Một số biện pháp phát triển nguồn nhân lực ngoại ngữ du lịch ở thành phố Đà Nẵng
Du lịch tại thành phố Đà Nẵng đã phát triển nhanh chóng với những thành tựu vượt bậc. Tuy
nhiên, nguồn nhân lực hiện tại của du lịch Đà Nẵng chưa thực sự đáp ứng yêu cầu phát triển của
ngành du lịch thành phố. Việc thiếu kỹ năng chuyên môn và năng lực ngoại ngữ đang là vấn đề
cần được quan tâm, đồng thời đó là rào cản đối với việc thúc đẩy và phát triển du lịch Đà Nẵng.
Do đó, phát triển nguồn nhân lực chất lượng là điều kiện tiên quyết để phát triển du lịch Đà Nẵng
trong thời gian đến. Chính vì lý do này mà du lịch Đà Nẵng cần xây dựng các chính sách và chiến
lược phù hợp dựa trên mục tiêu chung là phát triển con người Việt Nam trong du lịch. Trong bài
báo này, các điều kiện thực tế của nguồn nhân lực của thành phố được nghiên cứu để tìm ra những
biện pháp nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực ngoại ngữ cho ngành du lịch thành phố
Đà Nẵng.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Một số biện pháp phát triển nguồn nhân lực ngoại ngữ du lịch ở thành phố Đà Nẵng
117KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 18 (3/2019) TRAO ĐỔI v DƯƠNG QUỐC CƯỜNG* *Đại học Ngoại ngữ - Đại học Đà Nẵng, cuonganh58@gmail.com Ngày nhận bài: 08/12/2018; ngày sửa chữa: 09/01/2019; ngày duyệt đăng: 25/02/2019 1. ĐẶT VẤN ĐÊ ̀ Thành phố Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam có thế mạnh về tài nguyên du lịch tự nhiên. Thành phố Đà Nẵng gắn với du lịch biển, tỉnh Quảng Nam gắn với hai di sản văn hoá thế giới Hội An và Mỹ Sơn. Chính quyền thành phố Đà Nẵng rất quan tâm và có định hướng đúng để phát triển du lịch. Đây là ngành kinh tế mũi nhọn, động lực chính thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội. Thành phố Đà Nẵng đã có cơ chế huy động nguồn lực hợp lý và có chính sách linh hoạt thu hút đầu tư du lịch. Công tác bảo tồn và phát huy giá trị của tài nguyên du lịch tự nhiên và di sản được tăng cường; các di sản văn hoá, giá MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC NGOẠI NGỮ DU LỊCH Ở THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG TÓM TẮT Du lịch tại thành phố Đà Nẵng đã phát triển nhanh chóng với những thành tựu vượt bậc. Tuy nhiên, nguồn nhân lực hiện tại của du lịch Đà Nẵng chưa thực sự đáp ứng yêu cầu phát triển của ngành du lịch thành phố. Việc thiếu kỹ năng chuyên môn và năng lực ngoại ngữ đang là vấn đề cần được quan tâm, đồng thời đó là rào cản đối với việc thúc đẩy và phát triển du lịch Đà Nẵng. Do đó, phát triển nguồn nhân lực chất lượng là điều kiện tiên quyết để phát triển du lịch Đà Nẵng trong thời gian đến. Chính vì lý do này mà du lịch Đà Nẵng cần xây dựng các chính sách và chiến lược phù hợp dựa trên mục tiêu chung là phát triển con người Việt Nam trong du lịch. Trong bài báo này, các điều kiện thực tế của nguồn nhân lực của thành phố được nghiên cứu để tìm ra những biện pháp nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực ngoại ngữ cho ngành du lịch thành phố Đà Nẵng. Từ khoá: du lịch, Đà Nẵng, nguồn nhân lực, ngoại ngữ trị truyền thống được tôn trọng. Chất lượng dịch vụ du lịch được nâng cao và từng bước góp phần cải thiện diện mạo và sức cạnh tranh của du lịch thành phố Đà Nẵng trong khu vực và quốc tế. Kết quả phát triển du lịch mang lại thu nhập, chuyển dịch cơ cấu kinh tế của thành phố, tạo việc làm và nâng cao đời sống xã hội. Ngành du lịch biển, đảo, di sản văn hoá đang từng bước khẳng định vị trí quan trọng trong cơ cấu kinh tế xã hội của thành phố Đà Nẵng. Tuy nhiên công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực du lịch chưa được đầu tư đúng mức, chưa đáp ứng được nguồn nhân lực cho du lịch. Thực 118 KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 18 (3/2019) v TRAO ĐỔI trạng nguồn nhân lực du lịch thành phố nói chung và nhân lực ngoại ngữ du lịch nói riêng hiện nay chưa có tính chuyên nghiệp cao, thiếu lao động có tay nghề, trình độ ngoại ngữ Sự phối hợp giữa các ngành, các cấp, các đối tượng tham gia chưa chặt chẽ, sự gắn kết du lịch biển với không gian văn hoá miền biển, các di tích, lễ hội, làng nghề chưa nhuần nhuyễn là một vấn đề luôn tồn tại, rào cản đối với quá trình phát triển du lịch ở thành phố Đà Nẵng. Để phát triển ngành du lịch Đà Nẵng nhanh chóng trở thành ngành kinh tế mũi nhọn theo tinh thần Nghị quyết của Đại hội Đảng bộ thành phố, và thực hiện Nghị quyết 08-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, xác định: đến năm 2020, ngành du lịch sẽ đóng góp hơn 10% GDP, tạo ra 4 triệu việc làm, trong đó có 1,6 triệu việc làm trực tiếp và Đề án của Chính phủ Phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020 thành ngành kinh tế mũi nhọn, nhiệm vụ quan trọng hàng đầu có tính quyết định là phát triển nguồn nhân lực du lịch, trong đó có nhân lực ngoại ngữ du lịch. Trong bài viết này, chúng tôi đề xuất các biện pháp phát triển nguồn nhân lực ngoại ngữ du lịch ở thành phố Đà Nẵng. 2. THỰC TRẠNG NHU CẦU VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC NGOẠI NGỮ DU LỊCH Ở THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG 2.1. Vai trò, vị trí của ngành du lịch Việt Nam Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, du lịch đã trở thành một nhu cầu tất yếu của xã hội, không những là ngành kinh tế mũi nhọn của các quốc gia mà còn là cầu nối giao lưu giữa các dân tộc, quốc gia và các miền trong cả nước. Đặc biệt quan trọng trong thời kỳ hội nhập, du lịch còn là cơ hội giao lưu, hội tụ các nền văn minh vật thể và phi vật thể toàn cầu, tạo niềm tin, sự hiểu biết, tình đoàn kết giữa các dân tộc trên thế giới. Du lịch là một ngành công nghiệp dịch vụ văn hóa cao nhằm phục vụ khách du lịch và các đối tượng khách có nhu cầu phục vụ thuộc loại hình công nghiệp này. Du lịch ngày nay đã trở thành một hoạt động không thể thiếu trong đời sống sinh hoạt xã hội, làm cho đời sống xã hội ngày một phong phú, lý thú và bổ ích hơn. Về phương diện kinh tế, du lịch đã trở thành một ngành mũi nhọn, chiếm một tỷ trọng lớn trong thu nhập kinh tế quốc dân. Không những vậy, do đặc tính hoạt động, du lịch còn góp phần không nhỏ trong phát triển kinh tế vùng chậm phát triển, đồng thời giúp xoá đói, giảm nghèo ở những vùng sâu vùng xa. Do vậy, việc đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cử nhân ngoại ngữ du lịch để đáp ứng được những yêu cầu đòi hỏi ngày càng cao trong thị trường quốc tế du lịch hiện nay có vai trò rất lớn của ngành du lịch thành phố Đà Nẵng nói riêng và ngành du lịch Việt Nam nói chung. Theo số liệu từ Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch Việt Nam, tính đến hết năm 2015, ngành du lịch mới có khoảng hơn 2,2 triệu lao động với hơn 600.000 lao động trực tiếp. Điều này một mặt khẳng định còn khá nhiều tiềm năng để phát triển ngành này, nhưng mặt khác cũng bộc lộ lỗ hổng lớn về nhân lực của ngành. Theo thống kê của Tổng cục Du lịch, mỗi năm, toàn ngành cần thêm gần 40.000 lao động; nhưng chỉ có khoảng 20.000 lao động tốt nghiệp từ các cơ sở đào tạo, trong số đó chỉ có khoảng 1.800 sinh viên đại học, cao đẳng chuyên nghiệp, 2.100 sinh viên cao đẳng nghề du lịch, còn lại là học sinh trung cấp, sơ cấp và đào tạo ngắn hạn dưới ba tháng. Các con số này cho thấy, nguồn nhân lực không những thiếu về số lượng mà còn thiếu trầm trọng đội ngũ được đào tạo bài bản. Thực tế cho thấy, nguồn nhân lực do các cơ sở đào tạo cung cấp cho thị trường chưa đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp, nhất là nguồn nhân lực ngoại ngữ và quản lý. Ngay cả khi tuyển đúng người học ngành du lịch, các doanh nghiệp vẫn mất thời gian, công sức đào tạo lại. Ngoại ngữ được coi là chìa khóa để hội nhập, song đây lại là điểm yếu lớn của nguồn nhân lực du lịch Việt Nam. Người lao động có khả năng sử dụng thành thạo ngoại ngữ chỉ chiếm 15%, và cũng chỉ tập 119KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 18 (3/2019) TRAO ĐỔI v trung chủ yếu ở bộ phận làm hướng dẫn viên du lịch, lễ tân khách sạn. Cùng với những yếu kém trên thì thực tế cho thấy, kỹ năng mềm, khả năng ứng xử, đạo đức nghề nghiệp của lực lượng lao động du lịch cũng chưa được trang bị đầy đủ. Thực trạng này cho thấy, số lượng và chất lượng nguồn nhân lực du lịch Việt Nam hiện tại chưa thể đáp ứng được những yêu cầu phát triển của du lịch trong giai đoạn mới. Đây cũng chính là rào cản cho sự phát triển của ngành du lịch và là căn cứ cần thiết cho các cơ sở đào tạo, doanh nghiệp, hướng tới trong việc đào tạo, tuyển chọn nguồn nhân lực đáp ứng quá trình hội nhập của ngành và đất nước. 2.2. Thực trạng ngành du lịch thành phố Đà Nẵng Trong mấy năm trở lại đây, thành phố Đà Nẵng rất chú trọng phát triển sản phẩm du lịch và các hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch đã được triển khai có hiệu quả. Hàng loạt sản phẩm du lịch mới có sức hấp dẫn và thu hút khách du lịch. Khách du lịch đến Đà Nẵng 6 tháng đầu năm 2018 tăng 29,4% so với cùng kỳ năm 2017, trong đó, khách quốc tế đạt 1,61 triệu lượt khách, tăng 47,1%. Đặc biệt khách Hàn Quốc đạt 800.000 lượt, tăng 101% chiếm tỷ lệ 50% cơ cấu quốc tịch khách; khách Trung Quốc đạt 368.000 lượt, tăng 36%, chiếm 23% cơ cấu quốc tịch khách. Dự kiến năm 2018 lượng khách Hàn Quốc đến Đà Nẵng tăng 60 – 80%, lượng khách Trung Quốc đến Đà Nẵng tăng 20 – 30%. Theo thống kê lũy kế 10 tháng đầu năm 2018, tổng lượt khách tham quan, du lịch đến Đà Nẵng ước đạt hơn 6,83 triệu lượt, tăng 21,5 % so với cùng kỳ 2017. Trong đó, khách quốc tế ước đạt 2.507.414 lượt, tăng 31% so với cùng kỳ 2017, khách nội địa ước đạt 4.326.477 lượt, tăng 16,7% so với cùng kỳ 2017. Tổng thu du lịch ước đạt 23.661 tỷ đồng, tăng 43,1% so với cùng kỳ năm 2017 (https://viettimes.vn/don-68-trieu-luot- khach-du-lich-trong-10-thang-dau-2018-da-nang- uoc-thu-23661-ty-dong-306427.html). Theo kết quả điều tra khảo sát của Phòng Quản lý cơ sở lưu trú, Sở Du lịch Đà Nẵng, tính đến tháng 12/2017, trên địa bàn thành phố hiện có 36.082 lao động làm việc trong các lĩnh vực liên quan đến du lịch. Cụ thể: TT Đối tượng Số lượng (Lao động) Tỷ lệ 1 Cơ sở lưu trú du lịch 17.334 48,04% 2 Nhà hàng, cơ sở ăn uống có phục vụ khách du lịch 7.140 19,79% 3 Đơn vị lữ hành1 1.405 3,89% 4 Khu, điểm du lịch 2.174 6,03% 5 Cơ sở mua sắm có phục vụ khách du lịch 1.402 3,89% 6 Đơn vị vận chuyển du lịch (lái xe, phụ xe) 2.226 6,17% 7 Tàu thuyền du lịch 247 0,68% 8 Hướng dẫn viên2 3.223 8,93% 9 Giảng viên tại các cơ sở đào tạo nghề du lịch 653 1,81% 10 Cơ quan Quản lý Nhà nước về du lịch 278 0,77% Tổng cộng 36.082 100% Ước tính đến tháng 9/2018 trên địa bàn thành phố hiện nay có 40.153 lao động làm việc trong các lĩnh vực du lịch (Phòng Quản lý cơ sở lưu trú, Sở Du lịch Đà Nẵng, 2018). Kết quả nghiên cứu cho phép có các đánh giá về chất lượng nguồn nhân lực du lịch thành phố Đà Nẵng như sau: Nhìn chung, trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển của ngành du lịch, nhận thức của xã hội về tầm quan trọng của nguồn nhân lực du lịch ngày càng được nâng cao, công tác đào tạo, bồi dưỡng, thu hút nguồn nhân lực du lịch thành phố được quan tâm triển khai thực hiện. Với sự quan tâm và chú trọng về công tác đào tạo bồi dưỡng, nguồn nhân lực du lịch trong thời gian qua đã củng cố về số lượng và chất lượng, đáp ứng cơ bản các yêu cầu của doanh nghiệp. Kết quả khảo sát, đánh giá nguồn nhân lực du lịch 2017, dựa trên các tiêu chí về kỹ năng và hiệu quả công 120 KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 18 (3/2019) v TRAO ĐỔI việc trên 03 lĩnh vực chính (cơ sở lưu trú du lịch, lữ hành và nhà hàng) cho thấy đội ngũ lao động làm việc trực tiếp trong lĩnh vực du lịch đáp ứng được từ 65% yêu cầu của công việc. Theo kết quả khảo sát về nguồn lao động, 69,5% lao động du lịch là người địa phương. Điều này cho thấy, lao động tại địa phương phần nào đáp ứng như cầu của các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch. Tuy nhiên, nguồn nhân lực du lịch Đà Nẵng hiện nay vẫn tồn tại một số vấn đề khó khăn do các nguyên nhân chủ quan và khách quan, cụ thể: - Sự gia tăng mạnh về số lượng cơ sở lưu trú du lịch trên địa bàn thành phố trong những năm qua dẫn đến tình trạng cầu vượt cung về nguồn nhân lực khách sạn: mỗi năm tăng từ 3.000-3.500 phòng. Giai đoạn 2018 - 2020 sắp tới, cùng với một loạt căn hộ - khách sạn (condotel) hoàn thành và đưa vào hoạt động, mỗi năm ước tăng gần 6.000 phòng, ước cần khoảng hơn 4.000 nhân sự khách sạn mỗi năm. - Công tác tuyển dụng các vị trí chủ chốt làm việc tại các khách sạn 4-5 sao của Đà Nẵng còn khó khăn vì tốc độ tăng trưởng mạnh của khối khách sạn này, trung bình từ năm 2015 đến nay mỗi năm tăng từ 10-15 khách sạn 4-5 sao. Khoảng 60% các vị trí chủ chốt tại các khách sạn 4-5 sao tuyển từ Hội An, Nha Trang, TP.HCM, số còn lại là nhân viên địa phương được thăng tiến. - Ngoại trừ các khách sạn 4-5 sao, các công ty lữ hành quy mô lớn, và một số khách sạn 3 sao, công tác đào tạo, bồi dưỡng tại chỗ chưa được các doanh nghiệp quan tâm đầu tư, đặc biệt là các khách sạn quy mô nhỏ. - Nhận thức của các doanh nghiệp du lịch nhỏ về tầm quan trọng của nguồn nhân lực đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp chưa cao nên chưa mạnh dạn tổ chức đào tạo lại hoặc thường xuyên bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ cho nhân viên. - Đối với một số thị trường với phát triển nóng, xu hướng hoạt động theo tour du lịch giá rẻ đã ảnh hưởng đến nhận thức của đội ngũ hướng dẫn viên trong việc chịu khó học tập nâng cao kiến thức, ngoại ngữ mà đặt nặng vấn đề kinh tế (Phòng Quản lý cơ sở lưu trú, Sở Du lịch Đà Nẵng, 2018). 2.3. Thực trạng nguồn nhân lực ngoại ngữ du lịch Cùng với sự phát triển nhanh của ngành du lịch trong suốt thập niên vừa qua và trong khi Việt Nam đang tập trung xây dựng hình ảnh “Điểm đến cao cấp” thì việc thiếu nhân lực du lịch có tính chuyên nghiệp là điều rất đáng quan ngại. Cho nên tăng cường đào tạo nguồn nhân lực ngoại ngữ du lịch chất lượng cao để đáp ứng nhu cầu phát triển du lịch của Đà Nẵng là yêu cầu bức thiết. Kết quả khảo sát về loại hình và bậc học nghiệp vụ du lịch đáp ứng cho đội ngũ hướng dẫn viên du lịch và cán bộ quản lý nhà hàng khách sạn, cơ quan quản lý nhà nước về du lịch cho thấy: Đào tạo cấp tốc: 97%; Vừa làm vừa học: 64%; Bậc cao đẳng: 33%; Bậc đại học: 12%. Điều này khẳng định, để đáp ứng yêu cầu về nghiệp vụ du lịch, hình thức đào tạo cấp tốc thuận lợi hơn đối với các hình thức đào tạo khác. (Tổng cục Du lịch, 2018). Để phục vụ khách nước ngoài thì trình độ ngoại ngữ của nhân viên là quan trọng nhất. Vì thế, trong thời gian tới ngành du lịch thành phố Đà Nẵng cần chú trọng hơn việc đào tạo, bồi dưỡng ngoại ngữ cho nhân viên. Trong giao tiếp với khách nước ngoài, rào cản lớn nhất là ngoại ngữ, đặc biệt là kỹ năng nghe và nói của lao động ngành du lịch còn yếu. Hiện nay số lao động có trình độ ngoại ngữ chiếm 52,6%. (Sở Du lịch Đà Nẵng, 2018). Khả năng lao động trong ngành du lịch đáp ứng được về trình độ ngoại ngữ chỉ chiếm khoảng từ 8% đến 12% trong tổng số lao động của ngành du lịch. Riêng tiếng Nga, tiếng Hàn, tiếng Nhật rất hạn chế chỉ chiếm khoảng từ 5% đến 7%. Đặc biệt tiếng Anh là ngoại ngữ thông dụng nhất, nhưng 121KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 18 (3/2019) TRAO ĐỔI v số lao động thành thạo ngoại ngữ này chỉ chiếm khoảng 18%, biết đủ để sử dụng giao tiếp 30%, số lượng còn lại hầu như rất hạn chế về ngôn ngữ này (Tổng cục Du lịch, 2011). Nguyên nhân khách quan và chủ quan của thực trạng trên là: đào tạo tại các trường dạy về du lịch trên địa bàn thành phố chưa thật sát với yêu cầu của công việc, sinh viên ra trường thiếu kinh nghiệm thực tế làm việc, thời gian thực tập còn ít và tập trung vào một thời gian nhất định trong năm (thông thường từ tháng 2 đến tháng 5), chưa đảm bảo thuận lợi cho các doanh nghiệp tiếp nhận sinh viên thực tập. Chương trình đào tạo còn nặng về lý thuyết, thời gian sinh viên đi thực tế còn quá ít. Cơ sở vật chất kỹ thuật cho thực hành còn thiếu. Nhận thức của một số doanh nghiệp trong việc tuyển dụng, đào tạo còn coi trọng về mặt kinh nghiệm, ít quan tâm đến bằng cấp và hệ đào tạo. Nguồn nhân lực không những thiếu lại còn yếu kém về: kiến thức nghề nghiệp, trình độ, chuyên môn nghiệp vụ... Về dự báo nhu cầu nhân lực trực tiếp, theo dự báo của Viện nghiên cứu phát triển du lịch, đến năm 2017 ngành du lịch cần tới 800.000 lao động trực tiếp trong tổng số 2,3 triệu việc làm do du lịch tạo ra và đến 2020 sẽ cần 870.000 lao động trực tiếp trong tổng số 3 triệu việc làm do du lịch tạo ra (Viện nghiên cứu phát triển du lịch, 2011). Với nguồn tài nguyên du lịch đa dạng, phong phú và với các chính sách thúc đẩy phát triển du lịch, du lịch Đà Nẵng đang đạt được tốc độ tăng trưởng khá nhanh, theo đó, nguồn nhân lực du lịch cũng có những bước tăng trưởng đột phá. 2.4. Các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực ngoại ngữ du lịch 2.4.1. Xác định rõ định hướng và mục tiêu đào tạo cử nhân ngoại ngữ du lịch Để đáp ứng nhu cầu xã hội và được sự đồng ý của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Đại học Đà Nẵng, bắt đầu từ năm học 2009-2010 Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Đà Nẵng đã bắt đầu đào tạo ở bậc đại học các chuyên ngành ngoại ngữ du lịch: tiếng Anh du lịch, tiếng Pháp du lịch, tiếng Nga du lịch và tiếng Trung du lịch. Đến nay số lượng sinh viên học các chuyên ngành ngoại ngữ du lịch của Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Đà Nẵng đã lên tới gần 800 sinh viên. Với mục tiêu cung cấp cho sinh viên các kiến thức khoa học cơ bản và các kiến thức chuyên ngành ngoại ngữ du lịch để sau khi tốt nghiệp họ có thể dễ dàng nhập cuộc và nhanh chóng hòa mình vào đời sống xã hội, sử dụng kiến thức đã tích lũy để làm việc. Do đó, mục tiêu đào tạo là đào tạo cử nhân ngoại ngữ chuyên ngành du lịch, ngoài chuyên môn sâu về chuyên ngành ngoại ngữ du lịch, còn có các kỹ năng chuyên sâu về du lịch. Để giúp cho người học có thể tiếp thu các kiến thức cơ bản, các kiến thức thực tế nghề nghiệp và đáp ứng nhu cầu xã hội, chương trình đào tạo ngành du lịch ở bậc đại học tại Trường Đại học Ngoại ngữ đã được thiết kế theo hệ thống đào tạo tín chỉ, gồm hai phần: kiến thức giáo dục đại cương và kiến thức chuyên nghiệp. Ngoài các kiến thức đại cương và phần kiến thức chuyên ngành được phân nhỏ thành kiến thức chuyên ngành chung và kiến thức chuyên nghiệp - nghiệp vụ. Sinh viên theo học chuyên ngành ngoại ngữ du lịch được lựa chọn các tín chỉ đi sâu vào các lĩnh vực: nghiệp vụ hướng dẫn viên du lịch, tổ chức tour, địa lý du lịch, tuyến điểm du lịch, tổng quan kinh doanh lữ hành, tổng quan cơ sở lưu trú, tổ chức các sự kiện, Bên cạnh đó, một số cơ sở đào tạo khác cũng đã từng bước thay đổi chương trình đào tạo: đặc biệt áp dụng khung chương trình đào tạo VTOS (Vietnam Tourism Occupational Standards), khung chương trình ASEAN, tăng cường thời gian thực tập và kiểm tra về chất lượng thực tập để làm cơ sở xét tốt nghiệp đối với sinh viên các ngành học trung cấp, cao đẳng, đại học quản lý khách sạn. Mời các trưởng bộ phận, đặc biệt trưởng bộ phận nhân sự các resort 5 sao, các giám đốc lữ hành, hướng dẫn viên có kinh nghiệm để chia sẻ thông tin về 122 KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 18 (3/2019) v TRAO ĐỔI ngành du lịch, môi trường làm việc với sinh viên, tăng cường tổ chức các chương trình ngoại khoá tham quan thực tế tại các khách sạn, resort, lữ hành nổi tiếng để tạo động lực nghề cho sinh viên. Các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn thành phố cũng đã chủ động trong công tác đào tạo nhân lực như tự tổ chức đào tạo theo tiêu chuẩn của tập đoàn; các trưởng bộ phận là Đào tạo viên VTCB (Viet- nam Tourism Certification Board) cũng tổ chức tập huấn cho các nhân viên các bộ phận; việc ký kết hợp tác giữa các doanh nghiệp du lịch với các cơ sở đào tạo cũng được đẩy mạnh. 2.4.2. Phối hợp giữa các tác nhân của ngành du lịch Trong điều kiện hội nhập và cạnh tranh ngày càng khốc liệt, đòi hỏi không ngừng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của ngành du lịch để đáp ứng nhu cầu du khách nhằm nâng cao mức độ hài lòng của khách du lịch là rất quan trọng. Dựa trên cơ sở đánh giá thực trạng nguồn nhân lực ngoại ngữ du lịch và nguồn cung lao động du lịch, thành phố Đà Nẵng cần có sự phối hợp giữa các tác nhân trong ngành du lịch: - Trong phạm vi quyền hạn của mình, Sở Du lịch cần thường xuyên tổ chức các cuộc họp, đối thoại 3 bên cơ sở đào tạo – cơ quan quản lý nhà nước – doanh nghiệp du lịch nhằm tìm ra các giải pháp tháo gỡ khó khăn và định hướng phát triển nguồn nhân lực du lịch, phối hợp hỗ trợ kết nối các trường và doanh nghiệp du lịch, tổ chức ngày hội hướng nghiệp nghề du lịch dành cho học sinh- sinh viên, các lớp đào tạo ngắn hạn cho các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn thành phố - Sở Du lịch thành phố Đà Nẵng cần phối hợp chặt chẽ với các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn để tiến hành đánh giá chất lượng nguồn nhân lực ngoại ngữ du lịch thông qua ý kiến của khách du lịch nhằm đề xuất các giải pháp cụ thể, thiết thực, kịp thời nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phù hợp với yêu cầu ngày càng cao của du khách. Thường xuyên tổ chức khảo sát, đánh giá chất lượng nguồn nhân lực du lịch của ngành, từ đó đề xuất kế hoạch, chương trình hành động cụ thể cho từng giai đoạn, nhằm nâng cao năng lực cho lao động của ngành phù hợp với nhu cầu thực tiễn. - Sở Du lịch thành phố Đà Nẵng cần phối hợp chặt chẽ với các trường và các khoa đào tạo đặt hàng các cuộc khảo sát đánh giá chất lượng nguồn nhân lực, đặt hàng đào tạo theo kết quả khảo sát để công tác đào tạo đội ngũ cán bộ đúng nhu cầu, sát thực tế, phù hợp với điều kiện hội nhập. - Sự phối hợp giữa trường và các khoa với các doanh nghiệp du lịch nhằm nâng cao chất lượng đào tạo cho các cơ sở đào tạo, đồng thời đảm bảo nguồn cung du lịch chất lượng cao cho ngành du lịch Đà Nẵng: + Nhà trường gửi giảng viên và sinh viên đến thực tập, thực tế tại các doanh nghiệp du lịch nhằm nâng cao kiến thức và kỹ năng thực tế cho giảng viên và sinh viên; + Nhà trường thoả thuận hợp tác cung ứng nguồn nhân lực ngoại ngữ cho các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn Đà Nẵng đảm bảo cho đầu ra sản phẩm đào tạo vừa đảm bảo chất lượng lao động cho các doanh nghiệp du lịch. Nâng cao nhận thức của doanh nghiệp cũng như toàn xã hội đối với hoạt động đào tạo nguồn nhân lực ngoại ngữ du lịch chất lượng cao. Doanh nghiệp cần xem đóng góp của họ trong quá trình đào tạo nguồn nhân lực ngoại ngữ du lịch vừa là nhiệm vụ vừa là trách nhiệm đối với xã hội 2.4.3. Liên kết giữa nhà trường với doanh nghiệp du lịch Để tạo được lợi thế cạnh tranh, về phía doanh nghiệp cần phải nâng cao được năng lực cạnh tranh cốt lõi là vốn nhân lực của doanh nghiệp. Điều này buộc các doanh nghiệp phải xây dựng mối quan hệ gắn bó với các trường đại học và các khoa đào tạo trên các khía cạnh: - Doanh nghiệp đặt ra yêu cầu về số lượng, chất lượng nguồn nhân lực ngoại ngữ cho nhà trường và doanh nghiệp; 123KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 18 (3/2019) TRAO ĐỔI v - Chủ động tham gia sâu hơn nữa trong quá trình đào tạo, từ việc xây dựng chương trình đào tạo, đến việc trực tiếp tham gia giảng dạy, hướng dẫn thực tập – thực tế và các tăng cường các kỹ năng cần thiết cho sinh viên; Việc hỗ trợ giữa nhà trường với doanh nghiệp chính là việc thực hiện hiệu quả mối quan hệ giữa trường và doanh nghiệp một cách biện chứng trong suốt quá trình tồn tại và phát triển của cả hai phía. Điều này tạo ra cơ hội tiếp cận và nội dung chương trình học, về vai trò người dạy và quan hệ của họ với người lao động, người sử dụng lao động, cũng như vai trò của doanh nghiệp trong việc cung cấp các cơ hội và mô hình học tập trong quá trình học tập, không ngừng hoàn thiện kỹ năng của người lao động đáp ứng sự phát triển chung của doanh nghiệp và xã hội. Quan hệ và hợp tác giữa trường, khoa và doanh nghiệp mang lại những lợi ích hết sức cơ bản cho các bên liên quan: Thứ nhất, về phía nhà trường, khoa sẽ nâng cao chất lượng đào tạo, sinh viên ngày càng đáp ứng nhu cầu của thị trường và nhiều cơ hội nghề nghiệp hơn. Thứ hai, về phía sinh viên, việc học lý thuyết sẽ đi đôi với thực hành. Các kỹ năng sống và kỹ năng cơ bản về ngành và chuyên ngành sẽ ngày một thuần thục hơn. Sinh viên cũng có cơ hội hơn về việc tìm kiếm học bổng của doanh nghiệp, cơ hội việc làm bán thời gian để tích luỹ kinh nghiệm và tăng thu nhập; Thứ ba, về phía doanh nghiệp sẽ có nguồn nhân lực dồi dào đảm bảo chất lượng. Thậm chí nếu doanh nghiệp có trách nhiệm sâu hơn trong quá trình đào tạo như: trao nhiều học bổng, tham gia vào quá trình soạn thảo chương trình đào tạo chuyên ngành, giảng dạy, hướng dẫn sinh viên, thì có thể tuyển chọn cho mình những sinh viên giỏi đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp sau khi ra trường. 3. KẾT LUẬN Việc huy động một cách tối ưu các nguồn lực hiện có và khai thác các quan hệ với các doanh nghiệp du lịch trong đào tạo nguồn nhân lực ngoại ngữ du lịch là cách tiếp cận nhanh nhất và hiệu quả nhất để giải quyết những khó khăn trước mắt và nâng cao chất lượng đào tạo. Có thể nói, đào tạo nguồn nhân lực du lịch, đặc biệt là nguồn nhân lực ngoại ngữ du lịch hiện nay ở thành phố Đà Nẵng đang phải đương đầu với nhiều khó khăn và thách thức. Chính vì vậy, việc đổi mới nội dung chương trình đào tạo, mở thêm các chuyên ngành ngoại ngữ du lịch và tăng cường hợp tác liên kết giữa nhà trường và doanh nghiệp là yếu tố quan trọng quyết định đến việc cung cấp nguồn nhân lực và nâng cao chất lượng đào tạo cử nhân ngoại ngữ du lịch, góp phần đưa ngành du lịch ngày càng phát triển tương xứng với tiềm năng và vị trí của ngành du lịch trong chiến lược phát triển kinh tế-xã hội ở thành phố Đà Nẵng./. Chú thích: 1. Không bao gồm hướng dẫn viên thuộc quản lý của các đơn vị lữ hành 2. Dựa vào số lượng hướng dẫn viên quốc tế và nội địa thực tế được Sở Du lịch cấp thẻ (bao gồm hướng dẫn viên tự do và hướng dẫn viên thuộc quản lý của các đơn vị lữ hành) Tài liệu tham khảo: Đề án Phát triển Dịch vụ thành phố Đà Nẵng đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2020, UBND Thành phố Đà Nẵng, Quyết định số 2550/QĐ-UBND ngày 5/4/2012. Sở Du lịch thành phố Đà Nẵng (2017), Báo cáo kết quả điều tra nguồn nhân lực du lịch trên địa bàn thành phố Đà nẵng, ngày 23/10/2018. Bùi Thị Tám (2012), Thực trạng nhu cầu và định hướng liên kết đào tạo nguồn nhân lực du lịch cho vùng duyên hải miền Trung, Hội thảo khoa học “Liên kết đào tạo nguồn nhân lực các tỉnh duyên hải miền Trung”. Tổng cục Du lịch (2015 - 6/2018), Thống kê số lượng khách du lịch quốc tế và khách du lịch nội địa. 124 KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 18 (3/2019) v TRAO ĐỔI SUGGESTED SOLUTIONS TO THE DEVELOPMENT OF FOREIGN LANGUAGES HUMAN RESOURCES FOR TOURISM INDUSTRY IN DANANG CITY DUONG QUOC CUONG Abstract: Da Nang Tourism has grown rapidly with remarkable achievements. However, the current human resources of Da Nang tourism have not really met the requirements of the city’s development in tourism industry. The lack of professional skills and foreign language skills is an issue that needs paying attention to and, at the same time, a barrier to the promotion and the development of Da Nang tourism. Therefore, the development of qualified human resources is a prerequisite for enhancing Da Nang tourism in the time to come. It is for this reason that Da Nang tourism needs developing appropriate policies and strategies based on the common goal of developing Vietnamese people in tourism industry. The paper investigates the actual conditions of the city’s human resources with an aim to find out solutions to improve the quality of training foreign language human resources for the tourism industry of Da Nang city. Keywords: tourism, Danang, human resources, foreign languages Received: 08/12/2018; Revised: 09/01/2019; Accepted for publication: 25/02/2019 Tổng cục Du lịch (2011), Dự thảo chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030. Bùi Văn Trịnh (2010), Một số giải pháp mâmg cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực du lịch, kỷ yếu Hội nghị khoa học toàn quốc. Viện nghiên cứu phát triển du lịch: Báo cáo từ năm 2006 đến năm 2011; Dự báo nhu cầu nhân lực trực tiếp du lịch đến năm 2020. Https://viettimes.vn/don-68-trieu-luot-khach-du-lich- trong-10-thang-dau-2018-da-nang-uoc-thu-23661- ty-dong-306427.html
File đính kèm:
- mot_so_bien_phap_phat_trien_nguon_nhan_luc_ngoai_ngu_du_lich.pdf