn hóa cổ truyền Tây 
Nguyên. H.: Văn hóa dân tộc, 1996. 
8. Nguyễn Trắc Dĩ. Đồng bào các sắc 
tộc thiểu số Việt Nam. Sài Gòn: Bộ 
Phát triển sắc tộc, 1972. 

File đính kèm:

  • pdfnuong_ray_trong_doi_song_cac_dan_toc_thai_nguyen.pdf