Một số hạn chế trong nhận thức của trẻ tự kỷ từ 4 đến 6 tuổi

Nhận thức có liên quan đến khả năng hiểu và nhận biết của chúng ta về môi trường.

Trong năm đầu tiên của cuộc sống trẻ “bình thường” học những dồ vật liên quan đến trọng lượng, kích cỡ, mùi vị và cảm giác. Trong khoảng 18 đến 24 tháng, trẻ bắt đầu phát triển trí tưởng tượng và có thể giả vờ. Từ 2 tuổi đến 7 tuổi, trẻ trở nên giỏi suy nghĩ với những thuật ngữ trừu tượng và không cần nhìn hoặc sờ đồ vật lâu hơn để nhận biết nó. Suốt thời thơ ấu, phát triển nhận thức ảnh hưởng sâu sắc đến phát triển các lĩnh vực khác nhau, nhưng đặc biệt là khả năng sử dụng ngôn ngữ của trẻ. Trái lại, trẻ tự kỷ có một rối loạn phát triển thần kinh có cơ sở di truyền học rõ ràng. Hội chứng này được đặc trưng bởi một kiểu loại hành vi bao gồm sự suy giảm (về) chất lượng trong phát triển ngôn ngữ, kỹ năng truyền đạt, tương tác xã hội, tưởng tượng và vui chơi. Đa số trẻ tự kỷ có một số bất thường về khả năng nhận thức. Sự vận hành của trí tuệ biểu hiện các mức độ khác nhau từ chậm phát triển đến khả năng phát triển vượt trội trong một vài lĩnh vực.

pdf 13 trang thom 04/01/2024 2700
Bạn đang xem tài liệu "Một số hạn chế trong nhận thức của trẻ tự kỷ từ 4 đến 6 tuổi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Một số hạn chế trong nhận thức của trẻ tự kỷ từ 4 đến 6 tuổi

Một số hạn chế trong nhận thức của trẻ tự kỷ từ 4 đến 6 tuổi
SCIENCE & TECHNOLOGY DEVELOPMENT, Vol 18, No.X4-2015 
Trang 108 
Một số hạn chế trong nhận thức 
của trẻ tự kỷ từ 4 đến 6 tuổi 
 Ngô Xuân Điệp 
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQG-HCM 
TÓM TẮT: 
Nhận thức có liên quan đến khả năng hiểu 
và nhận biết của chúng ta về môi trường. 
Trong năm đầu tiên của cuộc sống trẻ “bình 
thường” học những dồ vật liên quan đến trọng 
lượng, kích cỡ, mùi vị và cảm giác. Trong 
khoảng 18 đến 24 tháng, trẻ bắt đầu phát triển 
trí tưởng tượng và có thể giả vờ. Từ 2 tuổi đến 
7 tuổi, trẻ trở nên giỏi suy nghĩ với những thuật 
ngữ trừu tượng và không cần nhìn hoặc sờ đồ 
vật lâu hơn để nhận biết nó. Suốt thời thơ ấu, 
phát triển nhận thức ảnh hưởng sâu sắc đến 
phát triển các lĩnh vực khác nhau, nhưng đặc biệt 
là khả năng sử dụng ngôn ngữ của trẻ. Trái lại, 
trẻ tự kỷ có một rối loạn phát triển thần kinh có 
cơ sở di truyền học rõ ràng. Hội chứng này 
được đặc trưng bởi một kiểu loại hành vi bao 
gồm sự suy giảm (về) chất lượng trong phát 
triển ngôn ngữ, kỹ năng truyền đạt, tương tác 
xã hội, tưởng tượng và vui chơi. Đa số trẻ tự kỷ 
có một số bất thường về khả năng nhận thức. 
Sự vận hành của trí tuệ biểu hiện các mức độ 
khác nhau từ chậm phát triển đến khả năng 
phát triển vượt trội trong một vài lĩnh vực. 
Từ khóa: tự kỷ, trẻ tự kỷ, khả năng nhận thức, phát triển nhận thức, ngôn ngữ, kỹ năng giao 
tiếp 
Đặt vấn đề 
Những bất thường về tâm lý - nhân cách là 
những bất thường lớn, bao phủ hầu như toàn bộ đời 
sống tâm trí của trẻ tự kỷ, điều này sẽ ảnh hưởng 
trực tiếp tới sự phát triển nhận thức của trẻ. hội 
chứng tự kỷ (HCTK) là một khiếm khuyết về tinh 
thần, gây ra những bất thường trong đời sống tâm lý 
của người bệnh như: xúc cảm-tình cảm, hành vi, 
ứng xử xã hội, ngôn ngữ, nhận thức. Khác với trẻ 
chậm phát triển trí tuệ, trẻ tự kỷ có những mức độ 
nhận thức hết sức khác nhau từ chậm phát triển nhẹ, 
trung bình đến nặng. Theo các nhà nghiên cứu có 
khoảng 70% trẻ tự kỷ chậm phát triển trí tuệ, còn lại 
là những trẻ có nhận thức bình thường và thông 
minh. Tuy nhiên có cả những người tự kỷ là tài 
năng, thần đồng về học tập, nghiên cứu khoa học 
như Isaac Newton, Albert Einstein, Bill Gates1. 
Trẻ tự kỷ có bề ngoài như trẻ bình thường, các 
công bố từ trước tới nay chưa cho thấy sự khác 
thường về thể trạng bề ngoài của trẻ tự kỷ, trái lại 
dường như trẻ tự kỷ nói chung lại có bề ngoài khôi 
ngô hơn trẻ bình thường, đồng thời trẻ tự kỷ về cơ 
bản không có sự bất thường về giải phẫu trong các 
bộ phận bên trong cơ thể. Các giác quan cảm nhận 
bên ngoài và bên trong cơ thể trẻ xét trên phương 
diện vật lý và sinh học giống như trẻ bình thường. 
Những chỉ số sinh học cơ bản như cân nặng, chiều 
cao, chỉ số phát triển sinh học giống như trẻ bình 
thường cùng tuổi. Các mốc phát triển vận động như 
1
e_with_autism_spectrum_disorders 
TAÏP CHÍ PHAÙT TRIEÅN KH&CN, TAÄP 18, SOÁ X4-2015 
 Trang 109 
lẫy, ngồi, bò, trườn, đứng, đi, chạy, không có ghi 
nhận khác thường. Trẻ bị rối loạn tự kỷ có tuổi thọ 
trung bình như người bình thường. Nhưng hầu hết 
các mô tả về mặt chức năng tâm lý, nhận thức cho 
thấy sự bất thường rõ rệt. 
Nhận thức là một chức năng quan trọng nhất của 
con người trong việc tiếp nhận thế giới tự nhiên và 
xã hội, hình thành lên đời sống trí tuệ, giúp con 
người hoàn thiện kỹ năng sống, tạo dựng giá trị 
sống, hình thành các chuẩn mực giao tiếp nhân văn, 
triển khai việc tiếp nhận văn hóa để hình thành nhân 
cách con người Với việc ý thức rõ tầm quan trọng 
của nhận thức đối với đời sống con người, đồng 
thời để hiểu rõ hơn về khả năng nhận thức của trẻ tự 
kỷ, chúng tôi tiến hành nghiên cứu trên 104 trẻ tự 
kỷ từ 4 đến 6 tuổi nhằm phát hiện ra những hạn chế 
trong nhận thức của trẻ. 
1. Tổng quan nghiên cứu về hội chứng tự kỷ 
và nhận thức của trẻ tự kỷ 
1.1. Hội chứng tự kỷ 
Các nghiên cứu gần đây cho thấy, tỷ lệ mắc tự 
kỷ khá cao trong dân số, bình quân vào khoảng từ 
58 đến 60 trẻ tự kỷ (TTK) trên 10.000 trẻ được sinh 
ra2, và có khuynh hướng ngày càng gia tăng nhưng 
không biết rõ nguyên nhân3. Theo thông báo của 
Thượng viện Hoa Kỳ tháng 12 năm 2006, bình quân 
khoảng 166 trẻ được sinh ra có 1 trẻ bị tư kỷ. Theo 
báo cáo công bố ngày 27/3/2014 của Trung tâm 
Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) cho 
biết tại nước này, cứ 68 trẻ em dược sinh ra có một 
trẻ bị mắc chứng tự kỷ, tăng 30% so với tỷ lệ 1/88 
của hai năm trước4. 
Hội chứng tự kỷ được phát hiện và mô tả vào 
những năm 40 của thế kỷ trước, nhưng thực ra 
HCTK đã có từ rất lâu trong lịch sử loài người. Các 
tác phẩm văn học phương Tây cổ đại đã nhắc tới 
những trẻ kỳ lạ, những đứa trẻ “con trời” hay bị 
2 Kliegman R.M. and Behrman R.E., Nelson (2007), Textbook of 
Pediatrics, Volume 1, tr. 133-136. 
3 Võ Nguyễn Tinh Vân (2002), Nuôi Con Bị Tự Kỷ, Nxb 
Bamboo, Australia, tr. 1. 
4  
“tiên đánh tráo”. Nhiều mô tả về trẻ mà cho tới sau 
này khi Leo Kanner (1894-1981) phát hiện, người 
ta mới thấy đó chính là những đứa trẻ tự kỷ trong 
lịch sử5. Trong cuốn sách “Hiện tượng tự kỷ”, 
Lorna Wing đã tìm ra những dấu hiệu rối loạn tự kỷ 
liên quan đến nhân vật “Sư huynh Juniper”. Theo 
nhận định của bà, người này có những biểu hiện tự 
kỷ như: không muốn giao tiếp, tiếp xúc; thờ ơ với 
mọi người xung quanh; thích những họat động 
nhàm chán lặp đi lặp lại; không hiểu và đáp lại 
những tình cảm6. Tuy chưa khẳng định một cách 
chắc chắn “Sư huynh Juniper” có bị tự kỷ hay 
không, nhưng theo mô tả của Lorna Wing cho thấy 
một số biểu hiện mà ngày nay chúng ta thường gặp 
ở HCTK. 
Theo các tài liệu mô tả lâm sàng, vào thời điểm 
những năm 70 của thế kỷ XVIII, bác sỹ Jean Marc 
ITard (1774-1838) đã tiếp nhận một cậu bé “hoang 
dã” tên là Victor. Những mô tả cho thấy, cậu bé 
không có khả năng hiểu và biểu đạt ngôn ngữ, 
không có khả năng giao tiếp hoặc nhận thức, các 
ứng xử xa lạ với cuộc sống của xã hội loài người. 
Nói chung, Victor bị mất khả năng giao tiếp về mặt 
xã hội và không có khả năng nhận thức như trẻ bình 
thường. Ngày nay, người ta cho rằng, Victor chính 
là đứa trẻ bị tự kỷ7. Để khắc phục tình trạng này, 
ITard đã chú ý đến phương pháp giáo dục. Qua 
những mô tả trên chúng ta thấy rằng, HCTK đã tồn 
tại từ lâu trước đây trong lịch sử, hội chứng này chỉ 
được mô tả chi tiết và có tên gọi chính thức vào 
năm 1943 bởi bác sỹ tâm thần người Mỹ là Leo 
Kanner. 
Thuật ngữ tự kỷ (Autism) được bác sỹ tâm thần 
người Thụy Sỹ Engen Bleuler (1857-1940) đưa ra 
năm 1919 để mô tả giai đoạn bắt đầu của rối loạn 
thần kinh ở người lớn, đây là hiện tượng mất nhận 
5 Volkmar F.R., Paul R., Klin A., Cohen D. (2005), Handbook of 
Autism and Pervasive Developmental Disorders, Volume Two, 
Published by John Wiley & Sons, Inc., U.S.A, tr. 6. 
6 Powers M.D. (2000), Children with Autism, Woodbine House, 
U.S.A, tr . 1 . 
7 Scott J., Clark C., Brady M.P. (2000), Students with Autism, 
Singular Publishing, U.S.A, t .r 45 . 
SCIENCE & TECHNOLOGY DEVELOPMENT, Vol 18, No.X4-2015 
Trang 110 
thức thực tế của người bệnh khi cách ly với đời 
sống thực tại hàng ngày và nhận thức của người 
bệnh có xu hướng không thống nhất với kinh 
nghiệm thông thường của họ8. 
HCTK thực sự được công nhận vào năm 1943, 
trong một bài báo với nhan đề “Autism Disturbance 
of Effective Contract”, hội chứng này được mô tả 
một cách rõ ràng và khoa học bởi bác sỹ tâm thần 
người Mỹ là Leo Kanner. Ông đã hiểu HCTK theo 
một sắc thái khác (không giống Bleuler). Mô tả của 
ông như sau: TTK thiếu quan hệ tiếp xúc về mặt 
tình cảm với người khác; cách chọn lựa các thói 
quen hàng ngày rất giống nhau về tính tỉ mỉ và tính 
kỳ dị; không có ngôn ngữ hoặc ngôn ngữ thể hiện 
sự bất thường rõ rệt; rất thích xoay tròn các đồ vật 
và thao tác rất khéo; có khả năng cao trong quan sát 
không gian và trí nhớ “như con vẹt”; khó khăn 
trong học tập ở những lĩnh vực khác nhau; vẻ bề 
ngoài, những trẻ này xinh đẹp, nhanh nhẹn, thông 
minh; thích độc thoại trong thế giới tự kỷ; thất bại 
trong việc hiểu hành vi giả vờ và hành vi đoán 
trước; chỉ hiểu nghĩa đen của câu nói; thích tiếng 
động và vận động lặp đi lặp lại đơn điệu; giới hạn 
đa dạng các hoạt động tự phát9. Kanner nhấn mạnh 
triệu chứng tự kỷ có thể phát hiện được ngay khi trẻ 
ra đời hoặc trong khoảng 30 tháng đầu. Từ những 
phát hiện này của Kanner, khoa học tâm thần học đã 
đánh dấu một bước tiến mới trong việc chẩn đoán 
một dạng bệnh tâm trí. Công trình nghiên cứu của 
Kanner ban đầu ít được chú ý, sau đó được phổ biến 
nhanh chóng và ngày nay là cơ sở của nhiều công 
trình nghiên cứu tại nhiều nước trên thế giới10. 
Cũng liên quan đến thuật ngữ tự kỷ, năm 1944, 
một bác sỹ tâm thần người Áo là Hans Asperger 
(1906-1980) sử dụng thuật ngữ Autism trong khi 
mô tả những vấn đề xã hội trong nhóm trẻ trai mà 
ông làm việc. Mô tả của ông như sau: ngôn ngữ của 
8 Scott J., Clark C., Brady M.P. (2000), Sđd, t r . 49 . 
9 Scott J., Clark C., Brady M.P. (2000), Sđd, tr. 48. 
10 Volkmar F.R., Paul R., Klin A., Cohen D. (2005), Handbook 
of Autism and Pervasive Developmental Disorders, Volume 
Two, Published by John Wiley & Sons, Inc., U.S.A, tr 7. 
trẻ phát triển bình thường, tuy nhiên trong cách diễn 
tả và phát âm nhiều cung điệu lên xuống không 
thích hợp với hoàn cảnh. Có những rối loạn trong 
cách sử dụng đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất “con, 
tôi” lẫn lộn với ngôi thứ hai và ba. Trẻ vẫn có 
những tiếp xúc về mặt xã hội nhưng có xu hướng 
thích cô đơn, đơn độc. Rối loạn đặc biệt nhất trong 
hội chứng này là cách suy luận rườm rà, phức tạp, 
không thích ứng với những điều kiện, hoàn cảnh xã 
hội. Những người mang hội chứng có những sở 
thích đặc biệt về mặt kỹ thuật và toán học, đồng 
thời họ có khả năng nhớ tốt một cách lạ thường11. 
1.2. Tổng quan về nhận thức của trẻ tự kỷ 
Do trẻ tự kỷ có những mức độ trí tuệ khác nhau 
nên ngay từ khi phát hiện ra rối loạn này, Kanner 
cho rằng những trẻ tự kỷ không bị chậm phát triển 
trí tuệ và viện dẫn đến các yếu tố động cơ trong việc 
thúc đẩy để giải thích cho sự nghèo nàn trong hoạt 
động học tập của trẻ tự kỷ hơn là liên quan đến trí 
tuệ. Ông kết luận cá nhân bị tự kỷ được gọi là “trì 
trệ trong chức năng”. Sau nhiều thập niên nghiên 
cứu, ngày nay các nhà khoa học thấy rằng khi áp 
dụng thích hợp các trắc nghiệm phát triển đã cho 
thấy tính toàn vẹn của nó, các thang đo được xem là 
hoàn chỉnh khi đo đạc chỉ số thông minh và chỉ số 
phát triển (chỉ số IQ và DQ) thì vấn đề chậm phát 
triển tâm thần là yếu tố chính của những cá nhân bị 
tự kỷ và kéo dài suốt cuộc đời12. Khi tiến hành 
các nghiên cứu cụ thể trên các trắc nghiệm đã được 
kiểm chứng, Sandra cho là hầu hết trẻ bị tự kỷ có 
khả năng phát triển trí tuệ dưới mức bình thường, 
cụ thể có khoảng 70% trẻ tự kỷ bị chậm phát triển 
trí tuệ và 30% còn lại là bình thường. Những trẻ 
trong phạm vi bình thường có thể làm chủ nhiều bài 
tập ở chương trình học phổ thông, nhưng vẫn còn 
những triệu chứng của hội chứng tự kỷ13. Như vậy, 
đều được chẩn đoán là tự kỷ nhưng không phải 
trẻ tự kỷ có đời sống trí tuệ như nhau, mỗi một 
11 Dodd S. (2005), Understanding Autism, Elsevier, New South 
Wales, Australia, Tr 131. 
12 Volkmar F.R., Paul R., Klin A., Cohen D. (2005), Sđd, tr. 8. 
13 Powers M.D. (2000), Sđd, tr. 164. 
TAÏP CHÍ PHAÙT TRIEÅN KH&CN, TAÄP 18, SOÁ X4-2015 
 Trang 111 
trẻ tự kỷ khác nhau sẽ phát triển khả năng trí tuệ 
khác nhau, trong đó phần lớn trẻ tự kỷ bị chậm 
phát triển trí tuệ. 
Tiếp tục các nghiên về nhận thức của trẻ tự kỷ, 
những nhà nghiên cứu chỉ ra rằng, trẻ tự kỷ khác 
nhau bị những khiếm khuyết về trí tuệ khác nhau và 
điều này ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động nhận 
thức của trẻ. Trước hết hoạt động trí tuệ chịu ảnh 
hưởng trực tiếp từ khả năng giác quan của trẻ. Theo 
TS. Stephen M. Edelson hầu hết trẻ tự kỷ bị suy 
giảm ở một hoặc nhiều giác quan: thính giác, thị 
giác, xúc giác, vị giác, khứu giác, tiền đình và các 
giác quan nhận cảm. Các cơ quan cảm giác này có 
thể quá nhạy cảm hoặc thiếu nhạy cảm. Điều này 
gây ra cho người tự kỷ khó khăn trong việc xử lý 
thông tin từ môi trường14. Khi sự cảm nhận bằng 
giác quan của trẻ chính xác, trẻ có thể nhận thức tốt 
những gì mà chúng nhìn thấy, cảm thấy, hoặc nghe 
thấy. Ngược lại, nếu như thông tin cảm giác được 
lĩnh hội sai lầm sẽ dẫn đến khó hiểu hoặc hiểu biết 
sai của trẻ về thế giới. Nhiều trẻ bị rối loạn tự kỷ có 
nhạy cảm cao đối với những âm thanh nhất định, 
cảm giác da, vị giác, và mùi vị. Ví dụ, trẻ thấy cảm 
giác qua quần áo khi chạm vào da của chúng gần 
như không thể chịu được. Một số âm thanh của máy 
hút bụi, tiếng chuông điện thoại, thậm chí cả những 
âm thanh bình thường cũng có thể gây ra cho trẻ sự 
khó chịu. Một số khác mất cảm giác đối với lạnh 
hay đau tột bậc như có thể trẻ bị gãy một cánh tay 
mà không bao giờ khóc, có thể đầu đập mạnh vào 
tường mà trẻ không phản ứng gì, nhưng chỉ một sự 
đụng chạm nhẹ của người khác vào một chỗ nào đó 
trên cơ thể cũng có thể làm trẻ hét lớn, Những 
nhà nghiên cứu đưa ra giả thuyết là não của trẻ 
dường như không thể tạo được sự cân bằng cho 
những cảm giác phù hợp15. Từ những mô tả trên 
chúng ta thấy, đây là một vấn đề có ảnh hưởng lớn 
đến quá trình học tập của trẻ. Theo khoa học tâm lý, 
14 Câu lạc bộ gia đình có trẻ tự kỷ, Trung tâm đào tạo và phát 
triển giáo dục đặc biệt, Viện Nhi Quốc Gia (2003), Vì tương lai 
trẻ tự kỷ, Hà Nội, tr. 14. 
15 www.nimh.nih.gov/publicat/autism 
giác quan là đầu vào của mọi kiến thức và là nhân 
tố quan trọng của mọi hoạt động trí tuệ, nếu con 
người có vấn đề về giác quan thì hoạt động trí tuệ 
khó có thể diễn ra hoặc diễn ra theo chiều hướng 
không chính xác, như người bị khiếm thính không 
thể nghe và suy nghĩ khi có một câu hỏi, người bị 
khiếm thị không thể nhìn và đưa ra nhận xét một 
bức tranh. trẻ tự kỷ không bị khiếm thính hay khiếm 
thị, nhưng trẻ lại gặp một vấn đề rắc rối khác là giác 
quan của trẻ nhiều khi không phản ánh trung thực 
sự vật và hiện tượng. Rất nhiều trẻ tự kỷ không 
muốn nghe những âm thanh, tiếng nói thông thường 
của những người xung quanh (mặc dù khả năng 
nghe âm thanh rất tốt), do đó trẻ không thể lĩnh hội 
ngôn ngữ, hiểu ngôn ngữ và phát triển ngôn ngữ 
cho bản thân. Có những trẻ không bao giờ thích 
được ôm ấp, nên trẻ rất hạn chế trong cảm nhận 
giác quan (mạc giác) và phát triển xúc cảm - tình 
cảm16. Một số trẻ khác thích quan sát những chuyển 
động quay tròn và những phần nhỏ của đồ vật mà 
không quan tâm đến những sự kiện đang diễn ra 
xung quanh trẻ, điều này cũng dẫn đến những hạn 
chế về nhận thức thế giới, Do đó trong trị liệu trẻ 
tự kỷ người ta cũng quan tâm nhiều đến trị liệu giác 
quan (sensory therapy). 
Liên quan đến nhận thức các tình huống giao 
tiếp, theo Les Roberts trẻ tự kỷ gặp khó khăn trong 
việc hiểu biết các tình huống liên quan đến quan hệ 
xã hội như: không giao tiếp bằng mắt, hình thức 
giao tiếp nghèo nàn, khó khăn trong việc hiểu các 
trạng thái tâm lý của người khác, khó khăn trong 
việc đoán biết những nhu cầu, ý muốn và thái độ 
của người khác; không hiểu những trạng thái tình 
cảm phức tạp như hãnh diện, tự hào, ngượng ngập; 
không hiểu những di ... không thể tri giác chính xác 
31 Câu lạc bộ gia đình có trẻ tự kỷ, Trung tâm đào tạo và phát 
triển giáo dục đặc biệt, Viện Nhi Quốc Gia (2003), Vì tương lai 
trẻ tự kỷ, Hà Nội. 
32 Volkmar F.R., Paul R., Klin A., Cohen D. (2005), Sđd, tr. 1. 
33 Powers M.D. (2000), Sđd, tr. 156. 
34 Siegel B. (2003), Helping Children With Autism Learn, Oxford 
University Press, U.S.A, tr. 4. 
sự vật, hiện tượng xung quanh hoặc tri giác quá 
khác thường. TTK không thích giao tiếp cũng như 
trải nghiệm các tình huống xã hội, trẻ thích chơi 
một mình hơn là chơi với bạn cùng lứa, chính vì lý 
do đó mà trẻ không bao giờ quan tâm đến việc học 
các chuẩn mực xã hội cũng như những kỹ năng ứng 
xử với con người, điều này làm cho khả năng nhận 
thức các tình huống xã hội của trẻ rất hạn chế. Hầu 
hết TTK gặp khó khăn trong hiểu và biểu đạt ngôn 
ngữ. Khả năng chơi tưởng tượng hay giả vờ là một 
vấn đề khó khăn đối với TTK. Khả năng của tư duy 
như phân tích, tổng hợp, trừu tượng hóa và khái 
quát hóa, ít được sử dụng trong khám phá và 
nhận biết thế giới của TTK. Do TTK không quan 
tâm đến giao tiếp và quan hệ xã hội nên trẻ gặp khó 
khăn trong việc hiểu và biểu đạt xúc cảm, tình cảm, 
cũng như các kỹ năng sống và tự phục vụ bản thân. 
Từ những đặc điểm trên, chúng ta thấy TTK có 
những khác biệt nhất định về khả năng tiếp nhận 
thông tin, lĩnh hội thông tin và xử lý thông tin,... so 
với trẻ bình thường. Như vậy là TTK có khác biệt 
về mặt nhận thức. 
2. Một số kết quả nghiên cứu về khó khăn 
nhận thức của trẻ tự kỷ từ 4-6 tuổi tại TP. HCM 
2.1. Mục đích nghiên cứu 
Để xác định rõ khả năng nhận thức của trẻ tự kỷ 
trong bài viết này chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu 
trên 104 trẻ tự kỷ từ 4 đến 6 tuổi tại Tp. Hồ Chí 
Minh để nhận ra những vấn đề trong lĩnh vực nhận 
thức của trẻ tự kỷ. 
Nghiên cứu này nhằm giúp các nhà chuyên 
môn, các chuyên viên can thiệp có cách nhìn cụ thể 
hơn về khả năng nhận thức của trẻ tự kỷ. Trên cơ sở 
đó giúp cho các cơ sở giáo dục ứng dụng cách thức 
can thiệp phù hợp, hiệu quả nhằm nâng cao khả 
năng nhận thức cho trẻ tự kỷ. 
2.2. Phương pháp nghiên cứu 
- Phương pháp nghiên cứu lý luận nhằm tìmhiểu 
về trẻ tự kỷ và đặc điểm nhận thức của trẻ tự kỷ. 
TAÏP CHÍ PHAÙT TRIEÅN KH&CN, TAÄP 18, SOÁ X4-2015 
 Trang 115 
- Phương pháp quan sát (trực tiếp trên trẻ) và 
phương pháp điều tra (trên giáo viên) trên 104 trẻ tự 
kỷ nhằm tìm hiểu khả năng nhận thức. 
- Phương pháp xử lý số liệu: sử dụng phần mềm 
SPSS nghiên cứu định lượng về khả năng nhận thức 
của trẻ. 
2.3. Kết quả nghiên cứu nhận thức của trẻ tự 
kỷ từ 4 đến 6 tuổi tại TP. Hồ Chí Minh 
- Mức độ nhận thức chung của trẻ tự kỷ 
Để có sự nhận biết một cách cơ bản mức độ 
nhận thức của TTK từ 4 đến 6 tuổi, chúng ta xem 
các mức độ biểu hiện thông qua biểu đồ sau. 
0
5
10
15
20
25
30
35
40
45
Rất kém Kém Trung
bình
Tốt Rất tốt
Nhận thức của trẻ tự kỷ
Biểu đồ 1. Khả năng nhận thức chung của TTK từ 4 đến 6 tuổi 
Kết quả thống kế về khả năng nhận thức của 
TTK cho thấy: mức độ nhận thức rất tốt chiếm 
1,9%, nhận thức tốt chiếm 2,9%, mức độ trung bình 
là 15,4%, mức độ kém là 35,6% và mức độ rất kém 
là 44,2%. 
Từ kết quả nghiên cứu trên chúng ta thấy hầu 
như TTK có khả năng nhận thức kém và rất kém. 
Như vậy, hầu hết TTK có vấn đề trong phát triển 
nhận thức. 
Giải thích cho sự yếu kém này của TTK, một 
phụ huynh có con bị tự kỷ cho rằng: con họ hầu như 
không quan tâm gì đến đồ vật, đồ chơi trong mội 
trường xung quanh, không thích bắt chước và lảng 
tránh sự dạy dỗ của họ, thậm chí trẻ còn không 
thích chơi với ai, ngay cả với cha mẹ chúng. 
Qua phỏng vấn các giáo viên đều có chung nhận 
định sau: Nói chung TTK khác với trẻ bình thường 
ở chỗ, trẻ không thích tò mò, khám phá những sự 
vật hay hiện tượng trong thế giới xung quanh và 
điều này dẫn đến sự hạn chế trong nhận thức của 
trẻ. 
Khi mắc phải HCTK, trẻ gặp rất nhiều khó khăn 
trong phát triển tâm lý và hoàn thiện nhân cách. Bs 
Nguyễn M. T. cho rằng: những mô tả triệu chứng 
lâm sàng từ trước tới nay cho thấy, các bất thường 
chủ yếu của trẻ liên quan đến hành vi, giao tiếp, 
quan hệ xã hội, phát triển ngôn ngữ, hiểu và biểu lộ 
xúc cảm, tình cảm và nhận thức, nếu tình trạng 
nhận thức của trẻ được cải thiện thì những vấn đề 
tâm lý khác của TTK cũng cải thiện theo. 
Mức độ nhận thức và độ tuổi của trẻ tự kỷ 
+ Độ tuổi của trẻ tự kỷ 
Kết quả kiểm tra về độ tuổi cho thấy số TTK 4 
tuổi chiếm tỉ lệ cao nhất: 48,1%, cao thứ hai là 
nhóm trẻ 5 tuổi: 35,6% và cuối cùng là nhóm trẻ 6 
tuổi chiếm 16,3%. Số trẻ 4 tuổi chiếm tỉ lệ cao với 
nhiều lý do khác nhau. Thứ nhất: theo các nghiên 
cứu trên thế giới, giai đoạn tuổi này là giai đoạn 
SCIENCE & TECHNOLOGY DEVELOPMENT, Vol 18, No.X4-2015 
Trang 116 
biểu hiện đầy đủ nhất các triệu chứng tự kỷ so với 
những năm đầu đời của trẻ hoặc theo một số chuyên 
gia cho rằng chỉ chẩn đoán trẻ có HCTK sau 3 tuổi. 
Thứ hai: số lượng khách thể được nghiên cứu chủ 
yếu tại Khoa khám Tâm lý của bệnh viện chuyên về 
trẻ em và đó lại là nơi đầu tiên các cha mẹ đưa con 
đến khám khi thấy trẻ có vấn đề bất thường trong 
nhận thức và hành vi. Thứ ba: Các nghiên cứu trên 
thế giới đều cho thấy trẻ có HCTK gia tăng hàng 
năm về số lượng, nghĩa là tỉ lệ năm sau cao hơn 
năm trước; như vậy là tỉ lệ TTK 4 tuổi sẽ nhiều hơn 
số TTK 5, 6 tuổi. Thứ tư: Có thể những TTK 5 tuổi 
hoặc 6 tuổi đã được chẩn đoán từ lúc 4 tuổi và đang 
được can thiệp đặc biệt. 
Rất kém Kém Trung bình
Tốt Rất tốt
Biểu đồ 2. Độ tuổi và khả năng nhận thức của trẻ tự kỷ 
Các độ tuổi của trẻ đều có mức độ nhận thức 
kém và rất kém cao tương đương nhau, sau đến là 
trung bình, tốt và rất tốt. Mức độ nhận thức kém 
và rất kém, ở trẻ 4 tuổi là 56% và 36%, trẻ 5 tuổi 
là 29,7% và 40,5%, trẻ 6 tuổi là 41,2% và 23,5%. 
Tuy nhiên ở mức độ nhận thức kém và rất kém ở 
trẻ 4 tuổi chiếm tỷ lệ cao hơn (xem biểu đồ 2.2). 
(p< 0,01). Tỷ lệ tương quan cho thấy, có mối liên 
hệ tuyến tính thuận chiều giữa độ tuổi và khả 
năng nhận thức. Như vậy, độ tuổi của trẻ càng 
cao thì khả năng nhận thức càng tốt và độ tuổi 
càng thấp, khả năng nhận thức càng kém. 
+ Độ tuổi và từng lĩnh vực nhận thức của trẻ 
tự kỷ 
Trong số trẻ có mức độ tự kỷ nhẹ, ở tất cả các 
nội dung chủ yếu tập trung ở mức độ nhận thức 
trung bình, trong đó số trẻ 5 tuổi chiếm đa số: 
10,8% ở nội dung gọi tên sự vật, 8,1% ở nội dung 
xác định sự vật, 13,5% ở nhận thức hiện tượng và 
16,2% ở mức độ nhận thức chung. Sang mức độ 
nhận thức tốt vẫn là trẻ 5 tuổi chiếm ưu thế khi có 
8,1% ở nội dung xác định sự vật, 5,4% ở nội 
dung nhận thức hiện tượng, 2,7% trong gọi tên sự 
vật và nhận thức chung (xem bảng 1). 
TAÏP CHÍ PHAÙT TRIEÅN KH&CN, TAÄP 18, SOÁ X4-2015 
 Trang 117 
Bảng 1. Độ tuổi, mức độ tự kỷ và mức độ nhận thức của trẻ tự kỷ 
Nội dung 
Mức độ 
Nhận thức 
chung 
Nhận thức 
hiện tượng 
Xác định 
sự vật 
Gọi tên 
sự vật 
4 
tuổi 
5 
tuổi 
6 
tuổi 
4 
tuổi 
5 
tuổi 
6 
tuổi 
4 
tuổi 
5 
tuổi 
6 
tuổi 
4 
tuổi 
5 
tuổi 
6 
tuổi 
Tự kỷ 
nhẹ 
Rất kém 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 5,9 
Kém 4,0 0 5,9 4,0 0 0 4,0 2,7 0 4,0 5,4 5,9 
T bình 4,0 
16,
2 
5,9 4,0 
13,
5 
5,9 4,0 8,1 
11,
8 
4,0 
10,
8 
0 
Tốt 0 2,7 0 0 5,4 5,9 0 8,1 0 0 2,7 0 
Rất tốt 0 2,7 5,9 0 2,7 5,9 0 2,7 5,9 0 2,7 5,9 
Tự kỷ 
nặng 
Rất kém 
14,
0 
8,1 
11,
8 
0 0 0 
18,
0 
10,
8 
11,
8 
40,
0 
35,
1 
29,
4 
Kém 
30,
0 
40,
5 
17,
6 
32,
0 
24,
3 
23,
5 
24,
0 
40,
5 
17,
6 
4,0 
18,
9 
5,9 
T bình 4,0 5,4 
17,
6 
21,
6 
29,
7 
23,
5 
6,0 2,7 
17,
6 
4,0 0 
11,
8 
Tốt 0 2,7 5,9 0 2,7 5,9 0 2,7 5,9 0 2,7 5,9 
Rất tốt 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 
Tự kỷ 
rất 
nặng 
Rất kém 
42,
0 
21,
6 
29,
4 
10,
0 
0 5,9 
40,
0 
21,
6 
29,
4 
44,
0 
21,
6 
29,
4 
Kém 2,0 0 0 
32,
0 
21,
6 
23,
5 
4,0 0 0 0 0 0 
T bình 0 0 0 2,0 0 0 0 0 0 0 0 0 
Tốt 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 
Rất tốt 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 
Ghi chú Gạch dưới: tỷ lệ cao nhất Số 0: tỷ lệ thấp nhất 
Trong nhóm TTK nhẹ. Ở mức độ nhận thức rất 
tốt cho thấy ưu thế thuộc về trẻ 6 tuổi khi đều có 
5,9% ở cả 4 nội dung nghiên cứu, có 2,7% trẻ 5 tuổi 
ở cả 4 nội dung, không có trẻ 4 tuổi nằm trong mức 
độ nhận thức này. Ở mức độ nhận thức kém, trẻ 4 
tuổi chiếm ưu thế khi đều có 4,0% nằm ở cả 4 lĩnh 
vực nghiên cứu, đồng thời cả trẻ 6 tuổi có 5,9% ở 
nội dung nhận thức chung và gọi tên sự vật. Ở mức 
độ nhận thức rất kém, khi không có trẻ nào ở độ 
tuổi 4 và 5, thì trẻ 6 tuổi chiếm 5,9% ở nội dung gọi 
tên sự vật. Như vậy, kết quả cho thấy: ở mức trung 
bình và tốt trẻ 5 tuổi chiếm ưu thế, ở mức độ kém 
trẻ 4 tuổi chiếm ưu thế và trẻ 6 tuổi chiếm ưu thế ở 
mức độ nhận thức rất tốt. Như vậy, xét trên tổng 
thể, độ tuổi có chi phối mức độ nhận thức ở TTK. 
Nhưng với việc rất ít trẻ bị tự kỷ nhẹ rơi vào mức 
SCIENCE & TECHNOLOGY DEVELOPMENT, Vol 18, No.X4-2015 
Trang 118 
độ nhận thức rất kém cho thấy sự ảnh hưởng rõ ràng 
của mức độ tự kỷ đến nhận thức của trẻ. 
Ở mức tự kỷ nặng, số trẻ 4, 5 và 6 tuổi tập trung 
tương đối đồng đều nhau ở mức độ nhận thức kém 
và rất kém, trong đó trẻ 4 tuổi chiếm ưu thế ở mức 
độ rất kém khi có 40,0% ở nội dung gọi tên sự vật, 
18% thuộc về xác định sự vật và 14% ở nội dung 
nhận thức chung. Tiếp theo là mức độ nhận thức 
kém trẻ 5 tuổi chiếm ưu thế, khi có 24,3%, 18,9% 
và 40,5% ở các nội dung khác nhau. Ở mức trung 
bình trẻ 6 tuổi chiếm ưu thế khi có các số phần trăm 
là: 17,6%, 23,5% và 11,8%, đồng thời trẻ 6 tuổi 
cũng chiếm ưu thế cả ở mức độ nhận thức tốt khi 
đều đạt 5,9% ở cả 4 nội dung nhận thức (xem bảng 
1). Ở mức độ nhận thức rất tốt không có TTK nào. 
Kết quả cho thấy: trẻ 4 tuổi chiếm ưu thế mức độ 
nhận thức rất kém, trẻ 5 tuổi ưu thế ở mức độ kém 
và trẻ 6 tuổi ưu thế mức độ trung bình và tốt. Như 
vậy, độ tuổi có ảnh hưởng nhỏ tới kết quả nhận 
thức. Nhưng với việc không TTK nặng nào đạt 
được mức độ nhận thức rất tốt cho thấy: mức độ tự 
kỷ có ảnh hưởng rõ rệt đến kết quả nhận thức. 
Ở mức tự kỷ rất nặng, số trẻ ở mức độ nhận thức 
rất kém chiếm ưu thế, số trẻ chiếm tỷ lệ cao nhất là 
trẻ 5 và 6 tuổi, tiếp đến trẻ 4 tuổi. Ở mức độ nhận 
thức kém, trẻ 6 tuổi và 4 tuổi chiếm ưu thế. Ở mức 
độ nhận thức trung bình trẻ 4 tuổi chiếm ưu thế, khi 
có 2,0% trẻ ở nội dung xác định sự vật trong khi 
không có trẻ 5 tuổi và 6 tuổi đạt được mức độ này. 
Không có trẻ nào đạt được kết quả nhận thức tốt và 
rất tốt ở nhóm trẻ này. Như vậy, ở mức độ tự kỷ rất 
nặng hoàn toàn không còn thấy độ tuổi ảnh hưởng 
đến mức độ nhận thức của trẻ 
Kết luận 
Qua những kết quả nghiên cứu lý luận cho thấy 
hầu hết trẻ tự kỷ đều ít nhiều gặp khó khăn trong 
học tập và tiếp thu kiến thức, trong khi đó khả năng 
nhận thức của trẻ tự kỷ là một trong những yếu tố 
quyết định đến sự cải thiện của chứng tự kỷ, đồng 
thời nó cũng ảnh hưởng đến tiến trình trị liệu và 
chất lượng trị liệu mà những nhà chuyên môn và 
các bậc phụ huynh thực hiện. Như vậy, khi nghiên 
cứu về nhận thức của trẻ tự kỷ, các tác giả đã quan 
tâm đến những yếu tố như: ngôn ngữ, trí tuệ, tưởng 
tượng, trí nhớ, cảm giác, học tập, Các nghiên cứu 
trên đã bao quát khá đầy đủ về lĩnh vực nhận thức 
nói chung, phần nào phản ảnh được tính phóng phú 
tình trạng nhận thức của trẻ tự kỷ. 
Kết quả trên 104 trẻ tự kỷ từ 4 đến 6 tuổi cho 
thấy: trẻ bị tự kỷ nhẹ chủ yếu tập trung ở mức độ 
nhận thức trung bình và độ tuổi có chi phối nhỏ tới 
khả năng nhận thức của trẻ. Trẻ bị tự kỷ nặng chủ 
yếu tập trung ở mức độ nhận thức kém và độ tuổi 
chi phối rất ít tới khả năng nhận thức. Trẻ có mức 
độ tự kỷ rất nặng tập trung chủ yếu ở mức độ nhận 
thức rất kém và hầu như không có sự chi phối của 
độ tuổi tới khả năng nhận thức. Do đó, sự ảnh 
hưởng của độ tuổi tới mức độ nhận thức của TTK là 
có giới hạn. Tuy nhiên, với việc không có TTK 
nặng nào đạt được kết quả nhận thức tốt và rất tốt 
cho thấy sự ảnh của mức độ tự kỷ đến nhận thức 
của TTK là rất rõ ràng. 
TAÏP CHÍ PHAÙT TRIEÅN KH&CN, TAÄP 18, SOÁ X4-2015 
 Trang 119 
Some restrictions facing autistic children 
between 4 to 6 years of age 
 Ngo Xuan Diep 
University of Social Sciences and Humanities, VNU-HCM 
ABSTRACT: 
Cognition refers to our ability to know or 
understand our environment. In the first year 
of life, a “normal” baby learns that objects 
have weight, size, taste, and feel. Between 18 
and 24 months, the young child begins to 
develop an imagination and can make 
pretence. From about two years to seven years, 
the child becomes adept at thinking in abstract 
terms and no longer needs to see or touch 
an object in order to learn about it. All through 
childhood, cognitive development has a 
profound effect on development in other areas, 
but particularly on a child's ability to use 
language. In contrast autistic children have a 
neuro developmental disorder with a strong 
genetic basis but unknown etiology. It is 
characterized by a behavioral phenotype that 
includes qualitative impairment in the areas of 
language development or communication 
skills, social interactions and reciprocity, and 
imagination and play. Most children have some 
problems in cognitive abilities. Intellectual 
functioning can vary from mental retardation to 
superior intellectual functioning in some select 
areas. 
Keywords: autistic, children with autism, cognitive abilities, cognitive developmental, 
language, communication skills 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1]. Volkmar F.R., Paul R., Klin A., Cohen D. 
(2005), Handbook of Autism and Pervasive 
Developmental Disorders, Volume Two, 
Published by John Wiley & Sons, Inc., U.S.A. 
[2]. Powers M.D. (2000), Children with Autism, 
Woodbine House, U.S.A. 
[3]. Câu lạc bộ gia đình có trẻ tự kỷ, Trung tâm 
đào tạo và phát triển giáo dục đặc biệt, Viện 
Nhi Quốc Gia (2003), Vì tương lai trẻ tự kỷ, 
Hà Nội. 
[4]. Howlin P., Baron-Cohen S. and Hadwin J. 
(1999), Teaching Children with Autism to 
Mind-Read, John Wiley and Sons Publishing, 
U.S.A. 
[5]. Võ Nguyễn Tinh Vân (2002), Để hiểu chứng 
tự kỷ, Nxb Bamboo, Australia. 
[6]. Wing L. (1998), The Autistic Spectrum, 
Constable and Company Limited, London. 
[7]. Lovaas O. I. (1981), The Me Book, Pro.ed An 
International Publisher, U.S.A. 
[8]. Slater A. and Bremner G. (2003), An 
Introduction to Developmental Psychology, 
Blackwell Publishing, UK. 
[9]. Sussman F. (1999), More than Words, The 
Hanen Centre, Canada. 
[10]. Siegel B. (2003), Helping Children With 
Autism Learn, Oxford University Press, 
U.S.A. 
SCIENCE & TECHNOLOGY DEVELOPMENT, Vol 18, No.X4-2015 
Trang 120 
[11]. Scott J., Clark C., Brady M.P. (2000), Students 
with Autism, Singular Publishing, U.S.A. 
[12]. Nguyễn Văn Thành (2006), Phương thức giáo 
dục Trẻ em tự kỷ, Nxb Tôn giáo. 
[13]. Dodd S. (2005), Understanding Autism, 
Elsevier, New South Wales, Australia. 
[14]. Kliegman R.M. and Behrman R.E., Nelson 
(2007), Textbook of Pediatrics, Volume 1. 
[15]. Võ Nguyễn Tinh Vân (2002), Nuôi Con Bị Tự 
Kỷ, Nxb Bamboo, Australia. 
[16]. 
recognised_people_with_autism_spectrum_dis
orders 
[17].  
[18].  
[19]. www.nimh.nih.gov/publicat/autism 

File đính kèm:

  • pdfmot_so_han_che_trong_nhan_thuc_cua_tre_tu_ky_tu_4_den_6_tuoi.pdf