Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái tại khu bảo vệ cảnh quan rừng Tràm Trà Sư
Du lịch sinh thái đang trở thành loại hình du lịch thu hút ngày càng nhiều
khách du lịch trong và ngoài nước. Đồng bằng sông Cửu Long có nhiều
tiềm năng phát triển du lịch sinh thái, nhất là hệ sinh thái ngập nước.
Trong những năm gần đây, du khách biết đến du lịch sinh thái rừng tràm
Trà Sư ngày càng nhiều. Đây là khu rừng ngập nước tiêu biểu cho vùng
Tây Sông Hậu, nơi sinh sống của nhiều loài động thực vật có giá trị cùng
với những nét văn hóa bản địa gắn với cộng đồng dân cư địa
phương. Trong bài viết này, tác giả sử dụng phương pháp SWOT để phân
tích những điểm mạnh, điểm yếu, thời cơ và thách thức trong quá trình
phát triển du lịch sinh thái tại đây. Qua đó đề xuất một số giải pháp nhằm
phát triển du lịch sinh thái theo hướng phát triển bền vững đảm bảo hài
hòa lợi ích kinh tế, xã hội, môi trường.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái tại khu bảo vệ cảnh quan rừng Tràm Trà Sư
Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ Phần C: Khoa học Xã hội, Nhân văn và Giáo dục: 33 (2014): 46-55 46 NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI TẠI KHU BẢO VỆ CẢNH QUAN RỪNG TRÀM TRÀ SƯ Phan Thị Dang1 và Đào Ngọc Cảnh1 1 Khoa Khoa học Xã hội & Nhân văn, Trường Đại học Cần Thơ Thông tin chung: Ngày nhận: 02/06/2014 Ngày chấp nhận: 29/08/2014 Title: A study on the development of ecotourism in Tra Su wetland protected area Từ khóa: Du lịch sinh thái, rừng đặc dụng, khu bảo vệ cảnh quan, hệ sinh thái ngập nước, Trà Sư, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang Keywords: Ecotourism, special-use forest, landscape protected area, wetland ecosystem, Tra Su, Tinh Bien district, An Giang province ABSTRACT Ecotourism is a kind of tourism that has been attracting more domestic and foreign tourists. The Mekong Delta has a great potential for ecotourism development, especially wetland ecosystems. In recent years, Tra Su’s ecotourism has been known by a larger number of visitors. This is a typical flooded forest in the west of Hau River, which has plenty of valuable plants and animals as well as the indigenous culture associated with the local communities. In this article, SWOT methodology is employed to analyze the strengths, weaknesses, opportunities and challenges in the development of ecotourism in this area. Besides, some solutions are suggested to foster the development of ecotourism in sustainable orientation so as to ensure the harmony of economic, social and environmental benefits. TÓM TẮT Du lịch sinh thái đang trở thành loại hình du lịch thu hút ngày càng nhiều khách du lịch trong và ngoài nước. Đồng bằng sông Cửu Long có nhiều tiềm năng phát triển du lịch sinh thái, nhất là hệ sinh thái ngập nước. Trong những năm gần đây, du khách biết đến du lịch sinh thái rừng tràm Trà Sư ngày càng nhiều. Đây là khu rừng ngập nước tiêu biểu cho vùng Tây Sông Hậu, nơi sinh sống của nhiều loài động thực vật có giá trị cùng với những nét văn hóa bản địa gắn với cộng đồng dân cư địa phương. Trong bài viết này, tác giả sử dụng phương pháp SWOT để phân tích những điểm mạnh, điểm yếu, thời cơ và thách thức trong quá trình phát triển du lịch sinh thái tại đây. Qua đó đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển du lịch sinh thái theo hướng phát triển bền vững đảm bảo hài hòa lợi ích kinh tế, xã hội, môi trường. 1 GIỚI THIỆU Trong những năm gần đây, du lịch sinh thái (DLST) đang ngày càng trở nên gần gũi hơn với du khách và đã trở thành xu thế lựa chọn của rất nhiều khách du lịch vì những ưu thế như sự có trách nhiệm với môi trường tự nhiên, sự gắn với văn hóa bản địa và có sự tham gia của cộng đồng. Với những ưu thế đó, DLST đã được các nước trên thế giới tập trung vào khai thác, và một trong những nơi có điều kiện phát triển là các vườn quốc gia, các hệ sinh thái tự nhiên. Việt Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa với những lợi thế về thảm thực vật, khí hậu, sinh vật, thổ nhưỡng, thủy văn đã hình thành nên những hệ sinh thái đặc trưng kết hợp với những giá trị văn hóa, lịch sử nổi bật; là những tiềm năng thuận lợi để phát triển DLST. Tại Đồng bằng sông Cửu Long bên cạnh những vườn quốc gia như Tràm Chim, U Minh Thượng, Mũi Cà Mau đang được khai thác để phát triển DLST thì còn có nhiều nơi khác như các khu bảo tồn, khu bảo vệ cảnh quan ngập nước có một sức hấp dẫn thu hút Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ Phần C: Khoa học Xã hội, Nhân văn và Giáo dục: 33 (2014): 46-55 47 khách du lịch nội địa và quốc tế. Trong đó, khu bảo vệ cảnh quan (KBVCQ) rừng tràm Trà Sư ở An Giang có nhiều tiềm năng phát triển DLST. KBVCQ rừng tràm Trà Sư là khu rừng ngập nước tiêu biểu cho vùng Tây Sông Hậu, là nơi sinh sống của nhiều loài động thực vật thuộc hệ thống rừng đặc dụng tại Việt Nam cùng với nét văn hóa bản địa của người dân tộc Khmer, Hoa, Kinh sinh sống trên địa bàn. Rừng tràm Trà Sư có nhiều điều kiện để phát triển DLST thành một khu du lịch trọng điểm của tỉnh An Giang. Tuy nhiên, tại đây vẫn còn nhiều khó khăn, bất cập và chưa tương xứng với tiềm năng vốn có của nó: thiếu chuyên môn và kỹ năng nghiệp vụ của nhân viên, thiếu hướng dẫn viên du lịch; sự tham gia của người dân còn ít; Vì thế, phân tích các điểm mạnh, điểm yếu, thời cơ, thách thức nơi đây để có những định hướng, chiến lược phát triển du lịch hợp lý nhất để đưa DLST tại rừng tràm Trà Sư phát triển theo hướng bền vững là vấn đề cấp thiết. 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Phương pháp thu thập và xử lý thông tin Thu thập các tài liệu thứ cấp: các dự án phát triển DLST tại KBVCQ rừng tràm Trà Sư, các báo cáo khoa học, sách, tranh, ảnh, các bản đồ liên quan đến đề tài nghiên cứu từ KBVCQ rừng tràm Trà Sư, thư viện, internet Tổng hợp, so sánh và phân tích các tài liệu thu thập. 2.2 Phương pháp điều tra thực địa Để phục vụ cho việc thu thập tài liệu thứ cấp và tài liệu sơ cấp cho đề tài, tác giả tiến hành các đợt khảo sát thực tế để: Quan sát ghi nhận hoạt động du lịch, các dịch vụ, tuyến điểm, cơ sở hạ tầng của KBVCQ rừng tràm Trà Sư. Thu thập các thông tin thứ cấp, các số liệu có liên quan đến thực trạng và định hướng phát triển du lịch của rừng tràm. Tiếp cận các doanh nghiệp, cộng đồng địa phương có tham gia vào hoạt động du lịch. Tìm hiểu các cơ chế chính sách của các bên liên quan khi tham gia vào hoạt động du lịch của rừng tràm Trà Sư. Trao đổi với cơ quan quản lý nhà nước có liên quan đến hoạt động du lịch tại rừng tràm Trà Sư để có những căn cứ đề xuất các giải pháp phát triển du lịch sinh thái tại đây. 2.3 Phương pháp điều tra xã hội học Điều tra bằng bảng hỏi: Khách du lịch nội địa khi đến tham quan tại rừng tràm Trà Sư. Tổng số mẫu là 126 mẫu. Phương pháp lấy mẫu là phi xác suất thuận tiện. Nội dung điều tra tập trung vào thị trường du khách; yếu tố hấp dẫn đối với du khách khi chọn địa điểm du lịch rừng tràm Trà Sư; tình hình đi lại ăn ở; mức độ hài lòng của du khách về cách chăm sóc của nhân viên, chuyên môn và nghiệp vụ của hướng dẫn viên; nhận định của du khách về những vấn đề của người dân địa phương như những truyền thống văn hóa đặc sắc, sự tham gia của người dân vào du lịch; cũng như vấn đề bảo vệ môi trường sinh thái ở đây của ban quản lí du lịch, ban quản lí và người dân;. Người dân địa phương ở ba xã: Văn Giáo (50 mẫu), Vĩnh Trung (20 mẫu), Thới Sơn (20 mẫu), tổng số mẫu là 90, với phương pháp chọn mẫu phi xác suất thuận tiện, các đối tượng được hỏi là chủ hộ. Nội dung điều tra tập trung về tình hình kinh tế, vai trò và ảnh hưởng của rừng tràm Trà Sư đối với người dân, những lợi ích do khai thác du lịch từ rừng tràm Trà Sư mang lại, nhu cầu tham gia vào các hoạt động du lịch, sự thay đổi đời sống người dân khi có khu DLST này, Sau khi sàng lọc thì còn lại 125 mẫu đối với khách du lịch, và 90 mẫu với người dân. Thời gian lấy mẫu là từ tháng 1 đến tháng 5 năm 2014. Phương pháp phỏng vấn sâu với số mẫu là 15 được cụ thể cho các đối tượng sau: Để xác định và phân tích các thông tin, nhu cầu của du khách đã đến tham quan tại rừng tràm Trà Sư. Đối tượng phỏng vấn sâu là cá nhân du khách với số mẫu là 5 (khách du lịch nội địa). Xác định trách nhiệm và lợi ích của cộng đồng khi tham gia vào hoạt động DLST. Đối tượng phỏng vấn sâu: 5 người dân vùng đệm thuộc xã Văn Giáo, Vĩnh Trung. Xác định xu hướng du lịch trong những năm gần đây và nhu cầu trong quá trình tham quan. Đối tượng phỏng vấn sâu: 1 nhân viên công ty TNHH dịch vụ thương mại và du lịch 168 có dẫn khách đến đây tham quan. Xác định công tác bảo tồn thiên nhiên từ nguồn thu của hoạt động du lịch và quản lý hoạt động du lịch sinh thái. Đối tượng phỏng vấn sâu: Ban quản lý rừng tràm Trà Sư (1 mẫu), Chi cục kiểm lâm An Giang (1 mẫu), Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch An Giang (1 mẫu). Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ Phần C: Khoa học Xã hội, Nhân văn và Giáo dục: 33 (2014): 46-55 48 2.4 Phương pháp SWOT Phương pháp phân tích SWOT là một công cụ tìm kiếm tri thức về một đối tượng dựa trên nguyên lý hệ thống, trong đó: Phân tích điểm mạnh (S=strengths), điểm yếu (W=weaknesses) là sự đánh giá từ bên trong, tự đánh giá khả năng của hệ thống trong việc thực hiện mục tiêu, lấy mục tiêu làm chuẩn để xếp một đặc trưng nào đó là điểm mạnh hay điểm yếu. Phân tích cơ hội (O=opportunities), thách thức (T=threats) là các yếu tố bên ngoài chi phối đến mục tiêu phát triển của hệ thống, lấy mục tiêu làm chuẩn để xếp một đặc trưng nào đó của môi trường bên ngoài là cơ hội hay thách thức. Kết quả của phân tích SWOT là cơ sở để xây dựng chiến lược phát triển DLST tại KBVCQ rừng tràm Trà Sư. 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1 Sơ nét lịch sử hình thành KBVCQ rừng tràm Trà Sư Rừng tràm Trà Sư là một khu rừng đặc dụng. Năm 1999, hai tổ chức Birdlife International và Viện Sinh thái – Tài nguyên – Sinh vật đã nghiên cứu và đưa ra kết luận về tầm quan trọng quốc tế của rừng tràm Trà Sư trong công tác bảo tồn đất ngập nước tại Đồng bằng sông Cửu Long, đặc biệt là bảo tồn một số loài chim di cư quý hiếm. Rừng tràm Trà Sư được phê duyệt là khu bảo vệ cảnh quan theo quyết định số 1530/QĐ – CTUB ngày 27/03/2005 của UBND tỉnh An Giang. Hoạt động DLST ở đây chỉ mới diễn ra từ năm 2005 và phát triển mạnh trong thời gian sau này. Hiện nay, KBVCQ rừng tràm Trà Sư do Chi cục Kiểm lâm tỉnh An Giang quản lý và những hoạt động du lịch ở đây do Chi cục Kiểm lâm giao quyền hạn cho Trạm Kiểm lâm Trà Sư phụ trách. 3.2 Phân tích các kết quả nghiên cứu 3.2.1 Khách du lịch Qua Hình 1 cho thấy khách du lịch tìm đến với Trà Sư vì khung cảnh thiên nhiên hoang sơ, đẹp chiếm 48.8%, kế đến là khí hậu trong lành, mát mẻ (26.4%). Như vậy, có thể khẳng định khách du lịch đến đây vì khung cảnh thiên nhiên còn hoang dã, đẹp, và môi trường trong lành. Về những hoạt động mà khách du lịch tham gia khi đến đây thường là tham quan cảnh quan đất ngập nước (43.2%), kế tiếp là tìm hiểu các loại động thực vật, hệ sinh thái (28%), và tham gia hoạt động chèo xuồng tay (20.8%). Việc tìm hiểu đời sống người dân địa phương chỉ chiếm 3.2% - mức thấp nhất. Còn lại là thưởng thức đặc sản địa phương (4.8%)(Hình 2). Hình 1: Yếu tố hấp dẫn khách du lịch Nguồn: Kết quả điều tra du khách năm 2014, n=125 Hình 2: Các hoạt động của du khách (%) Nguồn: Kết quả điều tra du khách năm 2014, n=125 Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ Phần C: Khoa học Xã hội, Nhân văn và Giáo dục: 33 (2014): 46-55 49 Như vậy, có thể khẳng định rằng du khách đến đây thường là những đối tượng sinh sống, làm việc ở các vùng đô thị nên họ có xu hướng quay về vùng quê để tận hưởng bầu không khí trong lành và vui chơi, giải trí trong khung cảnh thiên nhiên mà ở vùng đô thị không đáp ứng được. Mức độ hài lòng của khách du lịch khi đến đây là 36% có ý kiến hài lòng, rất hài lòng chiếm 12.8%, bình thường(23.2%), không hài lòng (15.2%), và hoàn toàn không hài lòng (12.8%)1. Như vậy, mức độ hài lòng và rất hài lòng chỉ chiếm dưới 50% (48.8%). Điều này chứng tỏ DLST ở đây chưa thực sự hấp dẫn du khách và chưa tạo được điểm nhấn trong lòng khách du lịch. Sự hài lòng của khách du lịch được thể hiện qua Bảng 1 như sau: Bảng 1: Sự hài lòng của du khách Stt Sự hài lòng (*) Tỷ lệ (%) 1 Thỏa mãn về sự hiểu biết của hệ sinh thái đất ngập nước 79.4 2 Hiểu được cuộc sống của người dân địa phương 62.9 3 Vẻ đẹp hoang dã của cảnh quan, môi trường tự nhiên 69.4 4 Được thư giãn 67.7 5 Trình độ hướng dẫn viên tại điểm 0.0 6 Thái độ phục vụ của nhân viên Ban quản lý Trà Sư 21.8 7 Phương tiện tham quan đáp ứng được nhu cầu của khách 18,2 * Một người có thể chọn nhiều đáp án - Nguồn: Kết quả điều tra du khách năm 2014, n=125 Phần lớn du khách cảm thấy thỏa mãn về sự hiểu biết của hệ sinh thái đất ngập nước (79.4%), vẻ đẹp hoang dã của cảnh quan và môi trường tự nhiên (69.4%), được thư giãn ( 67.7%), và hiểu được cuộc sống của người dân địa phương (62.9%). Trong khi đó, không có ý kiến nào về trình độ hướng dẫn viên tại điểm ( 0%), thái độ phục vụ của nhân viên Ban quản lý Trà Sư chỉ chiếm 21.8%, phương tiện tham quan đáp ứng được nhu cầu của du khách chiếm tỷ lệ thấp nhất (18.2). Từ đó cho thấy, vấn đề phát triển du lịch ở đây cũng có nhiều lợi thế nhưng những mặt khó khăn cũng còn nhiều, đặc biệt là về hướng dẫn viên du lịch tại điểm chưa có. 1 Nguồn: Kết quả điều tra du khách năm 2014, n=125 Về những mong muốn cải thiện của du khách đối với DLST ở Trà Sư thì phần lớn ý kiến cho rằng cần có hướng dẫn viên tại điểm để phục vụ khách đoàn và cả khách lẻ (67.5%); thiết bị quan sát (51.2%); phương tiện phục vụ tham quan (50.4%); giá tour, giá dịch vụ ăn uống (42.3%); nơi ăn có mong muốn cải thiện thấp nhất (23.6%). Như vậy, cho thấy du khách quan tâm nhất vẫn là hướng dẫn viên tại điểm. Bảng 2: Những mong muốn cải thiện của du khách Stt Cần cải thiện(*) Tỷ lệ (%) 1 Nơi ăn 23.6 2 Phương tiện phục vụ tham quan 50.4 3 Nhân viên 30.1 4 Hướng dẫn viên 67.5 5 Tuyến tham quan 40.7 6 Giá tour, giá dịch vụ ăn uống 42.3 7 Thiết bị quan sát 51.2 8 Thông tin quảng bá 39 * Một người có thể chọn nhiều đáp án Nguồn: Kết quả điều tra du khách năm 2014, n=125 Về vấn đề sẽ quay trở lại và việc giới thiệu về DLST Trà Sư đến người khác của du khách được thể hiện qua Hình 3: Hình 3: Thông tin về sự quay trở lại, giới thiệu đến người khác của du khách (%) Nguồn: Kết quả điều tra du khách năm 2014, n=125 Như vậy, trên 50% ý kiến của du khách sẽ quay lại đây và sẽ giới thiệu đến du khách khác. Nhưng tỷ lệ trả lời “không” vẫn chiếm khá cao (30.4%: Quay trở lại và 40%: Giới thiệu). Từ đó, cần xem xét và có hướng đi đúng đắn nhằm hạn chế những mặt hạn chế và phát huy những điểm mạnh để giữ lòng tin ở khách du lịch. Mức độ hài lòng của khách du lịch khi đến đây là 36% có ý kiến hài lòng, rất hài lòng chiếm 12.8%, bình thường(23.2%), không hài lòng (15.2%), và hoàn toàn không hài lòng (12.8)2. Như 2 Nguồn: Kết quả điều tra du khách năm 2014, n=125 Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ Phần C: Khoa học Xã hội, Nhân văn và Giáo dục: 33 (2014): 46-55 50 vậy, mức độ hài lòng và rất hài lòng chỉ chiếm dưới 50% (48.8%). Điều này chứng tỏ DLST ở đây chưa thực sự hấp dẫn du khách và chưa tạo được điểm nhấn trong lòng khách du lịch. Sự hài lòng của khách du lịch được thể hiện qua Bảng 3 như sau: Bảng 3: Sự hài lòng của du khách Stt Sự hài lòng (*) Tỷ lệ (%) 1 Thỏa mãn về sự hiểu biết của hệ sinh thái đất ngập nước 79.4 2 Hiểu được cuộc sống của người dân địa phương 62.9 3 Vẻ đẹp hoang dã của cảnh quan, môi trường tự nhiên 69.4 4 Được thư giãn 67.7 5 Trình độ hướng dẫn viên tại điểm 0.0 6 Thái độ phục vụ của nhân viên Ban quản lý Trà Sư 21.8 7 Phương tiện tham quan đáp ứng được nhu cầu của khách 18,2 * Một người có thể chọn nhiều đáp án Nguồn: Kết quả điều tra khách du lịch năm 2014, n=125 Phần lớn du khách cảm thấy thỏa mãn về sự hiểu biết của hệ sinh thái đất ngập nước (79.4%), vẻ đẹp hoang dã của cảnh qu ... đề ô nhiễm rác thải, nước thải, và ô nhiễm không khí trong hoạt động DLST là không tránh khỏi. + T8: Sự phát triển dân số và cơ sở hạ tầng quá mức sẽ phá vỡ vẻ đẹp hoang sơ, yên tĩnh và có thể tác động đối với hệ sinh thái tự nhiên. +T9: Cuộc sống người dân còn nhiều khó khăn chủ yếu dựa vào nông nghiệp. Đa số người thanh niên đã rời quê đi lao động tại các khu công nghiệp ở Đông Nam Bộ. Người dân đã săn bắt động vật trái phép. Điểm mạnh (Strengths – S) + S1: Rừng tràm Trà Sư có tính đa dạng sinh học cao, mang vẻ đẹp hoang dã, tự nhiên của vùng đất ngập nước. +S2: Nằm ở vị trí trung gian giữa Núi Cấm và Núi Sam (là hai điểm du lịch hấp dẫn nhất ở An Giang), phương tiện giao thông thuận tiện, thị trường khách lớn. Đồng thời nằm gần kề với biên giới Campuchia (điểm mua sắm ở của khẩu Tịnh Biên). +S3: Cuộc sống yên bình, yên ả của vùng quê nông thôn Nam Bộ. +S4: Khí hậu nhiệt đới gió mùa, thời tiết tốt cho việc tổ chức hoạt động du lịch. +S5: Phương tiện tham quan các tuyến trong rừng tràm thuận lợi (vỏ lãi, xuồng Chiến lược SO 1. Kết hợp S1, S2, S4, S6, S7, S8, S9, S11 + O1, O2, O3, O4, O5: Đẩy mạnh phát triển DLST. 2. Kết hợp S6, S7, S10 + O5, O7, O12: Xây dựng chương trình nâng cao năng lực quản lý. 3. Kết hợp S1, S2, S5 + O5, O6, O7, O8, O9: Lập dự án kêu gọi đầu tư vào phát triển DLST. 4. Kết hợp S2, S6, S7, S8, S9, S10 + O7, 9, O11, O13, O14: Liên kết phát triển về DLST với các loại hình du lịch khác. 5. Kết hợp: S3, S6, S7, S8, S9, S11+ O5, O10, O11: Tuyên Chiến lược ST 1. Kết hợp S1, S4, S11+ T1, T3, T7: Xây dựng chương trình bảo vệ môi trường. 2. Kết hợp S1, S2, S3, S4, S5, S9, S11 + T2, T4: Đẩy mạnh đầu tư phát triển những sản phẩm du lịch đặc trưng. 3. Kết hợp S6, S7, S8, +T3, T9: Hướng dẫn, hỗ trợ cộng đồng dân cư địa phương tham gia làm DLST. 4. Kết hợp S4, S6, S8, S10, S11 + T4, T3, T6, T7, T8: Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ Phần C: Khoa học Xã hội, Nhân văn và Giáo dục: 33 (2014): 46-55 53 chèo tay, xe đạp). +S6: Có sự tham gia của người dân trong việc phát triển du lịch tại địa phương. +S7: Người dân thân thiện, hiền hòa, mến khách. + S8: Địa bàn cư trú của dân tộc Khmer và Hoa với nhiều nét văn hóa bản địa đặc sắc. + S9: Có các đặc sản từ cây Thốt Nốt như đường Thốt Nốt, nước Thốt Nốt, trái Thốt Nốt, và mật ong thiên nhiên. +S10: Đội ngũ nhân viên quản lý rừng được huấn luyện tốt trong công tác bảo vệ rừng. +S11: Môi trường chưa bị ô nhiễm. truyền lợi ích phát triển DLST và tạo việc làm nâng cao thu nhập cho cộng đồng địa phương. 6. Kết hợp S6, S10 + O5, O6, O8, O12: Mở các khóa huấn luyện về công tác bảo vệ rừng cho nhân viên quản lý rừng, hướng dẫn viên du lịch và cộng đồng dân cư địa phương. Giáo dục, tuyên truyền nâng cao nhận thức DLST. Điểm yếu (Weaknesses –W) + W1: Chưa có các tiêu chí, tiêu chuẩn cho hoạt động và các sản phẩm, dịch vụ DLST. +W2: Người dân địa phương và khách du lịch chưa có ý thức cao trong việc bảo vệ môi trường. +W3: Hạn chế về cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho du lịch sinh thái (chưa có hệ thống điện và nước sạch vào khu vực trung tâm, chưa có phòng trưng bày, phòng giới thiệu về Trà Sư cho du khách). +W4: Chưa có hướng dẫn viên tại khu du lịch. +W5: Các loại hình du lịch còn đơn điệu, chưa phong phú. W6: Thiếu sự liên kết giữa các bên tham gia vào du lịch: cơ quan quản lí về du lịch, chính quyền địa phương với doanh nghiệp và cộng đồng địa phương. +W7: Chưa có tài liệu hướng dẫn về rừng tràm Trà Sư, thiếu thông tin về các tuyến du lịch trong rừng tràm. W8: Nguồn nhân lực phục vụ du lịch nói chung và DLST nói riêng ở đây còn hạn chế cả về số lượng và chất lượng. W9: Nhận thức của người dân về DLST còn hạn chế. W10: Công tác quảng bá, tiếp thị và liên kết du lịch còn hạn chế, chính sách quảng bá và giới thiệu với du khách yếu, chưa có trang web chính thức về rừng tràm, chưa gây ấn tượng nhiều cho du khách, thông tin chưa nhiều. +W11: Hệ thống xử lý nước thải và chất thải rắn còn thô sơ. Chiến lược OW 1. Kết hợp O5, O7, 013, O14 + W1, W6, W7: Qui hoạch phát triển DLST theo các tiêu chí phát triển bền vững phù hợp với địa bàn. 2. Kết hợp O5, O9 + W3, W5: Thu hút đầu tư vào cơ sở hạ tầng, tăng cường xây dựng các loại hình dịch vụ mới, và phát triển dịch vụ sẵn có từ các thành phần kinh tế. 3. Kết hợp O1, O2, O3, O4, O5, O7, 9, O10, 011+ W4, W8, W9: Đào tạo đội ngũ hướng dẫn viên phục vụ DLST. 4. Kết hợp O7, O11+ W5 : Tạo ra nhiều sản phẩm du lịch hấp dẫn thu hút khách tham quan và xác định những thị trường phù hợp. 5. Kết hợp O5, O11, O13, O14 + W6, W7, W10: Xúc tiến quảng bá hình ảnh rừng tràm Trà Sư thông qua các phương tiện thông tin đại chúng. 6. Kết hợp O5, O8, O9, O12 + W2, W11: Xây dựng hệ thống thu gom và xử lý chất thải, rác thải. Chiến lược WT 1. Kết hợp W1, W5 + T2, T4: Lựa chọn chiến lược nâng cao chất lượng quản lý hoạt động DLST. 2. Kết hợp W6, W7, W9+ T4, T5: Xây dựng chương trình huấn luyện về DLST cho các nhà điều hành tour và hướng dẫn viên và người dân địa phương. 3. Kết hợp: W3, W5 + T2, T4, T5: Kêu gọi đầu tư xây dựng, nâng cao hạ tầng DLST theo nguyên tắc phát triển DLST bền vững. 4. Kết hợp W5, W7, W10 + T2, T3, T4: Nâng cao quảng bá khu du lịch sinh thái và chính sách khuyến mãi đặc biệt để thu hút khách du lịch. 5. Kết hợp W4, W8 + T9: Đào tạo, tập huấn cho cộng đồng địa phương về nghiệp vụ làm hướng dẫn, tham gia hoạt động DLST. 6. Kết hợp W2, W3, W11 + T1, T3, T6, T7, T8: Xây dựng hệ thống thu gom và xử lý chất thải; Có kế hoạch quản lý vấn đề ô nhiễm rác thải, nước thải, và ô nhiễm không khí trong hoạt động DLST. 3.4 Một số giải pháp phát triển du lịch sinh thái tại KBVCQ rừng tràm Trà Sư Qua phân tích ma trận SWOT cũng như căn cứ vào các yếu tố trên, có thể xác định các giải pháp phát triển DLST KBVCQ rừng tràm Trà Sư như sau: 3.4.1 Về quản lý Quản lý theo quy hoạch: DLST phát triển bền vững và hỗ trợ công tác bảo tồn thì phải có sự quản Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ Phần C: Khoa học Xã hội, Nhân văn và Giáo dục: 33 (2014): 46-55 54 lý và thực hiện theo quy hoạch. Vì vậy, công tác quy hoạch phải đảm bảo có sự phối hợp của các chuyên gia về DLST, các nhà hoạch định chính sách, các cấp lãnh đạo. Việc quản lý theo quy hoạch nhằm đảm bảo các hoạt động DLST ở đây không vi phạm các nguyên tắc và không vượt quá giới hạn cho phép. Vì vậy, việc phối hợp giám sát, kiểm tra, đánh giá, điều chỉnh trong quá trình phát triển DLST phải được quan tâm. Quản lý bằng cách điều tiết mức thu lệ phí: Điều tiết số lượng du khách đến tham quan thông qua mức phí DLST. Vé tham quan được tính thêm phí dành cho công tác bảo tồn, vì thế giá sẽ cao hơn vì DLST chỉ dành cho những du khách thực sự có nhu cầu tìm hiểu, nghiên cứu những giá trị của môi trường tự nhiên và văn hóa bản địa. Vì thế, dù với mức giá nào đi nữa, dù với thời gian nào thì họ cũng có thể đến đây tham quan. Việc mua vé đối với họ là một việc để bảo tồn cảnh quan này. 3.4.2 Về đào tạo Cần mở các lớp tập huấn ngắn hạn cho đội ngũ cán bộ và nhân viên rừng tràm về các vấn đề của du lịch nói chung và DLST nói riêng đang diễn ra, những khó khăn, những giải pháp khắc phục, xu hướng phát triển của ngành du lịch, thông qua các chuyên gia du lịch trong và ngoài nước. Tổ chức nhiều chuyến khảo sát thực tế cho cán bộ và nhân viên đến các điểm DLST điển hình ở trong nước để có cơ hội tiếp xúc, trao đổi và có thể học hỏi kinh nghiệm làm DLST. Đặc biệt là các chuyến khảo sát thực tế ở các nước phát triển mạnh về DLST trên thế giới như Úc, Mỹ, Tiếp nhận và đào tạo cán bộ hướng dẫn viên là người địa phương nhằm khai thác nguồn lực tại chỗ. Đẩy mạnh đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ ngoại ngữ cho cán bộ, nhân viên để thuận lợi cho việc đón tiếp, phục vụ du khách quốc tế đến đây cũng như khi họ học tập, nghiên cứu tại đây. 3.4.3 Đẩy mạnh liên kết, thu hút đầu tư để phát triển DLST tại rừng tràm Trà Sư Liên kết các loại hình du lịch trên địa bàn tỉnh như du lịch tâm linh, du lịch văn hóa, du lịch mùa nước nổi, du lịch làng nghề, du lịch homestay cũng như các địa điểm mua sắm như siêu thị miễn thuế, chợ Châu Đốc,... để tạo nên những loại hình du lịch đa dạng, phong phú nhằm thu hút khách du lịch. Đẩy mạnh hợp tác với các tổ chức trong nước và ngoài nước về nghiên cứu, đào tạo, trao đổi kinh nghiệm trong quy hoạch, quản lý và điều hành DLST như Tổng cục Du lịch Việt Nam, Hiệp hội Du lịch Việt Nam, các trường cao đẳng, đại học Việt Nam và quốc tế, các doanh nghiệp du lịch Việt Nam, quốc tế, Hiệp hội DLST Thế giới, Tổ chức bảo tồn Thiên nhiên Thế giới, Quỹ Quốc tế bảo vệ Tài nguyên thiên nhiên Hợp tác và kêu gọi sự hỗ trợ của các ngành, các chuyên gia trong việc lập các dự án nghiên cứu, quy hoạch phát triển DLST. Đồng thời cũng cần có sự hợp tác với các Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch các tỉnh ở Đồng bằng sông Cửu Long và các tỉnh khác có phát triển về DLST như Đồng Nai, Quảng Nam,... Lập dự án kêu gọi nguồn vốn đầu tư từ Chính phủ, các doanh nghiệp, cá nhân để xây dựng cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch. Những dự án này phải phù hợp với tính chất của DLST. 3.4.4 Tăng cường giáo dục môi trường trong du lịch sinh thái tại rừng tràm Trà Sư Tăng cường hoạt động tại trung tâm đón tiếp khách: Trang bị các phương tiện nghe nhìn tại phòng trưng bày nhằm: Tivi trình chiếu các đĩa tư liệu giới thiệu về rừng tràm và văn hóa bản địa vùng đệm; một số tranh ảnh về các loài động thực vật quý hiếm như giang sen, điêng điểng; tranh ảnh về một số hoạt động của người dân địa phương có ảnh hưởng tốt/ xấu đến công tác bảo tồn. Các bảng nội quy, sơ đồ tham quan tuyến, biển báo, biển chỉ dẫn, được thiết kế hài hòa với môi trường tự nhiên đồng thời cũng đáp ứng được yêu cầu truyền tải thông tin cần thiết, dễ nhìn và bền về vật liệu. Chúng nên được bố trí ở những vị trí thích hợp cho du khách để hướng dẫn và nhắc nhở du khách bảo vệ môi trường. Xây dựng hệ thống thu gom và xử lý chất thải; đưa ra những giải pháp quản lý vấn đề ô nhiễm rác thải, nước thải, và ô nhiễm không khí trong hoạt động DLST. Tăng cường nhận thức cho hướng dẫn viên, nhân viên, người dân địa phương về công tác gìn giữ, bảo tồn các tài nguyên, môi trường. Đây là biện pháp thiết thực, có ảnh hưởng trực tiếp đến du khách. 3.4.5 Khuyến khích sự tham gia của cộng đồng địa phương vào hoạt động du lịch Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao sự hiểu biết của cộng đồng về lợi ích, trách nhiệm đối với hoạt động du lịch. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ Phần C: Khoa học Xã hội, Nhân văn và Giáo dục: 33 (2014): 46-55 55 Mở các lớp tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ cho cộng đồng địa phương trong hoạt động du lịch như hướng dẫn, giao tiếp, phục vụ, Đồng thời có những ưu tiên đối với những hộ dân thuộc hộ nghèo, khó khăn để họ tham gia vào du lịch bằng việc ưu tiên mời gọi họ tham gia, tập huấn những kỹ năng cho họ. Tạo ra những việc làm tại chỗ từ du lịch như sản xuất đặc sản từ cây thốt nốt, đào tạo hướng dẫn viên từ những thanh niên, sản xuất các sản phẩm thủ công, để thu hút thanh niên quay trở về quê làm việc. 3.4.6 Cải thiện cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật phù hợp với du lịch sinh thái Cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật ở mức độ vừa phải, phù hợp và không gây tác động tiêu cực đến môi trường cũng như phá đi vẻ đẹp của cảnh quan tự nhiên, hoang dã. Một số giải pháp để phục vụ tốt cho DLST: Bãi đậu xe dành cho ô tô cần quy hoạch lại, phân vạch và vị trí cho từng loại ô tô nhỏ và ô tô lớn. Cần xây dựng thêm gian nhà để bán những sản phẩm hay quà tặng lưu niệm đến cho khách hàng, cũng như bán nước, thức ăn từ người dân địa phương. Tuyến đường đi vào rừng tràm và tuyến đường bao quanh sông Trà Sư cũng cần rải đá hay đỗ nhựa để người dân thuận tiện đi lại vào mùa mưa, tránh bụi bặm vào mùa nắng. Trung tâm đón tiếp khách cần xây dựng thêm nhà vệ sinh để đáp ứng yêu cầu của du khách. Cần có phòng trưng bày để du khách đến đây được giới thiệu đôi nét về rừng tràm Trà Sư, đời sống người dân địa phương. Cung cấp đầy đủ áo phao trên mỗi thuyền và yêu cầu, hướng dẫn du khách mặc vào khi đi thuyền. Cần trang bị thêm thuyền có mái để che cho du khách khi đi vào mùa mưa, hoặc trời nắng to. 3.4.7 Về quảng bá Xây dựng trang web quảng bá về DLST rừng tràm đến du khách. Trang web phải có tính tương tác mạnh, dữ liệu phải thường xuyên cập nhật, du khách có thể đăng ký mua vé online, Tăng cường viết bài, làm những phóng sự trên các phương tiện truyền thanh, báo điện tử, để đưa hình ảnh của rừng Trà Sư đến với du khách nhiều hơn nữa. Liên kết, hợp tác với các công ty du lịch, các điểm du lịch khác trên địa bàn tỉnh An Giang như Miếu bà Chúa Xứ, làng Chăm, Búng Bình Thiên,để tiếp thị về DLST rừng tràm Trà Sư. Để DLST ở rừng tràm Trà Sư đến với du khách nhiều hơn nữa thì bản thân mỗi nhân viên, hướng dẫn viên, người dân địa phương là một chiến lược quảng bá hiệu quả, thích hợp nhất. Để làm được điều này cần tăng cường nhận thức trong họ và có những chương trình tập huấn để mỗi người là một cách tiếp thị tốt nhất và giữ được niềm tin ở trong lòng du khách. 4 KẾT LUẬN KBVCQ rừng tràm Trà Sư có nguồn tài nguyên vô cùng phong phú, đa dạng. Thiên nhiên nơi đây mang vẻ đẹp hoang sơ; con người nơi đây thuần khiết, chân thật với nét văn hóa bản địa mang đậm tính chất của vùng thôn quê Nam Bộ là lực hấp dẫn đối với du khách. Vì vậy, đây là nơi rất lý tưởng để tổ chức các hoạt động DLST, tạo nguồn kinh phí cho công tác bảo tồn đa dạng sinh học, nâng cao đời sống cộng đồng, và tuyên truyền giáo dục bảo vệ môi trường cho du khách và cộng đồng địa phương. Để DLST ở rừng tràm Trà Sư phát triển theo đúng nghĩa cần đảm bảo hài hòa các lợi ích giữa kinh tế, môi trường và xã hội: khai thác tài nguyên du lịch gắn với bảo tồn, bảo vệ môi trường cảnh quan, mang lại lợi ích cho cộng đồng địa phương. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Annalisa Koeman,1998. Du lịch sinh thái trên cơ sở phát triển du lịch bền vững, Tuyển tập báo cáo Hội thảo về Du lịch sinh thái với phát triển du lịch bền vững ở Việt Nam. Nhà xuất bản Hà Nội. Trang 39-70. 2. Bùi Thị Hải Yến- Phạm Hồng Long, 2007. Tài nguyên du lịch. Nhà xuất bản Giáo dục. 398 trang. 3. Bùi Thị Hải Yến và ctv, 2012. Du lịch cộng đồng. Nhà xuất bản Giáo dục. 398 trang. 4. Bùi Thị Hải Yến, 2006. Quy hoạch du lịch. Nhà xuất bản Giáo dục.397 trang. 5. Hội thảo khoa học, 2011. Tiềm năng phát triển du lịch sinh thái rừng tràm Trà Sư. Sở Văn hóa – Thể thao& An Giang. 95 trang. 6. Nguyễn Trọng Nhân, 2010. Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái vườn quốc gia Tràm Chim tỉnh Đồng Tháp. 127 trang. 7. Phạm Trung Lương và ctv, 2002. Du lịch sinh thái – Những vấn đề về lý luận và thực tiễn phát triển ở Việt Nam. Nhà xuất bản Giáo dục. 248 trang.
File đính kèm:
- nghien_cuu_phat_trien_du_lich_sinh_thai_tai_khu_bao_ve_canh.pdf