Nghiên cứu tai biến địa chất trên tuyến đường Hồ Chí Minh từ Quảng Trị đến Quảng Nam bằng phương pháp phân tích ảnh viễn thám, thu thập tài liệu và lộ trình khảo sát

Sử dụng phương pháp phân tích ảnh viễn thám kết hợp với thu thập tài liệu

và khảo sát thực địa vào đánh giá hiện trạng tai biến , lũ quét - lũ bùn đá dọc tuyến đường

HCM từ Quảng Trị đến Kon Tum, đã cho thấy: trên tuyến đường HCM qua Quảng Trị dài

162km đã phát sinh 15 khối trượt và 1 điểm lũ quét - lũ bùn đá với khối lượng đất đá

6.777m3, chiếm 9,3%; ; đoạn qua tỉnh TT. Huế dài 95km có 12 khối trượt lớn nhỏ, 2 điểm

mương xói và 1 điểm lũ quét với khối lượng 10.830m3, chiếm 14,8%; đoạn qua tỉnh

Quảng Nam trên chiều dài 190km có đến 26 khối trượt, 3 điểm mương xói, 1 điểm lũ quét,

2 điểm lũ bùn với khối lượng là 45.884m3, chiếm 63% trên toàn tuyến nghiên cứu.

pdf 12 trang kimcuc 2700
Bạn đang xem tài liệu "Nghiên cứu tai biến địa chất trên tuyến đường Hồ Chí Minh từ Quảng Trị đến Quảng Nam bằng phương pháp phân tích ảnh viễn thám, thu thập tài liệu và lộ trình khảo sát", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nghiên cứu tai biến địa chất trên tuyến đường Hồ Chí Minh từ Quảng Trị đến Quảng Nam bằng phương pháp phân tích ảnh viễn thám, thu thập tài liệu và lộ trình khảo sát

Nghiên cứu tai biến địa chất trên tuyến đường Hồ Chí Minh từ Quảng Trị đến Quảng Nam bằng phương pháp phân tích ảnh viễn thám, thu thập tài liệu và lộ trình khảo sát
85 
NGHIÊN CỨU TAI BIẾN ĐỊA CHẤT TRÊN TUYẾN ĐƯỜNG 
HỒ CHÍ MINH TỪ QUẢNG TRỊ ĐẾN QUẢNG NAM 
BẰNG PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH ẢNH VIỄN THÁM, 
THU THẬP TÀI LIỆU VÀ LỘ TRÌNH KHẢO SÁT 
 Đỗ Quang Thiên1 
 Nguyễn Thị Thanh Nhàn2 
 Trần Thị Ngọc Quỳnh3 
 Hồ Trung Thành4 
Tóm tắt: Sử dụng phương pháp phân tích ảnh viễn thám kết hợp với thu thập tài liệu 
và khảo sát thực địa vào đánh giá hiện trạng tai biến , lũ quét - lũ bùn đá dọc tuyến đường 
HCM từ Quảng Trị đến Kon Tum, đã cho thấy: trên tuyến đường HCM qua Quảng Trị dài 
162km đã phát sinh 15 khối trượt và 1 điểm lũ quét - lũ bùn đá với khối lượng đất đá 
6.777m3, chiếm 9,3%; ; đoạn qua tỉnh TT. Huế dài 95km có 12 khối trượt lớn nhỏ, 2 điểm 
mương xói và 1 điểm lũ quét với khối lượng 10.830m3, chiếm 14,8%; đoạn qua tỉnh 
Quảng Nam trên chiều dài 190km có đến 26 khối trượt, 3 điểm mương xói, 1 điểm lũ quét, 
2 điểm lũ bùn với khối lượng là 45.884m3, chiếm 63% trên toàn tuyến nghiên cứu. 
 Key words: tuyến đường HCM, tai biến địa chất, ảnh viễn thám, 
1. Đặt vấn đề 
Đường Hồ Chí Minh (HCM) là tuyến giao thông huyết mạch quan trọng, có ý nghĩa 
chiến lược trong tất cả các lĩnh vực: chính trị, an ninh quốc phòng, kinh tế và văn hóa - xã 
hội của cả nước nói chung và của miền Trung nói riêng. Do chạy qua khu vực đồi núi nên 
tuyến đường này rất nhạy cảm đối với hoạt động trượt lở và lũ quét - lũ bùn đá vào mùa 
mưa lũ hàng năm. Tuy không xảy ra mãnh liệt như trước đây (năm 2009, 2010) song nhìn 
chung quy mô, cường độ cũng như tần suất xuất hiện trượt lở và lũ quét - lũ bùn đá vẫn rất 
phức tạp, gây ra những bất lợi rất lớn cho hoạt động kinh tế, đe dọa nghiêm trọng tính mạng 
và tài sản của người dân sinh sống dọc tuyến đường nghiên cứu. Vào năm 2013, các cơn 
bão số 9, 10 và 14 ảnh hưởng đến các tỉnh Nam Trung Bộ và Tây Nguyên, dưới tác động 
của lượng mưa lớn, gió mạnh đã gây nên hoạt động trượt lở đất đá (TLĐĐ), lũ quét - lũ 
bùn đá trên đường HCM xảy ra rất mãnh liệt, gây hậu quả nghiêm trọng trên nhiều 
phương diện. Trong tình hình biến đổi khí hậu (BĐKH) như hiện nay, các tai biến tự nhiên 
(TBTN), trong đó có TLĐĐ, lũ quét - lũ bùn đá sẽ ngày càng phức tạp, khó dự báo, rất cần 
công tác đánh giá, dự báo một cách nghiêm túc. Dưới đây là các kết quả nghiên cứu của 
nhóm tác giả. 
1 PGS.TS, Trường Đại học Khoa học Huế 
2 TS, Trường Đại học Khoa học Huế 
3 ThS, Trường Đại học Khoa học Huế 
4 ThS, Trường Đại học Khoa học Huế 
ĐỖ QUANG THIÊN – NGUYỄN THỊ THANH NHÀN – TRẦN THỊ NGỌC QUỲNH – HỒ TRUNG THÀNH 
 86 
2. Đánh giá tai biến địa chất bằng phương pháp phân tích viễn thám 
 Bảng 1. Dữ liệu ảnh vệ tinh sử dụng cho tuyến đường nghiên cứu 
Vùng ảnh 
STT Ký hiệu ảnh Thời gian 
path row 
1 LC81240492014078LGN00 19/01/2014 124 49 
2 LC81240502014030LGN00 30/01/2014 124 50 
3 LC81250482014117LGN00 27/04/2014 125 48 
4 LC81250492014037LGN00 06/02/2014 125 49 
5 LC81260482014060LGN00 10/03/2014 126 48 
Phân tích tư liệu viễn thám là phương pháp hiện đại, có khả năng giải quyết những 
vấn đề ở tầm vĩ mô về không gian trong thời gian ngắn. Phương pháp này có khả năng xử 
lý ảnh đa thời gian, đa kênh phổ và có độ bao phủ lớn, nên thường được sử dụng để theo 
dõi sự biến động về môi trường tự nhiên nói chung và môi trường địa chất nói riêng do 
TLĐĐ, lũ bùn đá - lũ quét, xói lở - bồi tụ bờ sông, bờ biển, Trong nghiên cứu TLĐĐ, lũ 
quét - lũ bùn đá phân tích tư liệu viễn thám cung cấp những thông tin về vị trí tai biến, 
giảm chi phí trong khảo sát, đặc biệt ở các vùng núi hiểm trở, giao thông khó khăn không 
thể tiếp cận các điểm xuất hiện tai biến bằng phương pháp khảo sát thực địa. Do vậy, việc 
kết hợp phương pháp phân tích ảnh viễn thám và khảo sát hiện trạng sẽ phác họa một cách 
đầy đủ, kịp thời về hiện trạng TLĐĐ và lũ quét - lũ bùn đá trên tuyến nghiên cứu. Để tiến 
hành phân tích, giải đoán ảnh viễn thám về TLĐĐ, lũ quét - lũ bùn đá các nguồn tài liệu 
được tiếp cận ở 2 dạng sau: 
Hình 1. Ảnh vệ tinh giải đoán TLĐĐ và lũ quét - lũ bùn đá dọc tuyến đường nghiên cứu 
NGHIÊN CỨU TAI BIẾN ĐỊA CHẤT TRÊN TUYẾN ĐƯỜNG HỒ CHÍ MINH 
 87 
Hình 2. Sơ đồ khối phân tích, 
giải đoán ảnh viễn thám và GIS 
Hình 3. Bản đồ hiện trạng TLĐĐ và lũ quét - lũ 
bùn đá dọc tuyến đường HCM nghiên cứu theo 
phương pháp phân tích ảnh viễn thám 
- Dữ liệu không gian: gồm các bản đồ (dữ liệu địa hình, địa chất, hiện trạng TLĐĐ, 
lũ quét - lũ bùn đá,) và ảnh viễn thám (các ảnh Landsat 8 được cung cấp tại trang web 
 nằm trong phạm vi nghiên cứu). Các ảnh vệ tinh chụp ở các thời 
điểm khác nhau nằm cùng một hệ qui chiếu WGS-84 UTM vùng 48, với độ phân giải ảnh 
là 30m. Thời gian thu thập ảnh từ tháng 01 đến tháng 04 năm 2014 nhằm loại bỏ sự biến 
đổi nhất thời và cục bộ của môi trường địa chất do TLĐĐ, lũ quét - lũ quét dọc theo hành 
lang tuyến đường nghiên cứu trong thời gian mưa bão, đồng thời đảm bảo được các yếu tố 
kỹ thuật và không bị ảnh hưởng bởi mây che phủ do mưa bão. Ngoài ra, do hoạt động 
TLĐĐ và lũ quét - lũ bùn đá chỉ xảy ra rất mạnh vào cuối mùa mưa bão năm 2013, nên tư 
liệu ảnh ngay sau thời điểm xảy ra tai biến này (đầu năm 2014) được sử dụng nhằm đảm 
bảo tính xác thực về hiện trạng tai biến. Các ảnh vệ tinh chụp ở hệ qui chiếu WGS-84 
UTM vùng 48, với độ phân giải ảnh là 30m. Nội dung chi tiết các ảnh vệ tinh sử dụng để 
phân tích và giải đoán được thể hiện trên bảng 1 và hình 1. Phần mềm Envi 4.7 được sử 
dụng để giải đoán ảnh vệ tinh đa phổ Landsat 8, kết hợp với các phép toán phân tích nhằm 
loại bỏ các hiệu ứng bóng râm và góc mặt trời. Các giai đoạn phân tích ảnh viễn thám và 
GIS được khái quát trên sơ đồ khối hình 2 [1],[3]. 
- Dữ liệu thuộc tính: bao gồm đặc điểm tự nhiên (địa chất, địa mạo và lớp phủ thực 
vật, địa chất thủy văn, khí tượng, thủy - hải văn,...), đặc điểm phân bố dân cư và cơ sở hạ 
tầng, hiện trạng TLĐĐ, lũ quét - lũ bùn đá dọc theo tuyến đường nghiên cứu, 
Trên cơ sở 03 đợt khảo sát sau mùa mưa bão năm 2013 (tháng 12/2013 và 01/2014) 
nhằm định vị, nhận diện và mô tả các điểm TLĐĐ, lũ quét - lũ bùn đá, tiến hành xác định 
các tông màu chuẩn tại các vị trí xảy ra các TBĐC nói trên, cũng như các yếu tố khác như: 
thảm thực vật, đường giao thông, khu dân cư, mặt nước, Thực tế nghiên cứu cho thấy, 
ĐỖ QUANG THIÊN – NGUYỄN THỊ THANH NHÀN – TRẦN THỊ NGỌC QUỲNH – HỒ TRUNG THÀNH 
 88 
do một số ảnh vệ tinh chụp ở các thời điểm khác nhau sau mùa mưa bão năm 2013 ít nhiều 
bị ảnh hưởng bởi các yếu tố bất lợi như: ánh sáng, mây, nên trong quá trình xử lý, giải 
đoán và ghép ảnh gặp một số khó khăn và rất dễ bị nhầm lẫn. Để giải quyết vấn đề này, 
chúng tôi đã sử dụng tổ hợp nhiều tông màu nhằm hỗ trợ và nâng cao chất lượng giải 
đoán ảnh. 
Kết quả phân tích ảnh viễn thám và GIS, kết hợp với khảo sát thực trạng dọc tuyến 
đường nghiên cứu được trình bày trên hình 3 chỉ phát hiện 36 điểm TLĐĐ, lũ bùn đá - lũ 
quét trên các sườn, mái dốc dọc hành lang tuyến đường HCM đang xét so với 63 điểm xảy 
ra TBĐC phát hiện trong các đợt khảo sát. Có thể do độ phân giải của ảnh thấp nên các 
điểm xảy ra tai biến có diện tích, khối lượng và qui mô nhỏ không nhận diện được trong 
quá trình phân tích và giải đoán. Ngoài ra, trong phạm vi băng rộng 16km dọc hành lang 
tuyến đường HCM đang xét, trừ những điểm tai biến nằm trên taluy dương và âm, chúng 
tôi đã phân tích và nhận diện thêm 25 vị trí xảy ra loại hình tai biến nêu trên, cụ thể phía 
tây đèo Cổng Trời 8 điểm, phía Đông Bốt Đỏ 9 điểm, phía Tây huyện Tây Giang 1 điểm, 
phía Tây Phước Sơn 1 điểm, phía Đông Phước Sơn 5 điểm và phía Tây đèo Lò Xo 1 
điểm. 
3. Đánh giá tai biến địa chất tuyến đường nghiên cứu theo tài liệu thu thập và 
khảo sát 
Hình 4. Bản đồ hiện trạng TLĐĐ và lũ quét - lũ bùn đá trên tuyến đường HCM nghiên cứu 
 Trong các năm 2012-2014, chỉ có mùa lũ năm 2013 hoạt động TLĐĐ và lũ quét - 
lũ bùn đá trên hành lang tuyến đường HCM xảy ra mạnh mẽ nhất. Từ kết quả khảo sát 
thực địa ngày 5-7/12/2013 và ngày 17-18/01/2014, cùng với các tài liệu thu thập được, có 
thể khái quát tình hình các tai biến trên như sau (hình 4) [2],[4],[5]: 
NGHIÊN CỨU TAI BIẾN ĐỊA CHẤT TRÊN TUYẾN ĐƯỜNG HỒ CHÍ MINH 
 89 
3.1. Đoạn qua tỉnh Quảng Trị (từ km 165 + 900 đến km 308 + 400) 
Hình 5. Một số khối trượt điển hình trên tuyến đường HCM qua tỉnh Quảng Trị 
 Hiện tượng TLĐĐ và lũ quét - lũ bùn đá trên tuyến đường HCM qua Quảng Trị 
bắt đầu từ đèo Cổng Trời xảy ra chủ yếu trong các kiểu vỏ phong hoá feralit, tàn tích, 
sườn tích, hỗn hợp vụn thô bở rời (apd) với độ dính kết yếu, vỏ phong hóa của đá phiến, 
đá vôi xám, cuội kết cơ sở, đá phiến sericit - thạch anh, thuộc hệ tầng Hữu Chánh 
(J1hc), A Ngo (J1an), A Lin (P(?) al), Cò Bai (D2-3cb), Tân Lâm (D1tl), Long Đại (O3 - 
S1lđ), A Vương (Є - O1 av) và phức hệ Bến Giằng - Quế Sơn (Ga-DiPZ3bg-qs). Trên đoạn 
dài 162km có 15 khối trượt và 1 điểm lũ quét. Trong đó, có 3 khối trượt với quy mô lớn, 2 
khối trượt có quy mô vừa và 10 khối trượt có quy mô nhỏ. Tổng thể tích các khối trượt 
phát sinh trên tuyến đường qua tỉnh Quảng Trị là 6.777m3, chiếm 9,3% tổng thể tích các 
khối trượt trên toàn tuyến nghiên cứu. Vị trí và quy mô các khối trượt đoạn qua tỉnh 
Quảng Trị được thống kê chi tiết trong bảng 2 và hình 5. Trong đó, các khối trượt điển 
hình nhất là khối trượt 1 phát sinh ở độ cao 21m, chiều dài 14m với thể tích 515m3 trên đất đá 
phong hóa chưa hoàn toàn của hệ tầng Long Đại tại km 165+900 đoạn qua xã Hướng Lập, 
Hướng Hóa. Khối trượt 2 (km 172 + 200) phát sinh ở ta luy âm do tác dụng của dòng chảy 
suối Cha Lỳ với thể tích lên đến 2500m3 trong lớp vỏ phong hóa của hệ tầng Tân Lâm (D1 tl). 
Khối trượt 3 có quy mô lớn với thể tích lên đến 1200m3 phát sinh tại km 175 + 900 và khối 
trượt 4 phát sinh ở độ cao 25m với thể tích 1500m3 tại km 192+300 đoạn qua xã Hướng 
Phùng, Hướng Hóa. Bên cạnh các hoạt động TLĐĐ, trên tuyến này còn phát hiện điểm lũ 
quét xảy ra ở thôn Húc Nghì (km 280 + 300), đây cũng là nơi khá nhạy cảm với tai biến lũ 
quét, lũ ống. Cụ thể là trận lũ quét tháng 12/2013 đã quét toàn bộ gia súc, gia cầm, làm 
ảnh hưởng nghiêm trọng đến dân sinh, kinh tế ở khu vực này. 
ĐỖ QUANG THIÊN – NGUYỄN THỊ THANH NHÀN – TRẦN THỊ NGỌC QUỲNH – HỒ TRUNG THÀNH 
 90 
Bảng 2. Bảng thống kê khối lượng TLĐĐ và lũ quét - lũ bùn đá trên tuyến đường HCM 
qua tỉnh Quảng Trị (mùa mưa lũ năm 2013) 
STT Tọa độ Vị trí Loại hình Thể tích (m3) 
Thành tạo 
địa chất 
Đánh 
giá quy 
mô 
1 
16057’34” 
106035’20” 
Km 165+ 900 Trượt lở 515 O3 - S1 lđ Vừa 
2 
16056’03” 
106035’02” 
Km 168 + 500 -nt- 15 O3 - S1 lđ Nhỏ 
3 
16055’14” 
106035’07” 
Km 170 + 400 -nt- 8 O3 - S1 lđ Nhỏ 
4 
16054’30” 
106034’40” 
Km 171 + 900 -nt- 16 O3 - S1 lđ Nhỏ 
5 
16054’27” 
106034’23 
Km 172 + 200 -nt- 2.500 D1tl Lớn 
6 
16054’03” 
106034’06” 
Km 172 + 500 -nt- 10 O3 - S1 lđ Nhỏ 
7 
16053’40” 
106034’53” 
Km 175 + 900 -nt- 1.200 O3 - S1 lđ Lớn 
8 
16052’06” 
106034’21” 
Km 180 + 200 -nt- 30 D1tl Nhỏ 
9 
16048’36” 
106038’59” 
Km 192 + 300 -nt- 1.500 GaDiPZ3bg - qs Lớn 
10 
16049’20” 
106034’16” 
Km 204+910 -nt- 200 GaDiPZ3bg - qs Nhỏ 
11 
16049’20” 
106034’16” 
Km 206 + 900 -nt- 150 GaDiPZ3bg - qs Nhỏ 
12 
16041’02” 
106042’36” 
Km 207 + 885 -nt- 605 Є - O1 av Vừa 
13 
16041’34” 
106042’18” 
Km 210 + 000 -nt- 15 Є - O1 av Nhỏ 
14 
16044’01” 
106038’33” 
Km 222 + 000 -nt- 7 J1an Nhỏ 
15 
16022’23” 
107000’36” 
Km 305 + 050 -nt- 6 J1an Nhỏ 
16 
16023’47” 
107005’59” 
Km 308 + 400 Lũ quét - bùn đá - P(?) al - 
NGHIÊN CỨU TAI BIẾN ĐỊA CHẤT TRÊN TUYẾN ĐƯỜNG HỒ CHÍ MINH 
 91 
3.2. Đoạn qua tỉnh Thừa Thiên Huế (từ km 314 + 000 đến km 407 + 050) 
Hình 6. Một số khối trượt điển hình trên tuyến đường HCM qua tỉnh Thừa Thiên Huế 
 Đoạn này dài 95km, từ xã Hồng Thủy, đi qua các xã thuộc huyện A Lưới và kết 
thúc tại đèo Hai Hầm xã Aroàng, huyện A Lưới. Cùng với các khối trượt qui mô lớn xảy 
ra vào mùa mưa bão năm 2009, hoạt động TLĐĐ, lũ quét - lũ bùn đá vẫn tiếp tục xảy ra 
cục bộ với quy mô từ nhỏ đến lớn vào mùa mưa bão năm 2013. Các TBĐC này chủ yếu 
tập trung trong lớp vỏ phong hoá của thuộc hệ tầng Tân Lâm (D1tl), Long Đại (O3 - S1lđ) 
và phức hệ Đại Lộc (GaD1dl). Tuyến đường này nằm gọn trong đới đứt gãy tái hoạt động 
mạnh Hướng Hóa - A Lưới và có đến 12 khối trượt lớn nhỏ, 2 điểm mương xói và 1 điểm 
lũ quét. Trong đó có 1 khối trượt với quy mô lớn (V = 9.600m3), 2 khối trượt có quy mô 
vừa và 9 khối trượt có quy mô nhỏ. Tổng thể tích các khối trượt là 10.830m3, chiếm 
14,8% tổng thể tích các khối trượt trên toàn tuyến nghiên cứu (bảng 3, hình 6). 
 Trong đó các khối trượt điển hình gồm khối trượt 1 tại taluy dương phải (km 314 
+000), cao 5m, dài 10m, bề dày 0,5m, thể tích khối trượt 20m3; Khối trượt 2 do xói lở tạo 
vách cao 4m ăn sâu vào đường HCM 3m, tạo khối trượt taluy âm với thể tích 300m3, 
chiều dài đoạn xói 30m lấn sát nhà dân do dòng chảy suối Tà Rình xâm thực tại km 336 + 
900, đoạn qua xã Hồng Kim; Khối trượt 3 tái hoạt động trong mùa mưa lũ năm 2013 với 
quy mô vừa (V = 300m3) tại km 399 + 500; Khối trượt 4 (km 445 + 900) nằm trong lớp vỏ 
phong hóa hệ tầng Long Đại với quy mô lớn (V = 9600m3), giải pháp tường chắn bê tông bị vô 
hiệu hóa. 
Bảng 3. Bảng thống kê khối lượng TLĐĐ và lũ quét - lũ bùn đá 
trên tuyến đường HCM qua tỉnh Thừa Thiên Huế (mùa mưa lũ năm 2013) 
STT Tọa độ Vị trí Loại hình Thể tích (m3) 
Thành tạo 
địa chất 
Đánh giá 
Quy mô 
1 
16024’22” 
107004’50’’ 
Km 314 +000 Trượt lở 20 P(?) al Nhỏ 
2 16018’06” Km 336 + 900 -nt- 300 P(?) al Vừa 
ĐỖ QUANG THIÊN – NGUYỄN THỊ THANH NHÀN – TRẦN THỊ NGỌC QUỲNH – HỒ TRUNG THÀNH 
 92 
STT Tọa độ Vị trí Loại hình Thể tích (m3) 
Thành tạo 
địa chất 
Đánh giá 
Quy mô 
107012’25” 
3 
16014’12” 
107016’46” 
Km 339+700 -nt- 40 Є - O1 av Nhỏ 
4 
16015’05” 
107017’02” 
Km 341 + 500 Mương xói - Є - O1 av - 
5 
16015’06” 
107017’20” 
Km 372 + 860 Trượt lở 40 Є - O1 av Nhỏ 
6 
16015’04” 
107017’30” 
Km 381 + 150 -nt- 15 O3 - S1lđ Nhỏ 
7 
16015’03” 
107017’58” 
Km 383 + 200 -nt- 60 O3 - S1lđ Nhỏ 
8 
16015’02” 
107018’09” 
Km 389 + 030 Mương xói 225 O3 - S1lđ Vừa 
9 
16015’02” 
107018’16” 
Km 392 + 200 Lũ quét - bùn đá - O3 - S1lđ - 
10 
16014’59” 
107019’03” 
Km394 + 300 Trượt lở 10 GaD1dl Nhỏ 
11 
16015’01” 
107018’38” 
Km399 + 500 -nt- 300 GaD1dl Vừa 
12 
16014’54” 
107019’25” 
Km 403 + 920 -nt- 175 GaD1dl Nhỏ 
13 
16014’52” 
107020’03” 
Km 404 + 200 -nt- 30 O3 - S1lđ Nhỏ 
14 
16014’49” 
107021’34” 
Km 407 + 050 -nt- 15 O3 - S1lđ Nhỏ 
15 
16005’09” 
107021’28” 
Km 445 + 900 
(QL 49) 
 9.600 O3 - S1 lđ Lớn 
3.3. Đoạn qua tỉnh Quảng Nam (từ km 420 + 500 đến km 610 + 950) 
Tuyến đường HCM qua tỉnh Quảng Nam bắt đầu tại A Tép và kết thúc tại cầu Đắc 
Zôn. Hoạt động trượt lở, lũ quét - lũ bùn đá diễn ra rất mạnh mẽ, chủ yếu phát sinh trong 
đới tàn tích, sườn tích, hỗn hợp (apd) vụn thô bở rời, có độ dính kết yếu, laterit, phong hóa 
của đá bazan olivin hóa kiềm, bazan phong hóa tạo bauxit, cát kết, cát bột kết, sét kết, cuội 
kết, sạn kết, đá vôi, sét vôi, sét than, đá phiến sét, granit, granit - biotit, diorrit thạch anh, 
granit 2 mica, đá phiến thạch anh - sericit, đá phiến amphibol, đá phiến mica, thuộc hệ 
tầng Tân Lâm (D1tl), Đại Lộc (GaD1 đl), Nông Sơn (T3n-r ns), Bàn Cờ (J1bc), Khe Rèn 
NGHIÊN CỨU TAI BIẾN ĐỊA CHẤT TRÊN TUYẾN ĐƯỜNG HỒ CHÍ MINH 
 93 
(J1kr), Hữu Chánh (J2hc), Sông Bung (T1-2sb), Khâm Đức ( MP - NP kd), Đại Nga 
(BN2đn), Đại Lộc (D1đl), Tắc Pỏ (PP tp), phức hệ Hải Vân (GaT3n hv), Bến Giằng - Quế 
Sơn (GaDiPZ3bg - qs), Tà Vi (GbNP tv), Đèo Cả (GK đc). Tổng chiều dài toàn tuyến là 
190km có đến 26 khối trượt lớn nhỏ, 3 điểm mương xói, 1 điểm lũ quét, 2 điểm lũ bùn đá 
phát sinh trong mùa mưa lũ năm 2013. Trong đó có 8 khối trượt với quy mô lớn, 4 khối 
trượt có quy mô vừa, còn lại 14 khối trượt có quy mô nhỏ. Tổng thể tích các khối trượt 
phát sinh trên tuyến đường băng qua tỉnh Quảng Nam là 45.884m3, chiếm 63% tổng thể 
tích các khối trượt trên toàn tuyến. Vị trí và quy mô các khối trượt đoạn qua tỉnh Quảng 
Nam được thống kê chi tiết trên bảng 4, hình 7. 
Hình 7. Một số khối trượt có quy mô lớn trên tuyến đường HCM qua Quảng Nam 
Bảng 4. Bảng thống kê khối lượng TLĐĐ và lũ quét - lũ bùn đá 
trên tuyến đường HCM qua tỉnh Quảng Nam (mùa mưa lũ năm 2013) 
STT Tọa độ Vị trí Loại hình Thể tích (m3) 
Thành 
tạo địa 
chất 
Đánh giá 
Quy mô 
1 16
001’08” 
107029’01” 
Km 420 + 500 Trượt lở 100 D1tl Nhỏ 
2 15
057’11” 
107031’17” 
Km 426 + 572 -nt- 15 Є - O1 av Nhỏ 
3 15
057’11” 
107031’17” 
Km 427 + 400 -nt- 4.000 Є - O1 av Lớn 
4 15
056’10” 
107032’51” 
Km 428 + 600 -nt- 20 Є - O1 av Nhỏ 
5 15
056’21” 
107032’56” 
Km 429 + 500 -nt- 300 Є - O1 av Vừa 
6 15
056’14” 
107032’58” 
Km 429 + 800 -nt- 20 Є - O1 av Nhỏ 
ĐỖ QUANG THIÊN – NGUYỄN THỊ THANH NHÀN – TRẦN THỊ NGỌC QUỲNH – HỒ TRUNG THÀNH 
 94 
STT Tọa độ Vị trí Loại hình Thể tích (m3) 
Thành 
tạo địa 
chất 
Đánh giá 
Quy mô 
7 15
056’55” 
107035’46” 
Km 430 + 050 -nt- 1.800 Є - O1 av Lớn 
8 15
056’26” 
107033’19” 
Km 430 + 150 -nt- 1.500 Є - O1 av Lớn 
9 15
056’40” 
107033’52” 
Km 433 + 000 -nt- 4.320 Є - O1 av Lớn 
10 15
052’48” 
107033’57” 
Km 434 + 700 -nt- 20.000 Є - O1 av Lớn 
11 15
054’18” 
107038’21” 
Km 449 + 000 -nt- 20 Є - O1 av Nhỏ 
12 15
050’24” 
107039’28” 
Km 462 + 000 Mương xói - GaD1 đl - 
13 15
048’51” 
107043’58” 
Km 477 + 450 Trượt lở 20 J1bc Nhỏ 
14 
15050’48” 
107039’42” 
Km 479 + 000 -nt- 15 J1bc Nhỏ 
15 15
047’00” 
107045’15” 
Km 485 + 085 -nt- 1.500 J2hc Lớn 
16 15
036’36” 
107047’23” 
Km 1350 + 100 -nt- 84 T3n_r ns Nhỏ 
17 15
035’08” 
107050’10” 
Km 1350 + 600 Mương xói - T3n_r ns - 
18 15
032’49” 
107049’27” 
Km 1356 + 300 Trượt lở 150 MP - NP kd Nhỏ 
19 15
031’25” 
107049’24” 
Km 1359 + 800 -nt- 750 MP - NP kd Vừa 
20 15
031’29” 
107049’56” 
Km 1359 + 850 -nt- 300 MP - NP kd Nhỏ 
21 15
031’02” 
107048’57” 
Km 1361 + 000 -nt- 120 MP - NP kd Nhỏ 
22 15
031’00” 
107049’02” 
Km 1361 + 100 -nt- 150 MP - NP kd Nhỏ 
23 15
027’09” 
107050’09” 
Km 1367+400 -nt- 50 MP - NP kd Nhỏ 
NGHIÊN CỨU TAI BIẾN ĐỊA CHẤT TRÊN TUYẾN ĐƯỜNG HỒ CHÍ MINH 
 95 
STT Tọa độ Vị trí Loại hình Thể tích (m3) 
Thành 
tạo địa 
chất 
Đánh giá 
Quy mô 
24 15
026’46” 
107050’24” 
Km 1369+000 -nt- 20 MP - NP kd Nhỏ 
25 15
026’33” 
107050’50” 
Km 1369+600 Lũ quét – bùn đá - GbNP tv - 
26 15
027’22” 
107049’25” 
Km 1372+500 Trượt lở 180 MP - NP kd Nhỏ 
27 15
027’05” 
107048’28” 
Km 1373+500 Mương xói 
MP - NP 
kd 
28 15
027’11” 
107048’01” 
Km 1374+700 Trượt lở 150 MP - NP kd Nhỏ 
29 15
027’06” 
107047’48” 
Km 1377+000 Trượt lở 4000 MP - NP kd Lớn 
30 15
017’51” 
107043’46” 
Km 1404 + 200 Lũ bùn đá - MP - NP kd - 
31 15
013’30” 
107043’50” 
Km 1408 + 900 Lũ bùn đá - PP tp - 
32 15
012’51” 
107044’07” 
Km 1416 + 030 Trượt lở 6300 PP tp Lớn 
Trong đó, các khối trượt điển hình bao gồm khối trượt 1 có thể tích 4320m3 (km 433 
+ 000) phát sinh vào trận mưa bão tháng 11/2013 đã được xây dựng kè rọ đá cao 2m, dài 
100m; Khối trượt [2] (km 430 + 150) có quy mô lớn (V= 1500m3), cao 50m, rộng 8m, dày 
4m, độ dốc 600; Khối trượt [3] xảy ra trên lớp vỏ phong hóa của hệ tầng Khâm Đức ( km 
1359 + 800) với thể tích 750m3; Khối trượt [4] tái hoạt động có thể tích 20.000m3, hiện tại 
đã xây dựng kè rọ đá để ổn định mái dốc km 434 + 700). 
Hình 9. Mật độ TLĐĐ, lũ quét - lũ bùn đá trên tuyến đường HCM qua các tỉnh 
ĐỖ QUANG THIÊN – NGUYỄN THỊ THANH NHÀN – TRẦN THỊ NGỌC QUỲNH – HỒ TRUNG THÀNH 
 96 
Mật độ TLĐĐ, lũ quét - lũ bùn đá trên tuyến đường HCM qua các tỉnh Quảng Trị, 
Thừa Thiên Huế, Quảng Nam và Kon Tum được thể hiện trên sơ đồ hình 9 cho thấy số 
điểm tai biến địa chất trên 1km chiều dài tuyến đường đi qua Quảng Trị là lớn nhất 
(162/15) 10,8đ/km, thấp hơn là Thừa Thiên Huế (95/12) 7,9đ/km và Quảng Nam (190/26) 
7,3đ/km. 
4. Kết luận 
- TBĐC đang xét thường phát sinh ở những nơi có địa hình cao, độ dốc >300, đầu 
nguồn và gần các mạch lộ nước ngầm. Sự phát sinh các khối trượt thường liên quan đến 
các hoạt động san gạt địa hình, cắt xén sườn dốc làm đường giao thông,... 
- Trong cơn bão số 9, 10 và 14 năm 2013 đã có đến 55 khối trượt lớn nhỏ phát sinh 
dọc theo hành lang tuyến đường HCM nghiên cứu, khối trượt lớn nhất có thể tích 
20.000m3 (Km 434 + 700, Quảng Nam) và tổng thể tích các khối trượt trên toàn tuyến là 
73.117m3, cùng với các quá trình địa chất động lực đồng hành khác như: mương xói, lũ 
quét - lũ bùn đá. Ngoài hành lang tuyến đường còn phát hiện 25 vị trí xảy ra TBĐC nêu 
trên và chủ yếu tập trung ở đèo Cổng Trời, A Lưới, Đông Giang, Tây Giang và Phước 
Sơn,... 
- Trên tuyến đường HCM qua Quảng Trị dài 162km đã phát sinh 15 khối trượt và 1 
điểm lũ quét - lũ bùn đá với khối lượng đất đá 6.777m3, chiếm 9,3%; Đoạn qua tỉnh TT. 
Huế dài 95km có 12 khối trượt lớn nhỏ, 2 điểm mương xói và 1 điểm lũ quét với khối 
lượng 10.830m3, chiếm 14,8%; Đoạn qua tỉnh Quảng Nam với chiều dài 190km có đến 26 
khối trượt, 3 điểm mương xói, 1 điểm lũ quét, 2 điểm lũ bùn với khối lượng là 45.884m3, 
chiếm 63% trên toàn tuyến nghiên cứu. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1] Nguyễn Hữu Việt Hiệu, (2014), “Nghiên cứu đánh giá nguy cơ tai biến lũ ống, lũ quét 
huyện Bắc Yên, Tỉnh Sơn La với sự hỗ trợ của công nghệ viễn thám và GIS”, Luận 
án thạc sĩ khoa học, Đại học Quốc Gia Hà Nôi. 
[2] Phạm Văn Hùng (2011), “Đánh giá hiện trạng và phân vùng cảnh báo nguy cơ đất 
tỉnh Quảng Nam”, Tạp chí các khoa học về trái đất, Số 33, trang 518 - 525, Hà Nội. 
[3] Trương Phước Minh, Nguyễn Thị Diệu, Trần Thị Ân, Nguyễn Văn Nam (2011), 
“Ứng dụng GIS và viễn thám nghiên cứu đất đá ở thành phố Đà Nẵng”, Hội thảo ứng 
dụng GIS toàn quốc. 
[4] Nguyễn Thị Thanh Nhàn, Nguyễn Thanh (2010), “Hiện trạng dịch chuyển đất đá trên 
sườn dốc dọc tuyến đường HCM đoạn từ Quảng Trị (nhánh Tây) - Thừa Thiên Huế”, 
Tạp chí Khoa học kỹ thuật Mỏ - Địa chất số 32, Đại học Mỏ - Địa chất, Hà Nội, tr. 15-26. 
[5] Nguyễn Thám (2013), “Nghiên cứu, xây dựng bản đồ nguy cơ lũ quét và đất ở tỉnh 
Quảng Trị và đề xuất các giải pháp phòng tránh”, Đề tài NCKH cấp bộ, Đại học Huế 
[6] Cheng-lungChen(Author), JonJ.Major.(2007), Debris-Flow Hazards Mitigation: 
Mechanics, Prediction, and Assessment. IOS Press. 
[7] Crozier M J (1986), Landslides: causes, consequences and environment. Croom 
Helm. 
[8] Wu, Wei (2015), Recent Advances in Modeling Landslides and Debris Flows, 
Springer International Publishing. 

File đính kèm:

  • pdfnghien_cuu_tai_bien_dia_chat_tren_tuyen_duong_ho_chi_minh_tu.pdf