Một nét văn hoá của người Khmer

Giống như một số dân tộc khác, người Khmer xem Phật giáo là cốt lõi đời

sống tinh thần xã hội. Vấn đề này đã từng được nhắc đến trong nhiều công trình

nghiên cứu. Ở đây, chúng tôi chỉ nêu lại một vài hoạt động lễ hội Phật giáo khá

đặc sắc. Cứ vào đầu năm, lễ chúc tết được tổ chức khá linh đình. Trong ngày này,

dân trong các phum - sóc rất vui vì tạo được phước và được chúc phúc. Các em

nhỏ thì được vui chơi thoả thích. Điều này khá giống với sinh hoạt của người

Việt. Nhưng điều đáng lưu ý là vào ngày mùng hai, buổi sáng, Phật tử dâng lễ vật

cúng Phật và dâng cơm cho các nhà sư. Họ đến chùa để tiếp tục được nghe thuyết

pháp về Đức Phật và làm lễ cầu an. Buổi chiều mùng hai tết, họ cùng nhau làm lễ

đắp núi cát. Mọi người tìm cát sạch đem về đổ thành đống chung quanh đền thờ

Phật, bên ngoài hành lang chung quanh chính điện. Những núi cát này tượng

trưng cho vũ trụ. Sau đó họ làm lễ quy y cho núi và đến sáng hôm sau thì làm lễ

xuất thế. Tập tục đắp núi cát bắt nguồn từ một sự tích có từ rất lâu đời của người

Khmer Nam Bộ kể về một người chuyên làm nghề săn bắn thú. Suốt đời ông đã

giết rất nhiều loài thú nên đến cuối đời ông đã đắp núi cát để tu nhân tích đức

pdf 5 trang kimcuc 9260
Bạn đang xem tài liệu "Một nét văn hoá của người Khmer", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Một nét văn hoá của người Khmer

Một nét văn hoá của người Khmer
Tạp chí KHOA HỌC ĐHSP TP.HCM Nguyễn Thị Phương Thoa 
 119 
MỘT NÉT VĂN HOÁ CỦA NGƯỜI KHMER 
Nguyễn Thị Phương Thoa* 
Người Khmer lập cư rất sớm trên vùng châu thổ đồng bằng sông Cửu Long 
cùng với tộc người Kinh và người Hoa. Người Khmer sinh sống tập trung chủ 
yếu ở các tỉnh như: Trà Vinh, Sóc Trăng, An Giang, Kiên Giang Dù có nhiều 
nét tương đồng về đời sống kinh tế, văn hoá xã hội với các tộc người anh em, 
nhưng người Khmer vẫn giữ được những nét văn hoá truyền thống độc đáo riêng 
cho mình trong suốt quá trình lịch sử. Đó là đời sống tâm linh khá đậm đặc trong 
nhiều lĩnh vực sinh hoạt. Trong đó có sự tham gia của văn học dân gian vào lễ 
hội. Trong giới hạn khuôn khổ bài viết này, chúng tôi xin được thống kê, miêu tả 
một vài hoạt động mang tính đặc thù của nó đặt tiền đề cho những khảo sát kỹ 
hơn ở công trình khác. 
Giống như một số dân tộc khác, người Khmer xem Phật giáo là cốt lõi đời 
sống tinh thần xã hội. Vấn đề này đã từng được nhắc đến trong nhiều công trình 
nghiên cứu. Ở đây, chúng tôi chỉ nêu lại một vài hoạt động lễ hội Phật giáo khá 
đặc sắc. Cứ vào đầu năm, lễ chúc tết được tổ chức khá linh đình. Trong ngày này, 
dân trong các phum - sóc rất vui vì tạo được phước và được chúc phúc. Các em 
nhỏ thì được vui chơi thoả thích. Điều này khá giống với sinh hoạt của người 
Việt. Nhưng điều đáng lưu ý là vào ngày mùng hai, buổi sáng, Phật tử dâng lễ vật 
cúng Phật và dâng cơm cho các nhà sư. Họ đến chùa để tiếp tục được nghe thuyết 
pháp về Đức Phật và làm lễ cầu an. Buổi chiều mùng hai tết, họ cùng nhau làm lễ 
đắp núi cát. Mọi người tìm cát sạch đem về đổ thành đống chung quanh đền thờ 
Phật, bên ngoài hành lang chung quanh chính điện. Những núi cát này tượng 
trưng cho vũ trụ. Sau đó họ làm lễ quy y cho núi và đến sáng hôm sau thì làm lễ 
xuất thế. Tập tục đắp núi cát bắt nguồn từ một sự tích có từ rất lâu đời của người 
Khmer Nam Bộ kể về một người chuyên làm nghề săn bắn thú. Suốt đời ông đã 
giết rất nhiều loài thú nên đến cuối đời ông đã đắp núi cát để tu nhân tích đức 
Ngoài các nghi thức cúng cơm ông bà, cha mẹ, đến chùa lễ Phật, dâng cơm 
cho các nhà sư, vào ngày mùng ba tết, người Khmer còn tiến hành lễ tắm Phật. 
Trong ngày này, các Phật tử vào chùa rất đông. Họ tập trung vào một chỗ, đến 
các bàn có bày sẵn các tượng Phật và các lễ vật (gồm nhang, đèn, hoa quả, mâm 
* ThS. – Trường ĐH Kinh tế Công nghiệp Long An 
Tạp chí KHOA HỌC ĐHSP TP.HCM Số 17 năm 2009 
 120
lễ cúng và nước hoa thơm). Đối diện các Phật tử là một hàng ghế dành cho các vị 
sư ngồi để tụng kinh. Sau khi các nhà sư tụng kinh xong, người ta mang một thau 
nước có hương thơm tưới lên cho các tượng Phật. Các thiện nam lần lượt xối 
nước hoa lên đầu, mình, tay chân các ngài. Nước tắm Phật còn được các Phật tử 
lấy về để tắm cho ông bà, cha mẹ mình với ý nghĩa bỏ hết những gì không tốt của 
năm cũ để thân thể trở nên sạch sẽ hơn đón sự may mắn của năm mới. Tại chùa, 
các Phật tử lấy nước tắm Phật, rửa mặt với mong muốn được thông minh sáng 
suốt. Sau đó họ thay phiên tắm cho nhau một cách tự do; gặp ai họ cũng tát nước 
trong tinh thần vui chơi thật tốt đẹp mà không sợ bị la rầy. Có một số nơi, các 
Phật tử còn tắm cho các di ảnh của các Hoà thượng đã quá cố. Hằng năm, các vị 
đại đức theo khoa thiên văn, bói toán soạn ra một quyển đại lịch gọi là 
Mahasangkran để dùng suốt năm và ấn định giờ giao thừa, đúng theo nghĩa “Trời 
vào năm mới” của người Khmer. Giờ giao thừa này không giống giờ giao thừa 
của người Âu hay Á cố định từ 0 giờ ngày đầu năm, mà lại luôn luôn thay đổi. 
Thí dụ: có năm giờ giao thừa nhằm 9 giờ ngày 13 tháng 4 (năm 1966), có 
năm giờ giao thừa nhằm 5 giờ 21 phút sáng 14 tháng 4 (năm 1967). 
Giữ gìn đúng theo tập quán từ nghìn xưa, người Khmer ăn tết vào thời khắc 
và ngày tháng khác biệt như thế. Trong lễ tại những ngôi chùa thờ Phật, người ta 
nhờ quyển Đại lịch để bói xem năm mới tốt hay xấu. Theo sử sách ghi lại thì căn 
cứ vào lễ rước đầu năm mà các nhà thiên văn, bói toán dự đoán thiên hạ được 
hưởng thái bình, hạnh phúc hay loạn lạc, tang thương Vào buổi chiều ngày 
cuối cùng của năm cũ và ngày cuối cùng của tết Chol - Chnam - Thmay, người 
Khmer tổ chức cúng cơm ông bà, cha mẹ trong nhà. Tiếng Khmer gọi cúng cơm 
là Sên - Prên. Mâm cơm thường được bày cúng nơi chốn trang nghiêm nhất trong 
gia đình. Ngoài những thức cúng như một ly rượu, một ly trà, một đĩa trầu cau, 
nhang đèn, hoa quả nhất thiết trong mâm phải có đủ bảy chén cơm và bảy đôi 
đũa với ý nghĩa phục vụ cho 7 thế hệ trong dòng họ của bản thân người cúng. 
Trình tự 7 đời từ nhỏ đến lớn như sau: 
 Đời thứ nhất: Chắt và những người ngang hàng chắt. 
 Đời thứ hai: cháu và những người ngang hàng cháu. 
 Đời thứ ba: con và những người ngang hàng con. 
Tạp chí KHOA HỌC ĐHSP TP.HCM Nguyễn Thị Phương Thoa 
 121 
 Đời thứ tư: là tộc ngang hàng với người cúng như anh em ruột, anh em chú 
bác ruột, bạn dì, cô cậu ruột 
 Đời thứ năm: là cha mẹ và những người ngang hàng với cha mẹ như chú, 
bác, cô, câu, dì 
 Đời thứ sáu: là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại và những người ngang 
hàng với các cụ. 
 Đời thứ bảy: là ông Cóc, bà Cóc (kể cả nội ngoại) và những người ngang 
hàng. 
Khi cúng người ta cầu những điều tốt lành cho những người đã mất trong 
bảy thế hệ nói trên. Ngoài những lễ vật cúng cho các tộc trong gia đình, họ còn 
dành một phần cơm để cúng những người không thuộc bảy thế hệ trên. Phần cơm 
này gọi là “cơm đãi khách” (khách của bảy thế hệ đã quá cố). Chừng đó cũng đã 
chứng tỏ được thái độ mến khách của người Khmer. Vào ngày tết, đồng bào 
Khmer tập trung ở sân chùa rất đông. Họ đến chùa để lễ Phật và tham dự những 
lễ hội truyền thống. Trong những ngày tết, vào ban đêm ở sân chùa Khmer sân 
khấu sáng rực ánh đèn, mọi người quây quần nghe thuyết giảng và nghe kể 
truyện. Họ có cả một kho tàng phong phú về truyện cổ như thần thoại, truyền 
thuyết, cổ tích, ngụ ngôn, truyện cười và một nền sân khấu truyền thống. Chương 
trình văn nghệ của người Khmer thật là phong phú. Những truyền thuyết dân 
gian của họ được kể trong lễ hội này được thể hiện theo lối đệm đàn gọi là 
“Châm Riêng”, đưa lên sân khấu gọi là “Dù Kê”. Lời bài hát của họ có nội dung 
được lấy từ những câu chuyện cổ tích dân gian, truyền thuyết kể về lịch sử, về 
đạo lý, về cái thiện luôn thắng cái ác Đặc biệt loại truyện cổ thiên về giáo lý 
được xem là một sinh hoạt có vai trò quan trọng chi phối không ít đến quá trình 
hình thành nhân cách của tuổi trẻ. Họ có loại nhạc khí riêng biệt gọi là “Phlênh 
Xiên” mà người Việt gọi là “Giàn ngũ âm”. Họ dùng hai điệu múa gốc của dân 
tộc, đó là vũ điệu Ápsara (điệu múa cung đình, có từ hơn mười thế kỷ nay) và 
múa Lâm Thôn (điệu múa dân gian phổ biến hiện nay). Sân khấu của người 
Khmer thật nhiều màu sắc và có những nét đặc trưng riêng. Diễn viên ăn vận 
Sarong theo y phục cổ truyền của dân tộc, gam màu nóng và bông hoa rực rỡ. 
Trong âm hưởng của giàn nhạc ngũ âm, với vũ điệu Ápsara tuyệt vời và những 
bộ Sarong truyền thống, những cô gái Khmer tình tứ đã đưa chúng ta trở về cội 
nguồn dân tộc. Những buổi biểu diễn văn nghệ đầy sắc màu ấy là nguồn cổ vũ 
Tạp chí KHOA HỌC ĐHSP TP.HCM Số 17 năm 2009 
 122
tinh thần đầy khích lệ để đồng bào Khmer sống chan hoà hơn trong tinh thần 
đoàn kết thân ái. Người Khmer hân hoan chào đón một năm mới tràn đầy hạnh 
phúc trong những trò chơi dân gian truyền thống như nhảy bao, bịt mắt, đập nồi, 
kéo co, đẩy cây 
Cần phải nói thêm rằng, với người Khmer, chùa được xem là trái tim của 
cộng đồng trong phum - sóc. Chùa vừa là nơi thờ tự tôn giáo, vừa là một thiết chế 
sinh hoạt văn hoá cho cư dân địa phương. Chùa giữ một vai trò vô cùng quan 
trọng trong đời sống văn hoá tinh thần của người dân Khmer. Chùa là điểm sáng 
của phum sóc: là nơi sinh hoạt văn hoá, tín ngưỡng của người Khmer; là nơi họ 
được học kinh, học chữ, học đạo lý làm người. Thiêng liêng hơn thế nữa, việc 
hoả táng và lưu giữ hài cốt thân nhân, dòng họ của người Khmer cũng được diễn 
ra ở chùa. Có thể nói thế giới tâm linh của người Khmer Nam Bộ gắn bó mật 
thiết với ngôi chùa. Chùa còn là nơi dạy chữ Pali và giáo lý cho các con em phật 
tử học. Trong quá trình khuyến giáo, việc giáo dục bằng văn học dân gian qua hệ 
thống truyện kể được xem là một đặc sắc của sinh hoạt văn hoá của người 
Khmer. Nó được thể hiện bài bản trong một cái trúc chặt chẽ với các nghi thức 
sinh hoạt. Nói cách khác văn học dân gian có vai trò quan trọng trong quá trình 
bảo lưu đời sống tôn giáo của người Khmer. Vai trò đó như thế nào trong cơ cấu 
đời sống lễ hội tôn giáo chính là vấn đề đặt ra cho những người làm khoa học 
quan tâm. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1]. Nguyễn Quang Tuân (2004), Những ngôi chùa danh tiếng, Tp. HCM, NXB 
Trẻ. 
[2]. Nguyễn Hữu Hiểu (2004), Tìm hiểu văn hoá tâm linh Nam Bộ, Tp. HCM, 
NXB Trẻ. 
[3]. Hoàng Quốc Hải (2001), Văn hoá phong tục, H.: NXB Văn hoá Thông tin. 
[4]. Bùi Văn Vượng (2005), Văn hoá Việt Nam tìm hiểu và suy ngẫm, H.: NXB 
Văn hoá Thông tin. 
[5]. Ngô Đức Thịnh (2004), Văn hoá vùng và phân vùng văn hoá ở Việt Nam, 
Tp. HCM, NXB Trẻ. 
Tạp chí KHOA HỌC ĐHSP TP.HCM Nguyễn Thị Phương Thoa 
 123 
Tóm tắt 
Một nét văn hoá của người Khmer 
Người Khmer Nam Bộ / Việt Nam ăn tết theo Phật lịch (khoảng giữa tháng tư 
âm lịch) và tết “Vào năm mới” được gọi là Chol - Chnam - Thmay. Giờ giao thừa 
của tết Chol - Chnam - Thmay không giống giờ giao thừa của người Âu hay người 
Á, cố định từ 0 giờ ngày đầu năm. Nó luôn luôn thay đổi. Mỗi năm, các vị đại đức 
soạn ra một quyển đại lịch gọi là Mahasangkran để dùng chung suốt năm và để ấn 
định giờ giao thừa. Người Khmer ăn tết “Vào năm mới” trong ba ngày. Vào ngày 
tết, họ tổ chức cúng cơm và đi đến chùa lễ Phật. Họ chúc phúc cho nhau và nghe 
thuyết giảng về đức Phật. Họ tiến hành lễ đắp núi cát và lễ tắm Phật. Họ hát và múa 
những âm điệu và những vũ điệu Khmer truyền thống như “Châm Riêng” và “Dù 
kê”. Người Khmer hân hoan chào đón một năm mới tràn đầy hạnh phúc trong những 
trò chơi dân gian truyền thống như nhảy bao, bịt mắt, đập nồi, kéo co Trong các 
hoạt động lễ hội mang tính tôn giáo, văn học dân gian hiện diện như là một bộ phận 
không thể tách rời và có chức năng quan trọng trong việc giáo huấn. 
Astract 
Some cultural traits of Khmer people 
Khmer people in the South Vietnam celebrate the TET festival according to 
Buddha's calendar (mid-month of April by Vietnamese’s lunar new year) and it is 
called the Beginning New Year Festival “Vào Năm Mới” (Chol - Chnam - 
Thmay). The New Year’s Eve of “Chol - Chnam - Thmay” is set differently from 
year to year based on a big calendar called Mahasangkran composed venerable 
monks for the whole year. Khmer people hold the Beginning New Year Festival 
in 3 days. They sacrifice rice to the dead in the New Year’s Eve and go to 
pagodas, listen to sermons about Buddhism. Then they celebrate the Ceremonies 
of Sandy Mountain Buiding and Washing Buddah. They sing and dance Khmer’s 
traditional songs and dances such as “Châm Riêng” and “Dù Kê”. What’s more, 
Khmer people play many traditional folk games such as sack - jumping ,blind -
man’s - buff, pot - beating, tug of war.In some religious festivals, the 
appearance of folk literature is likely to be an integral part and have an important 
education function. 

File đính kèm:

  • pdfmot_net_van_hoa_cua_nguoi_khmer.pdf