Nghiên cứu ảnh hưởng của nhận thức lợi ích, chất lượng cuộc sống đến thái độ và hành vi tham gia chương trình phát triển du lịch bền vững của cộng đồng địa phương tại duyên hải miền Trung

Nghiên cứu này phát triển dựa trên tích hợp ba lý thuyết: phát triển bền vững, trao đổi xã

hội và hành vi tham gia. Mẫu nghiên cứu theo phương pháp hạn ngạch, khảo sát 444 hộ dân tại

các tỉnh Khánh Hòa, Bình Định và Quảng Nam. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra vai trò trung gian

quan trọng của nhận thức chất lượng cuộc sống đến thái độ và hành vi tham gia chương trình

phát triển du lịch bền vững. Tất cả các giả thuyết nghiên cứu đều được ủng hộ. Cụ thể, thái độ

của cộng đồng địa phương tham gia chương trình phát triển du lịch bền vững chịu ảnh hưởng

trực tiếp bởi nhận thức chất lượng cuộc sống, trong khi nhận thức về lợi ích kinh tế, lợi ích văn

hóa-xã hội và lợi ích bảo vệ tài nguyên tác động tích cực lên nhận thức về chất lượng cuộc sống.

Đồng thời, hành vi tham gia chương trình phát triển du lịch bền vững chịu sự ảnh hưởng trực

tiếp của thái độ và nhận thức về chất lượng cuộc sống. Dựa trên kết quả nghiên cứu, bài viết đề

xuất một số chính sách phù hợp cho phép ngành du lịch phát huy vai trò của cộng đồng trong

phát triển bền vững du lịch biển duyên hải Nam Trung Bộ.

pdf 14 trang kimcuc 19820
Bạn đang xem tài liệu "Nghiên cứu ảnh hưởng của nhận thức lợi ích, chất lượng cuộc sống đến thái độ và hành vi tham gia chương trình phát triển du lịch bền vững của cộng đồng địa phương tại duyên hải miền Trung", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nghiên cứu ảnh hưởng của nhận thức lợi ích, chất lượng cuộc sống đến thái độ và hành vi tham gia chương trình phát triển du lịch bền vững của cộng đồng địa phương tại duyên hải miền Trung

Nghiên cứu ảnh hưởng của nhận thức lợi ích, chất lượng cuộc sống đến thái độ và hành vi tham gia chương trình phát triển du lịch bền vững của cộng đồng địa phương tại duyên hải miền Trung
1 
Mã số: 440 
Ngày nhận: 25/9/2017 
Ngày gửi phản biện lần 1: /9 /2017 
Ngày gửi phản biện lần 2: 
Ngày hoàn thành biên tập: 26/10/2017 
Ngày duyệt đăng: 26/10/2017 
NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA NHẬN THỨC LỢI ÍCH, CHẤT LƯỢNG 
CUỘC SỐNG ĐẾN THÁI ĐỘ VÀ HÀNH VI THAM GIA CHƯƠNG TRÌNH PHÁT 
TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG CỦA CỘNG ĐỒNG ĐỊA PHƯƠNG TẠI DUYÊN HẢI 
MIỀN TRUNG 
Lê Chí Công1 
Nguyễn Văn Ngọc2 
Nguyễn Thị Hồng Trâm3 
Tóm tắt 
Nghiên cứu này phát triển dựa trên tích hợp ba lý thuyết: phát triển bền vững, trao đổi xã 
hội và hành vi tham gia. Mẫu nghiên cứu theo phương pháp hạn ngạch, khảo sát 444 hộ dân tại 
các tỉnh Khánh Hòa, Bình Định và Quảng Nam. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra vai trò trung gian 
quan trọng của nhận thức chất lượng cuộc sống đến thái độ và hành vi tham gia chương trình 
phát triển du lịch bền vững. Tất cả các giả thuyết nghiên cứu đều được ủng hộ. Cụ thể, thái độ 
của cộng đồng địa phương tham gia chương trình phát triển du lịch bền vững chịu ảnh hưởng 
trực tiếp bởi nhận thức chất lượng cuộc sống, trong khi nhận thức về lợi ích kinh tế, lợi ích văn 
hóa-xã hội và lợi ích bảo vệ tài nguyên tác động tích cực lên nhận thức về chất lượng cuộc sống. 
Đồng thời, hành vi tham gia chương trình phát triển du lịch bền vững chịu sự ảnh hưởng trực 
tiếp của thái độ và nhận thức về chất lượng cuộc sống. Dựa trên kết quả nghiên cứu, bài viết đề 
xuất một số chính sách phù hợp cho phép ngành du lịch phát huy vai trò của cộng đồng trong 
phát triển bền vững du lịch biển duyên hải Nam Trung Bộ. 
Từ khóa: chất lượng cuộc sống; cộng đồng; du lịch biển; hành vi; lợi ích; thái độ. 
Abstract 
This paper is conducted based on integrating three theories: sustainable development; 
social exchange and behavior. A quota survey sample from the local community with 444/500 
participants in Khanh Hoa, Binh Dinh and Quang Nam Provinces. The results showed that the 
important mediating role of perception of life quality to attitudes and behavioral intentions of the 
1 Trường Đại học Nha Trang, Email: conglechi@ntu.edu.vn 
2 Trường Đại học Nha Trang, Email: ngocnv@ntu.edu.vn 
3 Trường Đại học Nha Trang, Email: tramnth@ntu.edu.vn 
2 
community participating in the tourism development program. All research hypotheses are 
supported. Specifically, the attitudes of local communities participating in the sustainable 
tourism development program are directly influenced by perceptions of life quality, while 
perceptions of economic benefits, socio-cultural benefits, and the evironment-resource 
protection benefits have positive impacts on the perception of life quality. In addition, the 
behavior of participating in the sustainable tourism development program is directly influenced 
by attitudes and perceptions of life quality. Based on the research findings, the paper suggested 
some of suitable policies that will allow tourism industry to promote the role of local 
communities in the sustainable development of beach tourism in the South Central Coast. 
Keywords: life quality; community; beach tourism; behavior; attitude; benefit. 
1. Giới thiệu 
Phát triển du lịch dựa vào cộng đồng đang là một lựa chọn có tính khả thi nhằm mang lại 
lợi ích kinh tế cho cộng đồng địa phương (Lee, 2013), quảng bá điểm đến (Lee, 2013), và giúp 
du khách có những trải nghiệm thú vị, tăng cường nhận thức về bảo vệ môi trường du lịch (Lee, 
2013; Lepp, 2007). Phát triển du lịch dựa vào cộng đồng ven biển là chính sách ưu tiên của 
Chính phủ hiện nay Việt Nam (Lê Chí Công, 2015). 
Duyên hải miền Trung với những địa danh có tài nguyên du lịch biển đảo phong phú, hấp 
dẫn khách du lịch như Vịnh Nha Trang, Cù Lao Xanh - Quy Nhơn, Cù Lao Chàm - Quảng 
NamNăm 2003, Vịnh Nha Trang được công nhận là một trong 29 vịnh đẹp nhất thế giới. Cù 
Lao Chàm có tên trong danh sách các khu dự trữ sinh quyển thế giới do UNESCO công nhận từ 
năm 2009, trong khi Cù Lao Xanh được ví như “Hòn Ngọc Viễn Đông”. Tất cả những điều đó đã 
góp phần “đánh tiếng” thu hút du khách đến với du lịch duyên hải miền Trung ngày càng nhiều. 
Một số nghiên cứu gần đây đã bước đầu phân tích những ảnh hưởng của cộng đồng đến phát 
triển du lịch bền vững, như Lê Chí Công (2015), Võ Hoàn Hải và Lê Chí Công (2015). 
Nghiên cứu tại một số quốc gia phát triển chỉ ra rằng sự phát triển mạnh mẽ của ngành du 
lịch có thể ảnh hưởng đến những thay đổi trong lối sống của cộng đồng địa phương (Lee, 2013). 
Các thay đổi này có thể được nhìn nhận dưới những góc độ như: (i) thu nhập (Simpson, 2008); 
(ii) đời sống xã hội (Simpson, 2008); (iii) văn hóa (Simpson, 2008); và (iv) môi trường (Lee, 
2013; Simpson, 2008). Phát triển du lịch phải gắn với việc huy động sự tham gia của cộng đồng 
nhằm mang lại lợi ích thiết thực cho họ và hướng tới phát triển bền vững. Một số nghiên cứu đã 
xem xét ảnh hưởng của các nhân tố khác nhau đến thái độ và hành vi tham gia của cộng đồng 
vào phát triển du lịch bền vững, bao gồm: (i) nhận thức chất lượng cuộc sống (Lepp, 2007); (ii) 
nhận thức chi phí (Dyer và cộng sự 2007); (iii) sự gắn bó cộng đồng (Nicholas và cộng sự, 
2009); và (iv) nhận thức lợi ích (Nunkoo & Ramkissoon, 2011). 
Những công trình nghiên cứu trên tiếp cận trong bối cảnh quốc gia có môi trường du lịch 
phát triển và những điều kiện cho phát triển du lịch có nhiều điểm khác biệt so với Việt Nam. 
Trong khi du lịch biển Việt Nam có nhiều tiềm năng phát triển nhưng vẫn chưa khai thác một 
cách có hiệu quả và ẩn chứa nhiều bất cập trong công tác tổ chức, quản lý kinh doanh (Lê Chí 
Công, 2015). Đặc biệt vai trò của cộng đồng trong việc phát triển du lịch hướng đến tính bền 
3 
vững vẫn còn khá mờ nhạt. Vấn đề đặt ra làm thế nào để cộng đồng thay đổi thái độ và hành vi 
tham gia vào các chương trình phát triển du lịch bền vững? Những nhận thức về lợi ích và cảm 
nhận chất lượng cuộc sống của cộng đồng từ sự phát triển du lịch có ảnh hưởng đến thái độ và 
hành vi của họ hay không đang là câu hỏi cần được giải đáp trong bài báo này. Việc phân tích 
đầy đủ mức độ tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến thái độ và hành vi tham gia của cộng 
đồng vào chương trình phát triển du lịch bền vững sẽ góp phần không nhỏ giúp địa phương có 
chính sách phù hợp nhằm phát huy vai trò tốt nhất vai trò của cộng đồng trong phát triển du lịch 
biển hướng đến bền vững. 
Phần tiếp theo sẽ tập trung hệ thống hóa cơ sở lý thuyết liên quan đến hành vi, thái độ, 
nhận thức của cộng đồng khi tham gia vào chương trình phát triển du lịch bền vững. Trên cơ sở 
đó, đề xuất các giả thuyết và mô hình nghiên cứu cần kiểm định. 
2. Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu 
2.1. Hành vi tham gia của cộng đồng vào chương trình phát triển du lịch bền vững 
Cộng đồng dân cư địa phương (hay cộng đồng địa phương) là một khái niệm về tổ chức 
xã hội đã được nhiều nhà nghiên cứu đưa ra trong các công trình khoa học với các ngữ nghĩa 
khác nhau. Bender và cộng sự (2008) mô tả các cộng đồng địa phương là “nhóm người với một 
bản sắc chung và những người có thể được tham gia vào các hoạt động liên quan đến khía cạnh 
của đời sống”. Tác giả cũng lưu ý rằng “cộng đồng địa phương thường có truyền thống liên quan 
đến tài nguyên thiên nhiên và mối quan hệ mạnh mẽ với yếu tố văn hóa, xã hội, kinh tế và tinh 
thần”. 
Phát triển du lịch theo hướng bền vững đã được thảo luận rộng rãi trong thời gian qua vì 
sự phát triển đó có thể đáp ứng nhu cầu của du khách, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, bảo vệ tài 
nguyên du lịch và nâng cao chất lượng cuộc sống của cộng đồng địa phương (Lee, 2013; Lepp, 
2007). Lepp (2007) cho rằng phát triển du lịch dựa vào cộng đồng đã trở thành một công cụ quan 
trọng để quản lý bền vững. Chương trình phát triển du lịch bền vững được hiểu là các hoạt động 
sẽ được triển khai bao gồm: bảo vệ môi trường biển; tuyên truyền bảo vệ môi trường du lịch; tuyên 
truyền hình ảnh du lịch biển; bảo vệ di tích lịch sử phục vụ du lịch; bảo vệ văn hóa truyền thống địa 
phương; bảo vệ an ninh an toàn cho du khách; cung cấp thực phẩm an toàn cho du khách; bán sản 
phẩm đảm bảo chất lượng cho du khách, cam kết bán đúng giá vào mùa cao điểm, cách tiếp cận được 
phát triển dựa trên nghiên cứu của Abas & Hanafiah (2014). Nghiên cứu này tiếp cận khái niệm 
“Hành vi tham gia” của cộng đồng như là một dấu hiệu về mặt nhận thức của sự sẵn sàng thực 
hiện hành vi (Ajzen, 1991; Choi & Murray, 2010; Abas & Hanafiah, 2014). Hành vi tham gia 
được đo lường thông qua các phát biểu: (i) Tôi đã tham gia vệ sinh môi trường du lịch; (ii) Tôi đã 
tham gia tuyên truyền bảo vệ môi trường du lịch; (iii) Tôi đã tham gia bảo vệ môi trường ven 
biển.(Choi & Murray, 2010; Abas & Hanafiah, 2014). 
2.2. Thái độ và hành vi tham gia của cộng đồng địa phương vào chương trình phát triển du 
lịch bền vững 
Thái độ đại diện cho niềm tin tích cực hay tiêu cực của con người và sự đánh giá về hành 
vi của mình. Thái độ nói đến sự đánh giá của con người về kết quả của một hành vi (Ajzen, 
1991). Nếu người dân đánh giá rằng việc tham gia chương trình phát triển du lịch bền vững là 
4 
hữu ích đối với họ, thì theo lý thuyết TRA và TPB (Fishbein & Ajzen, 1975; Ajzen, 1991), mức 
độ quan tâm đối với việc tham gia chương trình phát triển du lịch bền vững sẽ mạnh hơn. Từ kết 
quả nghiên cứu trên, nghiên cứu này tác giả cho rằng người dân có thái độ tích cực đối với phát 
triển du lịch bền vững thì hành vi tham gia của họ càng cao. Vì vậy giả thuyết được đề xuất: 
H1: Thái độ tích cực đối với việc tham gia chương trình phát triển du lịch bền vững làm 
gia tăng hành vi tham gia chương trình phát triển du lịch bền vững. 
2.3. Nhận thức về chất lượng cuộc sống và thái độ, hành vi tham gia của cộng đồng địa 
phương vào chương trình phát triển du lịch bền vững 
Theo Andereck và Nyaupane (2011), chất lượng cuộc sống là sự thỏa mãn với cuộc sống, 
sự hài lòng về mặt tình cảm và kinh nghiệm sống của cá nhân; đó là cách con người xem hoặc 
cảm nhận về cuộc sống của họ và tùy theo trường hợp và hoàn cảnh khác nhau có thể hiểu khác 
nhau. Trong hoạt động du lịch, lý thuyết trao đổi xã hội được sử dụng trong nghiên cứu nổi tiếng 
của tác giả Ap (1992). Tác giả đã sử dụng mô hình SET để giải thích phản ứng phản ứng khác 
nhau của cá nhân hoặc nhóm cộng đồng đối với hoạt động du lịch. Cá nhân hay nhóm cộng đồng 
quyết định tương tác sau khi cân nhắc lợi ích và bất lợi của sự tương tác này. Thái độ của mỗi cá 
nhân phụ thuộc vào cảm nhận về sự trao đổi mà họ thực hiện và sự tăng lên trong chất lượng 
cuộc sống (Ap, 1992). Cá nhân đánh giá rằng trao đổi đem lại lợi ích, giá trị cho cuộc sống sẽ có 
cảm nhận hoàn toàn khác với cá nhân cho rằng hoạt động trao đổi là vô ích, bất lợi, không có giá 
trị (Matheison và Wall, 2006). Cảm nhận chất lượng cuộc sống tốt hơn của cộng đồng thông qua 
những thay đổi về lợi ích kinh tế, văn hóa-xã hội và môi trường, họ sẽ có thái độ tích cực hơn với 
các hoạt động phát triển du lịch và sẵn sàng tham gia hoạt động giúp du lịch phát triển bền vững. 
Nói cách khác, những thúc đẩy về lợi ích nhận được ảnh hưởng đến thay đổi thái độ và kết quả là 
thực hiện hành vi (Matheison và Wall, 2006). Phát triển theo hướng này nghiên cứu đề xuất hai 
giả thuyết sau: 
H2: Nhận thức về chất lượng cuộc sống cộng đồng càng tăng, cộng đồng càng có thái độ 
tích cực đối với việc tham gia chương trình phát triển du lịch bền vững. 
H3: Nhận thức về chất lượng cuộc sống cộng đồng càng tăng, cộng đồng càng chủ động 
tham gia các hoạt động trong chương trình phát triển du lịch bền vững. 
2.4. Ảnh hưởng của nhận thức lợi ích từ phát triển du lịch lên nhận thức chất lượng cuộc 
sống của cộng đồng địa phương 
Nhận thức lợi ích trong phát triển du lịch được hiểu như là nhận thức về những kết quả 
tích cực có thể mang lại từ hành động cụ thể (Kim và cộng sự, 2012). Nhận thức lợi ích trong 
phát triển du lịch được xem xét trên các góc độ khác nhau: (i) nhận thức về kinh tế; (ii) nhận 
thức về văn hóa-xã hội; (iii) nhận thức về môi trường (Dyer và cộng sự, 2007; Nunkoo & 
Ramkissoon, 2011). 
Thứ nhất, nhận thức lợi ích kinh tế từ phát triển du lịch ảnh hưởng đến chất lượng cuộc 
sống của cộng đồng địa phương. Hanafiah và cộng sự (2013) chỉ ra rằng để giảm bớt những khó 
khăn kinh tế, cộng đồng địa phương xem sự phát triển du lịch như là một chiến lược quan trọng 
trong phát triển kinh tếCác ảnh hưởng này được nhìn nhận như là cơ hội có việc làm, nâng cao 
thu thập và điều kiện sống sống cho gia đình, tăng thu nhập từ các hoạt động khác hỗ trợ du lịch 
5 
(Muganda và cộng sự, 2013). Đối với cộng đồng địa phương, đặc biệt là ở các nước đang phát 
triển, du lịch như là một chất xúc tác của sự thay đổi trong nền kinh tế hộ gia đình, cơ hội việc 
làm mới, thu nhập bằng tiền mặt, và thay đổi công nghệ thông tin và nâng cao chất lượng cuộc 
sống (Liu, 2003). Việc giảm đói nghèo từ các hoạt động du lịch sẽ làm cho cộng đồng thỏa mãn, 
hạnh phúc hơn với cuộc sống của họ (Mill & Morrison, 1992). 
H4: Nhận thức lợi ích kinh tế từ phát triển du lịch càng tăng, chất lượng cuộc sống cộng 
đồng địa phương càng tăng. 
Hai là, nghiên cứu của Muganda và cộng sự (2013), chỉ ra rằng sự tham gia của du khách 
vào các sinh hoạt văn hóa bản địa sẽ làm tăng khả năng quảng bá văn hóa địa phương ra bên 
ngoài. Cộng đồng cũng cảm thấy tự hào về nét văn hóa của họ, sẵn sàng tiếp xúc nhiều hơn với 
du khách nhằm chia sẽ những giá trị văn hóa bản địa Muganda và cộng sự (2013). Du lịch có thể 
ảnh hưởng mạnh và tích cực lên văn hóa cộng đồng nếu nó góp phần làm sống lại một nền văn 
hóa văn hóa bản địa (Dyer và cộng sự, 2007). Thông qua việc mở rộng giao lưu và tiếp xúc trực 
tiếp với du khách, các giá trị văn hóa truyền thống của cộng đồng ngày càng được chú ý bảo tồn, 
gìn giữ, cộng đồng sẽ cảm nhận sự tự hào và hạnh phúc khi được gắn bó với điểm đến du lịch 
(Dyer và cộng sự, 2007). 
H5: Nhận thức lợi ích từ việc bảo vệ môi trường văn hóa-xã hội càng tăng, chất lượng 
cuộc sống cộng đồng địa phương càng tăng. 
Ba là, nghiên cứu trước cho rằng phát triển du lịch đã tạo ra nhận thức tốt hơn của cộng 
đồng và du khách về môi trường (Dyer và cộng sự, 2003). Việc gìn giữ môi trường không chỉ là 
điều kiện cần thiết cho phát triển du lịch mà còn gia tăng chất lượng cuộc sống của cộng đồng 
(Dyer và cộng sự, 2003). Harrill & Potts (2003) đồng quan điểm khi cho rằng so với các ngành 
sản xuất công nghiệp khác, du lịch được cho là ngành “công nghiệp sạch”, không gây ra các vấn 
đề ô nhiễm trầm trọng và cộng đồng địa phương có thể chấp nhạn nó. Gần đây, nghiên cứu của 
Dyer và cộng sự (2007) chỉ ra rằng du lịch là một hoạt động góp phần vào sự phát triển của các 
chương trình mới về định hướng môi trường, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và gia tăng chất 
lượng cuộc sống. 
H6: Nhận thức lợi ích từ việc bảo vệ tài nguyên-tự nhiên trong phát triển du lịch càng 
tăng, chất lượng cuộc sống cộng đồng địa phương càng tăng. 
Mô hình nghiên cứu đề xuất và các giả thuyết nghiên cứu trình bày như Hình 1. 
Thái độ đối với tham gia 
chương trình phát triển du 
lịch bền vững 
 Nhận thức lợi ích kinh tế từ 
phát triển du lịch 
Nhận thức lợi ích đối với bảo 
vệ môi trường văn hóa-xã hội 
Chất lượng cuộc 
sống của cộng 
đồng địa phương 
Nhận thức lợi ích đối với bảo 
vệ tài nguyên  ... re/bậc tự do χ2/df <3 (Hair và cộng sự, 
1998), hoặc là các chỉ số liên quan GFI, TLI và CFI có giá trị lớn hơn 0,9 và chỉ số RMSEA dưới 
0,08 (Browne & Cudeck, 1992). 
9 
4. Kết quả nghiên cứu 
4.1. Độ tin cậy và độ giá trị của các thang đo 
Kết quả cho thấy giá trị của thống kê χ2 là 817,28 với 347 bậc tự do, tỷ số χ2/df =2,185 <3 
chứng tỏ mức độ phù hợp tổng quát của toàn bộ mô hình. Giá trị RMSEA là 0,055 < 0,08, đồng 
thời ba giá trị GFI, TLI và CFI lần lượt là 0,90; 0,96 và 0,96 > 0,9 rất nhiều, khẳng định mô hình 
đo lường phù hợp tốt với dữ liệu. Trọng số nhân tố của các chỉ báo đều có ý nghĩa thống kê ở 
mức 0,001 (tất cả giá trị thống kê t đều lớn hơn 12,60) và trải dài từ 0,76 đến 0,93. Các thang đo 
còn lại đều có độ tin cậy tổng hợp cao, vượt xa mức đề nghị 0,80, bên cạnh đó, các giá trị 
phương sai trích đều lớn 0,60. Chứng tỏ thang đo đơn hướng, có độ tin cậy và độ giá trị hội tụ 
cao (Browne & Cudeck, 1992). 
Bảng 5. Trọng số nhân tố, độ tin cậy tổng hợp và phương sai trích của thang đo 
Khái niệm và các chỉ báo FL SE Giá trị t SFL CR VE 
Hành vi tham gia chương trình phát triển du 
lịch bền vững (BE-Behavior) 
0,91 0,76 
Vệ sinh môi trường du lịch 1,000 - - 0,788 
Tuyên truyền bảo vệ môi trường du lịch 1,149 0,046 24,861 0,862 
Bảo vệ môi trường ven biển, đảo 1,120 0,054 20,748 0,876 
Tuyên truyền hình ảnh du lịch 1,094 0,054 20,135 0,856 
Bảo vệ di tích lịch sử phục vụ du lịch 1,109 0,054 20,416 0,867 
Bảo vệ nét văn hóa truyền thống địa phương 1,001 0,053 18,724 0,813 
Thái độ đối với việc tham gia chương trình 
phát triển du lịch bền vững (ATT-Attitude) 
0,92 0,77 
Không thỏa mãn/thỏa mãn 1,000 - - 0,790 
Không hài long/hài long 1,139 0,044 25,660 0,881 
Không thích/thích 1,188 0,055 21,536 0,908 
Tiêu cực/tích cực 1,241 0,056 22,140 0,925 
Vô ích/hữu tích 1,081 0,054 20,088 0,833 
Không có lợi/có lợi 0,985 0,055 17,987 0,767 
Nhận thức về chất lượng cuộc sống của cộng 
đồng (QL-Quality of Life) 
0,85 0,60 
Tôi cảm nhận rõ sự thay đổi tích cực trong đời 
sống tinh thần của gia đình 
1.000 0.739 
Đối với tôi, những lợi ích mang lại từ phát 
triển kinh tế-xã hội của địa phương là không 
thể phủ nhận 
.985 0.058 17.104 0.796 
Tôi hạnh phúc khi được sinh sống và làm việc 
tại thành phố này 
.947 0.074 12.861 0.784 
Tôi tự hào khi được sinh sống và làm việc tại 
thành phố này 
.905 0.072 12.604 0.755 
Nhận thức lợi ích đối với việc bảo vệ môi 
trường văn hóa-xã hội (VCS- Socio-Cultural 
benefits) 
0,92 0,75 
Giữ gìn nét văn hóa truyền thống của địa 
phương 
1,000 - - 0,847 
Duy trì thói quen tốt của người dân địa phương 0,999 0,032 30,754 0,888 
Đảm bảo an ninh, an toàn cho cộng đồng, du 
khách 
1,091 0,050 21,616 0,883 
10 
Loại bỏ tệ nạn xã hội tại địa phương 0,993 0,050 19,809 0,834 
Nhận thức lợi ích đối với việc bảo vệ môi 
trường-tài nguyên (VER-Enviroment-
Resources benefits) 
0,93 0,73 
Làm cho môi trường biển, đảo sạch hơn 1,000 - - 0,826 
Rặng san hô và hệ sinh thái được bảo tồn 1,032 0,046 22,620 0,863 
Di tích lịch sử được tôn tạo, bảo tồn 1,076 0,044 24,331 0,919 
Cải thiện môi trường cho thế hệ tương lai 1,054 0,048 21,950 0,860 
Danh lam thắng cảnh được bảo tồn 0,935 0,049 19,183 0,787 
Nhận thức lợi ích kinh tế (VE-Economics 
benefits) 
0,87 0,62 
Làm tăng thu nhập của cá nhân/gia đình 1,000 - - 0,732 
Tạo nhiều cơ hội việc làm cho người dân địa 
phương 
1,063 0,062 17,286 0,810 
Giúp phát triển ngành dịch vụ (ngân hàng, tài 
chính, y tế, giáo dục) tại địa phương 
1,059 0,072 14,715 0,841 
Giúp phát triển ngành thương mại (trung tâm 
thương maị, siêu thị, cửa hàng tiện ích) 
0,916 0,068 13,482 0,762 
FL: Trọng số nhân tố; SE: Độ lệch chuẩn; SFL: Trọng số nhân tố chuẩn hóa; CR: Độ tin cậy tổng hợp; 
VE: Phương sai trích ***p<0,001 
Kết quả phân tích đã chỉ ra rằng đối với tất cả các cặp, mô hình CFA hai nhân tố đều tốt hơn 
mô hình CFA một nhân tố, và các thống kê sai biệt chi-bình phương đều có ý nghĩa thống kê ở 
mức 0,001 (Fornell & Larcker, 1981). Điều này đã chỉ ra đo lường đạt độ phân biệt cao. Thang 
đo lường sử dụng đều đạt độ tin cậy và độ giá trị cao, thích hợp cho phân tích xa hơn. 
Bảng 6. Hệ số tương quan, trung bình và sai số chuẩn của các thang đo 
 BE ATT QL VCS VER VE 
BE - 
ATT 0,48*** - 
QL 0,34*** 0,50*** - 
VCS 0,37*** 0,41*** 0,62*** - 
VER 0,34*** 0,30*** 0,37*** 0,73*** - 
VE 0,31*** 0,37*** 0,59*** 0,73*** 0,64*** - 
Mean 5,21 5,25 5,46 5,33 5,36 5,25 
S.D 1,10 1,12 1,15 1,21 1,14 1,10 
***p<0,000; **p<0,01; *p< 0,05; ns không có ý nghĩa thống kê 
Nguồn: Kết quả nghiên cứu của tác giả, 2017 
4.2. Đánh giá các quan hệ cấu trúc và kiểm định các giả thuyết 
Kết quả phân tích các tác động chính của các khái niệm trong mô hình lý thuyết được đề xuất 
trong hình 1 được trình bày trên bảng 9. Độ phù hợp của mô hình cấu trúc so với dữ liệu là chấp 
nhận được (χ2 (354) = 1070,54, p = 0,000; RMSEA =0,068; GFI = 0,916; TLI = 0,938; CFI = 
0,938). Kết quả ủng hệ tất cả các giả thuyết nghiên cứu. 
11 
Bảng 7. Kết quả kiểm định giả thuyết về mối quan hệ giữa các nhân tố 
Hệ số đường dẫn Giả thuyết Ước tính Giá trị t Ủng hộ/Bác bỏ 
ATT BE H6 0,734 6,520*** Ủng hộ 
QL ATT H4 0,496 8,135*** Ủng hộ 
QL BE H5 0,172 2,867** Ủng hộ 
VE QL H3 0,273 4,612*** Ủng hộ 
VCS QL H1 0,348 4,913*** Ủng hộ 
VER QL H2 0,238 3,295*** Ủng hộ 
***p<0,001; **p<0,05; *p<0,10; R2 (ATT) = 0,15; R2 (INTEN) = 0.25; R2 (BE) = 0,31) 
Nguồn: Kết quả nghiên cứu của tác giả, 2017. 
Hình 2. Kết quả kiểm định mô hình. 
12 
Nghiên cứu mong đợi rằng, thái độ tích cực đối với việc tham gia chương trình phát triển 
du lịch bền vững tăng lên, hành vi tham gia chương trình phát triển du lịch bền vững tăng lên. 
Kết quả nghiên cứu ủng hộ giả thuyết H1 (β1 = 0,374, t = 6,520, p< 0,001). Giả thuyết H2 và H3 
đề xuất cộng đồng địa phương nhận thức về chất lượng cuộc sống tăng lên, thái độ và hành vi 
tham gia chương trình phát triển du lịch bền vững tăng lên. Kết quả nghiên cứu ủng hộ giả thuyết 
H2 (β2 = 0,496, t = 8,135, p< 0,001) và H3 (β3 = 0,172, t = 2,867, p< 0,01). Giả thuyết H4, H5, 
H6 gợi ý rằng nhận thức của cộng đồng về lợi ích từ phát triển du lịch bền vững (kinh tế, văn 
hóa-xã hội, môi trường) tăng lên, nhận thức về chất lượng cuộc sống của họ sẽ tăng lên. Kết quả 
nghiên cứu ủng hộ các giả thuyết (β4 = 0,348, t = 4,913, p< 0,001; β5 = 0,238, t = 3,295, p< 
0,001; β6 = 0,273, t = 4,612, p< 0,001). 
5. Kết luận và kiến nghị chính sách 
5.1 Kết luận 
Dựa trên việc tích hợp ba lý thuyết phát triển bền vững, trao đổi xã hội và hành vi tham 
gia, nghiên cứu đã đạt được mục tiêu xem xét vai trò trung gian quan trọng của nhận thức chất 
lượng cuộc sống đến thái độ và hành vi tham gia chương trình phát triển du lịch bền vững. Sau 
khi kiểm định độ tin cậy và độ giá trị của thang đo, nghiên cứu đã tiến hành phân tích nhân tố 
khẳng định cho các nhân tố: nhận thức lợi ích kinh tế, văn hóa-xã hội và môi trường, nhận thức 
chất lượng cuộc sống, thái độ và hành vi tham gia chương trình phát triển du lịch bền vững. Kết 
quả kiểm định các giả thuyết cho thấy 6/6 giả thuyết được ủng hộ. Cụ thể, nhận thức chất lượng 
cuộc sống là biến trung gian hoàn toàn trong mối quan hệ nhận thức lợi ích từ phát triển du lịch 
đến thái độ và hành vi tham gia chương trình phát triển du lịch bền vững của cộng đồng địa 
phương. Dựa trên kết quả nghiên cứu, dưới đây bài viết sẽ đề xuất một số kiến nghị chính sách 
phù hợp cho phép ngành du lịch phát huy vai trò của cộng đồng trong phát triển bền vững du lịch 
biển duyên hải Nam Trung Bộ. 
5.2 Kiến nghị chính sách 
Một là, nhằm thay đổi thái độ và hành vi tham gia chương trình phát triển bền vững du 
lịch của cộng đồng địa phương. Ngành du lịch cần có chính sách cụ thể để tuyên truyền, giáo dục 
để nâng cao nhận thức đúng những ảnh hưởng tích cực/tiêu cực của phát triển du lịch mang lại, 
một số chính sách cụ thể như: 
(i) Chủ động tham gia vào các hoạt động phát triển du lịch để thấy được những lợi ích về 
kinh tế mà phát triển du lịch bền vững mang lại, thông qua làm việc trong các doanh nghiệp du 
lịch, hoặc có thể tự kinh doanh, thành lập doanh nghiệp. 
(ii) Mỗi người dân đóng vai trò là một hướng dẫn viên để quảng bá, giới thiệu hình ảnh 
của địa phương đến du khách. Từ đó, góp phần xây dựng thương hiệu, marketing cho chính địa 
phương mình. Điều này không chỉ thu hút khách du lịch đến với địa phương mà còn góp phần 
bảo tồn, gìn giữ, tôn tạo các giá trị văn hóa truyền thống. 
(iii) Mỗi cá nhân ý thức hơn và thực hiện tốt các hoạt động bảo vệ môi trường. Đồng thời 
tích cực, tuyên truyền cho khách du lịch ý thức bảo vệ môi trường khi đến các điểm tham quan, 
khu bảo tồn 
13 
(iv) Xác định những tác động tiêu cực trong phát triển du lịch gây ra như: giá cả tăng cao, 
giá trị văn hóa mai một, môi trường ô nhiễmTừ những tác động trái chiều đó, mỗi người dân 
cần hạn chế ở mức tối đa các tác động tiêu cực này khi tham gia phát triển bền vững du lịch. 
(v) Luôn suy nghĩ đúng đắn, phân tích những những mặt tích cực/tiêu cực khi thực hiện 
một hành động, hành vi trong phát triển du lịch. Đặc biệt, cần phải xem xét những kết cục trong 
tương lai khi thực hiện các hoạt động liên quan đến phát triển bền vững du lịch. 
Hai là, ngành du lịch cần chú trọng tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể 
thao trong cộng đồng địa phương nhằm tăng nhận thức chất lượng cuộc sống. Kết quả khảo sát 
cộng đồng địa phương từ ba thành phố ven biển Nam Trung Bộ cho thấy ở đâu người dân có cảm 
nhận tốt về lợi ích kinh tế, văn hóa-xã hội và môi trường từ phát triển du lịch, nhận thức về chất 
lượng cuộc sống của họ sẽ tăng lên. Đây là yếu tố tiền đề quan trọng làm thay đổi thái độ và 
hành vi tham gia chương trình phát triển du lịch bền vững. Đồng thời, khi người dân càng quan 
tâm đến chương trình phát triển du lịch họ càng chú trọng đầu tư kinh doanh, làm ăn lành mạnh 
và vì vậy lợi ích thu được từ phát triển du lịch càng lớn hơn. 
Ba là, chính quyền địa phương cần tạo điều kiện thuận lợi để cộng đồng địa phương phát 
triển các ngành nghề kinh doanh khác mà vẫn thúc đẩy sự phát triển của du lịch như tài chính 
ngân hàng, bảo hiểm xã hội, y tế, giáo dục, buôn bán kinh doanhĐồng thời, chính quyền xây 
dựng môi trường kinh doanh du lịch cạnh tranh lành mạnh giữa các cơ sở tư nhân của địa 
phương và doanh nghiệp bên ngoài, nhất là các nhà hàng, khách sạn và các chương trình tour du 
lịch biển. Điều này sẽ góp phần mang lại lợi ích thiết thực và giảm thiếu tác động không mong 
muốn cho cộng đồng, giúp nâng cao chất lượng cuộc sống của họ trong thời gian tới. 
Bốn là, ngành du lịch, chính quyền địa phương cần phải thúc đẩy đạo đức môi trường cho 
các bên tham gia phát triển du lịch. Có quy định làm rõ trách nhiệm đạo đức môi trường đối với 
người dân sinh sống tại địa phương, du khách tham gia du lịch, sử dụng dịch vụ du lịch, nhà đầu 
tư phát triển du lịch và cuối cùng là cơ quan chức năng quy hoạch, cấp phép, quản lý đầu tư phát 
triển du lịch; Hai là, cần phải có và công bố rộng rãi tiêu chuẩn về môi trường, các tiêu chuẩn 
này cần phải chặt chẽ hạn chế thấp nhất tác động tiêu cực của phát triển du lịch đến môi trường. 
Năm là, ngành du lịch địa phương cần phải cải thiện môi trường hiện tại tốt hơn, bên 
cạnh đó vận động người dân tham gia cải thiện môi trường, đảm bảo môi trường sống trong lành 
cho thế hệ tương lai. 
5.3. Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo 
Nghiên cứu tương lai nên xem xét thêm các khái niệm như: trách nhiệm của cộng đồng 
với bảo vệ môi trường du lịch; nhận thức chi phí; khả năng kiểm soát hành vi tham gia chương 
trình phát triển du lịch bền vững nhằm kiểm định đầy đủ hơn các yếu tố giải thích thái độ và 
hành vi tham gia chương trình phát triển bền vững của cộng đồng địa phương. 
Tài liệu tham khảo 
1. Abas, S. A. & Hanafiah, M. H. M. (2014). Local Community Attitudes Towards: 
Tourism Development in Tioman Island. Tourism, Leisure and Global Change (volume 1, 
2014, p.TOC-135), page 135 - 143. 
14 
2. Andereck, K. L., & Nyaupane, G. P. (2011). Exploring the nature of tourism and quality 
of life perceptions among residents. Journal of Travel Research. 50(3), 248- 260. 
3. Ap, J., (1992), Residents’ perceptions on tourism impacts, Annals of Tourism Research, 
19, 665-690. 
4. Bender, M. T., Deng J., Selin, S., Arbogast, D., & Hobbs R. A. (2008). Local Residents' 
Attitudes Toward Potential Tourism. Proceedings of the 2008 Northeastern Recreation 
Research Symposium, page 86 – 87. 
5. Choi, H. C., & Murray, I. (2010). Resident attitudes toward sustainable community 
tourism. Journal of Sustainable Tourism, 18(4), 575-594. 
6. Choi, C. & Sirakaya E. (2005). Measuring Resident’s Attitude toward Sustainable 
tourism: Development of sustainable tourism attitude Scale. Journal of Travel Research 
(Vol.43, 380-394), page 380 – 394. 
7. Lê Chí Công (2015), Xây dựng tiêu chí đánh giá du lịch bền vững: Nghiên cứu điển hình 
tại thành phố Nha Trang, Tạp chí Kinh tế và phát triển số 2017, trang 56-64. 
8. Dyer, P., Gursoy, D., Sharma, B., & Carter, J. (2007). Structural modeling of resident 
perceptions of tourism and associated development on the Sunshine Coast, Australia. 
Tourism Management, 28, 409-422. 
9. Gursoy, D., Chi, C. G., & Dyer, P. (2010). Local’s attitudes toward mass and alternative 
tourism: the case of Sunshine Coast, Australia. Journal of Travel Research, 49, 381-394. 
10. Hanafiah, M. H., Jamaluddin, M. R., & Zulkifly, M. I. (2013). Local Community Attitude 
and Support towards Tourism (Development in Tioman Island Malaysia). Procedia - Social 
and Behavioral Sciences, 105 (2013) 792 - 800. 
11. Hair, J. F., Anderson, R. E., Tatham, R. L., & Black W. C. (1998). Multivariate data 
analysis (5th Ed.) Upper Saddle River, NJ: Prentice Hall. 
12. Kim, K., Uysal, M., & Sirgy, M. J., (2012). How does tourism in a community impact the 
quality of life of community residents? Tourism Management, (12), 1-14. 
13. Matheison, A., & Wall, G., (2006), Tourism: Changes, impacts and opportunities, 
Harlow: Pearson Prentice Hall. 
14. Muganda, M., Sirima, A., & Ezra, P. M. (2013), The role of local communities in tourism 
development: Grassroots perspectives from Tanzania, Journal Hum Ecol, 41(1): 53-66. 
15. Võ Hoàn Hải, Lê Chí Công (2015), Nghiên cứu thái độ của cộng đồng dân cư tại Nha 
Trang đối với phát triển bền vững du lịch biển đảo, Tạp chí Kinh tế và Dự báo, số 8/2015, 
trang 42-45. 
16. Lee, H. T., (2013). Influence analysis of community resident support for sustainable 
tourism development. Tourism Management 34 (2013) 37-46. 
17. Lepp, A. (2007). Residents’ attitudes towards tourism in Bigodi village, Uganda. 
Tourism Management, 28, 876-885. 
18. Nicholas, L., Thapa, B., & Ko, Y. (2009). Residents’ perspectives of a world heritage site 
e the Pitons Management Area, St. Lucia. Annals of Tourism Research, 36(3), 390-412. 
19. Nunkoo, R., & Ramkissoon, H. (2011). Developing a community support model for 
tourism. Annals of Tourism Research, 38(3), 964-988. 
20. Simpson, M. C. (2008). Community benefit tourism initiatives: a conceptual oxymoron? 
Tourism Management, 29, 1-18. 

File đính kèm:

  • pdfnghien_cuu_anh_huong_cua_nhan_thuc_loi_ich_chat_luong_cuoc_s.pdf