Người công giáo Việt Nam với trách nhiệm chính trị

Nh vậy, qua Hiến chế Mục vụ ( ) của

Công đồng Vatican II, Giáo hội Công

giáo yêu cầu Kitô hữu không đợc xao

Nguyễn Hồng Dơng(*)

lãng bổn phận trần thế và phải có trách

nhiệm với cộng đồng chính trị dẫu có

những quan điểm đối chọi nhau. Đây là

đờng hớng Nhập thế cùng với đờng

hớng Canh tân đợc Công đồng Vatican

II xác quyết bởi đây là Công đồng “mở to

cánh cửa” không chỉ để chiếu dọi vào

Giáo hội mà còn để cho Giáo hội “đến với

muôn dân”, cũng có nghĩa là đến với trần

thế, đến với những thể chế chính trị khác

nhau, có thể là đối chọi nhau.

 

pdf 11 trang kimcuc 9160
Bạn đang xem tài liệu "Người công giáo Việt Nam với trách nhiệm chính trị", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Người công giáo Việt Nam với trách nhiệm chính trị

Người công giáo Việt Nam với trách nhiệm chính trị
10 Nghiên cứu Tôn giáo. Số 8 - 2012 
NGƯờI CÔNG GIáO VIệT NAM VớI 
TRáCH NHIệM CHíNH TRị 
(Qua một số Thư chung và một số văn kiện của Giáo hội Công giáo) 
1. Những tiền đề 
Năm 2012, Giáo hội Công giáo Việt 
Nam cùng với Giáo hội Công giáo hoàn 
vũ kỉ niệm 50 năm khai mạc Công đồng 
Vatican II (1962-1965). Hiến chế Mục vụ về 
Giáo hội trong thế giới ngày nay số 43 có 
đoạn: “Đối với Kitô hữu, xao lãng bổn 
phận trần thế tức là xao lãng bổn phận 
đối với tha nhân và hơn nữa đối với Thiên 
Chúa, khiến phần rỗi đời đời của mình bị 
đe dọa”. Cũng Hiến chế trên, ở một đoạn 
khác, đoạn 75 viết: “Tất cả mọi Kitô hữu ý 
thức về sứ mệnh đặc biệt của mình trong 
cộng đồng chính trị. Họ phải nêu gương 
sáng bằng cách phát biểu ý thức trách 
nhiệm nơi chính mình và tận tâm phục vụ 
cộng ích. Nhờ thế, qua hành động, họ 
cũng chứng minh cho thấy rằng làm sao 
dung hòa được quyền bính với tự do, sáng 
kiến cá nhân với sự liên đới và những đòi 
hỏi của toàn thể xã hội, dung hòa được sự 
hiệp nhất sinh ích với những dị biệt 
phong phú. Trong việc tổ chức trần thế, 
họ phải nhìn nhận những quan điểm 
chính đáng dầu đối chọi với nhau”. 
Như vậy, qua Hiến chế Mục vụ () của 
Công đồng Vatican II, Giáo hội Công 
giáo yêu cầu Kitô hữu không được xao 
Nguyễn Hồng Dương(*) 
lãng bổn phận trần thế và phải có trách 
nhiệm với cộng đồng chính trị dẫu có 
những quan điểm đối chọi nhau. Đây là 
đường hướng Nhập thế cùng với đường 
hướng Canh tân được Công đồng Vatican 
II xác quyết bởi đây là Công đồng “mở to 
cánh cửa” không chỉ để chiếu dọi vào 
Giáo hội mà còn để cho Giáo hội “đến với 
muôn dân”, cũng có nghĩa là đến với trần 
thế, đến với những thể chế chính trị khác 
nhau, có thể là đối chọi nhau. 
Do điều kiện lịch sử, Giáo hội Công 
giáo ở Miền Nam có điều kiện tiếp xúc và 
học hỏi các văn kiện của Công đồng 
Vatican II sớm hơn Giáo hội Công giáo ở 
Miền Bắc. Thấm nhuần các văn kiện, một 
số linh mục, tu sĩ ở Miền Nam, một mặt, 
bàn đến vấn đề “Việt hóa đạo”, nghĩa là 
làm sao canh tân và thích nghi để biến 
Công giáo nhập cảng cứng nhắc (đạo 
Tây) Việt hóa thành “đạo Ta”, Công giáo 
của người Việt Nam với nền văn hóa Việt 
Nam, mặt khác, còn là sự “trở về với dân 
tộc” với sự chuyển đổi từ người Công 
giáo Việt Nam thành người Việt Nam 
Công giáo. Một triết luận được một số 
*. PGS. TS., Viện Nghiên cứu Tôn giáo. 
Tôn giáo và Dân tộc 
Nguyễn Hồng Dương. Người Công giáo Việt Nam 11 
 11
linh mục và tu sĩ lúc bấy giờ đặt ra là: 
“Trước khi là người Công giáo, tôi là 
người Việt Nam”. 
Thời điểm trước và sau năm 1975 (một 
thời gian), nổi lên một số nhóm chọn lựa 
“Dấn thân Phục vụ”. Nhóm Đứng dậy 
(Nguyễn Nghị, Vũ Khởi Phượng, Nguyễn 
Huy Lịch, Nguyễn Hồng Giáo, v.v) ủy 
ban Canh tân và Hòa giải (Nguyễn Huy 
Lịch, Nguyễn Hồng Giáo, nữ tu Mai 
Thành, v.v) và nhóm Công giáo và Dân 
tộc mà hình thức lúc đầu hình như hai 
nhóm: Tin Mừng hôm nay (các linh mục 
Nguyễn Đình Thi, Huỳnh Công Minh, 
Vương Đình Bích) và Thanh Lao Công 
(Linh mục Trương Bá Cần, Linh mục 
Phan Khắc Từ, v.v)(1). 
2. Trách nhiệm chính trị nhìn từ Thư 
chung 1976 
Sau ngày Miền Nam được giải phóng 
không lâu, từ ngày 15 đến ngày 
20/12/1975, các giám mục Miền Nam thuộc 
hai giáo tỉnh: Huế và Sài Gòn họp khóa 
họp đầu tiên. “Khóa họp này chỉ là sơ bộ, 
chuẩn bị cho một kì họp tới”. Vì vậy mà 
Thông cáo chung Hội nghị Giám mục 
Miền Nam Việt Nam viết: “Như anh chị 
em đã nghe biết, các giám mục Miền 
Nam chúng tôi đã họp một tuần lễ 
Chúng tôi nghĩ rằng chưa mấy ai trong 
chúng ta có đầy đủ kinh nghiệm về nếp 
sống mà dân chúng Miền Nam mới đi 
vào. Vì thế, chúng tôi thấy cần thu thập 
thật nhiều yếu tố của các vấn đề liên 
quan tới nếp sống hiện tại. Do đó, chúng 
tôi đặt trọng tâm của khóa họp vào việc 
lắng nghe và tìm hiểu”. “Chúng tôi đã 
được nghe tiếng nói của đại diện chính 
quyền về chính sách tôn giáo của Nhà 
nước và trong bầu không khí cởi mở, 
chúng tôi cũng đã gửi lên một số cảm 
nghĩ của chúng tôi”(2). 
Từ ngày 10 đến ngày 16/7/1976, tại 
Thành phố Hồ Chí Minh, các giám mục 
Miền Nam đã họp toàn thể phiên thứ 2 
(kể từ ngày 30/4/1975). Hội nghị ra Thư 
chung 1976 gửi toàn thể giáo sĩ, tu sĩ và 
giáo dân. Mục đích của Thư chung là 
“muốn nói với anh chị em đường hướng 
mục vụ mà chúng tôi thiết nghĩ là thích 
hợp cho Giáo hội trong hoàn cảnh hiện 
tại để giúp mọi thành phần Dân Chúa 
tích cực sống đạo bằng cách Dấn thân và 
Phục vụ giữa lòng dân tộc Việt Nam hôm 
nay” (Đ. 3). 
Phần mở đầu Thư Chung: Giáo hội tại 
thế, đã đặt tiền đề để từ đó đi vào các vấn 
đề của Đường hướng mục vụ. Tiền đề đó 
là: “Giáo hội có nhiệm vụ đồng hành với 
toàn thể nhân loại cùng chung một số 
phận trần thế (xem MV 40.2). Và vai trò 
phổ quát này của Giáo hội phải thể hiện 
ngay tại mỗi địa phương và trong lòng 
mỗi dân tộc (xem TL 23, 1). 
Đường hướng mục vụ mà Thư chung 
1976 nêu gồm các nội dung: 4. Dấn thân; 
5. Phục vụ; 6. Người Công giáo trong 
cộng đồng dân tộc; 7. Người Công giáo 
và chủ nghĩa xã hội. Về Đường hướng 
mục vụ, đáng chú ý là các đoạn như: 
Đoạn 4. Dấn thân. ở đoạn này, Thư chung 
viết: Cộng đoàn Kitô hữu Việt Nam, vì 
thế không thể đứng ngoài những thay 
đổi diễn ra trong lòng dân tộc. Như Giáo 
hội toàn cầu ở mọi nơi, Giáo hội ở đây 
1. Nguyễn Hồng Giáo. Một chặng đường Giáo hội 
Việt Nam, Học viện Phanxicô, 2008, tr. 249 - 250. 
2. Trần Anh Dũng (chủ biên). Hàng giáo phẩm Công 
giáo Việt Nam (1960 - 1995), Đắc Lộ Tùng Thư, 
Paris, 1996, tr. 251 - 253. 
12 Nghiên cứu Tôn giáo. Số 8 - 2012 
 12
cũng “phải đồng tiến với xã hội loài 
người và cùng nhau chia sẻ mọi số phận 
trần thế với đồng bào” (MV 40). Đoạn 6. 
Người Công giáo trong cộng đồng dân 
tộc, các giám mục Miền Nam đưa ra một 
nguyên tắc mà nguyên tắc này đã được 
Tổng Giám mục Phaolô Nguyễn Văn 
Bình nêu ra, đó là: “Không có “Khối Công 
giáo” như một thế lực chính trị, người 
Công giáo là thành phần của cộng đồng 
dân tộc, hoàn toàn hòa mình trong cuộc 
sống đồng bào, cùng chung nỗi vui 
mừng, niềm hi vọng và nỗi lo âu của 
toàn dân. Vui mừng vì nước nhà hoàn 
toàn độc lập và thống nhất; hi vọng sẽ 
tiến tới một nước Việt Nam giàu mạnh 
và hạnh phúc; âu lo vì những khó khăn 
phải khắc phục. 
Người Công giáo kề vai chung sức với 
mọi người để xây dựng đất nước và làm 
những gì ích lợi chung cho cộng đồng 
dân tộc mà không nghịch với lương tâm 
và đức tin Kitô giáo”. 
Nếu như Công giáo ở Miền Bắc từ năm 
1954 đi lên chủ nghĩa xã hội dưới sự lãnh 
đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, và với 
họ “Người Công giáo với chủ nghĩa xã 
hội” trải thời gian hình như không còn 
hoặc không cần hay không phải bàn cãi 
thì với Công giáo Miền Nam là điều còn 
hết sức mới mẻ. Cần thiết phải chỉ ra 
rằng, Cách mạng Mùa Thu (1945) đến và 
qua đi với Miền Nam quá nhanh. Rồi 
Miền Nam lại phải bước vào cuộc kháng 
chiến sớm hơn, rồi đến tận ngày 
30/4/1975 mới hưởng bầu không khí tự do 
độc lập. Miền Nam “đi trước về sau” là 
vậy. Công giáo Miền Nam không chỉ chịu 
ảnh hưởng của Thư chung 1951 mà còn 
chịu ảnh hưởng của Thư chung Mùa 
Chay 1960. Một Giáo hội Công giáo trên 
trường chính trị Sài Gòn thời Mỹ - ngụy, 
những cũng có Công giáo Miền Nam có 
một bộ phận cấp tiến trong vùng Mỹ - 
ngụy chiếm đóng, đặc biệt là vùng Sài 
Gòn - Gia Định với những nhóm chọn lựa 
“Dấn thân phục vụ” đã kể ở trên. Đặc biệt 
vào thời điểm này, Công giáo Miền Nam 
có hai “Đức Tổng”: Phaolô Nguyễn Văn 
Bình và Philípphê Nguyễn Kim Điền với 
Thông điệp nhiệt liệt chào mừng chính 
quyền giải phóng; Thư chung gửi linh 
mục, tu sĩ và giáo dân Một trang sử mới 
của Phaolô Nguyễn Văn Bình và “Tâm 
thư, tôi vui sống” của Philípphê 
Nguyễn Kim Điền. Tất cả hòa nguyện để 
rồi có đoạn 7. Người Công giáo Việt Nam 
và chủ nghĩa xã hội. Chúng tôi vẫn biết 
rằng nhiều anh chị em thắc mắc: Làm 
sao chấp nhận chủ nghĩa xã hội trên cơ 
sở duy vật vô thần? Đối với người Công 
giáo, thắc mắc đó rất hợp lí. Thật vậy, 
giữa đức tin Kitô giáo và chủ nghĩa Mác-
Lênin có xung khắc về cơ bản, điều này 
ai cũng nhìn nhận. Tuy nhiên, không vì 
thế mà không thể có đối thoại và cộng 
tác chân thành giữa những ai cùng phục 
vụ con người trong sứ mạng cá nhân và 
xã hội. “Vì mọi người dù tin hay không 
tin, cũng đều phải trợ lực cho việc xây 
dựng thế giới này được hợp lí, là nơi họ 
đang sống” (MV 21, 6). 
Như vậy, Thư chung đi thẳng vào một 
vấn đề mà lúc đó còn là sự nhạy cảm và 
tế nhị, nhưng đó là điều mà các mục tử 
phải đối diện vì nó “đặt ra trước mắt”. 
Đọc câu đầu của Đ. 7 hẳn không ít người 
nín thở, nhưng rồi ngay sau đó là thở 
phào mãn ý khi các vị mục tử tuyên bố 
“không vì thế mà không thể có đối 
thoại và cộng tác chân thành giữa những 
người cùng phục vụ con người trong sứ 
Nguyễn Hồng Dương. Người Công giáo Việt Nam 13 
 13
mạng cá nhân và xã hội”. Thiết tưởng 
câu và nghĩa đều đã rõ và không cần 
phải bình luận thêm. 
Có thể nói Thư chung 1976 là thư 
chung “dọn đường”, là “tiền hô” cho Thư 
chung 1980 sẽ đến sau đó 4 năm. Song 
điều đáng tiếc, Thư chung 1976 rất ít 
người bàn đến và thậm chí như lãng 
quên nó. 
2. Tổng Giám mục Phaolô Nguyễn Văn 
Bình với trách nhiệm chính rị của người 
Công giáo 
Có một đường hướng mục vụ Nguyễn 
Văn Bình hay nói cách khác Tổng Giám 
mục Sài Gòn (sau này là Thành phố Hồ 
Chí Minh) trong thời gian thực hiện sứ 
mạng mục tử đã cùng với hàng giáo 
phẩm Công giáo Việt Nam tạo nên “Một 
trang sử mới” mà cốt lõi của nó là đường 
hướng mục vụ gắn bó đạo với đời, mà ở 
đó là trách nhiệm chính trị của người 
Công giáo với dân tộc. 
Xin bắt đầu bằng Thông cáo của Tòa 
Giám mục Sài Gòn đề ngày 8/4/1975 của 
Tổng Giám mục Phaolô Nguyễn Văn 
Bình. Thời điểm 8/4/1975 là thời điểm 
cách mạng Miền Nam đang diễn ra hết 
sức dồn dập, việc Sài Gòn thất thủ gần 
như sắp đến. Trong tình huống như vậy, 
Tổng Giám mục nhắc các anh chị em tín 
hữu phải hết sức bình tĩnh. Giáo hội 
không chủ trương hay tán thành vũ trang 
các giáo xứ hoặc thành lập các đạo quân 
Công giáo. Giáo hội cũng không hề chủ 
trương di dân lánh nạn ra ngoại quốc như 
nhiều tin đồn vô căn cứ đã được tung ra”. 
Và “tích cực hơn nữa, người Công giáo 
cũng như mọi người dân đều phải góp 
phần vào công cuộc vãn hồi hòa bình và 
hòa giải giữa đồng bào Việt Nam”. 
Như vậy, Thông cáo được đưa ra rất 
đúng lúc. Đặc biệt, Thông cáo đã tỏ rõ lập 
trường của giáo quyền về chính trị, quân 
sự không hề có chủ trương di dân lánh 
nạn ra ngoại quốc. Điều này đã góp phần 
cực kì quan trọng vào việc trấn an tín đồ. 
Chính vì vậy mà trước và sau thời điểm 
năm 1975, người Công giáo Việt Nam chỉ 
có một số rất nhỏ di tản ra nước ngoài(3). 
Tuyệt đại bộ phận giáo sĩ, tu sĩ và giáo 
dân đều ở lại. Thông cáo cho thấy nhãn 
quan chính trị sắc bén của Tổng Giám 
mục Sài Gòn Phaolô Nguyễn Văn Bình, 
đồng thời cũng cho thấy sự chuyển biến 
rất mau lẹ về chính trị của người đứng 
đầu Giáo tỉnh Sài Gòn, một giáo tỉnh lớn 
có vai trò, vị trí cực kì quan trọng của 
Giáo hội, nhưng cũng có vai trò đối với 
cách mạng Miền Nam, mà cụ thể là 
những diễn biến mang tính thời sự nóng 
bỏng lúc bấy giờ. Thông cáo cũng góp 
phần không nhỏ làm cho tình hình chính 
trị, quân sự ở Sài Gòn không bị xáo trộn, 
sớm đi vào ổn định. 
Linh mục Phan Khắc Từ nhớ lại ngày 
đầu giải phóng: “Vào thời điểm, đại đa số 
đồng bào Công giáo mang tâm trạng 
hoang mang, âu lo, sợ sệt. Trong tình thế 
khủng hoảng tinh thần như thế, Đức 
Tổng là một trong những vị chủ chăn 
của Giáo hội đã nhanh chóng bày tỏ thái 
độ và lập trường để giải tỏa và hướng 
dẫn đoàn chiên mình. 
Trong mấy ngày đầu giải phóng, cửa 
nhà thờ cũng như nhà dân đều đóng im 
ỉm, Đức Tổng bảo phải mở cửa và sinh 
3. Theo Linh mục Trần Tam Tỉnh, trước ngày giải 
phóng Sài Gòn chừng 100 linh mục, 400 tu sĩ nam, 
nữ, 50.000 giáo dân bỏ chạy. Xem: Linh mục Trần 
Tam Tỉnh. Thập giá và lưỡi gươm, Nxb. Trẻ, Tp. Hồ 
Chí Minh, 1980, tr. 231. 
14 Nghiên cứu Tôn giáo. Số 8 - 2012 
 14
hoạt tôn giáo bình thường, cũng như 
cổng lớn Tòa Giám mục luôn rộng mở(4). 
Sự kiện thứ hai sau Thông cáo là Thư 
Tòa Tổng Giám mục Sài Gòn ngày 5/5/1975 
của Tổng Giám mục Phaolô Nguyễn Văn 
Bình. Mở đầu, Thư viết: Một trang sử mới 
mở ra cho dân tộc Việt Nam. Từ ngày 30 
tháng 4 vừa qua, chiến tranh đã chấm dứt, 
hòa bình đã trở lại trên đất nước thân yêu 
của chúng ta. Từ nay không còn bom đạn, 
tang tóc, hận thù, phân li, Tất cả những 
tai họa đó đã thuộc về dĩ vãng. Đây là 
niềm vui chung của cả dân tộc, với cái 
nhìn theo đức tin của người tín hữu, đây 
cũng chính là một hồng ân của Thiên 
Chúa. Cùng với toàn thể đồng bào, chúng 
ta hãy hân hoan chào mừng nền hòa bình 
và độc lập mà mọi người yêu nước vẫn 
hằng mong đợi, 
Hơn mọi lúc, giờ đây ngươi Công giáo 
phải hòa mình vào nhịp sống của toàn 
dân, đi sâu vào lòng dân tộc. Thay vì để 
cho những tin đồn vô căn cứ làm cho 
chúng ta hoảng hốt, hoang mang hay 
khép kín. Chúng ta phải hướng mình 
theo trào lưu của lịch sử, phải có thái độ 
bình tĩnh, sáng suốt và tích cực trước 
tình thế mới, 
Mặt khác, người Công giáo chúng ta 
phải sẵn sàng thi hành một cách tích 
cực mọi nghĩa vụ công dân do Chính 
phủ cách mạng lâm thời chỉ dẫn. Có 
những công cuộc cụ thể mà chúng ta có 
thể làm ngay được là tham gia công tác 
nhằm ổn định tình thế, bảo vệ an ninh, 
cải hóa xã hội và dân sinh đang được 
phát động tại địa phương. Tất cả những 
gì liên quan đến công ích, chúng ta hãy 
tích cực tham gia như những công dân 
gương mẫu”. 
Khi Thư Tòa Giám mục Sài Gòn ban 
hành được ít ngày, Tổng Giám mục 
thấy tình hình thực tế cách mạng Miền 
Nam lúc bấy giờ có quá nhiều việc đang 
đặt ra với nhân dân nói chung và với 
đàn chiên nói riêng mà Thư chưa đề 
cập tới, đặc biệt là thái độ chính trị của 
Công giáo đối với chính quyền cũng có 
nghĩa là đối với dân tộc. Vì vậy, ngày 
12/6/1975, Tổng Giám mục Nguyễn Văn 
Bình ra Thư luân lưu. Mở đầu, Thư viết: 
“Trong sứ mệnh mục vụ được Giáo hội 
giao phó, mặc dù đã có một Thông cáo 
của Tòa Giám mục đề ngày 5/5/1975, 
chúng tôi thấy cần lưu tâm thêm Quý 
Cha, Quý Tu sĩ, và anh chị em giáo hữu 
về bổn phận của người Công giáo đối 
với chính quyền cũng như đối với quốc 
gia, dân tộc và đối với Giáo hội địa 
phương cũng như trên toàn thế giới”. 
Như vậy, Thư luân lưu có 3 nội dung: (1) 
Đối với chính quyền; (2). Đối với Giáo 
hội địa phương; (3) Đối với Giáo hội 
trên thế giới. 
Đối với chính quyền, một nguyên tắc 
được Thư Luân lưu nêu ra: “Cộng đồng 
chính trị và công quyền xây nền tảng 
trên bản tính con người, nên cũng nằm 
trong trật tự do Thiên Chúa an bài 
(Hiến chế Vui mừng và Hi vọng, số 74). 
Vì thế, Giáo hội dạy ta phải công nhận 
và phục tùng chính quyền, góp phần 
hợp tác với chính quyền trong việc mưu 
cầu hạnh phúc cho toàn dân. Từ đó, Thư 
Luân lưu nêu ra hai nhiệm vụ của 
người Công giáo với chính quyền là: (1) 
Công nhận và phục tùng; (2) Tham gia 
hợp tác. Cụ thể: 
4. ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam. Một trang 
sử mới, Nxb. Tôn giáo, 2010, tr. 98. 
Nguyễn Hồng Dương. Người Công giáo Việt Nam 15 
 15
(1) Công nhận và phục tùng 
Sau khi nêu ra nguyên tắc “Ai nấy 
phải phục tùng các quyền chức hi ... Vấn đề này một 
lần nữa được xác quyết bởi Tổng Giám 
mục Phaolô Nguyễn Văn Bình với bài 
tham luận tại Đại hội Giám mục Thế 
giới lần thứ 5 (1977)(5). Phần mở đầu 
tham luận, với tiêu đề Kitô hữu Việt 
Nam sống trong nước Cộng hòa xã hội 
chủ nghĩa Việt Nam do Đảng Cộng sản 
Việt Nam lãnh đạo, đã chỉ rõ “Muốn xác 
định môi trường sống của Kitô hữu Việt 
Nam hôm nay, thiết tưởng cứ phân tích 
mệnh đề trên đây là đủ và nó cho thấy 
rõ những yếu tố nào tạo nên môi trường 
ấy. Rồi tư duy trên cơ sở này sẽ nhận ra 
những vấn đề đặt ra cho việc giảng dạy 
giáo lí Kitô giáo. 
1. Nước Việt Nam đang tiến lên chủ 
nghĩa xã hội dưới sự lãnh đạo của Đảng 
Cộng sản Việt Nam. 
Sự kiện này, quý vị đều biết cả. Nó 
hàm chứa 3 yếu tố: 
a) Nước Việt Nam đang hình thành là 
một nước Việt Nam theo đúng lí tưởng 
cộng sản. 
b) Con đường đi tới đó, mọi đường lối, 
chính sách đều theo chủ nghĩa Mác-
Lênin, nhưng là chủ nghĩa Mác-Lênin do 
óc sáng tạo của người Việt Nam vận 
dụng. 
c) Việc trước tiên là phải cải tạo cơ 
cấu xã hội và giáo dục người Việt Nam 
theo mẫu người của chủ nghĩa Mác-
Lênin. 
Tiếp theo, bài Tham luận nói về môi 
trường Mác xít và thái độ người Kitô 
hữu Việt Nam. 
Về môi trường Mác xít, Tham luận chỉ 
ra cái nhìn, đánh giá của người Cộng sản 
Việt Nam đối với Giáo hội Công giáo 
Việt Nam, đó là nhìn thông qua “những 
sự kiện lịch sử từ khi Tin Mừng đến Việt 
Nam cho đến những gì đang xảy ra hôm 
nay. Họ phân tích mọi yếu tố lịch sử, 
kinh tế, chính trị và xã hội liên quan tới 
việc truyền giáo và tới Giáo hội, đánh 
giá những yếu tố ấy dưới ánh sáng của lí 
luận Mác - Lê. Kết quả là người Cộng sản 
Việt Nam có một hình ảnh không mấy 
sáng sủa về Kitô giáo. Họ thấy rằng hình 
ảnh mà Các Mác đã phác họa về tôn giáo 
được ứng nghiệm trong thực tế Việt Nam 
với nét nổi bật là sự liên hệ với đế quốc”. 
Từ nhận định trên, Tham luận bàn đến 
vấn đề Thái độ người Kitô hữu Việt Nam. 
Thái độ này trước hết là hợp tác theo 
tinh thần Hiến chế Vui mừng và Hi vọng 
và theo đường lối mà các giám mục hai 
giáo tỉnh ở Miền Nam đề ra trong cuộc 
họp tháng 7/1976 (đã đề cập ở phần trên) 
để rồi đi đến khẳng định: “Đối với Kitô 
hữu Việt Nam, hợp tác với người vô thần 
như Hiến chế nói ở số 21(6), cụ thể là sống 
trong môi trương do Cộng sản xây dựng 
và cùng với người Cộng sản xây dựng 
một xã hội mới. 
Bước chân chúng tôi dứt khoát, nhưng 
vấn đề căn bản vẫn tồn tại: Làm sao 
chung sống, chung xây với người Cộng 
sản mà vẫn là Kitô hữu và đem được 
5. Thông cáo của Tòa Tổng Giám mục Sài Gòn, Thư 
Tòa Tổng Giám mục Sài Gòn, Thư Luân lưu, Tham 
luận tại Đại hội Giám mục Thế giới lần thứ 5 (1977) 
mà chúng tôi sử dụng trong bài viết này trích từ cuốn 
Một chặng đường Công giáo Việt Nam của Linh mục 
Nguyễn Hồng Giáo OFM, Học viện Phanxicô, 2008, 
tr. 352 - 385. 
6. Hiến chế ở đây chính là Hiến chế Vui mừng và Hi 
vọng. 
Nguyễn Hồng Dương. Người Công giáo Việt Nam 17 
 17
phần đặc thù của mình vào trong công 
cuộc xây dựng này?” 
Nhân kỉ niệm 100 năm ngày sinh 
Tổng Giám mục Phaolô Nguyễn Văn 
Bình (1/9/1910 - 1/9/2010), Giám mục Bùi 
Tuần đánh giá Tổng Giám mục Phao lô 
Nguyễn Văn Bình là một người mở 
đường khi kết thúc bài viết Tâm tình về 
đức Tổng Giám mục Phaolô Nguyễn Văn 
Bình. “Ngài vừa có cái tâm vừa có cái 
tầm. Cái tâm của Ngài là tấm lòng nhân 
ái bao dung đầy tinh thần hòa giải. Cái 
tầm của Ngài là cái tầm nhìn xa, xuyên 
suốt các trở ngại hướng về một tương lai 
an bình, yêu thương, hợp tác chân thành 
trong bác ái giữa đạo và đời”(7). 
4. Trách nhiệm chính trị của người Công 
giáo Việt Nam nhìn từ Thư chung 1980 
Từ khi ra đời đến nay, Thư chung 1980 
được rất nhiều nhà nghiên cứu trong và 
ngoài Giáo hội khai thác. Điều này cho 
thấy vai trò, vị trí của Thư chung 1980 của 
Hội đồng Giám mục Việt Nam là rất to lớn. 
Về trách nhiệm chính trị của người Công 
giáo Việt Nam, có lẽ Thư chung 1980 là 
một văn kiện đề cập một cách khá đầy đủ 
và toàn diện. Những nghiên cứu mà chúng 
tôi chỉ ra ở trên đã tạo tiền đề cho Thư 
chung 1980. Có thể thấy ở Thư chung 1980 
bóng dáng của Thư chung 1976, cũng như 
một số Thư, Thông cáo, Thư Luân lưu, 
Tham luận của Tổng Giám mục Phaolô 
Nguyễn Văn Bình. 
Trở lại Thư chung 1980, phần thứ hai: 
Đường hướng mục vụ, mở đầu phần này 
có tựa đề: ánh sáng từ một thông điệp, 
Thư chung nhắc đến 3 tư tưởng lớn của 
Giáo hoàng Phaolô VI khi mới làm giáo 
hoàng, trong thông điệp đầu tiên với 
nhan đề: Giáo hội Chúa Kitô. Tư tưởng 
thứ nhất là đã đến lúc Giáo hội phải có 
một nhận định sâu xa về chính mình, 
phải suy ngẫm về mầu nhiệm của mình. 
Tư tưởng thứ hai là “đem toàn bộ mặt 
thật của Giáo hội ngày nay đối chiếu với 
hình ảnh lí tưởng của Giáo hội như Chúa 
Kitô đã thấy, đã muốn và đã yêu như 
“Ban thánh thiện và tinh tuyền của 
mình” (EP 5, 27) từ đó sinh ra một ước 
muốn quảng đại và bức thiết là phải 
canh tân”. Còn tư tưởng thứ ba như là kết 
luận của hai tư tưởng trên, nói về những 
quan hệ phải có giữa Giáo hội và thế giới 
(X. GH - CK 9. 14). 
Một trong những vấn đề tiếp theo mà 
Đường hướng mục vụ dựa vào đó làm 
điểm quy chiếu để rồi định ra đường 
hướng mục vụ cho Giáo hội Công giáo 
Việt Nam. Đó là dựa vào Hiến chế Mục vụ 
về Giáo hội trong thế giới hôm nay, đoạn 
43 (MV 43) như sau: Do đó, đối với người 
tín hữu xao lãng bổn phận đối với tha 
nhân, và hơn nữa đối với chính Thiên 
Chúa: khiến phần rỗi đời đời của mình bị 
đe dọa”. 
Sau những phần nội dung từ đoạn 5 
đến đoạn 8 như là một sự “dọn đường”, 
một lập luận tạo tiền đề để Thư chung đi 
vào đoạn 9: Gắn bó với dân tộc và đất 
nước với nội dung: “Là Hội Thánh trong 
lòng dân tộc Việt Nam, chúng ta quyết 
tâm gắn bó với vận mạng quê hương, noi 
theo truyền thống dân tộc, hòa mình vào 
cuộc sống hiện tại của đất nước. Công 
đồng dạy rằng “Hội Thánh phải đồng 
tiến với toàn thể nhân loại và cùng chia 
sẻ một số phận trần gian với thế giới 
(MV 40.2). Vậy, chúng ta phải đồng hành 
7. ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam. Một trang 
sử mới, Nxb. Tôn giáo, 2010, tr. 28. 
18 Nghiên cứu Tôn giáo. Số 8 - 2012 
 18
với dân tộc mình, cùng chia sẻ một cộng 
đồng sinh mạng với dân tộc mình, vì quê 
hương này là nơi chúng ta được Thiên 
Chúa mời gọi để sống làm con của Người. 
Đất nước này là lòng mẹ cưu mang 
chúng ta trong quá trình thực hiện ơn 
gọi làm con Thiên Chúa. Dân tộc này là 
cộng đồng mà Chúa trao cho chúng ta để 
phục vụ với tư cách vừa là công dân vừa 
là thành phần Dân Chúa. 
Sự gắn bó và hòa mình này đưa tới 
những nhiệm vụ cụ thể mà chúng ta có 
thể tóm lại trong hai điểm chính: 
(1) Tích cực góp phần cùng đồng bào 
cả nước bảo vệ và xây dựng Tổ quốc. 
(2) Xây dựng trong Hội Thánh một 
nếp sống và một lối diễn tả Đức tin phù 
hợp với truyền thống dân tộc. 
Cuối cùng là sự đi đến một con đường 
mà Hội Thánh ở Việt Nam đã lựa chọn là 
Sống Phúc Âm giữa lòng dân tộc để phục 
vụ hạnh phúc của đồng bào. 
Các thư chung, thư mục vụ sau này 
của Hội đồng Giám mục Việt Nam đều 
xoay quanh những nội dung trên. Cố 
nhiên có thể triển khai thêm về ngôn từ 
để làm rõ hơn, sâu sắc hơn mà thôi. 
Sự xác quyết này cho thấy từ thời 
điểm năm 1980, về quan phương, Giáo hội 
Công giáo Việt Nam đi với dân tộc. Sống 
Phúc Âm giữa lòng dân tộc chứ không 
phải là sống cạnh hay sống bên lề dân 
tộc mà càng không phải là đứng trong 
mà là ở giữa. Người Công giáo thấy đã 
đến lúc phải phá bỏ thế tự tôn “ảo” 
nhưng là “tự vệ thật” để sống với, sống 
cùng, sống cởi mở và hội nhập với dân 
tộc theo nghĩa để phục vụ hạnh phúc của 
đồng bào. 
5. Trách nhiệm chính trị của người 
Công giáo Việt Nam nhìn từ Huấn từ của 
Giáo hoàng Benedicto XVI ngày 
27/6/2009 
Những năm tháng gần đây, Giáo hội 
Công giáo Việt Nam luôn nhận được 
những chỉ bảo, hướng dẫn vừa mang tính 
cụ thể, vừa mang tính định hướng của 
người đứng đầu Giáo hội Công giáo hoàn 
vũ và cũng là người đứng đầu Nhà nước 
Vatican - Giáo hoàng Benedicto XVI. Vị 
giáo hoàng này đã bổ nhiệm 23 giám mục 
Việt Nam (kể từ tháng 12/2005 đến tháng 
5/2010). Ngày 22/11/2005, Giáo hoàng thiết 
lập Giáo phận Bà Rịa tách ra từ Giáo 
phận Xuân Lộc thuộc Tổng Giáo phận 
Thành phố Hồ Chí Minh. Đây là giáo phận 
thứ 26 của Giáo hội Công giáo Việt Nam. 
Ngày 25/01/2007, Giáo hoàng tiếp Thủ 
tướng Nguyễn Tấn Dũng và phái đoàn 
Việt Nam đến Vatican. Ngày 11/12/2009, 
tại Vatican diễn ra cuộc gặp gỡ lần đầu 
tiên giữa Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội 
chủ nghĩa Việt Nam Nguyễn Minh Triết 
và Giáo hoàng Benedicto XVI. Khi vụ việc 
ở 42 Nhà Chung, Hoàn Kiếm, Hà Nội xẩy 
ra, Hồng y Quốc vụ khanh Tòa Thánh gửi 
cho Tổng Giám mục Hà Nội một bức thư 
đề ngày 3/01/2008 có nội dung: “Nhân 
danh Đức Thánh Cha xin Đức Cha can 
thiệp () tránh những thái cử có thể gây 
xáo trộn trật tự công cộng () và như vậy 
trong một bầu không khí trang nghiêm 
hơn, có thể tiếp tục đối thoại với chính 
quyền, hầu tìm được một giải pháp thích 
ứng cho vấn đề tế nhị này”(8). 
Từ ngày 22/6/2009 đến này 4/7/2009, 
Hội đồng Giám mục Việt Nam đã có 
chuyến thăm Ad Lamina tại Roma. Ngày 
27/6/2009, Giáo hoàng Benedicto XVI tiếp 
kiến các giám mục Việt Nam và ban 
Nguyễn Hồng Dương. Người Công giáo Việt Nam 19 
 19
Huấn từ. Trong văn bản này, Giáo hoàng 
đặc biệt nhấn mạnh đến trách nhiệm 
chính trị của người Công giáo đối với 
dân tộc Việt Nam khi căn dặn các mục tử 
cũng có nghĩa là với toàn thể Dân Thiên 
Chúa ở Việt Nam rằng “Anh chị em giáo 
dân phải chứng tỏ rằng là người Công 
giáo tốt cũng là người công dân tốt”. Và: 
“Thư mục vụ mà Hội đồng Giám mục của 
Anh Em đã công bố năm 1980 nhấn mạnh 
đến “Giáo hội Chúa Kitô ở giữa dân 
mình”. Khi đem tới nét đặc thù của mình 
- là loan báo Tin Mừng của Chúa Kitô, 
Giáo hội đóng góp vào việc phát triển 
nhân bản và thiêng liêng của con người 
nhưng cũng đóng góp vào sự phát triển 
đất nước. Việc tham gia vào tiến trình 
này là một bổn phận và một đóng góp 
quan trọng nhất là vào thời điểm mà 
Việt Nam đang từ từ mở ra đối với cộng 
đồng quốc tế”. 
Và một đoạn của Huấn từ không thể 
không nhắc đến, đó là việc Giáo hoàng 
nhắc nhở các vị mục tử về sự hợp tác 
lành mạnh giữa Giáo hội với cộng đồng 
chính trị. “Anh em cũng như Tôi đều biết 
rằng một sự hợp tác lành mạnh giữa 
Giáo hội và cộng đồng chính trị đều có 
thể thực hiện được. Về điểm này, Giáo hội 
mời gọi mọi phần tử của mình dấn thân 
cách chân thành nhằm xây dựng một xã 
hội công bằng, liên đới và bình đẳng. 
Giáo hội không hề muốn thay thế chính 
quyền, nhưng chỉ mong rằng trong tinh 
thần đối thoại và hợp tác tôn trọng nhau, 
Giáo hội có thể góp phần mình vào đời 
sống của đất nước, nhằm phục vụ tất cả 
mọi người dân. Trong khi tham gia tích 
cực theo vị trí dành cho mình việc thực 
hành bác ái xét như các hoạt động có tổ 
chức của các tín hữu, và, đàng khác 
không bao giờ có một tình trạng mà 
trong đó người ta lại không cần tới bác 
ái của mỗi Kitô hữu, bởi vì con người, 
ngoài công bình ra, vẫn cần và sẽ cần tới 
tình yêu (Tđ. Thiên Chúa là tình yêu, S. 
29). Ngoài ra, Tôi thấy điều quan trọng 
này là phải nhấn mạnh rằng các tôn giáo 
không gây ra mối nguy hiểm cho sự 
đoàn kết quốc gia, bởi vì tôn giáo nhằm 
giúp đỡ cá nhân thánh hóa chính mình 
và qua tổ chức của mình, các tôn giáo 
ước mong phục vụ theo nhân cách quảng 
đại và hoàn toàn vô vị lợi”(9). 
Và cũng theo tinh thần trên của Huấn 
từ, khi Giáo hội Công giáo Việt Nam 
chuẩn bị bước vào Năm Thánh 2010, ngày 
17/11/2009, Giáo hoàng Benedicto XVI gửi 
Sứ điệp nhấn mạnh thêm “Năm Thánh là 
một thời điểm chứa chan ân sủng, thuận 
lợi cho việc hòa giải với Thiên Chúa và 
anh em đồng loại. Trong ý hướng đó, 
chúng ta nên nhìn nhận những sai lỗi 
chúng ta đã phạm trong quá khứ và hiện 
tại, đối với anh em đồng đạo, và anh em 
đồng bào, và xin mọi người tha thứ. 
Đồng thời, chúng ta quyết tâm đào sâu 
và phong phú hóa sự hiệp thông trong 
Giáo hội và xây dựng một xã hội công 
bằng, liên đới và bình đẳng, bằng con 
đường đối thoại chính thực, tôn trọng 
lẫn nhau và hợp tác cách lành mạnh 
với nhau”(10). 
Giáo hội Công giáo Việt Nam tiếp thu 
triệt để hai văn kiện của Giáo hoàng 
8. Nguyễn Đình Đầu. Dấu ấn 50 năm hàng giáo 
phẩm Việt Nam, Nxb. Tôn giáo, 2010, tr. 148. 
9. ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam. Năm 
Thánh 2010 “ Xây dựng Giáo hội Mầu nhiệm - Hiệp 
thông - Sứ vụ, tr. 37 - 38. 
10. Năm Thánh 2010 “ Xây dựng Giáo hội Mầu 
nhiệm - Hiệp thông - Sứ vụ, Sđd, tr. 22. 
20 Nghiên cứu Tôn giáo. Số 8 - 2012 
 20
Benedicto XVI vào việc thực hiện Năm 
Thánh 2010. Diễn văn khai mạc Năm 
Thánh 2010 của Giám mục Chủ tịch Hội 
đồng Giám mục Việt Nam Nguyễn Văn 
Nhơn và Bài giảng Lễ các Thánh tử đạo 
Việt Nam ngày 24/11/2009 nhân ngày 
khai mạc Năm Thánh 2010 tại Sở Kiện, 
Hà Nội của Giám mục Nguyễn Chí Linh 
đều có phần sám hối, hòa giải, đối thoại 
với đồng bào khác đạo trong một mong 
muốn sống tình huynh đệ đối với đồng 
bào trong cùng một quốc gia. 
Phần cuối Diễn văn khai mạc Năm 
Thánh 2010 viết: Giáo hội Chúa Kitô trên 
trần gian là Giáo hội lữ hành, nghĩa là 
một cộng đoàn còn đang trên đường đi, 
chưa đạt tới đích điểm là Nước Trời. Vì 
thế, chúng ta không tránh khỏi những 
lỗi lầm và thiếu sót của cá nhân cũng 
như cộng đoàn. Chúng ta khiêm tốn nhìn 
nhận những lỗi lầm thiếu sót đó, chân 
thành xin Chúa và mọi người tha thứ, để 
với tâm hồn thanh thản, chúng ta mạnh 
mẽ tiến lên trên con đường loan báo 
Chúa Giêsu và Tin Mừng của Người cho 
anh chị em đồng bào mình”(11). Cũng với 
tinh thần ấy, Bài giảng Lễ các Thánh tử 
đạo Việt Nam ngày 24/11/2009 nhân dịp 
khai mạc Năm Thánh 2010 cũng có đoạn: 
“Qua ngày khai mạc Năm Thánh hôm 
nay, chúng tôi muốn gửi đến tất cả 
những ai không cùng niềm tin, thông 
điệp của Đức Giêsu, Đấng sáng lập Kitô 
giáo, thông điệp của sự hòa đồng không 
biên giới “mọi dân, mọi nước, mọi ngôn 
ngữ và mầu da”. Chúng tôi muốn chia sẻ 
khát vọng mở rộng vòng tay thân ái của 
người có đạo, của Giáo hội Công giáo. 
Chúng tôi muốn nói lời xin lỗi với tất cả 
những ai, cách này hay cách khác đã 
không hài lòng về người Công giáo và 
Giáo hội Công giáo. 
Đã đến lúc người Việt Nam phải thẳng 
thắn nhìn nhận rằng chúng ta đã làm 
khổ nhau quá nhiều vì bảo thủ chính 
kiến và thành kiến, vì độc tôn phe nhóm 
và tù tội. Phải khép lại quá khứ tị hiềm, 
ngờ vực để thế hệ mai sau không quy 
trách thế hệ chúng ta. Hãy cùng nhau 
chia sẻ giấc mơ chung về đất nước, quê 
hương, dân tộc, xã hội, để giới trẻ chúng 
ta an lòng tin tưởng bước vào tương lai. 
Tắt một lời: mang trái tim Việt Nam, 
trên đất mẹ thân yêu hay ở bất kì đâu, 
người Việt Nam là anh em một nhà. 
Amen”(12). 
Những gì diễn ra ở ngày khai mạc 
Năm Thánh 2010 và trong Năm Thánh 
cũng như những gì đã diễn ra sau đó cho 
thấy Giáo hội Công giáo đang kiên định 
thực hiện: tạ ơn, sám hối, canh tân và hòa 
giải trong đó có vấn đề Công giáo và 
Dân tộc. 
Và đó cũng chính là trách nhiệm 
chính trị của người Công giáo đối với 
dân tộc Việt Nam./. 
11. Năm Thánh 2010 “ Xây dựng Giáo hội Mầu 
nhiệm - Hiệp thông - Sứ vụ, Sđd, tr. 26. 
12. Năm Thánh 2010 “ Xây dựng Giáo hội Mầu 
nhiệm - Hiệp thông - Sứ vụ, Sđd, tr. 30. 

File đính kèm:

  • pdfnguoi_cong_giao_viet_nam_voi_trach_nhiem_chinh_tri.pdf