Khai thác sản phẩm du lịch đảo Lý Sơn trong bối cảnh hội nhập tiếp cận từ địa văn hóa
Sản phẩm địa - văn hóa là sản phẩm của
địa lý, lịch sử và luôn mang dấu ấn văn hóa
của thời đại. Hiện nay, nhiều sản phẩm địa -
văn hóa mới ra đời phục vụ cuộc sống và phát
triển hoạt động du lịch. Hoạt động du lịch sẽ
tạo nên các sản phẩm du lịch đặc thù. Việc tạo
nên các sản phẩm du lịch từ địa - văn hóa
chính là thành quả của di sản địa - văn hóa
chính là bản sắc hòn đảo Lý Sơn trong phát
triển sản phẩm du lịch. Bài viết dưới đây sẽ
làm rõ nội dung này.
Bạn đang xem tài liệu "Khai thác sản phẩm du lịch đảo Lý Sơn trong bối cảnh hội nhập tiếp cận từ địa văn hóa", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Khai thác sản phẩm du lịch đảo Lý Sơn trong bối cảnh hội nhập tiếp cận từ địa văn hóa
TAÏP CHÍ PHAÙT TRIEÅN KH&CN, TAÄP 19, SOÁ X5-2016 Trang 83 Khai thác sản phẩm du lịch đảo Lý Sơn trong bối cảnh hội nhập tiếp cận từ địa văn hóa Ngô Hoàng Đại Long Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQG-HCM TÓM TẮT: Sản phẩm địa - văn hóa là sản phẩm của địa lý, lịch sử và luôn mang dấu ấn văn hóa của thời đại. Hiện nay, nhiều sản phẩm địa - văn hóa mới ra đời phục vụ cuộc sống và phát triển hoạt động du lịch. Hoạt động du lịch sẽ tạo nên các sản phẩm du lịch đặc thù. Việc tạo nên các sản phẩm du lịch từ địa - văn hóa chính là thành quả của di sản địa - văn hóa chính là bản sắc hòn đảo Lý Sơn trong phát triển sản phẩm du lịch. Bài viết dưới đây sẽ làm rõ nội dung này. Từ khóa: sản phẩm du lịch, sản phẩm địa - văn hoá, di sản, Lý Sơn 1. Đặt vấn đề 1.1. Khái quát chung Lý Sơn là huyện đảo duy nhất của tỉnh Quảng Ngãi, nằm “chếch” về phía Đông Bắc tỉnh, cách đất liền 15 hải lý. Diện tích tương đương 10 km2. Dân số toàn huyện là 21.118 người (năm 2013). Mật độ dân số 2.045 người/km2 1. Đơn vị hành chính trực thuộc gồm 3 xã với 6 thôn, trong đó: - Xã An Vĩnh nằm trên đảo Lớn có 2 thôn: thôn Đông và thôn Tây; - Xã An Hải nằm trên đảo Lớn có 3 thôn: Đồng Hộ, thôn Đông và thôn Tây; - Xã An Bình nằm trên đảo Bé có 1 thôn là thôn Bắc. Huyện Lý Sơn nối với tỉnh lỵ chủ yếu bằng đường biển qua cửa biển Sa Kỳ. Tuy là một đảo nhỏ nhưng Lý Sơn có vị trí quan trọng về kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng của tỉnh Quảng Ngãi. Cư dân ở huyện đảo này là người Việt đã định cư và tạo lập được nhiều di sản văn hóa lịch sử quý báu. Đánh cá, trồng hành tỏi là sinh hoạt kinh tế đặc thù của huyện đảo. 1 Theo Niên giám thống kê tỉnh Quảng Ngãi năm 2013. Về mặt địa lý tự nhiên: Lý Sơn là một đảo nhỏ nằm trong vùng nội thủy của Việt Nam, bốn phía là biển. Lý Sơn là một cụm 3 đảo như những ngọn núi nhô cao giữa biển. Đảo lớn nhất là đảo Lý Sơn (hay còn gọi là đảo Lớn, Cù Lao Ré), vì ở đây có nhiều cây ré (một loài thực vật mọc hoang) với năm ngọn núi được gọi là ngũ linh: núi Thới Lới, Hòn Tai, Hòn Sỏi, núi Giếng Tiền, Hòn Vung, trong đó núi Thới Lới lớn nhất. Cù lao Ré (đảo Lý Sơn) và cù lao Bờ Bãi là sản phẩm của hoạt động núi lửa. Năm 2005, những giá trị về thắng cảnh, địa chất và địa mạo của hai hòn đảo này đã được Lê Đức An xếp vào di sản thiên nhiên hiếm có và đề nghị là danh thắng địa mạo - địa chất cấp Quốc gia (Lê Đức An 2005). Năm 2013, Lê Đức An và nnk đề nghị nghiên cứu để nâng di sản này lên cấp Quốc tế (Lê Đức An, Trần Đức Thạnh, Nguyễn Hữu Cử 2013). Đảo Bé nhỏ, nằm ở phía Tây Bắc đảo Lớn, còn gọi là Cù Lao Bờ Bãi, có cư dân ở (nay là xã An Bình). Phía Đông Nam đảo Lớn có hòn Mù Cu, một bãi đất nhô lên giữa biển, không có người ở. Vùng biển đảo Lý Sơn có nhiều cá, nhiều loại hải sản và san SCIENCE & TECHNOLOGY DEVELOPMENT, Vol 19, No.X5-2016 Trang 84 hô. Lý Sơn có nhiều hang động tự nhiên như hang Câu, hang Cò, hang Kẻ Cướp và nhiều vết tích núi lửa đã tắt. Xưa ở Lý Sơn có nhiều rừng, có suối, như rừng suối Truông, rừng Nhợ, rừng Cây Gạo, rừng Bà Bút, suối Chình, suối Ốc Trong đó có loài cây dầu (du thủy) được nhà nước phong kiến chú ý và bắt nộp thuế sản vật. Rừng đã bị tàn phá từ nhiều đời trước và suối nước không còn. Đảo có các trảng bằng (chủ yếu nằm dọc phía nam đảo), là khu tập trung dân cư và đất canh tác. Nhận thấy, địa du lịch là một ngành du lịch phát triển toàn diện cả 3 khía cạnh môi trường vô sinh (địa chất, khí hậu), môi trường hữu sinh (động thực vật) và môi trường văn hoá. Các khía cạnh này sẽ được làm rõ trong cách tiếp cận về địa văn hóa nhằm phục vụ cho việc phát triển du lịch bền vững tại đảo Lý Sơn. 1.2. Phương pháp và cách tiếp cận Bài viết này tác giả tiếp cận các quan điểm về “Địa du lịch – Geotourism” thay vì dùng “Du lịch Địa chất – Geological Tourism” từ các tác giả như sau: Thomas Hose (1995), Jonathan Tourtellot và Sally Bensusen (1997), Ross Dowling và Newsome (2006), Newsome và Dowling (2010)... Địa du lịch là một hình thức du lịch tự nhiên tập trung vào các cảnh quan và địa chất. Nó thúc đẩy du lịch đến các di sản địa chất (Geosites) và bảo tồn đa dạng địa học (Geodiversity) cũng như sự hiểu biết về khoa học Trái đất thông qua bảo tồn và học tập (Newsome, D. and Dowling , R.K. 2010). Do đó, địa du lịch là loại hình du lịch giúp duy trì và tăng cường đặc điểm đặc sắc của một vùng lãnh thổ tập trung vào các đặc điểm địa chất, môi trường, văn hoá, thẩm mỹ, di sản và phúc lợi của cư dân địa phương. Để làm sáng tỏ các vấn đề trên, tác đã sử dụng các phương pháp để thu thập dữ liệu thứ cấp lẫn sơ cấp thông qua việc khảo sát thực địa tại đảo Lý Sơn (từ ngày 19 đến 22 tháng 12 năm 2015). Bằng các công cụ bảng hỏi, phỏng vấn sâu và chụp ảnh hiện trường trên đảo kết hợp với công tác nội nghiệp sau khi đi khảo sát về bằng phương pháp phân tích bản đồ, phân tích tổng hợp dữ liệu đã thập để phục vụ cho bài viết này. Là một hải đảo, ngoài những đặc điểm chung là khí hậu nhiệt đới gió mùa ở vùng đồng bằng ven biển tỉnh Quảng Ngãi, Lý Sơn còn có đặc điểm riêng: dễ khô hạn về mùa nắng, thiếu nước ngọt để sinh hoạt, chịu nhiều giông bão về mùa mưa. Theo số liệu năm 2010, nhiệt độ trung bình ở đảo là 26,40C, lượng mưa 1.970,7 mm, tổng số giờ nắng trong năm là 2.430,1 giờ, độ ẩm trung bình 86,6%. Về lịch sử: đảo Lý Sơn vào nửa đầu thế kỷ 17, Chúa Nguyễn tổ chức Hải đội Hoàng Sa từ xã An Vĩnh (huyện đảo Lý Sơn) ra quần đảo Hoàng Sa - Trường Sa thu lượm hàng hóa, khí cụ trên các tàu mắc cạn, đánh bắt hải sản quý hiếm và xác lập chủ quyền trên hai quần đảo này. Chủ quyền ấy được viết bằng mồ hôi, xương máu và cả sinh mạng của nhiều thế hệ trai tráng trong những chuyến đi biển không bao giờ trở về. Về văn hóa: các phát hiện khảo cổ học gần đây cho thấy, cách đây 2.500-3.000 năm ở đảo Lý Sơn đã có cư dân chủ nhân của văn hóa Sa Huỳnh sinh sống, không như nhiều người nhận định xưa là một hoang đảo. Cư dân sống dọc các suối cổ, bắt ốc và cá, có thể có canh tác nông nghiệp để sinh sống. Từ cuối thế kỷ 16, những cư dân Việt ở hai bên cửa Sa Kỳ là An Vĩnh và An Hải ra khai thác và sinh sống ở đảo, lập ra An Vĩnh phường và An Hải phường, 15 người thuộc 15 dòng họ trở thành 15 vị tiền hiền của đảo. Như vậy, khác với đất liền, nguồn gốc cư dân Việt ở đảo Lý Sơn không trực tiếp từ Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ di cư vào, mà từ vùng đất liền Quảng Ngãi di chuyển ra sinh sống. Dân số trên đảo Lý Sơn có sự phát triển khá nhanh. Năm 1930-1931, dân số có khoảng 4.000 người. Năm 1990, số dân trên đảo có khoảng 16.260 người. Năm 2000, số dân tăng lên 18.500 người. Năm 2004, khoảng 19.082 người. Và năm 2005 là 20.033 người. Chính cư dân nơi đây đã kiến tạo nên một nền văn hóa biển đảo đầy bản sắc đặc trưng. TAÏP CHÍ PHAÙT TRIEÅN KH&CN, TAÄP 19, SOÁ X5-2016 Trang 85 Hình 1. Vị trí đảo Lý Sơn Hình 2. Khảo sát tại bãi tắm Hang Câu Mật độ dân số ở Lý Sơn năm 2005 là 2.009 người/km2, cao gấp 8 lần so với mật độ dân số trung bình trong tỉnh Quảng Ngãi (250 người/km2, vốn đã rất cao), chỉ thấp hơn mật độ dân số thành phố Quảng Ngãi và cao hơn tuyệt đối so với các huyện khác. Mật độ dân số cao 2.045 người /km2 (2013), với nông nghiệp hải đảo là hoạt động kinh tế chủ yếu đã đặt áp lực dân số rất lớn ở đảo, có mật độ dân số cao nhất nước. Tình hình diện tích, phân bố dân cư tương đối cân phân giữa 2 xã đảo trên đảo Lớn, riêng xã An Bình biệt lập ở đảo Bé, do điều kiện khó khăn, cư dân tương đối thưa thớt. Về kinh tế: Lý Sơn chủ yếu là kinh tế nông – ngư nghiệp. Tuy ở đảo nhỏ hẹp, khó khăn về nguồn nước, nhưng dân cư sống bằng các nghề nông ngư vẫn chiếm nhiều nhất. Cụ thể năm 2005, trong tổng số 9.475 lao động thì đã có 4.164 lao động nghề nông, 3.420 lao động ngư nghiệp, 635 lao động công nghiệp và xây dựng, 615 lao động thương mại - dịch vụ. Về phương tiện giao thông: tuyến hải trình Sa Kỳ - Lý Sơn là tuyến ngắn nhất nối huyện đảo với tỉnh lỵ Quảng Ngãi. Từ tỉnh lỵ thưở xưa có con đường chạy theo tả ngạn sông Trà Khúc đi trực chỉ đến cửa Sa Kỳ. Đường này nay đã xây dựng thành Quốc lộ 24B, trải nhựa; cảng cá Sa Kỳ, cảng Lý Sơn đều đã được xây dựng. Đường nội bộ ở đảo Lý Sơn thì điểm nút là cảng nằm ở phía tây nam đảo (gần huyện lỵ) có trục đường men theo bờ biển phía nam nối hai xã của đảo Lớn. Đây là trục đường chính. Có trục đường ngang nối phía nam và phía bắc nằm ở giữa đảo, và có nhiều tuyến nhỏ ngang dọc. Cho đến nay khoảng một vài chục năm, phương tiện giao thông của cư dân trên đảo vẫn là đi bộ, đi xe đạp. Xe máy, xe ô tô, taxi tuy chỉ mới xuất hiện gần đây nhưng đã làm cho hoạt động du lịch nơi đây thêm sinh động. Đặc biệt là Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa rất lớn vào tháng 3 Âm lịch, có lịch sử từ hàng trăm năm nay. Ngôi đền còn cất giữ nhiều tài liệu, di vật quý giá về lịch sử hình thành đảo Lý Sơn. Bên cạnh bằng chứng hùng hồn về chủ quyền biển đảo, Lý Sơn còn sở hữu hàng chục di tích cổ lớn nhỏ được bảo tồn khá nguyên vẹn. Quần thể đền chùa, miếu, hiện vật bằng đá, gốm sứ Trung Hoa, Chăm, Đại Việt, di chỉ văn hóa Chăm và Sa Huỳnh... là kho tàng phong phú để du khách tìm hiểu thêm những nét đặc sắc của đảo2. Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế như hiện nay thì vấn đề bảo tồn và phát huy những 2 Theo Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi năm 2013. SCIENCE & TECHNOLOGY DEVELOPMENT, Vol 19, No.X5-2016 Trang 86 giá trị từ thiên nhiên, cũng như các giá trị văn hóa, lịch sử truyền thống của “cộng đồng hải đảo” là một yêu cầu cấp thiết. Đồng thời, đây cũng là thời điểm cần phát huy hơn nữa những giá trị văn hóa ra bên ngoài, quảng bá hơn nữa tính sự đa dạng, độc đáo và bản sắc địa - văn hóa của Lý Sơn nói riêng và Việt Nam nói chung ra ngoài phạm vi vùng, khu vực và thế giới. Hoạt động du lịch và xây dựng các sản phẩm du lịch đặc trưng, độc đáo của vùng đất chính là kênh văn hóa quan trọng để chuyển tải những nét độc đáo ra bên ngoài, đồng thời thông qua du lịch sẽ góp phần giữ gìn và phát huy những giá trị văn hóa biển đảo địa phương. Di sản địa-văn hóa đảo Lý Sơn độc đáo của cộng đồng cư dân Việt trong thực tiễn hoạt động du lịch hiện nay, là một giá trị văn hóa hải đảo đặc sắc trong sự đa dạng địa học và độc đáo cần thiết có chiến lược đưa vào hoạt động nhằm khai thác thác và bảo tồn có hiệu quả nhìn từ góc độ du lịch gắn liền với lịch sử chủ quyền lãnh thổ trên vùng biển Đông của nước ta. 2. Di sản địa-văn hóa đảo Lý Sơn 2.1. Di sản văn hóa trong sự đa dạng địa học ở đảo Lý Sơn Luật Di sản văn hóa định nghĩa: “Di sản văn hóa Việt Nam là tài sản quý giá của cộng đồng các dân tộc Việt Nam và là một bộ phận của di sản văn hóa nhân loại, có vai trò to lớn trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước của nhân dân ta”. Nói cách khác, di sản văn hóa, đó là một “tài sản quý giá”, là nhân tố quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước. Việc sử dụng được nhân tố quý giá đó trong nổ lực phát triển của mỗi vùng đất hiện nay, ấy mới là một sự phát triển bền vững, lâu dài. Trước hết cần phải nhìn nhận di sản văn hóa là một trong những yếu tố làm nên cái thần, cái hồn của vùng đất. Có thể có nhiều du khách trong và ngoài nước đến với đảo Lý Sơn vì vẻ đẹp thiên nhiên mà tạo hóa đã ban tặng cho hòn đảo này, nhưng cũng có không ít người đến với hòn đảo này bởi đây là hòn đảo đầy huyền thoại và thiêng liêng, nơi để tưởng nhớ những người đã vâng mệnh triều đình ra làm nhiệm vụ ở đảo xa mà không trở về; đồng thời khẳng định chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa (Newsome, D. and Dowling , R.K. 2010). Tất cả đã làm nên một “hòn đảo di sản địa văn hóa” không chỉ đẹp, thơ mộng mà còn đi vào lòng người bởi những nét đẹp văn hóa – lịch sử trong sự đa dạng địa học được hội tụ qua “bàn tay kiến tạo” những con người nơi đây. Những di sản văn hóa đặc trưng mà chúng ta khai thác sử dụng là vô cùng phong phú đa dạng. Khai thác, giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc, góp phần đắc lực cho phát triển. Nhưng chúng ta cũng cần có sự chọn lọc như Hồ Chủ Tịch đã chỉ ra: “Nói là khôi phục vốn cũ thì nên khôi phục cái gì tốt, còn cái gì không tốt thì loại dần ra”3. Di sản văn hóa bao gồm toàn bộ những giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể mang bản sắc đặc trưng của mỗi địa phương. Bản sắc văn hóa của vùng đất ấy sẽ cuốn hút du khách đến trải nghiệm, khám phá, tìm hiểu để làm giàu cho hành trang tri thức của mình. Có thể nói di sản địa-văn hóa của một vùng đất và phát triển du lịch có mối quan hệ tương tác, gắn bó hữu cơ: di sản là nguồn vốn, là cơ sở để du lịch khai thác làm giàu; còn du lịch, đến lượt mình, sẽ có tác dụng quảng bá, tôn lên các giá trị văn hóa của di sản của vùng đất, góp phần giữ gìn và phát huy di sản địa phương hải đảo. Di sản địa-văn hóa là linh hồn của các điểm đến du lịch, là yếu tố quan trọng để cấu thành sản phẩm du lịch của điểm đến làm tăng lên nhiều lần giá trị của khu vực. Ngược lại, nếu không có du lịch khai thác, quảng bá, biến thành những sản phẩm độc đáo để thu hút du khách thì di sản địa-văn hóa sẽ thiếu đi sức sống, không có cơ hội phát lộ những giá trị đích thực của nó. Vì vậy, sự phát triển của du lịch không thể tách rời với di sản địa-văn hóa và du lịch chính là cầu nối để di sản đó đến gần hơn với du khách thập phương. 2.2. Những giá trị mang tính “di sản” từ sự đa dạng địa học ở Lý Sơn 3 TAÏP CHÍ PHAÙT TRIEÅN KH&CN, TAÄP 19, SOÁ X5-2016 Trang 87 Theo tuyên bố giá trị nổi bật toàn cầu được thông qua tại kỳ họp lần thứ 36 (Nghị quyết WHC- 12/36.COM/8E) của Ủy ban Di sản thế giới thì những mẫu hình tốt nhất, điển hình nhất của dạng địa hình phức hợp, chứa đựng nhiều bằng chứng nổi bật về lịch sử của Trái đất. Nó một có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao hiểu biết về lịch sử địa chất, địa mạo và địa thời của địa phương phù hợp với tiêu chí viii của UNESCO “là những ví dụ nổi bật đại diện cho những giai đoạn lớn của lịch sử trái đất, bao gồm cả việc ghi chép lại cuộc sống, các quá trình địa chất lớn đang tiếp diễn trong sự phát triển của các địa mạo, hay những đặc điểm địa chấn và địa hình lớn”. Do vậy, đảo Lý Sơn được tiếp cận từ góc độ này nhằm tìm ra các giá trị đặc trưng cho hòn đảo này. Đa dạng địa học (Geodiversity) là các đối tượng địa chất hoặc địa mạo có giá trị khoa học, giá trị văn hóa-lịch sử, giá trị thẩm mỹ và giá trị xã hội-kinh tế do nhận thức hoặc khai thác của con người. Trong đó, geosite (các di tích địa học tiêu biểu) là những điểm địa chất cụ thể phản ánh tính đa dạng địa học cho một khu vực, vùng hoặc quốc gia (Murray Gray 2004; Hà Quang Hải 2012). Theo các công trình nghiên cứu địa chất năm 2015, đã cho thấy đảo Lý Sơn có sự đa dạng về đặc điểm địa chất và địa mạo (Lê Đức An 2005; Lê Đức An, Trần Đức Thạnh, Nguyễn Hữu Cử 2013; Hà Quang Hải 2012). Tại đây, hệ tầng trầm tích có tuổi cổ nhất đã được thiết lập vào cuối Pleistocen – đầu Holocen (Q13 – Q21) (Lê Đức An 2005). Hiện diện tương đối đầy đủ các đá magma như: phun trà ... những dịch vụ khác nhằm đáp ứng nhu cầu của khách du lịch. Theo nhóm tác giả, quan điểm khác nhau sẽ ảnh hưởng khác nhau tới việc phát triển sản phẩm du lịch. Nếu theo Luật Du lịch thì SPDL vẫn chỉ đơn thuần là hoạt động của các ngành dịch vụ. Trên thực tế, nội dung của hoạt động du lịch đa dạng và phong phú hơn nhiều. Theo Michael M.Coltman (1989): “SPDL là một tổng thể bao gồm các thành phần không đồng nhất hữu hình và vô hình. SPDL có thể là một món hàng cụ thể như thức ăn, hoặc một món hàng không cụ thể như chất lượng phục vụ, bầu không khí tại nơi nghỉ mát”. Hiện nay, khái niệm SPDL đã được mở rộng hơn rất nhiều. Theo John Wiley (1991) quan niệm: “Một khi điểm đến được mời chào bán tức là một điểm mà khách du lịch mong muốn được đến thăm, thì phải được phát triển sản phẩm một cách tổng thể”. Nói một cách khác thì du lịch với tính chất là một ngành du lịch tổng hợp, phát triển không chỉ dựa trên cơ sở vật chất của bản thân nó mà còn phải dựa trên điều kiện kinh tế - xã hội cũng như trình độ phát triển của nhiều ngành kinh tế khác nữa như: thương mại, hàng không, cảng biển, Quá trình đi du lịch, du khách không chỉ hưởng thụ các giá trị của ngành du lịch thông qua các tuyến và điểm tham quan du lịch mà còn được tiếp cận với rất nhiều hoạt động khác nhau, các môi trường không gian khác nhau tại điểm đến như: các trung tâm chính trị và văn hóa của đô thị; các khu ở và hoạt động sinh sống của dân cư, các khu công nghiệp và hoạt động khai thác đó là các giá trị mà du khách được cảm nhận và hưởng thụ một cách tự nhiên mà không phải trả tiền. Tuy vậy, nếu các hoạt động này tốt sẽ làm tăng rất nhiều giá trị hấp dẫn cho một điểm đến, tạo ra khả năng kích thích nhu cầu của thị trường khách và ngành du lịch sẽ thu được lợi nhuận lớn từ du khách thông qua các hoạt động bổ trợ này. Vì vậy, sự phát triển của ngành du lịch đòi hỏi sự đầu tư một cách đồng bộ cho các điều kiện cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất cho điểm đến. Ngược lại, sự phát triển của du lịch sẽ thúc đẩy sự phát triển SCIENCE & TECHNOLOGY DEVELOPMENT, Vol 19, No.X5-2016 Trang 90 của những ngành kinh tế liên quan và ngược lại, sự phát triển của các ngành kinh tế khác cũng có tác động trở lại đối với du lịch. Vì vậy ngoài doanh thu trực tiếp của ngành du lịch, các ngành kinh tế khác cũng gián tiếp thu được lợi nhuận từ du khách. Như vậy, là theo thời gian, khái niệm về SPDL đã có góc nhìn ngày càng mở rộng hơn: từ chỗ chỉ xem SPDL là một số loại hình kinh doanh dịch vụ, đến nay SPDL đã trở thành một khái niệm rất rộng, được cấu thành bởi nhiều yếu tố vật chất và phi vật chất có khả năng đáp ứng nhu cầu du lịch ngày càng đa dạng của con người đương đại (Dương Đức Minh, Ngô Hoàng Đại Long 2010). Do đó, trên cơ sở phân tích các khái niệm về SPDL dựa vào bản chất của hoạt động du lịch là đáp ứng nhu cầu thay đổi không gian sống hiện tại để khám phá các không gian mới lạ của con người. Vì vậy, yêu cầu thiết yếu nhất đối với các SPDL là phải thể hiện được nét đặc trưng độc đáo của không gian du lịch (hay còn gọi là không gian của điểm đến), giúp cho du khách cảm nhận được sâu sắc các giá trị văn hóa và tự nhiên của không gian đó. Nếu tiếp cận ở khía cạnh của du khách chúng ta sẽ nhận thấy: SPDL là khái niệm rất rộng, nó không đơn thuần chỉ là tập hợp các dịch vụ du lịch đơn lẻ, nó bao hàm tất cả những giá trị vật chất và tinh thần chứa đựng trong không gian của điểm đến mà có thể thỏa mãn nhu cầu của du khách. Tất cả những cảm xúc đơn lẻ và đa dạng đó với những mức độ đóng góp khác nhau của mình, góp nhặt lại sẽ tạo ra ấn tượng, cảm xúc đặc trưng cho du khách về không gian của điểm đến và được gọi là SPDL tổng thể. Ở đây, SPDL tổng thể của một điểm đến là sự hòa trộn mang tính quy luật của các giá trị tự nhiên và nhân văn, các giá trị vật thể và phi vật thể chứa đựng trong không gian của một điểm đến. SPDL tổng thể sẽ đem lại cho du khách những ấn tượng và cảm xúc đặc trưng nhất về một điểm đến. Còn theo Tổ chức Du lịch Thế giới (WTO), “sản phẩm du lịch là tổng hợp của 3 yếu tố cấu thành: (1) tài nguyên du lịch đặc thù; (2) các dịch vụ bổ trợ từ các cơ sở vật chất kỹ thuật, lao động và quản lý du lịch”; (3) dịch vụ gia tăng du lịch từ đểm đến;. SPDL được thể hiện trong sơ đồ sau: Sơ đồ 1. Sản phẩm du lịch tổng thể đảo Lý Sơn Trong đó: Phần lõi: lấy tài nguyên nhân văn và hệ sinh thái tự nhiên biển đảo làm điểm nhấn thu hút du khách Phần dịch vụ bổ trợ: hệ thống các điểm ăn uống, lưu trú, bến cảng, vui chơi giải trí Phần dịch vụ gia tăng: nhằm kéo dài thời gian lưu trú và tăng giá trị của du lịch Lý Sơn, đó là TAÏP CHÍ PHAÙT TRIEÅN KH&CN, TAÄP 19, SOÁ X5-2016 Trang 91 các sản phẩm từ chính các dịch vụ “chất lượng” do con người nơi đây tạo ra. Có thể thấy phần lõi đóng vai trò hạt nhân lấy tài nguyên nhân văn và hệ giá trị từ biển đảo trong sự đa dạng địa học làm điểm nhấn. Theo cách tiếp cận của tác giả về việc hình thành sản phẩm du lịch di sản địa - văn hoá Lý Sơn xin đưa ra ý niệm như sau: “Du lịch địa-văn hoá sinh thái biển đảo là một loại hình du lịch đặc thù, dựa vào môi trường biển đảo, có trách nhiệm hỗ trợ cho các mục tiêu bảo tồn môi trường thiên nhiên, và các giá trị văn hóa của cộng đồng cư dân đang sinh sống ở vùng duyên hải và hải đảo. Du lịch biển, đảo nên chú trọng đề cao sự tham gia tích cực của người dân địa phương vào việc hoạch định quản lý và khai thác một cách có hiệu quả các nguồn tài nguyên du lịch trên cơ sở bảo tồn và phát triển bền vững, tạo điều kiện mang lại lợi ích kinh tế - xã hội cho toàn cộng đồng”. Như vậy, sản phẩm du lịch đặc thù cho “di sản đảo Lý Sơn” là một “bức tranh tổng thể của điểm đến” đó là sự đa dạng địa-văn hóa của hòn đảo, trong đó tài nguyên du lịch sinh thái tự nhiên và nhân văn đóng vai trò chủ đạo. Còn các yếu tố môi trường và dịch vụ chỉ mang tính phụ trợ, góp phần tô điểm, tôn vinh bản sắc đặc trưng của tài nguyên để tạo ra một sự hài hòa, một sức hút riêng biệt cho điểm đến. Việc xây dựng sản phẩm du lịch tổng thể cho “di sản đảo Lý Sơn” hay không gian của điểm đến vùng đất “di sản đảo Lý Sơn” với các điểm tài nguyên sinh thái hoang sơ, di sản văn hóa mang tính bản địa và dịch vụ chất lượng cao, có bản sắc sẽ tạo được cảm xúc mạnh cho du khách thì càng hấp dẫn và kéo dài được thời gian lưu trú của du khách, khiến du khách nhớ lâu, làm cho du khách muốn quay trở lại và sẽ quảng bá cho điểm đến, trước những diễn biến căng thẳng trên Biển Đông thời gian qua cùng những thách thức đặt ra, đòi hỏi sự thích ứng trong tình hình mới, phát triển du lịch biển, đảo với quan điểm gắn liền với mục tiêu bảo đảm an ninh, quốc phòng. Những không gian như vậy sẽ tạo ra được thương hiệu riêng cho hòn đảo Lý Sơn. Sơ đồ 2. Tuyến điểm du lịch tổng thể đảo Lý Sơn. Nguồn: tác giả thực hiện, 2015 Hình 3. Nhà lưu niệm Hoàng Sa Hình 4. Toàn cảnh đảo Lý Sơn SCIENCE & TECHNOLOGY DEVELOPMENT, Vol 19, No.X5-2016 Trang 92 4. Đề xuất một số giải pháp để khai thác các sản phẩm du lịch đảo Lý Sơn 4.1. Thành lập hồ sơ công viên địa chất để bảo tồn đa dạng địa học Lý Sơn (Geosite Lý Sơn) Các cuộc khảo sát thực tế cho thấy, các khu vực này vẫn còn lưu giữ nhiều trầm tích nham thạch của núi lửa cách đây từ 6 triệu đến 11 triệu năm. Tại Hang Câu, Chùa Hang còn lưu giữ từng lớp địa tầng của vỏ trái đất, vách địa tầng cấu tạo bởi dung nham núi lửa với hệ tầng cổ nhất có niên đại khoảng 11 triệu năm. Ngoài giá trị những giá trị nổi bật về cảnh quan, cổ sinh địa tầng, lịch sử phát triển địa chất - địa mạo và truyền thống văn hoá của cộng đồng dân cư bản địa, chúng còn có những giá trị văn hóa đặc biệt mà không nơi nào có được như: lễ khao lề thế lính Hoàng Sa được 13 dòng họ trên đảo tổ chức vào ngày 19-3 âm lịch hằng năm. Tóm lại chúng có giá trị hấp dẫn về đa dạng địa – văn hóa, lịch sử, giáo dục... đầy tính nhân văn. 4.2. Đa dạng hóa các tour du lịch địa chất, du lịch văn hóa và sinh thái nông nghiệp hải đảo Liên kết ngoại vùng, kết nối các điểm du lịch: Tuyến Lý Sơn nối từ Đà Nẵng, Chu Lai và Lào, Thái Lan: tương tự như: núi, biển là yếu tố hấp dẫn nhiều người. Ngoài các giá trị như không khí trong lành, mát mẻ từ biển đảo, còn cung cấp rất nhiều thứ mà chúng không thể tìm thấy ở trong đất liền. Đặc biệt, là các điểm có sự đa dạng về địa học để cho du khách hiểu thêm về “kiệt tác” của thiên nhiên đã ban tặng cho nơi đây. 4.3. Phát huy vai trò của cộng đồng địa phương bằng việc đa dạng sinh kế hải đảo Thực tế cho thấy nguồn lợi chỉ có thể được quản lý hiệu quả khi đời sống của người dân hải đảo được ổn định và nâng cao. Do đó, đa dạng sinh kế đóng vai trò rất quan trọng nhằm từng bước giảm sự phụ thuộc vào nguồn tài nguyên thiên nhiên đánh bắt xa bờ thông qua các sinh kế phù hợp để tăng thu nhập, tăng sự ổn định và giảm rủi ro tới đa dạng địa - sinh học tài nguyên biển nơi đây. Khi được tham gia vào hoạt động kinh tế, được chia sẻ quyền lợi từ nguồn tài nguyên tự nhiên và nhân văn nơi mình sinh sống, người dân địa phương sẽ thấy được lợi ích và trách nhiệm của mình. Họ sẽ nâng cao ý thức giữ gìn, khả năng phát huy những giá trị họ đang làm chủ để được cùng hưởng lợi và bảo tồn nguồn lợi đó phát triển bền vững. Người địa phương nên được đào tạo thành hướng dẫn viên, thuyết minh viên sẽ tạo được sự hấp dẫn đối với du khách, đồng thời tạo được thêm nguồn thu nhập và việc làm. Chính quyền địa phương nên xây dựng chương trình hỗ trợ, phối hợp với người dân chuẩn bị cơ sở dịch vụ du lịch, các hình thức kinh doanh du lịch phù hợp với điều kiện sẵn có. Du khách có thể ở và sinh hoạt cùng dân (homestay hải đảo) để giúp họ hiểu biết thêm về đời sốn văn hóa của người dân địa phương. Đó cũng là một định hướng khai thác tiềm năng du lịch hiệu quả. 4.4. Lồng ghép các chương trình truyền thông về nâng cao ý thức cộng đồng Sự tham gia của cộng đồng dân cư địa phương vào việc bảo tồn, khai thác du lịch địa-văn hóa được xem là một trong những mô hình rất thành công ở nhiều nước trên thế giới. Với mô hình này, người dân sẽ tham gia hầu hết các hoạt động và dịch vụ của chương trình. Các chương trình này sẽ góp phần mang lại những lợi ích thiết thực cho người dân và người dân cũng sẽ nhận thấy được giá trị của nguồn tài nguyên mà họ đang thụ hưởng. Trước tiên, là thiết lập một số chương trình tập huấn cho người dân và cán bộ của địa phương về những kiến thức đa dạng địa học, giá trị văn hóa sinh thái ở Lý Sơn, giá trị của việc khai thác du lịch cộng đồng bền vững. Tổ chức chương trình tập huấn cho những người tham gia hoạt động dịch vụ du lịch nhằm phát huy vai trò của người dân trong việc tham gia quảng bá những nét đẹp của địa phương đến du khách. Về lâu dài chúng ta cần hướng đến việc xây dựng một chương trình giáo dục ngoại khóa đưa vào trường học nhằm giúp các em có thêm kiến thức về tài nguyên thiên nhiên cũng như những nét văn hóa đặc trưng của quê hương. Bên cạnh, đó TAÏP CHÍ PHAÙT TRIEÅN KH&CN, TAÄP 19, SOÁ X5-2016 Trang 93 nên tổ chức các chương trình tuyên truyền trực quan bằng hình ảnh, hoạt động cộng đồng, phong trào vệ sinh môi trường định kỳ và theo sự kiện tổ chức tại địa phương. Hỗ trợ xây dựng hệ thống thông tin quảng bá giá trị di sản địa-văn hóa Lý Sơn trong tổng thể chung của Quảng Ngãi cũng như cả nước. 5. Kết luận Xét góc độ khai thác kinh tế sinh thái thì ưu tiên phát triển loại hình du lịch địa chất, du lịch văn hóa, du lịch sinh thái, du lịch nông nghiệp vừa đáp ứng yêu cầu bảo tồn vừa đảm bảo sinh kế cho cộng cộng bên cạnh đó góp phần giáo dục tuyên truyền biển đảo đồng thời góp phần bảo vệ môi trường rất hiệu quả. Nếu xem “di sản đảo lý Sơn” là trung tâm phục vụ các dịch vụ đi lại, ăn uống, nghỉ ngơi của du khách thì toàn bộ khu vực xung quanh trên “con đường di sản miền Trung” đều có thể khai thác kết nối du lịch với đảo Lý Sơn. Trong đó “điểm nhấn” cho “đảo di sản Lý Sơn” với các điều kiện khí hậu thuận lợi, thiên nhiên đa dạng, thích hợp cho việc phát triển du lịch biển đảo, nhất là phát triển loại hình du lịch địa chất, văn hoá sinh thái và nghỉ dưỡng chất lượng cao, đặc biệt vị thế của “đảo di sản Lý Sơn” có lợi thế cửa ngõ hàng hải, hàng không quốc tế quan trọng để giao thương với khu vực và thế giới. Chính vì vậy, việc xây dựng các điểm nhấn đặc trưng cho “đảo di sản Lý Sơn” như một thương hiệu của điểm đến khi du lịch tại Việt Nam đã trở thành một là yêu cầu cấp thiết hiện nay. Do vậy, việc tạo ra sản phẩm du lịch đặc thù theo hướng xây dựng “đảo di sản lý Sơn” trên cơ sở địa-văn hóa thành một sản phẩm du lịch đặc thù sẽ góp phần hình thành nên những đặc trưng của vùng biển đảo miền Trung nói riêng và Việt Nam nói chung sẽ không còn là “đơn điệu, trùng lắp, kém hấp dẫn” mỗi khi du khách đến với “hành trình di sản miền Trung”, mà nó còn góp phần gìn giữ các giá trị văn hóa lịch sử truyền thống của dân tộc ta ở vùng biển và hải đảo của Tổ quốc. SCIENCE & TECHNOLOGY DEVELOPMENT, Vol 19, No.X5-2016 Trang 94 Exploiting tourism products of Ly Son island from a cultural geography approach in the context of integration Ngo Hoang Dai Long University of Social Sciences and Humanities, VNU-HCM ABSTRACT: Geo-cultural products are the ones of geography and history and always bear contemporary imprints of culture. Nowadays, many cultural products are produced to serve life and tourism development. The tourism products made from culture result from the achievements of geo-cultural heritage which is the identity of Ly Son island. This paper clearly analyzes this content. Keywords: tourism product, geo-cultural products, heritage, Ly Son island TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Lê Đức An (2005), “Đảo Lý Sơn – một di sản thiên nhiên hiếm có”, Tuyển tập báo cáo HNKH 60 năm Địa chất Việt Nam, trang 569 – 576, Bộ TNMT, Hà Nội. [2]. [Lê Đức An, Trần Đức Thạnh, Nguyễn Hữu Cử. 2013. “Kỳ quan địa mạo – địa chất biển đảo Việt Nam”, Tại chí Địa chất, loạt A, số 336 – 337, 7 – 10/2013, tr.139-149. HN [3]. Hà Quang Hải và các thành viên (2012). “Các giá trị địa mạo nổi bật của đảo Lý Sơn”, HNKH lần 8, Trường Đại học KHTN, TPHCM. [4]. Heath, E., G. Wall (1992), “Marketing Tourism Destinations” John Wiley & Sons, Inc., New York, tr. 174-196. [5]. Michael M. Coltman (1989), “Tourism Marketing”, New York, USA, tr.167. [6]. Dương Đức Minh, Ngô Hoàng Đại Long (2010), “Bước đầu xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù cho các tỉnh phía Nam tỉnh Lâm Đồng”, Đề tài khoa học cấp cơ sở, Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn TP. Hồ Chí Minh, tr.17. [7]. Murray Gray (2004), “Geodiversity: Valuing and Conserving Abiotic Heritage Commis - sion, Nature”, Wiley, Chichester. [8]. Theo Niên giám Thống kê tỉnh Quảng Ngãi năm 2013 [9]. Newsome, D. and Dowling , R.K. (2010) Geotourism: The Tourism of Geology and Landscape, Oxford Goodfellow Publishers. [10]. 647&c=41 [11]. tri-van-hoa-o-cac-vung-van-hoa-phuc-vu-phat- trien-du-lich-37739
File đính kèm:
- khai_thac_san_pham_du_lich_dao_ly_son_trong_boi_canh_hoi_nha.pdf