Lao động tri thức trong xã hội tri thức và một vài suy nghĩ về vấn đề của Việt Nam

Mô hình và nguồn lực luôn là vấn đề lớn đối với sự phát triển của các

quốc gia, các dân tộc. Trong gần ba thập kỷ đổi mới, Việt Nam đã có

những thay đổi lớn lao trên các mặt, đặc biệt là kinh tế, nhưng bài toán

phát triển của Việt Nam cũng đang đối mặt với những thách thức lớn:

chuyển từ chiến lược phát triển theo chiều rộng sang chiến lược phát

triển theo chiều sâu để có thể “bắt kịp” sự phát triển của nhóm nước phát

triển. Vì vậy việc nhận dạng đặc điểm của xã hội tri thức, - xã hội mà

các nước phát triển quá độ bước vào, là việc cần thiết để thực hiện “chiến

lược bắt kịp” ở nước ta. Bài viết này giới thiệu cách nhìn về xã hội tri

thức của Peter F. Drucker, - ông được coi là một trong hai tác giả đặt nền

móng cho lý luận về xã hội tri thức, với hy vọng có thể cung cấp một dữ

liệu để suy nghĩ về những vấn đề đang đặt ra cho sự phát triển của Việt

Nam hiện nay.

 

pdf 6 trang kimcuc 4220
Bạn đang xem tài liệu "Lao động tri thức trong xã hội tri thức và một vài suy nghĩ về vấn đề của Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Lao động tri thức trong xã hội tri thức và một vài suy nghĩ về vấn đề của Việt Nam

Lao động tri thức trong xã hội tri thức và một vài suy nghĩ về vấn đề của Việt Nam
LAO ĐộNG TRI THứC TRONG Xã HộI TRI THứC 
Và MộT VàI SUY NGHĩ Về VấN Đề CủA VIệT NAM 
L−u Minh Văn(*) 
Mô hình và nguồn lực luôn là vấn đề lớn đối với sự phát triển của các 
quốc gia, các dân tộc. Trong gần ba thập kỷ đổi mới, Việt Nam đã có 
những thay đổi lớn lao trên các mặt, đặc biệt là kinh tế, nh−ng bài toán 
phát triển của Việt Nam cũng đang đối mặt với những thách thức lớn: 
chuyển từ chiến l−ợc phát triển theo chiều rộng sang chiến l−ợc phát 
triển theo chiều sâu để có thể “bắt kịp” sự phát triển của nhóm n−ớc phát 
triển. Vì vậy việc nhận dạng đặc điểm của xã hội tri thức, - xã hội mà 
các n−ớc phát triển quá độ b−ớc vào, là việc cần thiết để thực hiện “chiến 
l−ợc bắt kịp” ở n−ớc ta. Bài viết này giới thiệu cách nhìn về xã hội tri 
thức của Peter F. Drucker, - ông đ−ợc coi là một trong hai tác giả đặt nền 
móng cho lý luận về xã hội tri thức, với hy vọng có thể cung cấp một dữ 
liệu để suy nghĩ về những vấn đề đang đặt ra cho sự phát triển của Việt 
Nam hiện nay. 
I. Xã hội tri thức và nền kinh tế tri thức, lao động 
tri thức qua cái nhìn của Peter F. Drucker(*) 
1. Xã hội tri thức và nền kinh tế tri 
thức 
“Xã hội tri thức”, “xã hội hậu công 
nghiệp” hay “xã hội hậu hiện đại” là 
những khái niệm th−ờng gặp, nh−ng lại 
(*)Peter F. Drucker (1909-2005) là nhà nghiên 
cứu, nhà văn, nhà giáo, nhà t− vấn. Hơn 30 cuốn 
sách đã xuất bản của ông đề cập đến những chủ 
đề rất rộng về xã hội học, chính trị học, kinh tế 
học, khoa học quản lý, giáo dục học... Ông đ−ợc 
đánh giá là nhà t−ơng lai học uy tín nhất trên 
thế giới. Những công trình nghiên cứu của ông 
luôn giành đ−ợc sự chú ý nghiêm túc của đủ các 
thành phần rộng rãi - các chính trị gia, nhà 
hoạch định chính sách, nhà quản lý (ở các n−ớc 
phát triển) và bất cứ ai muốn tìm hiểu về xã hội 
tri thức (xã hội hậu hiện đại), cái xã hội mà 
chúng ta biết rất ít về nó, và khác căn bản với 
những kinh nghiệm, hiểu biết chúng ta đang có. 
khá mù mờ. Những nghiên cứu của P. 
F. Drucker về xã hội tri thức chủ yếu 
xuất phát từ những thách thức mà các 
n−ớc phát triển đang đối mặt.(*)Tuy 
nhiên, điều đó không phải không có ý 
nghĩa đối với những n−ớc đang phát 
triển, trong đó có Việt Nam, bởi quá 
trình toàn cầu hóa hiện nay đang buộc 
tất cả các n−ớc vào một cuộc chơi chung, 
buộc chúng ta phải tìm cách thích ứng 
với nó, nếu không “chắc chắn sẽ bị tụt 
hậu và có thể sẽ không bao giờ đuổi kịp 
đ−ợc thiên hạ”. 
Xã hội tri thức (hay xã hội mới – 
thuật ngữ Drucker th−ờng dùng) sẽ nh− 
(*)TS. Triết học, Giảng viên tr−ờng Đại học Khoa 
học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà 
Nội. nvminhvan@yahoo.com 
18 Thông tin Khoa học xã hội, số 8.2010 
thế nào? Câu trả lời của ông không phải 
ở một định nghĩa, mà là sự phác họa 
một số đ−ờng nét căn bản đã xuất hiện 
của nó và buộc chúng ta phải nhìn với 
con mắt mới. 
Thứ nhất, biến động dân số học - sự 
biến đổi nghịch chiều về cơ cấu dân c−: 
sự tăng nhanh dân c− cao tuổi và giảm 
nhanh của dân c− lứa tuổi thanh niên. 
Cái bất th−ờng và thách thức của tình 
huống này d−ới con mắt của ông đó là: 
(1) sự thay đổi nguồn cung của thị 
tr−ờng lao động liên quan tới sự gia 
tăng của những ng−ời ngoài độ tuổi lao 
động theo quy định sẽ thách thức trực 
tiếp những cam kết của các nhà chính 
trị (lời hứa về “giữ nguyên hệ thống h−u 
trí”) và của các nhà quản lý (mô hình 
quản lý lao động hiện tại vẫn dựa căn 
bản trên quan niệm cũ: lao động phải 
làm toàn bộ thời gian cho tổ chức, trong 
khi đó sẽ gia tăng số ng−ời trên tuổi lao 
động quy định tham gia làm việc với 
hình thức bán thời gian, làm tạm thời); 
(2) sự giảm tỷ trọng của bộ phận lao 
động trẻ sẽ buộc các chính phủ đối mặt 
với hàng loạt những thách thức: chính 
trị – sự gia tăng của dân nhập c− sẽ 
đụng chạm tới những liên kết chính trị 
truyền thống; kinh tế – tính đồng nhất 
của thị tr−ờng lao động không còn do 
thanh niên quyết định, mà là tầng lớp 
trung niên; quản lý – nguyên tắc quản 
lý toàn bộ thời gian không còn thích 
hợp, v.v... 
Thứ hai, tri thức – yếu tố quyết 
định xã hội mới. Trong xã hội t−ơng lai, 
tri thức sẽ trở thành nguồn lực cốt yếu 
chi phối nền kinh tế, tỉ trọng lao động 
tri thức sẽ chiếm −u thế(*). Liên quan 
(*) Từ thập niên cuối thế kỷ XX, ở các n−ớc phát 
triển, lao động tri thức chiếm khoảng 1/3 lực 
đến những biến số này, ông nhấn mạnh 
4 điểm sau đây: 1) đó sẽ là xã hội 
“không biên giới bởi vì tri thức có thể 
chuyển từ chỗ nọ sang chỗ kia nhanh 
hơn tiền bạc”; 2) “cơ hội thăng tiến là của 
mọi ng−ời nhờ việc dễ dàng học tập chính 
quy”; 3) khả năng thành công và thất bại 
của mọi ng−ời là “ngang nhau” vì “mọi 
ng−ời đều có ‘công cụ sản xuất’ là tri thức 
cho công việc, nh−ng không phải mọi 
ng−ời đều có thể chiến thắng”; 4) sự kết 
hợp của những đặc điểm trên làm cho xã 
hội tri thức trở nên có tính cạnh tranh 
rất cao đối với cá nhân và tổ chức. 
Thứ ba, nền kinh tế tri thức về bản 
chất gắn với quán tính toàn cầu hóa, 
những điểm nhấn cần l−u ý ở đây là: 1) 
đặc điểm chi phối của quá trình chuyển 
sang nền kinh tế toàn cầu là tính không 
hạn chế của hoạt động th−ơng mại, đầu 
t− nhờ khả năng di chuyển nhanh của 
t− bản, điều này trên thực tế đang là 
yếu tố thay đổi bản chất của nền kinh tế 
thế giới; 2) “độ trễ” hay sự không t−ơng 
đồng trong chính trị và văn hóa với xu 
thế toàn cầu hóa kinh tế đang làm biến 
dạng quá trình này. Ông xem điều đó là 
những tiền lệ xấu đối với sự chọn lọc, 
thích ứng của các quốc gia, của con 
ng−ời. Ví dụ điển hình cho điều đó là 
việc các chính phủ có xu h−ớng sử dụng 
xu h−ớng bảo hộ mới để đối phó với 
những biến động kinh tế, xã hội nh− là 
thuộc tính tất yếu của toàn cầu hóa. 
Thứ t−, sự xuất hiện và gia tăng vai 
trò của các tổ chức phi lợi nhuận và từ 
thiện bên cạnh những tổ chức truyền 
thống nh− nhà n−ớc (khu vực công), tổ 
chức kinh tế (khu vực t− nhân) là sự 
l−ợng lao động toàn xã hội, trong khi những 
thành phần của cấu trúc lao động truyền thống 
nh− nông dân và công nhân cổ xanh ngày càng 
giảm về số l−ợng và vai trò. 
Lao động tri thức trong... 19 
tích hợp mới đảm bảo cho xã hội có thể 
thích ứng với những biến đổi th−ờng 
xuyên, với những thách thức ngày càng 
tăng đối với các cá nhân và xã hội trong 
xã hội hiện đại. 
Thứ năm, các công ty sẽ ngày càng 
là nhân tố quyết định của xã hội t−ơng 
lai. Những thay đổi vị thế của các công 
ty, tr−ớc hết là ở các công ty đa quốc gia 
gắn liền với những thay đổi chức năng 
của chúng. Đó là, 1) sự gia tăng của 
“kiểm soát chiến l−ợc” thay cho “kiểm 
soát sở hữu” và 2) “xu h−ớng liên minh, 
liên doanh, thỏa thuận” với t− cách là 
xu h−ớng chủ đạo đồng nghĩa với sự gia 
tăng của tính bất định. Điều này đang 
tạo ra nhiều thách thức không chỉ với 
các chính phủ. 
Từ một số phác họa trên, dù ch−a 
phải là tất cả những nét đặc điểm về xã 
hội tri thức, nh−ng những cảnh báo đó 
của Drucker về nhận thức, tâm thế và 
sự chuẩn bị của chúng ta khi đối mặt 
với quá trình này là rất đáng chú ý. 
Cảm nhận chung của ông là “lo âu và 
bất an”. Có thể tóm tắt những cảnh báo 
chính, ông gọi là “tính trễ” của xã hội 
hiện tại nh− sau: 1) xã hội tri thức, xã 
hội hậu hiện đại đang rất gần chúng ta, 
nh−ng những thách thức của chúng 
ch−a lộ rõ. Tuy nhiên điều có thể khẳng 
định, theo ông, đó là “Chúng ta đang 
sống trong thời kỳ quá độ sâu sắc với 
những thay đổi có thể còn cực đoan 
hơn những biến đổi tr−ớc đây”; 2) về 
nhận thức, ông cho rằng chúng ta biết 
quá ít về những biến đổi đang đến trong 
xã hội tri thức, về căn bản chúng ta vẫn 
nhìn nó bằng những kinh nghiệm và 
hiểu biết cũ, nói một cách đơn giản thì 
hiểu biết lạc hậu đang là nguyên 
nhân không thể không chú ý; 3) về tâm 
thế, nói chung, theo ông loài ng−ời ch−a 
thực sự chuẩn bị đón nhận những thách 
thức của sự thay đổi; 4) tính trễ về tổ 
chức biểu hiện ở chỗ các nhà quản lý, 
chính trị gia, các nhà hoạch định chính 
sách của các quốc gia và các tổ chức từ 
kinh tế, chính trị, xã hội, giáo dục... 
ch−a thực sự chuyển biến để thích ứng 
với những thay đổi. 
2. Khái niệm lao động tri thức (hay 
nguồn lực trí thức) 
(1) Với câu hỏi động lực quyết định 
phát triển của xã hội tri thức là gì? Câu 
trả lời của ông là nhân tố con ng−ời. 
Mệnh đề này, theo ông, không hề mới 
trong lịch sử nhận thức của nhân loại, ít 
ra là từ nửa cuối thế kỷ XX. Nh−ng vấn 
đề là ở chỗ chỉ trong xã hội tri thức, trong 
nền kinh tế tri thức, cái sức mạnh của 
con ng−ời: bộ não, tri thức và năng 
lực sáng tạo mới thực sự là nhân tố 
quyết định quá trình làm ra của cải 
(nhân tố động lực của xã hội công nghiệp 
thuộc về máy móc, của xã hội nông 
nghiệp thuộc về lao động chân tay). 
(2) Tiếp cận nguồn lực con ng−ời từ 
cái nhìn so sánh về cơ cấu và vai trò của 
lao động trí tuệ và lao động chân tay 
(lao động làm ra và chuyển dịch đồ vật), 
ông nhấn mạnh: 
- Nền kinh tế tri thức đặt hai loại lao 
động này tr−ớc những thách thức: những 
ng−ời có trình độ, có tri thức thì xã hội 
tri thức “là thế giới của những cơ hội”, 
còn với những ng−ời không có trình độ và 
tri thức thì t−ơng lai hiện hữu với họ là 
thất nghiệp, đói nghèo và thất vọng. 
- ở các n−ớc phát triển, tức là 
những nơi đang quá độ sang nền kinh tế 
tri thức, viễn cảnh của lao động chân 
tay đ−ợc ông hình dung trên những nét 
chính sau đây: thứ nhất, giảm mạnh về 
tỷ trọng trong cơ cấu nguồn lực lao 
20 Thông tin Khoa học xã hội, số 8.2010 
động, ông dự báo trong t−ơng lai không 
xa sẽ chỉ chiếm 1% tổng số lao động; thứ 
hai, cuộc cách mạng về năng suất lao 
động chân tay đã qua đi, vì thế vai trò 
của loại hình lao động này đối với sự 
giàu có của xã hội ngày càng giảm; thứ 
ba, lao động chân tay sẽ tồn tại d−ới 
hình thái mới – sự kết hợp lao động 
chân tay và lao động trí tuệ của những 
chuyên viên, kỹ thuật viên; thứ t−, 
trong nền kinh tế tri thức, lao động tri 
thức và dịch vụ là lực l−ợng chủ đạo. 
(3) Những đặc điểm cơ bản của lao 
động tri thức đ−ợc Drucker hình dung 
nh− sau: 1/ Ng−ời lao động tri thức là 
nguồn lực lao động đ−ợc hình thành qua 
hệ thống giáo dục chính quy, vì vậy 
giáo dục với nền tảng của nó là hệ thống 
tr−ờng học là trung tâm của xã hội tri 
thức; 2/ Lực l−ợng lao động trong xã hội 
tri thức (trong nền kinh tế tri thức) là 
những ng−ời đ−ợc chuyên môn hóa rất 
cao; 3/ Nhóm là đơn vị làm việc. Hàm 
nghĩa của luận điểm này là chất l−ợng 
lao động và hiệu quả lao động của ng−ời 
lao động tri thức phụ thuộc vào sự liên 
kết của nó với một tổ chức; 4/ Ng−ời lao 
động tri thức trong xã hội tri thức là 
ng−ời sở hữu “công cụ sản xuất” (tri 
thức, kỹ năng), điều này làm cho nó 
khác về căn bản với loại hình lao động 
làm công tr−ớc đó và cũng đòi hỏi mô 
hình tổ chức và quản lý hoàn toàn khác 
về bản chất; 5/ Những nhân tố quyết 
định năng suất lao động tri thức, - vấn 
đề hiện nay dù vẫn còn khá mù mờ về lý 
thuyết và thực tiễn, nh−ng có thể hình 
dung về đại thể, đó là: Tính rõ ràng của 
mục đích và nhiệm vụ đ−ợc giao (với 
công nhân cổ xanh vấn đề là làm thế 
nào); Phải tạo môi tr−ờng đảm bảo tính 
tự trị cao của ng−ời lao động: tự chịu 
trách nhiệm về năng suất và tự quản lý 
bản thân; Đổi mới liên tục là nhiệm vụ 
và trách nhiệm của lao động tri thức, để 
thực hiện điều đó họ phải có điều kiện 
và khả năng học tập suốt đời; Tiêu chí 
đánh giá năng suất lao động tri thức 
chuyển dịch từ căn cứ vào số l−ợng sang 
chất l−ợng. 
(4) Chúng ta phải làm gì để phát 
huy nguồn lao động trí tuệ, để thích ứng 
với những biến đổi? Không đi quá sâu 
vào những biện luận trừu t−ợng về con 
ng−ời - đó là đặc điểm những thảo luận 
của Drucker về vấn đề này. Đích đến 
của ông là những hành động thực tế, cụ 
thể ông nhấn mạnh: 
Thứ nhất, lựa chọn thế mạnh, ông 
cho đây là điều rất quan trọng vì trong 
xã hội tri thức ng−ời ta chỉ có thể thành 
công khi biết điểm mạnh, phát huy 
điểm mạnh của mình và đừng lãng phí 
sức lực vào những lĩnh vực mà họ kém 
năng lực. 
Thứ hai, học tập suốt đời: đối với cá 
nhân nó liên quan đến năng lực, thái độ 
và tâm thế; đối với xã hội là sự thiết lập 
môi tr−ờng thuận lợi cho học suốt đời 
của mọi ng−ời dân. 
Thứ ba, tính t−ơng thích giữa giá trị 
bản thân và giá trị tổ chức. 
Trên đây là một vài nét khái l−ợc từ 
những phát biểu của Drucker liên quan 
đến chủ đề thảo luận trên, nhiều điều có 
thể còn bàn cãi, nh−ng chí ít có thể tiếp 
nhận nó nh− những dữ liệu để suy nghĩ. 
Đó là sự lựa chọn của chúng tôi. 
II. Vài suy nghĩ về xây dựng, phát huy nguồn lực trí 
tuệ (lao động tri thức) ở Việt Nam hiện nay 
 Ch−a có điều kiện để có thể phân 
tích, khái quát sâu đặc điểm của nguồn 
lực trí tuệ Việt Nam, trong bài viết 
chúng tôi sử dụng những tổng kết của 
Lao động tri thức trong... 21 
một số chuyên gia nghiên cứu về lĩnh 
vực này với t− cách là những điểm tựa 
ban đầu cho những suy ngẫm về những 
điều kiện phát huy nguồn lực lao động 
này ở n−ớc ta hiện nay. 
(1) Chiều cạnh lịch sử dân tộc 
chứng minh rằng: để tồn tại đ−ợc trong 
sự nghiệt ngã của họa xâm lăng th−ờng 
trực và điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, 
việc sử dụng nhân tài và phát huy sức 
mạnh trí tuệ của ng−ời dân luôn là 
động lực căn bản của những thành công 
trong bảo vệ và kiến thiết đất n−ớc. Nói 
điều này chúng tôi hàm ý rằng ng−ời 
Việt không thiếu sự thông minh, sáng 
tạo và sự cần cù, vậy vấn đề đặt ra 
chính là làm thế nào để phát triển và 
phát huy nó. 
(2) Xuất phát từ định dạng trí tuệ là 
hợp thành từ những thành tố căn bản là 
não trạng, tri thức và năng lực sáng 
tạo, chúng tôi cho rằng những cố gắng 
mô tả đặc điểm trí tuệ Việt Nam phải 
h−ớng vào làm rõ những yếu tố nói trên. 
Nhà sử học, nhà văn hóa Đào Duy Anh 
từ nửa đầu thế kỷ tr−ớc có nhận xét về 
trí tuệ ng−ời Việt nh− sau: “Về tính chất 
tinh thần thì ng−ời Việt Nam đại khái 
thông minh, nh−ng x−a nay thấy ít 
ng−ời có trí tuệ lỗi lạc phi th−ờng. Sức 
ký ức thì phát đạt lắm, mà giàu trí nghệ 
thuật hơn trí khoa học, giàu trực giác 
hơn luận lý. Phần nhiều có tính ham 
học, song thích văn ch−ơng phù hoa hơn 
là thực học, thích thành sáo và hình 
thức hơn là t− t−ởng hoạt động. Não 
t−ởng t−ợng bị não thực tiễn hòa hoãn 
bớt nên dân tộc Việt Nam ít ng−ời mộng 
t−ởng, mà phán đoán th−ờng có vẻ thiết 
thực lắm... Tính khí cũng hơi nông nổi, 
không bền chí, hay thất vọng, hay khoe 
khoang trang hoàng bề ngoài, −a h− 
danh. Th−ờng thì nhút nhát và chuộng 
hòa bình, song ngộ sự thì cũng biết hy 
sinh vì đại nghĩa. Não sáng tác thì ít, 
nh−ng mà bắt ch−ớc, thích ứng và dung 
hóa thì rất tài. Ng−ời Việt Nam lại rất 
trọng lễ giáo, song cũng có não tinh vặt, 
hay bài bác chế nhạo. Đó là l−ợc kể 
những tính chất tinh thần phổ thông 
nhất của ng−ời Việt Nam, cũng có 
nguyên lai từ th−ợng cổ mà có thay đổi 
chút ít, cũng có do lịch sử và trạng thái 
xã hội hun đúc dần thành, nên đừng xem 
những tính chất ấy là bất di bất dịch” 
(xem 15). 
Nhận diện đặc điểm trí tuệ ng−ời 
Việt Nam của học giả Đào Duy Anh có 
thể không còn đúng hoàn toàn với thời 
nay, nó hơi một chút u ám, nh−ng 
những nhận xét của ông quả đáng nghĩ, 
khi chúng ta đang b−ớc vào một thế giới 
toàn cầu hóa. 
(3) Khái niệm nguồn lực trí tuệ rất 
rộng về nội hàm và phân loại, vì vậy 
trong phạm vi bài viết này, chúng tôi 
khu biệt về khái niệm “lao động tri 
thức” mà Peter F. Drucker xác định là 
loại lao động đóng vai trò quan trọng 
bậc nhất tạo ra của cải trong kỷ nguyên 
hậu hiện đại (về xã hội còn gọi là xã hội 
tri thức, về kinh tế gọi là nền kinh tế tri 
thức). Và thêm nữa trong lao động trí 
tuệ thì bộ phận quan trọng nhất là 
“nhân tài”. Những n−ớc nghèo nếu thực 
sự muốn thoát nghèo phải tìm cách để 
thu hút, tạo dựng và quan trọng hơn là 
khai thác đ−ợc nguồn lực lao động này. 
Theo chúng tôi những điều sau đây có 
thể tính tới: 
Tr−ớc hết, cần tạo dựng môi tr−ờng 
làm việc phù hợp. Đó là yêu cầu vừa có 
thể thực hiện dần, thực hiện đ−ợc và 
phải thực hiện ngay cả khi chúng ta 
ch−a thực sự b−ớc vào “xã hội tri thức” 
22 Thông tin Khoa học xã hội, số 8.2010 
với sự nỗ lực của Chính phủ và của xã 
hội. Thực tế sự phát triển của các n−ớc 
nghèo và của chính n−ớc ta chứng minh 
rằng “môi tr−ờng làm việc tồi tệ” là 
nguyên nhân quan trọng bậc nhất khiến 
các n−ớc này đang mất dần đi những 
ng−ời tài năng và nguồn lực lao động 
chất l−ợng cao của mình, tức là nguồn 
lực lao động đ−ợc đào tạo chính quy. 
Hiện t−ợng dòng chảy “chất xám” đi ra 
khỏi khu vực nhà n−ớc sang khu vực t− 
nhân và di chuyển ra n−ớc ngoài ở n−ớc 
ta là minh chứng và điều t−ơng tự cũng 
khá phổ biến ở các n−ớc thế giới thứ ba. 
ở đó yếu tố môi tr−ờng làm việc không 
khuyến khích ng−ời lao động (triệt tiêu 
động cơ) luôn là nguyên nhân đ−ợc cảnh 
báo hàng đầu. 
Môi tr−ờng làm việc phù hợp với lao 
động tri thức cần tạo dựng là gì? Nhiều 
nghiên cứu xã hội học và nghiên cứu lý 
thuyết chỉ ra rằng, chí ít nó phải h−ớng 
đến khuyến khích, tạo dựng những 
phẩm chất sau đây ở ng−ời lao động: 
tính độc đáo, tính sáng tạo, tính độc lập 
và tinh thần phê phán. Tuy nhiên, về 
nguyên lý những điểm nói trên không 
khó chấp nhận, nh−ng trong môi tr−ờng 
thể chế, văn hóa – xã hội cụ thể đó lại là 
những mệnh đề không phải lúc nào 
cũng dễ đ−ợc chấp nhận; Thực hiện cải 
cách chính sách đề bạt, đãi ngộ theo 
nguyên tắc dựa vào tài năng, vào kết 
quả lao động. Chẳng hạn, ở n−ớc ta việc 
duy trì lâu hệ thống l−ơng dựa trên 
nguyên tắc thâm niên, không phản ánh 
đúng giá trị lao động đã tỏ ra lỗi thời, 
đang triệt tiêu động lực cống hiến của 
ng−ời lao động. 
Tiếp đến, nếu chúng ta thực sự thừa 
nhận luận đề “lao động tri thức” là 
nguồn lực căn bản và quan trọng nhất 
của sự giàu có, sự phát triển của xã hội 
Việt Nam đã mở, hòa nhập với thế giới, 
thì sự chậm trễ và kém hiệu quả để 
“làm mới” hệ thống giáo dục quốc dân là 
sự “vô trách nhiệm” đối với t−ơng lai. 
Cách nhìn về “Lao động tri thức” của 
Drucker đ−ợc đề cập đến ở phần trên có 
thể là gợi ý không quá xa vời cho sự 
định dạng mục tiêu, nội dung và giá trị 
của cải cách giáo dục. 
Cuối cùng, trong quá trình toàn cầu 
hóa, hiện t−ợng “di c−” của các nguồn 
lực lao động trên phạm vi toàn cầu là 
hiện t−ợng khách quan. Hệ quả của quá 
trình di c− này đối với một số n−ớc là sự 
suy giảm nguồn nhân lực chất l−ợng cao 
(nhất là với các n−ớc nghèo), nh−ng 
cũng chính trong toàn cầu hóa, hội nhập 
quốc tế sâu lại là điều kiện thu hút 
nhân tài bằng chính cơ hội việc làm tốt. 
Nghĩa là dù các yếu tố giữ chân nhân 
tài có đ−ợc cải thiện nh−ng không thể 
chấm dứt, ở đây vấn đề đặt ra là các 
chính phủ cần có chính sách tốt duy trì 
quan hệ và khai thác tiềm năng của 
những ng−ời ra đi. Trong những thập kỷ 
vừa qua đã có không ít quốc gia, tổ chức 
quốc tế đã khá thành công trong giải 
quyết vấn đề này. 
TàI LIệU THAM KHảO 
1. Peter F. Drucker. Những thách thức 
của quản lý trong thế kỷ XXI. H.: 
Trẻ, 2003, 298tr. 
2. Peter F. Drucker. Bàn về Xã hội tri 
thức, quản lý, kinh doanh, xã hội và 
nhà n−ớc. Nguyễn Quang A tuyển 
chọn và dịch. 
3. Nicole Gnesotto & Giovanni Grevi. 
Thế giới năm 2025. H.: Tri thức, 
2008, 350tr. 
(xem tiếp trang 8) 

File đính kèm:

  • pdflao_dong_tri_thuc_trong_xa_hoi_tri_thuc_va_mot_vai_suy_nghi.pdf