Một số giải pháp phát triển du lịch làng đá mỹ nghệ non nước – Đà Nẵng

Du lịch đã và đang trở nên phổ biến với người dân nhiều nước trên thế giới. Nhu cầu du

lịch ngày càng trở nên đa dạng và phong phú. Để đáp ứng nhu cầu đó, nhiều loại hình du lịch

đã xuất hiện & phát triển. Trong số đó, du lịch làng nghề là một loại hình du lịch ngày càng

được ưa chuộng.

Đà Nẵng là nơi hội tự đầy đủ tất cả các yếu tố tự nhiên, nhân văn để phát triển du lịch. Nói

đến Đà Nẵng, người ta hay nhắc đến Khu Du Lịch Non Nước Ngũ Hành Sơn gắn liền với

Làng đá mỹ nghệ Non Nước. Việc phát triển du lịch làng nghề truyền thống tại đây có ý nghĩa

thực tiễn lớn. Chính vì vậy, nhóm tác giả đã tiến hành nghiên cứu lý luận về vấn đề phát triển

du lịch làng nghề, các kinh nghiệm phát triển du lịch làng nghề ở một số tỉnh thành trong cả

nước và một số nước trên thế giới. Đồng thời, nhóm tác giả đã đi vào phân tích thực trạng

phát triển du lịch tại làng đá mỹ nghệ Non Nước để đưa ra một số giải pháp thiết thực cho địa

phương.

pdf 6 trang kimcuc 21600
Bạn đang xem tài liệu "Một số giải pháp phát triển du lịch làng đá mỹ nghệ non nước – Đà Nẵng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Một số giải pháp phát triển du lịch làng đá mỹ nghệ non nước – Đà Nẵng

Một số giải pháp phát triển du lịch làng đá mỹ nghệ non nước – Đà Nẵng
MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH LÀNG ĐÁ MỸ NGHỆ 
NON NƯỚC–ĐÀ NẴNG. 
 Lương Hoàng Thị Vân – Lê Thị Minh Châu 
 Khoa Du lịch – Ngành Quản trị Du lịch & Khách sạn – Lớp K14DLK 
Du lịch đã và đang trở nên phổ biến với người dân nhiều nước trên thế giới. Nhu cầu du 
lịch ngày càng trở nên đa dạng và phong phú. Để đáp ứng nhu cầu đó, nhiều loại hình du lịch 
đã xuất hiện & phát triển. Trong số đó, du lịch làng nghề là một loại hình du lịch ngày càng 
được ưa chuộng. 
Đà Nẵng là nơi hội tự đầy đủ tất cả các yếu tố tự nhiên, nhân văn để phát triển du lịch. Nói 
đến Đà Nẵng, người ta hay nhắc đến Khu Du Lịch Non Nước Ngũ Hành Sơn gắn liền với 
Làng đá mỹ nghệ Non Nước. Việc phát triển du lịch làng nghề truyền thống tại đây có ý nghĩa 
thực tiễn lớn. Chính vì vậy, nhóm tác giả đã tiến hành nghiên cứu lý luận về vấn đề phát triển 
du lịch làng nghề, các kinh nghiệm phát triển du lịch làng nghề ở một số tỉnh thành trong cả 
nước và một số nước trên thế giới. Đồng thời, nhóm tác giả đã đi vào phân tích thực trạng 
phát triển du lịch tại làng đá mỹ nghệ Non Nước để đưa ra một số giải pháp thiết thực cho địa 
phương. 
Từ khóa: Loại hình lịch làng nghề, phát triển du lịch, làng đá mỹ nghệ Non Nước 
1. Mở đầu: 
Tính cấp thiết của đề tài: 
Trong những năm gần đây loại hình du lịch làng nghề truyền thống ở Việt Nam ngày càng 
thu hút nhiều du khách, nhất là du khách nước ngoài. Tuy nhiên thực tế ở hầu hết các làng 
nghề, việc phát triển loại hình này chỉ mang tính tự phát và chưa hình thành được cách làm 
chuyên nghiệp. 
Theo định hướng phát triển thành phố Đà Nẵng đến năm 2020, du lịch được đầu tư trở 
thành ngành kinh tế mũi nhọn. Đặc biệt, phát triển loại hình du lịch làng nghề trở thành thế 
mạnh của du lịch thành phố. Đồng thời, việc phát triển du lịch tại làng đá mỹ nghệ Non Nước 
còn tồn đọng một số vấn đề. 
Xuất phát từ thực tế đó cùng với nhu cầu học tập đi đôi với việc nghiên cứu tại Khoa Du 
Lịch, ĐH Duy Tân, nhóm tác giả quyết định lựa chọn đề tài” Một số giải pháp phát triển du 
lịch làng đá mỹ nghệ Non Nước – Đà Nẵng” nhằm đề xuất một số giải pháp cụ thể để phát 
triển du lịch làng đá mỹ nghệ Non Nước xứng với tiềm năng vốn có của nó. 
Mục tiêu của đề tài: 
- Xây dựng hệ thống cơ sở lý luận cho phát triển du lịch làng nghề. 
- Phân tích thực trạng phát triển du lịch tại làng đá mỹ nghệ Non Nước. 
- Đưa ra một số giải pháp cho sự phát triển du lịch tại làng đá mỹ nghệ Non Nước – Đà 
Nẵng. 
Phạm vi nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu hoạt động phát triển du lịch làng nghề tại 
làng đá mỹ nghệ Non Nước phường Hòa Hải, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng. Thời 
gian nghiên cứu: được giới hạn trong vòng 3 tháng. 
Cách tiếp cận đề tài: Đề tài được tiếp cận từ cách thức nghiên cứu lý thuyết, tiến hành 
phân tích thực trạng của vấn đề và đưa ra một số giải pháp thiết thực. 
2. Nội dung đề tài: 
Việc phát triển làng nghề gắn với phát triển du lịch, lấy du lịch là một trong những động 
lực thúc đẩy làng nghề phát triển, và làng nghề phát triển cũng là nền tảng để phát triển du 
lịch làng nghề. Phát triển du lịch làng nghề được hiểu là một quá trình tiến triển của nền kinh 
tế du lịch làng nghề trong một thời kỳ nhất định. Trong đó, sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế - xã 
hội, sự tổ chức, duy trì và bảo tồn không gian làng nghề truyền thống, sự kết hợp giữa truyền 
thống và hiện đại, sự công bằng về phân phối. 
Phát triển du lịch làng nghề chịu sự ảnh hưởng của rất nhiều nhân tố khác nhau: Cơ sở vật 
chất kỹ thuật, hạ tầng tại làng nghề - Nguồn nhân lực phục vụ du lịch làng nghề - Sản phẩm 
du lịch của làng nghề - Chính sách phát triển du lịch làng nghề - Vốn đầu tư phát triển du lịch 
làng nghề - Điểm tham quan du lịch gắn liền với làng nghề. Không những vậy khai thác du 
lịch làng nghề cũng tác động ngược lại đến kinh tế, văn hóa, xã hội và môi trường tại làng 
nghề đó. 
Làng đá mỹ nghệ Non Nước – Đà Nẵng là một làng nghề được hình thành có thể vào 
khoảng thế kỷ XVII, cách đây ba bốn trăm năm, đã có một truyền thống hết sức lâu đời. Hiện 
nay, làng có khoảng 597 cơ sở sản xuất kinh doanh đá mỹ nghệ. Tuy số lượng lớn như vậy 
nhưng chủ yếu là các hộ kinh doanh nhỏ lẻ, chỉ có khoảng 30 doanh nghiệp tại làng nghề có 
quy mô lớn. Cơ sở vật chất kỹ thuật hạ tầng tại làng đá tuy đã được các doanh nghiệp nâng 
cấp tu bổ qua từng năm. Tuy nhiên, con đường chính- đường Huyền Trân công chúa dẫn vào 
làng nghề đã bị xuống cấp trầm trọng. Bên cạnh đó, hệ thống xử lý nước thải tại làng nghề 
vẫn còn hạn chế, không đảm bảo cho các hoạt động sản xuất mua bán tại đây. 
Những nghệ nhân làng nghề đá Non Nước đã nổi tiếng, được nhiều giới chuyên môn cũng 
như du khách khắp nơi biết đến. Nhưng thực tế về số lượng của những con người này ngày 
càng ít đi và nguy cơ làng nghề bị thất truyền là hoàn toàn có thể xảy ra. Đời sống kinh tế khó 
khăn khiến cho những thế hệ sau này dường như ít mặn mà hơn với nghề nghiệp của cha ông. 
Số lượng lao động trực tiếp làm ra các sản phẩm của làng nghề có sự tăng lên và khởi sắc hơn 
qua từng năm, nhưng với nhu cầu thực tế ngày càng tăng của các hợp đồng mua bán lớn, 
nguồn lao động này dường như chỉ có nhiệm vụ tạo ra thành phẩm cho chủ doanh nghiệp mà 
khả năng giao lưu, giúp khách thấu hiểu về giá trị văn hóa làng nghề chưa được chú trọng. 
Các tác phẩm tâm huyết cũng ngày càng ít hơn. Đội ngũ nhân viên thuyết minh du lịch làng 
nghề cũng hạn chế cả về số lượng và chất lượng, chủ yếu hiện nay vẫn chính là chủ của các 
cơ sở sản xuất hoặc thông qua trung gian là các hướng dẫn viên của đoàn. Đội ngũ này chưa 
thực sự thể hiện được giá trị văn hóa đích thực của làng nghề. 
 Làng nghề Non Nước đã tạo ra những sản phẩm đá mỹ nghệ đa dạng và phong phú, được 
trưng bày giới thiệu và xuất bán đi khắp nơi cả trong và ngoài nước. Tuy nhiên, sản phẩm đá 
mỹ nghệ này chưa được đóng dấu hay dán nhãn tem nào để bảo vệ thương hiệu đá Non Nước 
cũng như quyền lợi của người làm đá. Về các chương trình du lịch của các công ty du lịch lữ 
hành đến tham quan làng nghề đã được khai thác từ các chương trình tham quan thành phố 
ngắn ngày đến các chương trình du lịch dài ngày. Tuy nhiên, làng đá mỹ nghệ Non Nước chỉ 
thực sự là một điểm dừng trong tuyến hành trình. Việc du khách lưu lại làng nghề trong một 
khoảng thời gian ngắn sẽ không khai thác hết những tiềm năng làng nghề. Du khách chưa cảm 
nhận thực sự giá trị văn hóa kết tinh từ sản phẩm tạo ra trong quá trình sản xuất, cũng như là 
những phong tục tập quán là hồn văn hóa của người dân làng nghề 
Từ các cấp Trung ương đến địa phương đã có những chính sách hỗ trợ cho du lịch làng 
nghề phát triển. Điều đó phần nào đã thể hiện tầm quan trọng của loại hình du lịch này đối với 
đời sống của nhân dân, kinh tế của địa phương. Đặc biệt hơn, loại hình du lịch này có thể phát 
triển trong tương lai theo đúng định hướng của ngành du lịch toàn thành phố. Tuy có được 
nhiều sự ủng hộ từ các chính sách phát triển song để có nguồn vốn để làm được điều đó quả 
thật không đơn giản. Nguồn vốn để đầu tư cho việc hoạt động sản xuất tại làng nghề cũng như 
nguồn vốn để phát triển du lịch làng nghề trong thời gian qua vẫn chủ yếu là nguồn vốn từ 
chính các hộ kinh doanh. Việc tự bỏ tiền ra đầu tư thay vì vay từ Nhà nước giúp các hộ kinh 
doanh chủ động hơn trong việc kinh doanh sản xuất nhưng đồng thời kéo theo là các doanh 
nghiệp vừa và nhỏ dường như không thể cạnh tranh. Việc đi vay vốn từ Nhà nước lại khá 
phức tạp và đòi hỏi nhiều giấy tờ thủ tục cho nên nguồn vốn từ Nhà nước hầu như không vượt 
quá 1% (theo số liệu từ phòng kinh tế, quận Ngũ Hành Sơn). 
Việc phát triển làng nghề đá Non Nước không thể không kể đến tầm ảnh hưởng to lớn của 
danh thắng Ngũ Hành Sơn. 
Số lượt khách tham quan danh thắng Ngũ Hành Sơn qua các năm từ 2007 – 2010. 
 ĐVT: lượt khách 
Năm 2007 2008 2009 2010 
Khách quốc tế 65.518 94.560 67.354 104.477 
Khách nội địa 292.500 232.347 257.195 303.516 
Tổng số 358.018 326.907 324.549 407.993 
(Nguồn: Ban quản lý khu danh thắng Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng) 
Nhận thấy rằng tổng số lượt khách đến tham quan khu danh thắng qua các năm với số 
lượng tương đối lớn và có sự biến động. Đồng thời, hầu hết số lượt khách tham quan Ngũ 
Hành Sơn thường đến tham quan làng nghề. Chính sức thu hút của danh thắng Ngũ Hành Sơn 
đã tạo điều kiện cho du khách biết đến làng nghề đá mỹ nghệ Non Nước và góp phần làm cho 
hoạt động du lịch làng nghề tại đây phát triển. 
Từ ảnh hưởng của các nhân tố kể trên, hoạt động du lịch làng nghề đá mỹ nghệ Non 
Nước cũng gặt hái được một số kết quả nhất định: 
Giá trị sản xuất (GTSX) và doanh thu làng nghề qua các năm giai đoạn 2006 – 2010. 
ĐVT: Triệu đồng 
Năm 2006 2007 2008 2009 2010 
GTSX 108.773 125.509 144.336 171.529 196.714 
Doanh thu 126.040 146.966 170.207 203.958 234.182 
(Nguồn: Phòng Kinh tế, quận Ngũ Hành Sơn) 
Giá trị sản xuất của làng nghề và doanh thu làng nghề tăng dần qua các năm. Điều này 
chứng tỏ hoạt động kinh doanh sản xuất tại làng nghề có sự tăng trưởng rõ rệt. Việc sản xuất 
kinh doanh tăng trưởng cũng đồng nghĩa rằng việc phát triển hoạt động du lịch tại làng nghề 
ngày càng được đầu tư. 
Du lịch làng nghề tại làng đá mỹ nghệ Non Nước Đà Nẵng cũng đã góp phần cải thiện 
đời sống kinh tế của người dân nơi đây. Hàng năm làng nghề đã tạo việc làm cho hơn 3000 
lao động, đảm bảo đời sống cho cư dân và phần nào tránh được sự gia tăng của các tệ nạn xã 
hội tại địa phương. 
Tuy nhiên, việc phát triển du lịch làng nghề lại làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi 
trường nơi đây. Vấn đề nổi cộm hiện nay tại làng nghề là sự ô nhiễm nước, không khí và âm 
thanh nguyên nhân chủ yếu do nước thải, bụi và tiếng ồn. Môi trường xung quanh làng nghề 
ngày càng bị ảnh hưởng nặng nề, nhất là nước thải trong sản xuất tràn chảy tự do. Lượng 
nước đã hòa với axit để mài và làm bóng sản phẩm lan chảy thấm vào mạch nước ngầm trong 
lòng đất, hòa lẫn vào mạch nước đang sử dụng trong sinh hoạt, ăn uống và chế biến thực 
phẩm, càng làm tăng nguy cơ tiềm ẩn về các bệnh đường tiêu hóa và một số bệnh nguy hiểm 
khác. Tình hình ô nhiễm môi trường ngày càng diễn ra nghiêm trọng nhưng giữa các cấp 
chính quyền, cơ quan chức năng và các cơ sở sản xuất kinh doanh vẫn chưa thể cùng có một 
tiếng nói chung trong việc tìm cách giải quyết. Một mô hình hệ thống sử lý nước thải đã được 
Sở KH & CN triển khai vào tháng 4 năm 2006 và đã cho lại một kết quả khả quan. Thế 
nhưng, giải pháp này không được sự đồng tình ủng hộ của chính các cơ sở sản xuất với lý do 
không có đủ diện tích mặt bằng và kinh phí. 
Nhìn chung, phát triển du lịch làng nghề tại làng đá mỹ Non Nước đã đạt được một số 
kết quả nhất định tuy nhiên vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề cần giải quyết. Trước thực trạng về 
phát triển du lịch làng nghề tại làng đá mỹ nghệ Non Nước như vậy, nhóm nghiên cứu chúng 
tôi đã đưa ra một số giải pháp và kiến nghị để phát triển loại hình du lịch làng nghề tại làng đá 
mỹ nghệ Non Nước, Đà Nẵng. 
- Về cơ sở vật chất kỹ thuật, hạ tầng tại làng nghề: 
+ Kiến nghị đến Ban Quản lý quận Ngũ Hành Sơn sớm đưa ra kế hoạch đầu tư xây 
dựng cơ sở hạ tầng phục vụ cho hoạt động sản xuất của làng nghề và phục vụ khách tham 
quan Khu di tích danh thắng Ngũ Hành Sơn. 
+ Nên nâng cấp tuyến đường Huyền Trân Công Chúa 
+ Kiến nghị đến ban Quản lý danh thắng kết hợp Hiệp hội làng nghề có ý kiến cụ thể 
với quận Ngũ Hành Sơn về việc tổ chức khu phố buôn bán đồ mỹ nghệ kết hợp hoạt động 
kinh doanh phục vụ khách du lịch, nhà ở kết hợp buôn bán và gia công mỹ nghệ (công đoạn 
không gây ô nhiễm) theo kiểu làng nghề truyền thống. 
+ Lựa chọn những máy móc và thiết bị mới với công nghệ tiên tiến phù hợp với yêu 
cầu sản xuất của làng nghề đá mỹ nghệ. 
- Về nguồn nhân lực phục vụ du lịch làng nghề: 
+ Lao động trực tiếp: Nâng cao trình độ học vấn và tay nghề; Kết hợp với việc nâng 
cao trình độ tay nghề của các nghệ nhân để họ thực sự là các “bàn tay vàng” sáng tạo ra nhiều 
mẫu mã sản phẩm mới. 
+ Nghệ nhân làng nghề: 
 Lập danh sách nghệ nhân hiện tại phục vụ cho làng nghề, khả năng lao động, đời sống 
kinh tế, thực hiện hỗ trợ kinh phí từ Nhà nước và hội viên; công nhận danh hiệu nghệ nhân 
cho các cá nhân xuất sắc, tạo động lực gắn bó với nghề. 
Ban quản lý làng nghề cần có kế hoạch thu thập, tổng hợp bí quyết của các nghệ nhân 
thành những cẩm nang tư liệu; hỗ trợ kinh phí cho các nghệ nhân tham gia các cuộc thi trong 
nước và quốc tế nhằm quảng bá hình ảnh làng nghề. 
+ Thuyết minh viên tại làng nghề: 
 Các cơ sở sản xuất muốn kinh doanh du lịch tại làng nghề phải có thuyết minh viên 
có giấy chứng nhận và được đào tạo kỹ năng hướng dẫn viên du lịch làng nghề. Tổng hợp các 
nguồn tài liệu, đánh giá và kiểm định để tạo ra 1 tập tài liệu chính xác và chung nhất cho các 
thuyết minh viên và các nhà nghiên cứu. 
- Về sản phẩm du lịch làng nghề: 
+ Sản phẩm đá mỹ nghệ Non Nước: 
Đăng ký bản quyền cho các tác phẩm tượng nghệ thuật nhằm hạn chế sự sao chép tác 
phẩm. Các sản phẩm được bày bán phải qua kiểm tra của Hiệp hội và dán tem “Đá Non 
Nước”. 
Tổ chức các cuộc thi tìm kiếm sản phẩm độc đáo, bán đấu giá các sản phẩm và lấy số 
tiền đấu giá đó trao thưởng nhằm khích lệ sự sáng tạo của người làm nghề. 
+ Các chương trình du lịch đến làng nghề: 
 Sở Văn hóa Thể thao du lịch phối hợp giữa với các công ty du lịch lữ hành xây dựng 
các chương trình du lịch đến làng nghề phong phú hơn, thời gian tham quan danh thắng và 
làng nghề được kéo dài, cho du khách tham gia vào các hoạt động sản xuất tại làng nghề, tìm 
hiểu về giá trị văn hóa của làng nghề... 
Các công ty lữ hành phối hợp với nhau, phối hợp với làng nghề khu vực Quảng Nam – 
Đà Nẵng xây dựng nên các chương trình du lịch chuyên đề về làng nghề Quảng Nam – Đà 
Nẵng. 
 Các cơ sở sản xuất kinh doanh nên phối hợp với nhau tạo ra một chương trình 
“homestay” nhằm thu hút du khách đến mua sắm tham gia các công việc hàng ngày tại làng 
nghề. 
- Về chính sách phát triển du lịch làng nghề: 
 + Chú trọng đến công tác tìm kiếm nguồn nguyên vật liệu và ký kết hợp đồng nhằm 
phát triển bền vững cho hoạt động du lịch làng nghề. 
 + Mở rộng thị trường cho du lịch làng nghề bằng cách tham gia các hội chợ du lịch 
làng nghề trong và ngoài nước 
+ Tăng cường công tác quảng bá hình ảnh làng nghề bằng các công cụ: quảng cáo trên 
các phương tiện truyền thông, báo giấy..; giới thiệu tại các hội chợ, tăng cường quan hệ công 
chúng; xây dựng website riêng phục vụ du lịch làng nghề; kết hợp với các cổng thông tin của 
du lịch thành phố Đà Nẵng & Việt Nam. Thông qua các Triển lãm - Hội chợ - Tiếp thị trong 
nước và quốc tế để thực hiện công tác tuyên truyền quảng bá sản phẩm của làng nghề nhằm 
tranh thủ sự ủng hộ và giúp đỡ của các cá nhân và tổ chức quốc tế 
 + Chính sách bảo tồn, phát triển làng nghề gắn với việc tổ chức quản lý và khai thác 
Khu di tích danh thắng Ngũ Hành Sơn 
 + Về vốn đầu tư phát triển du lịch làng nghề: Nhà nước và chính quyền địa phương 
cần hỗ trợ giải quyết những khó khăn về vốn cho làng nghề. Áp dụng chính sách tín dụng ưu 
đãi cho các hộ sản xuất vay vốn nhằm nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm làng nghề. 
Khoản đóng góp hàng năm cho ngân sách của quận, ban quản lý nên xin được giữ lại 1 phần 
cho việc phát triển du lịch làng nghề. Kinh phí đóng góp cho Hiệp hội phải bao gồm khoản 
chi phí phát triển làng nghề. 
- Về điểm tham quan du lịch gắn liền với làng nghề: 
+ Ban quản lý Danh thắng Ngũ Hành Sơn nên đưa ra yêu cầu bắt buộc tất cả các hàng 
quán ở trên cao của Danh thắng phải có giá niêm yết hay bảng giá thực đơn. 
 + Công ty vệ sinh môi trường và đô thị kết hợp với UBND phường Hòa Hải rà soát 
lại tất cả các hộ sinh sống trên địa bàn làng nghề thực hiện việc đóng tiền phí vệ sinh môi 
trường hàng tháng nhằm đảm bảo cho hoạt động thu dọn và bảo vệ cảnh quan môi trường 
+ Trên vé tham quan nên in bản đồ các vị trí tham quan của ngọn Thủy Sơn. 
- Về môi trường tại làng nghề: 
Từ nay cho đến lúc di dời làng nghề sang khu quy hoạch, các biện pháp bảo vệ môi 
trường làng nghề tức thời như: 
 + Đề nghị tự mỗi cơ sở tự che chắn hạn chế bụi, tăng cường trồng cây xanh trong 
làng. 
 + Đề nghị mỗi hộ xây dựng bể thoát và lắng chất thải. 
 + Đề nghị mỗi cơ sở đầu tư thiết bị dẫn nước tới các vị trí cắt, mài nhằm hạn chế bụi 
+ Đề nghị Nhà nước và sở môi trường thành phố Đà Nẵng xây dựng hệ thống thoát 
nước cục bộ tại các tuyến đường. 
+ Nhà nước cần yêu cầu các cơ sở thải nước có hòa lẫn axit vào các bể lắng để xử lý 
trước khi thải ra môi trường, tiến hành xử phạt nghiêm các cơ sở vi phạm. 
+ Đề nghị các hộ gia đình kết hợp với công ty cấp thoát nước Đà Nẵng để bắt miễn phí 
đường ống dẫn nước thủy cục đến các hộ gia đình để giảm thiểu sử dụng nguồn nước bị 
nhiễm axit. 
+ Người lao động phải đeo khẩu trang và găng tay bảo vệ khi làm việc, giảm thiểu các 
bệnh về đường hô hấp. 
+ Nhà nước cần có quy định về giờ làm việc và công suất của các máy móc thiết bị 
hạn chế tiếng ồn đến dân cư xung quanh. 
+ Để đảm bảo cảnh quan và môi trường sinh thái của danh thắng Ngũ Hành Sơn theo 
các quy định của Luật Di sản văn hóa, các cơ sở sản xuất của làng nghề cần phải được sắp xếp 
theo quy hoạch. Các hộ sản xuất muốn mở rộng quy mô nhà xưởng phải lập dự án và báo cáo 
các cơ quan chức năng có thẩm quyền phê duyệt. 
3. Kết luận 
Với lợi thế hiện có, với các chính sách hỗ trợ của thành phố và địa phương, sự ủng hộ của 
các đối tượng tham gia du lịch, việc phát triển du lịch làng đá mỹ nghệ Non Nước ngày có 
những bước chuyển biến tích cực. Nhóm nghiên cứu tin tưởng về sự phát triển hơn nữa loại 
hình du lịch làng nghề tại làng đá mỹ nghệ Non Nước nếu thực sự có được sự hưởng ứng của 
các đối tượng trên. 
Thông qua việc xây dựng hệ thống cơ sở lý luận về phát triển du lịch làng nghề, khảo sát 
và phân tích các yếu tố tác động đến phát triển du lịch làng nghề, phân tích thực trạng để thấy 
được những vấn đề còn tồn đọng trong phát triển loại hình du lịch làng nghề, từ đó nhóm 
nghiên cứu đã đề xuất một số giải pháp và kiến nghị thiết thực nhằm góp phần nâng cao hiệu 
quả của loại hình du lịch làng nghề tại làng đá mỹ nghệ Non Nước. Tuy nhiên, với kiến thức 
còn hạn chế, tầm nhìn chưa bao quát hết mọi góc cạnh, nhóm nghiên cứu hi vọng nhận được 
sự chia sẽ và đóng góp của quý bạn đọc. 
 Nhóm nghiên cứu 

File đính kèm:

  • pdfmot_so_giai_phap_phat_trien_du_lich_lang_da_my_nghe_non_nuoc.pdf