Nguyên nhân bùng nổ chiến tranh biên giới phía Bắc Năm 1979
Xuất phát từ những mâu thuẫn giữa Liên Xô và Trung Quốc trong vấn đề Việt Nam chống Mĩ và ý đồ lôi kéo Việt Nam trở thành đồng minh không thành công, Trung Quốc đã có những hành động gây bất lợi cho Việt Nam như bắt tay với Mĩ (năm 1972), ủng hộ chế độ Pol Pot ở Campuchia, cuối cùng là mang quân đi xâm lược các tỉnh biên giới phía Bắc Việt Nam (tháng 02 năm 1979).
Bạn đang xem tài liệu "Nguyên nhân bùng nổ chiến tranh biên giới phía Bắc Năm 1979", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Nguyên nhân bùng nổ chiến tranh biên giới phía Bắc Năm 1979
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH TẠP CHÍ KHOA HỌC HO CHI MINH CITY UNIVERSITY OF EDUCATION JOURNAL OF SCIENCE ISSN: 1859-3100 KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN Tập 16, Số 5 (2019): 144-155 SOCIAL SCIENCES AND HUMANITIES Vol. 16, No. 5 (2019): 144-155 Email: tapchikhoahoc@hcmue.edu.vn; Website: 144 NGUYÊN NHÂN BÙNG NỔ CHIẾN TRANH BIÊN GIỚI PHÍA BẮC NĂM 1979 Nguyễn Thị Hương Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh Tác giả liên hệ: Nguyễn Thị Hương – Email: nguyenthihuonghcmue@gmail.com Ngày nhận bài: 02-03-2019; ngày nhận bài sửa: 02-4-2019; ngày duyệt đăng: 12-5-2019 TÓM TẮT Xuất phát từ những mâu thuẫn giữa Liên Xô và Trung Quốc trong vấn đề Việt Nam chống Mĩ và ý đồ lôi kéo Việt Nam trở thành đồng minh không thành công, Trung Quốc đã có những hành động gây bất lợi cho Việt Nam như bắt tay với Mĩ (năm 1972), ủng hộ chế độ Pol Pot ở Campuchia, cuối cùng là mang quân đi xâm lược các tỉnh biên giới phía Bắc Việt Nam (tháng 02 năm 1979). Từ khóa: Chiến tranh biên giới phía Bắc, quan hệ Việt Nam – Trung Quốc. 1. Đặt vấn đề Quan hệ Việt Nam – Trung Quốc là mối liên kết truyền thống và có lịch sử lâu đời từ ngàn xưa. Trong thế kỉ XX, hai nước Việt – Trung cùng chung hoàn cảnh bị thực dân xâm lược, cùng có nhu cầu giải phóng đất nước, giành độc lập dân tộc. Trong quá trình hoạt động, những nhà cách mạng của hai nước có sự gặp gỡ và trao đổi kinh nghiệm với nhau. Năm 1950, Trung Quốc thiết lập quan hệ với Việt Nam, ủng hộ vật chất và tinh thần cho nhân dân ta chống Pháp, chống Mĩ. Nhưng đến đầu năm 1979, nước này lại gây ra chiến tranh biên giới phía Bắc Việt Nam. Vậy, nguyên nhân và động cơ nào khiến Trung Quốc có những hành động trở mặt, gây bất lợi cho công cuộc kiến thiết đất nước của Việt Nam sau chiến tranh? Nội dung bài viết tập trung phân tích nguyên nhân chiến tranh nhằm tìm ra lời giải đáp cho động thái xâm lược Việt Nam năm 1979 của Trung Quốc ở biên giới phía Bắc. 2. Giải quyết vấn đề 2.1. Nguyên nhân sâu xa của chiến tranh biên giới phía Bắc năm 1979 2.1.1. Thay đổi trong mối quan hệ Liên Xô – Trung Quốc Liên Xô và Trung Quốc là hai nước lớn trong hệ thống xã hội chủ nghĩa, có tiếng nói và tầm ảnh hưởng trong quan hệ quốc tế ở những thập niên 60, 70 của thế kỉ XX. Quan hệ Xô – Trung khi mới thiết lập diễn ra tương đối tốt đẹp. Hai nước tương trợ lẫn nhau trong việc củng cố phát triển đất nước, xây dựng chế độ XHCN ngày càng vững mạnh, ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa và phụ thuộc. Thế nhưng mối quan hệ đó duy trì không được bao lâu và bắt đầu bộc lộ những mâu thuẫn do bất đồng quan điểm. Trung Quốc cũng chính thức thể hiện mình là ứng viên xứng đáng cho vị trí lãnh đạo các TẠP CHÍ KHOA HỌC - Trường ĐHSP TPHCM Nguyễn Thị Hương 145 nước thứ 3, công khai cạnh tranh với Liên Xô. Do đó, cuộc chiến tranh ở Việt Nam và Đông Dương lại trở thành mặt trận của Liên Xô – Trung Quốc trong cuộc chiến tranh giành ảnh hưởng và địa vị quốc tế. Là nước đi đầu trong phong trào giải phóng dân tộc cho nên Việt Nam luôn được Trung Quốc chú ý. Trong suốt cuộc kháng chiến chống Pháp của Việt Nam (1945-1954) và kháng chiến chống Mĩ (1954-1975), Trung Quốc đã tích cực viện trợ cho nhân dân Việt Nam lượng lớn vũ khí, lương thực, thuốc men để chiến đấu. Giúp đỡ Việt Nam là cơ hội để Trung Quốc nâng cao tầm ảnh hưởng của mình với các nước trong hệ thống xã hội chủ nghĩa, mà đặc biệt hơn là với Liên Xô. Mâu thuẫn trong mối quan hệ của Liên Xô và Trung Quốc ngày càng căng thẳng trong những năm 60 của thế kỉ XX. Từ năm 1961 đến năm 1965, sau cuộc gặp gỡ giữa những nhà lãnh đạo hai Đảng ở Moscow từ ngày 5 đến ngày 20/7/1963, cuộc chiến về chính trị giữa hai nước chính thức bắt đầu: công kích lẫn nhau qua thư từ, báo chí, chia rẽ đảng phái, chống đối lẫn nhau. Quá trình mâu thuẫn tiếp tục đến nửa cuối thập kỉ 60 của thế kỉ XX và ngày càng gay gắt hơn khi mâu thuẫn không chỉ diễn ra về mặt chính trị giữa hai Đảng của hai nước mà dần chuyển sang xung đột diện rộng như những cuộc xô xát nhỏ diễn ra giữa Bắc Kinh và Moscow đã lôi kéo thêm các tầng lớp học sinh, công nhân và quần chúng tham gia. Ngoài ra, vụ việc Liên Xô kéo quân qua biên giới Tiệp Khắc năm 1968 càng làm cho Trung Quốc cảnh giác hơn. Năm 1969, mâu thuẫn giữa hai nước đã gia tăng thành những cuộc xung đột biên giới và sau đó là sự hợp tác Mĩ – Trung năm 1972, tạo đồng minh chống lại Liên Xô của Trung Quốc. Trong khi hai nước Xô – Trung đối đầu nhau nhưng họ cùng ủng hộ Việt Nam đánh Mĩ và nước nào cũng muốn tạo ảnh hưởng mạnh mẽ đến Việt Nam, do đó nhân tố Việt Nam cũng có tác động không nhỏ đến quan hệ ấy, bởi cả Liên Xô – Trung Quốc đều muốn lãnh đạo phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa và phụ thuộc, trong khi Việt Nam là ngọn cờ đầu của phong trào này. Như vậy, những thay đổi trong quan hệ Xô – Trung (từ quan hệ đồng minh chuyển sang đối đầu) đã tạo những khó khăn trong vấn đề ngoại giao giữa các nước anh em trong hệ thống xã hội chủ nghĩa. Cùng nhận viện trợ của cả Liên Xô và Trung Quốc trong chống Mĩ, Việt Nam phải hết sức khôn khéo tránh mất lòng cả hai nước trên. Tuy nhiên, sau khi Việt Nam giành thắng lợi trong cuộc kháng chiến chống Mĩ, thống nhất đất nước (tháng 4/1975), những mâu thuẫn giữa hai nước lớn vẫn tiếp tục, và đặc biệt khi quan hệ giữa Việt Nam – Liên Xô khăng khít hơn cũng là lúc Trung Quốc thực hiện hàng loạt những hành động quân sự và chính trị gây tổn hại đến quan hệ Việt – Trung. TẠP CHÍ KHOA HỌC - Trường ĐHSP TPHCM Tập 16, Số 5 (2019): 144-155 146 2.1.2. Thay đổi trong mối quan hệ Việt Nam – Liên Xô Mối quan hệ Việt Nam và Liên Xô chính thức bắt đầu vào ngày 30/01/1950, khi Liên Xô chấp nhận thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam, sự kiện này không những công nhận nền độc lập và chủ quyền của nước Việt Nam mà còn thừa nhận Việt Nam là một nước nằm trong khối xã hội chủ nghĩa do Liên Xô đứng đầu. Nhìn chung, trong khoảng thời gian từ năm 1950 đến năm 1964, quan hệ Việt Nam – Liên Xô chưa sâu sắc, vì lúc này Liên Xô đang thực hiện “chung sống hòa bình với phương Tây” và tập trung xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Đông Âu. Quan hệ Việt – Xô đã có sự thay đổi kể từ khi Mĩ leo thang chiến tranh ở Việt Nam, đưa máy bay ném bom miền Bắc. Cuối tháng 12/1964, Liên Xô đã cho phép đại diện thường trú của Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam Việt Nam được hoạt động tại Moscow. Tiếp theo đó, sự giúp đỡ của Liên Xô đối với Việt Nam được đánh dấu bằng chuyến thăm của đoàn đại biểu cấp cao Liên Xô do chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Kossygin dẫn đầu tới Hà Nội vào tháng 02 năm 1965. Tuyên bố chung được hai bên đưa ra ngày 10/02/1965, khẳng định Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là tiền đồn của phe xã hội chủ nghĩa ở Đông Nam Á, vai trò của Việt Nam trong cuộc chiến chống đế quốc Mĩ và đóng góp của Việt Nam vào nền hòa bình của thế giới. Tuyên bố cũng khẳng định: “Liên Xô không thể thờ ơ với an ninh của một nước xã hội chủ nghĩaN anh em và sẵn sàng ủng hộ và giúp đỡ Việt Nam” (Bộ Ngoại giao, 1982, tr.107). Cho nên, trong suốt những năm 1965-1975, Liên Xô ủng hộ cả về chính trị lẫn quân sự cho Việt Nam đánh Mĩ. Sau khi Việt Nam thực hiện thành công công cuộc thống nhất đất nước và trở thành một đất nước hoàn toàn độc lập, toàn vẹn về chủ quyền, Liên Xô muốn tăng cường quan hệ mọi mặt với Việt Nam. Về chính trị, nước bạn đưa ra một chương trình phối hợp hoạt động như mong muốn Việt Nam hợp tác tham gia SEV và Liên Xô muốn đặt hệ thống cố vấn trong quân đội Việt Nam, tích cực xây dựng cảng và hạm đội đánh cá, xây dựng trạm động đất. Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác kí ngày 03/11/1978 là bằng chứng cho quan hệ toàn diện giữa Việt Nam và Liên Xô, với nội dung: “Trên cơ sở mối quan hệ anh em chặt chẽ với sự hợp tác toàn diện giữa hai bên, tình bạn và tình đoàn kết không thể phá vỡ, dựa trên các nguyên tắc của chủ nghĩa Mác – Lênin và chủ nghĩa quốc tế xã hội chủ nghĩa; Tin chắc rằng việc tăng cường toàn diện liên kết và hữu nghị giữa Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết và Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là vì lợi ích cơ bản của nhân dân hai nước và tăng cường hơn nữa sự liên kết và đoàn kết của các nước trong khối xã hội chủ nghĩa; Với các nguyên tắc và mục tiêu một chính sách đối ngoại xã hội chủ nghĩa, mong muốn đảm bảo các điều kiện quốc tế thuận lợi nhất để xây dựng chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản; TẠP CHÍ KHOA HỌC - Trường ĐHSP TPHCM Nguyễn Thị Hương 147 Khẳng định rằng việc hỗ trợ lẫn nhau trong việc củng cố và bảo vệ lợi ích xã hội chủ nghĩa đạt được bằng giá của những nỗ lực anh hùng và công việc tận tụy của nhân dân, được hai bên coi là nghĩa vụ quốc tế của hai nước Ủng hộ mạnh mẽ liên kết tất cả các lực lượng đấu tranh vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội” (Bộ Ngoại giao, 1982, tr.115). Như vậy, từ năm 1965 đến năm 1978, quan hệ Việt Nam – Liên Xô ngày càng thắt chặt, Liên Xô viện trợ nhiều vũ khí hạng nặng cho Việt Nam đánh Mĩ cũng như giúp đỡ Việt Nam xây dựng và kiến thiết đất nước sau ngày thống nhất (tháng 4/1975). Nguyên nhân của mối quan hệ Việt – Xô ngày càng chặt chẽ này là do Việt Nam đứng đầu trong ngọn cờ giải phóng dân tộc ở châu Á, tạo ra nhiều uy tín với các nước thuộc địa và phụ thuộc. Mặt khác Đông Dương và Đông Nam Á đang trở thành một bộ phận quan trọng trong chiến lược của Liên Xô ở châu Á – Thái Bình Dương, khi mà Mĩ đã thất bại trong chiến tranh Việt Nam và Trung Quốc đang đẩy mạnh hoạt động câu kết với Mĩ. Tóm lại, chiến tranh Việt – Mĩ được xem là một phần của cuộc chiến tranh lạnh và cuộc chiến diễn ra hơn 20 năm với sự tham gia của các nước lớn như Trung Quốc, Liên Xô và Mĩ. Cả ba nước Mĩ – Xô – Trung đều muốn có được Việt Nam, do đó trong quan hệ quốc tế thời kì này xuất hiện các mối quan hệ chồng chéo giữa Việt – Trung, Việt – Xô, Mĩ – Xô – Trung, trong đó nổi trội là quan hệ Xô – Trung, chi phối hệ thống XHCN lúc bấy giờ. Chính sự mâu thuẫn giữa Liên Xô và Trung Quốc đã gây tác động không nhỏ đến cuộc kháng chiến chống Mĩ của Việt Nam. Sau khi nước Việt Nam thống nhất, do tác động của mối quan hệ Xô – Trung mà quan hệ Việt – Trung không được tốt đẹp như giai đoạn trước khi Trung Quốc đưa quân ra quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, hay Trung Quốc ủng hộ lực lượng Khơmer đỏ của Campuchia gây chiến ở biên giới Tây Nam với Việt Nam. Đó cũng có thể là một trong những nguyên nhân dẫn đến cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc mà Trung Quốc gây ra cho Việt Nam năm 1979. 2.1.3. Thay đổi trong mối quan hệ Việt Nam – Trung Quốc Việt Nam – Trung Quốc là hai nước láng giềng “núi liền núi, sông liền sông” và có mối quan hệ lâu đời về kinh tế, văn hóa trong lịch sử. Cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX, hai nước Việt – Trung đều bị thực dân phương Tây xâm lược, cùng trải qua nhiều thăng trầm trong lịch sử, các cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân Trung Quốc có tác động rất lớn đến con đường cứu nước của những người yêu nước tại Việt Nam. Sau khi cách mạng Trung Quốc thành công (tháng 10/1949), và đến ngày 18/01/1950, nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa đặt quan hệ ngoại giao với Việt Nam. Xuyên suốt hai cuộc kháng chiến chống Pháp, kháng chiến chống Mĩ của nhân dân Việt Nam, Trung Quốc giúp đỡ về vật chất và tinh thần cho cách mạng nước ta, tạo động lực quan trọng giúp nhân dân Việt Nam giành thắng lợi ở chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954, đánh đuổi Pháp ra khỏi bờ cõi. Trong thời gian này, quan hệ Việt – Trung về cơ bản tương đối tốt đẹp, Trung Quốc có ảnh hưởng lớn đối với nhân dân Việt Nam. Trong cuộc kháng TẠP CHÍ KHOA HỌC - Trường ĐHSP TPHCM Tập 16, Số 5 (2019): 144-155 148 chiến chống Mĩ (1954-1975), Trung Quốc vẫn tiếp tục ủng hộ Việt Nam đánh Mĩ. Việt Nam là đồng minh thân thiết của Trung Quốc từ sau ngày cách mạng Trung Quốc thành công. Trung Quốc giúp Việt Nam vừa là nghĩa vụ đối với đồng minh vừa vì lợi ích chiến lược, kiềm chế ngăn chặn Mĩ, làm cho Mĩ suy yếu, bảo đảm an ninh của Trung Quốc. Trung Quốc cũng tính toán, do vai trò quan trọng của mình, đến một lúc nào đó, họ có thể phát huy vai trò nước lớn trong một giải pháp chính trị cho cuộc chiến tranh. Khi giúp Việt Nam, Trung Quốc cũng tính đến vị thế của mình trong phong trào cách mạng thế giới, đồng thời cũng muốn phá ý đồ của Liên Xô độc quyền nắm ngọn cờ giúp Việt Nam. Mặt khác, giúp Việt Nam, Trung Quốc nhằm chứng tỏ “vị trí tiên phong và lãnh đạo của mình trong phong trào giải phóng dân tộc của các nước thuộc thế giới thứ ba” (Phạm Quang Minh, 2005, tr.50). Tuy nhiên, đến năm 1965, Liên Xô quan tâm hơn đến chiến tranh Việt Nam và giúp đỡ những vũ khí tối tân cho quân đội Việt Nam. Được cả hai nước lớn trong phe xã hội chủ nghĩa ủng hộ là động lực và tạo thế mạnh cho Việt Nam đánh Mĩ. Nhưng lúc bấy giờ, quan hệ giữa Liên Xô và Trung Quốc không suôn sẻ, mâu thuẫn, cạnh tranh, đối kháng lẫn nhau và đây là vấn đề gây khó khăn trong ứng xử của các nhà lãnh đạo Việt Nam. Vì vậy, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ đạo các nhà ngoại giao Việt Nam khi tiếp xúc với hai nước Xô – Trung thì không nên có tư tưởng “nhất biên đảo”, bản thân Người cũng phải rất khôn khéo trong ứng xử với Liên Xô, Trung Quốc, để không bị mất lòng mà vẫn tranh thủ được sự giúp đỡ của hai nước trên. Do mâu thuẫn với Liên Xô cùng với những âm mưu tính toán riêng, Trung Quốc đã xích lại gần hơn với Mĩ, bên cạnh đó, còn có những hành động đàm phán với Mĩ lợi dụng Việt Nam để trục lợi cho mình, như báo chí Mĩ đã nói “Trung Quốc quyết đánh Mĩ đến người Việt Nam cuối cùng”. Sự giúp đỡ của Trung Quốc đối với Việt Nam giảm dần từ năm 1969 và giảm mạnh vào năm 1972 (đó là năm Trung Quốc kí Hiệp ước Thượng Hải với Mĩ), đến năm 1975 không viện trợ mới, chỉ giúp đỡ những mặt hàng đã kí trước đó mà Trung Quốc chưa giao đủ. Tuy giúp đỡ về quân sự và kinh tế cho Việt Nam đánh Mĩ, nhưng Trung Quốc không muốn một Việt Nam thống nhất vì khi đó ý thức giữ gìn chủ quyền quốc gia sẽ lớn hơn và kiên quyết hơn, nó sẽ ảnh hưởng đến các kế hoạch đặt sự ảnh hưởng và chi phối Đông Dương của Trung Quốc sau này. Nói đúng hơn, chính quyền Bắc Kinh đã chuẩn bị cho sự việc này từ rất lâu, khi cảm thấy mình không có khả năng lôi kéo Việt Nam, Trung Quốc có hướng đi khác trong chính sách đối ngoại, đó là việc bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Mĩ. Ngoài mục đích không để Việt Nam thống nhất lớn mạnh, các nhà cầm quyền lúc bấy giờ còn muốn giải quyết vấn đề của bản thân họ đó là vấn đề bán đảo Đài Loan và những gì đang xảy ra đã cho họ cơ hội đó. TẠP CHÍ KHOA HỌC - Trường ĐHSP TPHCM Nguyễn Thị Hương 149 Chỉ trong hơn một tháng, bất chấp luật pháp và tập quán quốc tế, Trung Quốc đơn phương tuyên bố chấm dứt toàn bộ viện trợ kinh tế, kĩ thuật cho Việt Nam, gọi về nước tất cả chuyên gia và cán bộ kĩ thuật Trung Quốc đang công tác ở Việt Nam. Song song với các hoạt động phá hoại về kinh tế, chính trị, những nhà lãnh đạo Trung Quốc ráo riết tăng cường sức ép quân sự đối với nước Cộng hòa chủ nghĩa Việt Nam từ mọi phía. Ở phía Bắc, họ đưa thêm quân ra vùng biên giới Việt – Trung, tăng cường những vụ khiêu khích vũ trang lấn chiếm lãnh thổ Việt Nam, xâm phạm chủ quyền và toàn vẹn ... bao vây cấm vận của Mĩ, vừa giành lại vị trí chính đáng tại Liên Hiệp Quốc; đồng thời đặt được khuôn khổ đầu tiên cho quan hệ lâu dài giữa hai nước, trong đó có những nguyên tắc liên quan tới vấn đề Đài Loan. Chuyến thăm của Mĩ tới Trung Quốc đã mở màn cho ngoại giao ba bên, tác động nhiều chiều đến quan hệ quốc tế và quan hệ Xô – Mĩ, đặc biệt là mở ra cho Mĩ khả năng mới về chiến tranh Việt Nam. Kissinger thừa nhận trong hồi kí của mình: “Ngoài những lợi ích của ngoại giao tay ba, còn có nhiều lí do hứng khởi, ấy là Việt Nam. Một cuộc mở đường vào Trung Quốc có thể cho phép chúng ta chấm dứt cuộc chiến tranh nhức nhối đó” (Kissinger, 2004, tr.580). Có thể nói, trong những năm cuối thập niên 70 và đầu thập niên 80, lo sợ sự gia tăng ảnh hưởng của Liên Xô trên toàn cầu nên Mĩ đã điều chỉnh chính sách hòa hoãn, chủ động các bước đi nhằm bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc và công khai thể hiện chính sách liên minh với Bắc Kinh nhằm chống Liên Xô và Việt Nam. Riêng đối với Trung Quốc, sau khi Hiệp định Paris được kí kết, việc Mĩ phải rút khỏi Việt Nam và ảnh hưởng ngày càng lớn của Liên Xô ở Đông Nam Á làm cho Trung Quốc lo ngại, đặc biệt là vấn đề biên giới phía Nam. Do đó, dù có nhiều đóng góp cho Việt Nam chống Mĩ, song lại xuất phát tư tưởng bá quyền nước lớn và những tính toán lợi ích quốc gia. Trung Quốc nhìn nhận chiến thắng và sức mạnh của Việt Nam trong và sau chiến tranh không chỉ làm cho an ninh biên giới phía Nam bị ảnh hưởng mà còn gây khó khăn cho việc khống chế và đặt quyền ảnh hưởng tại khu vực Đông Nam Á của Trung Quốc, nhất là xu thế Việt Nam càng xích gần với Liên Xô. Do đó, Trung Quốc đã thực hiện chính sách là hình thành một liên minh ngăn chặn sự ảnh hưởng của Liên Xô, làm suy yếu và trừng phạt Việt Nam, từ khi “nhân dân Việt Nam giành được toàn thắng, họ ngày càng công khai và điên cuồng thực hành chính sách thù địch toàn diện và có hệ thống chống nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam” (Bộ Ngoại giao, 1979, tr.77). Không chỉ là những nước anh em trong hệ thống xã hội chủ nghĩa mà Việt Nam – Trung Quốc còn là láng giềng của nhau. Trung Quốc ủng hộ Việt Nam đánh Mĩ là tạo thành vùng đệm an toàn bảo vệ lãnh thổ phía Nam của Trung Quốc. Thế nhưng, vì những tính toán cá nhân, thể hiện vai trò của nước lớn muốn khống chế khu vực Đông Nam Á, cuối những năm 70, Trung Quốc tìm cách làm suy yếu và hạn chế sức mạnh của Việt Nam, TẠP CHÍ KHOA HỌC - Trường ĐHSP TPHCM Nguyễn Thị Hương 151 như: ngăn chặn mối liên kết giữa Đông Dương với Liên Xô (không cho hàng viện trợ của Liên Xô đến Việt Nam đi qua lãnh thổ Trung Quốc, không đồng ý lập cầu hàng không vận chuyển vũ khí của Liên Xô sang Việt Nam bay qua bầu trời Trung Quốc), rút bớt và cắt viện trợ hoàn toàn cho Việt Nam vào năm 1977, cuối cùng là hành động gây rối biên giới Việt – Trung và xâm lược Việt Nam vào năm 1979. Về quan hệ Mĩ – Xô, quan hệ Việt Nam – Liên Xô từ năm 1965 khi Brêgiơnhép lên cầm quyền ở Liên Xô đã có sự thay đổi rõ rệt theo chiều hướng tích cực. Trong lúc Mĩ sa lầy ở chiến tranh Việt Nam, thì Liên Xô đã tranh thủ tập trung xây dựng và tạo thế cân bằng với Mĩ về chiến lược. Liên Xô đặt ra nhiệm vụ giúp Việt Nam đánh Mĩ để qua đó kiềm chế Mĩ, góp phần làm cho Mĩ suy yếu, tạo điều kiện cho Liên Xô vươn lên cân bằng với Mĩ. Liên Xô giúp Việt Nam vì lợi ích chiến lược đồng thời cũng là một nghĩa vụ đối với đồng minh xã hội chủ nghĩa. Giúp Việt Nam, vị trí của Liên Xô trong phong trào cách mạng thế giới được nâng lên và cũng để bác bỏ mưu toan của Trung Quốc dùng vấn đề giúp Việt Nam để hạ bệ Liên Xô. Liên Xô “Mong muốn thông qua cuộc chiến tranh này thực hiện những mục đích đối ngoại có tính toàn cầu, chiến lược của mình” (Phạm Quang Minh, 2005, tr.51). Trong tình huống “Mĩ chơi con bài Trung Quốc” và Trung – Mĩ bắt tay nhau, lợi ích của Liên Xô là tranh thủ khó khăn của Mĩ ở Việt Nam, tranh thủ những nhân nhượng của Mĩ trên vấn đề châu Âu và quan hệ tay đôi, kể cả quan hệ kinh tế – thương mại, khoa học – kĩ thuật, để kiềm chế Trung Quốc, bằng mọi cách phá ý đồ của Trung Quốc xác lập thế hòa hoãn tay ba, khẳng định vai trò tay đôi Xô – Mĩ trong việc giải quyết các cuộc việc thế giới mà trước mắt là vấn đề Việt Nam. Liên Xô thừa nhận: “Đây là một thành tích lớn trong hoạt động riêng của Nixon – Kissinger. Không những thế, nó còn mở màn cho “ngoại giao ba bên” (Mĩ – Liên Xô – Trung Quốc), chứ không còn ngoại giao song phương như trước” (Anatôli Đôbrưnhin, 2001, tr.403). Nhằm thực hiện hóa những yêu cầu chiến lược quan trọng nêu trên, Liên Xô tăng cường các hoạt động trung gian. Tháng 4/1972, Liên Xô gợi ý Việt Nam gây sức ép “buộc Mĩ phải rút hết trước bầu cử Tổng thống Mĩ, còn các vấn đề chính trị, tiếp tục đấu tranh đòi giải quyết theo lập trường của ta” (Vụ Liên Xô, Bộ Ngoại giao, 1985, tr.40). Nhưng thực tế, Liên Xô đang muốn xích lại gần hơn với Mĩ, nhằm khẳng định vị thế của mình trên trường quốc tế, đồng thời muốn có lợi thế trong giải quyết mâu thuẫn Xô – Trung. Khi Mĩ khởi động lại quan hệ với Liên Xô (giữa năm 1972), Liên Xô đã kịp thời nắm lấy cơ hội một cách tích cực. Mục tiêu chiến lược của Liên Xô là ngăn chặn ảnh hưởng của Trung Quốc ở Đông Nam Á, đẩy mạnh vị thế của mình ở Thái Bình Dương. Việc Mĩ rút quân khỏi Việt Nam nói riêng và Đông Nam Á nói chung đã làm giảm uy tín của Mĩ trên trường quốc tế, nhưng lại góp phần giúp Liên Xô đạt được mục tiêu. Mối quan hệ tốt đẹp giữa Việt – Xô kéo dài suốt thập niên 70 cũng là một trong những nguyên nhân góp phần thúc đẩy Mĩ – Trung TẠP CHÍ KHOA HỌC - Trường ĐHSP TPHCM Tập 16, Số 5 (2019): 144-155 152 xích lại gần nhau trong các vấn đề quốc tế và khu vực. Đó cũng có thể là một trong những nguyên nhân sâu xa dẫn đến cuộc chiến tranh Việt – Trung năm 1979. Tóm lại, nguyên nhân sâu xa của cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc Việt Nam do nhiều nhân tố tác động và diễn ra lâu dài, một trong những yếu tố rõ nhất chính là mâu thuẫn về quyền lợi của các nước lớn, tiêu biểu là Mĩ – Xô – Trung trong vấn đề Đông Dương. Cả ba nước trên đều muốn đặt vị trí ảnh hưởng của mình trên bán đảo Đông Dương, do đó việc ủng hộ Việt Nam đánh Mĩ của Liên Xô và Trung Quốc là nhằm phục vụ cho những mưu đồ riêng của mình. Trong quá trình giúp đỡ Việt Nam, sự toan tính của họ đã làm cho những mâu thuẫn vốn có từ trước càng trở nên sâu sắc. Việt Nam vẫn duy trì đường lối độc lập, tự chủ, tiếp nhận sự giúp đỡ nhưng không phụ thuộc, điều này làm cho Trung Quốc không hài lòng. Sau năm 1975, quan hệ Việt – Xô nâng lên tầm cao mới khi hai nước kí kết các hoạt động tương trợ lẫn nhau về kinh tế, quân sự, cũng là lúc Trung Quốc có những hành động trở mặt gây khó khăn cho Việt Nam trong công cuộc tái thiết đất nước. 2.2. Nguyên nhân trực tiếp của chiến tranh biên giới phía Bắc Chiến tranh biên giới phía Bắc nổ ra do những nguyên nhân trực tiếp sau đây: i) Do sự bành trướng trắng trợn của Trung Quốc đối với Việt Nam (Ngày 19-20/1/1974, lợi dụng quân đội Việt Nam Cộng hòa yếu thế, Trung Quốc đã sử dụng vũ lực để chiếm một số đảo thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Hành động này gây nên sự bất bình với thế giới cũng như nhân dân Việt Nam, đây có thể xem là sự xâm lược trắng trợn trên lãnh thổ Việt Nam); và ii) Nhân tố Campuchia trong mối quan hệ Việt Nam – Trung Quốc những năm cuối thập niên 70 của thế kỉ XX. Ba nước Đông Dương (Việt Nam – Lào – Campuchia) cùng trải qua lịch sử chống thực dân xâm lược và có chung kẻ thù. Trong chiến tranh chống Mĩ, nhân dân ba nước anh em cùng kề vai sát cánh hỗ trợ lẫn nhau, cảng Sihanoukville của Campuchia từng là nơi đảm nhận vận chuyển vũ khí của các nước XHCN cho Việt Nam chống Mĩ. Nhằm nâng vị thế của mình ở Đông Nam Á, ngay từ giữa những năm 60 của thế kỉ XX, các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã có kế hoạch nắm trọn Campuchia để phục vụ mục đích tạo vùng ảnh hưởng của mình tại khu vực này. Do đó, những năm 1975-1978, Trung Quốc đã viện trợ kinh tế, vũ khí và chuyên gia quân sự cho Campuchia. Trong hai năm 1975-1976, khi những cuộc đụng độ quân sự giữa Việt Nam và Campuchia bắt đầu diễn ra, Trung Quốc vẫn cố gắng làm trung gian hòa giải vì họ muốn giữ mối quan hệ và duy trì ảnh hưởng của mình tại Việt Nam, nhằm lôi kéo Việt Nam đứng về phía Trung Quốc chống lại Liên Xô. Nhưng đầu năm 1977, khi quan hệ Việt Nam và Campuchia trở nên gay gắt, đi đến cắt đứt quan hệ thì quan hệ Việt Nam – Trung Quốc trở nên phức tạp hơn. Trung Quốc luôn coi Campuchia là một mắt xích quan trọng để tạo ảnh hưởng của mình tại Đông Nam Á. Việc lôi kéo Việt Nam tách khỏi Liên Xô và đứng về phía Trung Quốc đã không thành công. Do Việt Nam vẫn giữ đường lối độc lập, tự chủ, TẠP CHÍ KHOA HỌC - Trường ĐHSP TPHCM Nguyễn Thị Hương 153 quan hệ thân thiết với Liên Xô, nên Trung Quốc tiến đến công khai chống Việt Nam. Các văn kiện của Trung Quốc từ năm 1977 luôn tuyên truyền: “Việt Nam là tay sai của Liên Xô, có tham vọng xâm lược Campuchia, Lào, chiếm Đông Nam Á, thực hiện bá quyền khu vực, phải đánh cho bọn xét lại Việt Nam, không đánh là không thể được và phải đánh lớn” (Nguyễn Thị Mai Hoa, 2014). Tháng 01/1978, trong chuyến thăm chính thức Thái Lan, Malaysia, Singapore nhằm dò xét và tìm sự hậu thuẫn, Đặng Tiểu Bình tuyên bố sẽ tấn công Việt Nam nếu nước này tiến vào Campuchia. Trong khi chế độ Pol Pot gây rối biên giới Tây Nam của Việt Nam, Trung Quốc cũng công khai chống Việt Nam và cố gắng tranh thủ sự đồng tình của Mĩ cũng như các nước trong khu vực đứng về phía Trung Quốc. Ngày 28/01/1979, Đặng Tiểu Bình đi thăm Mĩ nhằm tranh thủ sự ủng hộ của Mĩ trong hành động gây chiến tranh để “dạy cho Việt Nam một bài học thích đáng” (Lưu Văn Lợi, 1996, tr.122). Tháng 01/1979, khi Việt Nam đưa quân vào Campuchia lật đổ chế độ Pol Pot, Trung Quốc đã kịch liệt phản đối, tố cáo Việt Nam vào chiếm Phnom Penh, kêu gọi nhân dân Campuchia chiến đấu lâu dài và hứa sẽ tiếp tục ủng hộ vật chất và tinh thần cho nước này. Hành động này của Trung Quốc làm cho mối quan hệ Việt – Trung ngày càng đi xuống và dễ dàng dẫn đến xung đột vũ trang nếu các bên không kiềm chế được. Như vậy, vấn đề Campuchia có thể gọi là “giọt nước tràn li” trong quan hệ Việt – Trung, khi chế độ diệt chủng Pol Pot – Iêng Xari gây tội ác tại Campuchia và Việt Nam, giết vô số người dân vô tội, Trung Quốc không những không lên án mà còn bênh vực và cổ vũ cho những việc làm sai trái của quân Pol Pot, đồng thời tuyên bố sẽ trừng phạt Việt Nam nếu tấn công lại. Chính vì vậy, sau khi Việt Nam đánh bại Pol Pot, mang lại sự bình yên cho biên giới Tây Nam của Việt Nam và Campuchia thì Trung Quốc thực hiện chiến lược biển người, mang quân xâm lược biên giới phía Bắc của Việt Nam năm 1979, gây thiệt hại lớn về người và của đối với Việt Nam. 3. Kết luận Những phân tích trên cho thấy quan hệ Việt Nam – Trung Quốc có nhiều bước thăng trầm, từ việc Trung Quốc ủng hộ mọi mặt để nhân dân Việt Nam tiến hành chống Pháp và chống Mĩ, đến hành động gây hấn và đưa quân đánh chiếm các tỉnh biên giới phía Bắc (tháng 02/1979). Động thái trên của Trung Quốc có thể giải thích như sau: - Xuất phát từ vị thế của nước lớn muốn bao bọc những nước bé hơn, đặc biệt là những nước láng giềng nhằm tạo ra khu đệm an toàn cho biên giới phía Nam lãnh thổ của Trung Quốc, và Việt Nam được xem như vùng đệm an toàn của Trung Quốc. - Do mâu thuẫn về lợi ích giữa các nước lớn trong cùng một hệ thống (Xô – Trung), nước nào cũng muốn khẳng định vị trí số một, nâng tầm ảnh hưởng với các nước anh em còn lại cũng như phong trào giải phóng dân tộc đang dâng cao lúc bấy giờ, nên cả Trung Quốc và Liên Xô đều ủng hộ Việt Nam và muốn lôi kéo nước ta đứng về phía họ. TẠP CHÍ KHOA HỌC - Trường ĐHSP TPHCM Tập 16, Số 5 (2019): 144-155 154 - Dù nhận viện trợ của các nước xã hội chủ nghĩa nhưng Việt Nam vẫn duy trì đường lối độc lập, tự chủ, không “nhất biên đảo”. Khi kế hoạch lôi kéo Việt Nam của Trung Quốc không thành công, nước này quay sang bắt tay với Mĩ, gây bất lợi cho cuộc kháng chiến chống Mĩ của nhân dân Việt Nam. Những hành động đó làm cho mối quan hệ Việt Nam – Liên Xô trở nên khăng khít hơn. Trung Quốc coi cuộc chiến chống Việt Nam là phép thử với quan hệ Xô – Việt và lôi kéo Mĩ cùng chống lại Liên Xô. Sau khi Việt Nam thống nhất (tháng 4/1975), với những mâu thuẫn âm ỉ như trên, Trung Quốc từng bước cắt các nguồn viện trợ cho Việt Nam, ủng hộ chế độ Pol Pot ở Campuchia, viện trợ tiền và vũ khí cho chế độ này, lên án mạnh mẽ cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam của Việt Nam, và nghiêm trọng hơn cả là đưa quân đội đánh chiếm các tỉnh biên giới phía Bắc Việt Nam (tháng 02/1979). Hành động và việc làm trên của Trung Quốc đã đưa quan hệ Việt – Trung xuống bờ vực thẳm, những người bạn là đồng minh một thời giờ đây đã trở thành kẻ thù của nhân dân Việt Nam. Lại một lần nữa quân dân Việt Nam cùng đồng cam cộng khổ, chung sức, chung lòng đứng lên đấu tranh chống lại cuộc chiến tranh phi nghĩa, bảo vệ bình yên cho Tổ quốc. Tuyên bố về quyền lợi: Tác giả xác nhận hoàn toàn không có xung đột về quyền lợi. TÀI LIỆU THAM KHẢO Bộ Ngoại giao. (1979). Sự thật về quan hệ Việt Nam – Trung Quốc trong 30 năm qua. Hà Nội: NXB Sự thật. Đôbrưnhin, A. (2001). Đặc biệt tin cậy – vị đại sứ ở Oasinhtơn qua sáu đời tổng thống Mĩ. Hà Nội: NXB Chính trị Quốc gia. Kissinger, H. (2004). Những năm bão táp, Cuộc chạy đua vào Nhà Trắng. Hà Nội: NXB Công an nhân dân. Nguyễn Thị Mai Hoa. (2013). Các nước xã hội chủ nghĩa ủng hộ Việt Nam kháng chiến chống Mĩ, cứu nước (1954 – 1975). Hà Nội: NXB Chính trị Quốc gia. Nguyễn Thị Mai Hoa. (15/02/2014). Mâu thuẫn, xung đột trong quan hệ Việt – Trung và chiến tranh biên giới tháng 2 năm 1979, truy cập: Lưu Văn Lợi. (1996). Năm mươi năm ngoại giao Việt Nam 1945 – 1995, tập 2. Hà Nội: NXB Công an Nhân dân. Phạm Quang Minh. (2015). Quan hệ Tam giác Việt Nam – Liên Xô – Trung Quốc trong cuộc kháng chiến chống Mĩ (1954-1975). Hà Nội: NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. Phạm Quang Minh. (2005). Quan hệ của Việt Nam với Liên Xô và Trung Quốc trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước, Tạp chí Nghiên cứu châu Á, số 5. Việt Nam – Liên Xô 30 năm quan hệ (1950-1980). Hà Nội: NXB Ngoại giao. Matxcơva: NXB Tiến bộ. Vụ Liên Xô, Bộ Ngoại giao. (1985). Về quan hệ Viêt – Xô trong giai đoạn chống Mĩ, cứu nước. Hà Nội. TẠP CHÍ KHOA HỌC - Trường ĐHSP TPHCM Nguyễn Thị Hương 155 CAUSES OF THE BORDER OF THE BORDER WAR IN THE NORTH 1979 Nguyen Thi Huong Ho Chi Minh City University of Education Corresponding author: Nguyen Thi Huong – Email: nguyenthihuonghcmue@gmail.com Received: 02/3/2019; Revised: 02/4/2019; Accepted: 12/5/2019 ABSTRACT Stemming from the conflicts between the Soviet Union and China in the issue of Vietnam 's resistance to the US and theintention to lure Vietnam to become an ally of China was unsuccessful, China had taken actions against Vietnam like shaking hands with the US (1972), supporting the Pol Pot regime in Cambodia and eventually bringing troops to invade the northern border provinces of Vietnam (February 1979). Keywords: Northern border war, Vietnam – China relations.
File đính kèm:
- nguyen_nhan_bung_no_chien_tranh_bien_gioi_phia_bac_nam_1979.pdf