Nghệ thuật ngoại giao Ngô Thì Nhậm - Nội dung và bài học lịch sử

Sau chiến thắng năm Kỷ Dậu, vua Quang Trung - Nguyễn Huệ nhận thức được

tầm quan trọng của công việc ngoại giao trong việc chấm dứt việc binh đao và

đã giao việc này cho Ngô Thì Nhậm - một sĩ phu Bắc Hà đảm nhiệm. Tác phẩm

Bang giao hảo thoại của Ngô Thì Nhậm, được hình thành trong quá trình nước ta

thực hiện các nhiệm vụ ngoại giao với nhà Thanh (Trung Quốc). Tác phẩm đã

cho người đọc thấy được nghệ thuật ngoại giao tài tình nhưng cũng đầy khí

phách của một người yêu nước chân chính. Bằng nghệ thuật ngoại giao tài tình,

Ngô Thì Nhậm đã chấm dứt ý định trả thù của vua nhà Thanh, đẩy lùi quân lính

chín tỉnh vùng biên giới phía Bắc, thỏa mãn những yêu cầu của đất nước lúc bấy

giờ. Nghiên cứu nghệ thuật ngoại giao Ngô Thì Nhậm giúp chúng ta rút ra được

những bài học quý báu về hoạt động ngoại giao trong quá trình hội nhập kinh tế

thế giới hiện nay.

pdf 12 trang kimcuc 8360
Bạn đang xem tài liệu "Nghệ thuật ngoại giao Ngô Thì Nhậm - Nội dung và bài học lịch sử", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nghệ thuật ngoại giao Ngô Thì Nhậm - Nội dung và bài học lịch sử

Nghệ thuật ngoại giao Ngô Thì Nhậm - Nội dung và bài học lịch sử
TẠP CHÍ KHOA HỌC XÃ HỘI số 2 (246) 2019 
13 
NGHỆ THUẬT NGOẠI GIAO NGÔ THÌ NHẬM - 
NỘI DUNG VÀ BÀI HỌC LỊCH SỬ 
LƢU ĐÌNH VINH* 
Sau chiến thắng năm Kỷ Dậu, vua Quang Trung - Nguyễn Huệ nhận thức được 
tầm quan trọng của công việc ngoại giao trong việc chấm dứt việc binh đao và 
đã giao việc này cho Ngô Thì Nhậm - một sĩ phu Bắc Hà đảm nhiệm. Tác phẩm 
Bang giao hảo thoại của Ngô Thì Nhậm, được hình thành trong quá trình nước ta 
thực hiện các nhiệm vụ ngoại giao với nhà Thanh (Trung Quốc). Tác phẩm đã 
cho người đọc thấy được nghệ thuật ngoại giao tài tình nhưng cũng đầy khí 
phách của một người yêu nước chân chính. Bằng nghệ thuật ngoại giao tài tình, 
Ngô Thì Nhậm đã chấm dứt ý định trả thù của vua nhà Thanh, đẩy lùi quân lính 
chín tỉnh vùng biên giới phía Bắc, thỏa mãn những yêu cầu của đất nước lúc bấy 
giờ. Nghiên cứu nghệ thuật ngoại giao Ngô Thì Nhậm giúp chúng ta rút ra được 
những bài học quý báu về hoạt động ngoại giao trong quá trình hội nhập kinh tế 
thế giới hiện nay. 
Từ khóa: tư tưởng Ngô Thì Nhậm, tinh thần hòa hiếu, ngoại giao Việt Nam 
Nhận bài ngày: 24/10/2018; đưa vào biên tập: 2/11/2018; phản biện: 5/01/2019; 
duyệt đăng: 20/2/2019 
1. DẪN NHẬP 
Với vị trí địa lý đặc biệt, Việt Nam luôn 
nằm dưới sự “dòm ngó” của các thế 
lực phương Bắc. Tuy nhiên, “từ xưa 
đến giờ, Trung Hoa chưa bao giờ đắc 
chí ở cõi Nam cả” (Hoa Bằng, 1998: 
220), đó là nhờ sức mạnh quân sự và 
tinh thần yêu nước, đoàn kết toàn dân 
chống giặc ngoại xâm của nhân dân ta. 
Việc giữ gìn toàn vẹn lãnh thổ qua 
hơn 1.000 năm đô hộ với những cuộc 
xâm lược liên miên, cũng một lần nữa 
khẳng định các giá trị văn hóa - con 
người, ý chí quật cường, tinh thần 
quyết chiến quyết thắng của toàn thể 
dân tộc. Dân tộc Việt Nam thấu hiểu 
sự mất mát, đau thương từ hậu quả 
chiến tranh, từ đó luôn mong muốn và 
yêu chuộng hòa bình. 
Trong những cuộc kháng chiến chống 
ngoại xâm, với những chiến công rực 
rỡ và hiển hách quét sạch bóng quân 
thù ra khỏi bờ cõi, làm cho quân giặc 
“sợ mất mật”, “tan tác bỏ chạy, tranh 
nhau qua cầu sang sông, xô đẩy nhau 
rơi xuống mà chết rất nhiều” (Ngô Gia 
văn phái, 2014: 412), nhưng đồng thời 
và ngay sau đó quân và dân ta các 
thời kỳ đều thể hiện ý chí hòa hiếu, 
chấp nhận nhún nhường, triều cống 
giặc phương Bắc nhằm giữ lấy hòa 
* 
Trường Cao đẳng Kinh tế Thành phố Hồ 
Chí Minh. 
LƯU ĐÌNH VINH – NGHỆ THUẬT NGOẠI GIAO NGÔ THÌ NHẬM 
14 
bình độc lập, có thời gian cho dân tình 
nghỉ ngơi. Ngay từ thời An Dương 
Vương, sau kháng chiến chống quân 
Tần thành công, An Dương Vương đã 
cử Lý Ông Trọng, một vị tướng sang 
phương Bắc thiết lập quan hệ ngoại 
giao và gả công chúa cho con của 
Triệu Đà. Năm 905, Khúc Thừa Dụ 
lãnh đạo nhân dân giành thắng lợi 
trước nhà Đường, ngay lập tức xin 
vua nhà Đường phong cho mình làm 
Tĩnh Hải quân Tiết độ sứ, tỏ ra quy 
thuận dưới trướng vua Đường. Các 
triều đại tiếp theo của Đại Việt như 
nhà Đinh, Lê, Lý, Trần, Hậu Lê, sau 
mỗi chiến thắng, đều theo lệ cũ xin 
hòa hiếu, bảo vệ nền độc lập mới 
giành được. Mục đích xin hòa hiếu 
nhằm gìn giữ độc lập của Tổ quốc là 
nhiệm vụ đầy khó khăn, tế nhị và đã 
được giao cho những nhà ngoại giao 
tài giỏi thực hiện. Bằng kiến thức và 
sự tinh tế nhạy bén thế cuộc, các nhà 
ngoại giao đã làm cho các đời vua 
phương Bắc không cảm thấy xấu hổ vì 
thua trận mà còn tấn phong và thiết 
lập quan hệ ngoại giao với nước 
“nhược tiểu” như nước ta. 
Ngô Thì Nhậm là một trong những nhà 
ngoại giao kiệt xuất của nước ta trong 
quá trình thiết lập mối quan hệ ngoại 
giao với Trung Quốc. Ngô Thì Nhậm 
nổi lên như một hình mẫu tiêu biểu, 
xứng đáng là “đỉnh cao của mọi đỉnh 
cao” (Ngô Thì Nhậm, 2001: 105). 
Những chiến công trên mặt trận ngoại 
giao của Ngô Thì Nhậm được tập hợp 
thành tác phẩm Bang giao hảo thoại, 
thể hiện sự thông tuệ, mưu lược trong 
mối quan hệ giữa đấu tranh chính trị 
và đấu tranh ngoại giao của nước ta ở 
thế kỷ XVIII. Bang giao hảo thoại được 
tập hợp từ nhiều biểu chương, tờ trình 
tấu, thư từ được Ngô Thì Nhậm viết 
với mục đích “trần tình” với vua Càn 
Long về tổn thất của binh lính “thiên 
triều”, cũng như những yêu cầu của 
nhà Tây Sơn trong quan hệ với Trung 
Quốc. Bang giao hảo thoại gồm hai 
quyển. Quyển một gồm 64 bài viết 
theo thể loại bẩm trình được thực hiện 
từ năm 1789 đến 1799. Quyển hai là 
các loại biểu, gồm 17 bài, cũng được 
viết từ năm 1789 đến 1799. Đây chính 
là những “trang đẹp nhất trong nền 
ngoại giao Việt Nam cổ xưa” (Ngô Thì 
Nhậm, 2001: 330). 
2. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA 
NGHỆ THUẬT NGOẠI GIAO NGÔ 
THÌ NHẬM TRONG BANG GIAO 
HẢO THOẠI 
2.1. Nghệ thuật nắm bắt thời cơ 
giành thế chủ động trong hoạt động 
ngoại giao 
Theo Từ điển tiếng Việt, thời cơ là 
“hoàn cảnh thuận lợi đến trong thời 
gian ngắn, là điều kiện giúp tiến hành 
hiệu quả một việc nào đó” (Trung tâm 
Khoa học xã hội và Nhân văn Quốc 
gia, 2005: 1549). Thời cơ gắn liền với 
sự thành bại của mỗi cá nhân, dân tộc, 
của mỗi tổ chức chính trị - xã hội với 
những quy mô khác nhau. Thời cơ có 
tính khách quan, thường xuất hiện bất 
ngờ và tồn tại trong khoảng thời gian 
nhất định. Thời cơ có thể đoán trước 
và phụ thuộc vào khả năng của mỗi 
người. Do đó chỉ một số ít người tài 
TẠP CHÍ KHOA HỌC XÃ HỘI số 2 (246) 2019 
15 
giỏi mới có khả năng dự báo, theo dõi, 
nắm bắt và tận dụng được thời cơ để 
thực hiện đạt mục đích. 
Thế kỷ XVIII ghi dấu ấn về tiềm lực 
quân sự mạnh mẽ và tham vọng bành 
trướng của nhà Thanh. Dưới tài lãnh 
đạo của vua Càn Long, các bộ tộc ở 
phía Bắc, phía Tây, phía Nam bị thu 
phục tạo thành đất nước Trung Quốc 
ngày nay. 
Vào giữa năm 1788, vì muốn bảo vệ 
ngai vàng trước sức mạnh chính 
nghĩa của quân Tây Sơn, Lê Chiêu 
Thống đã trốn chạy và cầu viện nhà 
Thanh. Càn Long nhận định đây chính 
là cơ hội để xâm lược và “đóng đại 
binh ở nước ấy, xa xa kiềm chế họ, 
sau này sẽ có cách xử trí khác” (Ngô 
Gia văn phái, 2014: 417). Điều này 
cho thấy Càn Long đã có dã tâm với 
nước ta từ trước. Thậm chí, Càn Long 
còn tính đến chuyện sẽ kết hợp với 
“Tiêm La” và phục quốc cho Chiêm 
Thành, tạo thành thế chân vạc khống 
chế nước An Nam (Hồ Bạch Thảo, 
2010: 96). Nhân dịp Lê Chiêu Thống 
xin cứu viện, nhà Thanh đã chính thức 
mang quân ồ ạt tràn vào Việt Nam với 
danh nghĩa “phù Lê diệt Nguyễn (Tây 
Sơn)” và chiêu bài “hưng diệt kế tuyệt”, 
nghĩa là “làm hưng thịnh nước đã bị 
tiêu diệt, làm dòng họ bị dứt được tiếp 
nối”. Tuy nhiên, ý đồ đó đã bị vua 
Quang Trung dập tắt một cách nhanh 
chóng bằng chiến thắng Đống Đa - 
Ngọc Hồi chấn động “thiên triều”. Dĩ 
nhiên, vua Càn Long sẽ “lệnh cho các 
Tổng đốc, Tuần phủ ở dọc biên giới 
hãy cho quân lính các doanh kịp thời 
thao diễn, cốt sao cho lương đủ binh 
tinh, sẵn sàng chờ sai khiến, để chuẩn 
bị việc đánh dẹp hỏi tội, dụ cho các 
nơi đều biết” (Hồ Bạch Thảo, 2010: 
96). Với mục đích giữ yên bờ cõi, tạo 
điều kiện cho dân chúng học hành, 
làm kinh tế “cho dân giàu nước mạnh” 
(Đào Duy Anh, 2002: 427) và hoài bão 
“lập một đội quân rất mạnh để đương 
đầu với nhà Thanh mà đòi những gì 
đất nước ta bị mất vào Trung Hoa từ 
thời Lê mạt” (Đào Duy Anh, 2002: 427), 
vua Quang Trung chủ trương hòa hoãn 
và sử dụng biện pháp ngoại giao 
nhằm thuyết phục Càn Long. Chiến 
thắng của vua Quang Trung và toàn 
thể nhân dân trong kháng chiến chống 
quân Thanh chính là một yếu tố khách 
quan, tạo ra thời cơ để giữ gìn hòa 
bình cho đất nước. Phải tận dụng 
được thời cơ vua nhà Thanh còn đang 
ngỡ ngàng vì thua trận để giữ yên bờ 
cõi. Nếu chậm trễ trong hành động, để 
Càn Long điều binh khiển tướng sang 
báo thù, sẽ có tội lớn đối với Tổ quốc 
và nhân dân. Vai trò của công tác đối 
ngoại lúc này vô cùng quan trọng, ví 
như một đạo quân thực thụ trong bảo 
vệ đất nước, ngăn chặn “binh mã chín 
tỉnh sang xâm lược Việt Nam” (Quách 
Tấn - Quách Giao, 2016: 199) lần thứ 
hai. Ngô Thì Nhậm đã hoàn thành xuất 
sắc nhiệm vụ chớp thời cơ ngăn chặn 
binh đao, bảo vệ nền độc lập mới 
giành được. 
Việc tận dụng được thời cơ bảo vệ 
hòa bình cho đất nước không phải 
ngẫu nhiên mà có và thời cơ cũng 
không tự nhiên mà xuất hiện. Tất cả 
đều do sự chuẩn bị đón bắt từ trước. 
LƯU ĐÌNH VINH – NGHỆ THUẬT NGOẠI GIAO NGÔ THÌ NHẬM 
16 
Khi biết tin quân Thanh chuẩn bị tràn 
qua biên ải, Ngô Văn Sở đã thay mặt 
Nguyễn Huệ gửi thư giải thích lý do 
động binh đao trong nước và xin Tôn 
Sĩ Nghị “dừng giáo gươm làm vũ, 
người ngựa đã qua cửa quan, hãy tạm 
đóng trên quan ải” (Ngô Thì Nhậm, 
2001: 305), dừng việc tiến hành xua 
binh theo yêu cầu của vua Lê. Nếu 
vẫn ngoan cố xâm lược, thì quân dân 
trong nước cũng đã chuẩn bị cách 
chống lại quân “thiên triều”, mặc dù sự 
chống lại này, theo Ngô Văn Sở là do 
“người trong nước lo sợ, hoảng hốt” 
(Ngô Thì Nhậm, 2001: 305) mà làm. 
Đồng thời, nhắc nhở Tôn Sĩ Nghị về 
việc xua quân sang đánh nước An 
Nam, trên danh nghĩa, không phải là ý 
muốn của Càn Long. Sách lược ngoại 
giao lúc này của Nguyễn Huệ cũng đã 
tính đến việc vua quan nhà Thanh sẽ 
thất trận và chúng ta phải giữ thể diện 
cho họ, không làm cho họ cảm thấy 
nhục nhã xấu hổ, mà liên tiếp dụng 
binh đao. 
Do đã có sự chuẩn bị nên khi quân 
Thanh đại bại, chớp thời cơ gìn giữ 
hòa bình cho đất nước, Ngô Thì Nhậm 
đã thay mặt vua Quang Trung - 
Nguyễn Huệ liên tiếp gửi những bản 
trần tình và thư từ qua lại với Quảng 
Tây Tả giang binh bị đạo Thang Hùng 
Nghiệp với mục đích biện minh cho 
việc chống lại quân thiên triều và cho 
rằng mọi việc xảy ra là do Tôn Sĩ Nghị 
vì tham lập đại công mà gây ra. 
Sự đặc sắc của Ngô Thì Nhậm là đã 
tìm được nguyên cớ và dựa vào đó để 
không làm mất mặt mà ngược lại xoa 
dịu Càn Long. Nhưng suy đến cùng, 
Càn Long chính là người “ngồi trong 
màn trướng xa ngàn dặm” điều khiển 
cuộc xâm lược này. Tác phẩm Thanh 
thực lục do dịch giả Hồ Bạch Thảo 
biên dịch, đã cho thấy Càn Long theo 
dõi mỗi bước tiến đại quân nhà Thanh 
và mỗi lần chiếm được thành trì của 
nước An Nam, Càn Long đều phong 
thưởng hậu hĩnh cho Tôn Sĩ Nghị. 
Ngô Thì Nhậm đã khai thác triệt để tội 
lỗi của Tôn Sĩ Nghị và “trần tình” vì họ 
Tôn là quan văn, muốn lập đại công 
hiển hách, cho nên “Không xét rõ 
được tình hình ở xa, đem cái cớ đằng 
kia bỏ nước, cái cớ đằng này vào 
nước đem tờ biểu của tôi xé vứt 
xuống đất buông tay giết hại, thỏa 
bụng tham tàn” (Ngô Thì Nhậm, 2001: 
308). Ngô Thì Nhậm cho rằng, Tôn Sĩ 
Nghị là kẻ ngu dốt, “không suy xét sự 
lý cho cùng, gây nên hấn khích phải 
dùng binh, khiến cho nhân dân phải 
mắc vòng cay đắng, che bịt người trên, 
lấn át người dưới đến như thế” (Ngô 
Thì Nhậm, 2001: 309). Có thể thấy, tất 
cả các bản trần tình đều tỏ ý khuất 
phục, nhường phần thắng trên danh 
nghĩa, trên lời nói cho quan quân nhà 
Thanh. Tuy nhiên, cùng với đó là lời lẽ 
đanh thép, cách dùng từ mạnh bạo 
của người chiến thắng, Ngô Thì Nhậm 
đã liệt kê những thất bại của quan 
quân nhà Thanh nói riêng và của 
Trung Quốc nói chung từ khi tiến hành 
xâm lược Đại Việt một cách rõ ràng và 
cụ thể trong các bản trần tình, cốt cho 
nhìn gương người xưa mà tránh sai 
lầm khi xâm lược nước An Nam nhỏ 
bé. Tính kiêu hãnh của người chiến 
TẠP CHÍ KHOA HỌC XÃ HỘI số 2 (246) 2019 
17 
thắng và tinh thần tự hào dân tộc 
được thể hiện trong việc Ngô Thì 
Nhậm “sai hai viên quan người Di là 
Nguyễn Hữu Điều và Vũ Huy Phác 
mang biểu văn đến dâng” (Hồ Bạch 
Thảo, 2010: 106) cho Thang Hùng 
Nghiệp cũng như Tổng đốc Lưỡng 
Quảng Phúc An Khang mà không phải 
đích thân đem đi. Bọn chúng đọc mà 
cay đắng tức giận, nhưng cũng không 
dám chống lại khí thế ngất trời của 
quân Tây Sơn, cũng như không muốn 
đi vào vết xe đổ của Tôn Sĩ Nghị, mất 
hết tiền đồ sự nghiệp của bản thân. 
Ngô Thì Nhậm khẳng định, nếu quan 
quân nhà Thanh mà xâm lược nước ta 
một lần nữa thì sẽ gặp thất bại vì: 
“Phàm quân đội, cốt ở chỗ đoàn kết 
một lòng, không cốt ở chỗ đông; binh 
lính quý ở chỗ tinh nhuệ, không quý ở 
chỗ nhiều. Kẻ khéo thắng, là thắng ở 
chỗ vô cùng mềm dẻo, chứ chẳng 
phải ỷ mạnh lấn yếu, lấy đông hiếp 
yếu đâu. Nếu như sự tình trước đây 
chưa được giải tỏ mà thiên triều không 
chút khoan dung, cố gây việc tranh 
chiến, thì đó là làm cho nước nhỏ này 
không được hết lòng cung kính thờ 
nước lớn, tôi cũng đành phải nghe 
theo mệnh trời mà thôi” (Ngô Thì 
Nhậm, 2001: 312). Chắc chắn rằng, 
Thang Hùng Nghiệp và Phúc An 
Khang sẽ không dám trình các thư từ 
này lên vua nhà Thanh mà sẽ dùng 
những lời lẽ khác để thuyết phục làm 
cho Càn Long không xua quân xuống 
phía Nam báo thù. Cuối cùng, Càn 
Long “bèn quyết ý giảng hòa” (Ngô 
Gia văn phái, 2014: 421), “quyết định 
không đánh nữa, nên không cần nhiều 
binh đóng giữ. Tất cả số binh Quảng 
Đông 3.000 tên, đã giáng chỉ phải triệt 
hồi ngay” (Hồ Bạch Thảo, 2010: 120), 
thiết lập mối quan hệ, công nhận triều 
đại nhà Tây Sơn và Quang Trung là 
“vua nước Việt Nam” (Quách Tấn - 
Quách Giao, 2016: 199). Thậm chí, để 
tỏ rõ thực lòng không xua quân xâm 
lược một lần nữa với Nguyễn Huệ, 
Càn Long cho mời sứ đoàn An Nam 
đến Quế Lâm - Trung Quốc xem xét 
việc sinh sống của Lê Duy Kỳ. 
Theo Thanh thực lục, thì vào ngày 5 
tháng 5 năm Càn Long thứ 54 
(29/5/1789), Càn Long đã có chỉ dụ 
gửi các quan đại thần rằng: Lê Duy Kỳ 
vì không có năng lực nên mất nước, 
vứt ấn tín lẻn trốn, nay cứ tạm tha cho 
y tội để mất bờ cõi ngoại phiên, bố trí 
ở yên tại tỉnh thành Quế Lâm, châm 
chước trợ cấp như một người dân 
thường. Nếu nghe y vẫn để tóc dài 
như cũ, dùng mũ áo của nước y, khác 
xa với dân nội địa, thì thật chưa hợp 
với thể chế. Nay truyền các Tổng đốc, 
Tuần phủ lập tức lệnh cho Lê Duy Kỳ 
cùng bọn tùy tùng của y phải cạo đầu, 
đổi dùng theo y phục của thiên triều. 
Trong tương lai khi Nguyễn Quang 
Hiển (cháu của Nguyễn Huệ - tác giả) 
đi qua Quế Lâm, gặp Lê Duy Kỳ, thấy 
y đã cạo tóc, thay đổi cách ăn mặc, thì 
hẳn không có lẽ nào trở về nước. 
Đồng thời có thể lệnh cho Nguyễn 
Quang Hiển trở về nước báo cáo cho 
Nguyễn Huệ biết để được thoát khỏi 
nỗi nghi sợ (Hồ Bạch Thảo, 2010: 133). 
Như vậy, bằng nghệ thuật chớp thời 
cơ và sử dụng những lời lẽ khôn 
LƯU ĐÌNH VINH – NGHỆ THUẬT NGOẠI GIAO NGÔ THÌ NHẬM 
18 
khéo, lúc cương lúc nhu, Ngô Thì 
Nhậm đã giữ yên được biên cương. 
Đây là một chiến công hiển hách 
nhưng thầm lặng, mà nói như Quang 
Trung Nguyễn Huệ “không phải Ngô 
Thì Nhậm thì không ai làm được” (Ngô 
Gia văn phái, 2014: 408). Qua đó, thế 
hệ sau cũng thấy được rằng, lời lẽ 
trong Bang giao hảo thoại mang vẻ 
nhún nhường nhưng đều ở thế chủ 
động, không khuất phục bất cứ yêu 
cầu nào của nhà Thanh và thỏa mãn 
mọi mục đích của hoạt động ngoại 
giao lúc bấy giờ. 
2.2. Nghệ thuật đàm phán trong 
hoạt động ngoại giao 
Hoạt động ngoại giao là hoạt động 
mang tính khoa học và nghệ thuật 
nhằm bảo vệ quyền lợi, quyền hạn 
quốc gia dân tộc bằng con đường đàm 
phán và các hình thức hòa bình khác. 
Bên cạnh tính khoa học thì hoạt động 
ngoại giao còn mang tính nghệ thuật 
và được thể hiện trong khả năng đàm 
phán của các nhà ngoại giao. Ở thế kỷ 
XVIII, sau khi đại thắng quân Thanh, 
triều đình Tây Sơn đã thực hiện công 
tác ngoại giao thông qua đàm ph ... ng 
Quốc ngoại di tất cả cùng một phong 
hóa nước An Nam thấm nhuần 
phong hóa đã lâu”, “đâu không là con 
đỏ của triều đình” và quân lính của 
nước An Nam thì “một dải bể dân 
quân binh giáp không đương được 
một phần trong muôn phần của Trung 
triều” (Ngô Thì Nhậm, 2001: 307-308) 
LƯU ĐÌNH VINH – NGHỆ THUẬT NGOẠI GIAO NGÔ THÌ NHẬM 
20 
và ngay lập tức Ngô Thì Nhậm cho 
quan quân Trung Quốc biết rằng: “Tôi 
không trách lời chê ném con chuột 
mới lấy dân đinh năm ba ấp cùng đi 
theo. Ngày mùng 5 tháng Giêng năm 
nay tiến đến Lê Thành”, làm cho quân 
lính Mãn Thanh “cùng chồng chất lên 
nhau mà chết đầy cả đồng, lấp cả 
sông” (Ngô Thì Nhậm, 2001: 309). 
Trong thư gửi Tổng đốc Phúc Khang 
An, Ngô Thì Nhậm viết: “Đại nhân là 
bậc văn võ toàn tài, danh vọng rực rỡ 
đã lâu, từng đánh dẹp phỉ Kim Xuyên 
và Đài Loan, uy phong chấn động 
trong ngoài, thực là kẻ bề tôi tâm phúc, 
tay chân của đại hoàng đế, biết nêu 
rộng uy đức vỗ yên người xa” (Ngô 
Thì Nhậm, 2001: 314). Ngay lập tức 
Phúc Khang An đã có thư gửi về cho 
Càn Long: “Thần đi đến vùng huyện 
Quý tỉnh Quảng Tây, nhận được triện 
Tổng đốc, suốt đường bí mật quan sát 
tình hình An Nam, cùng lấy sự tình mà 
xét: Lê Duy Kỳ bỏ ấn lẻn trốn, y chỉ là 
một kẻ ngu si không đáng thương tiếc, 
người trong nước cũng hoàn toàn 
không ai yêu kính gì. Nguyễn Huệ đã 
muốn hô hào người trong nước tự 
nhiên phải trông lên nhờ vào thanh thế 
của thiên triều. Vậy hắn lo lắng sợ hãi 
cũng không phải là không thật” (Hồ 
Bạch Thảo, 2010: 116). Chính vì vậy, 
trong khoảng thời gian ngắn, mục đích 
ngăn chặn cuộc xâm lăng lần thứ hai 
của triều đình Mãn Thanh đã được 
thực hiện thành công. 
Sự uyển chuyển và linh hoạt trong 
bang giao với Mãn Thanh thể hiện rõ 
ràng nhất trong yêu sách đòi bỏ tục lệ 
cống người vàng của các triều đại 
nước Nam đối với các triều đại 
phương Bắc. Theo sử liệu Trung Hoa, 
việc “cống người vàng thế thân” cho 
Trung Quốc “bắt đầu xuất hiện từ thời 
Nguyên” (Nguyễn Thanh Tùng, 2012: 
147) khi chúng tìm cách chèn ép vua 
nhà Trần, sau hai lần thất bại trong 
cuộc xâm lược Đại Việt và bởi vua 
nhà Trần lúc bấy giờ đang tìm cách 
giảng hòa nhằm tránh binh đao cho 
nhân dân trong nước. Việc “cống 
người vàng thế thân” hoàn toàn không 
được ghi chép trong sử sách nước 
Việt lúc bấy giờ. Sau này, trong Ngô 
Gia văn phái với tác phẩm Bang giao 
hảo thoại, mới có chút manh mối về 
việc “cống người vàng thế thân”. Theo 
Nguyễn Thanh Tùng (2012), thì Ngô 
Thì Nhậm, trong Bang giao hảo thoại 
“cũng bác bỏ việc triều Trần tiến cống 
(ở đây mục đích của nó không chỉ để 
khẳng định tinh thần dân tộc, mà còn 
phục vụ cho nhiệm vụ ngoại giao hiện 
tại: chống lại việc Phúc Khang An đòi 
cống người vàng). Rõ ràng, làm gì có 
sự cung thuận ngoan ngoãn, vô điều 
kiện, mặc nhiên đối với những yêu 
sách vô lý và ngạo mạn của “thiên 
triều” như sử gia và các nhà nghiên 
cứu Trung Hoa hay phương Tây khẳng 
định” (Nguyễn Thanh Tùng, 2012: 146-
181). Tuy nhiên, trong tác phẩm Ngô 
Thì nhậm, tác phẩm 1, Ngô Thì Nhậm, 
một mặt, thừa nhận việc cống người 
vàng của các triều đại nhà Trần, nhà 
Lê và khẳng định “kịp đến giữa đời đại 
nhà Lê, việc hiến người vàng cũng đã 
đình bãi” (Ngô Thì Nhậm, 2001: 348). 
Mặt khác, chỉ ra rằng “đúc người vàng 
thay mình vào chầu thì từ Đường, Ngu, 
TẠP CHÍ KHOA HỌC XÃ HỘI số 2 (246) 2019 
21 
Tam đại cho tới Hán, Đường, Tống 
chưa từng thế bao giờ” và cũng chỉ ra 
“hai đời Nguyên - Minh làm việc không 
theo đời xưa, sao đủ bắt chước” (Ngô 
Thì Nhậm, 2001: 349). Vì vậy, “cúi 
mong đại nhân, noi theo mệnh lớn, 
miễn cho nước tôi về việc đúc dâng 
người vàng” (Ngô Thì Nhậm, 2001: 
349). Từ những lời lẽ trên của Ngô Thì 
Nhậm, vua “Càn Long tỏ ý chê cười 
việc cống người vàng của các triều đại 
trước” (Nguyễn Thanh Tùng, 2012: 
146-181). Bắt đầu từ đây, nhân dân ta 
và triều đại phong kiến tiếp theo không 
còn phải lo đúc người bằng vàng và 
đem cống cho Trung Quốc. Thực tế, 
người được đúc bằng vàng thường có 
giá trị không lớn so với các vật phẩm 
khác nhưng nó thể hiện sự thần phục, 
cung thuận của người đứng đầu nước 
Việt, mặc cho đó là sự cung thuận 
hình thức, đối với các triều đại phong 
kiến Trung Quốc. 
Như vậy, chỉ bằng khả năng phân tích 
cùng với kiến thức lịch sử uyên thâm, 
qua thư từ trao đổi mà Ngô Thì Nhậm 
đã xóa bỏ được việc triều cống làm 
nhục quốc thể từ trước kia. Theo Cao 
Xuân Huy (1977), Ngô Thì Nhậm là 
“con người từng trải việc đời”, “hiểu 
thông kinh truyện” và văn chương già 
dặn” (Tuyển tập thơ văn Ngô Thì 
Nhậm, 1978: 31) đã nói lên nghệ thuật 
sử dụng ngòi bút tài tình của Ngô Thì 
Nhậm trong việc giữ gìn biên cương 
và nền độc lập vừa mới gây dựng 
được của nước nhà. 
3. TỪ NGHỆ THUẬT NGOẠI GIAO 
NGÔ THÌ NHẬM ĐẾN BÀI HỌC LỊCH 
SỬ TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP 
KINH TẾ QUỐC TẾ HIỆN NAY 
Trong quá trình hội nhập quốc tế sâu 
rộng như hiện nay, ngoại giao có vị trí 
cực kỳ quan trọng, là mặt trận trọng 
yếu giữ gìn sự ổn định và phát triển 
bền vững của đất nước. Từ nhiều năm 
trước Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng 
định: “Thực lực là cái chiêng, ngoại 
giao là cái tiếng. Cái chiêng có to, 
tiếng mới lớn” (Hồ Chí Minh, 2009: 
126). Nội lực là nhân tố quyết định sức 
mạnh của đất nước, cùng với đó ngoại 
giao chính là yếu tố quan trọng tạo 
nên địa vị, vị thế của đất nước trên 
trường quốc tế. Bằng những hoạt 
động cụ thể và mưu lược, hoạt động 
ngoại giao của Việt Nam trong giai 
đoạn hiện nay đã đạt được những 
thành tích đáng kể. Thể hiện ở “Việt 
Nam đã có quan hệ ngoại giao với 185 
nước trên thế giới, trong đó có 2 đối 
tác chiến lược toàn diện, 13 đối tác 
chiến lược và 11 đối tác toàn diện” (Bộ 
Ngoại giao Việt Nam, 2018). Từ quan 
hệ đối ngoại này đã góp phần đưa Việt 
Nam từ một nước đói nghèo, lạc hậu, 
trở thành một trong những quốc gia 
sản xuất và xuất khẩu lương thực 
đứng hàng thứ 2 trên thế giới, được 
Liên Hiệp Quốc ghi nhận những kết 
quả tích cực trong việc xóa đói giảm 
nghèo và thực hiện nhiều mục tiêu 
phát triển thiên niên kỷ. Toàn bộ các 
hoạt động của ngoại giao Việt Nam 
hiện nay dựa trên phương châm “là 
bạn, là đối tác tin cậy và là thành viên 
có trách nhiệm của cộng đồng quốc 
tế” (Bộ Ngoại giao Việt Nam, 2018). 
Tinh thần của phương châm này được 
LƯU ĐÌNH VINH – NGHỆ THUẬT NGOẠI GIAO NGÔ THÌ NHẬM 
22 
đúc kết từ những bài học kinh nghiệm 
quý báu trong hoạt động ngoại giao 
liên tục hàng nghìn năm trước của 
nước nhà. Nghiên cứu nghệ thuật 
ngoại giao Ngô Thì Nhậm, góp phần 
bổ sung cho kho tàng lý luận của hoạt 
động ngoại giao Việt Nam, đồng thời, 
xác định được các bài học lịch sử làm 
hành trang quan trọng trong quá trình 
hội nhập kinh tế quốc tế. 
Thứ nhất, bài học về dự báo, phát 
hiện và nắm bắt thời cơ trước sự biến 
động phức tạp của thế giới hiện nay. 
Có thể thấy, nhờ dự báo chính xác 
tình hình quân Thanh xâm lược và sẽ 
thất bại, Ngô Thì Nhậm đã có hàng 
loạt các phương án ngoại giao, cũng 
như tự xây dựng những nguyên cớ và 
lấy đó làm lý do ngăn chặn quân 
Thanh xâm lược lần thứ hai. Như vậy, 
dự báo chính xác những diễn biến trên 
thực địa chính là cơ sở của việc xác 
định thời cơ và nắm bắt thời cơ. Với 
việc thiết lập quan hệ ngoại giao sâu 
rộng như hiện nay, hình thành thời cơ 
lớn để Việt Nam bứt phá trong phát 
triển kinh tế cũng như đảm bảo an 
ninh quốc phòng. Đảng Cộng sản Việt 
Nam đã có những đánh giá diễn biến 
tình hình thế giới một cách chính xác: 
“Tình hình thế giới và trong nước có 
cả thuận lợi, thời cơ và khó khăn, 
thách thức đan xen; đặt ra nhiều vấn 
đề mới, yêu cầu mới to lớn, phức tạp 
hơn đối với sự nghiệp đổi mới, phát 
triển đất nước và bảo vệ độc lập, chủ 
quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ 
của Tổ quốc, đòi hỏi Đảng, Nhà nước 
và nhân dân ta phải quyết tâm, nỗ lực 
phấn đấu mạnh mẽ hơn” (Đảng Cộng 
sản Việt Nam, 2016: 75). Vì thế cần 
phải “kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo 
vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, 
thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của 
Tổ quốc; giữ vững môi trường hòa 
bình, ổn định để phát triển đất nước; 
bảo đảm an ninh quốc gia, giữ gìn trật 
tự, an toàn xã hội. Mở rộng và đưa 
vào chiều sâu các quan hệ đối ngoại; 
tận dụng thời cơ, vượt qua thách thức, 
thực hiện hiệu quả hội nhập quốc tế 
trong điều kiện mới, tiếp tục nâng cao 
vị thế và uy tín của đất nước trên 
trường quốc tế” (Đảng Cộng sản Việt 
Nam, 2016: 218-219). Một trong 
những nguyên nhân quan trọng của 
việc dự báo và nắm bắt thời cơ trong 
giai đoạn hiện nay chính là yếu tố con 
người và đào tạo con người. Con 
người chính là yếu tố nội lực tạo thành 
bản sắc của ngoại giao Việt Nam và 
cũng chỉ có con người Việt Nam được 
đào tạo toàn diện mới có thể viết tiếp 
được những trang sử hào hùng của 
ngoại giao Việt Nam. 
Thứ hai, bài học về xác định mục đích 
trong các hoạt động ngoại giao. Có 
nhiều mục tiêu trong từng thời điểm 
lịch sử khác nhau. Các mục tiêu đó 
đều góp phần hoàn thành mục đích 
của một chính sách nhất định. Trong 
tình hình kinh tế - chính trị thế giới 
hiện nay, kế thừa truyền thống ngoại 
giao dân tộc, ngoại giao Việt Nam phải 
xác định được mục đích cơ bản của 
mình, qua đó xây dựng những mục 
tiêu nhiệm vụ cụ thể phục vụ cho mục 
đích ấy. Việc xác định mục đích của 
hoạt động ngoại giao không phải là 
việc đơn giản, nó đòi hỏi trí tuệ và tâm 
TẠP CHÍ KHOA HỌC XÃ HỘI số 2 (246) 2019 
23 
huyết đối với đất nước của các nhà 
ngoại giao trong những giai đoạn lịch 
sử khác nhau. Nhằm xác định mục đích 
của các hoạt động ngoại giao, Chủ 
tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: 
“Muốn làm gì cũng cần vì lợi ích của 
dân tộc mà làm” (dẫn theo Trần Nam 
Tiến, 2013: 29). Đại hội Đảng lần thứ 
X một lần nữa xác định rõ mục đích 
của ngoại giao Việt Nam: “lấy phục vụ 
lợi ích đất nước làm mục tiêu cao 
nhất” (Đảng Cộng sản Việt Nam, 2006: 
114). Kiên định mục đích và lý tưởng 
xã hội chủ nghĩa của dân tộc trong mọi 
hoàn cảnh là bài học được rút ra từ 
việc nghiên cứu nghệ thuật ngoại giao 
Ngô Thì Nhậm nhằm hoàn thành mọi 
nhiệm vụ ngoại giao trong tất cả các 
biến động của tình hình quốc tế. 
Thứ ba, bài học về tính linh hoạt và 
uyển chuyển trong các hoạt động 
ngoại giao. Có thể dễ dàng nhận thấy, 
trong các hoạt động ngoại giao của 
mình, Ngô Thì Nhậm sẵn sàng 
nhường phần thắng trên danh nghĩa 
cho đối phương, nhận lấy phần thua 
thiệt bằng ngôn từ về phía mình. Điều 
này thể hiện tính linh hoạt của hoạt 
động ngoại giao, miễn sao lợi ích dân 
tộc, lợi ích quốc gia không thay đổi là 
thành công. Ngày nay, trong quan hệ 
quốc tế đã thấy có sự xuất hiện của 
chủ nghĩa dân tộc cực đoan, hẹp hòi, 
chủ nghĩa sô-vanh nước lớn, bành 
trướng, bá quyền. Các nước lớn vì lợi 
ích của mình, bất chấp luật pháp quốc 
tế, sẵn sàng can thiệp vào quyền chủ 
quyền của các quốc gia khác bằng 
nhiều hình thức khác nhau. Trong tình 
hình đó, kế thừa truyền thống, công 
tác đối ngoại của Việt Nam cần tiếp 
tục thể hiện tính linh hoạt, uyển 
chuyển, nhạy bén và thậm chí thay đổi 
cách tiếp cận truyền thống bằng 
những cách tiếp cận khác mới hơn 
như “ngoại giao thể thao”, “ngoại giao 
lương thực”, “ngoại giao văn hóa”, 
“ngoại giao khoa học”, “ngoại giao 
phòng ngừa”, hoặc mềm mại hóa khái 
niệm “bạn - thù”, sẵn sàng là bạn và 
đối tác tin cậy với tất cả các nước 
trong cộng đồng quốc tế với mục đích 
duy nhất là đảm bảo lợi ích quốc gia 
dân tộc và chủ nghĩa xã hội. 
4. KẾT LUẬN 
Bang giao hảo thoại cho thấy nghệ 
thuật ngoại giao tài ba của Ngô Thì 
Nhậm. Đây là nghệ thuật ứng xử của 
một quốc gia có diện tích và dân số 
khiêm tốn với một quốc gia rộng lớn 
và dân số đông gấp nhiều lần. Trong 
đó, việc chớp thời cơ và nghệ thuật 
đàm phán là cốt lõi để giành chiến 
thắng, thỏa mãn mọi yêu cầu của đất 
nước. Sự mềm dẻo, uyển chuyển của 
nghệ thuật ngoại giao Ngô Thì Nhậm 
không tách rời với khí phách, sự bất 
khuất và tinh thần tự hào dân tộc trong 
các hoạt động bang giao của nước ta 
thế kỷ XVIII cũng như trong những giai 
đoạn lịch sử trước đó và sau này. Ngô 
Thì Nhậm với vị trí và vai trò của mình 
đã trở thành một nhà ngoại giao kiệt 
xuất, là tấm gương cho các nhà ngoại 
giao thế hệ sau trong quá trình ứng xử 
với quốc gia lớn phương Bắc. Nghệ 
thuật ngoại giao trong mỗi thời đại 
khác nhau, được thể hiện theo cách 
khác nhau. Nhưng những gì Ngô Thì 
Nhậm để lại cho hậu thế, thông qua 
LƯU ĐÌNH VINH – NGHỆ THUẬT NGOẠI GIAO NGÔ THÌ NHẬM 
24 
những bản thảo viết tay, những bức 
thư viết nhưng chưa gửi, hoặc cần 
phải sửa chữa câu từ trước khi gửi đi 
đã “là những văn kiện ngoại giao vô 
cùng quý báu trong kho tàng văn học 
nước nhà” (Tuyển tập thơ văn Ngô Thì 
Nhậm, 1978: 31). Cùng với đó, góp 
phần giúp cho thế hệ sau hình dung 
được mặt trận ngoại giao của dân tộc 
ta thế kỷ XVIII, một mặt trận mà ở đó 
trí tuệ và tầm vóc của người Việt Nam 
là cội nguồn của tinh thần tự hào dân 
tộc của giới trẻ ngày nay. 
Bên cạnh đó, cùng với sự phát triển 
của khoa học công nghệ cũng như sự 
thay đổi liên tục trong quan hệ quốc tế 
ngày nay, đối ngoại cần nhạy bén và 
thích ứng, đồng thời hoạt động ngoại 
giao Việt Nam cần tiếp tục nghiên cứu 
truyền thống, nhìn thấy rõ sự tinh tế và 
nghệ thuật trong ngoại giao của cha 
ông, hình thành tinh thần tự hào dân 
tộc, qua đó kế thừa và tiếp tục rút ra 
những bài học lịch sử quý giá, làm 
hành trang cho quá trình hội nhập kinh 
tế thế giới.  
TÀI LIỆU TRÍCH DẪN 
1. Bộ Ngoại giao Việt Nam. 2018. “Ngoại giao Việt Nam 70 năm truyền thống và định 
hướng tương lai”.  
142/ns150 820092939, truy cập ngày 13/ 12/2018. 
2. Đảng Cộng sản Việt Nam. 2006. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X. Hà 
Nội: Nxb. Chính trị Quốc gia. 
3. Đảng Cộng sản Việt Nam. 2016. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của 
Đảng. Hà Nội: Nxb. Văn phòng Trung ương. 
4. Đào Duy Anh. 2002. Lịch sử Việt Nam: Từ nguồn gốc đến thế kỷ XIX. Hà Nội: Nxb. 
Văn hóa Thông tin. 
5. Hồ Bạch Thảo (dịch và chú giải). 2010. Thanh thực lục – Quan hệ Thanh - Tây Sơn 
cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX. Hà Nội: Nxb. Hà Nội. 
6. Hồ Chí Minh. 2009. Toàn tập, tập 4. Hà Nội: Nxb. Chính trị Quốc gia. 
7. Lưu Đình Vinh. 2008. Tư tưởng yêu nước Ngô Thì Nhậm thời Tây Sơn. Luận văn Thạc 
sĩ Triết học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia TPHCM. 
8. Ngô Gia văn phái. 2014. Hoàng Lê nhất thống chí. Hà Nội. Nxb. Văn học. 
9. Ngô Thì Nhậm. 2001. Tác phẩm 1. Hà Nội. Nxb. Văn học. 
10. Nguyễn Thanh Tùng. 2012. “Cống „người vàng thế thân‟: Từ sử liệu chính thống đến 
truyền thuyết dân gian”. Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 8-9. 
11. Quách Tấn - Quách Giao. 2016. Nhà Tây Sơn. Hà Nội: Nxb. Thanh niên. 
12. Trần Nam Tiến. 2013. “Lợi ích quốc gia trong chính sách đối ngoại của Việt Nam thời 
kỳ đổi mới”. Tạp chí Khoa học Xã hội Việt Nam, số 10(71). 
13. Trần Ngọc Ánh. 2009. “Ngoại giao Tây Sơn – những tư tưởng đặc sắc và bài học 
lịch sử”. Tạp chí Khoa học và Công nghệ, Đại học Đà Nẵng, số 1(30). 
14. Trung tâm Khoa học xã hội và Nhân văn Quốc gia. 2005. Từ điển tiếng Việt. 
TPHCM: Nxb. Văn hóa Sài Gòn. 
15. Tuyển tập thơ văn Ngô Thì Nhậm, Quyển 1. 1978. Hà Nội: Nxb. Khoa học Xã hội. 

File đính kèm:

  • pdfnghe_thuat_ngoai_giao_ngo_thi_nham_noi_dung_va_bai_hoc_lich.pdf