Nho sĩ trí thức với vấn đề chấn hưng phật giáo ở Việt Nam trong những năm đầu thế kỉ XX
Thứ ba, đến thời điểm này, Nho giáo chính thống triều Nguyễn “do đi vào chỗ
khắc nghiệt, giáo điều nên đã ngăn chặn sự nảy nở của các mầm móng tư tưởng thức
thời và yêu nước, đã từ chối khuynh hướng cải cách xã hội”[20, tr.13], khiến đất nước
ngày càng trở nên suy yếu. Cùng với đó là thực dân Pháp từng bước thiết lập ách đô
hộ và tiến hành các chương trình khai thác thuộc địa. Mặt khác, đến đầu thế kỉ XX,
chủ nghĩa tư bản thế giới chuyển dần từ tự do cạnh tranh sang giai đoạn độc quyền đế
quốc chủ nghĩa. Quá trình giao lưu và tiếp biến văn hoá Đông - Tây diễn ra một cách
mạnh mẽ. Tất cả các nhân tố trên đã tác động mạnh mẽ đến nội tình của đất nước. Sự
dịch chuyển của cơ sở hạ tầng đòi hỏi phải có sự biến đổi nhanh chóng của kiến trúc
thượng tầng nhằm đáp ứng quy luật phát triển. Nho giáo lúc này là một bộ phận cấu
thành nên kiến trúc thượng tầng cũng cần phải có sự thay đổi nhằm đáp ứng yêu cầu
phát triển của cơ sở hạ tầng. Tuy nhiên, trong quan điểm của Nho giáo lại không chú
ý đến đến các nhu cầu sản xuất vật chất từ đời sống xã hội, tư tưởng “trọng vương
khinh bá”, “sĩ - nông - công - thương”, không khuyến khích sản xuất phát triển. Mối
quan tâm của các nhà Nho chủ yếu là mối quan hệ giữa người với người trong khuôn
mẫu của đạo đức - chính trị, không phải trong sản xuất, kinh doanh. Do đó, sự tồn tại
của một thể chế chính trị phong kiến với nền tảng của nó là hệ tư tưởng Tống Nho
hay Hán Nho đã trở nên lỗi thời và lạc hậu. Yêu cầu lúc này là phải canh tân, đổi mới
đất nước và trong đó có cả việc đổi mới về mặt nhận thức luận tức là về mặt tư tưởng.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Nho sĩ trí thức với vấn đề chấn hưng phật giáo ở Việt Nam trong những năm đầu thế kỉ XX
NHO SĨ TRÍ THỨC VỚI VẤN ĐỀ CHẤN HƯNG PHẬT GIÁO Ở VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM ĐẦU THẾ KỈ XX Dương Thanh Mừng1 Tóm tắt: Bài viết tập trung làm rõ thực trạng Nho giáo, Phật giáo những năm đầu thế kỉ XX. Cơ sở hình thành mối quan hệ giữa trí thức Nho học với Phật giáo cũng như biểu hiện của mối liên hệ này thông qua các cuộc tranh luận trên các diễn đàn báo chương ở Việt Nam vào đầu thế kỉ XX. Từ khóa: Nho giáo, Phật giáo, trí thức Nho học, quan hệ. 1. Trí thức Nho giáo đi tìm “vũ khí đắc dụng” cho công cuộc cứu nguy dân tộc đầu thế kỉ XX Nhà Nguyễn lên nắm quyền cai trị đất nước đã tiếp tục chọn Nho giáo làm hệ tư tưởng chính thống phục vụ đường lối trị nước của mình. Trong khoảng thời gian tồn tại đó, nhà Nguyễn đã tìm cách khôi phục và đề cao những giá trị của Nho giáo. “Để chấn hưng Nho học, triều Nguyễn chấn chỉnh lại giáo dục và đích thân Minh Mạng cho ban hành 10 điều huấn dụ trong nhân dân” [1, tr.153]. Mặt khác “nhà Nguyễn đã tổ chức 39 kì thi đại khoa, với 558 Nho sĩ đỗ đệ nhất giáp (bảng nhãn, thám hoa), đệ nhị giáp, tam giáp, phó bảng” [9, tr.34]. Tuy nhiên, bước sang đầu thế kỉ XX, Nho giáo Việt Nam đã thực sự bước vào giai đoạn khủng hoảng và suy yếu một cách trầm trọng. Nguyên nhân chủ yếu là do: Thứ nhất, trong nhiều triều đại phong kiến Việt Nam, Nho giáo luôn được xem là nền tảng tư tưởng chính thống của giai cấp cầm quyền. Do vậy, quá trình sinh tồn của Nho giáo luôn đi kèm với sự thịnh suy của các triều đại phong kiến này. Và hẳn nhiên khi mà dân tộc đã mất đi quyền độc lập, chế độ phong kiến Triều Nguyễn giờ đây chỉ còn là một chính quyền bù nhìn, tay sai thì Nho giáo với tư cách là nền tảng tư tưởng của xã hội sẽ bị xáo động một cách mạnh mẽ. Thứ hai, tính không hợp thời của Nho giáo Việt Nam so với yêu cầu của thời cuộc. Triều Nguyễn kế thừa Hán Nho và Tống Nho với mục đích là xây dựng một bộ máy nhà nước chuyên chế trung ương tập quyền vững mạnh. Tuy nhiên, hệ tư tưởng này đã nhanh chóng lụi tàn ở Trung Quốc vào những thế kỉ trước đó. Trước làn sóng 1 ThS, Trung tâm nghiên cứu KT-XH, trường Đại học Duy Tân DƯƠNG THANH MỪNG 82 xâm lược của thực dân Pháp, triều Nguyễn đã lúng túng tìm cách đối phó và cuối cùng vì lòng ích kỉ của mình, triều Nguyễn đã đặt lợi ích dòng tộc trên lợi ích quốc gia, chấp nhận sự bảo hộ của thực dân Pháp. Lịch sử tư tưởng dân tộc lúc này đã đặt ra cho Nho sĩ 3 vấn đề cần phải giải quyết mà chưa từng có trong tiền lệ. Đó là cuộc đấu tranh tư tưởng giữa “chính đạo và tà giáo”, giữa “duy tân và thủ cựu”, giữa “chủ chiến và chủ hoà” [9, tr.34]. Đây cũng là 3 cuộc đấu tranh tư tưởng quan trọng nhằm đảm bảo sự sống còn của Nho giáo cũng như giai cấp thống trị trước yêu cầu của lịch sử. Kết quả là Nho sĩ dưới triều Nguyễn đã không giải quyết đúng đắn, hợp thời, hợp logic 3 vấn đề nói trên. Năm 1919, thực dân Pháp chính thức bãi bỏ nền giáo dục - khoa cử Nho học cũng đồng nghĩa với việc chấm dứt hệ tư tưởng chính thống Nho giáo đối với tiến trình phát triển của lịch sử tư tưởng dân tộc. Thứ ba, đến thời điểm này, Nho giáo chính thống triều Nguyễn “do đi vào chỗ khắc nghiệt, giáo điều nên đã ngăn chặn sự nảy nở của các mầm móng tư tưởng thức thời và yêu nước, đã từ chối khuynh hướng cải cách xã hội”[20, tr.13], khiến đất nước ngày càng trở nên suy yếu. Cùng với đó là thực dân Pháp từng bước thiết lập ách đô hộ và tiến hành các chương trình khai thác thuộc địa. Mặt khác, đến đầu thế kỉ XX, chủ nghĩa tư bản thế giới chuyển dần từ tự do cạnh tranh sang giai đoạn độc quyền đế quốc chủ nghĩa. Quá trình giao lưu và tiếp biến văn hoá Đông - Tây diễn ra một cách mạnh mẽ. Tất cả các nhân tố trên đã tác động mạnh mẽ đến nội tình của đất nước. Sự dịch chuyển của cơ sở hạ tầng đòi hỏi phải có sự biến đổi nhanh chóng của kiến trúc thượng tầng nhằm đáp ứng quy luật phát triển. Nho giáo lúc này là một bộ phận cấu thành nên kiến trúc thượng tầng cũng cần phải có sự thay đổi nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển của cơ sở hạ tầng. Tuy nhiên, trong quan điểm của Nho giáo lại không chú ý đến đến các nhu cầu sản xuất vật chất từ đời sống xã hội, tư tưởng “trọng vương khinh bá”, “sĩ - nông - công - thương”, không khuyến khích sản xuất phát triển. Mối quan tâm của các nhà Nho chủ yếu là mối quan hệ giữa người với người trong khuôn mẫu của đạo đức - chính trị, không phải trong sản xuất, kinh doanh. Do đó, sự tồn tại của một thể chế chính trị phong kiến với nền tảng của nó là hệ tư tưởng Tống Nho hay Hán Nho đã trở nên lỗi thời và lạc hậu. Yêu cầu lúc này là phải canh tân, đổi mới đất nước và trong đó có cả việc đổi mới về mặt nhận thức luận tức là về mặt tư tưởng. Việc tìm kiếm một đường hướng cứu nước đúng đắn và xây dựng một nền tảng tư tưởng nhằm phục vụ cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc lúc này là điều hết sức cần kíp. Trong bối cảnh đó, các tôn giáo vừa mới được hình thành ở Việt Nam những năm cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX chưa thực sự chiếm được một vị thế vững chắc trong lòng quần chúng nhân dân. Về phía đạo Thiên chúa càng không thể đại diện cho tư tưởng cứu nước. Sở dĩ nói như vậy vì trong nhận thức của nhân dân lúc này, sự du nhập của đạo Thiên chúa gắn liền với quá trình xâm lược của đế quốc thực NHO SĨ TRÍ THỨC VỚI VẤN ĐỀ CHẤN HƯNG PHẬT GIÁO 83 dân. Do đó, các trí thức Nho học đã tìm về với Phật giáo, xiển dương những giá trị của tôn giáo này với hi vọng sẽ khôi phục lại ý thức tự cường dân tộc như ở hai triều đại Lý - Trần. Mối quan hệ giữa những trí thức Nho giáo và Phật giáo trong giai đoạn này được bắt nguồn từ nhiều căn nguyên quan trọng: Thứ nhất, nhằm tránh sự khủng bố gắt gao của thực dân Pháp. Sau thất bại của phong trào Cần Vương, số Nho sĩ quay lại hợp tác với thực dân Pháp chiếm phần lớn. Đây cũng chính là những thành phần làm tay sai đắc lực và chống đối cách mạng quyết liệt nhất. Đối với những những trí thức Nho học có lòng tự tôn dân tộc và có ý chí đấu tranh bảo vệ quê hương thì thực dân Pháp đã tìm mọi cách từ mua chuộc, dụ dỗ đến khủng bố, tầm nã gay gắt. Không còn có chốn dụng võ ở vùng rừng núi, nhưng đồng thời cũng không chịu bó tay về với triều đình đã cam chịu sự bảo hộ của Pháp, các trí thức Nho học yêu nước đã nhờ vào cửa Phật để ẩn náu chờ thời hoặc để lẫn tránh sự đàn áp của Pháp. Từ đó tạo nên cơ duyên để Nho - Phật gặp nhau. Cần phải nói thêm rằng, trong điều kiện đặc biệt, khi mà giai cấp phong kiến không còn giữ được vai trò lịch sử; giai cấp mới là công nhân và tư sản đang trên đường hình thành, thì những người trí thức Nho học thức thời đã cố gắng đảm đương một số nhiệm vụ lịch sử lúc bấy giờ. Họ đã tiếp nối và phát huy truyền thống yêu nước bất khuất của dân tộc. Đóng góp của họ càng có ý nghĩa khi đặt nó vào bối cảnh của cuộc đấu tranh quyết liệt giữa hai khuynh hướng đối lập. Một bên là các nhà Nho yêu nước tiến bộ với một bên là các nhà Nho đã can tâm đầu hàng, cấu kết chặt chẽ với thực dân Pháp. Có thể nói đây là sự phân hoá sâu sắc nhất của các nhà Nho trong lịch sử cận đại [4, tr.115]. Thứ hai, chúng ta cần phải nhận thấy một thực tế rằng tuyệt đại đa số tín đồ Phật giáo đều xuất thân từ tầng lớp nông dân, “mà nông dân thuở nọ là lớp người chẳng những đông đảo nhất mà còn là yêu nước nhất, mang tính dân tộc sâu sắc nhất; huy động được tín đồ Phật giáo tức là huy động nông dân vào việc cứu nước” [7, tr.552]. Do đó, để xây dựng được một lực lượng hùng hậu và kiên trung với cách mạng, các trí thức Nho học đã tìm về với Phật giáo, về với tinh thần tuỳ duyên bất biến của tôn giáo này. Thứ ba chính là niềm tin của quần chúng dành cho Phật giáo trong suốt chiều dài lịch sử dân tộc. Phật giáo đã đem lại cho quần chúng nhân dân “một cái uy tín thiêng liêng của trời Phật mà người dân vẫn tin tưởng, đem lại một hào quang huyền bí khiến lòng dân thêm chắc Trong con mắt của nhân dân, cửa Phật là chỗ sạch sẽ, từ bi, phúc thiện, ở đó nói chung thì ít điều xấu, nhiều điều tốt, điều chính. Cho nên, những chủ trương lớn từ cửa chùa ra ắt là điều chính đại nên theo, ít ra là có thể ủng hộ được” [7, tr.552]. Thêm vào đó, ảnh hưởng từ Tân thư Tân văn và các trào lưu tư tưởng dân chủ tư sản từ bên ngoài dội vào đã làm thay đổi nhận thức, thay đổi quan DƯƠNG THANH MỪNG 84 điểm của các Nhà nho đối với các vấn đề của xã hội và đặc biệt là đối với vấn đề cứu nước giải phóng dân tộc. Các trí thức Nho học nhận thấy cần phải đoàn kết các tôn giáo nhằm xây dựng và quy tụ lực lượng. Và để có thể tiến hành vận động cứu nước trước hết phải thu phục được nhân tâm. Đây cũng chính là cơ duyên để các nhà trí thức Nho học tìm đến Phật giáo bởi tôn giáo này dù có lúc thịnh suy khác nhau, song vẫn luôn nhận được sự đón nhận nhiệt thành từ đông đảo quần chúng đặc biệt là đối với tầng lớp lao động nghèo khổ trong xã hội. Thứ tư, trong hoàn cảnh chưa có một đảng phái nào để thống nhất các lực lượng cứu nước, đạo Phật là một yếu tố đóng vai trò thống nhất ấy tới một mức độ nhất định nào đó. Trong công trình “Hội kín trên đất An Nam” (Les sociétés secrètes en pays d’Annam) của học giả Coulet người Pháp đã xác nhận rằng: “Tôn giáo đóng một vai trò thống nhất, vai trò ấy sở dĩ nó đóng được phần nào vì ở Nam Kì, bản thân Phật giáo tuy không phải có một hệ thống tập trung, nhưng các tín đồ, các nhà chùa thực tế thừa nhận những chùa lớn nhất đứng đầu các chùa khác và các chùa đều theo một ý thức hệ chung, ấy là ý thức hệ Phật giáo” [7, tr.552]. Thứ năm, đó chính là sự bế tắc trong việc tìm ra một lời giải đáp thích đáng cho sự khủng hoảng bế tắc về mặt đường lối cứu nước đang diễn ra một cách trầm trọng những năm đầu thế kỉ XX. Do vậy, các trí thức Nho học đã sử dụng tôn giáo như một phương thuốc an thần nhằm cổ suý tinh thần đấu tranh anh dũng của quần chúng chống lại tàu đồng, súng cối của thực dân Pháp. Mặt khác, tuy trong lịch sử phát triển tư tưởng Việt Nam đã từng bùng nổ nhiều cuộc tranh cãi giữa hai tôn giáo Nho - Phật và triều đình cũng từng áp dụng nhiều biện pháp nhằm hạn chế hoạt động của Phật giáo và Đạo giáo, nhưng giữa ba tôn giáo chưa từng bùng nổ một cuộc chống đối và xung đột gay gắt nào. Trong mối quan hệ giữa Nho giáo và Phật giáo thì sự hoà hợp là dòng chính, xu thế phát triển của hai tôn giáo này là sự thẩm thấu lẫn nhau, bổ sung lẫn nhau và từng bước đi đến hoà hợp. Nếu như trong vấn đề học vấn thế tục, giai cấp thống trị ở Việt Nam suy tôn và trọng vọng Nho giáo nhằm “trị quốc an dân”, thì trong vấn đề học vấn nguyên khai, người dân Việt Nam lại coi trọng Phật giáo. Còn trong các tín ngưỡng dân gian của Việt Nam thì thường không có sự phân biệt giữa Nho giáo và Phật giáo, vì “đó là những tín ngưỡng cởi mở với niềm tin và lòng sùng bái với tổ tiên và các yếu tố tự nhiên ở xung quanh mình” [15, tr.239]. Và cuối cùng, đó chính là sự khúc xạ những giá trị du nhập bên ngoài của bản sắc văn hoá Việt Nam. Nho, Phật hay Đạo giáo đều là những tôn giáo ngoại nhập. Tuỳ theo từng thời điểm, từng hoàn cảnh khác nhau mà ảnh hưởng đến tiến trình phát triển của lịch sử tư tưởng Việt Nam theo những gam màu đậm nhạt khác nhau. Điều đáng bàn ở đây, đó chính là sự tiếp thu có chọn lọc của nhân dân Việt Nam trước những giá trị văn hoá ngoại nhập. Ở trong mỗi tôn giáo nhất định, nhân dân Việt Nam luôn tìm thấy cho bản thân mình, dân tộc mình những cái hay, cái đẹp để từ đó hoà NHO SĨ TRÍ THỨC VỚI VẤN ĐỀ CHẤN HƯNG PHẬT GIÁO 85 quyện và vun đắp cho cuộc sống ngày càng trở nên sinh động hơn. Nguồn gốc xuất phát, giáo lí, giáo luật và cách hành đạo của các tôn giáo tuy có khác nhau, song khi du nhập vào Việt Nam nó nhanh chóng được hoà quyện, vun đắp, cùng song song tồn tại và bổ trợ cho nhau và từ sớm người Việt Nam đã có quan niệm “Tam giáo quy nguyên” (Nho - Phật - Lão đều cùng một nguồn), lấy cái tinh thuý của Nho giáo, Phật giáo cùng với chủ nghĩa yêu nước tạo nên bệ đỡ tư tưởng truyền thống Việt Nam. Do vậy, đây cũng là lí do giải thích vì sao khi Nho giáo bị suy yếu, các trí thức Nho học lại tìm đến Phật giáo, nương nhờ vào Phật giáo. 2. Trí thức Nho giáo với vấn đề chấn hưng Phật giáo ở Việt Nam những năm đầu thế kỉ XX Bước sang những năm đầu thế kỉ XX, những dấu hiệu khủng hoảng và suy yếu của Phật giáo Việt Nam bộc lộ ngày càng rõ nét. Thực trạng này đã được nhiều người mến mộ đạo Phật cũng như các tăng ni, Phật tử có nhiệt huyết với sự tồn vong của Đạo pháp phản ánh qua nhiều bài viết trên các sách báo, tạp chí bấy giờ. Cụ thể như: Hòa thượng Thích Mật Thể trong công trình “Việt Nam Phật giáo sử lược” đã viết: “Đến nỗi gần 15 năm lại đây, hiện tượng suy đồi ấy lại biểu diễn đến chỗ đồi bại, phần đông tăng già chỉ nghĩ đền danh vọng Ôi tinh thần Phật giáo đến đây hầu đã tuyệt diệt” [19, tr.233]. Cư sĩ Khánh Vân trong bài “Phật giáo chúng ta vì đâu chịu cái hiện tượng suy đồi?”, đăng trên báo Duy Tân đã chỉ ra rằng: “Có kẻ mượn Phật làm danh, cũng ngày đêm hai buổi công phu, thọ trì, sóc vọng, cũng sám hối như ai, nhưng lại thủ dị cầu kì, học thêm bùa ngãi...? Vậy mà cũng lên mặt trụ trì! Hiện trạng như thế sao bảo chẳng suy đồi” [21, tr.304]. Cư sĩ Thanh Quang qua bài “Hiện trạng Phật giáo xứ ta” đăng trên báo Đuốc Tuệ cũng đã nói lên tâm trạng của mình trước sự xuống cấp của Phật giáo: “Đau đớn thay xứ ta, những hạng người xuất gia vào chùa phần nhiều chỉ học đặng vài bộ kinh, lo luyện hơi cho hay, tập nhịp tán cho già, nay lĩnh đám này, mai lĩnh đám khác, cũng tràng hạt cũng cà sa, thử lật mặt trái của họ mà xem thì có khác nào người trần tục” [8, tr.229-230]. Cùng chung những trăn trở đó, Nguyệt san Viên Âm số 14 đã chỉ ra rằng: “Đạo Phật truyền qua xứ ta, chùa tháp ngày càng nhiều, tín đồ ngày càng đông cũng là nhờ giáo pháp không trái với phong tục nhân dân Tuy nhiên lối truyền bá Phật pháp ngày xưa đối với trình độ ngày nay, xét ra phần nhiều không còn thích hợp nữa” [2, tr.33]. Do đó, để Phật giáo Việt Nam luôn được trường tồn và tiếp tục có những đóng góp vào dòng chảy của lịch sử dân tộc thì cần phải chấn hưng, cải cách. Có thể nói rằng, phong trào chấn hưng Phật giáo Việt Nam những năm đầu thế kỉ XX đã thu hút sự quan tâm của nhiều thành phần khác nhau trong xã hội. Với mong muốn khôi phục lại ý thức tự cường, xây dựng quốc gia dân tộc hùng mạnh như ở hai triều đại Lý - Trần, nhiều trí thức Nho học đương thời đã tích cực tham gia kêu gọi, vận động chấn hưng Phật giáo. DƯƠNG THANH MỪNG 86 Ngay sự kiện mở đầu cho cuộc vận động chấn hưng Phật giáo, ngày 05/1/1927, ông Nguyễn Mục Tiên trong một bài viết đăng trên Đông Pháp thời báo số 529 đã kêu gọi Nên chấn hưng Phật giáo ở nước nhà, ông viết: “Trót một thế kỉ nay, nòi giống ta đã bị một cái đại tôn giáo khác kia làm mất cả tinh thần đức tính của ông cha ta, chia rẽ đồng bào ta ra... ta lẽ nào lại chưa tỉnh ngộ còn muốn rước thêm chế thêm đạo mới” [6, tr. 4 ]. Ông đề nghị các nhà trí thức trong nước, nhất là những gia đình có nhiều thế hệ sùng bái đạo Phật hãy mở cuộc điều tra về tình hình tôn giáo ở nước ta và góp sức vãn hồi lí tưởng. Nếu ai có ý kiến nhằm chấn hưng Phật giáo, hãy mau đăng trên báo Đông Pháp. Tổng đốc Nguyễn Năng Quốc cũng cho rằng: “Đạo Phật suy vì người đi tu không thông hiểu giáo lí, người đi tu không nghiên cứu Phật học” [17, tr.8]. Do đó, để khôi phục lại Phật giáo nước nhà thì cần phải tiến hành chấn hưng. Cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc sau khi rời bỏ chốn quan trường vì những bất công đã giành nhiều thời gian, công sức tiếp cận và nghiên cứu Phật giáo. Cụ Sắc đã tích cực cùng các tăng ni, Phật tử tham gia các buổi đăng đàn thuyết pháp và viết bài cho tờ “Pháp Âm” do Hòa thượng Khánh Hòa chủ xướng, tờ “Phật Hóa Tân Thanh Niên” do Hòa thượng Thiện Chiếu khởi xướng1. Ngoài ra, Cụ Nguyễn Sinh Sắc còn tham gia cố vấn cho Hòa thượng Khánh Hòa trong việc gây dựng các tổ chức Phật giáo Việt Nam những năm đầu của thế kỉ XX: “Cụ Nguyễn Sinh Sắc đã gợi ý sáng tỏ cho sư Cụ Khánh Hoà là phải tổ chức, có tổ chức mới có cơ sở để làm việc, để tạo thế mạnh và hoằng đạo, phải tổ chức thành Hội Phật giáo. Bấy lâu Cụ Khánh Hòa có ý đó, giờ đây được Cụ Sắc làm sáng tỏ hẳn lên và Cụ Sắc trở thành một lí thuyết gia của Cụ Khánh Hòa” [16, tr.16]. Sự am hiểu cũng như mối liên hệ hữu duyên giữa cụ Sắc với Phật giáo đã có những ảnh hưởng không nhỏ đối với việc hình thành tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về tôn giáo và nhất là Phật giáo sau này. Với Phan Châu Trinh, ông tin tưởng nhiều nhất ở sự đóng góp của Phật giáo đối với sự phục hưng nền tảng tư tưởng truyền thống của dân tộc, “ở sự nhận thức về khả năng duy tân một xã hội thật quá như quốc gia Nhật Bản nữa” [14, tr.10]. Xuất phát từ những đóng góp của Phật giáo trong cuộc đấu tranh chống xâm lược lúc bấy giờ, cùng với đó là vai trò dựng nước và giữ nước của Phật giáo trong hai triều đại Lý - Trần, Phan Châu Trinh cho rằng: “Nước Đại Nam chúng ta ngày nay sở dĩ yếu hèn là vì thiếu tinh thần tôn giáo. Nay bà con thử xét, sao đời Trần dân tộc ta hùng dũng như vậy, quân Nguyên lấy cả Á cả Châu, nuốt trọn Trung Hoa mà qua đến nước ta thì bại tẩu, nào bị cướp giáo ở Chương Dương Độ, nào bị bắt trói ở Bạch Đằng, như vậy chẳng phải là nhờ đạo Phật ở ta thời đó rất thịnh ư? Nhờ cái tinh thần tôn giáo 1 Đây là những tờ báo đầu tiên ra đời trong phong trào chấn hưng Phật giáo Việt Nam và là những tờ báo chí Phật giáo đầu tiên được biên soạn bằng chữ Quốc ngữ. NHO SĨ TRÍ THỨC VỚI VẤN ĐỀ CHẤN HƯNG PHẬT GIÁO 87 của ta ư” [14, tr.9]. Cái tinh thần tôn giáo mà Cụ Phan Châu Trinh nói trên đây không phải là tinh thần Nho giáo mà chính là tinh thần Phật giáo. Theo ông, chính Nho học làm cho nước Việt Nam ta suy nhược. Ông lên án chế độ khoa cử và cho rằng cần phải bỏ chữ Hán, dùng chữ Quốc ngữ. Bởi vì “Bất phế Hán tự, bất túc dĩ cứu Nam quốc”. Cũng xuất phát từ quan điểm khi đánh giá về vai trò của Phật giáo đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ dân tộc trong lịch sử, Phan Khôi trong một bài viết đăng trên báo Tràng An, đã viết: “Ở nước ta cũng vậy, vào thời nhà Lý - Trần, đạo Phật tràn ngập cả nước, chùa chiền khắp nơi, nhưng nước nhà chưa có cái vẻ tích nhược như thời Lê Trung Hưng hay Nguyễn thống nhất là các thời đại Nho học thịnh hành. Trái lại, nhà Lí, nhà Trần mạnh lắm, dân khí hăng lắm: mấy phen giặc Tàu sang chúng ta đuổi đi như đuổi vịt. Lịch sử là cái chứng minh mạnh lắm không ai cãi được. Nó đã làm bằng chứng cho Phật giáo; không phải là một thứ thuốc phiện làm mòn yếu con người” [13, tr.1]. Sự quan tâm của Phan Khôi đối với Phật giáo Việt Nam giai đoạn này còn được thể hiện qua lòng nhiệt thành ủng hộ và những trăn trở của ông khi phong trào đã đi được một chẳng đường nhưng chưa mang lại những kết quả như mong muốn. Phan Khôi đã lên tiếng thúc dục: “Đối với sự tuyên truyền Phật giáo, chúng tôi tuy không hợp sức với người ta được, chứ bao giờ chúng tôi cũng sẵn lòng mà biểu đồng tình. Chúng tôi chỉ bực mình các hội Phật giáo xứ ta cũng như các hội khác cứ im ỉm mà chẳng chịu làm việc gì hết” [13, tr.3]. Bên cạnh đó, cụ Phan rất chú trọng đến công tác Việt hóa Kinh điển Phật giáo phục vụ cho sự nghiệp hoằng dương Phật pháp. Cụ Phan cho rằng: “Tôn giáo nào cũng vậy, kinh điển là cái gốc; cái gốc mà chưa có thì những cái ngọn kia không nương dựa chỗ nào được để mà sống vậy. Nam Kì ngày nay mà muốn nói chuyện chấn hưng Phật giáo, ngoài các việc khác, nên lo gấp việc dịch kinh...” [11]. Ngay phần mở đầu bài viết “Bàn về việc dịch kinh Phật”, Phan Khôi đã khẳng định rằng: Muốn dịch kinh Phật phải là những người am hiểu và tinh thông Phật học bởi kinh Phật có nhiều câu, nhiều từ rất khó có thể Việt hóa sang chữ Quốc ngữ. Do đó: “Một người giỏi chữ Hán không phải là người dịch kinh Phật được đâu. Là vì kinh Phật không phải như những sách thường, nghĩa lí đã cao, lại thêm nhiều điều khó lắm nữa” [12]. Để dịch kinh điển Phật giáo cần phải có những người am hiểu cả Hán học lẫn Phật học và tốt nhất là những người trong đạo Phật. Theo Phan Khôi, muốn làm việc này, không nên đặt hi vọng quá nhiều về những người biết chữ Hán, viết văn hay ở ngoài cửa Phật, mà phải tìm một vị Hòa thượng tinh thông Phật học đứng ra chủ trương. Phan Khôi nhấn mạnh thêm: “Mỗi tôn giáo đều có kinh điển của mình. Để dịch kinh điển của tôn giáo nào từ thứ tiếng này ra thứ tiếng khác, tất có người biết cả hai thứ tiếng đó cố nhiên, mà cốt nhất lại là người ấy phải ở trong tôn giáo ấy mà ra. Bởi vì có ở trong tôn giáo ấy thì mới hiểu rõ được đạo lí để mà nói sang thứ tiếng khác. Nếu cái người ở trong tôn giáo đó DƯƠNG THANH MỪNG 88 không thạo lắm về nghề làm văn thì phải nhờ đến người thạo nghề ở ngoài; nhưng người ngoài chẳng qua là vai phụ, còn vai chánh bao giờ cũng phải lấy trong tôn giáo, vì trong kinh điển, phần đạo lí là phần trọng hơn vậy” [11]. Riêng đối với Huỳnh Thúc Kháng, trước thực trạng đáng buồn của Nho giáo cũng như đất nước đã viết: “Người ta nói, khoa học và tôn giáo không cùng đi với nhau, là nói ở xứ văn minh nào kia, chớ ở xứ khai thông chậm trễ dân trí mơ mù như xứ ta, tôn giáo còn là phương thuốc chữa bệnh chung cho người mình có hiệu nghiệm.... Trải qua bao cuộc bể dâu Phật giáo vẫn còn nguyên vẹn mà bây giờ lại được chấn hưng; trong khi đó Nho giáo đã suy sụp mà khắp nước lạnh tanh, không có ai nghĩ đến chuyện chấn hưng Nho học” [10, tr.40-41]. Nhiều trí thức Nho học trong phong trào Duy Tân và Đông Kinh Nghĩa Thục đều nhận thấy trong thời đại họ, phương thức đấu tranh bất bạo động là phương thức đấu tranh có hiệu quả hơn cả. Trong “Hải ngoại huyết thư”, Phan Bội Châu đã đánh giá cao phương thức đấu tranh Phật giáo là bất bạo động. Ông viết: “Chỉ cần đấu tranh bất bạo động thôi cũng đủ để đuổi Tây về nước. Điều cần thiết nhất là ta phải một lòng, một dạ. Chúng đến thu thuế, nếu ta đồng lòng không nạp thì chúng làm gì được ta? Nếu chúng gọi lính bắt ta, thì ta kêu gọi lính đừng bắt ta bởi vì lính cũng là người Việt. Nếu chúng bắt một người trong chúng ta thì chúng ta kéo hàng chục người đi theo. Không có lí chúng giết hết được? Cuối cùng chúng sẽ bỏ nước mình mà đi” [3, tr.156]. Bên cạnh việc đánh giá và đề cao những giá trị mà Phật giáo đã cống hiến cho dân tộc, các trí thức Nho học Việt Nam giai đoạn này vẫn lên tiếng phản đối những hủ tục lạc hậu còn tồn đọng một cách khá phổ biến trong dân gian. Đó là tình trạng quần chúng nhân dân đặt quá nhiều niềm tin vào trời, Phật và thánh thần. Nhận xét về thực trạng xã hội lúc này, Phan Bội Châu đã viết: “Người Việt Nam mọi việc đều cầu ở thần, bẩm ở thần, nghe ở thần, phẩm lễ thờ thần thật là trọng hậu, thật là cẩn thận. Nhưng trọng lắm thì đắm đuối nhiều, cẩn thận quá thì mê hoặc sâu” [19, tr.10]. Cũng từ thực trạng đó, Phan Châu Trinh đã chỉ ra rằng: “Người mình không tự cường, tự miễn, chỉ mơ màng những chuyện hư vô. Việc gì cũng cầu trời, khấn Phật. Còn mình thì tính quất, toan quanh. Thương lượng giá thú xuất hành, trăm điều giữ lấy, ngũ hành khư khư. Việc nhỏ nhen còn hư như thế, chuyển bằng trời, bằng bể biết sao?” [5, tr.339]. Không chỉ nhấn mạnh vào những ảnh hưởng tiêu cực của tôn giáo, tín ngưỡng đối với sự phát triển của xã hội Việt Nam, các trí thức Nho học còn vạch trần âm mưu của thực dân Pháp hòng lợi dụng tôn giáo để chia rẽ nhân dân ta. Phan Bội Châu trong tác phẩm “Thiên hồ! Đế hồ!” đã chỉ rõ: “Chính phủ Pháp nhận thấy dùng vũ lực chinh phục không phải là thượng sách nên mới mượn tôn giáo và cây thánh giá làm trò rối, để ngầm thi hành chính sách tiêu diệt nòi giống nước ta. Đó là phép màu NHO SĨ TRÍ THỨC VỚI VẤN ĐỀ CHẤN HƯNG PHẬT GIÁO 89 nhiệm nhất của nước Pháp chinh phục Việt Nam lại được nhà tôn giáo giúp cho thành công” [18, tr.51]. Cụ Phan Bội Châu còn nói thêm: “Nay người Pháp bảo vệ ta, các chùa chiền ở hương thôn đều phát tiền bạc cho để sửa sang lại cả. Chúng làm như thế là rất khôn khéo và hiểm độc” [3, tr.150]. Trong khi phê phán những hủ tục lạc hậu của quần chúng nhân dân và âm mưu lợi dụng tôn giáo của thực dân Pháp, các trí thức Nho học đã hết sức đề cao vai trò của con người đối với sự tiến bộ xã hội, nhất là đối với sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc. Họ kêu gọi con người quan tâm đến cuộc sống hiện thực và phải đấu tranh nhằm tạo ra hạnh phúc cho mình ngay trên chính trần gian, chứ không thụ động chờ mong một thứ hạnh phúc do trời, Phật, thánh thần ban cho. Vì thế con người phải tin vào sức mạnh và chính khả năng của mình. Một đóng góp không kém phần quan trọng của các trí thức Nho học đối với Phật giáo trong giai đoạn này là tham gia vào các tổ chức Phật giáo trong phong trào chấn hưng. Năm 1931, đánh dấu sự hình thành phong trào chấn hưng Phật giáo Việt Nam bằng việc ra đời của nhiều hội đoàn Phật giáo và các tạp chí Phật học trên khắp cả nước. Nhiều nhà Nho lúc bấy giờ đã cùng với các tăng ni, Phật tử tham gia vào các hội đoàn Phật giáo như: Hội Nam Kì nghiên cứu Phật học (1931) với sự tham gia của Trần Nguyên Chấn - Đốc lí thành phố Sài Gòn làm phó Hội trưởng, Huỳnh Văn Quyền, Phạm Ngọc Vinh, Lê Văn Phổ, Nguyễn Văn Cần, Trần Văn Khuê, Nguyễn Văn Nhơn; Hội An Nam Phật học (1932), với sự tham gia của Hoàng Mộng Lương, Chơn An Lê Văn Định, Tôn Thất Tùng, Nguyễn Khoa Toàn, Nguyễn Khoa Tân, Võ Đình Dung... Hội Phật giáo Bắc Kì (1934), với sự tham gia của các nhân vật như: Hoàng Trọng Phu, Tổng đốc Nguyễn Năng Quốc, Bùi Kỹ, Dương Bá Trạc, Nguyễn Can Mộng, Nguyễn Trọng Thuật, Lê Toại, Bùi Thiện Căn1. Từ những phân tích trên đây, bước đầu có thể rút ra một số kết luận khái quát như sau: Thứ nhất, trước những yêu cầu mới của lịch sử dân tộc nhiều nhà trí thức yêu nước tiến bộ xuất thân từ cửa Khổng sân Trình đã thể hiện tư tưởng “qua cầu” đối với Nho giáo. Họ đã bắt đầu đi tìm những tiếng nói mới, những phương thức hoạt động mới thay thế cho cuộc vận động cứu nước dưới ý thức hệ phong kiến đã thất bại từ những năm trước đó. Với mong muốn khôi phục lại hình ảnh Việt Nam độc lập, tự chủ và hùng cường như hai triều đại Lý - Trần, nhiều nhà trí thức Nho học đã đứng ra kêu gọi, vận động chấn hưng Phật giáo. Tuy nhiên, qua đây cũng cho thấy sự bất lực của tầng lớp Nho sĩ trước nhiệm vụ lịch sử của dân tộc. Đó là việc tìm ra lời giải đáp cho con đường cứu nước, giải phóng dân tộc ra khỏi sự thống trị và bóc lột của thực dân Pháp. Bởi khi bước vào một thời đại mới, một khúc quanh mới thì hệ tư tưởng tôn giáo, 1 Xem thêm: Tâm Hòa, “Năm mới lại nói chuyện chấn hưng Phật giáo”, Nguồn: DƯƠNG THANH MỪNG 90 dù đã được chấn hưng đi nữa, cũng không thể đảm đương được vai trò là hệ tư tưởng chủ đạo cho con đường giải phóng dân tộc, vì nó không mang tính cách mạng. Chính vì vậy nên Nguyễn Ái Quốc sau bao nhiêu năm tìm tòi khảo nghiệm đã rút ra rằng: Bây giờ chủ nghĩa nhiều, học thuyết nhiều, nhưng chân chính nhất, cách mạng nhất là chủ nghĩa Mác - Lê Nin. Thứ hai, tuy chỉ dừng lại ở mức độ là các cuộc “bút chiến”, “bút đàm” chủ yếu diễn ra trên các văn đàn báo chí, nhưng những đóng góp của các trí thức Nho học thời kì này nó đã góp phần tạo nên những tiền đề quan trọng cho sự ra đời, phát triển của phong trào chấn hưng Phật giáo Việt Nam trong các giai đoạn theo sau. Bên cạnh đó, nhiều vấn đề về thế tục và trần tục trước nay chưa được bàn tới hoặc ít được đề cập đã được đưa ra bàn luận, đánh giá dưới nhiều góc độ khác nhau. Cách thức tranh luận bước đầu đã có sự kết hợp giữa khoa học biện chứng với khoa học thực nghiệm. Do đó, nhiều vấn đề mê tín, dị đoan trong xã hội đương thời được đẩy lùi. Điều đặc biệt hơn, chính những cuộc tranh luận sôi nổi này đã tạo nên những tiền đề cần thiết cho việc nhận thức lại những giá trị tư tưởng - văn hoá nội tại cũng như làm sống lại ý thức tự cường dân tộc trước ách áp bức bóc lột của kẻ thù. Hay nói khác hơn, nó đã góp phần tạo nên những bước đệm cần thiết cho sự chuyển hoá về lượng và chất đối với tiến trình cách mạng Việt nam trong những giai đoạn tiếp theo. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Huỳnh Công Bá (2012), Lịch sử tư tưởng Việt Nam, Nxb Thuận Hoá, Huế. [2] Tâm Bình, “Xướng minh Phật học ngày nay đã phải thời chưa?”, Nguyệt san Viên âm, số 2, 1934, tr.33. [3] Phan Bội Châu (1990), Toàn tập, tập 1, Nxb Thuận Hoá, Huế. [4] Phan Đại Doãn (1998), Một số vấn đề về Nho giáo Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. [5] Đông Kinh Nghĩa Thục và Phong trào cải cách văn hoá đầu thế kỉ XX (1997), Nxb Văn hoá Thông tin, Hà Nội. [6] Nguyễn Đại Đồng (2013), “Những người đầu tiên khởi xướng phong trào chấn hưng Phật giáo ở Việt Nam”, in trong Phật giáo Việt Nam thế kỷ XX - Nhân vật và sự kiện, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr.4. [7] Trần Văn Giàu (1993), Sự phát triển của tư tưởng ở Việt Nam từ thế kỉ XIX đến Cách mạng tháng Tám, tập 1, Nxb Tp. Hồ Chí Minh. NHO SĨ TRÍ THỨC VỚI VẤN ĐỀ CHẤN HƯNG PHẬT GIÁO 91 [8] Trần Văn Giàu (1993), Sự phát triển của tư tưởng ở Việt Nam từ thế kỉ XIX đến Cách mạng tháng Tám, tập 2, Nxb Tp. Hồ Chí Minh. [9] Trần Thị Hạnh (2012), Quá trình chuyển biến tư tưởng của Nho sĩ Việt Nam trong 30 năm đầu thế kỉ XX, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. [10] Huỳnh Thúc Kháng, “Hiện trạng Phật học xứ ta”, Nguyệt san Viên âm, số 3, 1934, tr.40-41. Title: INTELLECTUAL CONFUCIAN SCHOLAR WITH BUDDHISM VIETNAM REFORM PROBLEM IN THE FIRST YEARS OF THE 20TH CENTURY DUONG THANH MUNG Center for Social Economic Research Duy Tan University Abstract: This article focuses on clarifying the Confucianism and Buddhism status in the first early years of the 20th Century. The forming bases of the relationship between intellectual Confucian with Buddhism as well as the expressions of this relationship are through debates on the Vietnam Press Forum in the early 20th Century. Keywords: Confucianism, Buddhism, Intellectual Confucian, Relations.
File đính kèm:
- nho_si_tri_thuc_voi_van_de_chan_hung_phat_giao_o_viet_nam_tr.pdf