Nhu cầu của du khách dối với dịch vụ du lịch bổ sung tại các điểm di tích lịch sử văn hóa đặc trưng của tỉnh Quảng Trị

Các dịch vụ du lịch bổ sung là một yếu tố quan trọng nhằm góp phần hoàn thiện cấu trúc

sản phẩm du lịch, đáp ứng nhu cầu đa dạng, gia tăng trải nghiệm và nâng cao sự hài lòng của du khách.

Với mục đích tìm kiếm giải pháp tăng cường phát triển các dịch vụ du lịch bổ sung và nâng cao khả năng

thu hút của các điểm di tích lịch sử văn hóa (LSVH) nổi trội của tỉnh Quảng Trị, nghiên cứu tiến hành

phân tích nhu cầu thị trường đối với các dịch vụ này. Kết quả cho thấy mặc dù du khách khá hài lòng

với nhiều loại dịch vụ du lịch bổ sung hiện tại, nhưng sự đơn điệu, sự thiếu chuyên nghiệp và chất lượng

dịch vụ kém đã hạn chế đến khả năng đáp ứng nhu cầu đa dạng của du khách và từ đó là sự hài lòng

với chuyến đi. Đồng thời, kết quả cũng chỉ ra các cơ hội và đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường

phát triển các dịch vụ du lịch bổ sung tại các điểm di tích LSVH tỉnh Quảng Trị, bao gồm các giải pháp

về qui hoạch phát triển, cơ chế chính sách hỗ trợ phát triển, hợp tác công – tư cũng như nâng cao

nhận thức và năng lực cho người dân tham gia kinh doanh dịch vụ du lịch bổ sung.

pdf 14 trang kimcuc 6380
Bạn đang xem tài liệu "Nhu cầu của du khách dối với dịch vụ du lịch bổ sung tại các điểm di tích lịch sử văn hóa đặc trưng của tỉnh Quảng Trị", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nhu cầu của du khách dối với dịch vụ du lịch bổ sung tại các điểm di tích lịch sử văn hóa đặc trưng của tỉnh Quảng Trị

Nhu cầu của du khách dối với dịch vụ du lịch bổ sung tại các điểm di tích lịch sử văn hóa đặc trưng của tỉnh Quảng Trị
 Tạp chí Khoa học Đại học Huế: Kinh tế và Phát triển; ISSN 2588–1205 
Tập 126, Số 5D, 2017, Tr. 159–172; DOI: 10.26459/hueuni-jed.v126i5D.4569 
* Liên hệ: tambminh@gmail.com 
Nhận bài: 15–10–2017; Hoàn thành phản biện: 23–10–2017; Ngày nhận đăng: 30–10–2017 
NHU CẦU CỦA U H CH CH U CH 
BỔ SUNG TẠ C C ỂM TÍCH CH SỬ ĂN HÓA 
 ẶC TRƯNG CỦA TỈNH QUẢNG TR 
Bùi Thị Tám*, Trần Thị Ngọc iên, ào Thị Minh Trang 
Khoa Du lịch, Đại học Huế, 22 Lâm Hoằng, Huế, Việt Nam 
Tóm tắt: Các dịch vụ du lịch bổ sung là một yếu tố quan trọng nhằm góp phần hoàn thiện cấu trúc 
sản phẩm du lịch, đáp ứng nhu cầu đa dạng, gia tăng trải nghiệm và nâng cao sự hài lòng của du khách. 
Với mục đích tìm kiếm giải pháp tăng cường phát triển các dịch vụ du lịch bổ sung và nâng cao khả năng 
thu hút của các điểm di tích lịch sử văn hóa (LSVH) nổi trội của tỉnh Quảng Trị, nghiên cứu tiến hành 
phân tích nhu cầu thị trường đối với các dịch vụ này. Kết quả cho thấy mặc dù du khách khá hài lòng 
với nhiều loại dịch vụ du lịch bổ sung hiện tại, nhưng sự đơn điệu, sự thiếu chuyên nghiệp và chất lượng 
dịch vụ kém đã hạn chế đến khả năng đáp ứng nhu cầu đa dạng của du khách và từ đó là sự hài lòng 
với chuyến đi. Đồng thời, kết quả cũng chỉ ra các cơ hội và đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường 
phát triển các dịch vụ du lịch bổ sung tại các điểm di tích LSVH tỉnh Quảng Trị, bao gồm các giải pháp 
về qui hoạch phát triển, cơ chế chính sách hỗ trợ phát triển, hợp tác công – tư cũng như nâng cao 
nhận thức và năng lực cho người dân tham gia kinh doanh dịch vụ du lịch bổ sung. 
Từ khóa: dịch vụ du lịch bổ sung, nhu cầu, trải nghiệm, sự hài lòng, di tích lịch sử văn hóa 
1 ặt vấn đề 
Ngày nay ngành du lịch đang trở thành một trong những ưu tiên hàng đầu trong 
chiến lược phát triển kinh tế xã hội của nhiều quốc gia và địa phương bởi những lợi ích kinh tế 
– xã hội – môi trường sâu rộng mà ngành này mang lại, góp phần thúc đẩy tiến trình phát triển 
bền vững. Theo Báo cáo về năng lực cạnh tranh du lịch năm 2017 của Diễn đàn kinh tế thế giới, 
trong 6 năm liên tiếp bất chấp các bất ổn về kinh tế và chính trị toàn cầu, du lịch thế giới vẫn 
đóng góp 7.600 tỉ USD (10,2 % GDP toàn cầu), tạo ra 292 triệu việc làm (vẫn giữ tỉ lệ 1 trong 10 
việc làm của thế giới) và những con số này vẫn được kỳ vọng tiếp tục tăng trong thập kỷ 
tiếp theo [10]. Cùng với xu hướng tích cực này thì thách thức của cạnh tranh thị trường 
cũng ngày càng gia tăng và thành công sẽ thuộc về những điểm đến có khả năng đảm bảo 
chất lượng dịch vụ, gia tăng trải nghiệm và sự hài lòng cho du khách. Tiếp cận từ quan điểm 
marketing, để hiện thực hóa chiến lược này thì việc củng cố và hoàn thiện các dịch vụ du lịch 
bổ sung được xem là một trong những chiến lược chủ đạo tạo sự khác biệt hóa, nâng cao 
khả năng cạnh tranh của điểm đến, tạo dựng và gia tăng trải nghiệm tích cực cho du khách. 
Bùi Thị Tám và CS. Tập 126, Số 5D, 2017 
160 
Chiến lược này chỉ có thể thực hiện được trên cơ sở nắm bắt thông tin thị trường, hiểu đúng 
nhu cầu thị trường để từ đó có chiến lược phát triển phù hợp. 
Quảng Trị được biết đến như là bảo tàng sinh động nhất về di tích lịch sử chiến tranh 
cách mạng, gắn với những trang sử hào hùng của nhân dân ta vì một đất nước thống nhất. 
Hình ảnh du lịch Quảng Trị luôn gắn những chương trình du lịch độc đáo như: “Hoài niệm 
về chiến trường xưa và đồng đội”, “Du lịch con đường huyền thoại” được tạo nên bởi hệ thống 
di tích chiến tranh đồ sộ và độc đáo. Tuy nhiên, trong những năm qua, du lịch Quảng Trị 
vẫn chưa thực sự tạo được tăng trưởng đột phá, thậm chí có xu hướng giảm trong những năm 
gần đây. Tỉ lệ khách quốc tế hiện nay trong tổng lượt khách du lịch đạt thấp (theo số liệu thống 
kê năm 2015 của Sở Văn hóa – Thể thao – Du lịch Quảng trị thì tỉ lệ này là 14,3 %). Thực tế này 
đặt ra yêu cầu cấp thiết phải nghiên cứu nhu cầu thị trường du khách đến Quảng Trị để có 
các chiến lược và giải pháp phát triển sản phẩm, nâng cao khả năng cạnh tranh của điểm đến 
du lịch Quảng Trị. 
Với mục đích tìm kiếm giải pháp nhằm hoàn thiện các dịch vụ du lịch bổ sung, 
nâng cao khả năng thu hút của các điểm di tích lịch sử văn hóa nổi trội của tỉnh Quảng Trị, 
nghiên cứu này tiến hành điều tra nhằm phân tích nhu cầu của du khách đối với các dịch vụ 
bổ sung, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm gia tăng trải nghiệm và sự hài lòng của du khách 
đến tham quan các di tích lịch sử văn hóa tỉnh Quảng Trị. 
2 Một số vấn đề cơ bản về dịch vụ du lịch bổ sung và phương pháp 
nghiên cứu 
2.1 hái niệm 
Theo quan điểm hệ thống, “sản phẩm dịch vụ du lịch là một chỉnh thể phức hợp của nhiều 
yếu tố bao gồm tài nguyên du lịch, cơ sở vật chất hạ tầng du lịch và nguồn nhân lực. Sản phẩm dịch vụ 
du lịch bao gồm những sản phẩm hữu hình và những sản phẩm vô hình nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại, 
nghỉ ngơi, giải trí, giao lưu, khám phá và học hỏi của du khách” [3]. Nói cách khác, sản phẩm dịch vụ 
du lịch là các hàng hóa, dịch vụ và tiện nghi đáp ứng nhu cầu và mong muốn của khách 
du lịch. 
Như một bộ phận cấu thành của sản phẩm du lịch, các dịch vụ du lịch bổ sung đóng vai trò 
quan trọng trong việc nâng cao trải nghiệm chuyến đi của du khách. Theo từ điển ‘Oxford 
dictionary’, bổ sung được hiểu là ‘thứ thêm vào một thứ gì đó để hoàn thiện và nâng cao nó’1. 
Như vậy, tiếp cận ở phạm vi rộng hơn – góc độ quản l và phát triển điểm đến – “dịch vụ b sung 
được hiểu th o ngh a rộng hơn, bao gồm các yếu tố b trợ – sản phẩm b trợ và môi trư ng dịch vụ – 
1 Nguyên bản tiếng Anh: ‘A thing added to something else in order to complete or enhance it.’ 
Jos.hueuni.edu.vn Tập 126, Số 5D, 2017 
161 
nhằm mang lại trải nghi m tốt nhất cho khách hàng c ng như tạo dựng và củng cố lợi thế cạnh tranh của 
điểm đến du lịch” [1]. Quan điểm này cũng nhất quán với thảo luận của các nghiên cứu trước 
cho rằng để có được trải nghiệm mong muốn cho khách hàng, nhà quản trị cần tạo ra các điều kiện 
hỗ trợ phù hợp và môi trường. Dịch vụ bổ sung là những dịch vụ phụ nhằm th a mãn các nhu cầu 
“không b t buộc như dịch vụ cơ bản nhưng phải c trong chuyến hành trình của du khách” [8: 123]. 
Theo Kotler và các cộng sự [3], sản phẩm l i giải thích một cách cơ bản mục đích tiêu dùng 
dịch vụ du lịch hoặc l do lựa chọn điểm du lịch và điểm đến du lịch, nhưng trải nghiệm và 
sự hài lòng của họ lại được hỗ trợ bởi một hệ thống các dịch vụ bổ trợ và môi trường tương tác 
dịch vụ cái mà l giải cho câu h i ‘du khách được trải nghi m như thế nào . Thậm chí “đó không 
chỉ là các dịch vụ hữu hình mà còn bao gồm các yếu tố dịch vụ vô hình và môi trường ảo [9]. 
Ví dụ, video tours, bản đồ điểm du lịch chi tiết trên các trang eb hoặc ở các trung tâm 
thông tin du lịch hoặc các ứng dụng mobile sẽ giúp du khách có thể xem xét lựa chọn điểm 
du lịch, các dịch vụ đi k m và lộ trình chuyến đi hợp l . Từ đó, giúp tối đa hóa trải nghiệm 
của du khách trước, trong và sau chuyến đi. 
2.2 Phân loại dịch vụ du lịch bổ sung 
Trong kinh doanh du lịch, các dịch vụ du lịch bổ sung có thể bao gồm các dịch vụ sau: 
− ác dịch vụ làm sống động hơn cho k nghỉ và th i gian nghỉ: đây là một trong những yếu tố 
quan trọng của dịch vụ du lịch bổ sung nhằm mang lại cho du khách tiện ích và cơ hội 
nhiều hơn để trải nghiệm sản phẩm du lịch hoặc tham gia các hoạt động bổ trợ 
trong chuyến đi như thuyết minh, diễn giải, tham gia lễ hội, trò chơi dân gian, vũ hội, 
karaoke, gaming, bowling... 
− ác dịch vụ làm d dàng vi c nghỉ lại của khách: hoàn thành những thủ tục đăng k hộ chiếu, 
giấy quá cảnh, mua vé máy bay, làm thủ tục hải quan các dịch vụ thông tin như 
cung cấp tin tức, tuyến điểm du lịch, sửa chữa đồng hồ, giày dép, tráng phim ảnh 
các dịch vụ trung gian như mua hoa cho khách, đăng k vé giao thông, mua vé 
xem ca nhạc đánh thức khách dậy, tổ chức trông tr , mang vác đóng gói hành l 
− ác dịch vụ tạo điều ki n thuận ti n khả n ng tiếp cận và gia t ng trải nghi m của du khách trong 
th i gian khách nghỉ tại điểm đến: bên cạnh các dịch vụ du lịch cơ bản tại điểm đến thì việc 
cung cấp các dịch vụ khác như đi lại tại điểm đến, các điều kiện dịch vụ và tiện ích công cộng, 
các yếu tố dịch vụ bổ sung của cơ sở kinh doanh du lịch đóng vai trò quan trọng trong 
gia tăng sự hài lòng khách hàng. 
− ác dịch vụ đáp ứng những nhu cầu đ c trưng: gồm các dịch vụ đáp ứng những nhu cầu 
đặc biệt theo yêu cầu của du khách và không mang tính phổ biến ví dụ cho thuê xưởng 
nghệ thuật (họa, điêu khắc), hướng dẫn viên, phiên dịch, thư k , cho thuê hội trường 
để thảo luận, hòa nhạc, cung cấp điện tín, các dịch vụ in ấn, học cách nấu món ăn 
Bùi Thị Tám và CS. Tập 126, Số 5D, 2017 
162 
đặc sản, cho sử dụng những gian nhà thể thao, dụng cụ thể thao... 
− ác dịch vụ khác: bao gồm một số dịch vụ vui chơi giải trí (những trò chơi dành cho tr em, 
cho người lớn, đặc biệt các khu du lịch ngày nay có đưa vào những trò chơi mang cảm giác 
mạnh), các dịch vụ chăm sóc sức kh e sắc đẹp (chủ yếu tại các khu du lịch như cắt tóc, trang 
điểm) 
Kinh doanh dịch vụ du lịch bổ sung ra đời tương đối muộn hơn so với các hoạt động 
kinh doanh khác xuất phát từ sự gia tăng về mức độ, loại hình và tính phức tạp của cầu du lịch 
và ngày càng có vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh chung du lịch nói chung. 
Việc tổ chức cung cấp các dịch vụ bổ sung sẽ đáp ứng đầy đủ hơn nhu cầu của khách du lịch, 
kéo dài hơn mùa kinh doanh du lịch, góp phần giảm bớt tính thời vụ của du lịch, tăng doanh 
thu cho ngành, tận dụng triệt để hơn cơ sở vật chất s n và do vậy tăng hiệu quả kinh doanh 
du lịch. 
2.3 Các u hư ng tha đổi c a cầu thị trư ng du lịch tác động đ n chi n lư c dịch vụ du 
lịch bổ sung 
Thực tế cho thấy thành công của điểm đến phụ thuộc rất lớn vào chiến lược phát triển 
sản phẩm, trong đó các dịch vụ du lịch bổ sung đóng vai trò quan trọng bởi tạo ra cơ hội gần 
như không hạn chế để gia tăng trải nghiệm cho du khách. “ thể c ng lợi thế tài nguyên du lịch 
v n h a ở nhiều nơi và v i mức độ hấp d n c thể ngang nhau, sự khác bi t giữa các sản phẩm du lịch và 
điểm đến du lịch khác nhau là ở giá trị v n h a được chuyển tải và mức độ trải nghi m cho du khách 
được thể hi n ở các dịch vụ thực hi n, cách thức t chức, và sự tương tác, giao lưu v i cộng đồng 
địa phương” [2]. Tuy nhiên, việc nghiên cứu phát triển các dịch vụ du lịch bổ sung cần được 
thực hiện dựa trên hiểu biết đầy đủ về các xu hướng thị trường. Các xu hướng thay đổi cầu thị 
trường hiện nay [7] gồm: 
− huyển đ i u hư ng trải nghi m: Du lịch thế kỷ 21 chuyển nhanh từ mô hình du lịch cổ 
điển 3S (Sun, Sand and See – Nắng vàng, Cát trắng và Tham quan) sang mô hình 3 
( ntertainment, ducation and xcitement – Giải trí, Học tập và Cảm xúc phấn khích). 
− ính đa mục đích trong hoạt động du lịch: một trong những thay đổi cơ bản trong nhu cầu 
du lịch hiện đại là sự chuyển hướng từ quan sát, khám phá tìm hiểu thực tế, nhu cầu giải 
trí sang nhu cầu kh ng định mình, nhu cầu cảm xúc và hướng tới các giá trị thẩm m cao. 
Do vậy mang tính cá nhân cao (cá biệt) thay vì tính chất ‘đại chúng’ như những thập niên 
cuối thế kỷ 20. 
− ính đa dạng trong cách thức thực hi n hoạt động du lịch: về cách thức thực hiện hoạt động 
du lịch, du khách trở nên chủ động hơn nhiều với sự kết hợp của nhiều yếu tố như nhận 
thức l tính, nhận thức cảm tính và yếu tố tâm l , cảm xúc đối với môi trường tương tác 
Jos.hueuni.edu.vn Tập 126, Số 5D, 2017 
163 
quanh họ trong suốt chuyến đi [6], [2]. 
− ính nhân v n và thân thi n v i môi trư ng: (môi trường tự nhiên và môi trường nhân văn): 
cùng với xu hướng trong hành vi người tiêu dùng nói chung thì du khách cũng ngày 
càng nhận thức r ràng hơn vai trò của họ trong phát triển bền vững với sự ghi nhận các 
giá trị hữu hình và vô hình của môi trường và từ đó là có thái độ trách nhiệm hơn với 
môi trường. Đây cũng là một trong những l do giải thích cho sự hình thành của các xu 
hướng du lịch hiện đại như du lịch trách nhi m, du lịch xanh... 
− ác động đa chiều của công ngh thông tin đối v i cầu du lịch [7]: sự phát triển nhanh chóng 
của công nghệ thông tin với các dạng thức giao tiếp trực tuyến đa dạng hiệu quả như 
Internet, mạng xã hội, điện thoại thông minh và sự tích hợp giữa các dạng thức này đã 
mang lại cơ hội lớn cho du khách trong tìm kiếm thông tin, lựa chọn sản phẩm, dịch vụ, 
lên kế hoạch chuyến đi... cũng như hỗ trợ gia tăng trải nghiệm của du khách trước, trong 
và sau chuyến đi. Đây vừa là cơ hội, vừa là thách thức cho những nhà cung cấp dịch vụ 
để đáp ứng nhu cầu của thị trường. 
2.4 Phương pháp nghiên cứu 
Có thể nói các di tích lịch sử văn hóa (LSVH) là nguồn tài nguyên du lịch nổi trội và độc 
đáo nhất của Quảng Trị với tổng số 518 di tích, trong đó có 469 di tích cấp tỉnh, 20 di tích cấp 
quốc gia và 4 di tích cấp quốc gia đặc biệt [4]. Tuy nhiên, trong nghiên cứu này với nguồn lực 
tài chính hạn chế, nhóm tác giả chỉ lựa chọn các di tích LSVH tiêu biểu đang đóng vai trò quan 
trọng trong phát triển các chương trình du lịch tại tỉnh Quảng Trị để tiến hành điều tra. Bao 
gồm: Di tích đôi bờ Hiền Lương – Bến Hải, Thành cổ Quảng Trị, Nghĩa trang liệt s Quốc gia 
Trường Sơn, Địa đạo Vịnh Mốc và hệ thống làng hầm Vĩnh Linh, Sân bay Tà Cơn, Khu Chính 
phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hoà Miền Nam Việt Nam, Nhà tù Lao Bảo, Khu lưu niệm Cố 
tổng Bí thư Lê Duẩn, và Đền tưởng niệm Bến Tắt. 
Các thông tin chi tiết về đặc điểm du khách, nhu cầu và mong muốn của họ đối với các 
sản phẩm dịch vụ du lịch bổ sung khi tham quan các di tích lịch sử văn hóa Quảng Trị... được 
thu thập bằng bảng h i cấu trúc và điều tra trực tiếp du khách (quốc tế và nội địa) đến các di 
tích lựa chọn nêu trên trong thời gian từ tháng 2 đến tháng 4 năm 2017. Với cách chọn mẫu 
ngẫu nhiên, 180 phiếu được phát ra và thu về 158 phiếu hợp lệ có thể sử dụng được. Theo đó, 
các phương pháp phân tích thống kê mô tả và kiểm định thống kê được sử dụng để tổng hợp 
những đặc điểm cơ bản của mẫu điều tra, phân tích thực trạng cũng như nhu cầu của du khách 
đối với các dịch vụ du lịch bổ sung tại các điểm di tích lịch sử văn hóa của Quảng Trị. Đồng 
thời, tiến hành kiểm định sự khác biệt giữa các nhóm du khách theo một số tiêu chí phân loại 
khác nhau để làm r hơn các yếu tố nhu cầu của du khách, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp 
cụ thể để hoàn thiện các dịch vụ bổ sung đáp ứng nhu cầu của du khách đến tham quan các di 
tích LSVH tỉnh Quảng Trị. 
Bùi Thị Tám và CS. Tập 126, Số 5D, 2017 
164 
3 t quả nghiên cứu và thảo luận 
3.1 Mô tả mẫu điều tra 
Phân tích thống kê mẫu cho thấy về quốc tịch có 31,6 % là du khách quốc tế, phần lớn 
lượng khách đến tham quan tại các di tích có độ tuổi từ 25–49 tuổi, chiếm 68,8 % tổng số người 
trả lời, lứa tuổi dưới 24 và trên 50 chiếm tỷ lệ khá thấp. Về trình độ học vấn, một tỉ lệ cao của 
mẫu điều tra du khách có trình độ cao đ ng, đại học (63,1 % số người trả lời), 17,8 % du khách 
có trình độ sau đại học. Đây thực sự là lợi thế lớn để Quảng Trị có thể hình thành các sản phẩm 
dịch vụ bổ sung đáp ứng nhu cầu cao của phân khúc thị trường này. 
Về thông tin chuyến đi, có hơn một nửa số người được h i đến Quảng Trị lần đầu tiên 
(56,1 %) và thời gian lưu trú cũng khá ngắn, chủ yếu 1–2 ngày, chiếm tỷ lệ 59,2 % số người trả 
lời. Tỷ lệ khách lưu  ... 5 0,210 0,173 0,647 0,771 0,472 
Mức giá cả 4,02 0,123 0,590 0,233 0,443 0,000 
Ghi chú: ( ): 1 Rất không quan trọng; 5 Rất quan trọng; Dữ liệu được kiểm định bằng phương pháp One 
 ay ANOVA và Independent Samples T test. 
Nguồn: xử l số liệu điều tra tháng 2–4/2017 
Jos.hueuni.edu.vn Tập 126, Số 5D, 2017 
167 
Về mức giá s n sàng chi trả cho các dịch vụ ăn uống tại các điểm di tích, một tỉ lệ rất cao 
du khách quốc tế s n lòng chi 25–30 USD (73,3 % số người trả lời) và 11,1 % s n lòng chi 
20–24 USD. Tương tự, du khách nội địa cũng s n lòng chi một mức khá hợp l cho dịch vụ này 
(39,8 % s n sàng chi 20–40 ngàn đồng; 26,8 % du khách s n sàng chi 40–60 ngàn đồng và 17,5 % 
du khách s n sàng trên 60 ngàn đồng). Điều này cho thấy cơ hội rất lớn để cải thiện dịch vụ ăn 
uống tại các di tích LSVH của tỉnh nhằm đáp ứng nhu cầu cao của du khách. 
 ịch vụ mua sắm các sản ph m th công mỹ nghệ tru ền thống 
Các loại sản phẩm thủ công m nghệ, hàng lưu niệm truyền thống của địa phương 
như đồ gỗ chạm trổ, các sản phẩm đúc đồng, đồ thổ cẩm, mây tre đan, các đặc sản địa phương 
hầu như chưa được nhiều du khách biết đến, đặc biệt là du khách quốc tế. Cụ thể, 98 % 
du khách quốc tế trả lời không biết về đồ gỗ, 100 % người không biết về sản phẩm đúc đồng 
và các đặc sản địa phương. Do vậy, tỉ lệ du khách mua các sản phẩm cũng thấp. 
Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu cũng cho thấy những tín hiệu tích cực cho sự phát triển 
các mặt hàng thủ công m nghệ/ đồ lưu niệm của địa phương thể hiện một tỷ lệ khá cao du 
khách có định mua, đặc biệt là đối với các sản phẩm đồ gỗ chạm trổ, đồ thổ cẩm, mây tre đan 
(Bảng 3). 
Về mức giá mà du khách nội địa và quốc tế s n sàng chi trả cho các sản phẩm thủ công 
m nghệ và hàng lưu niệm tại các điểm di tích ở Quảng Trị, kết quả điều tra cho thấy đa số 
khách du lịch nội địa s n sàng mua các sản phẩm với mức giá dưới 200 ngàn đồng, trong khi đó 
phần lớn du khách quốc tế s n sàng mua với mức giá dưới 20 USD. 
Bảng 3. Tỷ lệ du khách có định mua các mặt hàng thủ công/ hàng lưu niệm của tỉnh Quảng Trị 
Đơn vị tính: % số người trả lời 
Ý đời trả 
Đồ gỗ 
chạm trổ 
Các 
sản phẩm 
đúc đồng, 
kim loại 
Các 
đặc sản 
địa 
phương 
Mũ 
rộng 
vành, 
nón lá 
Đồ 
mây 
tre 
đan 
Đồ 
thổ cẩm, 
đồ thêu 
ren 
Quạt 
giấy 
Rất có thể 35,3 22,8 40,2 21,2 29,7 41,5 28,6 
Trung dung 43,4 44,7 27,4 55,8 41,5 35,0 45,0 
Không mua 21,3 32,5 32, 4 23,0 28,8 23,5 26,4 
Tổng 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 
Nguồn: tổng hợp số liệu điều tra tháng 2–4/2017 
 Phân tích mức độ quan trọng của một số thuộc tính sản phẩm lưu niệm đối với quyết 
định mua của du khách cho thấy hầu hết du khách rất coi trọng yếu tố giá cả, sự tiện lợi trong vận 
chuyển, nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm (Bảng 4). 
Bùi Thị Tám và CS. Tập 126, Số 5D, 2017 
168 
Bảng 4. Mức độ quan trọng của các yếu tố đối với quyết định của du khách khi lựa chọn 
mua sản phẩm thủ công, hàng lưu niệm truyền thống 
Các yếu tố 
Bình quân 
(*) 
Các biến độc lập (Giá trị p) 
Độ 
tuổi 
Giới 
tính 
Trình độ 
Nghề 
nghiệp 
Quốc 
tịch 
Các giá trị văn hóa lịch sử 3,78 0,155 0,769 0,505 0,045 0,000 
Chỉ r nhãn hiệu gắn với địa phương 3,95 0,693 0,776 0,622 0,003 0,000 
Thiết kế, mẫu mã 3,84 0,533 0,078 0,153 0,000 0,000 
Giá trị sử dụng 3,81 0,463 0,204 0,099 0,096 0,458 
Độ bền 3,75 0,978 0,126 0,973 0,361 0,016 
Kích c phù hợp với việc đi lại, không cồng kềnh 3,97 0,051 0,243 0,106 0,001 0,000 
Thương hiệu 3,33 0,173 0,268 0,491 0,002 0,000 
Mức giá cả 4,02 0,123 0,590 0,233 0,443 0,035 
Ghi chú: ( ): 1 Rất không quan trọng – 5 Rất quan trọng; Dữ liệu được kiểm định bằng phương pháp 
One ay ANOVA và Independent Samples T test. 
Nguồn: xử l số liệu điều tra tháng 2–4/2017 
Số liệu ở Bảng 4 cho thấy ngoại trừ yếu tố thương hiệu, các yếu tố còn lại đều quan trọng 
đối với du khách khi họ xem xét lựa chọn mua sản phẩm và có sự khác biệt có nghĩa thống kê cao 
(Sig. 0.000) giữa du khách quốc tế và du khách nội địa đối với các yếu tố như “Các giá trị văn hóa 
lịch sử”, “Chỉ r nhãn hiệu gắn với địa phương”, “Kích c phù hợp với việc đi lại, không 
cồng kềnh”, “Thiết kế, mẫu mã”. Có thể thấy đối với du khách, nhất là du khách quốc tế, họ rất 
coi trọng việc mua được những sản phẩm thủ công, hàng lưu niệm truyền thống mang đặc trưng 
riêng của nơi đến, có gắn với nhãn hiệu địa phương và dễ dàng trong việc vận chuyển để có thể 
làm quà cho bạn b , người thân khi trở về sau chuyến tham quan. Hàm quản l từ những kết quả 
này dù không mới nhưng rất quan trọng mà nhà cung cấp cần đặc biệt quan tâm. 
 ịch vụ đi lại tại điểm đ n Quảng Trị 
Kết quả nghiên cứu cho thấy hầu như khách du lịch quốc tế chỉ thuê xe đạp hoặc xe máy, 
hoặc đi theo tour, trong khi với khách du lịch nội địa thì taxi là loại phương tiện phổ biến nhất khi 
họ cần sử dụng phương tiện đi lại của địa phương. Nhìn chung, hầu hết du khách đều khá hài lòng 
với các dịch vụ vận chuyển tại địa phương. Tuy nhiên, dịch vụ xe bu t nên được đầu tư cải thiện 
hơn nữa mới thu hút được nhiều khách tham gia. 
Về mức giá, du khách nội địa và quốc tế s n sàng chi trả cho việc sử dụng các phương tiện đi 
lại tại điểm đến. Đa số khách du lịch nội địa s n sàng chi trả cho việc đi lại với mức giá dưới 100 
ngàn đồng (cho xe bu t), dưới 200 ngàn đồng (cho taxi) và dưới 150 ngàn đồng (cho thuê xe máy/ xe 
đạp). Trong khi đó, phần lớn du khách quốc tế s n sàng chi trả cho việc đi lại với các phương tiện tại 
chỗ với mức giá dưới 10 USD (cho xe bu t và xe máy/ xe đạp) và dưới 20 USD (cho taxi). 
Jos.hueuni.edu.vn Tập 126, Số 5D, 2017 
169 
Các dịch vụ vui chơi, giải trí 
Khảo sát thực tế cho thấy các hoạt động giải trí tại Quảng Trị chưa thực sự đáp ứng nhu cầu 
của du khách khi đến tham quan, đặc biệt là các hoạt động ngoài trời và dịch vụ spa chăm sóc sức 
kho hầu như không có hoặc chưa phát triển. Các câu lạc bộ, quán bar và chợ quê địa phương thì 
còn hạn chế về số lượng, quy mô cũng như nằm cách xa các di tích, do đó du khách khó lòng có thể 
trải nghiệm được các hoạt động khám phá và giải trí này nếu có nhu cầu. 
Bảng 5. Ý định của du khách lưu lại thêm một ngày tại Quảng Trị do có các hoạt động 
gia tăng trải nghiệm của điểm đến 
Đơn vị tính: % số người trả lời 
Các hoạt động gia tăng 
 hách nội địa hách quốc t 
Rất 
có thể 
Có thể Không 
Hoàn toàn 
không 
Rất 
có thể 
Có 
thể 
Không 
Hoàn toàn 
không 
Hội chợ hàng thủ công, 
m nghệ 
40,0 33,0 25,0 2,0 8,0 34,0 34,0 24,0 
Hoạt động mua sắm 20,5 50,0 24,4 5,1 8,0 32,0 36,0 24,0 
Thăm các làng quê 26,9 37,6 32,3 3,2 8,0 36,0 32,0 24,0 
Thăm chợ quê 38,4 38,4 20,9 2,3 8,0 36,0 32,0 24,0 
Nguồn: tổng hợp số liệu điều tra tháng 2–4/2017 
Khi được h i về định của du khách lưu lại thêm một ngày ở Quảng Trị nếu có các hoạt 
động trải nghiệm cuộc sống cộng đồng, vui chơi, giải trí như tham quan mua sắm tại các hội chợ 
hàng thủ công m nghệ, hàng nông sản, thăm các chợ quê, các làng quê yên bình..., một tỉ lệ cao du 
khách nội địa s n sàng lưu lại thêm một ngày (Bảng 5). Tương tự, với du khách quốc tế tỉ lệ này có 
thấp hơn nhưng vẫn trên 40 % du khách kh ng định có thể hoặc rất có thể ở lại thêm một ngày ở 
Quảng Trị để tham gia các hoạt động này. 
Kết quả thể hiện định mua tour của du khách nội địa và quốc tế nhằm tham gia các hoạt 
động tại điểm đến. Đa số khách du lịch quốc tế và nội địa đều có nhu cầu cao đối với các hoạt động 
này. Tuy nhiên, đối với du khách quốc tế, mặc dù họ s n sàng mua tour để trải nghiệm các hoạt 
động, nhưng tỉ lệ khách quốc tế có định ở lại thêm một đêm ở Quảng Trị thấp hơn khách nội địa. 
Bảng 6. Ý định mua tour của du khách để tham gia các hoạt động trải nghiệm tại điểm đến 
Đơn vị tính: % số người trả lời 
Các hoạt động 
gia tăng 
 hách nội địa hách quốc t 
Rất 
 có thể 
Có thể Không 
Hoàn toàn 
không 
 Rất 
 có thể 
Có thể Không 
Hoàn toàn 
không 
Hội chợ hàng thủ 
công, m nghệ 
32,0 52,0 16,0 0,0 16,0 74,0 8,0 2,0 
Hoạt động mua sắm 23,5 68,6 5,9 12,0 14,0 76,0 8,0 2,0 
Thăm các làng quê 43,2 43,3 13,5 0,0 18,0 74,0 6,0 2,0 
Thăm chợ quê 34,1 56,8 9,1 0,0 18,0 74,0 6,0 2,0 
Nguồn: tổng hợp số liệu điều tra tháng 2–4/2017 
Bùi Thị Tám và CS. Tập 126, Số 5D, 2017 
170 
3.4 Một số giải pháp tăng cư ng phát triển dịch vụ du lịch bổ sung tại các di tích lịch sử 
văn hóa tỉnh Quảng Trị 
 Phân tích thực trạng phát triển dịch vụ du lịch bổ sung tại các di tích LSVH tỉnh Quảng 
Trị cho thấy các dịch vụ bổ sung đã và đang được phát triển và hoàn thiện dần để đáp ứng các 
nhu cầu ngày càng đa dạng của thị trường. Ngoại trừ một số dịch vụ bổ sung chưa đáp ứng 
được nhu cầu cơ bản của du khách thì nhiều dịch vụ du lịch bổ sung được du khách đánh giá 
khá cao đối với hầu hết di tích được khảo sát như điều kiện tiếp cận điểm đến, cảnh quan 
không gian môi trường tại di tích, các bảng chỉ dẫn, bảng hiệu, dịch vụ thuyết minh, thái độ của 
nhân viên di tích Tuy nhiên, nhìn nhận mức độ đánh giá này trong mối liên hệ với mục đích 
chuyến đi và mức độ kỳ vọng của du khách khi đến tham quan các di tích LSVH Quảng Trị 
cho thấy có nhiều cơ hội để đa dạng hóa và nâng cao chất lượng các dịch vụ du lịch bổ sung 
tại các di tích LSVH của tỉnh Quảng Trị, cải thiện trải nghiệm và sự hài lòng của du khách. 
 Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy nhu cầu du khách đối với các dịch vụ du lịch 
bổ sung là khá cao thể hiện ở tỉ lệ cao du khách có nhu cầu đối với từng loại dịch vụ cụ thể 
và với mức s n sàng chi trả hợp l cũng như định ở lại thêm một ngày và mua tour để tham 
gia các hoạt động gia tăng trải nghiệm tại điểm đến. Do vậy, để thúc đẩy phát triển dịch vụ 
du lịch bổ sung đáp ứng nhu cầu cao của du khách và gia tăng trải nghiệm cho du khách thì cần 
quan tâm một số giải pháp cơ bản sau: 
− Cần có qui hoạch và kế hoạch r ràng về phát triển các dịch vụ du lịch bổ sung tại các di 
tích LSVH của tỉnh. Đặc biệt chú trọng đến các yếu tố góp phần gia tăng trải nghiệm cho 
du khách gồm: dịch vụ thông tin, thuyết minh diễn dịch tại điểm tham quan, dịch vụ ăn 
uống thuận tiện quanh các di tích, dịch vụ mua sắm hàng thủ công m nghệ địa phương, 
thăm chợ quê. Đây cũng là tiền đề quan trọng để kêu gọi và khuyến khích đầu tư, xã hội 
hóa hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch bổ sung tại các di tích LSVH. 
− Có cơ chế và chính sách hợp l , r ràng để tạo cơ chế hợp tác giữa chính quyền – doanh 
nghiệp – cộng đồng trong cung cấp dịch vụ du lịch bổ sung có chất lượng và hiệu quả. 
− Nâng cao nhận thức cộng đồng và hỗ trợ đào tạo nâng cao năng lực của người dân tham 
gia kinh doanh du lịch. 
− Hợp tác công – tư trong phát triển, quản l và nâng cao chất lượng các dịch vụ du lịch bổ 
sung đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của du khách và cải thiện sự hài lòng của du khách. 
− Tăng cường công tác truyền thông và marketing tổng hợp về các di tích LSVH nói riêng 
cũng như điểm đến du lịch Quảng Trị nói chung để thông tin đầy đủ hơn cho du khách 
về các dịch vụ và trải nghiệm tại các điểm di tích, gia tăng khả năng thu hút của điểm 
đến du lịch Quảng Trị. 
Jos.hueuni.edu.vn Tập 126, Số 5D, 2017 
171 
4 t luận 
Các dịch vụ du lịch bổ sung là một yếu tố quan trọng nhằm góp phần hoàn thiện cấu trúc 
sản phẩm du lịch, đáp ứng nhu cầu đa dạng của du khách, gia tăng trải nghiệm và nâng cao sự 
hài lòng của du khách. Thực tế phát triển dịch vụ du lịch bổ sung tại các điểm di tích LSVH tỉnh 
Quảng trị cho thấy mặc dù các dịch vụ du lịch bổ sung đang dần được cải thiện và đã đáp ứng 
khá cơ bản nhu cầu của khách tham quan, nhưng sự đa dạng, tính chuyên nghiệp và chất lượng 
dịch vụ đang là những vấn đề hạn chế. Thực trạng này cũng là một trong những l do cơ bản 
giải thích cho một số hạn chế trong phát triển du lịch của tỉnh hiện nay như thời gian lưu trú 
ngắn, mức chi tiêu cho chuyến đi của du khách còn thấp và tỉ lệ khách hài lòng chưa cao. 
Tuy nhiên, nghiên cứu này cũng chỉ ra rằng nhu cầu thị trường đối với các dịch vụ 
du lịch bổ sung tại các di tích LSVH của tỉnh Quảng Trị là rất lớn. Do vậy, chính quyền 
địa phương cần có những chính sách, cơ chế và giải pháp phù hợp và hiệu quả để thúc đẩy 
phát triển các dịch vụ du lịch bổ sung đáp ứng các nhu cầu đa dạng và phức tạp của du khách, 
gia tăng trải nghiệm và sự hài lòng của du khách khi đến với Quảng Trị. 
Tài liệu tham khảo 
1. Bui Thi Tam (2016), Management of World Cultural Heritage for Sustainable Tourism in Hue 
Royal Capital, Vietnam, In "Tourism and Monarchy in Southeast Asia: From Symbolism to 
Commoditization", 103–118, Cambridge Scholars Publishing, UK. 
2. Đỗ Cẩm Thơ (2015), Kinh nghi m phát triển sản phẩm du lịch một số nư c trong khu vực và 
trên thế gi i. Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch, 
traodoi/, truy cập ngày 10/1/2017. 
3. Kotler, P., Bowen, J. & Makens J. (2006), Marketing for hospitality and tourism, Prentice Hall, 
Inc., Pearson. 
4. Lê Đức Thọ (2004), Di tích Lịch sử v n h a và Danh lam th ng cảnh tỉnh Quảng rị, Sở Văn 
hóa Thông tin tỉnh Quảng Trị. 
5. Luật Du lịch Việt Nam (2017), Luật số 09/2017/QH14 ngày 19 tháng 6 năm 2017 của Quốc 
hội nước Cộng hòa ã hội Chủ nghĩa Việt Nam. 
6. McKercher B. and Du Cros H. (2002), Cultural Tourism – The Partnership Between Tourism 
and Cultural Heritage Management, The Haworth Hospitality Press, New York. 
7. Morrison, A. M. (2013), Marketing and Managing Tourism Destinations, Routledge. London 
and New York. 
8. Phan Huy u và V Văn Thành (2016) àn về n h a du lịch. Nxb. Thành phố Hồ Chí 
Minh, TP. Hồ Chí Minh. 
9. Zeithaml V. A., Bitner, M. J. and D. D. Gremler (2006), Service Marketing–Integrating 
Customer Focus Across the Firm, 4th edition, The McGraw-Hill companies Inc. 
10. World Economic Forum (WEF, 2017), The travel and tourism competitiveness report 2017. 
Bùi Thị Tám và CS. Tập 126, Số 5D, 2017 
172 
 S TORS’ DEMAND FOR SUPPLEMENTING TOURISM 
SERVICES AT TYPICAL CULTURAL AND HISTORICAL SITES 
IN QUANG TRI PROVINCE 
Bui Thi Tam*, Tran Thi Ngoc ien, ao Thi Minh Trang 
HU – School of Hospitality and Tourism, 22 Lam Hoang St., Hue, Vietnam 
Abstract: Supplementing services are indispensable components of completing tourism product 
levels that help to meet the complex tourist demand and to enhance tourist experience and 
satisfaction. This research aims at searching for solutions to improve supplementing tourism 
services thus enhancing the attractiveness of the typical cultural and historical sites in Quang 
Tri and meeting visitors’ demand. The results revealed that although tourists were fairly 
satisfied with several elements of supplementing services, the lack of diversified and 
professional services along with poor service quality have reduced the destination’s ability to 
meet the tourists’ demand and hence their satisfaction. The research also identified the 
opportunities as well as solutions and policy implications for promoting supplementing 
tourism services at the sites. These include planning and demarcation, fostering incentive 
policies and public-private partnership, enhancing people’s awareness of tourism, and 
supporting governance for local people participation in providing supplementing tourism 
services. 
Keywords: supplementing tourism services, demand, experience, satisfaction, cultural and 
historical sites 

File đính kèm:

  • pdfnhu_cau_cua_du_khach_doi_voi_dich_vu_du_lich_bo_sung_tai_cac.pdf