Một số thách thức, trở ngại trong phát triển du lịch sinh thái có sự tham gia của cộng đồng ở Botswana

Du lịch sinh thái (DLST) được coi là một trong những ngành công nghiệp

chính ở nước Cộng hòa Botswana (Nam Phi). Ngày nay, ở đất nước này, các

hoạt động phát triển DLST ở các khu bảo tồn được quản lý một cách chặt

chẽ và có định hướng rõ ràng nhằm nhấn mạnh mục tiêu giáo dục và bảo tồn

(Mbaiwa, 2004). Thay cho các hoạt động du lịch thụ động trước đây, các chương

trình phát triển DLST ở Botswana giúp du khách trải nghiệm và hòa mình vào

các hoạt động văn hóa của cư dân bản địa lồng ghép với các hoạt động tham

quan, chụp ảnh hay các hoạt động săn bắn.

 

pdf 6 trang kimcuc 18960
Bạn đang xem tài liệu "Một số thách thức, trở ngại trong phát triển du lịch sinh thái có sự tham gia của cộng đồng ở Botswana", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Một số thách thức, trở ngại trong phát triển du lịch sinh thái có sự tham gia của cộng đồng ở Botswana

Một số thách thức, trở ngại trong phát triển du lịch sinh thái có sự tham gia của cộng đồng ở Botswana
102 Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 6-7 (104-105) . 2013
MỘT SỐ THÁCH THỨC, TRỞ NGẠI 
TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI 
CÓ SỰ THAM GIA CỦA CỘNG ĐỒNG Ở BOTSWANA
 Dương Thị Minh Phượng*
Đặt vấn đề 
Du lịch sinh thái (DLST) được coi là một trong những ngành công nghiệp 
chính ở nước Cộng hòa Botswana (Nam Phi). Ngày nay, ở đất nước này, các 
hoạt động phát triển DLST ở các khu bảo tồn được quản lý một cách chặt 
chẽ và có định hướng rõ ràng nhằm nhấn mạnh mục tiêu giáo dục và bảo tồn 
(Mbaiwa, 2004). Thay cho các hoạt động du lịch thụ động trước đây, các chương 
trình phát triển DLST ở Botswana giúp du khách trải nghiệm và hòa mình vào 
các hoạt động văn hóa của cư dân bản địa lồng ghép với các hoạt động tham 
quan, chụp ảnh hay các hoạt động săn bắn.
Bài viết này mong muốn làm rõ các giả thuyết liên quan đến những nỗ lực 
trong việc phát huy vai trò của cộng đồng trong công tác quản lý tài nguyên thông 
qua hình thức phát triển loại hình DLST ở Botswana. Qua đó cho thấy, vẫn còn 
tồn tại một số trở ngại và thách thức trong quá trình thực thi các chính sách phát 
triển mô hình này ở cấp độ địa phương (Twyman, 2000). Sau khi phân tích các 
vấn đề nảy sinh từ các khía cạnh trách nhiệm chính quyền địa phương, năng lực 
cộng đồng và các vấn đề khác (giới tính, xung đột), bài viết sẽ xác định một số 
giải pháp cải thiện phát triển DLST có sự tham gia của cộng đồng ở Botswana.
Lịch sử phát triển du lịch sinh thái có sự tham gia của cộng đồng 
ở Botswana
Để đáp ứng với sự đồng thuận ngày càng tăng giữa các nhà bảo tồn và các 
tổ chức bảo tồn quốc tế, từ những năm 1970, mô hình phát triển DLST có sự 
tham gia cộng đồng đã được định hình ở Botswana. Mục tiêu hướng đến của mô 
hình này là góp phần nâng cao nhận thức và khuyến khích sự tham gia, từ đó 
có thể giúp trao quyền cho cộng đồng trong công tác quản lý nguồn tài nguyên 
dựa vào phát triển du lịch. Cụ thể hơn, cộng đồng sẽ được thể hiện vai trò chủ 
động trong công tác quản lý động vật hoang dã phục vụ cho quá trình phát 
triển các chương trình du lịch sinh thái ở Botswana (Swatuk, 2005), ví dụ các 
hoạt động phục vụ cho du lịch tham quan, chụp ảnh và du lịch săn bắn (trong 
một số khu vực với danh sách động vật cho phép).
Quá trình ban hành và thực hiện chính sách trong cộng đồng ở 
Botswana
Chính phủ Botswana đã có những nỗ lực trong việc ban hành các chính 
sách phát triển DLST ở cộng đồng. Điều này được thể hiện rõ trong các chính 
* Trường Đại học Tôn Đức Thắng, TP Hồ Chí Minh.
103Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 6-7 (104-105) . 2013
sách và những quy định liên quan, đều có đề cập đến việc nâng cao năng lực 
cộng đồng địa phương trong việc quản lý các nguồn lực để duy trì những lợi ích 
kinh tế, xã hội, hướng tới phát triển bền vững (Hughey et al., 2000). Các mục 
tiêu cụ thể bao gồm:
- Thực hiện chiến lược bảo tồn hệ sinh thái dựa trên quan điểm khuyến 
khích sự tham gia của cộng đồng trong cách tiếp cận quản lý, bao gồm cả việc 
giám sát nguồn tài nguyên, đảm bảo đa dạng sinh học, bảo tồn hệ sinh thái;
- Tăng cường phát triển kinh tế-xã hội và giảm nghèo trong khu vực nông 
thôn bằng cách cung cấp cơ hội cho các cộng đồng tiếp cận với lợi ích từ việc 
phát triển du lịch gắn với mục tiêu bảo tồn nguồn tài nguyên (Matlakala, 2004).
Một minh chứng điển hình cho sự nỗ lực này là trường hợp của khu bảo 
tồn động vật hoang dã Okwa, Ghanzi. Bắt đầu từ những năm 1990-1996, những 
hoạt động phát triển du lịch ở khu bảo tồn này đều được thực hiện với chủ 
trương là khuyến khích sự tham gia của cộng đồng địa phương trong công tác 
tư vấn và trong các cuộc họp bàn về phát triển du lịch được tổ chức ở ngay các 
thôn bản (Twyman, 1998). Trong các cuộc họp đó, cộng đồng được giới thiệu 
một cách chi tiết các chính sách có liên quan đến hoạt động du lịch và vai trò 
của họ trong các dự án du lịch. Ngoài ra, nhiệm vụ của các công ty du lịch Safari 
(săn bắn) và cộng đồng cũng được phân công một cách rõ ràng. Ví dụ, cộng đồng 
sẽ chịu trách nhiệm về việc bảo vệ nguồn tài nguyên động vật hoang dã và các 
hoạt động có liên quan trong các khu vực dành cho các hoạt động DLST, trong 
khi đó, các công ty du lịch được phân công điều hành các chương trình du lịch 
và kỹ năng tiếp thị du lịch (Hughey et al., 2000). 
Một số trở ngại, thách thức trong quá trình áp dụng mô hình 
DLST có sự tham gia của cộng đồng
Mặc dù các nhà quản lý và các nhà làm chính sách ở Botswana đã chuẩn 
bị đầy đủ các bước cần thiết và vận dụng các nguyên tắc cơ bản để phát huy vai 
trò của cộng đồng trong các hoạt động du lịch như đã nêu ở trên, nhưng trong 
thực tế, những nỗ lực này đang phải đối mặt với một số trở ngại và khó khăn. 
1. Trở ngại từ việc chia sẻ quyền lực của chính quyền địa phương
Theo Twyman (1998), trong bất kỳ dự án nào có liên quan đến việc đồng 
quản lý và áp dụng phương pháp tiếp cận có sự tham gia của cộng đồng, chính 
quyền địa phương đóng một vai trò rất quan trọng. Tuy nhiên, để thúc đẩy 
những người lãnh đạo địa phương thể hiện đúng trách nhiệm và nghĩa vụ 
trong việc chia sẻ quyền lực quản lý nguồn tài nguyên cho cộng đồng là một 
việc không dễ dàng. Trên thực tế, vẫn còn một số vấn đề cần được nhìn nhận 
lại (Hughey et al., 2000).
Thứ nhất, sự thiếu quan tâm và nhiệt tình của chính quyền địa phương 
trong việc đồng ý chia sẻ quyền quản lý trong các chương trình, kế hoạch phát 
triển du lịch cho cộng đồng. Bởi vì DLST ở Botswana là một trong những nguồn 
thu nhập chính và đem lại nguồn lợi nhuận lớn vì thế sẽ rất bất lợi cho các cấp 
104 Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 6-7 (104-105) . 2013
chính quyền nếu chia sẻ quyền lực cho người khác (Hughey et al,. 2000). Thứ 
hai, một số người còn nghĩ rằng, vị trí chính trị của mình sẽ bị đe dọa khi phải 
chia sẻ quyền lực (Hughey et al,. 2000).
Những lo ngại này không chỉ làm cho việc ban bố các chính sách phát 
triển, các chương trình, kế hoạch thực thi ở địa phương một cách không đồng 
đều mà còn dẫn đến sự phối hợp kém và không hiệu quả về trách nhiệm giữa 
các bên liên quan trong các kế hoạch phát triển du lịch. Kết quả là, quyền quản 
lý nguồn tài nguyên trong các kế hoạch phát triển DLST có sự tham gia của 
cộng đồng ở Botswana thực sự vẫn thuộc về một nhóm người lãnh đạo ở trên 
và không hoàn toàn được chia sẻ cho cộng đồng (Twyman, 2000).
2. Năng lực tham gia của cộng đồng
Một số nghiên cứu cho thấy, trên thực tế, năng lực tham gia của cộng 
đồng trong công tác quản lý động vật hoang dã phục vụ cho phát triển DLST ở 
Botswana vẫn còn nhiều hạn chế. 
Thứ nhất, hầu hết các cộng đồng ở châu Phi tương đối nghèo, họ chỉ tập 
trung vào những nhu cầu thiết yếu và sinh kế hàng ngày hơn là thực hiện 
những việc đòi hỏi một tầm nhìn xa trong thời gian dài như công tác bảo tồn 
nguồn tài nguyên vì vậy rất khó khăn để khuyến khích tất cả mọi người trong 
cộng đồng tham gia vào các hoạt động phát triển du lịch mang tính chất bảo 
tồn nguồn động thực vật hoang dã (Hughey et al., 2000). 
Thứ hai, theo Suich & Child (2009), nguồn thu nhập chính của những 
nông dân ở những khu vực lân cận các khu bảo tồn ở Botswana là kinh tế nông 
nghiệp, nhưng hoa màu của họ lại thường xuyên bị tàn phá bởi các động vật 
hoang dã, vì vậy dễ dẫn đến việc họ sẽ tấn công các động vật này để bảo vệ 
sinh kế của mình. Chính tình trạng đó làm cho mối quan hệ giữa cộng đồng và 
chính quyền ngày càng xấu đi và trong một số trường hợp đã nảy sinh ra xung 
đột giữa hai bên (IIED, 2000).
Thứ ba, do những hạn chế về năng lực, những người dân tham gia trực 
tiếp vào các hoạt động phát triển du lịch đã gặp rất nhiều khó khăn và trở 
ngại. Ví dụ, để làm tốt công tác quản lý nguồn động vật hoang dã, đòi hỏi 
những người này phải có kiến thức (kiến thức sinh thái và khoa học) và một số 
kỹ năng cần thiết, nhưng trên thực tế, trình độ học vấn thấp đã cản trở những 
người này tham gia vào các hoạt động quan trọng như thảo luận và bàn bạc các 
kế hoạch phát triển thu hút khách hay xây dựng các chiến lược phát triển du 
lịch dài hạn.
3. Các vấn đề về giới 
Sự thiếu tự tin, thiếu năng lực và kỹ năng đã cản trở đáng kể sự đóng góp 
của phụ nữ trong việc quản lý những chương trình DLST mặc dù họ có một vai 
trò trực tiếp trong quá trình bảo vệ động vật hoang dã ở Botswana (Cassidy, 
2001). Điều này có thể được giải thích vì phụ nữ (đặc biệt là phụ nữ ở các nước 
nghèo và những nước đang phát triển như Botswana) thường có rất ít cơ hội 
105Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 6-7 (104-105) . 2013
trong việc tiếp cận với các điều kiện về giáo dục, y tế, kinh tế cũng như các tiền 
đề liên quan đến quá trình ra quyết định (Hughey et al., 2000). Trong nghiên 
cứu của mình, Cassidy (2001) đã chứng minh được, trong bất kỳ các ‘kgotla’ (địa 
điểm tổ chức các cuộc họp cộng đồng ở Botswana), người phụ nữ thường ngồi 
trên sàn nhà đằng sau những người đàn ông và rất hiếm khi nhìn thấy những 
đóng góp của họ vào các buổi họp đó.
Tóm lại, trên thực tế, vẫn còn tồn tại các mô hình “từ trên xuống” (top-
down) trong suốt quá trình thực hiện các chính sách khuyến khích sự tham 
gia của cộng đồng trong các hoạt động phát triển DLST ở Botswana (Twyman, 
2000). Điều này dẫn đến những xung đột và mâu thuẫn vẫn tiếp diễn giữa các 
cơ quan trong bộ máy quản lý nhà nước ở Botswana, giữa cấp quản lý và người 
dân địa phương (Suich & Child, 2009). Một câu hỏi được đặt ra là, liệu có hay 
không việc trao quyền thực sự cho cộng đồng ở Botswana trong các kế hoạch 
phát triển DLST hay chỉ đơn thuần là mang tính chất hình thức?
Một số giải pháp đề xuất 
Thứ nhất, để giảm xung đột giữa các bên liên quan, điều quan trọng là 
phải thúc đẩy quá trình đối thoại giữa các nhà quản lý và cộng đồng địa phương 
và các bên có liên quan (Campbell et al., 2003). Thúc đẩy quá trình này cũng 
sẽ giúp ngăn chặn sự thống trị của bất cứ một nhóm người nào (hoặc là chính 
quyền địa phương hoặc là các công ty du lịch) trong các hoạt động phát triển 
DLST ở Botswana (Matlakala, 2004).
Bên cạnh đó, theo Fund & Hitchcock (2000), một trong những điều quan 
trọng nhất là cần phải nâng cao năng lực cộng đồng trong quá trình tham gia 
và ra quyết định liên quan đến các hoạt động bảo tồn. Theo lý thuyết của phát 
triển cộng đồng, những người sống gần khu vực nguồn tài nguyên cần phải được 
trang bị các kiến thức và kỹ năng tương ứng để quản lý một cách thành công 
và phát huy tối đa lợi ích từ việc sử dụng nguồn tài nguyên. Vì vậy, việc thiết 
kế và cung cấp các khóa đào tạo ngắn hạn cho người dân địa phương, nâng cao 
năng lực, bổ trợ các kiến thức sinh thái, và khoa học để quản lý và triển khai 
các chương trình du lịch là rất cần thiết. Ngoài ra, chính phủ Bostwana cần 
có trách nhiệm trong việc khôi phục các kiến thức bản địa của cộng đồng dân 
cư địa phương và lồng ghép vào các chương trình du lịch, nâng cao tính cạnh 
tranh, duy trì tính hiệu quả và bền vững trong việc phát triển loại hình du lịch 
sinh thái (Twyman, 2000).
Thứ ba, liên quan đến việc cải thiện sự tham gia của phụ nữ trong các cuộc 
họp cũng như trong quá trình ra quyết định, cần có những cơ chế nhất định 
nhằm giúp phụ nữ cảm thấy tự tin hơn trong việc trình bày ý kiến và quan 
điểm của mình.
Kết luận
Thúc đẩy mô hình DLST có sự tham gia của cộng đồng ở Botswana được 
xem là một cách thức để phát triển kinh tế dựa vào lợi thế so sánh của các 
106 Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 6-7 (104-105) . 2013
đặc tính văn hóa, địa lý và sinh thái bản địa (Suich & Child 2009). Ngoài ra, 
phương thức này cũng cung cấp cho người dân địa phương cơ hội kiểm soát và 
duy trì nguồn tài nguyên, đồng thời góp phần cải thiện, nâng cao chất lượng 
cuộc sống. Tuy nhiên, việc thực hiện mô hình này ở Bostwana trên thực tế, theo 
đánh giá của các nhà nghiên cứu là chưa mang tính bền vững do những khó 
khăn và thách thức như đã phân tích ở trên. 
Do đó, để phát triển thành công mô hình DLST có sự tham gia của cộng 
đồng trong điều kiện bối cảnh xã hội, kinh tế cụ thể của Botswana, ngoài các 
giải pháp đề xuất ở trên, cần phải quan tâm hơn nữa quá trình thực thi các 
chính sách hiện có. Cụ thể hơn, cần đảm bảo quá trình thực thi các chính sách 
phải được tuân thủ theo một cơ chế phù hợp sao cho có thể tạo ra một bầu 
không khí thoải mái, nâng cao sự tự tin cho người dân khi tham gia. Thực hiện 
được điều này, vừa có thể đảm bảo được sự công bằng về mặt phân chia quyền 
lực, giảm bớt những xung đột và mâu thuẫn giữa các bên có liên quan, rút ngắn 
khoảng cách về giới và tăng cường năng lực quản lý của cộng đồng hướng tới 
sự phát triển bền vững (Fund & Hitchcock, 2000).
 D T M P
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Agrawal, A & Gibson, CC 1999, “Enchantment and disenchantment: The role of community 
in natural resource conservation”, World Development, vol. 27, no. 4, pp. 629-649.
2. Campbell, L, Lisa, M, Vainio-Matilla, A 2003, “Participatory development and community-
based conservation: opportunities missed for lessons learned?”, Human Ecology, vol.31. 
no.3, pp.417-437.
3. Cassidy, L 2001, “Improving women’s participation in community-based natural resource 
management in Botswana”, Occasional Paper 5, The International Union for Conservation 
of Nature.
4. Dressler, W, Mccarthy, J, Kull, C, Hayes, T, Brockington, D, Schoon, M, Buscher, B & 
Shrestha, K , Dressler, W 2010, “From hope to crisis and back again? A critical history of the 
global CBNRM narrative”, Environmental Conservation, vol. 31, no. 1, pp. 5-15.
5. Fund KP & Hitchcock RK 2000, “Steps in the formation of community-based resource 
management institutions and legal bodies for conservation and development activities in 
Botswana”, IUCN/SNV CBNRM Support Program.
6. Hughey KFD, Buhrs T & Songorwa AN 2000, “Community-based wildlife mangement in 
Africa: a critical assessment of the literature”, Natural Resource, vol. 40, pp. 603-642.
7. IIED, See International Institute for Environment and Development 2000, Community power, 
participation, conflict and development choice: community wildlife conservation in the Okavango 
region of northern Botswana, A Report to the Overseas Development Administration of the 
British Government, London.
8. Matlakala, L 2004, “Community based management”, Sustaining Liveli-hoods in Southern 
Africa, vol.14, pp.1-7.
9. Mbaiwa, JE 2004, “The success and sustainability of community-based natural resource 
management in the Okavango Delta, Botswana”, South African Geographical Journal, vol. 
86, no. 1, pp. 44-53.
10. Suich, H & Child B 2009, Evolution and Innovation in Wildlife Conservation: From Parks and 
Game Ranches to Transfrontier Conservation Areas, Earthscan, UK.
107Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 6-7 (104-105) . 2013
11. Swatuk, LA 2005, “From ‘Project’ to ‘Context’: Community Based Natural Resource 
Management in Botswana”,Global Environmental Politics, vol. 5, no. 3, pp. 95-124.
12. Twyman, C 2000, “Rethinking Participatory conservation? Community-based natural 
resource management in Botswana”, Geographical Journal, 166(4): 323-335.
13. Twyman, C 1998, “Rethinking community resource management: managing resources or 
managing people in western Botswana?”, Third World Quarterly, vol. 19, no. 4, pp. 745-770.
TÓM TẮT
Trong những thập niên gần đây, phát triển du lịch sinh thái có sự tham gia của cộng đồng 
đã đóng một vai trò hàng đầu trong chiến lược bảo tồn trên toàn thế giới (Dressler et al., 2010). 
Đặc biệt, mô hình này ra đời với kỳ vọng rằng, nhu cầu phát triển của cộng đồng địa phương sẽ 
được đảm bảo theo hướng nguồn tài nguyên sẽ được sử dụng bền vững và đảm bảo được tính bảo 
tồn nguyên vẹn (Agrawal & Gibson, 1999; Dressler et al., 2010). Thông qua trường hợp điển cứu 
ở Botswana, mục đích của bài viết này nhằm phân tích và nhìn nhận cách thức thực hiện loại hình 
du lịch sinh thái có sự tham gia của cộng đồng được thực hiện ở cấp độ địa phương ở Botswana. 
Bài viết phát hiện rằng, vẫn còn tồn tại một số thách thức và trở ngại thực sự trong quá trình áp 
dụng các chính sách về phát triển mô hình du lịch này ở Botswana, trong đó có thể kể đến các 
vấn đề xuất phát từ đại diện các cấp chính quyền, năng lực cộng đồng và các vấn đề có liên quan 
khác (giới tính, xung đột). Một số chiến lược đề xuất nhằm giải quyết những vấn đề này bao gồm 
thúc đẩy đối thoại giữa các nhà quản lý và cộng đồng địa phương (Campbell et al., 2000); nâng 
cao nhận thức cộng đồng bằng cách cung cấp các khóa đào tạo ngắn hạn (Twyman, 2000); hoặc 
khuyến khích sự tham gia của phụ nữ trong quá trình ra quyết định.
ABSTRACT
SOME CHALLENGES AND OBSTACLES IN ECO-TOURISM DEVELOPMENT 
WITH THE PARTICIPATION OF COMMUNITIES IN BOTSWANA
In recent decades, community-based ecotourism has played a leading role in conservation 
strategies worldwide (Dressler et al., 2010). In particular, it was emerged with the expectation 
that the needs of local community will be responded in a sustainable resource use framework and 
the natural resource conservation (Agrawal & Gibson, 1999; Dressler et al., 2010). By offering a 
critical examination from Botswana case study, this essay reviews and analyses the way in which 
community-based ecotourism policies are implemented at the local level. It argues that there are 
some real challenges in engaging community to the ecotourism activities in this country, including 
the issues from government representation and accountability, community and other issues 
(gender, conflict). The strategy to tackle with these issues should be based on promoting dialogue 
between managers and local communities (Campbell et al., 2000); raising community awareness 
by delivering short training modules (Twyman, 2000); or improving women’s participation in 
decision-making process.

File đính kèm:

  • pdfmot_so_thach_thuc_tro_ngai_trong_phat_trien_du_lich_sinh_tha.pdf