Khảo sát bức bình phong ở đình làng Thạc Gián

Dọc theo dải đất hình chữ S của Việt Nam ta không khó

để bắt gặp hình dáng của bức bình phong xuất hiện trong đình,

đền, lăng mộ, nhà thờ họ, nhà ở,. Mỗi bức bình phong mang một

kiểu dáng riêng đã trở thành các tác phẩm nghệ thuật có giá trị cao

và góp phần làm nên cái hồn cho mỗi công trình kiến trúc. Bình

phong, tuy chỉ là một yếu tố nhỏ trong tổng thể công trình kiến trúc,

nhưng từ lâu đã trở thành nét đẹp truyền thống trong kiến trúc Việt

bởi những ý nghĩa, công dụng và cả giá trị mà nó mang lại. Bài báo

khảo sát bức bình phong ở đình làng Thạc Gián, thành phố Đà

Nẵng - một tác phẩm mang giá trị nghệ thuật cùng với các giá trị

văn hóa đặc sắc, mang ý nghĩa về mặt tâm linh, là dấu ấn lịch sử

đối với đình làng Thạc Gián và thể hiện triết lý âm dương qua hình

tượng long mã và biểu tượng nhật nguyệt.

pdf 7 trang kimcuc 8980
Bạn đang xem tài liệu "Khảo sát bức bình phong ở đình làng Thạc Gián", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Khảo sát bức bình phong ở đình làng Thạc Gián

Khảo sát bức bình phong ở đình làng Thạc Gián
30 Trương Thị Thanh Thùy, Nguyễn Ngọc Chinh, Nguyễn Ngọc Nhật Minh 
KHẢO SÁT BỨC BÌNH PHONG Ở ĐÌNH LÀNG THẠC GIÁN 
INVESTIGATING THE SCREEN OF THAC GIAN COMMUNAL TEMPLE 
Trương Thị Thanh Thùy1, Nguyễn Ngọc Chinh2, Nguyễn Ngọc Nhật Minh2 
1Lớp 14CNQTH03, Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Đà Nẵng; thanhthuyy1112@gmail.com 
2Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Đà Nẵng; nnchinh@ufl.udn.vn 
Tóm tắt - Dọc theo dải đất hình chữ S của Việt Nam ta không khó 
để bắt gặp hình dáng của bức bình phong xuất hiện trong đình, 
đền, lăng mộ, nhà thờ họ, nhà ở,... Mỗi bức bình phong mang một 
kiểu dáng riêng đã trở thành các tác phẩm nghệ thuật có giá trị cao 
và góp phần làm nên cái hồn cho mỗi công trình kiến trúc. Bình 
phong, tuy chỉ là một yếu tố nhỏ trong tổng thể công trình kiến trúc, 
nhưng từ lâu đã trở thành nét đẹp truyền thống trong kiến trúc Việt 
bởi những ý nghĩa, công dụng và cả giá trị mà nó mang lại. Bài báo 
khảo sát bức bình phong ở đình làng Thạc Gián, thành phố Đà 
Nẵng - một tác phẩm mang giá trị nghệ thuật cùng với các giá trị 
văn hóa đặc sắc, mang ý nghĩa về mặt tâm linh, là dấu ấn lịch sử 
đối với đình làng Thạc Gián và thể hiện triết lý âm dương qua hình 
tượng long mã và biểu tượng nhật nguyệt. 
Abstract - Along the S-shaped land of Vietnam, it is not difficult to 
see the screens that appear in temples, tombs, family temples, 
dwelling houses .... Each screen has a unique design that has 
become an art work of high value and contributes to the soul of 
each architecture. The screen, although only a small element in the 
overall architecture, has long become the traditional beauty of 
Vietnamese architecture by the meaning, utility and value it brings. 
The paper examines the screen of Thac Gian communal temple,Da 
Nang city - a work of artistic value, of special cultural values, of 
spiritual significance, a historical mark for Thac Gian village .It also 
expresses the philosophy of yin and yang through the code icon 
and the moon symbol. 
Từ khóa - bình phong; đình làng Thạc Gián; nét đẹp truyền thống; 
tác phẩm nghệ thuật; triết lý âm dương. 
Key words - screen; Thac Gian communal house; traditional 
beauty; art work; yin and yang philosophy. 
1. Đặt vấn đề 
Văn hóa là sản phẩm của loài người, hình thành và phát 
triển trong quan hệ qua lại giữa con người và xã hội. Mỗi 
một cộng đồng người mang một bản sắc văn hóa riêng. Việt 
Nam có 54 dân tộc anh em sinh sống trên cùng một lãnh thổ, 
mỗi dân tộc mang một bản sắc văn hóa riêng đã làm nên một 
nền văn hóa Việt Nam thống nhất trong đa dạng. Tuy nhiên, 
nền văn hóa cổ truyền này đang đứng trước những thách thức 
của thời kì công nghiệp hóa – hiện đại hóa, hội nhập quốc tế. 
Nhiều nét văn hóa đang bị mai một dần, biến mất hoặc biến 
dạng. Trong đó, bức bình phong trong kiến trúc truyền thống 
Việt Nam cũng không nằm ngoài nguy cơ đó. Trong kiến 
trúc xưa, bức bình phong dường như hiện diện ở mọi nơi từ 
cung đình, phủ đệ đến các đền chùa, am miếu, đình làng, nhà 
thờ họ, nhà thường dân. Bức bình phong vừa mang ý nghĩa 
về mặt trang trí lẫn về mặt phong thủy theo ý niệm xuất phát 
từ Trung Quốc. Vì vậy, vấn đề đặt ra lúc này là cần bảo tồn 
những giá trị văn hóa ẩn chứa sau bức bình phong và phát 
huy giá trị văn hóa truyền thống này. Bài báo trình bày nguồn 
gốc, cấu tạo, ý nghĩa và giá trị văn hóa của bức bình phong 
ở đình làng Thạc Gián. Từ đó, nhóm tác giả đề xuất một số 
biện pháp bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa của đình làng 
Thạc Gián nói chung và bức bình phong ở đình làng Thạc 
Gián nói riêng. 
2. Tổng quan nghiên cứu và khái niệm 
2.1. Tổng quan nghiên cứu 
Với các giá trị mang lại thì đến nay bình phong vẫn là 
chủ đề mà các nhà nghiên cứu văn hóa - kiến trúc quan tâm 
và tìm cách bảo tồn. 
Đầu tiên phải kể đến luận án “Nghệ thuật trang trí bình 
phong ở Việt Nam” của Đặng Mai Anh. Đây được xem là 
công trình đầu tiên nghiên cứu toàn diện và hệ thống nguồn 
gốc xuất hiện và quá trình phát triển của bức bình phong 
trong diễn trình văn hóa Việt Nam. Từ những nghiên cứu, 
tác giả muốn làm rõ giá trị văn hóa cũng như giá trị nghệ 
thuật và ứng dụng bức bình phong trong không gian nội - 
ngoại thất đương đại. Ngoài ra, trong Tạp chí Văn hóa nghệ 
thuật số 360, tháng 6 năm 2014, tác giả Đặng Mai Anh đã 
có bài viết “Trang trí và ứng dụng bình phong trong cuộc 
sống”. Bên cạnh đó, còn nhiều bài viết và công trình nghiên 
cứu khác như: “Bình phong trong kiến trúc truyền thống 
Việt” của nhà nghiên cứu Nguyễn Thừa Kế, được in trên Tạp 
chí Di sản Văn hóa số 9 (năm 2004); bài viết “Bình phong 
và non bộ trong kiến trúc cung đình Huế” của Tiến sĩ Phan 
Thanh Hải, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế; 
bài viết “Đôi nét về bình phong ngoại án thời Nguyễn ở Huế” 
được in trên Tạp chí Di sản Văn hóa, số 3(48), 2014, của tác 
giả Đặng Mai Anh khái quát về chức năng và cách trang trí 
các bức bình phong thời Nguyễn ở Huế. Mặt khác, các tác 
giả Trần Thị Quỳnh Hương, Nguyễn Ngọc Tùng, Tâm An, 
Đinh Báo Hiếu trong bài viết “Kiến trúc bình phong trong 
nhà vườn truyền thống Huế” in trên Tạp chí Kiến trúc số 07, 
2015, đã nghiên cứu tổng quan về đặc điểm kiến trúc, cấu 
tạo của các bức bình phong của nhà vườn truyền thống Huế. 
Từ đó, các tác giả đã đưa ra định hướng bảo tồn và cải tạo 
bình phong ở nơi đây. 
Bức bình phong ở đình làng Thạc Gián cho đến nay vẫn 
chưa có một công trình nào nghiên cứu chuyên sâu để làm 
rõ nguồn gốc, ý nghĩa, giá trị của bình phong ở đình làng 
Việt Nam nói chung và ở đình làng Thạc Gián nói riêng, từ 
đó hiểu hơn về một nét đẹp trong kiến trúc truyền thống 
của Việt Nam. 
2.2. Các khái niệm liên quan 
Khái niệm về bức bình phong 
Từ xưa đến nay, cụm từ bức bình phong dường như 
không hề xa lạ đối với mọi người dân Việt Nam. Cách dùng 
mà ta thường nghe là khi nói về “cái để ngụy trang, để che 
đậy, nói chung”. Cụ thể là khi một người bị người khác lợi 
dụng làm bình phong nhằm che đậy một bí mật hay điều gì 
ISSN 1859-1531 - TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, SỐ 4(125).2018 31 
xấu. Tuy nhiên, theo từ điển tiếng Việt, ngoài nghĩa trên, 
bình phong còn có nghĩa là “vật dùng để chắn gió, chắn tầm 
nhìn hoặc để che cho đỡ trống trải, thường xây bằng gạch 
trước sân hay làm bằng khung gỗ có căng vải đặt trong 
phòng” [8, tr. 98]. Thực chất, từ “bình phong” được xuất 
phát từ Trung Quốc và được cấu tạo bởi hai từ: bình (trong 
tiếng Trung được viết là 屏, mang nghĩa che chắn) và phong 
(được viết bằng tiếng Trung là 風, mang nghĩa là gió). Như 
vậy, từ nghĩa gốc là che chắn gió thì bình phong đã đi vào 
cuộc sống đời thường của con người với một hàm ý tiêu cực. 
Khái niệm về đình làng 
Đình là “nhà công cộng của làng thời trước, được xây 
dựng để làm nơi thờ Thành hoàng và họp việc làng” [8, tr. 
437]. Đình làng là một thiết chế văn hóa cổ truyền và đóng 
vai trò quan trọng trong đời sống làng xã người Việt. Đình 
làng là trung tâm văn hóa, hội họp đồng thời cũng là nơi 
dân làng gửi gắm niềm tin, ước vọng về một cuộc sống tốt 
đẹp trong tương lai, thông qua các hình thức tín ngưỡng - 
lễ hội đầy màu sắc, thấm đẫm tính nhân văn. Nhà văn Tô 
Hoài có luận về “cái đình làng” trong Chuyện cũ Hà Nội 
rằng: “Cái đình là trung tâm của làng. Làng nào cũng có 
đền thờ ông thần hoàng. Đình được cất cao ráo khang trang, 
thế tất theo phong thủy, nơi phong quang nhất làng”. 
3. Nội dung nghiên cứu 
3.1. Đặc điểm, vị trí của bức bình phong ở đình làng Thạc 
Gián 
Đầu tiên nói về thời gian xây dựng của bức bình phong, 
vào thuở ban sơ, lúc ngôi đình mới xây dựng thì bức bình 
phong như ngày nay chưa được tạo dựng bởi vào lúc này 
thì nguyên liệu gạch, đá chưa được áp dụng vào trong kiến 
trúc xây dựng mà chỉ có các vật liệu có sức bền thấp như 
tre, nứa,... Cho mãi đến đời vua Minh Mạng (1820 - 1840), 
“...ngôi đình được xây dựng lại bằng các vật liệu chủ yếu 
là gạch và gỗ thì bình phong cùng lúc này mới được tạo 
dựng” [2, tr. 147 – 148]. 
Bức bình phong của đình làng Thạc Gián thuộc loại bình 
phong ngoại án và được xây dựng bằng gạch đá, vôi vữa. 
Nhìn tổng thể, bức bình phong có hình dạng của một chiếu 
thư, chiếu thư là loại văn bản hành chính mà vua dùng để 
ban xuống cho dân chúng và có nguồn gốc từ Trung Hoa. 
Cấu tạo của bức bình phong chỉ có hai phần là phần thân và 
phần đế mà không có phần đỉnh. Trong đó, phần đế chỉ được 
xây dựng thành khối chữ nhật đơn giản, không có họa tiết 
trang trí. Xét về phần thân, mặt trước của bức bình phong là 
hình ảnh chúa sơn lâm vừa hung tợn vừa uy nghi trong tư 
thế vồ mồi, cùng hòa vào trong khung cảnh núi non trùng 
trùng điệp điệp. Hình tượng con hổ được đắp nổi bằng xi 
măng, quét sơn màu vàng và có các vằn đỏ trên thân. Với 
những đặc tính của con hổ, người xưa đã chọn hình ảnh con 
hổ trong việc xây dựng bức bình phong nhằm trấn giữ cõi 
đất thiêng liêng đang thờ phụng những bậc hiền tài có công 
với đất nước. Đằng sau sự hung tợn của chúa tể sơn lâm là 
linh vật rất đặc biệt chỉ có trong truyền thuyết - long mã. 
Long mã có đầu rồng và thân ngựa; sừng và bờm của rồng, 
thân có vảy của kỳ lân, chân và móng của ngựa; đang trong 
tư thế bay lượn giữa bầu trời, đầu quay nhìn về phía sau thân 
mình. Ngoài ra, long mã còn đang chở trên lưng là Lạc thư 
và dưới là Hà đồ. Hà đồ và Lạc thư đều là những hình vẽ 
thần bí có từ đời Thượng cổ của Trung Quốc truyền tới ngày 
nay. Hình tượng long mã lại có phần đặc sắc hơn bởi nghệ 
thuật khảm sành sứ. Long mã được đắp nổi và khảm ghép 
các mảnh sành sứ lại với nhau bởi một hỗn hợp kết dính đặc 
biệt. Bằng sự tài hoa và bàn tay khéo léo, những nghệ nhân 
đã đắp thành hình tượng long mã uy nghi, hài hòa trong màu 
sắc. Long mã là linh vật báo hiệu điều tốt lành, là biểu tượng 
của sự thông thái, trường thọ, sự nguy nga đường bệ, hạnh 
phúc vô song. Phía trên long mã là hình ảnh biểu tượng cho 
dương và nguyệt, được khảm bằng một đĩa sành; thể hiện 
cho sự hòa hợp âm dương. Ngoài ra, họa tiết mây được khảm 
sành sứ trên bức bình phong còn tượng trưng cho dấu hiệu 
tốt lành, hạnh phúc. Hơn nữa, mây gắn liền với mưa, tạo nên 
khả năng tồn tại và sinh trưởng của cây trồng trong đời sống 
cư dân nông nghiệp. Do vậy, hình tượng mây chính là ước 
vọng mùa màng tươi tốt của ông cha ta. 
Hai bên bức bình phong là cặp họa tiết đối xứng nhau, 
mỗi bên là một nửa chữ Thọ được khảm sành sứ tỉ mỉ, có 
hình dạng vuông cùng với các họa tiết hoa và lá cách điệu 
ở xung quanh. Vì đây là một chiếu thư đang mở nên khi 
đóng lại thì hai nửa chữ Thọ sẽ được ghép lại thành một 
chữ Thọ hoàn chỉnh. Thời xưa, chữ Thọ xuất hiện nhiều 
trong kiến trúc như cung điện, tư gia của các bậc vương giả 
và cả nhà của thường dân; nó được xem là biểu tượng của 
sự trường thọ, giúp tăng cường năng lượng cho ngôi nhà và 
bảo vệ người sống trong ngôi nhà. Mặt khác, theo Kinh thi, 
ban đầu chữ Thọ là lời chúc tụng cho sự nghiệp của vua 
chúa, về sau là lời chúc dành cho tất cả mọi người. Do vậy, 
hình tượng chữ Thọ trên bức bình phong ở đình làng Thạc 
Gián thể hiện mong muốn một cuộc sống hạnh phúc, thanh 
thản và đủ đầy sức khỏe. Ở phía ngoài cùng là các họa tiết 
hình chữ Vạn (卍), biểu tượng cho sự may mắn. Theo Phật 
giáo, chữ Vạn tượng trưng cho phúc lộc, an khang, thành 
công, thịnh vượng và còn biểu thị cho công đức vô lượng 
của Phật. Chữ Vạn đã từng xuất hiện lần đầu vào khoảng 
từ 16.000 đến 14.000 năm trước Công nguyên và được lấy 
ý tưởng từ sự quan sát vũ trụ, hệ mặt trời; nó thể hiện nơi 
phát sinh ra nguồn sống vô tận và sự vĩnh hằng. Ngoài ra, 
sành sứ còn được khảm viền trang trí xung quanh bức bình 
phong một cách cẩn thận, tỉ mỉ. 
Nói về kích thước, theo quy định về thước tấc của người 
xưa, diện tích của bức bình phong (xét về bình phong ngoại 
án với chất liệu gạch, đá) phải luôn lớn hơn so với diện tích 
cửa giữa của đình và theo tỉ lệ lớn gấp rưỡi trở lên để hai 
cái không có sự đối nghịch với nhau, tạo nên sự hài hòa 
trong kiến trúc. Do vậy, bức bình phong ở đình làng Thạc 
Gián có chiều cao là 1,75m và bề ngang rộng 3,9m; trong 
khi chiều cao và bề ngang của cửa giữa lần lượt là là 
1,835m và 2,29m; tức là diện tích bức bình phong gấp 
khoảng 1,62 lần so với diện tích cửa giữa. 
Còn xét về vị trí, giống như hầu hết các đình làng khác, 
bức bình phong ở đình làng Thạc Gián cũng được đặt theo 
nguyên tắc đơn tuyến, ngoài cùng là nghi môn (cổng ngõ) rồi 
tiếp đến là bình phong án ngữ, đi qua một khoảng sân rộng 
rồi mới đến công trình chính của đình làng. Tuy nhiên, vào 
năm 2009, phía trước bình phong còn được xây dựng thêm 
hồ bán nguyệt nhằm mục đích lưu giữ lại một hồ lớn ngay 
phía trước đình làng. Xưa kia sân đình tiếp giáp với một bàu 
làng rộng 10 đến 12 hecta, nhưng sau này bàu làng bị quy 
32 Trương Thị Thanh Thùy, Nguyễn Ngọc Chinh, Nguyễn Ngọc Nhật Minh 
hoạch để xây dựng khu dân cư; vậy nên dân làng đã xây dựng 
hồ bán nguyệt biểu tượng cho bàu làng cũ cùng với mong ước 
thịnh vượng, phát triển và biểu tượng cho tình yêu đôi lứa. 
Mặt khác, theo phong thủy, “ khoảng cách đặt bình phong 
cũng khá linh động nhưng đều căn cứ vào kích thước công 
trình. Phần lớn các thầy địa lí cho rằng khoảng cách từ bức 
bình phong đến công trình (phong thủy gọi là tiểu minh 
đường) thường lấy tương đương với kích thước bề ngang của 
công trình, được xem là hợp lí” [7, tr. 82]. Trong khi bề ngang 
của đình làng Thạc Gián là 14,2m và khoảng cách từ bình 
phong đến công trình là khoảng 18m, được coi là không quá 
xa so với công trình chính của đình làng và là khoảng cách 
phù hợp đủ để che chắn cho ngôi đình, đáp ứng yêu cầu của 
phong thủy và mang tính thẩm mỹ. 
Tóm lại, kích thước và vị trí đặt bức bình phong đều 
dựa theo một quy tắc chuẩn mực để làm sao bức bình phong 
được phù hợp với ngôi đình và mang tính thẩm mỹ cao. 
Hơn nữa, các họa tiết trên bức bình phong được trang trí 
rất cẩn thận, tỉ mỉ đã làm nên sự đặc sắc và hài hòa cho bức 
bình phong, cùng với đó là các ý nghĩa sâu xa được gửi 
gắm trên từng họa tiết, từng hình tượng linh vật. 
Hình 1. Mặt trước của bức bình phong (Nguồn: Tác giả) 
Hình 2. Mặt sau của bức bình phong (Nguồn: Tác giả) 
3.2. Vai trò của bức bình phong đối với đình làng Thạc 
Gián 
Trong các làng xã Việt Nam, đình là một kiến trúc có 
quy mô to nhất và theo quan niệm của người xưa, có tầm 
quan trọng ảnh hưởng tới sự thịnh vượng và sức khoẻ của 
tất cả dân làng. Do vậy, dựng đình là việc chung của cả 
làng và một việc tối quan trọng khi dựng đình là chọn 
hướng đình. Hướng đình đóng vai trò rất quan trọng, chẳng 
những ảnh hưởng đến sự thịnh vượng về cuộc sống mà còn 
ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người ở trong đình cũng 
như dân chúng sống trong làng. Ca dao cũ có câu: “Toét 
mắt là tại hướng đình. Cả làng cùng toét riêng mình em 
đâu”. Vào thế kỷ XVI và XVII, người ta thường gặp những 
ngôi đình quay về hướng Nam hoặc một số quay về hướng 
Tây và là hai hướng rất được ưa chuộng. Tuy nhiên, đình 
Thạc Gián lại hướng về phía Bắc. Theo như khí hậu của 
Việt Nam thì đây là hướng giá rét vào mùa đông và nóng 
về hè. Hơn nữa, về mặt tín ngưỡng thì đây là hướng mang 
nhiều sự hắc ám, ít nhiều gắn với quỷ dữ. Vì thế, kiến trúc 
của người Việt ít quay về hướng này ... y, lượng tàu thuyền đi lại 
cập bến ở sông Hương nhiều vô kể. Chính vì vậy mà dưới 
lòng sông Hương đã lưu giữ một lớp trầm tích văn hóa vô 
cùng phong phú mà ít ai biết đến chính là những mảnh sành 
sứ, mảnh gốm có khi cả nghìn năm tuổi. Các nhà nghiên cứu 
cho rằng “Nhờ lượng lớn gốm sứ này mà nghệ thuật trong 
cung điện, lăng tẩm, đền đài, nơi thờ cúng ở Huế đã trở thành 
nét văn hóa không thể thiếu ở cố đô Huế” [11]. 
Công việc khó và cầu kì nhất chính là khảm ghép các 
mảnh sành sứ lại với nhau, do vậy bằng con mắt thẩm mỹ, 
trí óc và bàn tay khéo léo của nghệ nhân mới có thể thổi hồn 
vào các mảnh sứ. Tùy từng chất liệu mà nghệ nhân có thể 
sắp đồng chất hoặc đối liệu về chất theo màu men, chất men, 
và cường độ tiếp sáng để tạo nên một họa tiết hài hòa về màu 
sắc. Các màu đỏ tía, đỏ cánh sen hồng thuộc gam màu nóng, 
chủ đạo trong các bức tranh; màu đen chỉ sử dụng cho một 
số họa tiết nhất định như khảm mắt rồng, mắt phượng; còn 
màu xanh phổ biến là xanh lục, xanh lam, xanh tím. 
Ngoài ra, để các vật liệu bám chắc thì cần dùng chất kết 
dính làm từ hàu trộn với vôi, cùng với mật mía đường, 
những phụ gia kết nhuyễn (giấy dó, nhựa bông cẩn, dây tơ 
hồng); tạo thành một hợp chất vừa quánh dẻo vừa bền chắc, 
chịu được nắng mưa lâu dài. Tỉ lệ thành phần nguyên liệu 
của loại hợp chất đặc biệt này tùy thuộc vào chất lượng và 
loại chất liệu sử dụng, tuy nhiên vôi là thành phần chính, 
vì vậy mà việc làm vôi, lọc vôi là công thức bí truyền của 
các phường, thợ. Bên cạnh đó, kỹ thuật cắt gọt cũng cầu 
kỳ, người thợ phải cắt tỉa sao để các mảnh sành sứ gắn lên 
khít nhau, không bị lộ mạch vữa; vậy nên công đoạn này 
thường được giao cho những nghệ nhân có tay nghề cao. 
Qua đây, ta có thể thấy được để làm nên hình tượng long 
mã hài hòa, sinh động như trên bức bình phong ở đình làng 
Thạc Gián là không hề dễ dàng. Nó đòi hỏi sự công phu, tỉ 
mỉ, cùng với sự tài hoa, óc sáng tạo của những nghệ nhân 
xưa, đã biến những vật liệu thô cứng bỗng trở nên thanh nhã, 
mềm mại, sang trọng và lung linh kỳ ảo. Cũng chính nhờ vậy 
mới làm nên được bức bình phong vừa mang giá trị nghệ 
thuật cao vừa bền chắc suốt gần 200 năm. Ngoài ra, nghệ 
thuật khảm sành sứ còn được áp dụng để trang trí cho các 
chi tiết như chữ thọ, vân mây, sóng nước, hoa lá cách điệu 
và được khảm viền xung quanh bức bình phong. 
3.4.3. Bức bình phong mang ý nghĩa tâm linh 
Tại các đình làng, các am miếu dân gian, đề tài trang trí 
trên các bức bình phong ngoại án rất đa dạng, phong phú, 
chứa đựng những ý nghĩa về tâm linh, ước nguyện của con 
người. Riêng bức bình phong ở đình làng Thạc Gián với 
mặt trước là hình ảnh một con hổ đang trong tư thế vồ mồi 
và mặt sau là hình tượng của con vật có trong truyền thuyết 
- long mã. Hai biểu tượng con vật này được trang trí rất phổ 
biến trên các bức bình phong. Thứ nhất, người ta chuộng 
dùng hình tượng chúa sơn lâm trên bình phong bởi con vật 
này tượng trưng cho sự hùng cường và sức mạnh vô song. 
Hình ảnh con hổ dường như đã ăn sâu vào trong đời sống 
ISSN 1859-1531 - TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, SỐ 4(125).2018 35 
của người dân Việt. Những đặc tính của con hổ được ví với 
những gì cho là tốt, mạnh mẽ trong đời sống thường ngày 
như: “ăn như hổ”, “hùng hùng hổ hổ”, “rồng cuộn, hổ 
ngồi”, “chơi với vua như chơi với hổ”,... Trong 12 con giáp 
thì hổ là loài vật hội tụ các đặc chất: dũng mãnh, can 
trường, hiên ngang, dám tấn công cả những con thú to khỏe 
hơn nó. Cũng chính nhờ những đặc chất ấy mà hổ được đưa 
vào cả văn hóa và nghệ thuật. Hình tượng con hổ có mặt 
trên các phù điêu bằng gỗ, đá, đồng, ở các đền đài, lăng 
miếu, trong dòng tranh Đông Hồ và Hàng Trống từ xa xưa. 
Nổi tiếng là bức tranh “Ngũ hổ”, còn được gọi là tranh 
“Ông Năm dinh”, tượng trưng cho năm vị thần tướng ngự 
trị năm phương trời. Bên cạnh đó, trong tín ngưỡng dân 
gian Việt Nam, hổ (cọp) là con vật được tôn thờ từ lâu, tên 
của nó được thần hóa và được gọi là “Ngài”, “Ông Ba 
Mươi”. Ở nước ta, trước kia các cụ còn không dám kêu 
đích danh con hổ mà chỉ dám gọi chệch đi: “ông kễnh”, 
“ông hùm” vì sợ “ngài” giận. Hầu hết các ngôi đình đền 
nào cũng có đắp tượng hổ ở cửa vào, coi như “thần tướng 
gác đền” và thần tướng này cũng được khách đi lễ thắp 
hương, khấn vái. Người dân đã thần thánh hóa hổ, cho nó 
một sức mạnh thiêng liêng diệt trừ được ma quỷ. Có hình 
hổ trấn giữ ở ngưỡng cửa là tà ma không dám xâm nhập. 
Mặt khác, trong quan niệm của người phương Đông còn 
cho rằng hổ thuộc sứ giả của nhà trời xuống hạ giới ban 
phúc cho người lành, giáng họa cho kẻ ác, hướng con người 
đi đến chân, thiện, mỹ. Vậy nên, từ xa xưa nước ta đã hình 
thành tín ngưỡng thờ cúng thần Hổ. Thần Hổ được thờ 
trong các đình, đền, điện, chùa, nhà ở. Điển hình như tục 
thờ hổ trong đền Bà Chúa hay còn gọi là miếu Ông Hổ, 
đình Tân Lập Phú, đền Trần Hưng Đạo,... ở Bình Phước. 
Cũng theo nhận xét của Giáo sư Trần Lâm Biền: “Bình 
phong đặt ở trong hay ngoài nghi môn lệ thuộc vào sự tích 
của thần. Mặt ngoài phải của bình phong phải có hổ (phía 
Nam là long mã) với khả năng trừ tà, sát quỷ, giữ yên cõi 
thiêng” [3, tr. 65]. Do vậy, cũng không lạ gì khi hình tượng 
hổ lại xuất hiện trên bức bình phong ở đình làng Thạc Gián. 
Hình tượng hổ trên bức bình phong thể hiện sự mạnh mẽ, 
uy nghiêm, giữ vai trò trấn giữ, che chắn, bảo hộ cho ngôi 
đình tránh những điều xấu. Bất cứ ai bước vào nơi linh 
thiêng này với tâm đồ xấu xa thì sẽ cảm thấy sợ hãi trước 
hình tượng hung tợn và quyền uy của chúa sơn lâm. 
Mặt khác, ông cha ta chọn hình tượng long mã để trang 
trí mặt trong của bức bình phong ở đình làng Thạc Gián 
cũng xuất phát từ văn hóa tâm linh của người Việt Nam và 
đây cũng là hình tượng phổ biến trên các bức bình phong. 
Thực chất, long mã là sự hóa thân của kỳ lân, là sự kết hợp 
giữa rồng, lân và ngựa; là linh vật có sừng và bờm của rồng, 
mình của con hươu xạ với chiếc đuôi bò, trán sói, thân có 
vảy của kỳ lân, chân và móng của ngựa. Nhưng dù xuất 
hiện dưới bất kì hình dạng gì thì trong trí tưởng tượng của 
tín ngưỡng dân gian phương Đông, kỳ lân cũng là con vật 
báo hiệu điều tốt lành, biểu tượng cho sự trường thọ, nguy 
nga đường bệ và sự hạnh phúc lớn lao. Kỳ lân mang trong 
mình tất cả đặc tính của một con vật hiền lành, nhân từ, nó 
tránh giẫm lên các loại côn trùng, không phá hoại cỏ mềm 
dưới chân, không ăn thịt cũng như làm hại bất kì con vật 
nào. Do vậy, long mã cũng được xem là con vật linh thiêng 
để tôn thờ. Theo truyền thuyết Trung Hoa, long mã đã từng 
xuất hiện dưới thời Phục Hy, trên sông Hoàng Hà, mình 
màu xanh, vằn đỏ, trên lưng có mang bức đồ gồm 55 đốm 
cùng với một cây bửu kiếm. Vua Phục Hy đã vẽ lại các 
đốm ấy tạo nên bức đồ, đặt lên là Hà đồ, là sách trời ban 
cho vua trị nước. Sau này, Hà đồ còn trở thành nền tảng 
cho nhà vua vẽ nên bát quái đồ, cơ sở của thuyết âm dương. 
Ngoài ra, long mã còn là linh vật của Phật giáo bởi vì nó 
thường cõng trên lưng Luật tạng, một trong ba phần cốt lõi 
của kinh sách nhà Phật. Bên cạnh đó, theo nhà nghiên cứu 
Trần Đại Vinh, từ lâu Nho giáo đã xem hình tượng long mã 
như biểu tượng của ước vọng thái bình, an cư lạc nghiệp, 
phát triển. Do vậy, tại các đình chùa, điện thờ, miếu mạo, 
long mã thường được khắc họa hay đúc tượng trên các vật 
thể như bình phong, hoành phi để vừa trang trí chốn tôn 
nghiêm, vừa có công dụng phong thủy trừ tà, khử trược, 
cũng vừa cầu mong sự thái bình. Đặc biệt, hình tượng long 
mã đã trở thành đề tài trang trí phổ biến ở Huế và nhiều 
nhất vẫn là trên các bức bình phong. Trong đó, nổi tiếng 
nhất là bức bình phong long mã tại Trường Quốc học Huế, 
được xây dựng vào đời vua Thành Thái năm 1896. Ngoài 
ra, long mã còn được trang trí cho một số đồ dùng bằng 
bạc, gỗ, đồ sứ và trang phục của một số quan lại triều 
Nguyễn. Tóm lại, từ xa xưa long mã đã được xem là con 
vật linh thiêng, đem lại sự may mắn, điều tốt đẹp, hạnh 
phúc và lạc nghiệp cho con người, vừa có công dụng phong 
thủy, ngăn chặn khí xấu và các yếu tố bất lợi cho gia chủ. 
Vậy nên ông cha ta đã chọn hình tượng long mã để trang 
trí cho bức bình phong ở đình làng Thạc Gián với ước vọng 
cuộc sống thanh bình và yên ấm. 
Mặt khác, đặt bức bình phong ngay trước đình làng còn 
thể hiện sự kính ngưỡng tuyệt đối của con người với thế giới 
thần linh bên trong ngôi đình. Không chỉ riêng đình làng Thạc 
Gián mà hầu hết các đình làng khác đều có nghi môn (cổng 
ngõ) ngoài cùng rồi tiếp đến là bình phong án ngữ, đi qua một 
khoảng sân rộng rồi mới đến công trình chính của đình làng. 
Tất cả đều nằm trên trục dũng đạo tạo thành một chiều sâu 
không gian và tăng thêm sự uy nghiêm của chốn linh thiêng. 
Nhà nghiên cứu Hồ Tấn Tuấn đã có một nhận xét khá độc đáo 
về bức bình phong trong các ngôi đình ở Đà Nẵng: “Sự xuất 
hiện của tấm bình phong ở vị trí này đã thể hiện sự kính 
ngưỡng tuyệt đối của người trần đối với thế giới thần linh. Bởi 
lẽ, bước vào đây người ta buộc phải rẽ sang hai bên mà không 
thể bước tiếp nếu muốn vào chính điện. Mặt khác, đứng ở 
ngoài không ai có thể nhìn thấu xuyên suốt vào điện thờ trong 
đình do sự che khuất của tấm bình phong” [9]. Bức bình 
phong dường như đóng vai trò là vách ngăn giữa thế giới thần 
linh bên trong với thế giới người trần bên ngoài. 
4. Giải pháp bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa ở 
đình làng Thạc Gián nói chung, bức bình phong nói 
riêng 
Nói về riêng bức bình phong, trải qua thời gian,, bức bình 
phong rơi vào tình trạng xuống cấp, các lớp vôi vữa bị bong 
tróc lộ ra các lớp gạch, khiến cho các mảnh sành sứ được 
khảm trên bức bình phong cũng bị bong tróc và rơi rớt. Do 
đó, cùng với đình làng, bức bình phong được tôn tạo lại vào 
năm 2009 với tổng kinh phí hơn 4 tỷ đồng cho cả dự án trùng 
tu đình làng Thạc Gián. Theo như người quản đình là chú 
Nguyễn Ngọc Mạnh cho biết năm 2009 đã mời các nghệ nhân 
từ xã Điện Phương, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam đến 
trùng tu lại bức bình phong. Bức bình phong được phục dựng 
36 Trương Thị Thanh Thùy, Nguyễn Ngọc Chinh, Nguyễn Ngọc Nhật Minh 
lại từng hoa văn, hình dáng dựa trên cái nền tảng của bức bình 
phong cũ. Tuy nhiên đáng tiếc thay, vì trải qua thời gian rất 
lâu nên các mảnh sành sứ có niên đại từ xa xưa bị bong tróc 
nên phải thay mới gần như toàn bộ. Sau khi được tôn tạo, bức 
bình phong đã lấy lại vẻ đẹp vốn có của mình và còn nguyên 
vẹn đến nay. Còn về đình làng Thạc Gián, hiện nay đình làng 
rộng hơn 2.000 m2, nằm lọt thỏm giữa khu dân cư đông đúc 
trong một con hẻm nhỏ và đến năm 2016 thì có dấu hiệu 
xuống cấp kể từ sau đợt trùng tu, trong khi chưa phát huy hết 
được giá trị vốn có. Do vậy, kế hoạch trùng tu nhỏ cho di tích 
đã được thực hiện vào năm 2016 và đồng thời ông Hồ Tấn 
Tuấn – Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di sản thuộc Sở Văn 
hóa Thể thao và Du lịch thành phố Đà Nẵng, nhiều lần 
khuyến nghị chính quyền địa phương, dân làng cần có ý thức 
trong việc giữ gìn di tích đình làng và các cấp, ngành liên 
quan nên đưa đình làng Thạc Gián thành điểm tham quan du 
lịch, bởi như thế mới phát huy hết vẻ đẹp văn hóa đình làng. 
Mặt khác, đình làng Thạc Gián còn tổ chức lễ hội cứ hai năm 
một lần nhằm ngày mùng 10 tháng 3 Âm lịch để tưởng nhớ 
ông bà tổ tiên, tri ân các bậc tiền hiền đã có công khai khẩn 
lập nên làng Thạc Gián. Hơn nữa, đây cũng là dịp để bà con 
làng xóm, họ hàng anh em tập trung về để thắp nén hương tri 
ân các bậc cha ông và gắn kết tình đoàn kết của mọi người lại 
với nhau. Ngoài ra, đây cũng là dịp để giáo dục các thế hệ trẻ 
luôn nhớ về cội nguồn của mình, biết ơn tổ tiên và trân trọng 
các giá trị văn hóa truyền thống của đình làng Thạc Gián. 
Đình làng Thạc Gián được xem là một trong số ít các 
đình làng tại Đà Nẵng còn lưu giữ gần như các nét đẹp văn 
hóa truyền thống của dân tộc, do vậy việc cấp thiết bây giờ 
là cần chung tay bảo tồn và phát huy các giá trị tốt đẹp ấy. 
Đặc biệt, các cấp, ban ngành có liên quan cần can thiệp vào 
việc bảo tồn di tích để nhanh chóng đạt được hiệu quả. Thứ 
nhất, cần phải tuyên truyền rộng rãi tầm quan trọng của 
việc bảo tồn di tích lịch sử - văn hóa nói chung, di tích đình 
làng Thạc Gián nói riêng và kêu gọi mọi người cùng chung 
tay bảo tồn đình làng theo tinh thần Luật Di sản văn hóa và 
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hoá 
đã ban hành và có hiệu lực năm 2009, đây là “cơ sở pháp 
lý vô cùng quan trọng cho công tác bảo tồn và phát huy di 
sản văn hoá trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất 
nước” [6, tr.139]. Thứ hai, tăng cường quản lý của lãnh đạo 
các cấp. Thứ ba, xã hội hóa việc quản lý và giữ gìn giá trị 
văn hóa đình, trong đó có bình phong. Thứ tư, quảng bá 
rộng rãi hình ảnh của đình làng Thạc Gián trên các phương 
tiện thông tin, đại chúng. Thứ năm, tranh thủ sự đóng góp 
hảo tâm của các tổ chức trong và ngoài nước trong việc bảo 
tồn và phát triển đình làng,  Hơn nữa, cần duy trì việc tổ 
chức lễ hội tại đình làng để giáo dục mọi người về các giá 
trị tốt đẹp của đình làng, đặc biệt là tổ chức các cuộc thi 
dành cho các thanh thiếu niên để thế hệ trẻ biết yêu quý và 
trân trọng giá trị của di tích. 
5. Kết luận 
Bức bình phong ở đình làng Thạc Gián không chỉ đơn 
giản mang giá trị về mặt trang trí mà còn ẩn chứa nhiều ý 
nghĩa về mặt tâm linh, phong thủy và là dấu ấn lịch sử một 
thời đất nước hưng thịnh dưới đời vị vua Minh Mạng. Bức 
bình phong đã trở thành một nét đẹp không thể thiếu trong 
tổng thể kiến trúc đình làng Thạc Gián và làm nên cái hồn, 
cái linh thiêng cho ngôi đình hàng trăm năm tuổi này. Do 
vậy, mọi người cần chung tay bảo tồn bức bình phong nói 
riêng và đình làng Thạc Gián nói chung, bởi nếu mất đi thì 
không chỉ là mất mát về mặt vật chất mà còn là sự thiếu 
vắng trong tinh thần của mỗi người dân nơi đây. Hơn nữa, 
đình làng Thạc Gián là di tích cấp Quốc gia nên còn được 
xem là báu vật vô giá của đất nước, là nơi lưu giữ lịch sử 
và văn hóa truyền thống của con người Việt Nam. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1] Đặng Mai Anh, “Đôi nét về bình phong ngoại án thời Nguyễn ở 
Huế”, Tạp chí Di sản Văn hóa, Số 3(48), 2014, trang 44-48. 
[2] Bảo tàng Đà Nẵng, Đà Nẵng - Di tích và danh thắng, NXB Đà Nẵng, 
2009. 
[3] Trần Lâm Biền, Đình làng Việt (châu thổ Bắc Bộ), NXB Hồng Đức, 
2017. 
[4] Nguyễn Ngọc Chinh, Nguyễn Thanh Trường, Nguyễn Ngọc Nhật 
Minh, Bảo tồn, phát triển di tích lịch sử, văn hóa Quảng Nam-Đà 
Nẵng: Mô hình và giải pháp, NXB Đà Nẵng, 2016. 
[5] Phan Hồ Điệp, Nguyễn Ngọc Chinh, Các biểu hiện của triết lý âm 
dương trong kiến trúc đình làng Thạc Gián, Hội thảo Khoa học 
Quốc gia, Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Đà Nẵng, 7/2017. 
[6] Lê Quý Đôn, Phủ biên tạp lục, NXB Văn hóa - Thông tin, 2007. 
[7] Nguyễn Thừa Kế, “Bình phong trong kiến trúc truyền thống Việt”, 
Tạp chí Di sản Văn hóa, Số 9, 2004. 
[8] Hoàng Phê, Từ điển tiếng Việt, NXB Đà Nẵng, 2005. 
[9] Hồ Tấn Tuấn, Lê Xuân Thông, Đinh Thị Toan, Đình làng Đà Nẵng, 
NXB Đà Nẵng, 2012. 
[10] 
ngua-hoa-rong-o-hue-a19915.html (ngày truy cập 11/03/2018). 
[11] 
ti%E1%BA%BFt?pid=329&cid=109&Kham-sanh-su-Hue-Nghe-
thuat-dac-sac-trieu-Nguyen.html (ngày truy cập 09/12/2017). 
(BBT nhận bài: 01/4/2018, hoàn tất thủ tục phản biện: 23/4/2018) 

File đính kèm:

  • pdfkhao_sat_buc_binh_phong_o_dinh_lang_thac_gian.pdf