Những nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển du lịch biển tỉnh Kiên Giang

Theo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, trong

tổng số khách quốc tế đến Việt Nam có đến 70-

75% khách đi du lịch ở các vùng ven biển và tỷ lệ

này đối với du khách nội địa là 50% (Đào Loan,

2013). Qua đó cho thấy nhu cầu của thị trường đối

với du lịch biển là rất lớn. Để tận dụng cơ hội này

và đồng thời khai thác một cách hiệu quả tiềm năng

biển, ngày 15/8/2013, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du

lịch ra Quyết định số 2782/QĐ-BVHTTDL phê

duyệt Đề án “Phát triển du lịch biển, đảo và vùng

ven biển Việt Nam đến năm 2020”. Mục tiêu tổng

quát của Đề án là đến năm 2020, du lịch biển trở

thành ngành động lực của kinh tế biển Việt Nam,

góp phần thực hiện mục tiêu “phấn đấu đến năm

2020 đưa nước ta trở thành quốc gia mạnh về biển,

làm giàu từ biển, ” (Tạp chí Du lịch Việt Nam,

2013).

So với các tỉnh/thành khác ở đồng bằng sông

Cửu Long, Kiên Giang thật sự có thế mạnh về du

lịch biển. Biển Kiên Giang có đặc điểm là bước

sóng, độ trong, độ mặn của nước biển, độ mịn của

cát và cường độ ánh nắng mặt trời thích hợp cho

hoạt động tắm biển (Tạp chí Du lịch Việt Nam, số

4/2001; trích bởi Đinh Trung Kiên, 2004). Hơn

nữa, nhiều bãi biển ở Kiên Giang (Mũi Nai,

Dương, Hòn Chông, Khem, Trường) nhìn chung

còn hoang sơ, yên tĩnh phù hợp cho hoạt động

thưởng ngoạn, nghỉ ngơi và thư giãn (Vũ Thế Bình

et al., 2009). Ngoài những bãi biển đó, một số bãi

biển ở quần đảo Hải Tặc (thị xã Hà Tiên), quần đảo

Bà Lụa (huyện Kiên Lương), quần đảo Nam Du

(huyện Kiên Hải) và bãi sao (huyện Phú Quốc) đã

trở thành nơi đến phổ biến đối với du khách trong

những năm gần đây.

pdf 8 trang kimcuc 19480
Bạn đang xem tài liệu "Những nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển du lịch biển tỉnh Kiên Giang", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Những nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển du lịch biển tỉnh Kiên Giang

Những nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển du lịch biển tỉnh Kiên Giang
Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ Phần C: Khoa học Xã hội, Nhân văn và Giáo dục: 30 (2014): 22-29 
 22 
NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN DU LỊCH BIỂN 
TỈNH KIÊN GIANG 
Nguyễn Trọng Nhân1 
1 Khoa Khoa học Xã hội & Nhân văn, Trường Đại học Cần Thơ 
Thông tin chung: 
Ngày nhận: 21/10/2013 
Ngày chấp nhận: 25/02/2014 
Title: 
Factors influencing the 
development of sea tourism in 
Kien Giang province 
Từ khóa: 
Ba Hòn Đầm, du lịch biển, Hòn 
Chông, Mũi Nai, tỉnh Kiên Giang 
Keywords: 
Ba Hon Dam tourist site, sea 
tourism, Hon Chong tourist site, 
Mui Nai tourist site, Kien Giang 
province 
ABSTRACT 
This paper analysed the factors influencing the development of sea 
tourism in Kien Giang province. The results provided local 
authorities, tourism management boards, tourist companies, tourist 
service companies, and local communities with the practical data to 
execute some solutions to enhancing the quality of sea tourism 
development conditions to attract more and more tourists to Kien 
Giang and increase the number of tourits to revisit this destination. 
TÓM TẮT 
Nghiên cứu này phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến sự phát 
triển du lịch biển Kiên Giang. Qua đó cung cấp cơ sở thực tiễn cho 
chính quyền địa phương, cơ quan quản lý nhà nước về du lịch, công 
ty du lịch, cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch và người dân địa phương 
trong việc thực thi những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng các 
yếu tố cấu thành của du lịch biển để thu hút du khách đến với Kiên 
Giang nhiều hơn và tăng khả năng quay lại du lịch ở những lần tiếp 
theo của du khách. 
1 GIỚI THIỆU 
Theo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, trong 
tổng số khách quốc tế đến Việt Nam có đến 70-
75% khách đi du lịch ở các vùng ven biển và tỷ lệ 
này đối với du khách nội địa là 50% (Đào Loan, 
2013). Qua đó cho thấy nhu cầu của thị trường đối 
với du lịch biển là rất lớn. Để tận dụng cơ hội này 
và đồng thời khai thác một cách hiệu quả tiềm năng 
biển, ngày 15/8/2013, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du 
lịch ra Quyết định số 2782/QĐ-BVHTTDL phê 
duyệt Đề án “Phát triển du lịch biển, đảo và vùng 
ven biển Việt Nam đến năm 2020”. Mục tiêu tổng 
quát của Đề án là đến năm 2020, du lịch biển trở 
thành ngành động lực của kinh tế biển Việt Nam, 
góp phần thực hiện mục tiêu “phấn đấu đến năm 
2020 đưa nước ta trở thành quốc gia mạnh về biển, 
làm giàu từ biển,” (Tạp chí Du lịch Việt Nam, 
2013). 
So với các tỉnh/thành khác ở đồng bằng sông 
Cửu Long, Kiên Giang thật sự có thế mạnh về du 
lịch biển. Biển Kiên Giang có đặc điểm là bước 
sóng, độ trong, độ mặn của nước biển, độ mịn của 
cát và cường độ ánh nắng mặt trời thích hợp cho 
hoạt động tắm biển (Tạp chí Du lịch Việt Nam, số 
4/2001; trích bởi Đinh Trung Kiên, 2004). Hơn 
nữa, nhiều bãi biển ở Kiên Giang (Mũi Nai, 
Dương, Hòn Chông, Khem, Trường) nhìn chung 
còn hoang sơ, yên tĩnh phù hợp cho hoạt động 
thưởng ngoạn, nghỉ ngơi và thư giãn (Vũ Thế Bình 
et al., 2009). Ngoài những bãi biển đó, một số bãi 
biển ở quần đảo Hải Tặc (thị xã Hà Tiên), quần đảo 
Bà Lụa (huyện Kiên Lương), quần đảo Nam Du 
(huyện Kiên Hải) và bãi sao (huyện Phú Quốc) đã 
trở thành nơi đến phổ biến đối với du khách trong 
những năm gần đây. 
Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ Phần C: Khoa học Xã hội, Nhân văn và Giáo dục: 30 (2014): 22-29 
 23 
Theo ông Nguyễn Mạnh Cường-Phó Tổng cục 
trưởng Tổng cục Du lịch cùng một số đại diện 
doanh nghiệp du lịch: tiềm năng du lịch biển đảo 
Việt Nam vẫn chưa được khai thác tốt do hạn chế 
về cơ sở hạ tầng, dịch vụ thiếu và yếu (nhất là dịch 
vụ vui chơi và mua sắm), an ninh trật tự chưa đảm 
bảo, giá cả các loại dịch vụ chưa hợp lý, (Trung 
Châu, 2011). Riêng đối với du lịch biển Kiên 
Giang thì như thế nào? 
Nghiên cứu này phân tích những nhân tố ảnh 
hưởng đến sự phát triển du lịch biển Kiên Giang. 
Qua đó cung cấp cơ sở thực tiễn cho chính quyền 
địa phương, cơ quan quản lý nhà nước về du lịch, 
công ty du lịch, cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch 
và người dân địa phương trong việc thực thi những 
giải pháp nhằm nâng cao chất lượng các yếu tố cấu 
thành của du lịch biển để thu hút du khách đến với 
Kiên Giang nhiều hơn và tăng khả năng quay lại du 
lịch ở những lần tiếp theo của du khách. 
2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
2.1 Phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu 
thứ cấp 
Dữ liệu thứ cấp sử dụng trong bài viết được thu 
thập từ sách và trên Internet. Nguồn dữ liệu này 
được xử lý bằng phương pháp so sánh, đánh giá và 
tổng hợp nhằm đảm bảo tính giá trị và tính phù hợp 
đối với những dữ liệu được kế thừa. 
2.2 Phương pháp thu thập và phân tích dữ 
liệu sơ cấp 
Nghiên cứu tiến hành phỏng vấn trực tiếp 120 
du khách đến du lịch tại khu du lịch Mũi Nai (thị 
xã Hà Tiên), khu du lịch Hòn Chông (huyện Kiên 
Lương) và khu du lịch Ba Hòn Đầm (quần đảo Bà 
Lụa, huyện Kiên Lương) bằng bảng câu hỏi. Mỗi 
địa điểm lấy 40 mẫu theo phương pháp phi xác suất 
kiểu thuận tiện. Sau khi sàng lọc, còn lại 119 phiếu 
hợp lệ (40 phiếu ở Mũi Nai, 40 phiếu ở Hòn Chông 
và 39 phiếu ở Ba Hòn Đầm). Thời gian lấy mẫu từ 
tháng 8 đến tháng 9 năm 2013. Dữ liệu từ bảng hỏi 
được phân tích bằng phần mềm SPSS 18.0 for 
Windows. Các phương pháp phân tích bao gồm: 
thống kê mô tả (tần suất và số trung bình), phân 
tích phương sai một yếu tố, kiểm định mối quan hệ 
giữa hai biến (sử dụng hệ số tương quan Pearson), 
đánh giá độ tin cậy thang đo và phân tích nhân tố 
khám phá. 
3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 
3.1 Khái quát mẫu nghiên cứu 
Bảng 1: Cơ cấu mẫu nghiên cứu 
Đơn vị: % 
Giới tính 
Nam Nữ 
53,4 46,6 
Tuổi 
Dưới 25 25-34 35-44 45-54 > 54 
46,2 29,9 11,1 8,5 4,3 
Trình độ văn hóa 
Tiểu học THCS THPT TC CĐ ĐH Sau ĐH Khác 
0,9 5,1 9,4 9,4 10,3 58,1 3,4 3,4 
Nguồn: Kết quả phân tích số liệu từ điều tra trực tiếp du khách năm 2013, n = 119 
3.2 Yếu tố hấp dẫn du lịch biển Kiên Giang 
Những yếu tố hấp dẫn du khách đến du lịch ở 
biển Kiên Giang bao gồm: phong cảnh đẹp, khí hậu 
trong lành, sự đa dạng món ăn hải sản, cảnh quan 
đa dạng, sự thân thiện và mến khách của người dân 
và một số yếu tố khác (Hình 1). 
Hình 1: Yếu tố hấp dẫn du lịch biển Kiên Giang (đơn vị %) 
Nguồn: Kết quả phân tích số liệu từ điều tra trực tiếp du khách năm 2013, n = 119 
86.6
70.6
34.5
17.6
16.8
0.8
0 20 40 60 80 100
Phong cảnh đẹp
Món ăn hải sản đa dạng
Sự thân thiện và mến khách
Yếu tố hấp dẫn
Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ Phần C: Khoa học Xã hội, Nhân văn và Giáo dục: 30 (2014): 22-29 
 24 
Du khách đánh giá biển Kiên Giang khá hấp 
dẫn (đạt 3,66 điểm). Ở độ tin cậy 95%, mức độ hấp 
dẫn của biển ở các nơi đến có sự khác nhau. Du 
khách đánh giá cao nhất đối với biển ở Ba Hòn 
Đầm, kế đến là biển ở Hòn Chông, du khách đánh 
giá thấp nhất đối với biển ở Mũi Nai. 
3.3 Thực trạng hoạt động du lịch biển Kiên Giang 
Du khách biết đến du lịch biển Kiên Giang chủ 
yếu thông qua người thân, bạn bè và Internet. Qua 
đó cho thấy, khâu truyền miệng đóng vai trò rất 
quan trọng trong quảng bá du lịch. Ngoài hai kênh 
thông tin trên, du khách còn biết đến du lịch biển 
Kiên Giang qua: báo và tạp chí, công ty du lịch, 
tivi, ấn phẩm hướng dẫn du lịch và một số kênh 
thông tin khác (Hình 2). 
Hình 2: Kênh thông tin quảng bá du lịch biển Kiên Giang (đơn vị %) 
Nguồn: Kết quả phân tích số liệu từ điều tra trực tiếp du khách năm 2013, n = 119 
Các hoạt động của du khách bao gồm: tham 
quan cảnh quan (80,7%), thưởng thức hải sản 
(70,6%), tắm biển (69,7%), mua hải sản (19,3%), 
câu cá giải trí (12,6%), lặn biển (3,4%) và những 
hoạt động khác (5%). 
Bảng 2: Sự hài lòng của du khách về một số khía cạnh du lịch biển Kiên Giang 
Tiêu chí Số trung bình Độ lệch chuẩn Kết luận 
Cảnh quan thiên nhiên 
Cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch 
Phương tiện vận chuyển tham quan 
Ăn uống, tham quan, mua sắm, giải trí 
Cơ sở lưu trú 
An ninh trật tự, an toàn 
Hướng dẫn viên du lịch 
Giá cả các loại dịch vụ 
4,08 
3,46 
3,60 
3,50 
3,36 
3,63 
3,39 
3,43 
0,78 
0,86 
0,74 
0,73 
0,76 
0,79 
0,74 
0,72 
Hài lòng 
Bình thường 
Khá hài lòng 
Khá hài lòng 
Bình thường 
Khá hài lòng 
Bình thường 
Bình thường 
n = 119 
Nguồn: Kết quả phân tích số liệu từ điều tra trực tiếp du khách năm 2013 
Chú thích: Sử dụng thang đo Likert: 1-Hoàn toàn không hài lòng, 2-Không hài lòng, 3-Bình thường, 4-Hài Lòng, 5-Rất 
hài lòng 
Du khách cảm thấy hài lòng về cảnh quan thiên 
nhiên biển Kiên Giang; khá hài lòng về phương 
tiện vận chuyển tham quan, dịch vụ ăn uống, tham 
quan, mua sắm, giải trí, an ninh trật tự và an toàn; 
du khách cảm thấy bình thường đối với cơ sở hạ 
tầng, cơ sở lưu trú, hướng dẫn viên du lịch và giá 
cả các loại dịch vụ (Bảng 2). 
80.7
30.3
9.2
9.2
8.4
0.8
2.5
0 20 40 60 80 100
Người thân, bạn bè
Báo, tạp chí
Tivi
Khác
Kênh thông tin
Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ Phần C: Khoa học Xã hội, Nhân văn và Giáo dục: 30 (2014): 22-29 
 25 
Bảng 3: Khác biệt về sự hài lòng của du khách đối với các nơi đến du lịch biển Kiên Giang 
Tiêu chí Sig. Mức ý nghĩa 
Cảnh quan thiên nhiên 
Cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch 
Phương tiện vận chuyển tham quan 
Dịch vụ ăn uống, tham quan, mua sắm và giải trí 
Cơ sở lưu trú 
An ninh trật tự, an toàn 
Hướng dẫn viên du lịch 
Giá cả các loại dịch vụ 
0,001 
0,001 
0,240 
0,762 
0,370 
0,000 
0,389 
0,078 
** 
** 
ns 
ns 
ns 
** 
ns 
ns 
n = 119 
Nguồn: Kết quả phân tích số liệu từ điều tra trực tiếp du khách, 2013 
Chú thích: ** : <= 0,01-có ý nghĩa thống kê; ns: non significant-không có ý nghĩa thống kê 
Sự hài lòng của du khách có sự khác biệt đối 
với một số tiêu chí ở các nơi đến du lịch biển Kiên 
Giang (Bảng 3). Cụ thể, về cảnh quan thiên nhiên, 
sự hài lòng của du khách cao nhất đối với biển ở 
Hòn Chông, kế đến là biển ở Ba Hòn Đầm và thấp 
nhất đối với biển ở Mũi Nai; sự hài lòng của du 
khách cao nhất đối với cơ sở hạ tầng ở khu du lịch 
Hòn Chông, kế đến là ở Mũi Nai và thấp nhất ở Ba 
Hòn Đầm; vấn đề an ninh trật tự và an toàn ở Ba 
Hòn Đầm tốt nhất, kế đến là ở Hòn Chông và sau 
cùng là ở Mũi Nai vì sự hài lòng của du khách 
giảm dần theo thứ tự đối với các nơi đó. 
Nhìn chung, du khách cảm thấy khá hài lòng về 
chuyến du lịch biển Kiên Giang (đạt 3,73 điểm). Ở 
độ tin cậy 95%, sự hài lòng của du khách đối với 
các nơi đến có sự khác nhau. Sự hài lòng cao nhất 
của du khách đối với du lịch biển ở Ba Hòn Đầm, 
kế đến ở Hòn Chông và sự hài lòng của du khách 
thấp nhất đối với du lịch biển ở Mũi Nai. 
Bảng 4: Tương quan giữa sự hài lòng với dự định quay lại và giới thiệu du lịch của du khách 
 Sự hài lòng Dự định quay lại Dự định giới thiệu 
Sự hài lòng Tương quan Pearson 
 Sig. (2-phía) 
1 
Dự định quay lại Tương quan Pearson 
 Sig. (2-phía) 
.629** 
.000 
1 
Dự định giới thiệu Tương quan Pearson 
 Sig. (2-phía) 
.556** 
.000 
 1 
Nguồn: Kết quả phân tích từ phỏng vấn trực tiếp du khách năm 2013, n = 119 
Ở mức ý nghĩa = 0,01, độ tin cậy 99% (kiểm 
định Pearson, 2-phía), mức độ hài lòng tương quan 
thuận với dự định quay lại du lịch ở những lần tiếp 
theo của du khách. Theo Cao Hào Thi, r < 0,4: 
tương quan yếu; r = 0,4-0,8: tương quan trung 
bình; r > 0,8: tương quan mạnh. Kết quả kiểm 
định mối quan hệ giữa hai biến, r = 0,629, tương 
quan trung bình (Bảng 4). 
Ở mức ý nghĩa = 0,01, độ tin cậy 99% (kiểm 
định Pearson, 2-phía), mức độ hài lòng tương quan 
thuận với dự định giới thiệu du lịch đến người thân 
và bạn bè của du khách. Kết quả kiểm định mối 
quan hệ giữa hai biến, r = 0,556, tương quan trung 
bình (Bảng 4). 
3.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát 
triển du lịch biển Kiên Giang 
Nghiên cứu sử dụng 8 tiêu chí (30 biến đo 
lường) để đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến sự 
phát triển du lịch biển Kiên Giang: 1-môi trường tự 
nhiên (3 biến đo lường), 2-cơ sở hạ tầng phục vụ 
du lịch (3 biến đo lường), 3-phương tiện vận 
chuyển tham quan (4 biến đo lường), 4-dịch vụ ăn 
uống, tham quan, mua sắm và giải trí (4 biến đo 
lường), 5-cơ sở lưu trú (4 biến đo lường), 6-an ninh 
trật tự và an toàn (3 biến đo lường), 7-hướng dẫn 
viên du lịch (4 biến đo lường), 8-giá cả các loại 
dịch vụ (5 biến đo lường). 
Sử dụng phương pháp đánh giá độ tin cậy thang 
đo để loại bỏ những biến đo lường không đảm bảo 
độ tin cậy, tức biến có hệ số tương quan biến-tổng 
hiệu chỉnh (corrected item-total correlation) < 0,3 
(Nunnally và Bernstein, 1994; trích bởi Nguyễn 
Đình Thọ, 2011) và đảm bảo thang đo có độ tin cậy 
khi nó biến thiên trong khoảng [0,7-1] vì theo 
Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), 
Cronbach’s Alpha từ 0,7 đến gần 0,8 thì thang đo 
Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ Phần C: Khoa học Xã hội, Nhân văn và Giáo dục: 30 (2014): 22-29 
 26 
lường sử dụng được, Cronbach’s Alpha từ 0,8 đến 
gần 1 thì thang đo lường tốt. 
Sau khi đánh giá độ tin cậy thang đo, tiêu chí 
môi trường tự nhiên có Cronbach’s Alpha = 0,849 
và không có biến nào có hệ số tương quan biến-
tổng hiệu chỉnh nhỏ hơn 0,6; tiêu chí cơ sở hạ tầng 
phục vụ du lịch có Cronbach’s Alpha = 0,902 và 
không có biến nào có hệ số tương quan biến-tổng 
hiệu chỉnh nhỏ hơn 0,7; tiêu chí phương tiện vận 
chuyển tham quan có Cronbach’s Alpha = 0,836 và 
không có biến nào có hệ số tương quan biến-tổng 
hiệu chỉnh nhỏ hơn 0,5; tiêu chí dịch vụ ăn uống, 
tham quan, mua sắm và giải trí có Cronbach’s 
Alpha = 0,921 và không có biến nào có hệ số tương 
quan biến-tổng hiệu chỉnh nhỏ hơn 0,7; tiêu chí cơ 
sở lưu trú có Cronbach’s Alpha = 0,902 và không 
có biến nào có hệ số tương quan biến-tổng hiệu 
chỉnh nhỏ hơn 0,6; tiêu chí an ninh trật tự và an 
toàn có Cronbach’s Alpha = 0,912 và không có 
biến nào có hệ số tương quan biến-tổng hiệu chỉnh 
nhỏ hơn 0,7; tiêu chí hướng dẫn viên du lịch có 
Cronbach’s Alpha = 0,943 và không có biến nào có 
hệ số tương quan biến-tổng hiệu chỉnh nhỏ hơn 
0,8; tiêu chí giá cả các loại dịch vụ có Cronbach’s 
Alpha = 0,937 và không có biến nào có hệ số tương 
quan biến-tổng hiệu chỉnh nhỏ hơn 0,7. Nhìn 
chung thang đo lường của 8 tiêu chí đều tốt và các 
biến đo lường đều đảm bảo độ tin cậy. Vậy 30 biến 
đo lường của 8 tiêu chí trên đủ điều kiện để đưa 
vào phân tích nhân tố khám phá. 
Trước khi chính thức tiến hành phân tích nhân 
tố khám phá, dùng kiểm định KMO (Kaiser-
Meyer-Olkin Measure of sampling adequacy) và 
Bartlett (Bartlett’s Test of Sphericity) để kiểm tra 
mức độ thích hợp của dữ liệu. Theo Kaiser (1974; 
trích bởi Nguyễn Đình Thọ, 2011) KMO ≥ 0,9: rất 
tốt; KMO ≥ 0,8: tốt; KMO ≥ 0,7 được; KMO ≥ 0,6: 
tạm được; KMO ≥ 0,5: xấu và KMO < 0,5: không 
thể chấp nhận được. Theo Hoàng Trọng và Chu 
Nguyễn Mộng Ngọc (2008), nếu kiểm định Bartlett 
có giá trị Sig. > 0,05 thì không nên áp dụng phân 
tích nhân tố. Sau khi kiểm định, chỉ số KMO của 
dữ liệu = 0,707 và Bartlett có giá trị Sig. = 0,000 (< 
0,05: có ý nghĩa thống kê) (Bảng 5). Vậy dữ liệu 
thích hợp để phân tích nhân tố khám phá. 
Bảng 5: Kiểm định KMO và Bartlett 
KMO and Bartlett’s Test 
Kaiser-Meyer-Olkin Measure of sampling adequacy. 
Bartlett’ Test of Sphericity 
Approx. Chi-Square 
df 
Sig. 
.707 
1.426E3 
435 
.000 
n = 119 
Nguồn: Kết quả phân tích số liệu từ điều tra trực tiếp du khách, 2013 
Trong phân tích nhân tố, nghiên cứu sử dụng 
phép trích là Principal Components với phép quay 
Varimax. 
Dựa vào bảng ma trận nhân tố sau khi xoay 
(Bảng 6), cho thấy có 4 nhân tố ảnh hưởng đến sự 
phát triển du lịch biển Kiên Giang. 
Để đảm bảo mức ý nghĩa thiết thực của phân 
tích nhân tố khám phá, cần loại những biến đo 
lường có hệ số tải nhân tố không đạt tiêu chuẩn ở 
từng nhân tố. Theo Hair và cộng sự (1998; trích 
bởi Khánh Duy), hệ số tải nhân tố là chỉ tiêu để 
đảm bảo mức ý nghĩa thiết thực của phân tích nhân 
tố khám phá. 0,3 < hệ số tải nhân tố ≤ 0,4 được 
xem là đạt mức tối thiểu, 0,4 < hệ số tải nhân tố ≤ 
0,5 được xem là quan trọng, hệ số tải nhân tố > 0,5 
được xem là có ý nghĩa thực tiễn. Cũng theo Hair 
và cộng sự (1998; trích bởi Khánh Duy) nếu chọn 
tiêu chuẩn 0,3 < hệ số tải nhân tố ≤ 0,4 thì cỡ mẫu 
ít nhất phải là 350, nếu cỡ mẫu khoảng 100 thì nên 
chọn tiêu chuẩn hệ số tải nhân tố > 0,55, nếu cỡ 
mẫu khoảng 50 thì chọn hệ số tải nhân tố phải > 
0,75. 
Mẫu nghiên cứu là 119 quan sát, do đó biến đo 
lường được chọn khi có hệ số tải nhân tố > 0,55. 
Sau khi loại bỏ những biến đo lường không đạt tiêu 
chuẩn ở từng nhân tố, được kết quả (Bảng 6). 
Bảng 6 cho thấy, có 4 nhân tố ảnh hưởng đến 
sự phát triển du lịch biển Kiên Giang. 
Nhân tố 1 chịu sự tác động của 12 biến đo 
lường được đặt tên là “nguồn nhân lực, sự an toàn 
và hạ tầng kỹ thuật”. 
Nhân tố 2 chịu sự tác động của 7 biến đo lường 
được đặt tên là “giá cả các loại dịch vụ và nguồn 
lực cơ sở lưu trú”. 
Nhân tố 3 chịu sự tác động của 4 biến đo lường 
được đặt tên là “môi trường tự nhiên và cơ sở vật 
chất”. 
Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ Phần C: Khoa học Xã hội, Nhân văn và Giáo dục: 30 (2014): 22-29 
 27 
Bảng 6: Ma trận nhân tố sau khi xoay 
Biến đo lường 
Nhân tố 
1 2 3 4 
Khả năng sử dụng ngôn ngữ của hướng dẫn viên 
Kiến thức tổng hợp của hướng dẫn viên 
Sự thân thiện, lịch sự của nhân viên cơ sở lưu trú 
Sự nhiệt tình, tận tụy với công việc của hướng dẫn viên 
Kỹ năng giao tiếp, ứng xử của hướng dẫn viên 
Độ an toàn của phương tiện vận chuyển tham quan 
Gần bãi biển có nhiều nhà hàng 
Gần bãi biển có nhiều điểm tham quan 
Phòng nghỉ rộng rãi, thoáng mát 
Sự trang bị dụng cụ y tế trên phương tiện vận chuyển 
Sự rộng rãi của đường sá đến bãi biển 
Sự hoạt động của máy lạnh, máy cung cấp nước nóng 
0,914 
0,895 
0,841 
0,803 
0,783 
0,780 
0,771 
0,762 
0,746 
0,688 
0,645 
0,561 
Sự hợp lý của giá cả dịch vụ giải trí 
Sự hợp lý của giá cả dịch vụ tham quan 
Sự hợp lý của giá cả dịch vụ lưu trú 
Sự hợp lý của giá cả dịch vụ ăn uống 
Sự hợp lý của giá cả dịch vụ mua sắm 
Sự thân thiện, lịch sự và chuyên nghiệp của nhân viên (vc) 
Tốc độ truy cập wifi/Internet, chất lượng kênh truyền hình 
0,875 
0,869 
0,847 
0,821 
0,714 
0,688 
0,568 
Sự trong sạch của nước biển 
Rác thải ở bãi biển 
Sự rộng rãi của bến tàu du lịch 
Sự đầy đủ áo phao 
0,756 
0,752 
0,729 
0,711 
Tình trạng ăn xin 
Tình trạng trộm cắp 
Tình trạng chèo kéo, thách giá 
0,795 
0,746 
0,641 
n = 119 
Nguồn: Kết quả phân tích số liệu từ điều tra trực tiếp du khách, 2013 
Nhân tố 4 chịu sự tác động của 3 biến đo lường 
được đặt tên là “an ninh trật tự”. 
Để tính điểm số nhân tố cho từng trường hợp 
quan sát một, ta có phương trình (Hoàng Trọng và 
Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008): 
Fi = Wi1X1 + Wi2X2 + Wi3X3 + Wi4X4 +  + WikXk 
Trong đó: 
Fi: ước lượng trị số của nhân tố thứ i 
Wi: trọng số nhân tố 
k: số biến 
Dựa vào bảng ma trận điểm số nhân tố (Bảng 
7), ta có các phương trình điểm số nhân tố sau: 
F1 = 0,185X1 + 0,171X2 + 0,132X3 + 0,124X4 + 
0,153X5 + 0,113X6 + 0,095X7 + 0,106X8 + 
0,090X9 + 0,051X10 + 0,066X11 + 0,067X12 
Nhân tố 1, nhân tố “nguồn nhân lực, sự an toàn 
và hạ tầng kỹ thuật” chịu sự tác động của 12 biến: 
X1 (Khả năng sử dụng ngôn ngữ của hướng dẫn 
viên), X2 (Kiến thức tổng hợp của hướng dẫn viên), 
X3 (Sự thân thiện, lịch sự của nhân viên cơ sở lưu 
trú), X4 (Sự nhiệt tình, tận tụy với công việc của 
hướng dẫn viên), X5 (Kỹ năng giao tiếp, ứng xử 
của hướng dẫn viên), X6 (Độ an toàn của phương 
tiện vận chuyển tham quan), X7 (Gần bãi biển có 
nhiều nhà hàng), X8 (Gần bãi biển có nhiều điểm 
tham quan), X9 (Phòng nghỉ rộng rãi, thoáng mát), 
X10 (Sự trang bị dụng cụ y tế trên phương tiện vận 
chuyển), X11 (Sự rộng rãi của đường sá đến bãi 
biển), X12 (Sự hoạt động của máy lạnh, máy cung 
cấp nước nóng). Trong đó, biến X1, X2, X5, X3 tác 
động mạnh nhất đến sự phát triển du lịch biển Kiên 
Giang do có điểm số nhân tố lớn nhất. 
F2 = 0,213X13 + 0,200X14 + 0,199X15 + 
0,187X16 + 0,157X17 + 0,181X18 + 0,078X19 
Nhân tố 2, nhân tố “giá cả các loại dịch vụ và 
nguồn lực cơ sở lưu trú” chịu sự tác động của 7 
biến: X13 (Sự hợp lý của giá cả dịch vụ giải trí), X14 
(Sự hợp lý của giá cả dịch vụ tham quan), X15 (Sự 
Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ Phần C: Khoa học Xã hội, Nhân văn và Giáo dục: 30 (2014): 22-29 
 28 
hợp lý của giá cả dịch vụ lưu trú), X16 (Sự hợp lý 
của giá cả dịch vụ ăn uống), X17 (Sự hợp lý của giá 
cả dịch vụ mua sắm), X18 (sự thân thiện, lịch sự và 
chuyên nghiệp của nhân viên phương tiện vận 
chuyển), X19 (Tốc độ truy cập wifi/Internet, chất 
lượng kênh truyền hình). Trong đó, X13, X14, X15, 
X16, X18 tác động mạnh nhất đến giá cả các loại 
dịch vụ và nguồn lực cơ sở lưu trú du lịch biển. 
F3 = 0,234X20 + 0,256X21 + 0,258X22 + 
0,273X23 
Nhân tố 3, nhân tố “môi trường tự nhiên và cơ 
sở vật chất” chịu sự tác động của 4 biến: X20 (Sự 
trong sạch của nước biển), X21 (Rác thải ở bãi 
biển), X22 (Sự rộng rãi của bến tàu du lịch), X23 (Sự 
đầy đủ áo phao). Trong đó, X23, X22, X21 tác động 
mạnh nhất đến môi trường tự nhiên và cơ sở vật 
chất du lịch biển. 
F4 = 0,239X24 + 0,216X25 + 0,263X26 
Nhân tố 4, nhân tố “an ninh trật tự” chịu sự tác 
động của 3 biến: X24 (Tình trạng ăn xin), X25 (Tình 
trạng trộm cắp), X26 (Tình trạng chèo kéo, thách 
giá). Trong đó, X26, X24 tác động mạnh nhất đến an 
ninh trật tự du lịch biển. 
Bảng 7: Ma trận điểm số nhân tố 
Biến đo lường 
Nhân tố 
1 2 3 4 
Khả năng sử dụng ngôn ngữ của hướng dẫn viên 
Kiến thức tổng hợp của hướng dẫn viên 
Sự thân thiện, lịch sự của nhân viên cơ sở lưu trú 
Sự nhiệt tình, tận tụy với công việc của hướng dẫn viên 
Kỹ năng giao tiếp, ứng xử của hướng dẫn viên 
Độ an toàn của phương tiện vận chuyển tham quan 
Gần bãi biển có nhiều nhà hàng 
Gần bãi biển có nhiều điểm tham quan 
Phòng nghỉ rộng rãi, thoáng mát 
Sự trang bị dụng cụ y tế trên phương tiện vận chuyển 
Sự rộng rãi của đường sá đến bãi biển 
Sự hoạt động của máy lạnh, máy cung cấp nước nóng 
0,185 
0,171 
0,132 
0,124 
0,153 
0,113 
0,095 
0,106 
0,090 
0,051 
0,066 
0,067 
Sự hợp lý của giá cả dịch vụ giải trí 
Sự hợp lý của giá cả dịch vụ tham quan 
Sự hợp lý của giá cả dịch vụ lưu trú 
Sự hợp lý của giá cả dịch vụ ăn uống 
Sự hợp lý của giá cả dịch vụ mua sắm 
Sự thân thiện, lịch sự và chuyên nghiệp của nhân viên (vc) 
Tốc độ truy cập wifi/Internet, chất lượng kênh truyền hình 
0,213 
0,200 
0,199 
0,187 
0,157 
0,181 
0,078 
Sự trong sạch của nước biển 
Rác thải ở bãi biển 
Sự rộng rãi của bến tàu du lịch 
Sự đầy đủ áo phao 
0,234 
0,256 
0,258 
0,273 
Tình trạng ăn xin 
Tình trạng trộm cắp 
Tình trạng chèo kéo, thách giá 
0,239 
0,216 
0,263 
n = 119 
Nguồn: Kết quả phân tích số liệu từ điều tra trực tiếp du khách, 2013 
4 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 
Biển Kiên Giang là nơi đến khá hấp dẫn và du 
khách cảm thấy khá hài lòng đối với loại hình du 
lịch này. 
Có 4 nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển du 
lịch biển Kiên Giang: 1-“nguồn nhân lực, sự an 
toàn và hạ tầng kỹ thuật” chịu sự tác động mạnh 
của 4 biến (Khả năng sử dụng ngôn ngữ của hướng 
dẫn viên, Kiến thức tổng hợp của hướng dẫn viên, 
Kỹ năng giao tiếp và ứng xử của hướng dẫn viên, 
Sự thân thiện và lịch sự của nhân viên cơ sở lưu 
trú); 2-“giá cả các loại dịch vụ và nguồn lực cơ sở 
lưu trú” chịu sự tác động mạnh nhất của 5 biến (Sự 
hợp lý của giá cả giải trí, Sự hợp lý của giá cả tham 
quan, Sự hợp lý của giá cả lưu trú, Sự hợp lý của 
Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ Phần C: Khoa học Xã hội, Nhân văn và Giáo dục: 30 (2014): 22-29 
 29 
giá cả ăn uống, Sự thân thiện, lịch sự và chuyên 
nghiệp của nhân viên phương tiện vận chuyển); 3-
“môi trường tự nhiên và cơ sở vật chất” chịu sự tác 
động mạnh nhất của 3 biến (Sự đầy đủ áo phao, Sự 
rộng rãi của bến tàu du lịch, Rác thải ở bãi biển); 
và 4-“an ninh trật tự” chịu sự tác động mạnh nhất 
của 2 biến (Tình trạng chèo kéo, thách giá, Tình 
trạng ăn xin). Do đó, để phát triển du lịch biển 
Kiên Giang thiết nghĩ cần phải: 
Có đội ngũ hướng dẫn viên tại điểm thật sự am 
hiểu về nhiều lĩnh vực liên quan đến vùng đất, con 
người Kiên Giang để thuyết minh cho du khách. 
Bên cạnh đó, hướng dẫn viên phải có vốn từ phong 
phú, khả năng diễn đạt tốt và kỹ thuật giao tiếp, 
ứng xử phù hợp. 
Nhân viên cơ sở lưu trú, phương tiện vận 
chuyển tham quan cần thân thiện, lịch sự và đảm 
bảo tính chuyên nghiệp trong quá trình đón tiếp và 
phục vụ du khách. 
Cơ sở kinh doanh dịch vụ giải trí, tham quan, 
lưu trú và ăn uống cần điều chỉnh lại giá cả dịch vụ 
hợp lý hơn, nhất là ở Mũi Nai. 
Cần trang bị đầy đủ áo phao trên phương tiện 
vận chuyển tham quan đường thủy; xây dựng bến 
tàu du lịch rộng rãi và đảm bảo sạch sẽ; cấm vứt 
rác xuống biển và bãi biển. 
Không để tình trạng chèo kéo, thách giá và ăn 
xin diễn ra nhằm đảm bảo an ninh trật tự tại khu du 
lịch và an toàn cho du khách. 
Mở rộng làn đường và nâng cấp chất lượng mặt 
đường đến các bãi biển du lịch; quy hoạch và xây 
dựng bãi đỗ xe nơi tham quan rộng rãi, sạch sẽ. 
Đối với việc phát triển cơ sở lưu trú cần chú ý 
đến sự rộng rãi và thoáng mát của phòng nghỉ; tình 
trạng hoạt động của máy lạnh, máy cung cấp nước 
nóng; khả năng truy cập wifi/Internet, chất lượng 
kênh truyền hình tivi. 
Tăng cường hoạt động giới thiệu đến thị trường 
khách tiềm năng những chương trình du lịch đến 
các đảo và đồng thời nghiên cứu xây dựng thêm 
các tuyến du lịch mới đến những đảo có giá trị và 
có khả năng khai thác du lịch. 
Du lịch biển thật sự là thế mạnh của Kiên 
Giang và để phát huy loại hình du lịch này đòi hỏi 
phải có sự quan tâm và đầu tư của các ngành, các 
cấp để trong tương lai Kiên Giang thật sự là điểm 
đến du lịch biển hấp dẫn. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Vũ Thế Bình và ctv, 2009. Non nước Việt 
Nam (sách hướng dẫn du lịch). Trung tâm 
Thông tin Du lịch, Hà Nội. 746 trang. 
2. Trung Châu, 2011. Xu hướng du lịch biển đảo. 
h/thuongmai/52124/, truy cập ngày 
15/10/2013. 
3. Khánh Duy. Phân tích nhân tố khám phá 
(Exploratory Factor Analysis) bằng SPSS. 
Chương trình giảng kinh tế Fulbright, 
L11V.pdf, truy cập ngày 27/6/2013, 24 trang. 
4. Đào Loan, 2013. Đa số khách quốc tế đến là 
để đi du lịch biển. 
anh/thuongmai/102230/, truy cập ngày 
15/10/2013. 
5. Đinh Trung Kiên, 2004. Một số vấn đề về 
du lịch Việt Nam. Nhà xuất bản Đại học 
Quốc gia Hà Nội. 238 trang. 
6. Cao Hào Thi. Tương quan và hồi quy tuyến tính. 
fita.hua.edu.vn/tthieu/.../Ly%20thuyet%20Tuon
g%20quan--Hoi%20quyy.pdf, 9 trang, truy cập 
ngày 2/11/2012. 
7. Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 
2008. Phân tích dữ liệu nghiên cứu với 
SPSS (tập 1 & 2). Nhà xuất bản Hồng Đức. 
295 & 179 trang. 
8. Tạp chí Du lịch Việt Nam (VTR), 2013. 
Phát triển du lịch biển, đảo và vùng ven 
biển Việt Nam đến năm 2020. 
ems&code=4296, truy cập ngày 15/10/2013. 

File đính kèm:

  • pdfnhung_nhan_to_anh_huong_den_su_phat_trien_du_lich_bien_tinh.pdf