Nghiên cứu ý nghĩa một số đồ án hoa văn truyền thống Trung Quốc

Đất nước Trung Quốc có nền văn hoá dân gian đặc sắc nổi tiếng thế giới. Nghệ thuật đồ hoạ Trung Quốc là một

trong những nghệ thuật dân gian được lưu truyền từ đời này qua đời khác. Mỗi một đồ án hoa văn truyền thống

đều mang một ý nghĩa sâu sắc phản ánh rất rõ tư tưởng tôn giáo, văn hoá dân tộc. Nghệ thuật đồ họa này đã có

ảnh hưởng nhất định đến văn hóa nghệ thuật Việt Nam. Tuy nhiên cho đến nay, ở Việt Nam việc nghiên cứu

tìm hiểu dòng chảy sâu kín của ngôn ngữ đồ án hoa văn Trung Quốc còn ít, còn có nhiều điều chưa biết ẩn giấu

đằng sau nó. Bài viết này nghiên cứu ý nghĩa một số đồ án hoa văn truyền thống Trung quốc, những nghiên cứu

đã chỉ ra hoa văn được sử dụng trong đồ án truyền thống rất phong phú như hoa văn động vật, thực vật, nhóm

hoa văn theo tích cổ. Ý nghĩa đồ án được lấy từ vẻ đẹp thanh cao, quyền quý, khí phách của hình ảnh thật, hoặc

sử dụng đồng âm để lấy ý nghĩa tốt đẹp. Đối với đồ án hoa văn tích cổ, ý nghĩa lấy theo ý nghĩa của tích cổ.

pdf 10 trang kimcuc 8080
Bạn đang xem tài liệu "Nghiên cứu ý nghĩa một số đồ án hoa văn truyền thống Trung Quốc", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nghiên cứu ý nghĩa một số đồ án hoa văn truyền thống Trung Quốc

Nghiên cứu ý nghĩa một số đồ án hoa văn truyền thống Trung Quốc
Công nghiệp rừng 
 96 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 2-2016 
NGHIÊN CỨU Ý NGHĨA MỘT SỐ ĐỒ ÁN HOA VĂN 
TRUYỀN THỐNG TRUNG QUỐC 
Nguyễn Thị Vĩnh Khánh1, Tô Lan Hương2, Nguyễn Văn Huyến3 
1TS. Trường Đại học Lâm nghiệp 
2ThS. Trường Đại học Lâm nghiệp 
3ThS. Trường Đại học Lâm nghiệp 
TÓM TẮT 
Đất nước Trung Quốc có nền văn hoá dân gian đặc sắc nổi tiếng thế giới. Nghệ thuật đồ hoạ Trung Quốc là một 
trong những nghệ thuật dân gian được lưu truyền từ đời này qua đời khác. Mỗi một đồ án hoa văn truyền thống 
đều mang một ý nghĩa sâu sắc phản ánh rất rõ tư tưởng tôn giáo, văn hoá dân tộc. Nghệ thuật đồ họa này đã có 
ảnh hưởng nhất định đến văn hóa nghệ thuật Việt Nam. Tuy nhiên cho đến nay, ở Việt Nam việc nghiên cứu 
tìm hiểu dòng chảy sâu kín của ngôn ngữ đồ án hoa văn Trung Quốc còn ít, còn có nhiều điều chưa biết ẩn giấu 
đằng sau nó. Bài viết này nghiên cứu ý nghĩa một số đồ án hoa văn truyền thống Trung quốc, những nghiên cứu 
đã chỉ ra hoa văn được sử dụng trong đồ án truyền thống rất phong phú như hoa văn động vật, thực vật, nhóm 
hoa văn theo tích cổ. Ý nghĩa đồ án được lấy từ vẻ đẹp thanh cao, quyền quý, khí phách của hình ảnh thật, hoặc 
sử dụng đồng âm để lấy ý nghĩa tốt đẹp. Đối với đồ án hoa văn tích cổ, ý nghĩa lấy theo ý nghĩa của tích cổ. 
Từ khoá: Đồ án hoa văn, hoa văn truyền thống, Trung Quốc. 
I. ĐẶT VẤN ĐỀ 
Trung Quốc là một trong những cái nôi của 
văn minh nhân loại, đất nước rộng lớn, đất đai 
màu mỡ phì nhiêu, điều đó đã tạo cho Trung 
Quốc có nhiều nét đẹp văn hoá mang phong 
cách rất riêng từ văn hoá vật chất như ăn ở mặc 
đi lại đến văn hoá tinh thần như văn chương, 
nghệ thuật. Nghệ thuật đồ hoạ Trung Quốc có 
từ lâu đời, là một trong những nghệ thuật dân 
gian đặc sắc được lưu truyền từ đời này qua 
đời khác. Mỗi một đồ án hoa văn truyền thống 
đều mang một ý nghĩa sâu sắc phản ánh rất rõ 
tư tưởng tôn giáo, văn hoá dân tộc. Nghệ thuật 
đồ họa này đã có ảnh hưởng nhất định đến 
văn hóa nghệ thuật Việt Nam, tuy nhiên cho 
đến nay, ở Việt Nam việc nghiên cứu tìm hiểu 
dòng chảy sâu kín của ngôn ngữ đồ án hoa 
văn Trung Quốc còn ít, còn có nhiều điều 
chưa biết ẩn giấu đằng sau nó. Bài viết này 
nghiên cứu ý nghĩa một số đồ án hoa văn 
truyền thống Trung Quốc làm tài liệu tham 
khảo cho bạn đọc. 
II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
Phương pháp điều tra thực tế: Phương 
pháp này được dùng để tìm hiểu mẫu đồ án hoa 
văn truyền thống Trung Quốc, sưu tầm những 
tài liệu Trung Quốc nghiên cứu về những đồ án 
hoa văn cổ. Tác giả đã nghiên cứu sưu tầm 
được khoảng 50 mẫu đồ án hoa văn truyền 
thống Trung Quốc. Nghiên cứu tìm hiểu đồ án 
hoa văn cổ phản ánh trong các tác phẩm nghệ 
thuật như đồ gốm cổ, tranh cổ, đồ gỗ cổ 
Phương pháp kế thừa: Kế thừa những 
nghiên cứu về đồ án hoa văn truyền thống 
Trung Quốc của chuyên gia nghiên cứu văn 
hoá, kiến trúc, nghiên cứu khảo cổ học, những 
nghiên cứu về văn hoá lịch sử Trung Quốc và 
Việt Nam. Nghiên cứu ý nghĩa của từng đồ án 
truyền thống. 
Phương pháp quy nạp phân tích: Dựa 
trên kiến thức từ tài liệu thu thập, tài liệu kế 
thừa về đồ án hoa văn truyền thống Trung 
Quốc có sự phân tích đánh giá phân loại chủng 
loại hoa văn thường thấy. 
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, THẢO LUẬN 
3.1. Nghiên cứu chủng loại hoa văn thường 
thấy trên đồ án hoa văn truyền thống 
Trung Quốc 
Qua tìm hiểu nghiên cứu về những đồ án 
hoa văn truyền thống, rất nhiều loại hình hoa 
văn được sử dụng, có thể phân chia chủng loại 
như sau: 
Công nghiệp rừng 
 97TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 2-2016 
3.1.1. Hoa văn động vật 
Nhóm thú: Rồng là linh thú được vẽ nhiều 
nhất, rồng được coi là con vật thần có sức 
mạnh vô song, đi đến đâu mang lại điều tốt đẹp 
đến đó. Một số đồ án thường thấy như Rồng 
chầu mặt trời, Rồng nhả ngọc châu, Rồng 
phượng Kỳ lân, Sư tử cũng là linh thú 
thường gặp. Theo quan niệm của người Trung 
Quốc, Kỳ lân biểu hiện cho điềm lành vì nó chỉ 
xuất hiện vào thời thái bình, Sư tử được coi là 
đồng loại của Kỳ lân, một số đồ án như Kỳ lân 
tú cầu, Kỳ lân tống tử Ngoài ra còn gặp hoa 
văn voi, dê, ngựa như đồ án Tượng đà bảo 
bình, Tam dương... Dơi cũng là loại động vật 
phổ biến trong các đồ án hoa văn, con dơi 
tượng trưng cho phúc đến nhà, thường thấy đồ 
án Ngũ phúc, Phúc thọ song toàn, Phúc ở trước 
mặt, Trùng phúc Những đồ án này thường 
gặp trên hoa văn gốm sứ, trang trí kiến trúc, 
tranh ảnh, đồ án trang trí đồ mộc. 
Nhóm lông vũ: Gồm có phượng, hạc, cò, vịt, 
công, vẹt, gà, thiên nga. Phượng là giống chim 
thiêng đem lại điềm lành, báo hiệu thời thái 
bình thịnh trị và biểu trưng cho phú quý. Đồ án 
thường gặp như Cò với hoa sen, Vịt hoa sen 
trong đồ án liên – áp, Gà trống gáy, Tùng Hạc 
Nhóm thủy sinh và lưỡng cư: Đề tài cá thường 
gặp, cá tượng trưng cho sự dư giả, đồ án như 
cá vượt long môn, cá vàng, cá vẽ cùng cam 
hoặc con gà 
3.1.2. Hoa văn thực vật 
Những đồ án trang trí thuộc nhóm này rất 
phong phú và được sử dụng rất phổ biến như 
hoa sen, tùng cúc trúc mai, mẫu đơn, linh chi, 
nho đào lựu, tre trúc Một số đồ án như Hoa 
sen được vẽ thành nhiều khóm trong hồ nước, 
hoa sen được vẽ cùng các chùm quả đào, lựu, 
nho. Hoa sen còn được dùng kết hợp trong đề 
tài trang trí sen - vịt. Mẫu đơn vẽ cùng hoa 
đào, tùng cùng với cúc Ý nghĩa đồ án được 
lấy từ vẻ đẹp thanh cao, quyền quý bản chất 
loại cây hoa đó, hoặc đôi khi sử dụng đồng âm 
để lấy ý nghĩa tốt đẹp. 
3.1.3 Nhóm hoa văn theo truyền thuyết hoặc 
theo tích cổ 
Trong đồ án hoa văn Truyền thống Trung 
Quốc gặp rất nhiều đồ án hoa văn trích ra từ 
truyền thuyết hoặc tích cổ, chủ yếu là liên quan 
đến các vị thần tiên. Một số đồ án như Bát tiên, 
Tây Vương Mẫu, Kỳ lân tống tử, Hằng nga 
bên trăng, Đông Phương Sóc bổng đào, Tam 
tinh cao chiếu Ý nghĩa của đồ án này thường 
mang ý nghĩa chúc phúc, chúc thọ, mang điều 
tốt lành. 
3.2. Nghiên cứu ý nghĩa một số đồ án hoa văn cổ Trung quốc 
(1) Đồ án hoa văn nhóm thú 
Hình 01. Ba con dê (Tam dương) 
Đồ án hoa văn 3 con dê (hình 01) 
Hình ảnh trên có ngụ ý Tam dương khai thái. 
Trong tiếng Trung, dương Yang có ý nghĩa con 
dê, hình ảnh 3 con dê còn đọc là tam dương. 
Cũng trong kinh dịch Trung Quốc, liên quan 
đến gieo quẻ, Tam dương là tháng giêng, trùng 
với quẻ Thái. Tháng giêng, khai mở của một 
năm, dương khí bùng lên, trời đất giao hoà, 
cây cối vạn vật đâm chồi nảy lộc. Tam dương 
khai thái là một hình thức chơi chữ tế nhị mà 
sâu sắc, tháng giêng - tam dương mở đầu - 
Công nghiệp rừng 
 98 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 2-2016 
khai cho sự hanh thông - thái cả năm. Tam 
dương khai thái còn ngụ ý mong muốn sự 
hanh thông may mắn cát tường. Hình ảnh này 
tương tự như hình ảnh Lưỡng long triều nhật 
Hai con rồng chầu mặt trời. Rồng biểu trưng 
cho nguyên lý dương. Mặt trời yang đồng âm 
với dương yang. Do đó, đồ án này biểu thị cho 
“tam dương” biểu ý của câu chúc “tam dương 
khai thái” tức mọi việc đều hanh thông. 
Hình 02. Nhị long hí châu 
Đồ án hoa văn Nhị long hí châu (hình 02) 
Rồng là con vật không chỉ đẹp sống động 
mà còn cho nhiều màu sắc thần kì tuyệt vời. 
Rồng có thể hô mưa gọi gió, là biểu tượng 
hoàng quyền. Châu là hạt minh châu, là vật tốt 
đẹp do rồng phun ra. Hình ảnh này mang ngụ 
ý mang đến sự dồi dào sung túc, tốt lành đến 
cho con người. 
Hình 03. Long Phượng 
Đồ án hoa văn Long Phượng (hình 03) 
Long biểu trưng cho nguyên lý dương, 
Phượng biểu trưng cho nguyên lý âm. Đồ án 
kết hợp Long và Phượng biểu thị cho việc âm 
dương hòa hợp, trời đất giao hòa, đó là điều 
kiện thuận lợi tốt lành cho cuộc sống. Do vậy 
đồ án này có tên là Long Phượng trình tường 
- Rồng và Phượng bày ra điềm lành. Nói rộng 
ra đồ án Long Phượng trình tường có nghĩa 
mưa thuận gió hòa, quốc thái dân an, thái 
bình thịnh trị. 
Hình 04. Năm con dơi 
Đồ án hoa văn 5 con dơi (hình 04) 
Con dơi trong tiếng Trung gọi là Fu, Fu 
cũng có nghĩa là Phúc. Ở đây có sử dụng đồng 
âm khác nghĩa, con dơi tượng trưng cho Phúc. 
Đồ án 5 con dơi có tên là Ngũ phúc. Người 
Trung Quốc quan niệm Ngũ Phúc gồm: Thọ 
(sống lâu), Phú (giàu có); Khang Ninh (khỏe 
mạnh, yên lành); Hảo Đức (có đức tốt); và 
Thiện Chung (vui hết tuổi trời, chết vì già mà 
không vương vấn phiền não). Đồ án còn có tên 
gọi khác Phúc Thọ Vạn Đại. 
Công nghiệp rừng 
 99TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 2-2016 
Hình 05. Dơi ngậm tiền cổ và đào thọ 
Đồ án hoa văn Dơi ngậm tiền cổ và Đào thọ 
(hình 05) 
Hình ảnh con dơi ngậm đồng tiền cổ và đào 
thọ, con dơi tượng trưng cho Phúc, hai đồng 
tiền cổ xếp song song Shuang qian. Shuang 
qian đồng âm khác nghĩa với từ song toàn 
shuang quan, vì vậy hai đồng tiền cổ có nghĩa 
song toàn. Quả đào tượng trưng cho thọ. Đào 
là loại cây trái có trên thượng giới thuộc cung 
Dao Trì của Tây Vương Mẫu, ăn trái đào sẽ 
sống lâu, vì vậy trái đào biểu trưng cho sự 
trường thọ. Đồ án này có ý nghĩa Phúc thọ 
song toàn. 
(2) Đồ án hoa văn nhóm lông vũ 
Hình 06. Phượng Hoàng và mặt trời 
Đồ án hoa văn Phượng Hoàng và mặt trời 
(hình 06) 
Theo truyền thuyết Phượng Hoàng là một 
loài chim, con trống gọi là Phượng, con mái 
gọi là Hoàng, là một trong những con vật 
thần đẹp đẽ cao quý. Trong lòng con 
người Phượng Hoàng đã trở thành một 
hình ảnh thân thuộc rất hạnh phúc tốt đẹp. 
Hình ảnh mặt trời chiếu sáng và mang sự 
sống cho vạn vật, cũng là biểu tượng của 
sinh khí dồi dào. Đồ án này ngụ ý chúc 
may mắn cát tường. 
Hình 07. Gà trống 
Đồ án hoa văn Gà trống (hình 07) 
Tiếng Trung con gà ji, đồng âm với từ cát 
ji mang ý nghĩa may mắn. Sử dụng từ đồng 
âm, hình ảnh gà trống có ý nghĩa đại cát đại 
lợi mang tốt đẹp đến. 
Ngoài ra, hình ảnh gà trống tượng trưng 
cho người quân tử. Theo tư tưởng đạo Nho 
giáo, con gà trống hội tụ 5 đức tính tốt của 
người quân tử thể hiện qua: Văn - cái mào 
đỏ tự như chiếc mũ quan văn; Vũ - cựa gà 
bén nhọn như gươm, vũ khí để đấu chọi; 
Dũng- gặp đối thủ đối chọi để giành thắng 
thua; Nhân - có cái gì ăn thì gọi nhau cùng 
hưởng; Tín - gáy sáng đúng giờ không ngày 
nào quên. Đó là đức tính của người quân tử. 
Công nghiệp rừng 
 100 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 2-2016 
Hình 08. Sen và đôi uyên ương 
Đồ án hoa văn Sen và đôi uyên ương 
(hình 08) 
Uyên ương là tên 1 loại chim nước, có 
màu lông rất đẹp, hình dáng giống vịt trời, 
nhưng nhỏ hơn vịt trời. Con đực và con cái 
thường ở cùng nhau. Cặp uyên ương khi yêu 
nhau mãi bên nhau, cho dù con kia có mất 
đi. Hoa sen lian tiếng Trung đồng âm với 
liền lian, hạt sen zi đồng âm với quí tử zi. 
Hình ảnh hoa sen, hạt sen, uyên ương đi 
kèm với nhau mang hàm ý phu thê ân ái, 
cùng nhau sống tới già, sớm sinh quí tử, 
chúc gia đình hạnh phúc. 
Hình 09. Hoa sen, cò trắng, cây lâu sậy 
Đồ án hoa văn Hoa sen, cò trắng, cây lâu 
sậy (hình 09) 
Cò trắng tên 1 loài chim nước, cánh to 
đuôi ngắn, cổ, chân dài, hoạt động ở ven hồ 
hoặc đồng lúa nước. Cò trắng tiếng Trung lu 
si và chữ Lộ đường lu đồng âm với nhau. 
Cây sen lian và lian của chữ liên kết nối 
cũng đồng âm với nhau, cây sậy kết hạt 
bông, ke hạt cây và ke khoa bảng đồng âm 
với. Hình ảnh một con cò, hoa sen và hạt 
cây sậy kết hợp với nhau tạo thành đồ án “y 
lu lian ke - Nhất lộ liên khoa”, có ngụ ý 
mong muốn thi cử học hành đỗ đạt, con 
đường làm quan thuận lợi. 
(3) Đồ án nhóm thuỷ sinh 
Hình 10. Cá vượt Long môn 
Đồ án hoa văn Cá vượt long môn (hình 10) 
Theo truyền thuyết Trung Quốc, trước kia 
mưa do Trời làm, sau này Trời giao việc đó 
cho Rồng làm. Nhưng số lượng rồng có hạn, 
Long Vương tổ chức kỳ thi vượt Vũ Long 
môn để kén chọn con vật hoá rồng gọi là thi 
rồng. Yêu cầu của cuộc thi các con vật phải 
qua được cả 3 đợt sóng ở cửa Vũ môn mới 
hoá rồng được. Nhiều con vật tham gia 
nhưng chỉ có cá chép là vượt qua được 3 đợt 
sóng để hoá rồng. Cũng theo chế độ phong 
kiến Trung Quốc ngày xưa, người Nho sĩ đi 
thi phải qua 3 vòng thi Xã – Huyện - Tỉnh, 
Công nghiệp rừng 
 101TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 2-2016 
người nào đỗ đạt sẽ được vào làm quan 
Triều đình. Hình ảnh cá vượt Long môn 
biểu trưng cho sự can đảm, may mắn, thành 
công, chiến thắng của người Nho sĩ. Hình 
ảnh này mang hàm ý chúc thăng tiến trong 
học hành, thi cử, công danh, sung túc, may 
mắn và thịnh vượng. 
Hình 11. Hai con cá da trơn, quả cam 
Đồ án hoa văn Hai con cá da trơn, quả 
cam (hình 11) 
Cá da trơn tiếng Trung là nian. Chữ nian 
trong cá da trơn và nian năm đồng âm với 
nhau. Hai con cá da trơn là nian nian niên 
niên. Tiếng Trung quả cam Ju và từ cát 
tường ji là 2 âm hòa khí hài hòa với nhau. 
Hình ảnh hai con cá da trơn và quả cam ngụ 
ý Niên niên đại cát, mọi việc đều thuận lợi, 
cả năm đều tốt lành. 
Trong một số đồ án hoa văn cổ Trung 
Quốc hình ảnh quả cam được thay thế bằng 
con gà theo cách giải thích như vậy. 
(4) Đồ án hoa văn thực vật 
Hình 12. Hoa sen 
Đồ án hoa văn hoa sen (hình 12) 
Hoa sen thời cổ đại là một loại cao cấp 
bậc nhất. Trong thơ cổ xưa thường khen 
ngợi loài hoa sen gần bùn mà không nhuốm 
màu bùn. Hình ảnh này ngụ ý chỉ quan chức 
thanh liêm, công bằng chính trực, bách tính 
tưởng nhớ các vị quan thanh liêm. 
Ý nghĩa khác của hình ảnh gắn liền với 
bông hoa sen ngẩng cao đầu. Hoa sen lian 
đồng âm với liền lian, ngẩng cao sheng 
đồng âm với thăng tiến sheng. Sử dụng từ 
đồng âm khác nghĩa liansheng, đồ án có ý 
nghĩa nhanh chóng thăng quan tiến chức, 
mong mỏi sự thành đạt trong công danh 
tài lộc. 
Công nghiệp rừng 
 102 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 2-2016 
Hình 13. Tùng Hạc 
Đồ án hoa văn Tùng Hạc (hình 13) 
Cây Tùng là loại cây xanh quanh năm 
không quản thời tiết. Con hạc tiên xian he là 
một con vật sống lâu trường thọ. Kết hợp 
hai hình ảnh này đồ án này có tên Tùng hạc 
trường xuân, có ngụ ý chúc sự sống lâu, 
trường thọ. 
Hình 14. Hoa mẫu đơn, hoa đào, đá thọ 
Đồ án hoa văn Hoa mẫu đơn, hoa đào, đá 
thọ (hình 14) 
Theo văn hoá Trung Quốc, từ xa xưa hoa 
mẫu đơn chỉ thuộc sở hữu của giới quan lại 
giàu có ở Trung Quốc. Bông hoa quốc sắc 
thiên hương này từng rất được ưu ái qua 
nhiều triều đại, với mệnh danh “Chúa của 
muôn hoa”. Mẫu đơn là loài hoa vương giả, 
sang trọng biểu tượng cho sự giàu có, thịnh 
vượng, sắc đẹp. Cây đào và quả đào thường 
biểu trưng cho sự trường sinh bất tử gắn với 
huyền thoại về cây đào của Tây Vương 
Mẫu. Hoa mẫu đơn và hoa đào là hai loài 
hoa đẹp quyền quý, đi cùng với nha hàm ý 
song quyền. Đá thọ ý nghĩa trường thọ. Đồ 
án có tên Trường mệnh phú quý, ý nghĩa 
phúc thọ song quyền. 
Hình 15. Cây tùng, hoa cúc 
Đồ án hoa văn Cây Tùng và hoa cúc 
(hình 15) 
Cây Tùng có đặc tính xanh quanh năm, 
không ngại thời gian thời tiết. Hoa cúc ngạo 
nghễ với sương gió. Chính vì khí chất tốt 
đẹp đó cây Tùng, cúc tượng trưng cho khí 
phách người quân tử. Đồ án này với hình 
ảnh cây Tùng và cây Cúc cạnh nhau có tên 
Tùng cúc diên niên, ca ngợi tính cách người 
quân tử mặc dù cuộc sống tàn khốc nhưng 
vẫn tự giữ được phẩm cách cao quý và tinh 
thần bất khuất. Ngoài ra đồ án này cũng có 
ý nghĩa là trường thọ. 
Công nghiệp rừng 
 103TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 2-2016 
 (5) Nhóm hoa văn theo tích cổ 
Hình 16. Tích cổ Kỳ Lân Tống Tử 
Đồ án hoa văn Kỳ Lân Tống Tử (hình 16) 
Kỳ Lân là 1 trong 4 con vật tứ linh Trung 
Quốc, giống như Rồng, Phượng, Rùa đều 
biết nói. Theo Tích Đồ Thánh Trung Quốc, 
Khổng Tử sinh ra gặp Lân nhả ngọc, do đó 
Kỳ Lân biểu tượng sự may mắn và tốt lành. 
Kỳ lân tống tử nghĩa là Kỳ lân đã gửi tặng 
Đồng tử, sau này lớn lên là nhà kinh tế hiền 
tài giúp đỡ nước nhà. Đồ án có hàm ý mang 
điều phước lành, may mắn đến. 
Hình 17. Tích cổ Đông Phương Sóc bổng đào 
Đồ án hoa văn Đông Phương Sóc bổng đào 
(hình 17) 
Đông Phương Sóc là mệnh quan của triều 
đình hoàng đế Hán Vũ Đế. Ông ta là người 
rất nhanh trí được Hoàng đế ưa chuộng, tin 
cẩn và đánh giá cao về những tham vấn của 
mình. Hình ảnh về ông cổ xưa thường là 
một ông lão vác trên lưng quả đào. Theo 
truyền thuyết hội bàn đào Tây Vương Mẫu, 
3 nghìn năm mới kết trái, ăn 1 trái trường 
sinh bất lão, một lần nọ Tây Vương Mẫu hạ 
giới và viếng thăm vua Hán Vũ Đế. Họ 
cùng uống rượu và ăn đào tiên. Các quan 
chức trong triều lập rào cản không cho ai 
tham dự cuộc gặp gở này. Vì tính tò mò, 
Đông Phương Sóc bí mật nhìn trộm từ một 
ô cửa sổ. Tây Vương Mẫu để ý thấy, cười 
lớn và lưu ý cho hoàng đế Hán Vũ Đế rằng 
kẻ nhìn trộm bị phát hiện kia đã từng 3 lần 
ăn trộm đào tiên trong vườn của bà. Hoàng 
đế lấy làm kinh ngạc và nhận thức ra rằng 
Đông Phương Sóc là sự tái sinh hạ giới của 
một vị tinh quân (một vì sao trên trời). Tích 
về cảnh Đông Phương Sóc ăn trộm đào tiên 
có ngụ ý chúc thọ. Ngoài ra bức họa Đông 
Phương bổng đào ngụ ý chỉ 1 người có tài 
năng và tài ăn nói. 
Công nghiệp rừng 
 104 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 2-2016 
Hình 18. Tích cổ Tam tinh cao chiếu 
Đồ án hoa văn Tam tinh cao chiếu (hình 18) 
Theo truyền thuyết, Tam tinh gồm Phúc 
tinh, Thọ tinh và Lộc tinh. Phúc tinh quản 
về họa phúc, Lộc tinh quản về phú quý, Thọ 
tinh quản về sinh tử. Tam tinh cao chiếu 
tượng trưng cho hạnh phúc, phú quý và 
trường thọ. Trong đồ án, hình ảnh con dơi fu 
tượng trưng Phúc tinh, tiên ông là Thọ tinh, 
con nai lu đồng âm với từ lộc lu tượng trưng 
cho lộc tinh vì vậy đồ án này có tên Tam 
tinh cao chiếu. Đồ án có ngụ ý hạnh phúc, 
phú quý và trường thọ. 
Hình 19. Tích cổ Bát Tiên ngưỡng Thọ 
Đồ án hoa văn Bát Tiên ngưỡng Thọ 
(hình 19) 
Thọ tinh là tên 1 vi thần tiên, còn được 
gọi là Nam cực tiên ông theo truyền thuyết. 
Hình tượng truyền thống Thọ tinh là đầu 
dài, tai to, thân ngắn, râu trắng, khuôn mặt 
hiền từ, tay cầm đào tiên, tay chống gậy 
hoặc cưỡi hạc bay trên không chung. 
Thời Minh, Thanh, có đồ án Bát tiên 
ngưỡng thọ, Thọ tinh cưỡi hạc bay trên 
mây. Đồ án có ý nghĩa chúc thọ. 
IV. KẾT LUẬN 
Những đồ án hoa văn cổ Trung Quốc có 
lịch sử tồn tại lâu đời, mang giá trị nghệ thuật 
và ý nghĩa sâu sắc, góp phần làm nên nghệ 
thuật đồ hoạ nổi tiếng thế giới của đất nước 
Trung Hoa. Tuy nhiên ngôn ngữ hình tượng, ý 
nghĩa của những đồ án này đối với người Việt 
Nam còn rất huyền bí. Với bài viết này chúng 
tôi đã bước đầu phân loại được chủng loại hoa 
văn của đồ án cổ và đã nghiên cứu được ý 
nghĩa của một số đồ án thường gặp trong dân 
gian Việt Nam. Hoa văn được sử dụng trong 
đồ án truyền thống rất phong phú như hoa văn 
động vật, thực vật, nhóm hoa văn theo tích cổ. 
Ý nghĩa đồ án được lấy từ vẻ đẹp thanh cao, 
quyền quý, khí phách của hình ảnh thật, hoặc 
sử dụng đồng âm để lấy ý nghĩa tốt đẹp. Đối 
với đồ án hoa văn tích cổ, ý nghĩa lấy theo ý 
nghĩa của tích cổ. Những nghiên cứu này mới 
một phần nào thoả mãn việc tìm hiểu của con 
người, cần có những nghiên cứu tiếp theo. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Vương Chí Nghị (2011). Ứng dụng của đồ án hoa 
văn truyền thống Trung Quốc. Tạp chí Nghiên cứu Giáo 
dục nghệ thuật, (6). 
2. Đinh Văn Đáp, Phong Hậu (2011). Nghiên cứu 
đặc trưng nghệ thuật và phương pháp tổ hợp hoa văn 
truyền thống Trung Quốc và hoa văn hiện đại. Tạp chí 
Nghiên cứu Giáo dục nghệ thuật, (7). 
3. Khổng Ni Á (2014). Phân tích đồ án hoa văn 
truyền thống Trung quốc trong “Thiên cung đại náo”. 
Tạp chí Nhà xuất bản Công nghiệp, (9). 
4. Vương Tịnh (2015). Bàn luận về văn hoá dân tộc 
Công nghiệp rừng 
 105TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 2-2016 
Trung Quốc đối với sự ảnh hưởng thiết kế nghệ thuật 
hiện đại. Tạp chí thiết kế công nghiệp, (04). 
5. Khương Tuệ (2015). Nghiên cứu ứng dụng Hoa 
văn mỹ thuật dân gian trong thiết kế thị giác hiện đại, 
Tạp chí Nghệ thuật và Thiết kế (lý luận), (6). 
6. Phó Miêu (2014). Nghiên cứu ý nghĩa đồ án hoa 
văn truyền thống Trung Quốc với thiết kế hiện đại. Luận 
văn Đại học Sư phạm Thiểm Tây. 
7. Vương Kháng Sinh (1989). Tuyển tập đồ án hoa 
văn truyền thống Trung Quốc từ sách. Trung Quốc xuất 
bản niên giám. 
8. Lý Tú Linh (2003). Khái quát đồ án hoa văn 
truyền thống Trung Quốc. Trung Quốc xuất bản niên 
giám. 
STUDY ON MEANING OF SOME CHINESE TRADITIONAL PATTERNES 
Nguyen Thi Vinh Khanh, To Lan Huong, Nguyen Van Huyen 
SUMMARY 
The Chinese has speciality and famous culture in the world. Graphic art of China coming from ancient, was one 
of the folk art handed down from generation to generation. Each tradition pattern carried a deep meaning, 
reflected very clearly religious ideas, national culture. This art affected greatly to Vietnam art, however, until 
now the research to understand deep language of patternes has not been enough, there have been many 
unknown things lurking behind it in Vietnam. This article studies on meaning of some traditional patternes of 
Chinese, the research showed that there were plenty of Chinese traditional patternes as animal, plants, 
antiquities graphic. The meanings of patternes extracted from good meaning of patternes of animal plant, or 
used good meaning from homonym. For ancient graphics, meaning was similar to that of antiquities. 
Keywords: China, graphic art, tradition pattern. 
Người phản biện : TS. Lý Tuấn Trường 
Ngày nhận bài : 30/11/2015 
Ngày phản biện : 15/02/2016 
Ngày quyết định đăng : 02/3/2016 

File đính kèm:

  • pdfnghien_cuu_y_nghia_mot_so_do_an_hoa_van_truyen_thong_trung_q.pdf