Nhận thức của giới nghiên cứu về thể chế chính trị của các nhà nước thời cổ - Trung đại ở miền Trung Việt Nam

Những thể chế chính trị của các nhà nước thời cổ - trung đại ở miền Trung

Việt Nam vẫn chưa được nhận thức một cách đầy đủ hay trở thành một đối tượng

nghiên cứu nghiêm túc trên bình diện học thuật. Thể chế chính trị của khu vực này

vốn chỉ được nhìn nhận một cách tương đối, bắt đầu từ thể chế Đàng Trong, một

thực thể vốn chỉ hình thành khoảng 500 năm, kể từ khi Nguyễn Hoàng rời đất Bắc

di chuyển về phương nam nhận lãnh trách nhiệm Trấn thủ Thuận - Quảng năm

1558.(1) Nhưng nếu ta chỉ nhận thức về lịch sử miền Trung và thể chế chính trị của

khu vực này bắt đầu từ thời điểm ấy, thì ta sẽ bỏ cả một khoảng trống lịch sử kéo

dài hàng ngàn năm trước đó. Vậy thì lý do gì khiến chúng ta vẫn hình dung ý niệm

về thể chế chính trị của miền Trung bắt đầu từ thực thể xứ Đàng Trong chứ không

phải là xa hơn thế nữa? Phải chăng chỉ vì những thể chế chính trị trước đó, không

phải là do người Việt tạo nên?

Nhưng dù lý do là gì đi nữa, những ý niệm này là chưa hoàn chỉnh, bởi vì

như bất kỳ một chuyên khảo nào nghiên cứu về xứ Đàng Trong, các học giả không

thể bỏ qua những tiền đề hình thành khu vực này cũng như bản chất chính trị của

thực thể ấy trong suốt thời kỳ chúa Nguyễn. Trong những nghiên cứu đó, bằng

cách này hay cách khác, trực tiếp hay gián tiếp những yếu tố liên quan đến vương

quốc Champa(2) cổ vẫn luôn được nhắc đến như những di sản mà từ đó người Việt

thừa hưởng để xây dựng nên các đặc thù của xứ Đàng Trong, trong đó có cả những

thiết chế chính trị.(3) Đó là những thiết chế được manh nha từ thời kỳ hình thành

các nhà nước tiền Champa, được củng cố trong suốt thời kỳ tồn tại của vương quốc

Champa, được tiếp thu và vận dụng linh hoạt dưới thời kỳ các chúa Nguyễn.

pdf 13 trang kimcuc 2820
Bạn đang xem tài liệu "Nhận thức của giới nghiên cứu về thể chế chính trị của các nhà nước thời cổ - Trung đại ở miền Trung Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nhận thức của giới nghiên cứu về thể chế chính trị của các nhà nước thời cổ - Trung đại ở miền Trung Việt Nam

Nhận thức của giới nghiên cứu về thể chế chính trị của các nhà nước thời cổ - Trung đại ở miền Trung Việt Nam
48 Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 2 (136) . 2017
NHẬN THỨC CỦA GIỚI NGHIÊN CỨU VỀ THỂ CHẾ 
CHÍNH TRỊ CỦA CÁC NHÀ NƯỚC THỜI 
CỔ - TRUNG ĐẠI Ở MIỀN TRUNG VIỆT NAM
 Đổng Thành Danh*
1. Dẫn nhập
Những thể chế chính trị của các nhà nước thời cổ - trung đại ở miền Trung 
Việt Nam vẫn chưa được nhận thức một cách đầy đủ hay trở thành một đối tượng 
nghiên cứu nghiêm túc trên bình diện học thuật. Thể chế chính trị của khu vực này 
vốn chỉ được nhìn nhận một cách tương đối, bắt đầu từ thể chế Đàng Trong, một 
thực thể vốn chỉ hình thành khoảng 500 năm, kể từ khi Nguyễn Hoàng rời đất Bắc 
di chuyển về phương nam nhận lãnh trách nhiệm Trấn thủ Thuận - Quảng năm 
1558.(1) Nhưng nếu ta chỉ nhận thức về lịch sử miền Trung và thể chế chính trị của 
khu vực này bắt đầu từ thời điểm ấy, thì ta sẽ bỏ cả một khoảng trống lịch sử kéo 
dài hàng ngàn năm trước đó. Vậy thì lý do gì khiến chúng ta vẫn hình dung ý niệm 
về thể chế chính trị của miền Trung bắt đầu từ thực thể xứ Đàng Trong chứ không 
phải là xa hơn thế nữa? Phải chăng chỉ vì những thể chế chính trị trước đó, không 
phải là do người Việt tạo nên? 
Nhưng dù lý do là gì đi nữa, những ý niệm này là chưa hoàn chỉnh, bởi vì 
như bất kỳ một chuyên khảo nào nghiên cứu về xứ Đàng Trong, các học giả không 
thể bỏ qua những tiền đề hình thành khu vực này cũng như bản chất chính trị của 
thực thể ấy trong suốt thời kỳ chúa Nguyễn. Trong những nghiên cứu đó, bằng 
cách này hay cách khác, trực tiếp hay gián tiếp những yếu tố liên quan đến vương 
quốc Champa(2) cổ vẫn luôn được nhắc đến như những di sản mà từ đó người Việt 
thừa hưởng để xây dựng nên các đặc thù của xứ Đàng Trong, trong đó có cả những 
thiết chế chính trị.(3) Đó là những thiết chế được manh nha từ thời kỳ hình thành 
các nhà nước tiền Champa, được củng cố trong suốt thời kỳ tồn tại của vương quốc 
Champa, được tiếp thu và vận dụng linh hoạt dưới thời kỳ các chúa Nguyễn. 
Trong tinh thần đó, để có thể nhận thức tường tận các thể chế chính trị đã từng 
tồn tại ở miền Trung Việt Nam trong lịch sử, thiết nghĩ những nghiên cứu học thuật 
hiện nay không nên chỉ dừng lại ở thể chế Đàng Trong thời chúa Nguyễn, mà lùi 
xa hơn đến thể chế chính trị Champa trong quá khứ. Bài viết này sẽ không đi sâu 
vào phân tích các đặc thù của thể chế ấy, nhưng điểm lại những quan điểm của giới 
* Trung tâm Nghiên cứu Văn hóa Chăm Ninh Thuận. 
49Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 2 (136) . 2017
học thuật trong quá trình nghiên cứu về thể chế chính trị của vương quốc Champa, 
một vương quốc đã đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành tiến trình lịch sử 
Việt Nam. Và biết đâu từ đó, ta có thể hiểu biết hơn về những đặc trưng của thể chế 
chính trị miền Trung trong suốt cả tiến trình lịch sử từ cổ đại đến trung đại.
2. Những quan điểm tranh luận về thể chế chính trị của Champa
Những nghiên cứu đầu tiên về thể chế chính trị của vương quốc Champa bắt 
đầu từ những tranh luận về chính thể tập quyền hay liên bang của vương quốc này. 
Nhưng ít ai biết rằng nguồn gốc của những tranh luận này lại bắt nguồn từ những 
tài liệu sơ cấp khác nhau mà các nhà Champa học tiếp cận, có thể kể ra ba nhóm 
tư liệu chính: các bia ký viết bằng chữ Phạn và chữ Chăm cổ;(4) các biên niên sử 
của Trung Hoa và Việt Nam có đề cập đến Champa;(5) các thư tịch cổ bằng giấy 
hoặc lá buông của người Chăm viết bằng chữ Chăm đương đại hiện được lưu giữ 
trong các gia đình người Chăm hoặc được lưu trữ tại các bảo tàng, thư viện trong 
và ngoài nước.(6)
Étienne Aymonier là một trong những nhà Champa học đầu tiên đã có những 
tiếp cận và đối sánh giữa các nguồn tư liệu như văn bia và thư tịch Chăm để nghiên 
cứu về lịch sử, văn hóa, ngôn ngữ của người Chăm. Tác phẩm đáng chú ý của ông 
là một chuyên khảo đầy đủ về biên niên sử hoàng gia Chăm, một tư liệu lịch sử 
nằm trong nhóm thư tịch chép tay của người Chăm.(7) Trong công trình này, khi 
đối chiếu với các nguồn tư liệu từ bia ký hay các biên niên sử của Trung Hoa, Đại 
Việt, Aymonier nhận thấy những sai lệch về niên đại trị vì của các vị vua Champa, 
từ đó ông cho rằng những tư liệu này chỉ mang tính chất huyền sử chứ không hề 
có giá trị về mặt lịch sử.(8)
Mười lăm năm sau đó, năm 1905, trong một bài viết đăng trên tập san của 
trường Viễn Đông Bác cổ, E. Durand(9) lại đưa ra những quan điểm ngược lại về 
biên niên sử Chăm. Ông cho rằng những biên niên sử này là có giá trị về mặt lịch 
sử, vì nó không ghi nhận gia phả của các vị vua đóng đô ở phía bắc Champa như 
các bia ký hay văn bản Trung Hoa và Đại Việt, ngược lại, những văn bản này chỉ 
ghi nhận danh sách các vị vua đóng đô ở phía nam, thuộc vùng Panduranga (tức 
Ninh Thuận, Bình Thuận ngày nay).(10) Nếu giả thuyết của E. Durand là chính xác, 
thì trong thực tế có đến hai vương triều Champa trong lịch sử: một đóng đô ở phía 
bắc, một đóng đô ở phía nam, và quan điểm này cần phải được xem xét hay đặt 
câu hỏi một cách nghiêm túc: phải chăng Champa là một vương quốc có hai chính 
thể khác biệt? 
Tiếc thay, những công trình sau đó về lịch sử Champa, không hề để ý đến câu 
hỏi này, để rồi lại đi vào lối mòn của Aymonier. Năm 1928, G. Maspero xuất bản 
một công trình nghiên cứu về Champa nhưng chỉ dựa vào các văn bia và biên niên 
50 Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 2 (136) . 2017
sử của Trung Hoa, Đại Việt, chứ không hề sử dụng các thư tịch Chăm, trong đó có 
biên niên sử hoàng gia Chăm, cũng không để ý đến giả thuyết mà Durand đã nêu 
ra.(11) Cũng vì thế, Maspero chỉ đề cập đến lịch sử Champa thông qua các vương 
triều đóng đô ở phía bắc, mà không hề nhắc đến sự tồn tại của một triều đình khác 
ở phía nam Champa, cũng không hề quan tâm đến việc có hay không một chính thể 
liên bang hay liên hiệp nhiều tiểu quốc của Champa, mà chỉ xem vương quốc này 
là một quốc gia thống nhất, theo thể chế tập quyền như Trung Hoa hay Đại Việt. 
Có chăng ông chỉ nhắc đến các địa hạt thuộc vương quốc Champa như Amaravati, 
Vijaya, Panduranga.(12)
Năm 1965, một công trình lịch sử nữa của Champa được xuất bản bởi 
Dohamide và Dorohiem.(13) Nhưng dường như, hai tác giả của công trình này, cũng 
không hề quan tâm đến giả thuyết của Durand, ngược lại họ đi theo quan điểm 
của Aymonier, tức là chỉ xem biên niên sử hoàng gia Chăm như là những văn bản 
không có giá trị lịch sử, theo như cách nói của họ: “...nội dung của các câu truyện 
cổ [các biên niên sử hoàng gia Chăm]... cũng tùy thuộc vào hứng khởi, trí tưởng 
tượng, khiến hậu thế khó mà vịn vào đó để tìm sự thật... lắm lúc được tô thêm ít 
huyền thoại...”.(14) Cũng chính vì vậy, như Maspero, hai tác giả này chỉ khắc họa 
lịch sử Champa như một vương quốc với một triều đình duy nhất, không hề đề cập 
đến một triều đình khác ở phía nam, hay nói cách khác, hai tác giả này cũng xem 
Champa như một quốc gia có chính thể tập quyền. 
Năm 1978, Po Dharma, xem xét nghiêm túc giả thuyết của Durand, tiến hành 
nghiên cứu một cách đầy đủ và toàn diện về các biên niên sử hoàng gia Chăm, và đi 
đến kết luận rằng các văn bản này là có giá trị về mặt lịch sử, nhưng sở dĩ nó không 
trùng khớp với niên đại của các vị vua ở bắc Champa vì nó chỉ là danh sách các vị 
vua của Panduranga ở phía nam, do đó ông gọi tên các văn bản này là Biên niên sử 
hoàng gia Panduranga.(15) Trên cơ sở này, Po Dharma lập luận, trong một công trình 
được xuất bản sau đó, Champa có đến hai tiểu quốc là Vijaya và Panduranga, Vijaya 
thì thất thủ sau năm 1471, trong khi Panduranga vẫn tồn tại cho đến tận năm 1832.(16) 
Sau đó không lâu, trong một hội thảo quốc tế về Champa, Po Dharma tiếp tục phát 
triển ý tưởng này và đi đến khẳng định Champa là một quốc gia theo thể chế liên 
bang bao gồm 5 tiểu quốc Indrapura, Amaravati, Vijaya, Kauthara và Panduranga.(17) 
Những công bố của Po Dharma, đánh dấu một sự thay đổi đáng kể trong 
nhận thức về thể chế chính trị của vương quốc Champa, trường phái “xét lại” 
(revisionist), theo cách gọi của Bruce M. Lockhart,(18) đã giành được sự chấp nhận 
của các nhà Champa học về sau. Kể từ đó, vương quốc Champa không còn được 
xem như một quốc gia thống nhất với chế độ quân chủ tập quyền như Trung Hoa 
hay Đại Việt nữa, thay vào đó nó được thừa nhận là một quốc gia liên bang, bao 
gồm 5 tiểu quốc Indrapura (Quảng Bình, Quảng Trị ngày nay), Amaravati (Thừa 
51Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 2 (136) . 2017
Thiên, Quảng Nam), Vijaya (Quảng Ngãi, Bình Định), Kauthara (Phú Yên, Khánh 
Hòa) và Panduranga (Ninh Thuận, Bình Thuận). Trong đó có một tiểu quốc giữ 
vai trò chủ đạo (trước thế kỷ thứ X là Amaravati, từ thế kỷ X - XV là tiểu quốc 
Vijaya), vua của tiểu quốc đó cũng chính là vua của liên bang, thường được gọi là 
Rajadiraja (vua của các vị vua).(19)
Tuy nhiên, cho đến tận những năm gần đây, cuộc tranh luận về việc Champa 
thật sự có theo thể chế liên bang hoặc liên hiệp vẫn còn tiếp diễn. Năm 2004, trong 
một chuyên khảo về lịch sử Champa, Giáo sư Lương Ninh đặt nghi vấn về thể 
chế này, với kết luận: “nếu đem áp dụng [lý thuyết Mandala tức liên bang] ở đây 
[Champa], tôi chỉ tán đồng một nửa”,(20) quan điểm này nhanh chóng vấp phải sự 
phản ứng của một số học giả, M. S. Bertrand, đã viết bài phản biện cuốn sách của 
Lương Ninh trong đó có phản bác quan điểm này.(21) Hay gần đây hơn là những 
tranh luận về thể chế chính trị của Champa xung quanh bài trao đổi của Lâm Thị 
Mỹ Dung với nhà nghiên cứu Nguyễn Hữu Thông.(22)
3. Những quan điểm và giả thuyết về thể chế liên bang của Champa
Một khi quan điểm về một Champa theo thể chế liên bang đã được chấp nhận 
rộng rãi trong giới nghiên cứu, thì các học giả lại đi vào xem xét bản chất của thể 
chế này trong suốt tiến trình lịch sử Champa. Các nhà Champa học muốn lý giải 
xem thể chế liên bang này vận hành như thế nào? Điều gì tác động đến cách vận 
hành của hệ thống đó? Vai trò của chính quyền trung ương và các tiểu quốc, cũng 
như mối quan hệ của chúng, trong hệ thống liên bang hay những đặc trưng của thể 
chế liên bang ở Champa.... Nhiều câu hỏi, nhiều vấn đề đã đặt ra và lôi cuốn giới 
học giả vào những cuộc truy tìm lời giải, chính trong tinh thần đó, những công 
trình, bài viết nghiên cứu về liên bang Champa ngày một xuất hiện nhiều trên các 
diễn đàn khoa học, nhất là ở trong nước. 
Từ những năm 70 - 80 của thế kỷ XX, cùng với sự phát triển về quan điểm 
liên bang trong thể chế chính trị của Champa, những nhà nghiên cứu về mô hình 
các nhà nước Đông Nam Á thời cổ đã phát triển nhiều lý thuyết mang tính bước 
ngoặt, mà các học giả về sau khi nghiên cứu về thể chế chính trị của Champa sẽ tiếp 
thu. Đó là các mô hình về đặc trưng và bản chất của những nhà nước Đông Nam 
Á thời cổ - trung đại. Nổi bật trong các mô hình đó là mô hình “chính thể ngân 
hà” của Tambiah,(23) mô hình Mandala(24) do O.W. Wolters đề xuất, hay mô hình 
“không gian văn hóa - chính trị quần đảo” của Keith Taylor,(25) trong số đó mô hình 
Mandala được đông đảo các nhà nghiên cứu về nền chính trị Champa áp dụng.(26)
Trần Kỳ Phương, có thể, là người đầu tiên công bố những quan điểm về 
sự hình thành, cấu trúc và cách thức tổ chức của từng tiểu quốc thuộc liên bang 
Champa. Trong một công bố năm 1991, Trần Kỳ Phương và đồng sự đã nêu giả 
52 Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 2 (136) . 2017
định rằng, mỗi tiểu quốc trong vương quốc Champa có thể được hình thành dựa 
vào năm yếu tố phong thủy như: 1) Núi thiêng, tượng trưng thần Siva; 2) Sông 
thiêng, tượng trưng nữ thần Ganga vợ thần Siva; 3) Cửa biển thiêng; nơi giao dịch 
buôn bán, trung tâm hải thương; 4) Thành phố thiêng, nơi cư ngụ của vua và hoàng 
tộc, trung tâm vương quyền; 5) Ðất thiêng, nơi thờ tự thần linh và tổ tiên, trung tâm 
thần quyền. Theo đó, tiểu quốc Amaravati ở vùng Quảng Nam được hình thành 
dựa trên những yếu tố sau: Núi thiêng là Mahaparvata hay núi Mỹ Sơn/Răng Mèo; 
Sông thiêng là sông Thu Bồn; Cửa biển thiêng là cửa Ðại Chiêm/Hội An; Thành 
phố thiêng là Simhapura/Thành Sư Tử tại Trà Kiệu; Ðất thiêng là khu đền thờ 
Srisanabhadresvara tại Mỹ Sơn. Ranh giới của mỗi Mandala có lẽ được ấn định 
bởi những ngọn đèo, nhưng đây chỉ là ranh giới có tính chất tượng trưng vì đất đai 
được cai quản bởi thần linh.(27)
Giáo sư Trần Quốc Vượng, cùng thời gian đó, cũng đã công bố những nghiên 
cứu liên quan đến thể chế liên bang của Champa. Theo ông khi chấp nhận Champa 
như một Mandala thì một “vùng”, một “tiểu quốc” ở Champa sẽ được quy hoạch 
theo mô hình: Núi (nơi đặt thánh địa) - đồng bằng (nơi đặt thành thị) - duyên hải 
(nơi đặt cảng thị) - đảo ven bờ (cũng giữ vai trò thương mại) tất cả được phân bố 
theo một trục sông chảy từ núi ra biển theo hướng tây - đông. Lấy ví dụ, ở Quảng 
Nam: thánh địa Mỹ Sơn ở Núi Chúa - thành Trà Kiệu ở đồng bằng - cảng Hội An ở 
ven biển - xa hơn là đảo Cù Lao Chàm, 4 yếu tố này đều quy hoạch theo trục sông 
Thu Bồn, kết nối núi và biển. GS Trần Quốc Vượng, sau đó tiếp tục mở rộng vùng 
khảo sát để phát triển giả thuyết của mình khắp miền Trung với các mô hình tương 
tự mà ông nêu ra là ở Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Bình Định, Khánh 
Hòa và Đồng Nai... Tuy nhiên, việc áp dụng giả thuyết này trong trường hợp tiểu 
quốc Panduranga vẫn chưa được ông nhắc đến và được xem như một khác biệt.(28)
Một nghiên cứu khác cũng rất đáng chú ý liên quan đến thể chế Mandala 
Champa của Giáo sư Momoki Shiro, đó là bài viết liên quan đến thể chế liên 
bang của Champa thông qua việc tham chiếu các nguồn thư tịch của Trung Hoa 
liên quan đến vương quốc này. Khi dẫn các nguồn tài liệu của Trung Hoa, Giáo 
sư cho rằng Champa có ít nhất hơn 10 nước lớn nhỏ như Xinzhou, Jiuzhou, Wuli, 
Rili, Yueli, Weirui, Bintonglong, Wumaba, Longrong, Puluowuliang, Baopiqi... 
Do vậy, theo Giáo sư Shiro, khái niệm về một liên bang Champa bao gồm 4 hoặc 
5 tiểu quốc được đề xuất bởi Po Dharma và được nhiều học giả tiếp nối cần phải 
được đánh giá lại.(29)
Mặt khác, khi nghiên cứu về thể chế chính trị của nhà nước liên bang Champa, 
các học giả cũng quan tâm đến một mô hình cấu thành và vận hành của các tiểu quốc 
trong liên bang này, đó là mô hình “hệ thống trao đổi ven sông/ riverine exchange 
53Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 2 (136) . 2017
network” của B. Bronson.(30) Trần Kỳ Phương là người đầu tiên áp dụng mô hình 
này vào trường hợp cụ thể của sông Thu Bồn chảy qua Quảng Nam. Dòng sông 
này được xem như một cầu nối từ vùng cao của tỉnh nơi có đông đảo người Cơ Tu 
bản địa cư trú đến vùng đồng bằng, đổ ra Cửa Đại, nơi có cảng thị Đại Chiêm hoặc 
xa hơn nữa ra đến Cù Lao Chàm. Từ đây, hàng hóa từ vùng cao xuống tận đồng 
bằng sẽ được đưa vào hệ thống mậu dịch khu vực và quốc tế. Điều này khiến cho 
sông Thu Bồn trở thành một trục lộ quan trọng không chỉ trong hoạt động thương 
mại và liên kết vùng, mà còn góp phần cấu thành tiểu quốc Amaravati, trở thành 
điển hình cho hệ thống trao đổi ven sông trong lịch sử Champa.(31)
Tiếp đến, W. Southworth cũng áp dụng mô hình “hệ thống trao đổi ven sông” 
vào trường hợp nghiên cứu không chỉ từ dòng sông Thu Bồn, mà còn bước đầu 
gợi mở việc áp dụng mô hình này với cả miền Trung Việt Nam. Khác với Trần Kỳ 
Phương và nhiều nhà nghiên cứu khác sau này, việc áp dụng mô hình trao đổi ven 
sông vào trường hợp Champa của Southworth chủ yếu tham chiếu các tư liệu về 
khảo cổ học từ thời Sa Huỳnh cho đế ...  Minh. 
(7) E. Aymonier (1890), “Légendes historiques des Chams”, Excursions et Reconnaissances 
XIV (32), pp. 145 - 206. 
(8) Như trên, p. 149. 
(9) E. Durand (1905), “Notes sur les Chams: La Chronique Royale”, BEFEO V, pp. 377 - 382. 
(10) Như trên, pp. 380 - 382. 
(11) G. Maspero (1928), sđd.
(12) Như trên, tr. 24 - 25. 
(13) Dohamide - Dorohiem (1965), sđd.
(14) Dohamide - Dorohiem (1965), sđd, tr. 120. 
(15) Po Dharma (1978), Chroniques du Panduranga, Thèse de L’EPHE, Paris. 
(16) Po Dharma (1987), Le Panduranga 1822-1835. Ses rapports avec le Vietnam, EFEO, Paris, 
pp. 60 - 61. Bản dịch của công trình này xem: Po Dharma (2013), Vương quốc Champa: Lịch 
sử 33 năm cuối cùng, IOC - Champa, San Jose. 
(17) Po Dharma (1988), “État des dernières recherches sur la date de l’absorption du Campa 
par les Vietnamiens”, trong Actes du séminaire sur le Campa organisé à l’Université de 
Copenhague le 23 mai 1987, CHCPI, Paris, pp. 59 - 67; Po Dharma (1994), “Status of the 
Latest Research on the Date of the Absorption of Champa by Vietnam”, trong Proceedings 
of the Seminar on Champa, Southeast Asia Community Resource Center, R. Cordova, p. 
55. Xem thêm: Po Dharma (2013), sđd, tr. 53 - 54. 
(18) Bruce M.Lockhart (2011), “Colonial and post-colonial constructions of ‘Champa’”, trong The 
Cham of Vietnam: History, Society and Art, NUS Press, Singapore, pp. 1 - 53.
(19) Po Dharma (2013), sđd, tr. 54 - 55. 
(20) Lương Ninh (2004), sđd, 152. 
(21) M. S. Bertrand (2009), “Lương Ninh: Lịch sử Vương quốc Champa”, trong Champaka 9, 
IOC - Champa, San Jose, tr. 138 - 156. 
(22) Xem thêm: Nguyễn Hữu Thông (2009), Chưa hẳn đã có một vương quốc Champa hoàn 
chỉnh ở miền Trung Việt Nam, đăng trên: 
t&task=view&id=2817&Itemid=182 (Truy cập ngày 20/3/2017). Và bài trao đổi: Lâm Thị Mỹ 
Dung (2009), Những nhận thức thiếu cập nhật và sai lầm về vương quốc Champa, đăng trên 
 (truy 
cập ngày 20/3/2017). 
(23) J. Tambiah (1976), World Conqueror and World Renounser: A study of Buddhism and Polity 
in Thailand Against a Histotical background, Cambridge University Press. 
57Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 2 (136) . 2017
(24) O.W.Wolters (1982), History, Culture and Region in Southeast Asian Perspectives, Institute 
of Southeast Asian Studies. Theo Đỗ Trường Giang, Giáo sư O.W. Wolters là người đầu tiên 
đã giải thích Mandala như là một thuật ngữ để diễn tả một hệ thống chính trị kinh tế đã được 
phát hiện tại hầu hết các quốc gia cổ ở Đông Nam Á. Thuật ngữ Mandala cũng được sử 
dụng để miêu tả một trạng thái chính trị riêng biệt và thường là không ổn định trong một khu 
vực địa lý được xác định mơ hồ vì không có những đường ranh giới cố định, tại đó những 
trung tâm nhỏ hơn vì lý do an ninh nên có xu hướng vươn ra mọi phía, các Mandala sẽ mở 
rộng hay thu hẹp lại theo cách thức này. Mỗi Mandala bao gồm một số chính quyền chư hầu 
(tributary rulers), nhưng mỗi chư hầu như vậy có thể từ bỏ địa vị chư hầu của họ khi có cơ 
hội và nỗ lực xây dựng một mạng lưới chư hầu của riêng họ. Dẫn theo: Đỗ Trường Giang 
(2009), “Mandala trong nhận thức và cách nhìn của các học giả quốc tế”, tạp chí Nghiên cứu 
Đông Nam Á, số 2, tr. 59 - 67. 
(25) Keith W.Taylor (1992), “The early kingdoms”, The Cambridge history of Southeast Asia, 
Vol.1, From early times to c.1800, Cambridge University Press, pp. 153 - 154. 
(26) Nguyễn Hữu Thông (2008), “Từ mô hình Mandala nghĩ về cấu trúc xã hội của vương quốc Champa”, 
trong Thông tin khoa học, Phân viện Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam tại Huế, tháng 3, tr. 7 - 22.
(27) Tran Ky Phuong - Vu Huu Minh (1991), “Cua Dai Chiem (Port of Great Champa) in the 4th - 
15th centuries”, trong Ancient town of Hoi An, Foreign Languages Publishing House, Hanoi, 
pp. 77 - 81. 
(28) Trần Quốc Vượng (1998), “Từ cái nhìn Thánh địa Mỹ Sơn”, Kỷ yếu Hội thảo khoa học Di tích 
Mỹ Sơn, Quảng Nam, tr. 37 - 40; Xem thêm Trần Quốc Vượng (1998), Việt Nam cái nhìn 
địa - văn hóa, Nxb Văn hóa Dân tộc, Hà Nội, tr. 332 - 338.
(29) Momoki Shiro (2011), “‘Mandala Champa’ seen from Chinese documents”, trong The Cham 
of Vietnam: History, Society and Art, NUS Press, Singapore, pp. 127 - 132. 
(30) Theo mô hình này, “hệ thống trao đổi ven sông” có một vùng duyên hải để làm cơ sở cho 
một trung tâm thương mại thường tọa lạc ở một cửa sông. Đây cũng là trung tâm giao dịch 
quốc tế. Ngoài ra, cũng có những trung tâm ở thượng nguồn, đó là những điểm tập trung 
ban đầu của các nguồn hàng có gốc từ những vùng xa sông nước. Những nguồn hàng này 
được sản xuất ở các vùng không họp chợ bởi các cư dân sống trong các bản làng ở miền 
thượng du hoặc thượng nguồn. Nguồn hàng này, chủ yếu là lâm sản, được tập trung trao 
đổi ở các chợ phiên vùng trung du, rồi vận chuyển về các khu chợ sầm uất hơn ở vùng hạ 
lưu gần cảng thị, sau đó lại được tập trung về cho các thương nhân cư trú ở cảng thị để xuất 
khẩu. Mỗi tiểu quốc trong liên bang có riêng một “hệ thống trao đổi ven sông” như vậy. Xem 
thêm: B. Bronson (1977), “Exchange at the upstream and downstream ends: Notes toward 
a functional model of the coastal state in Southeast Asia”, trong Economic exchange and 
social interaction in Southeast Asia: Perspectives from prehistory, history, and ethnography, 
Karl L. Hutterer (Chủ biên), Center for South and Southeast Asian Studies, University of 
Michigan, pp. 39-52. 
(31) Trần Kỳ Phương (2004), “Bước đầu tìm hiểu về địa - lịch sử của vương quốc Chiêm Thành 
(Champa) ở miền Trung Việt Nam: Với sự tham chiếu đặc biệt vào ‘hệ thống trao đổi ven 
sông’ của lưu vực sông Thu Bồn Quảng Nam”, Kỷ yếu Hội thảo khoa học Văn hóa làng 
các dân tộc thiểu số Quảng Nam, Phân viện Văn hóa Nghệ thuật miền Trung, Huế; Xem 
thêm: Tran Ky Phương (2008), “Riverine exchange network”: An exploration of the historical 
cultural landscape of central Vietnam”, in trong BiblioAsia, vol 4, Issue 3, Singapore. 
58 Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 2 (136) . 2017
(32) W. Southworth (2011), “River Settlement and Coastal trax to wards a specific model of early 
state development in Champa”, trong The Cham of Vietnam: History, Society, and arts, 
Bruce Lockhart and Tran Ky Phuong (ed), NUS Press, Singapore, pp. 102 - 119. 
(33) Đỗ Trường Giang (2011), “Biển với lục địa - thương cảng Thị Nại Champa trong hệ thống 
thương mại Đông Á (Thế kỷ X - XV)”, trong Người Việt với biển, Nguyễn Văn Kim (Chủ biên), 
Nxb Thế giới, Hà Nội, tr. 285 - 314. 
(34) Nguyễn Hữu Thông (2015), “Sông Ba: giao lộ chính trị - kinh tế - văn hóa đặc thù”, trong 
Thông báo khoa học, Đại học Văn Hiến, số 7 tháng 5, tr. 33 - 45. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Aymonier. E (1890), “Légendes historiques des Chams”, trong Excursions et Reconnaissances 
XIV (32), pp. 145 - 206. 
2. Bronson. B (1977), “Exchange at the upstream and downstream ends: Notes toward a 
functional model of the coastal state in Southeast Asia”, trong Economic Exchange and 
Social Interaction in Southeast Asia: Perspectives from prehistory, history, and ethnography, 
Karl L. Hutterer (Chủ biên), Center for South and Southeast Asian Studies, University of 
Michigan, pp. 39-52. 
3. Bertrand M. S (2009), “Lương Ninh: Lịch sử Vương quốc Champa”, trong Champaka 9, IOC 
- Champa, San Jose, tr. 138 - 156.
4. Durand. E (1905), “Notes sur les Chams: La Chronique Royale”, Bulletin de l’École française 
d’Extrême-Orient (BEFEO), tome 5, pp. 377 - 382.
5. Dohamide - Dorohiem (1965), Dân tộc Chàm lược sử, Saigon. 
6. Lê Quý Đôn (2007), Phủ Biên tạp lục, tập 1, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 
7. Finot L (1903), “Notes d’épigraphie: III Stèle de Cambhuvarman a My-Son”, BEFEO, tome 
3, pp. 206 - 213.
8. Finot L (1904), “Notes d’épigraphie : VI. Inscriptions du Quang Nam”, BEFEO, tome 4, pp. 83 - 115.
9. Finot L (1904), “Notes d’épigraphie XI: Les inscriptions de My-Son”, BEFEO, tome 4, pp. 
897 - 977.
10. Đỗ Trường Giang (2009), “Mandala trong nhận thức và cách nhìn của các học giả quốc tế”, 
tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, số 2.
11. Đỗ Trường Giang (2011), “Biển với lục địa - thương cảng Thị Nại Champa trong hệ thống 
thương mại Đông Á (Thế kỷ X - XV)”, trong Người Việt với biển, Nguyễn Văn Kim (Chủ biên), 
Nxb Thế giới, Hà Nội, tr. 285 - 314.
12. Phan Khoang (1971), Xứ Đàng Trong (1558 - 1771), Khai trí, Saigon. 
13. Khuyết danh (2005), Việt sử lược, Trần Quốc Vượng dịch, Nxb Thuận Hóa, Huế. 
14. Lafont P-B - Po Dharma - Nara Vija (1977), Catalogue des manuscrits cam des bibliothèques 
françaises, EFEO CXIV, Paris.
15. Lafont. P-B (2011), Vương quốc Champa: Địa dư - Dân cư - Lịch sử, IOC - Champa, San Jose. 
16. Lockhart. M. Bruce (2001), “Colonial and post-colonial constructions of ‘Champa’”, trong The 
Cham of Vietnam - History, Society and Art, NUS Press, Singapore, pp. 1-53.
17. Li Tana (2013), Xứ Đàng Trong: lịch sử kinh tế xã hội Việt Nam thế kỷ 17 và 18, Nxb Trẻ, TP 
Hồ Chí Minh.
59Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 2 (136) . 2017
18. Vũ Đức Liêm (2016), “Tái định vị xứ Đàng Trong trong không gian Đông Á và Đông Nam Á, 
thế kỷ XVI - XVIII”, Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 4 (130), tr. 12 - 42. 
19. Maspero. G (1928), Le Royaume de Champa, Les Éditions: G. Van Oest, Paris. 
20. Majumdar R. C (1985), Champa: History and culture of an Indian colonial kingdom in the Far 
- East 2nd - 16th centuries AD, Book III: Inscription of Champa, Gian Publishing House, Delhi. 
21. Lương Ninh (2004), Lịch sử Vương quốc Champa, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.
22. Nhiều tác giả (2009), Đại Việt sử ký toàn thư, Nxb Văn học, Hà Nội. 
23. Po Dharma (1978), Chroniques du Panduranga, Thèse de L’EPHE, Paris. 
24. Po Dharma (1987), Le Panduranga 1822-1835. Ses rapports avec le Vietnam, EFEO, Paris. 
25. Po Dharma (1988), Complément au Catalogue des manuscrits cam des bibliothèques 
françaises, EFEO CXXXIII, Paris.
26. Po Dharma (1988), “État des dernières recherches sur la date de l’absorption du Campa 
par les Vietnamiens”, trong Actes du séminaire sur le Campa organisé à l’Université de 
Copenhague le 23 mai 1987, CHCPI, Paris, pp. 59 - 67. 
27. Po Dharma (1994), “Status of the Latest Research on the Date of the Absorption of Champa 
by Vietnam”, trong Proceedings of the Seminar on Champa, Southeast Asia Community 
Resource Center, R. Cordova, pp. 53 - 64. 
28. Po Dharma (2013), Vương quốc Champa: Lịch sử 33 năm cuối cùng, IOC - Champa, San Jose. 
29. Tran Ky Phuong - Vu Huu Minh (1991), “Cua Dai Chiem (Port of Great Champa) in the 4th - 
15th centuries”, trong Ancient town of Hoi An, Foreign Languages Publishing House, Hanoi, 
pp. 77-81. 
30. Trần Kỳ Phương (2004), “Bước đầu tìm hiểu về địa - lịch sử của vương quốc Chiêm Thành 
(Champa) ở miền Trung Việt Nam: Với sự tham chiếu đặc biệt vào ‘hệ thống trao đổi ven 
sông’ của lưu vực sông Thu Bồn Quảng Nam”, Kỷ yếu Hội thảo khoa học Văn hóa làng các 
dân tộc thiểu số Quảng Nam, Phân Viện Văn hóa Nghệ thuật miền Trung, Huế. 
31. Trần Kỳ Phương (2008), “‘Riverine exchange network’: An exploration of the historical 
cultural landscape of central Vietnam”, trong BiblioAsia, vol 4, Issue 3, Singapore. 
32. Thành Phần (2007), Danh mục thư tịch Chăm tại Việt Nam, Nxb Trẻ, TP Hồ Chí Minh.
33. Quach-Langlet. T (1988), “Le cadre historique de l’ancien Campa”, trong Actes du séminaire 
sur le Campa organisé à l’Université de Copenhague, Paris (Travaux du CHCPI), pp. 27 - 47.
34. Quốc Sử Quán triều Nguyễn (1998), Khâm định Việt sử thông giám cương mục, Nxb Giáo 
dục, Hà Nội. 
35. Quốc Sử Quán triều Nguyễn (2002), Đại Nam thực lục, tập 1, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 
36. Shiro. M (2011), “‘Mandala Champa’ seen from Chinese documents”, trong The Cham 
of Vietnam: History, Society and Art, NUS Press, Singapore, 127 - 132.
37. Southworth W (2011), “River Settlement and Coastal trax towards a specific model of early 
state development in Champa”, trong The Cham of Vietnam: History, Society, and arts, 
Bruce Lockhart and Tran Ky Phuong (ed), NUS Press, Singapore, pp. 102 - 119. 
38. Tambiah J. (1976), World Conqueror and World Renounser: A study of Buddhism and Polity 
in Thailand Against a Histotical background, Cambridge University Press.
39. Taylor. Keith (1992), “The early kingdoms”, trong The Cambridge history of Southeast Asia, 
Vol.1, From early times to c.1800, Cambridge University Press.
60 Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 2 (136) . 2017
40. Taylor (1998), “Surface Orientations in Vietnam: Beyond histories of nation and Region”, The 
Journal of Asian Studies, 57 (4), pp. 949 - 978. 
41. Nguyễn Hữu Thông (2008), “Từ mô hình Mandala nghĩ về cấu trúc xã hội của vương quốc 
Champa”, trong Thông tin khoa học, Phân viện Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam tại Huế, tháng 
3, tr. 7 - 22. 
42. Nguyễn Hữu Thông (2015), “Sông Ba: giao lộ chính trị - kinh tế - văn hóa đặc thù”, trong 
Thông báo khoa học, Đại học Văn Hiến, số 7 tháng 5, tr. 33 - 45
43. Trần Quốc Vượng (1998), “Từ cái nhìn Thánh địa Mỹ Sơn”, Kỷ yếu Hội thảo khoa học Di tích 
Mỹ Sơn, Quảng Nam, tr. 37 - 40.
44. Trần Quốc Vượng (1998), Việt Nam cái nhìn địa - văn hóa, Nxb Văn hóa Dân tộc, Hà Nội. 
45. Vickery M (2011), “Champa Revised”, trong The Cham of Vietnam: History, Society, and Art, 
Tran Ky Phuong, Bruce M. Lockhart (ed), NUS Press, Singapore, pp. 363 - 420.
46. Wolters O.W. (1982), History, Culture and Region in Southeast Asian Perspectives, Institute 
of Southeast Asian Studies, New York. 
TÓM TẮT
Bài viết điểm lại những nghiên cứu liên quan đến thể chế chính trị của các nhà nước 
thời cổ - trung đại ở miền Trung Việt Nam thông qua những nghiên cứu về thể chế chính trị của 
vương quốc Champa. Bài viết tập trung vào việc tổng hợp và phân tích những nghiên cứu đầu 
tiên, xoay quanh những quan điểm, tranh luận, phản biện về thể chế chính trị của vương quốc 
Champa như là một vương quốc theo kiểu tập quyền hay liên bang (hoặc liên hiệp). Sau đó, 
chúng tôi trình bày những công trình đề cập đến các quan điểm, phân tích và nghiên cứu về thể 
chế liên bang Champa khi ý tưởng về một chính thể liên bang đã được chấp nhận rộng rãi trong 
học giới. Những nghiên cứu về thể chế chính trị của liên bang Champa cũng giúp chúng ta có 
những tiếp cận tham chiếu nguồn gốc và những đặc thù của thể chế chính trị ở miền Trung thời 
kỳ chúa Nguyễn. 
ABSTRACT
AWARENESS OF RESEARCHERS ON POLITICAL INSTITUTION OF GOVERNMENTS 
DURING THE ANTIQUITY AND MIDDLE AGES IN CENTRAL VIETNAM
The article reviews research works related to the political institution of governments during 
the Antiquity and Middle Ages in Central Vietnam, through studies of the political institution of 
the kingdom of Champa. It focuses on recapitulating and analyzing early studies, including the 
viewpoints, debates and critiques, on the political institution of the kingdom of Champa as a 
centralized or federal state. Then, research works present the works related to the views, 
analyses and studies of the federal constitution of the kingdom of Champa as the idea of a federal 
government was widely accepted in the academic world. The study of the political institutions 
of the federal constitution of the kingdom of Champa also gives us access to the reference of 
the origins and features of political institution in Central Vietnam during the rule of the Nguyễn 
Lords. 

File đính kèm:

  • pdfnhan_thuc_cua_gioi_nghien_cuu_ve_the_che_chinh_tri_cua_cac_n.pdf