Một số giải pháp phát triển du lịch tại huyện đảo Phú Quý - tỉnh Bình Thuận

Phú Quý là huyện đảo có tiềm năng du

lịch phong phú, đa dạng với khí hậu trong

lành, bờ biển đẹp với những bãi cát trắng

mịn và làn nước trong xanh, thảm độngthực vật đa dạng. Bên cạnh đó, Phú Quý

còn chứa dựng những nét văn hóa mang

tính đặc trưng biển đảo đặc sắc, hấp dẫn

với những danh lam thắng cảnh, chùa, lăng

miếu, làng chài, Với các đặc điểm nêu

trên, Phú Quý là điểm đến đáng được du

khách quan tâm với nhiều mục đích khác

nhau: nghỉ dưỡng, sinh thái biển, thể thao,

văn hóa, lịch sử và tâm linh.

pdf 10 trang kimcuc 23840
Bạn đang xem tài liệu "Một số giải pháp phát triển du lịch tại huyện đảo Phú Quý - tỉnh Bình Thuận", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Một số giải pháp phát triển du lịch tại huyện đảo Phú Quý - tỉnh Bình Thuận

Một số giải pháp phát triển du lịch tại huyện đảo Phú Quý - tỉnh Bình Thuận
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC VĂN LANG Nguyễn Thị Thao và tgk 
86 
MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH 
TẠI HUYỆN ĐẢO PHÚ QUÝ - TỈNH BÌNH THUẬN 
SOME SOLUTIONS TO DEVELOP TOURISM IN PHU QUY ISLAND 
- BINH THUAN PROVINCE 
NGUYỄN THỊ THAO và HỒ TRẦN VŨ 
 ThS. Trường Đại học Văn Lang, nguyenthithao@vanlanguni.edu.vn, Mã số: TCKH09-01-2018 
 ThS. Trường Đại học Văn Lang, hotranvu@vanlanguni.edu.vn 
TÓM TẮT: Huyện đảo Phú Quý - tỉnh Bình Thuận có nhiều tiềm năng phát triển du lịch. 
Tuy nhiên, thực trạng du lịch tại địa phương chưa tương xứng với tiềm năng vốn có. Sản 
phẩm du lịch của địa phương còn đơn điệu, chưa hấp dẫn du khách. Bài viết trình bày khái 
quát thực trạng, tiềm năng du lịch và đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần phát triển 
du lịch tại huyện đảo Phú Quý. 
Từ khóa: Huyện đảo Phú Quý, tiềm năng phát triển du lịch, giải pháp phát triển du lịch, 
sản phẩm du lịch. 
ABSTRACTS: There are a lot of potential of tourism development of Phu Quy island - 
Binh Thuan province. However, the current situation of local tourism is not commensurate 
with the potential. Local tourism products are monotonous, unattractive to tourists. This 
article presents the current situation, potential tourism and proposed some solutions to 
contribute to tourism development in Phu Quy island. 
Key words: Phu Quy island, the potential development of tourism, solutions for tourism 
development, tourism products. 
1. ĐẶT VẤN ĐỀ 
Phú Quý là huyện đảo có tiềm năng du 
lịch phong phú, đa dạng với khí hậu trong 
lành, bờ biển đẹp với những bãi cát trắng 
mịn và làn nước trong xanh, thảm động-
thực vật đa dạng. Bên cạnh đó, Phú Quý 
còn chứa dựng những nét văn hóa mang 
tính đặc trưng biển đảo đặc sắc, hấp dẫn 
với những danh lam thắng cảnh, chùa, lăng 
miếu, làng chài, Với các đặc điểm nêu 
trên, Phú Quý là điểm đến đáng được du 
khách quan tâm với nhiều mục đích khác 
nhau: nghỉ dưỡng, sinh thái biển, thể thao, 
văn hóa, lịch sử và tâm linh. 
Trong những năm gần đây, huyện đảo 
Phú Quý quan tâm đầu tư phát triển du lịch, 
cơ sở hạ tầng giao thông thủy - bộ được 
đầu tư, mở rộng đường vành đai, đường 
liên xã; phát triển nguồn năng lượng điện 
gió; quy hoạch chi tiết các khu du lịch Bãi 
Nhỏ - Gành Hang, Doi Dừa, Mộ Thầy, vịnh 
Triều Dương, Hòn Tranh. Qua đó, lượng 
khách du lịch đến đảo Phú Quý ngày càng 
tăng, từ 1.000 lượt khách vào năm 2000 lên 
đến 13.000 lượt khách vào năm 2016; sáu 
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC VĂN LANG Số 09, Tháng 5 - 2018 
87 
tháng đầu năm 2017, huyện đảo đón 12.080 
lượt khách (Nguồn: Phòng Văn hóa - 
Thông tin huyện đảo Phú Quý, 2017). 
Với tiềm năng sẵn có, huyện đảo Phú 
Quý có thể thu hút lượng du khách lớn hơn 
nếu được quản lý chuyên nghiệp và xây 
dựng được những sản phẩm du lịch độc 
đáo, hấp dẫn. 
Những nghiên cứu nhằm tìm hiểu tiềm 
năng và thực trạng phát triển du lịch của 
Phú Quý chưa nhiều. Các nghiên cứu này 
chỉ đưa ra các giải pháp chung hay chỉ tập 
trung vào một số khía cạnh của du lịch tại 
đảo Phú Quý. Đầu tiên, đề tài “Giải pháp 
phát triển du lịch tỉnh Bình Thuận trong 
giai đoạn 2015 - 2020” của tác giả Lưu 
Thanh Tâm [5] nghiên cứu về thực trạng 
phát triển du lịch tỉnh Bình Thuận và gợi 
mở hướng phát triển du lịch của tỉnh nói 
chung và đảo Phú Quý nói riêng, theo đó, 
huyện đảo Phú Quý cần cân đối giữa phát 
triển du lịch với bảo tồn thiên nhiên. Tiếp 
theo, đề tài “Sự tham gia của cộng đồng địa 
phương vào hoạt động du lịch tại huyện 
đảo Phú Quý, tỉnh Bình Thuận” của tác giả 
Nguyễn Thị Lê [4] tập trung chỉ ra thực 
trạng tham gia của cộng đồng địa phương 
vào hoạt động du lịch và những chính sách, 
hướng gợi mở để khuyến khích sự tham gia 
của cộng đồng địa phương vào hoạt động 
du lịch tại đây. 
Do đó, việc nghiên cứu đề xuất một số 
giải pháp cụ thể phát triển du lịch cho 
huyện đảo Phú Quý nhằm khai thác hiệu 
quả hơn nữa tài nguyên du lịch là rất cần 
thiết. Đề tài được thực hiện bằng phương 
pháp nghiên cứu định tính thông qua các 
bài báo khoa học, các báo cáo của cơ quan 
quản lý du lịch đảo Phú Quý, khảo sát thực 
địa và phỏng vấn chuyên gia. 
2. TIỀM NĂNG DU LỊCH CỦA 
HUYỆN ĐẢO PHÚ QUÝ 
2.1. Tổng quan 
Huyện đảo Phú Quý thuộc địa giới 
hành chính của tỉnh Bình Thuận, nằm trên 
Biển Đông, cách thành phố Phan Thiết 
khoảng 120km về phía đông nam. Huyện 
đảo Phú Quý có tổng diện tích 32km², gồm 
10 đảo lớn, nhỏ nằm kề nhau (đảo Phú 
Quý, đảo Tranh, đảo Đen, đảo Trứng, đảo 
Giữa, đảo Đỏ, đảo Hải, đảo Đồ Lớn, đảo 
Đồ Nhỏ và đảo Đá Tý). Trong đó, đảo Phú 
Quý có diện tích lớn nhất (17,82 km²), 
chiếm 97% diện tích nổi của toàn huyện 
đảo và khoảng 0,2% diện tích toàn tỉnh. 
Đảo Phú Quý cũng là đảo duy nhất có dân 
cư sinh sống. 
Chiều dài bắc - nam của đảo Phú Quý 
khoảng 7km, chiều rộng đông - tây khoảng 
4,5km. Dân số của đảo năm 2016 là 30.000 
người. Huyện đảo Phú Quý có ba xã: Ngũ 
Phụng (huyện lỵ), Tam Thanh, và Long 
Hải. Dự kiến đến năm 2018, huyện đảo Phú 
Quý sẽ thành lập thị trấn Phú Quý, nâng 
huyện Phú Quý với cơ cấu 1 thị trấn và 3 
xã đảo. 
Tại đảo Phú Quý, cơ cấu kinh tế theo 
hướng ngành nông - lâm - ngư nghiệp 
chiếm 22-23%, ngành công nghiệp - xây 
dựng chiếm 51-52%, ngành dịch vụ chiếm 
24-25%. (Nguồn: Phòng Văn hóa - Thông 
tin huyện đảo Phú Quý, 2017). 
2.2. Tiềm năng du lịch 
Huyện đảo Phú Quý có nguồn tài 
nguyên du lịch đa dạng, phong phú, có cơ 
sở vật chất - hạ tầng tương đối hoàn thiện 
để phục vụ phát triển du lịch. 
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC VĂN LANG Nguyễn Thị Thao và tgk 
88 
2.2.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên 
Địa hình: Đảo Phú Quý có địa hình đa 
dạng gồm núi, đồi, đồng bằng. Hệ thống 
núi, đồi của đảo có độ cao từ 35m-100m, 
trong đó ở phía Nam của đảo có các đồi cao 
từ 35m-45m; phía bắc đảo có núi Cao Cát 
cao 89m, núi Cấm cao 107,2m, với diện 
tích khoảng 2,25km2 chiếm 14% diện tích 
toàn huyện đảo. Khu vực trung tâm huyện 
đảo (khu vực trung tâm 3 xã) có địa hình 
tương đối bằng phẳng với độ cao 15m-20m 
so với mực nước biển; khu vực Long Hải 
và Tam Thanh còn có những đụn cát cao từ 
5m-10m so với với mực nước biển. 
Biển đảo: Thềm biển đảo Phú Quý cao 
5m tạo thành viền xung quanh đảo, đường 
bờ biển có dạng lượn sóng, ít chia cắt, cách 
đường bờ biển 200-500m có nhiều rạn san 
hô. Đảo Phú Quý có nhiều bãi tắm đẹp như 
vịnh Triều Dương, bãi Doi Dừa, bãi nhỏ 
Gành Hang, bãi Dộc Cái, và nhiều đảo nhỏ 
xung quanh (chưa có cư dân sinh sống) 
như: Hòn Đen, Hòn Tranh, Hòn Trứng, 
Hòn Hải,... Trong đó, Hòn Đen (Hòn Mực) 
ở hướng đông bắc, diện tích 23.000m2 cách 
đảo Phú Quý 100m, đây là hòn đảo đặc 
trưng với đá bazan chưa phong hóa hoàn 
toàn, tạo nên những ngọn núi đá đen; Hòn 
Tranh ở hướng đông nam có diện tích 
khoảng 40ha, cách đảo Phú Quý 600m, đây 
là hòn đảo đang được người dân trồng rừng 
và hoa màu; Hòn Trứng ở hướng tây bắc, 
cách đảo Phú Quý 13km, là nơi tránh gió, 
bão của ghe thuyền ngư dân. 
Bên cạnh đó, nhiệt độ nước biển trung 
bình của vùng ngoài khơi Phú Quý dao 
động từ 25-290C, ven bờ là 27,50C. Độ mặn 
nước biển của vùng ngoài khơi Phú Quý 
dao động từ 31,8-33,8‰, ven bờ là 32,3‰. 
Độ cao của sóng biển dao động khoảng 
2,0m-2,5m. Đây là những điều kiện tự 
nhiên thuận lợi để phát triển du lịch nghỉ 
dưỡng, thể thao. 
Khí hậu: Đảo Phú quý có khí hậu hải 
dương nhiệt đới gió mùa á xích đạo. Gió 
mùa Tây Nam thổi từ tháng 5 đến tháng 9, 
gió mùa Đông Bắc thổi từ tháng 11 đến 
tháng 3 năm sau. Các tháng 4 và 10 là thời 
gian gió mùa chuyển hướng. Nhiệt độ trung 
bình nhiều năm là 27,40C. 
Tổng số giờ nắng cao, trung bình nhiều 
năm là 2.703giờ. Độ ẩm không khí trung 
bình nhiều năm là 84,4%. Lượng mưa trung 
bình nhiều năm là 1.314mm [9]. 
Ngoài ra, đảo Phú Quý còn có hệ động 
- thực vật biển khá phong phú như: đồi 
mồi, tôm hùm, cua huỳnh đế, cua mặt 
trăng, ốc xà cừ ngọc nữ, hải sâm, bào 
ngư,... phù hợp phát triển loại hình du lịch 
sinh thái, khám phá, 
2.2.2. Tài nguyên du lịch nhân văn 
Di tích lịch sử - văn hóa: Huyện đảo 
Phú Quý có nhiều di tích lịch sử-văn hóa 
cấp tỉnh, cấp quốc gia gắn liền với lịch sử, 
đời sống sinh hoạt, phong tục tập quán, tín 
ngưỡng - tôn giáo,... của người dân trên 
huyện đảo. 
Bên cạnh đó, gắn liền với địa danh nổi 
tiếng của đảo Phú Quý là Chùa Linh Sơn 
trên núi Cao Cát, nơi đây vừa là quần thể 
thắng cảnh, vừa là nơi linh thiêng trên đảo. 
Chùa Linh Sơn thiêng liêng, du khách đến 
chùa, vừa cầu bình an, vừa ngắm toàn bộ 
phong cảnh đảo Phú Quý. 
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC VĂN LANG Số 09, Tháng 5 - 2018 
89 
Bảng 1. Di tích lịch sử - văn hóa tại huyện đảo Phú Quý 
STT 
Tên di tích lịch sử-văn 
hóa 
Địa điểm Đặc điểm 
1 
Đình làng Triều Dương 
(Di tích lịch sử-văn hóa cấp 
tỉnh) 
Xã 
Tam 
Thanh 
Xây dựng năm 1773, là nơi ngưỡng vọng 
Thành Hoàng và các bậc tiên hiền, hậu hiền đã 
có công sáng lập, phát triển làng. 
2 
Đình làng Long Hải 
(Di tích lịch sử-văn hóa cấp 
tỉnh) 
Xã 
Long Hải 
Xây dựng cuối thế kỉ XVIII, là nơi tôn thờ 
Thành Hoàng và các bậc tiên hiền, hậu hiền đã 
có công sáng lập, phát triển làng. 
3 
Đền thờ Bà Chúa Ngọc và 
Vạn Thương Hải 
(Di tích lịch sử-văn hóa cấp 
tỉnh) 
Xã 
Ngũ 
Phụng 
Xây dựng cuối thế kỉ XVIII, tôn thờ Bà Chúa 
Ngọc (Nữ thần Pô Inư Nagar hay Bà Mẹ Xứ 
Sở); Thờ Nam Hải Đại Tướng Quân (Thờ Cá 
Voi) và các bậc tiền nhân đã có công khai 
hoang, lập làng. 
4 
Đền thờ Thầy Sài Nại 
(Di tích lịch sử-văn hóa cấp 
tỉnh) 
Xã 
Ngũ 
Phụng 
Xây dựng cuối thế kỉ XVII, tôn thờ vị nam 
thần người Việt gốc Hoa, Thầy là người có 
công cưu mang, chữa bệnh cho người dân đảo 
Phú Quý. 
5 
Đền thờ Công chúa Bàn 
Tranh 
(Di tích lịch sử-văn hóa cấp 
tỉnh) 
Xã 
Long Hải 
Xây dựng cuối thế kỉ XV-đầu thế kỉ XVI, tôn 
thờ Công chúa Bàn Tranh (Công chúa 
Chămpa). Cư dân đảo Phú Quý bao đời đã tôn 
vinh là Bà Chúa Xứ, có công lập nên những 
ngôi làng đầu tiên, dạy cư dân trồng trọt, làm 
nghề, trên đảo. 
6 
Vạn An Thạnh 
(Di tích lịch sử cấp Quốc 
gia) 
Xã 
Tam 
Thanh 
Xây dựng năm 1781, gắn liền với tín ngưỡng 
thờ Cá Voi và các bậc tiên hiền, hậu hiền đã 
có công khai hoang, lập làng. 
7 
Chùa Linh Quang 
(Di tích lịch sử cấp Quốc 
gia) 
Xã 
Tam 
Thanh 
Xây dựng năm 1747, một trong những ngôi 
chùa cổ nhất tỉnh Bình Thuận. Chùa lưu giữ 
nhiều sắc phong của triều đại phong kiến Việt 
Nam và nhiều tượng Phật quý giá. 
Nguồn: Tác giả tổng hợp 
Về lễ hội, đảo Phú Quý có nhiều lễ hội 
gắn liền với tín ngưỡng ngư nghiệp, tín 
ngưỡng thờ Mẫu của người Việt như: Lễ 
hội tế Xuân và tế Thu diễn ra vào tháng 
Giêng và tháng 8 âm lịch hằng năm tại đền 
thờ Bà Chúa Ngọc và Vạn Thương Hải, tại 
đình làng Triều Dương và đình làng Long 
Hải. Lễ hội Cầu Ngư (ngày giỗ Cá Voi) 
diễn ra vào 28, 29 tháng 3 âm lịch hằng 
năm tại Vạn An Thạnh. 
Ngoài các di tích lịch sử - văn hóa, 
danh thắng, lễ hội, những công trình hiện 
đại cũng là nơi thu hút du khách đến tham 
quan như: Nhà máy phong điện Phú Quý, 
hải đăng Phú Quý và cột cờ chủ quyền đảo 
Phú Quý. 
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC VĂN LANG Nguyễn Thị Thao và tgk 
90 
3. THỰC TRẠNG DU LỊCH CỦA 
HUYỆN ĐẢO PHÚ QUÝ 
3.1. Khách du lịch 
Theo thống kê của Phòng Văn hóa -
Thông tin huyện đảo Phú Quý, lượng du 
khách đến đảo Phú Quý ngày càng tăng. Du 
khách đến đảo Phú Quý chủ yếu tham quan 
cảnh quan biển đảo, thắng tích lịch sử - văn 
hóa địa phương. Trong đó, chủ yếu là 
khách du lịch nội địa đến từ Thành phố Hồ 
Chí Minh, nguồn khách du lịch quốc tế đến 
huyện đảo còn hạn chế. 
Bảng 2. Lượng du khách đến đảo Phú Quý 
từ năm 2015-2017 
Năm Lượt khách 
2015 2.500 
2016 13.000 
6 tháng 2017 12.080 
Nguồn: Phòng Văn hóa - Thông tin 
huyện đảo Phú Quý, 2017 
3.2. Nguồn nhân lực du lịch 
Hiện nay, Huyện đảo Phú Quý chưa có 
bộ phận chuyên trách về du lịch, Phòng 
Văn hóa - Thông tin của đảo là cơ quan 
kiêm nhiệm chức năng quản lý du lịch, cơ 
quan này hiện chỉ có ba cán bộ và chưa 
được đào tạo bài bản về du lịch. Vì vậy, 
trên đảo vẫn chưa có đội ngũ hướng dẫn 
viên địa phương. Điều này cho thấy đội ngũ 
nhân lực du lịch còn thiếu về số lượng và 
hạn chế về trình độ chuyên môn, chưa đáp 
ứng được tốc độ phát triển du lịch nhanh 
chóng của huyện đảo Phú Quý. 
3.3. Cơ sở vật chất hạ tầng du lịch 
Đảo Phú Quý có cơ sở vật chất hạ tầng 
tương đối hoàn thiện để phát triển du lịch. 
Tuy nhiên, cần phải có kế hoạch quản lý, 
đầu tư bài bản, nhằm đáp ứng số lượng 
khách tăng nhanh và nhu cầu dịch vụ ngày 
càng cao của du khách. 
Cơ sở lưu trú: Theo số liệu từ Phòng 
Văn hóa - Thông tin huyện đảo Phú Quý, 
tính đến thời điểm cuối năm 2016, toàn 
huyện đảo Phú Quý có 20 cơ sở lưu trú (13 
nhà nghỉ và 5 nhà khách), cung ứng khoảng 
100 phòng phục vụ khách du lịch. 
Hệ thống giao thông: Hệ thống giao 
thông chính của đảo là giao thông đường 
thủy và giao thông đường bộ. 
Về giao thông đường thủy, để vận 
chuyển hàng hóa và người dân cũng như 
khách du lịch, một đơn vị tư nhân ở huyện 
đảo Phú Quý đã đầu tư một tàu cao tốc (tàu 
cao tốc Hưng Phát) chạy mỗi ngày một 
chuyến, với giá vé trung bình 250.000VND/ 
lượt và sức chứa 250-300 hành khách. Điều 
này đã rút ngắn thời gian đi lại từ đất liền ra 
đảo từ 3,5-4 giờ thay vì 6-8 giờ như trước 
đây. Tuy nhiên, do số lượng tàu có hạn 
nhưng nhu cầu đi lại và vận chuyển hàng 
hóa cao nên chất lượng chuyến đi chưa được 
tốt, đặc biệt là đối với khách du lịch. Những 
hạn chế có thể kể đến là: 
Bến tàu được thiết kế với không gian 
mở, sơ sài, chỉ có những khu vực như quầy 
bán vé, dãy ghế ngồi chờ. Do kết hợp vận 
chuyển cả hàng hóa, trong đó có hải sản 
nên tại bến tàu mùi rất nồng nặc. Những 
người bán hàng rong tập trung nhiều, gây 
nên hình ảnh không đẹp cho du khách; 
Cách sắp xếp trên tàu chưa hợp lý, 
chưa có chỗ dành riêng cho hàng hóa và 
hành lý nên nhiều người đi tàu phải tự sắp 
xếp và quản lý dẫn đến việc cản trở lối đi. 
Khoang tàu chật chội, hệ thống thông gió 
không đảm bảo làm cho không khí trên tàu 
ngột ngạt, có mùi khó chịu. Đặc biệt, 
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC VĂN LANG Số 09, Tháng 5 - 2018 
91 
những giường nằm ở vị trí sát mặt đất, vừa 
ẩm thấp và bụi bặm vì người khác đi lại 
ngay bên cạnh. Vệ sinh trên tàu cũng chưa 
được chú ý. Nhiều khách trên tàu xả rác 
bừa bãi và hút thuốc trong khoang tàu. 
Động cơ tàu ồn ào gây khó chịu cho khách 
đi tàu,... 
Về giao thông đường bộ, các tuyến 
đường trên đảo thuận lợi đưa du khách đến 
các điểm tham quan. Theo số liệu từ Ủy 
ban nhân dân huyện Phú Quý, tính đến cuối 
năm 2016, mạng lưới giao thông trên huyện 
đảo Phú Quý là 72,72 km, trong đó đường 
láng nhựa hoặc bê tông hóa đạt 64,28 km 
(chiếm tỷ lệ 88,9%). Tuyến đường trung 
tâm với 4 làn xe rộng rãi, sạch sẽ, kết nối 
cảng Phú Quý với khu vực trung tâm của 3 
xã đảo. 
3.4. Sản phẩm du lịch 
Đảo Phú Quý đã và đang phát triển 
song song hai loại hình du lịch phổ biến 
là du lịch sinh thái và du lịch văn hóa, 
trong đó, loại hình du lịch sinh thái được 
xem là điểm nhấn của huyện đảo với các 
sản phẩm du lịch sinh thái biển khá hấp 
dẫn như: Tham quan và câu cá giải trí 
bằng tàu, thuyền tại các đảo lân cận như 
Hòn Tranh, Hòn Trứng, Hòn Hải, tham 
quan tắm biển tại Bãi Nhỏ - Gành Hang 
và vịnh Triều Dương. 
Huyện đảo Phú Quý chủ trương phát 
triển loại hình du lịch sinh thái, “du lịch có 
trách nhiệm đến những khu vực có bảo tồn 
thiên nhiên, khu vực duy trì sự thịnh vượng 
của người dân địa phương, có giáo dục môi 
trường cho cả người dân bản xứ và khách 
du lịch” [3] hay “bảo tồn môi trường tự 
nhiên mà du lịch đang sử dụng” [9]. Nếu 
theo những hướng tiếp cận trên, đích đến 
cuối cùng của hoạt động du lịch tại đảo Phú 
Quý là vừa phát triển kinh tế du lịch vừa 
bảo tồn môi trường thiên nhiên, nhưng 
dường như nhận thức về loại hình du lịch 
sinh thái của các nhà du lịch tại huyện đảo 
còn chưa triệt để. Tại các bến tàu đón 
khách đến đảo Phú Quý (ở thành phố Phan 
Thiết và đảo Phú Quý) và cả trên tàu cao 
tốc, nhiều người dân và du khách Việt Nam 
thiếu ý thức xả rác khắp nơi cả trên bờ, trên 
tàu và nổi lềnh bềnh trên mặt nước. 
Các sản phẩm du lịch thuộc loại hình 
du lịch sinh thái của huyện đảo chỉ giới hạn 
trong phạm vi cho du khách tham quan, 
ngắm cảnh, tận dụng thiên nhiên cho hoạt 
động giải trí (câu cá, ngắm san hô, tắm 
biển, dạo biển bằng canô,...), chưa có các 
hoạt động lồng ghép thông điệp bảo vệ 
môi trường đến với du khách và người 
dân, thậm chí ở một số điểm đến nổi bật 
của đảo như vịnh Triều Dương, cột cờ 
Phú Quý, Bãi Nhỏ-Gành Hang,... vẫn có 
khá nhiều rác. 
Mặc dù, Ủy ban nhân dân huyện đảo 
Phú Quý có kế hoạch khuyến khích du 
khách đến hoạt động bảo vệ môi trường 
thông qua chương trình du lịch “trồng cây 
gây rừng”, nhưng hoạt động ấy dường như 
chưa thực sự triển khai thiết thực, hiệu quả, 
nặng về “khẩu hiệu”, chưa thu hút du 
khách, bởi lẽ nếu hoạt động du lịch nơi đây 
thật sự chú trọng đến bảo vệ môi trường thì 
tất cả các khâu của sản phẩm du lịch phải 
được đồng bộ, giám sát thực thi từ nội dung 
các chương trình du lịch, những quy định 
cho du khách, đến cơ sở hạ tầng du lịch, 
cảnh quan du lịch, phương tiện vận 
chuyển, tất cả đều phải tuân thủ nghiêm 
ngặt các nguyên tắc bảo vệ môi trường và 
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC VĂN LANG Nguyễn Thị Thao và tgk 
92 
phải hướng đến việc truyền tải thông điệp 
tôn trọng môi trường tự nhiên đến với du 
khách, người dân, và các đơn vị kinh doanh 
du lịch. 
Thực tế chứng minh rằng, kinh doanh 
du lịch theo hướng chạy theo lợi nhuận 
mà thiếu tư duy và ý thức bảo vệ thiên 
nhiên, hệ quả tất yếu là làm biến mất cảnh 
quan tự nhiên của các điểm đến du lịch, 
các điểm đến thiên nhiên bị ô nhiễm, bị 
hủy hoại nhanh chóng, và điều này dễ dẫn 
đến tình trạng “tẩy chay” của du khách 
trong và ngoài nước đối với các điểm du 
lịch như vậy. 
Bên cạnh các sản phẩm du lịch sinh 
thái, các sản phẩm du lịch văn hóa của 
đảo Phú Quý cũng chỉ dừng lại ở những 
hoạt động tham quan đơn điệu, du khách 
chỉ được giới thiệu những thông tin cơ 
bản về di tích lịch sử - văn hóa (những 
thông tin mà họ dễ dàng tìm thấy trên 
internet), sau đó khách du lịch tự do khám 
phá, dâng hương, chụp ảnh tại các điểm 
đến, thiếu các hoạt động cho du khách 
trực tiếp trải nghiệm, chiêm nghiệm văn 
hóa địa phương. 
4. GIẢI PHÁP 
Theo “Chiến lược phát triển phát triển 
du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 
đến năm 2030” của Chính Phủ, du lịch sẽ 
được “phát triển thành ngành kinh tế mũi 
nhọn, chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong 
cơ cấu GDP, tạo động lực phát triển kinh 
tế - xã hội” [1] với định hướng “phát triển 
du lịch bền vững gắn chặt với việc bảo tồn 
và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc; giữ 
gìn cảnh quan; bảo vệ môi trường, đảm 
bảo an ninh, quốc phòng, trật tự an toàn xã 
hội” [1]. Trong đó, giải pháp cụ thể về sản 
phẩm du lịch là “phát triển sản phẩm du 
lịch xanh” [1] và “tập trung ưu tiên phát 
triển sản phẩm du lịch biển, đảo,” [1]. 
Để du lịch Phú Quý trở thành ngành kinh tế 
mũi nhọn, đóng góp ngày càng nhiều vào 
phát triển kinh tế xã hội của huyện đảo và 
nâng cao chất lượng các sản phẩm du lịch 
văn hóa biển của huyện đảo, Phú Quý nên 
tập trung giải quyết một số vấn đề sau: 
Đầu tư về cơ sở vật chất - hạ tầng thân 
thiện với môi trường: Tận dụng môi trường 
thiên nhiên sẵn có để xây dựng các công 
viên hoang dã, bảo tàng sinh vật biển, 
Du khách phải vừa được tham quan vừa 
được thích thú trải nghiệm và khám phá 
thiên nhiên. Huyện cần tập trung kêu gọi 
đầu tư phát triển các tàu vận chuyển thân 
thiện môi trường, đảm bảo an toàn về số 
lượng và chất lượng để rút ngắn thời gian, 
khoảng cách giữa đảo với đất liền và nâng 
cao chất lượng dịch vụ phục vụ du khách. 
Ngoài ra, cần đầu tư xây dựng các cơ sở 
lưu trú “xanh” với việc sử dụng các nguyên 
vật liệu thân thiện môi trường, sử dụng hệ 
thống đèn tiết kiệm năng lượng, có hệ 
thống thu gom và xử lý chất thải, nhằm 
đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của du 
khách. Chú trọng văn hóa ứng xử trong 
dịch vụ du lịch. 
Đa dạng và nâng cao chất lượng sản 
phẩm du lịch: Phú Quý có tài nguyên du 
lịch tự nhiên đa dạng, phong phú như địa 
hình vùng đồi - núi như núi Cao Cát, núi 
Cấm thuận lợi cho việc phát triển loại hình 
du lịch sinh thái đồi - núi với các sản phẩm 
du lịch: Tham quan, leo núi, đánh trận giả 
(một hình thức của teambuilding), trekking 
(hình thức vừa đi bộ vừa ngắm cảnh tại khu 
vực núi đồi),... Đảo Phú Quý có nhiều điều 
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC VĂN LANG Số 09, Tháng 5 - 2018 
93 
kiện khí hậu thuận lợi cho phát triển loại 
hình du lịch biển như: nhiệt độ nước biển 
trung bình (vùng ngoài khơi đảo Phú Quý 
25-29
0
C, ven bờ là 27,50C, nhiệt độ trung 
bình năm 27,40C); tổng số giờ nắng trung 
bình khá cao (2.703 giờ); lượng mưa trung 
bình nhiều năm (1.314mm); Thời gian 
thuận lợi để tham quan, tắm biển trong năm 
khá cao 7 tháng (từ tháng 12 đến tháng 6 
dương lịch). Cảnh quan thiên nhiên đẹp, 
thơ mộng của biển, đảo Phú Quý cùng với 
những thuận lợi về điều kiện khí hậu, động-
thực vật thích hợp phát triển loại hình du 
lịch sinh thái biển với các sản phẩm du 
lịch: du lịch kết hợp nghiên cứu khoa học 
(sinh vật học, địa mạo, địa chất học,...), 
nghỉ dưỡng biển, thể thao dưới nước (lướt 
ván, chèo thuyền, dù lượn trên không,), 
lặn biển ngắm san hô, 
Tài nguyên du lịch nhân văn của huyện 
đảo cũng độc đáo, giữ vai trò quan trọng 
đối với sự phát triển du lịch đảo Phú Quý. 
Các yếu tố thuộc tài nguyên du lịch nhân 
văn như: danh lam thắng cảnh, di tích lịch 
sử, tín ngưỡng - tôn giáo, nghi lễ, phong 
tục, tập quán, làng nghề, ẩm thực, phát 
triển, nâng tầm văn hóa ẩm thực đặc trưng 
của huyện đảo, là những “nguyên liệu 
quan trọng” để phát triển loại hình du lịch 
văn hóa với các sản phẩm du lịch khá lôi 
cuốn như: 
Tham quan Vạn An Thạnh - điểm di 
tích lịch sử cấp quốc gia gắn liền với đặc 
trưng vùng biển đảo của huyện, lưu trữ 
xương cốt và thờ cúng Cá Voi, thờ cúng 
các bậc tiền nhân có công khai hoang, lập 
làng và diễn ra những lễ hội của ngư dân 
Phú Quý; trụ turbin điện gió, công trình 
hiện đại, minh chứng cho quá trình hòa 
nhịp phát triển chung với đất nước của 
huyện đảo Phú Quý; đền thờ Công chúa 
Bàn Tranh, người có công đầu trong việc 
đưa lên đảo Phú Quý những giống cây 
lương thực, hoa màu và hướng dẫn người 
dân trên đảo khai khẩn đất đai làm ruộng 
vườn, hình thành xóm làng và chỉ dạy 
người dân cách trồng trọt, dạy nghề; chùa 
Linh Quang, một trong những ngôi chùa cổ 
nhất của tỉnh Bình Thuận, một địa điểm 
tâm linh của đồng bào gần xa; mộ Thầy, di 
tích mang nhiều dấu ấn, giá trị văn hóa, lịch 
sử, phản ánh rõ nét quá trình tiếp biến, giao 
thoa văn hóa giữa người Việt và người Hoa 
trong quá trình chung sống; hải đăng Núi 
Cấm có thể thu vào tầm mắt toàn cảnh đảo 
Phú Quý; cột cờ Phú Quý, một trong 7 cột 
cờ chủ quyền được xây dựng trong Dự án 
xây dựng cột cờ chủ quyền Tổ quốc tại các 
đảo tiền tiêu trải dọc đất nước Việt Nam,... 
Tại các điểm đến du lịch như: chùa, 
đền thờ, đình,... nên trưng bày chi tiết như 
hình thức một khu trưng bày hay bảo tàng 
ngoài trời (thông tin và hình ảnh về lịch sử, 
văn hóa, truyền thuyết, đối tượng thờ 
phụng,...). 
Triển khai công tác quy hoạch các khu, 
điểm du lịch theo chuyên đề; xây dựng các 
làng nghề du lịch tiêu biểu; tạo ra các sản 
phẩm thủ công mỹ nghệ mới. 
Hình thành thêm nhiều tour, tuyến 
tham quan du lịch biển đảo như: Kết hợp, 
đan xen các sản phẩm du lịch sinh thái và 
văn hóa chặt chẽ hơn để tạo nên tính đa 
dạng, hấp dẫn, độc đáo cho sản phẩm du 
lịch Phú Quý; Phát triển sản phẩm du lịch 
về “rèn luyện kỹ năng sống trên hoang 
đảo” (kết hợp tham quan biển đảo, đời sống 
người dân với học hỏi những kỹ năng cơ 
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC VĂN LANG Nguyễn Thị Thao và tgk 
94 
bản về chèo thuyền, bơi lội, nhận biết các 
loài sinh vật biển, học nghề tại làng nghề, 
chế biến món ăn,...); Tổ chức tour tham 
quan đảo bằng xe đạp và xe máy (khám phá 
biển, núi, khu vực nông thôn, làng chài, 
làng nghề, đời sống của người dân dịa 
phương,). 
Định hình và phát triển các sản phẩm 
lưu niệm mang dấn ấn đặc trưng địa 
phương như: Hàng thủ công mỹ nghệ từ vỏ 
ốc biển, san hô,... hay những chiếc võng 
dứa gai Phú Quý; Phát triển loại hình du 
lịch văn hóa hay các sản phẩm du lịch văn 
hóa không chỉ góp phần phát triển du lịch 
địa phương mà còn giúp bảo tồn và phát 
huy giá trị các di tích văn hóa - lịch sử, kiến 
trúc nghệ thuật, làng nghề truyền thống,... 
Phát triển nguồn nhân lực du lịch: Cần 
thành lập bộ phận chuyên trách về du lịch 
và tổ chức các khóa đào tạo du lịch ngắn 
hạn để nâng cao trình độ chuyên môn và 
chất lượng quản lý, phục vụ du khách; Phú 
Quý nên có các chính sách học bổng cho 
con em trong huyện đi học và quay trở về 
làm du lịch cho đảo; thu hút cư dân địa 
phương vào các hoạt động du lịch như tổ 
chức dịch vụ homestay, buôn bán các đồ 
thủ công mỹ nghệ làm từ sản vật địa 
phương hay các khâu dịch vụ khác nhằm 
tạo việc làm và tăng thu nhập cho người 
dân; các chính sách hấp dẫn nguồn nhân 
lực du lịch được đào tạo chính quy tại tỉnh 
nhà hoặc các tỉnh thành lân cận. Đặc biệt, 
đội ngũ hướng dẫn viên (địa phương và các 
công ty lữ hành) cần được huấn luyện 
chuyên nghiệp về nghiệp vụ, chuyên sâu về 
kiến thức chuyên môn để phục vụ tốt công 
tác thuyết minh tại điểm. 
Phát triển du lịch liên vùng và định 
hướng các thị trường tiềm năng: Hiện nay, 
đa số du khách đến với đảo Phú Quý chủ 
yếu là khách du lịch nội địa, do đó để thu 
hút các đối tượng khách du lịch quốc tế, 
đảo Phú Quý cần sự hợp tác chặt chẽ với 
khu vực Mũi Né, thành phố Phan Thiết 
nhằm đa dạng hóa và nâng cao chất lượng 
các sản phẩm du lịch ở cả hai địa phương. 
Đồng thời, nên chú ý đến việc hướng các 
sản phẩm du lịch đảo Phú Quý (sản phẩm 
du lịch sinh thái và văn hóa) đến các thị 
trường lớn, ưa chuộng các sản phẩm du lịch 
gắn liền bảo tồn sinh thái tự nhiên hoặc trải 
nghiệm văn hóa bản địa như: du khách 
Châu Âu, du khách Mỹ - thị trường du 
khách thích các sản phẩm du lịch gắn liền 
bảo tồn sinh thái tự nhiên hoặc trải nghiệm 
văn hóa. 
Tuyên truyền - quảng bá du lịch: Tập 
trung và đầu tư kinh phí cho công tác tuyên 
truyền, quảng bá, xúc tiến du lịch thông 
qua các hội chợ triển lãm du lịch, các 
phương tiện truyền thông, mạng xã hội. 
5. KẾT LUẬN 
Trong bối cảnh, “du lịch biển đảo được 
chúng ta khai thác chủ yếu về mặt tự nhiên 
để phát triển du lịch nghỉ dưỡng biển, thể 
thao biển, mà chưa nhận diện và phát huy 
được giá trị văn hóa biển một cách tốt nhất 
nhằm tạo ra những sản phẩm du lịch văn 
hóa biển đặc thù” [7], việc phát triển các 
sản phẩm du lịch ở đảo Phú Quý theo 
hướng thân thiện, trân trọng thiên nhiên và 
văn hóa địa phương là thực hiện theo đúng 
chính sách của Nhà nước, là yếu tố định 
hình thương hiệu du lịch đảo Phú Quý, và 
là “đòn bẩy ngầm” góp phần thúc đẩy du 
lịch đảo Phú Quý phát triển. 
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC VĂN LANG Số 09, Tháng 5 - 2018 
95 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1] Chính Phủ (2011), Quyết định số 2473/QĐ-TTg về phê duyệt Chiến lược phát triển du 
lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. 
[2] Hoàng Văn Bẩy (2006), Báo cáo Tổng kết Dự án Điều tra tài nguyên nước phục vụ 
phát triển kinh tế xã hội khu vực đảo Phú Quý, Sở Tài Nguyên và Môi Trường Tỉnh Bình 
Thuận. 
[3] Thế Đạt (2003), Du lịch và du lịch sinh thái, Nxb Lao Động. 
[4] Nguyễn Thị Lê (2016), Sự tham gia của cộng đồng địa phương vào hoạt động du lịch 
tại huyện đảo Phú Quý, tỉnh Bình Thuận, Luận văn Thạc sĩ Trường Đại học Khoa học Xã 
hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội. 
[5] Lưu Thanh Tâm (2015), Giải pháp phát triển du lịch tỉnh Bình Thuận trong giai đoạn 
2015 -2020, Tạp chí Hội nhập và Phát triển, số 22 (32). 
[6] Ngô Lý Thơ (2009), Phú Quý tiềm năng du lịch sinh thái biển, 
[7] Phan Huy Xu và Võ Văn Thành (2017), Văn hóa biển Việt Nam và phát triển du lịch 
văn hóa biển đảo, Tạp chí Khoa học Đại học Văn Lang số 04 - Tháng 07/2017. 
[8] Center for responsible travel (2016), The case for responsible travel - Trends & 
Statistics., Retrieved April 4, 2016,  
[9] Ties (2015), What is ecotourism Source,  
Ngày nhận bài: 08-9-2017. Ngày biên tập xong: 30-01-2018. Duyệt đăng: 19-5-2018. 

File đính kèm:

  • pdfmot_so_giai_phap_phat_trien_du_lich_tai_huyen_dao_phu_quy_ti.pdf