Một số giải pháp về quản lý nhà nước ngành du lịch tại tỉnh Đồng Nai trong nền kinh tế thị trường
Sau hơn 30 năm thực hiện công cuộc đổi mới, nghành du lịch đã đạt được một số thành tựu nhất
định cũng do đường lối lãnh đạo đúng đắn của Đảng và vai trò quản lý của nhà nước. Bên cạnh thành
quả đạt được thực tiễn đang đặt ra những vấn đề bức bách nếu không giải quyết sẽ làm cản trở bước
phát triển chung của Vùng. Vì vậy, vai trò quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch cần phải được
nhìn nhận cách đúng đắn nhất là trong nền kinh tế thị trường hiện nay. Đồng Nai, là tỉnh có nhiều
tiềm năng, thế mạnh về phát triển du lịch, gần đây, hoạt động quảng bá, thu hút khách du lịch được
các cấp, các ngành tập trung thực hiện với nhiều cách làm mới, sáng tạo như: chủ động cung cấp
thông tin cho du khách, quảng bá hình ảnh qua các cuộc thi, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông
tin, Bên cạnh đó, để đưa ngành du lịch tỉnh phát triển theo đúng định hướng của Đảng và nhà nước
nói chung và sự chỉ đạo của tỉnh nói riêng, tỉnh Đồng Nai cần nhìn nhận lại những vấn đề đang tồn
động trong việc quản lý nhà nước về du lịch hiện nay và qua đó đề ra những giải pháp hiệu quả cho
ngành du lịch tỉnh nhà.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Một số giải pháp về quản lý nhà nước ngành du lịch tại tỉnh Đồng Nai trong nền kinh tế thị trường
56 Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật MỘT SỐ GIẢI PHÁP VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC NGÀNH DU LỊCH TẠI TỈNH ĐỒNG NAI TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG Nguyễn Hoàng Phương*, Lương Thị Thúy Lành** TÓM TẮT Sau hơn 30 năm thực hiện công cuộc đổi mới, nghành du lịch đã đạt được một số thành tựu nhất định cũng do đường lối lãnh đạo đúng đắn của Đảng và vai trò quản lý của nhà nước. Bên cạnh thành quả đạt được thực tiễn đang đặt ra những vấn đề bức bách nếu không giải quyết sẽ làm cản trở bước phát triển chung của Vùng. Vì vậy, vai trò quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch cần phải được nhìn nhận cách đúng đắn nhất là trong nền kinh tế thị trường hiện nay. Đồng Nai, là tỉnh có nhiều tiềm năng, thế mạnh về phát triển du lịch, gần đây, hoạt động quảng bá, thu hút khách du lịch được các cấp, các ngành tập trung thực hiện với nhiều cách làm mới, sáng tạo như: chủ động cung cấp thông tin cho du khách, quảng bá hình ảnh qua các cuộc thi, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, Bên cạnh đó, để đưa ngành du lịch tỉnh phát triển theo đúng định hướng của Đảng và nhà nước nói chung và sự chỉ đạo của tỉnh nói riêng, tỉnh Đồng Nai cần nhìn nhận lại những vấn đề đang tồn động trong việc quản lý nhà nước về du lịch hiện nay và qua đó đề ra những giải pháp hiệu quả cho ngành du lịch tỉnh nhà. Từ khóa: Quản lý nhà nước, Quản lý về du lịch, Quan lịch tỉnh Đồng Nai. SOME SOLUTIONS ON STATE MANAGEMENT FOR TOURISM IN THE DONG NAI PROVINCE IN THE MARKET ECONOMY ABTRACT After more than 30 years of implementation of the renovation, the tourism industry has achieved certain achievements due to the Party’s proper leadership and the management role of the state. In addition to practical achievements, urgent issues which are posed without problems will hinder the development of the Region as a whole. Therefore, the role of state management in tourism activities needs to be properly recognized in the current market economy. Dong Nai is a province with great potentials and strengths in tourism development. Recently, advertising and attracting activities have been implemented by all levels and sectors with many innovative and creative ways such as: : proactively providing information for visitors, promoting images through contests, promoting the application of information technology, ... Besides, to bring the provincial tourism industry to develop in accordance with the orientation of the Party and the home. The country in general and the direction of the province in particular, Dong Nai province needs to re-consider the existing problems in the state management of tourism today and thereby propose effective solutions for the tourism industry. of the province Keywors: State management, Tourism management, Dong Nai province’s Overview. * TS. GV. Học viện Chính trị khu vực II. Email: nghoangphuong11@gmail.com ** ThS. GV. Học viện Chính trị khu vực II 57 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Đồng Nai là tỉnh có tốc độ đô thị hóa nhanh của cả nước. Nhờ những chính sách quy hoạch hiệu quả, trong những năm qua, tỉnh đã bước đầu triển khai một số ứng dụng giám sát, điều hành thông minh như: thành lập trung tâm điều hành giao thông tập trung, giám sát hành trình xe buýt, camera giám sát giao thông, hệ thống điều khiển tín hiệu giao thông, giám sát nguồn nước thải thông qua các trạm quan trắc tự động, ...Các địa phương trong tỉnh, đặc biệt là những địa phương trọng điểm, các chính sách quy hoạch phát triển đã được triển khai thực hiện, tuy nhiên vẫn còn nhiều hạn chế nhất định do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan. Công tác quản lý Nhà nước đối với phát triển du lịch chậm được đổi mới. Luật du lịch và các luật, pháp lệnh liên quan, hệ thống văn bản pháp quy hướng dẫn thi hành còn thiếu đồng bộ và chưa huy động được các nguồn lực cho phát triển du lịch. Nhiều chính sách còn chồng chéo, trói chân lẫn nhau vì thế cần có những giải pháp nhằm cải thiện quản lý nhà nước để phát triển bền vững du lịch tỉnh Đồng Nai. 2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI DU LỊCH TỈNH ĐỒNG NAI HIỆN NAY Căn cứ vào Quyết định 06/2019/QĐ-UBND về quản lý hoạt động du lịch Đồng Nai, Quy hoạch phát triển du lịch tỉnh Đồng Nai đến năm 2010 và định hướng đến 2020, tỉnh đã có nhiều thay đổi tích cực nhưng vẫn còn nhiều thách thức đối với du lịch tại tỉnh nhà. 2.1. Về những mặt tích cực: Ngành du lịch tỉnh Đồng Nai đã khai thác đặc thù riêng để có sản phẩm du lịch độc đáo, hấp dẫn du khách hơn so với trước đây cùng với việc xây dựng những sản phẩm du lịch bảo vệ tính mạng, sức khỏe của khách du lịch. Dựa trên những thế mạnh từ văn hóa, phong tục tập quán, nguồn tài nguyên, phong cảnh thiên nhiên đa dạng hay đặc trưng về địa hình, khí hậu,...như Khu du lịch Bò Cạp Vàng, Thác Giang Điền, vườn quốc gia Cát Tiên, núi Chứa Chang, để xây dựng, làm mới sản phẩm du lịch văn hóa gắn với các lễ hội truyền thống, tín ngưỡng tôn giáo, dân tộc. Từ đó triển khai phát triển 4 loại hình du lịch gồm du lịch tâm linh; du lịch tham quan, nghỉ dưỡng; du lịch sinh thái; du lịch tham quan các di tích văn hóa, lịch sử. Nhờ đó những năm gần đây lượng du khách đến với tỉnh Đồng Nai năm sau luôn cao hơn năm trước điển hình năm 2016 đón khoảng 3 triệu lượt khách và năm 2017 đã đón khoảng 3,4 triệu lượt khách. Đối với cơ sở hạ tầng du lịch hiện nay thuộc tỉnh Đồng Nai đã đầu tư mở rộng, nâng cấp cơ sở vật chất kỹ thuật của ngành khách sạn, các khu du lịch tổng hợp chất lượng cao, cơ sở vui chơi giải trí và cung cấp các dịch vụ đạt tiêu chuẩn quốc tế. Trong năm 2017, tỉnh Đồng Nai có nhiều khu điểm du lịch tiêu biểu như Khu du lịch Bửu Long, Khu du lịch sinh thái Vườn Xoài, Khu du lịch Bò Cạp Vàng, các khách sạn đạt chuẩn 2 đến 3 sao và nhiều khách sạn nhà nghỉ đạt chuẩn phục vụ khách du lịch. Bên cạnh đó, tỉnh Đồng Nai với hai tiềm năng lớn nhất là du lịch rừng và du lịch đường sông, vào năm 2018, tỉnh nhà đã triển khai phát triển mạnh mẽ tuyến du lịch đường sông, được bắt đầu từ cù lao Ba Xê thuộc phường Long Bình Tân (thành phố Biên Hòa) đến bến đò xã Hiếu Liêm (huyện Vĩnh Cửu). Dọc tuyến sẽ có 4 điểm dừng chân gồm điểm du lịch sinh thái kết hợp vui chơi giải trí tại cù lao Ba Xê rộng hơn 30 ha, có thể phục vụ 2 ngàn khách/ngày. Bến tàu trạm dừng chân tại Công viên Nguyễn Văn Trị gần chợ Biên Hòa (thành phố Biên Hòa) rộng gần 2.500 m2. Điểm dừng chân thứ 3 tại xã Thiện Tân (huyện Vĩnh Cửu), rộng hơn 1 hécta, dự kiến sẽ đầu tư nhà hàng, hồ bơi, các trò chơi. Và Trạm dừng chân thứ 4 là Bến tàu Hiếu Liêm tại xã Hiếu Liêm (huyện Vĩnh Cửu). 2.2. Những hạn chế: Tuy rằng du lịch tỉnh Đồng Nai đang dẫn phát triển và có những dấu hiệu tích cực. Tuy nhiên việc phát triển du lịch còn tồn tại nhiều Một số giải pháp về quản lý nhà nước ngành du lịch ... 58 Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật hạn chế thách thức cần phải quan tâm. Theo Quyết định 06/2019/QĐ-UBND về quản lý hoạt động du lịch Đồng Nai, đến năm 2020, vùng sẽ đón khoảng 6 triệu lượt khách, trong đó khoảng 1 triệu lượt khách quốc tế và ước tính đạt 1.500 tỷ đồng doanh thu. Tuy nhiên so với tiềm năng của vùng, kết quả thu hút, phát triển du lịch vẫn chưa đạt như mong muốn, chưa tương xứng với tiềm năng. Điều này có thể thấy rõ khi trong 3 tháng đầu năm 2019, theo thống kê từ Sở Văn Hóa Thể Thao và Du Lịch tỉnh Đồng Nai, trong 3 tháng vừa qua, du lịch Đồng Nai đón khoảng hơn 1,1 triệu lượt khách đến tham quan, lưu trú tại Đồng Nai, tăng 9,5% so với cùng kỳ năm ngoái, doanh thu đạt hơn 387 tỷ đồng nhưng vẫn chưa đạt được tiến độ đã đề ra. Thực tế du khách tới tỉnh Đồng Nai chủ yếu là đến và đi trong ngày, thời gian lưu trú ngắn, chi tiêu ít khiến doanh thu thấp. Hiện tỷ lệ lưu trú của khách ở vùng chỉ đạt trung bình 1,95 ngày với khách quốc tế, 1,7 ngày với khách trong nước. Ngoài ra, các điạ phương vẫn loay hoay với việc định hình đâu là sản phẩm du lịch đặc thù khi mà địa phương nào cũng có những sản phẩm gần giống nhau. Hầu hết các địa phương trong vùng đều dựa vào tài nguyên du lịch sẵn có để phát triển du lịch. Do vậy, các sản phẩm du lịch chủ yếu tập trung vào việc: Chở khách tham quan bằng tàu, thuyền; Đưa khách tham quan miệt vườn; Tham quan tìm hiểu tại các Vườn quốc gia. Du khách chỉ cần đến một địa phương là sẽ biết sản phẩm du lịch của cả vùng. Chính tình trạng trùng lặp về sản phẩm du lịch sông nước, du lịch sinh thái giữa các địa phương trong vùng diễn ra phổ biến đã làm giảm tính hấp dẫn của du lịch tỉnh Đồng Nai. Điều này cho thấy việc quy hoạch cũng như quản lý hoạt động phát triển du lịch còn nhiều lỗ hổng và chưa phù hợp về sản phẩm cũng như hình thức du lịch. Việc quản lý nhà nước về du lịch vẫn còn những hạn chế, bất cập cụ thể như trong các lĩnh vực: vệ sinh môi trường, đảm bảo chất lượng sản phẩm, ứng dụng những công nghệ mới trong hoạt động du lịch, đảm bảo vệ sinh thực phẩm và trong tuyên truyền quảng bá sản phẩm du lịch... Chưa thực sự quan tâm và có những chính sách đầu tư, phát triển, đào tạo nhân lực thiết thực hiệu quả, còn thiếu những trường, trung tâm đào tạo nhân lực du lịch chuyên nghiệp. Dẫn đến việc nguồn nhân lực du lịch trực tiếp, gián tiếp và tự phát trong vùng chiếm gần 60%, hầu hết là không chuyên nghiệp, chưa qua đào tạo về nghiệp vụ, giao tiếp, văn hóa, lịch sử truyền thống và tâm linh của vùng, khiến du khách còn phiền lòng về cung cách phục vụ, về hiện tượng chèo kéo và bán hàng giá cao khi tham quan sông nước hay du thuyền trên sông. Con người chính là bộ mặt của du lịch, vì vậy rất cần chung tay xây dựng cho tỉnh Đồng Nai một lực lượng lao động du lịch lành nghề, có chiều sâu và có tính chuyên nghiệp vừa mang tính hiện đại trong xu thế hội nhập quốc tế vừa có tính truyền thống mang bản sắc dân tộc nói chung và tỉnh Đồng Nai nói riêng. Còn nhiều bất hợp lý, cơ chế phối hợp giữa các ban ngành liên quan đến du lịch chưa rõ ràng, còn có sự chồng chéo. Các doanh nhiệp kinh doanh du lịch bị quản lý bởi 4, 5 đầu mối, từ đó gây khó khăn cho doanh nghiệp. Thiếu một cơ chế phối hợp và hợp tác giữa các doanh nghiệp trong ngành du lịch để có một tiếng nói chung, phát huy được sức mạnh của ngành du lịch Đồng Nai. Các doanh nghiệp vẫn còn chưa chủ động trong việc liên kết để phát triển sản phẩm, xúc tiến quảng bá, đặc biệt là trong vấn đề đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho du lịch. Bộ máy của ngành có đổi mới nhưng chưa thực sự phát huy hiệu lực, hiệu quả; quản lý liên ngành, liên vùng rất yếu “mạnh ai nấy làm”. Công tác quản lý và thực hiện quy hoạch du lịch còn nhiều bất cập. Công tác quản lý đảm bảo phát triển bền vững, an ninh, an toàn, văn minh du lịch còn thiếu kinh nghiệm và chưa có tầm nhìn dài hạn; quản lý bảo tồn và phát huy giá trị di sản, bảo vệ môi trường chưa đáp ứng yêu cầu. Nhận thức về du lịch cả ở cấp quản lý nhà 59 Một số giải pháp về quản lý nhà nước ngành du lịch ... nước, quản lý kinh doanh và trong nhân dân còn thấp, tầm nhìn ngắn hạn trong tư duy chịu tác động của nhóm lợi ích cục bộ do vậy vẫn còn khoảng cách xa so với yêu cầu phát triển. Một trong những hạn chế quan trọng trong quản lý có ảnh hưởng lớn đến phát triển du lịch Đồng Nai là việc chưa tạo được sự liên kết du lịch giữa các địa phương trong tỉnh. Do điều kiện thời tiết, khí hậu, văn hóa có sự tương đồng giữa các địa phương trong tỉnh nên sản phẩm du lịch đặc thù ở mỗi địa phương chưa được xác định rõ nên xảy ra hiện tượng trùng lắp, tạo nên sự cạnh tranh kém hiệu quả trong nội bộ tỉnh nhà. Một vấn đề khác cần được quan tâm đó là tình trạng “chia cắt” trong khai thác tài nguyên du lịch, dẫn đến sự phân tán, manh mún trong du lịch tỉnh Đồng Nai. Hiện tại, vấn đề liên kết phát triển du lịch chung của tỉnh với các tỉnh khác trên cả nước, đặc biệt là thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh trong vùng Đông Nam Bộ vẫn còn hạn chế. Giữa các điểm đến, các cơ sở du lịch vẫn chưa hình thành được cơ chế hợp tác, điều này đã trở thành một trong những nguyên nhân gây hạn chế các dòng khách đến tỉnh Đồng Nai. Các địa phương trong tỉnh vẫn còn bị động, phát triển du lịch theo tư duy dàn trải và mang tính cục bộ, chỉ dựa vào những tiềm năng và lợi thế của mình về tài nguyên, nguồn lực hiện có của địa phương, chưa tạo được sự liên kết giữa các địa phương và đôi khi còn xảy ra cạnh tranh giữa các địa phương trong tỉnh. Để du lịch tỉnh Đồng Nai phát triển có hiệu quả, thì vấn đề liên kết cần được đặt lên hàng đầu và cần phải liên kết một cách toàn diện từ sản phẩm du lịch, tiếp thị, quảng bá, phát triển cơ sở hạ tầng, đào tạo nguồn lực,đến liên kết giữa các doanh nghiệp du lịch của tỉnh với các vùng và các địa phương khác. 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH ĐỒNG NAI TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG Cần có cơ chế phối hợp giữa Chính phủ, các bộ ngành liên quan với chính quyền các địa phương trong tỉnh Đồng Nai để phát triển du lịch. Phát huy vai trò của Hiệp hội du lịch tỉnh, kết nối giữa các địa phương, các doanh nghiệp hoạt động du lịch trong tỉnh. Mỗi địa phương trong tỉnh cần cử một phó chủ tịch huyện chuyên trách theo dõi, quản lý, phối hợp các hoạt động du lịch trong tỉnh. Kịp thời tháo gỡ những khó khăn trong hoạt động du lịch. Thường xuyên tập huấn cho cán bộ quản lý hoạt động du lịch trong tỉnh để nâng cao trình độ và hiệu quả quản lý. Để phát triển du lịch Đồng Nai, đòi hỏi phải nâng cao hiệu lực và hiệu quả của Nhà nước từ Trung ương, chính quyền các địa phương trong tỉnh. Thời gian tới, vai trò quản lý của nhà nước cần tập trung vào những nội dung chính sau: y Một là, cần có sự phối hợp giữa các Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch với các bộ, ngành Trung ương và các địa phương trong tỉnh: Để nghiên cứu, đánh giá toàn diện, đảm bảo tính đồng bộ, hệ thống về thực trạng và tiềm năng phát triển du lịch Đồng Nai. Trên cơ sở đó, đề ra chiến lược, kế hoạch dài hạn phát triển du lịch với những phương thức, bước đi và lộ trình thích hợp. Qua đó, tăng cường sự liên kết vùng trong phát triển du lịch: hoạt động du lịch là hoạt động không có ranh giới hành chính vì vậy sự liên kết giữa các địa phương trong tỉnh Đồng Nai có ý nghĩa rất quan trọng. Sự liên kết này cho phép khai thác có hiệu quả những tiềm năng du lịch trên những lãnh thổ hành chính khác nhau, phát triển những sản phẩm du lịch có khả năng bổ sung cho nhau tạo nên các tour du lịch liên vùng hấp dẫn, tạo được hình ảnh du lịch chung cho một khu vực trong khi giảm được chi phí xúc tiến, tuyên truyền quảng cáo, v.v. Tính liên kết này trong hoạt động phát triển du lịch càng trở nên quan trọng trong xu thế hội nhập của du lịch Việt Nam với khu vực và quốc tế. y Hai là, để tránh tình trạng trùng lặp sản phẩm du lịch, cơ quản quản lý nhà nước cần có quy hoạch rõ hơn về sản phẩm đặc thù của từng địa phương: hoặc có thể liên kết những địa phương có cùng điều kiện cũng như tiềm năng 60 Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật phát triển gần giống nhau lại để tập trung đẩy mạnh, khai thác. Qua đó tránh việc phát triển tràn lan, tự phát, trùng lặp gây nhàm chán, mờ nhạt đối với du khách. Và Hình thành Ban Điều phối phát triển du lịch tỉnh Đồng Nai để thực hiện vai trò nhạc trưởng cho các hoạt động liên kết phát triển du lịch trong tỉnh. Trên cơ sở có được quy chế hoạt động rõ ràng, Ban Điều phối phát triển du lịch tỉnh Đồng Nai chủ trì triển khai huy động Quỹ Phát triển du lịch Đồng Nai; đề xuất dự án hỗ trợ hạ tầng, các hạng mục đầu tư phát triển du lịch vùng; thực hiện các hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch vùng; chủ động phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các địa phương tổ chức các khóa đào tạo, tập huấn, nâng cao trình độ, kỹ năng, tay nghề đội ngũ làm du lịch; thực hiện các hoạt động đầu tư phát triển du lịch tỉnh Đồng Nai; xây dựng nhãn, tiêu chí nhãn và phát triển nhãn “Sản phẩm du lịch tỉnh Đồng Nai”. y Ba là, nghiên cứu sửa đổi bổ sung các chính sách, thể chế, cơ chế vể du lịch tỉnh Đồng Nai: Để tạo môi trường pháp lí thuận lợi cho phát triển du lịch cả nước nói chung và cho Đồng Nai nói riêng. Bên cạnh đó, nâng cao trình độ và năng lực quản lí nhà nước ở các địa phương, phải có cơ chế phối hợp liên ngành, lĩnh vực của tỉnh để phát triển du lịch Đồng Nai. Và Xây dựng các chiến lược phát triển du lịch của tỉnh và các địa phương trong tỉnh đảm bảo hiệu quả, chất lượng và tính khả thi cao. y Bốn là, áp dụng hệ thống các tiêu chuẩn ngành du lịch, tăng cường kiểm tra, giám sát. Việc này nhằm duy trì chất lượng sản phẩm dịch vụ, thiết lập hệ thống đánh giá và quản lý chất lượng du lịch qua đó tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh cho tất cả các đơn vị tham gia tổ chức du lịch tỉnh Đồng Nai. Trong đó, quản lý phải có sự phân cấp, đảm bảo vai trò quản lý vĩ mô khuyến khích sự tham gia tích cực của cộng đồng dân cư trong vùng cũng như tạo sự chủ động cho doanh nghiệp khi tham gia các hoạt động du lịch. Nhà nước và chính quyền địa phương trong Vùng cần hỗ trợ việc đưa công nghệ quản lý tiên tiến vào việc kinh doanh du lịch. y Năm là, thực hiện cổ phần hóa hiệu quả các doanh nghiệp du lịch nhà nước ở Đồng Nai: Khuyến khích phát triển các doanh nghiệp du lịch vừa và nhỏ sử dụng nguồn lực sẵn có của người dân trong Vùng để khai thác hết lợi thế của du lịch Đồng Nai. Nhà nước và chính quyền địa phương trong tỉnh cần hỗ trợ việc đưa công nghệ quản lý tiên tiến vào việc kinh doanh du lịch. Các địa phương trong tỉnh Đồng Nai cần thắt chặt mối liên kết, hợp tác để xây dựng các chương trình, dự án phát triển sản phẩm du lịch đặc thù của từng địa phương, của tỉnh. Các giá trị văn hóa truyền thống, các điều kiện tự nhiên mang tính bản địa của từng địa phương để tránh trùng lắp, kém hiệu quả. y Sáu là, phát huy vai trò quản lý nhà nước về lĩnh vực du lịch đối với tất cả đối tượng, thuộc mọi thành phần kinh tế hoạt động kinh doanh du lịch và dịch vụ du lịch trên địa bàn. Tiếp tục cải cách hành chính tạo thuận lợi cho các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển du lịch theo cơ chế một cửa. Ngoài ra, cần sắp xếp ổn định tổ chức bộ máy theo hướng tinh gọn, ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động quản lý du lịch, giải quyết kịp thời khó khăn vướng mắc của các doanh nghiệp du lịch, tạo sự gắn bó, hợp tác vì mục tiêu phát triển du lịch tỉnh Đồng Nai. Ngoài ra, chú trọng nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và người dân trong tỉnh về vị trí, vai trò của du lịch đối với phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Đồng Nai. Từ đó, nâng cao hiệu quả xã hội và bảo vệ môi trường trong phát triển du lịch tỉnh Đồng Nai. Mặc dù không phải là yếu tố trực tiếp tác động đến phát triền lịch của tỉnh, nhưng quản lí Nhà nước đóng vai trò là chất xúc tác, kim chỉ nam cho mọi hoạt động du lịch đi đúng với đường lối, chính sách chung của Đảng và Nhà nước, đảm bảo cho sự phát triển bền vững của du lịch tỉnh Đồng Nai nói riêng và của cả nước 61 nói chung, tạo nền tảng cho việc tiến đến hội nhập quốc tế. 4. KẾT LUẬN Phát triển du lịch là vấn đề cần sự phối hợp của rất nhiều bên từ Nhà nước, doanh nghiệp đến người dân. Trong đó, quản lý nhà nước đóng vai trò then chốt trong việc định hướng, đưa ra những công cụ, chính sách để thúc đẩy du lịch. Với những định hướng chính sách cụ thể, hiện nay du lịch Đồng Nai đã cải thiện được tình trạng phát triển du lịch của ỉnh, tuy nhiên vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế cần khắc phục từ việc phát triển sản phẩm du lịch, phát triển thị trường, không gian du lịch, nhân lực đến việc đầu tư, huy động vốn, ...Để du lịch đồng Đồng Nai phát triển tương xứng với tiềm năng, lợi thế vốn có và theo đúng định hướng cần phải hoàn thiện quản lý nhà nước về các mặt từ bộ máy đến chính sách đề ra. Mỗi giải pháp phải sát với thực tế, giải quyết yếu kém còn tồn tại từ đó phát huy được tác dụng của bộ máy quản lý nhà nước. Nhận thức được vai trò của quản lý nhà nước sẽ mang lại hiệu quả hoạt động, tạo tiền đề và động lực cho sự phát triển du lịch tỉnh Đồng Nai bền vững, phát huy được tiềm năng của các doanh nghiệp, gắn kết được người dân với việc làm du lịch. Từ đó đưa du lịch tỉnh nhà phát triển đúng hướng và vững mạnh hơn nữa hiện tại cũng như trong tương lai. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Quy hoạch phát triển du lịch tỉnh Đồng Nai đến năm 2010 và định hướng đến 2020”. [2]. Quyết định 06/2019/QĐ-UBND về quản lý hoạt động du lịch Đồng Nai năm 2019. [3]. Viện nghiên cứu phát triển du lịch, Báo cáo tổng hợp “Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030, Nhà Xuất bản Lao động, Hà Nội”. [4]. Viện chiến lược phát triển, Bộ kế hoạch Đầu tư, Các vùng, tỉnh, thành trực thuộc Trung Một số giải pháp về quản lý nhà nước ngành du lịch ... ương: Tiềm năng và triển vọng đến năm 2020, Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội 2009. [5]. World Economy Forum, The Travel & Tourism Competitiveness Report 2013 – Reducing Barriers to Economic Growth and Job Creation. [6]. World Travel & Tourism Council “Travel & Tourism, Economic Impact 2013, Viet Nam”.
File đính kèm:
- mot_so_giai_phap_ve_quan_ly_nha_nuoc_nganh_du_lich_tai_tinh.pdf