Ngoại thương Việt Nam trong thời kì đổi mới (1986 - 2014)

Trong gần 30 năm đổi mới (1986 - 2014) nền ngoại thương Việt Nam đã có sự

phát triển không ngừng về tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất - nhập khẩu, quy mô, cơ cấu

mặt hàng và mối quan hệ với các thị trường lớn trên thế giới, kích thích các ngành kinh tế

khác phát triển, đồng thời khơi dậy những tiềm lực và lợi thế cạnh tranh của Việt Nam. Sự

phát triển của ngành ngoại thương không chỉ có đóng góp lớn đối với sự phát triển chung

của kinh tế đất nước mà còn là một lĩnh vực quan trọng của kinh tế đối ngoại, thúc đẩy

nhanh chóng quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam.

pdf 7 trang kimcuc 2980
Bạn đang xem tài liệu "Ngoại thương Việt Nam trong thời kì đổi mới (1986 - 2014)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Ngoại thương Việt Nam trong thời kì đổi mới (1986 - 2014)

Ngoại thương Việt Nam trong thời kì đổi mới (1986 - 2014)
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1067.2016-0070
Social Sci., 2016, Vol. 61, No. 5, pp. 124-130
This paper is available online at 
NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM TRONG THỜI KÌ ĐỔI MỚI (1986 - 2014)
Nguyễn Thùy Linh
Khoa Lịch sử, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2
Tóm tắt. Trong gần 30 năm đổi mới (1986 - 2014) nền ngoại thương Việt Nam đã có sự
phát triển không ngừng về tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất - nhập khẩu, quy mô, cơ cấu
mặt hàng và mối quan hệ với các thị trường lớn trên thế giới, kích thích các ngành kinh tế
khác phát triển, đồng thời khơi dậy những tiềm lực và lợi thế cạnh tranh của Việt Nam. Sự
phát triển của ngành ngoại thương không chỉ có đóng góp lớn đối với sự phát triển chung
của kinh tế đất nước mà còn là một lĩnh vực quan trọng của kinh tế đối ngoại, thúc đẩy
nhanh chóng quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam.
Từ khóa: Đổi mới, ngoại thương.
1. Mở đầu
Vấn đề sự phát triển của ngoại thương Việt Nam thời gian gần đây đã được quan tâm nghiên
cứu nhưng chủ yếu trong lĩnh vực kinh tế ngành. Điều này được phản ánh qua các công trình như
sau:
Tác giả Thế Đạt trong công trình Quản lí kinh tế đối ngoại của Việt Nam [3] đã trình bày rõ
những quan điểm của Đảng cộng sản và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đối với
lĩnh vực kinh tế đối ngoại nói chung và ngoại thương Việt Nam nói riêng, và trình bày một cách
khái quát sự phát triển của ngành ngoại thương từ năm 1945 đến năm 2000.
Cuốn sách Kinh tế đối ngoại Việt Nam [9] của tác giả Nguyễn Văn Trình đã cung cấp những
định hướng cơ bản cho việc lựa chọn các lĩnh vực tiêu biểu nhất của kinh tế đối ngoại, cũng như
cung cấp một số số liệu trên các lĩnh vực đã được chọn như ngoại thương, kiều hối, xuất khẩu lao
động,...
Ngoài ra còn nhiều bài viết trên các tạp chí như: Tạp chí kinh tế và Phát triển, Tạp chí Kinh
tế châu Á - Thái Bình Dương, Tạp chí Cộng sản, Tạp chí Quản lí nhà nước, Tạp chí Khoa học và
xã hội, Thời báo kinh tế Việt Nam,...
Bài phỏng vấn Phó Thủ tướng Vũ Khoan trên Tạp chí quản lí Nhà nước trong đầu xuân năm
2004 Đẩy mạnh kinh tế đối ngoại trước yêu cầu hội nhập kinh tế thế giới [5] đã khẳng định một
lần nữa vị trí của kinh tế đối ngoại đối với sự phát triển chung của đất nước, và được Đảng đầu tư
coi trọng.
Tác giả Lê Danh Vĩnh đã chỉ ra những khó khăn trong lĩnh vực ngoại thương khi Việt Nam
Ngày nhận bài: 5/1/2016. Ngày nhận đăng: 20/5/2016
Liên hệ: Nguyễn Thùy Linh, e-mail: Nguyenthuylinh.lk@gmail.com
124
Ngoại thương Việt Nam trong thời kì Đổi mới (1986 - 2014)
hội nhập vào nền kinh tế quốc tế, đồng thời nêu ra một số biện pháp chủ động phòng tránh các vụ
kiện thương mại của nước ngoài [10].
Tác giả Nguyễn Thường Lạng cũng đã trình bày quan niệm về lĩnh vực kinh tế đối ngoại
đối với sự phát triển của đất nước, đồng thời phân tích tình hình phát triển kinh tế đối ngoại Việt
Nam, trong đó bao gồm: hoạt động xuất nhập khẩu, đầu tư nước ngoài và chuyển giao công nghệ,
xuất khẩu lao động [4].
Mặc dù các công trình trên không trực tiếp chọn vấn đề ngoại thương Việt Nam từ năm
1986 đến năm 2014 làm đối tượng cũng như phạm vi khảo sát nhưng chúng có ý nghĩa định hướng
và gợi mở cho chúng tôi rất nhiều, không chỉ ở bình diện phương pháp tiếp cận và nghiên cứu đối
tượng mà cả những vấn đề nóng bỏng, cấp thiết mà lĩnh vực ngoại thương đóng góp trong công
cuộc đổi mới toàn diện đất nước. Tuy đặt ra và giải quyết vấn đề ở các mức độ khác nhau, với sự
dụng công đầu tư khác nhau, nhưng tác giả các công trình đó mới chỉ tập trung nghiên cứu, tìm
hiểu về sự chuyển biến của ngành ngoại thương ở góc độ kinh tế ngành. Việc phác họa những nét
nổi bật nhất của ngoại thương trong gần 30 năm đổi mới đến nay chưa có công trình nào đề cập
đến. Vì vậy, trong công trình nghiên cứu này chúng tôi đặt ra và giải quyết bước đầu những vấn đề
nói trên.
2. Nội dung nghiên cứu
Ngoại thương Việt Nam thời kì Đổi mới chia thành hai giai đoạn: Giai đoạn từ 1986 đến
1995 và giai đoạn từ 1995 đến 2014.
2.1. Giai đoạn 1986 - 1995
Từ nửa sau những năm 80 của thế kỉ XX, tình hình thế giới có nhiều biến chuyển mạnh mẽ:
Sự khủng hoảng, suy yếu và sau đó là tan rã của hệ thống xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu
đã dẫn tới cơ cấu địa - chính trị và sự phân bố quyền lực trên thế giới bị đảo lộn. Chủ nghĩa xã hội
hiện thực lâm vào thoái trào, đẩy cuộc khủng hoảng của phong trào Cộng sản và công nhân Quốc
tế càng trở nên trầm trọng. Thêm vào đó, xu thế toàn cầu hóa kinh tế đã buộc tất cả các quốc gia
trên thế giới điều chỉnh, thay đổi chiến lược phát triển kinh tế nhằm ổn định tình hình trong nước,
đồng thời giao lưu, hợp tác với các nước khác trong xu thế đa dạng hóa, đa phương hóa quốc tế.
Tại Việt Nam, cuộc khủng hoảng kinh tế - chính trị - xã hội trong nước khiến đời sống
người dân gặp nhiều khó khăn. Cùng lúc đó, các lực lượng thù địch đã thực hiện bao vây cô lập về
chính trị, cấm vận về kinh tế khiến cho Việt Nam không thể nhập khẩu công nghệ mới từ các nước
phương Tây, không thể làm ăn trực tiếp với các công ti đa quốc gia, tài khoản bị phong tỏa, sức ép
kinh tế trở thành mối quan tâm hàng đầu. Trước tình hình đó, đại hội Đảng VI của Đảng Cộng sản
Việt Nam đã đề ra đường lối đổi mới toàn diện trong đó có đường lối đối ngoại. Đại hội Đảng VI
xác định: "Nhiệm vụ ổn định và phát triển kinh tế trong chặng đường đầu tiên cũng như sự nghiệp
phát triển khoa học kĩ thuật và công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa của nước ta tiến nhanh hay chậm,
điều đó phụ thuộc một phần quan trọng vào việc mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại"
[2;81], trong đó có ngoại thương. Lần đầu tiên các thuật ngữ “đa dạng hoá kinh tế đối ngoại", “đa
phương hoá thị trường”... được đề cập đến trong các chủ chương, chính sách phát triển kinh tế đối
ngoại. Quan niệm cứng nhắc về “độc quyền ngoại thương” từng bước được xem xét lại. Đáng lưu
ý, ngoại thương đặc biệt là các hoạt động sản xuất - kinh doanh, xuất khẩu đã được đề cao, coi đó
là một trong 3 chương trình kinh tế trọng điểm của Việt Nam (lương thực - thực phẩm, sản xuất
hàng tiêu dùng, sản xuất hàng xuất khẩu). Với những chính sách mới, ngoại thương Việt Nam từ
năm 1986 có sự chuyển mình so với giai đoạn trước.
125
Nguyễn Thùy Linh
Trước năm 1986, Nhà nước thực hiện chính sách độc quyền ngoại thương. Cơ chế quan liêu
bao cấp làm cho ngoại thương Việt Nam mất tính năng động, hàng Việt Nam rất khó xuất khẩu và
chủng loại rất nghèo nàn, tổng giá trị xuất nhập khẩu hàng hóa thấp.
Bảng 1. Bảng kim ngạch xuất - nhập khẩu từ năm 1976 đến năm 1985 [3;75]
Năm Kim ngạch xuất - nhập khẩu Tổng số
Xuất khẩu Nhập khẩu
1976 222,7 1024,1 1246,8
1980 338,6 1314,2 1632,8
1981 401,2 1382,2 1783,4
1982 526,6 1472,2 1998,8
1983 616,5 1526,7 2143,2
1984 649,6 1715,0 2394,6
1985 698,5 1857,4 3309,3
Bảng số liệu trên cho thấy, quy mô ngành ngoại thương từ năm 1976 đến 1985 còn tương
đối nhỏ bé, từ hơn 1 tỉ USD đến hơn 3 tỉ USD/ năm. Trong đó, nhập bao giờ cũng cao hơn xuất
khẩu từ 2,5 lần (1983) đến 4,5 lần (1976): 1976: 4,5 lần; 1980: 3,88 lần; 1981: 3,44 lần; 1982: 2,8
lần; 1983: 2,5 lần; 1984 2,64 lần; 1985: 2,65 lần. Tuy nhiên xu hướng chung là: xuất - nhập khẩu
đều tăng năm sau cao hơn năm trước, từ năm 1976 đến năm 1985 đã tăng 2062,5 triệu USD.
Quan hệ thương mại giai đoạn trước năm 1986 của Việt Nam tập trung ở nhóm các nước xã
hội chủ nghĩa là chủ yếu. Trong tổng số 222,7 triệu USD xuất khẩu của Việt Nam năm 1976 thì
nhóm các nước xã hội chủ nghĩa là 132,9 triệu USD (chiếm 59,7%), các nước tư bản chủ nghĩa là
43,4 triệu USD (chiếm 19,5 %) và các nước đang phát triển khác là 46,3 triệu USD (chiếm 20,8%),
tới năm 1985, trong tổng số 594,3 triệu USD xuất khẩu thì nhóm các nước xã hội chủ nghĩa là 425,8
triệu USD (chiếm 71,6%), các nước tư bản chủ nghĩa là 58 triệu USD (chiếm 9,8%), còn lại 110,5
triệu USD xuất khẩu sang các nước đang phát triển (chiếm 18,6%) [5;296].
Từ sau 1986, Nhà nước đã bãi bỏ độc quyền ngoại thương, đồng thời, Nhà nước trao quyền
tham gia hoạt động ngoại thương cho các địa phương và các doanh nghiệp khiến các doanh nghiệp
thuộc mọi thành phần kinh tế đều có thể tham gia hoạt động ngoại thương như Nghị định 64/HĐBT,
ngày 10/6/1989; Nghị định 114/HĐBT ngày 7/7/1992; Nghị định 33/CP ngày 19/4/1994, bãi bỏ
phần lớn hạn ngạch xuất nhập khẩu và có chính sách khuyến khích xuất nhập khẩu như: ban hành
thuế xuất nhập khẩu hợp lí, trợ cấp cho xuất khẩu, thay đổi tỉ giá và đồng tiền chuyển đổi từ đồng
rúp sang đôla. Từ đó, ngoại thương Việt Nam có những chuyển biến đáng kể:
Thứ nhất: Quan hệ thương mại giữa Việt Nam với các nước tăng lên nhanh chóng
Nếu như năm 1986, Việt Nam có quan hệ thương mại với 43 nước (chủ yếu là các nước xã
hội chủ nghĩa và các nước đang phát triển) thì tới năm 1995, có 100 quốc gia và vùng lãnh thổ có
quan hệ thương mại với Việt Nam.
Thứ 2: Tổng giá trị xuất - nhập khẩu hàng hóa tăng nhanh
Qua bảng số liệu và biểu đồ, có thể thấy được, ngoại thương Việt Nam từ năm 1976 đến
1995 có bước phát triển không ngừng, nếu như tổng giá trị xuất - nhập khẩu hàng hóa năm 1976
đạt 1,2 tỉ USD tới năm 1985 đạt 3,3 tỉ USD, tăng gấp gần 3 lần (2,1 tỉ USD) thì năm 1995 đạt 13,6
tỉ USD (gấp hơn 10 lần so với năm 1976 và gấp 4 lần so với năm 1986), tăng hơn 10,3 tỉ USD
so với năm 1986. Trong 10 năm đó, cán cân thương mại luôn âm, giá trị nhập khẩu lớn hơn xuất
khẩu. Nguyên nhân do hàng hóa Việt Nam xuất đi chủ yếu là các nguyên liệu thô như than đá, dầu
thô, các sản phẩm nông - lâm - ngư nghiệp như gạo, chè, cà phê, cao su, tiêu, thủy sản,... Trong
126
Ngoại thương Việt Nam trong thời kì Đổi mới (1986 - 2014)
Biểu đồ 1. Giá trị ngành ngoại thương Việt Nam giai đoạn 1986 - 1995
(Nguồn: Tổng cục thống kê, niên giám thống kê các năm 1987, 1990, 1993, 1996.
Đơn vị: Tỉ USD)
khi đó hàng hóa nhập về lại là những sản phẩm được sản xuất với kĩ thuật cao nên giá trị cao hơn,
như ô tô, xăng dầu, sắt thép, xe máy, chất dẻo,...
2.2. Giai đoạn 1995 - 2014
Đây là giai đoạn cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật phát triển nhanh như vũ bão, cuộc cách
mạng này trực tiếp hay gián tiếp dẫn đến những biến đổi về kinh tế – xã hội – văn hóa – tư tưởng
và lối sống. Nó buộc các quốc gia thuộc các hệ thống xã hội khác nhau và cộng đồng thế giới phải
thay đổi cơ chế quản lí, phải cải cách hành chính, từ bỏ cơ chế mô hình không phù hợp và chính
nó đã đưa các quốc gia xích lại gần nhau hơn nhằm trao đổi, học hỏi, tiếp thu những thành tựu của
cách mạng. Tại Việt Nam, Đại hội Đảng VIII đã thông qua cương lĩnh xây dựng đất nước trong
thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội, trong đó có đề ra chính sách đối ngoại. Trước hết, Việt Nam
đã khôi phục được những mối quan hệ song phương bị rạn nứt trước đây, đồng thời thiết lập quan
hệ ngoại giao với nhiều nước, nhiều tổ chức tài chính - tiền tệ và các tổ chức kinh tế, thương mại
trên thế giới. Năm 1995, Việt Nam bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Mĩ, gia nhập Hiệp hội
các nước Đông Nam á (ASEAN), sau đó là AFTA, kí hiệp định khung về hợp tác kinh tế - thương
mại - khoa học kĩ thuật với EU. Năm 1996, Việt Nam tham gia diễn đàn hợp tác Á - Âu (ASEM).
Năm 1998, Việt Nam tham gia diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC), gia
nhập WTO (2006) và gần đây nhất là tham gia đàm phán trong hiệp định TPP (2008). Tiếp đó,
Việt Nam thiết lập quan hệ song phương với hầu hết các nước trên thế giới, tính tới năm 2011, Việt
Nam có quan hệ ngoại giao với 179 nước và quan hệ buôn bán với 230 nước và vùng lãnh thổ trên
thế giới. Trên cơ sở các mối quan hệ song phương và đa phương đó, hoạt động ngoại thương có cơ
sở để phát triển mạnh mẽ, đạt nhiều kết quả đáng ghi nhận
Trước tiên là sự tăng vọt là tổng giá trị xuất - nhập khẩu hàng hóa
Sơ đồ trên đã biểu thị sự tăng lên nhanh chóng giá trị xuất - nhập khẩu của ngành ngoại
thương, từ 13,6 tỉ USD (năm 1995) lên 298,1 tỉ USD (năm 2014). Như vậy, trong vòng gần 20
năm, tổng giá trị ngành ngoại thương tăng 21,9 lần (tương đương với 284,5 tỉ USD). Năm 2006,
Việt Nam gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO), thì một năm sau, tức năm 2007, lần đầu
tiên tỉ trọng ngành ngoại thương đạt mức ba con số (111,3 tỉ USD). Nhìn chung, tỉ trọng ngành
127
Nguyễn Thùy Linh
Biểu đồ 3. Tổng giá trị xuất - nhập khẩu ngành ngoại thương Việt Nam giai đoạn 1995 - 2014
(Nguồn: Tổng cục thống kê, niên giám thống kê các năm 1996, 2000, 2003, 2005,
2008, 2010, 2014. Đơn vị: Tỉ USD)
ngoại thương Việt Nam tăng liên tục (dù nền kinh tế Việt Nam có những năm bị ảnh hưởng bởi các
cuộc khủng hoảng chung của thế giới và khu vực, như khủng hoảng tài chính tiền tệ châu Á năm
1997 hay khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008). Có sự tăng liên tục là do đường lối chính
sách của Nhà nước tạo điều kiện cho phát triển ngoại thương, hơn nữa, trình độ quản lí và sản xuất
các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam ngày được được cải thiện, nâng cao, đáp ứng được yêu cầu
của bạn hàng.
Thứ hai, bên cạnh tổng giá trị xuất - nhập khẩu hàng hóa là số nước và vùng lãnh thổ
có quan hệ thương mại với Việt Nam cũng tăng đáng kể. Năm 1995, có 100 quốc gia và vùng
lãnh thổ có quan hệ thương mại với Việt Nam thì tới năm 2005, là 210 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Thị trường xuất khẩu không ngừng mở rộng ra toàn thế giới, vươn tới khắp các châu lục. Đặc biệt,
các doanh nghiệp trên cả nước đang đầu tư vốn, cũng như khoa học kĩ thuật để sản xuất những mặt
hàng có giá thành rẻ, chất lượng cao nhằm đáp ứng yêu cầu chất lượng của các thị trường nhập
khẩu khó tính như Mỹ, EU, Nhật Bản. Năm 2013, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam lớn nhất tại
thị trường EU với 24,33 tỉ USD, tiếp đến là Mỹ với 23,87 tỉ USD, Nhật Bản là 13,65 tỉ USD và
Trung Quốc là 13,26 tỉ USD [10].
Thứ ba, kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nammỗi năm bình quân tăng hơn 20% (gấp
3 lần mức tăng trưởng GDP). Nếu lấy tổng kim ngạch xuất nhập khẩu so với GDP để làm thước đo
về mức độ hội nhập và phụ thuộc vào nền kinh tế thế giới thì Việt Nam là một trong những nước
có mức độ hội nhập quốc tế cao nhất so với các nước ASEAN và các nước trên thế giới. Nếu năm
1995, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu bằng 65,4% GDP thì đến năm 2014 là 158,9% GDP (nghĩa
là gấp 1,5 lần GDP).
Thứ tư, hàng hóa xuất nhập khẩu của Việt Nam đa dạng và phong phú hơn. Hàng hóa
xuất khẩu bao gồm hầu hết các lĩnh vực của nền kinh tế: nông nghiệp, công nghiệp, ngư nghiệp,
xây dựng, sở hữu trí tuệ, xuất khẩu lao động, xuất khẩu tư bản. Cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu
của Việt Nam ngày càng cải tiến theo hướng đa dạng hóa, giảm dần tỉ trọng hàng hóa thô chưa qua
chế biến, tăng dần tỉ trọng hàng hóa đã qua chế biến. Trong năm 1995, hàng xuất khẩu chủ lực của
Việt Nam là dầu thô, thủy sản, gạo, dệt may, cà phê, lâm sản, cao su, lạc, điều. Năm 2014, các mặt
128
Ngoại thương Việt Nam trong thời kì Đổi mới (1986 - 2014)
hàng xuất khẩu chủ yếu là dầu thô, dệt may, giày dép, thủy sản, sản phẩm gỗ, điện tử, gạo. Cũng
trong năm này, xuất khẩu hàng thô là 27,7 tỉ USD (chiếm 18,2%) thì xuất khẩu hàng đã qua chế
biến hoặc tinh chế là 104,2 tỉ USD (chiếm 68,5%). Như vậy cơ cấu hàng xuất khẩu của nước ta đã
thay đổi theo xu hướng tăng các chủng loại mặt hàng chế biến, chế tạo. Các mặt hàng xuất khẩu ở
nước ta ngày càng tăng về số lượng. Đến năm 2014 có gần 20 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu
trên 1 tỉ đô la, trong đó cao nhất là ngành chế tạo điện thoại các loại và linh kiện (23,6 tỉ USD),
tiếp đó là ngành dệt may (trên 20 tỉ USD), kế đến là hàng điện tử, máy tính và linh kiện (hơn 11
tỉ USD). Trong nhiều năm, Việt Nam đã trở thành nước xuất khẩu nhất nhì thế giới về một số mặt
hàng như gạo, tiêu, điều, cà phê, cá tra, basa...
3. Kết luận
- Thành tựu
Nhìn chung lại có thể thấy, gần 30 năm đổi mới toàn diện đất nước, ngoại thương Việt Nam
đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể:
Tổng giá trị hàng hóa tăng từ 3,0 tỉ USD (năm 1986) lên 298,1 tỉ USD (năm 2014), nghĩa
là tăng 295,1 tỉ USD (gần 100 lần).
Thị trường được mở rộng từ 43 nước và vùng lãnh thổ có quan hệ thương mại với Việt Nam
năm 1986, đến năm 2014 là hơn 200 nước và vùng lãnh thổ. Hàng hóa Việt Nam có mặt ở khắp
các châu lục, len lỏi tới từng quốc gia, kể cả những quốc gia khó tính nhất. Số lượng và sản lượng
các mặt hàng xuất nhập khẩu tăng không ngừng.
Chất lượng hàng hóa của Việt Nam được nâng cao hơn về mẫu mã, chất lượng để thích ứng
với sự cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Hàng hóa Việt Nam có mặt khắp các châu lục, len lỏi tới
từng quốc gia, kể cả những quốc gia khó tính nhất.
- Tác động
Sự phát triển của ngành ngoại thương có tác động không nhỏ đối với nền kinh tế đất nước.
Bản thân ngành ngoại thương với tỉ trọng thương mại hàng hóa quốc tế trên GDP đạt mức như hiện
nay đã đưa nền kinh tế Việt Nam trở thành một trong những nền kinh tế mở hướng vào thương mại
quốc tế nhất.
Sự giao lưu, trao đổi các loại hàng hóa cũng như hội nhập vào nền kinh tế quốc tế đã thúc
đẩy Việt Nam có những tiến bộ không ngừng trong phát triển khoa học kĩ thuật nhằm nâng cao
chất lượng các mặt hàng, đáp ứng được cả những tiêu chuẩn khắt khe của các bạn hàng chất lượng
cao như EU, Mĩ, Nhật Bản,...
Ngoại thương Việt Nam được mở rộng và phát triển, đồng nghĩa với việc kinh tế Việt Nam
đã hội nhập vào kinh tế thế giới. Từ chỗ bị bao vây, cô lập, Việt Nam đã có quan hệ với các nước
khác trên thế giới và trong khu vực. Chủ động hội nhập và tuân thủ những luật lệ thương mại chung
đã khiến Việt Nam chứng tỏ được sức mạnh kinh tế quốc gia. Đây là cơ sở để khẳng định và nâng
cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.
Hơn nữa, sự phát triển của ngoại thương đã tạo ra một khối lượng hàng hóa tương đối lớn.
Và vì thế các ngành công - nông nghiệp - dịch vụ phụ trợ cũng phát triển theo, khai thác được tiềm
năng kinh tế các vùng miền và các đơn vị sản xuất kinh doanh, điều này đồng nghĩa với việc giải
quyết được một phần vấn đề việc làm cho người lao động và nâng cao mức sống của người dân.
- Hạn chế
Trong quá trình hội nhập vào nền kinh tế quốc tế, ngoại thương Việt Nam vẫn còn gặp phải
129
Nguyễn Thùy Linh
một số khó khăn như sức cạnh tranh của hàng hóa chưa cao (bởi trình độ quản lí và sản xuất thấp,
việc áp dụng khoa học kĩ thuật còn hạn chế), tình trạng nhập siêu, những vụ kiện thương mại vẫn
còn tồn tại.
Tuy nhiên những thành tựu và hạn chế trong 30 năm qua sẽ là những bài học kinh nghiệm
quý báu và sẽ tạo đà cho ngoại thương Việt Nam vượt qua những khó khăn hạn chế để phát triển
cao hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Lê Thanh Bình, 2002. Kinh tế đối ngoại trong bối cảnh toàn cầu hóa. Nxb Chính trị Quốc gia,
Hà Nội.
[2] Đảng Cộng sản Việt Nam, 1987. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI. Nxb Sự thật,
Hà Nội
[3] Thế Đạt, 2001. Quản lí kinh tế đối ngoại của Việt Nam. Nxb Hà Nội.
[4] Nguyễn Thường Lạng, 2007. Phát triển lĩnh vực kinh tế đối ngoại Việt Nam trong tiến trình
hội nhập kinh tế quốc tế. Tạp chí Kinh tế và Phát triển, số 117, tháng 3.
[5] Phỏng vấn đồng chí Vũ Khoan, 2004. Đẩy mạnh kinh tế đối ngoại trước yêu cầu hội nhập kinh
tế thế giới. Tạp chí Quản lí nhà nước, số 96, tháng 1.
[6] Tổng cục thống kê, 1989. Niên giám thống kê 1987. Nxb Thống kê, Hà Nội.
[7] Tổng cục thống kê. Niên giám thống kê các năm 1989, 1990, 1993, 1995, 1996, 2000, 2003,
2005, 2008, 2010, 2012, 2014. Nxb Thống kê, Hà Nội.
[8] Tổng cục thống kê, 2006. Việt Nam 20 năm đổi mới và phát triển. Nxb Thống kê, Hà Nội.
[9] Nguyễn Văn Trình (Cb), 2006. Kinh tế đối ngoại Việt Nam. Nxb ĐH Quốc gia thành phố Hồ
Chí Minh.
[10] Lê Danh Vĩnh, 2005. Các vụ kiện thương mại và việc chủ động phòng chống trong quá trình
hội nhập kinh tế quốc tế. Tạp chí Cộng sản, số 12, tháng 6, tr.24-28.
[11] 
ABSTRACT
The foreign trade in Vietnam in Doi Moi (1986 - 2014)
In nearly 30 years of Doi Moi (1986 - 2014), the foreign trade in Vietnam kept growing in
terms of export and import size, scale, commodity structures and relationships with major markets
in the world, stimulating the development of other economic sectors to awake the economic
potential and competitive advantage of Vietnam. Not only had the foreign trade contributed a
great deal to the development of the country in all aspects, but it also was one of the important
factor of the external economy, promoting integration process of Vietnam to the global economy.
Keywords: Doi Moi, Foreign trade.
130

File đính kèm:

  • pdfngoai_thuong_viet_nam_trong_thoi_ki_doi_moi_1986_2014.pdf