Khách du lịch Nga vào Việt Nam - Thách thức và giải pháp

Trong thời gian 7, 8 năm gần đây ngành du lịch của Việt nam có những bước tiến bộ vượt bậc.

Một điểm nhấn rất quan trọng làm nên thành tích đó chính là sự bùng nổ của khách du lịch Nga vào

Việt nam. Nhưng chúng ta lại phải đối mặt với thử thách: thiếu hướng dẫn viên du lịch nói tiếng Nga.

Khi thử thách này vừa được tạm thời giải quyết thì chúng ta lại phải đối mặt với thử thách khác: lượng

khách du lịch người Nga vào Việt nam đột ngột giảm mạnh cùng với sự suy yếu của đồng rúp. Trong

bài viết này chúng tôi điểm qua những thử thách và giải pháp của ngành du lịch nói chung và của khoa

Ngôn ngữ và Văn hóa Nga, Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội nói riêng.

pdf 11 trang kimcuc 18160
Bạn đang xem tài liệu "Khách du lịch Nga vào Việt Nam - Thách thức và giải pháp", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Khách du lịch Nga vào Việt Nam - Thách thức và giải pháp

Khách du lịch Nga vào Việt Nam - Thách thức và giải pháp
 KHÁCH DU LỊCH NGA VÀO VIỆT NAM - THÁCH THỨC VÀ GIẢI PHÁP 
ThS. Nguyễn Huy Thịnh 
Đại học Ngoại ngữ - ĐHQG HN 
Tóm TắT 
Trong thời gian 7, 8 năm gần đây ngành du lịch của Việt nam có những bước tiến bộ vượt bậc. 
Một điểm nhấn rất quan trọng làm nên thành tích đó chính là sự bùng nổ của khách du lịch Nga vào 
Việt nam. Nhưng chúng ta lại phải đối mặt với thử thách: thiếu hướng dẫn viên du lịch nói tiếng Nga. 
Khi thử thách này vừa được tạm thời giải quyết thì chúng ta lại phải đối mặt với thử thách khác: lượng 
khách du lịch người Nga vào Việt nam đột ngột giảm mạnh cùng với sự suy yếu của đồng rúp. Trong 
bài viết này chúng tôi điểm qua những thử thách và giải pháp của ngành du lịch nói chung và của khoa 
Ngôn ngữ và Văn hóa Nga, Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội nói riêng. 
1. Bùng nổ khách du lịch Nga 
Tổng cục Du lịch Việt Nam cho biết sau một thời gian dài gián đoạn, khách Nga, thị 
trường truyền thống của du lịch Việt Nam trong những năm 80 hiện đang có mức tăng trưởng 
đáng kể. 
Năm 2012, lượng du khách Nga đến Việt Nam đạt 174.000 lượt, tăng 71,49% so với năm 
2011, là thị trường tăng nhiều nhất trong năm của Việt Nam. 
Năm 2013, Việt Nam đã đón 298.000 lượt du khách Nga, tăng 71% so với năm 2012. Nga 
tiếp tục đứng trong top 10 thị trường du khách tới Việt Nam nhiều nhất. Trong 8 tháng đầu 
năm 2013, một số thị trường du lịch lớn như Mỹ, Úc, Hàn Quốc có chiều hướng sụt giảm 
khách thì khách du lịch Nga đến Việt Nam lại tăng cao. 
Cụ thể, trong tháng 8/2013 có hơn 18.700 lượt khách Nga đến Việt Nam, tăng gần 13% so 
với tháng trước nhưng tăng hơn 143% so với tháng cùng kỳ năm trước. Tám tháng đầu năm 
2013, có hơn 189.000 lượt khách Nga, tăng 63% so với cùng kỳ năm trước. Trong tháng 8/2013, 
một số thị trường có lượng khách đến Việt Nam tăng cao mà ngành du lịch cần chú ý như Đức 
(hơn 11.000 lượt khách, tăng 63% so với tháng trước), Ý (hơn 4.700 lượt, tăng 142%), Tây Ban 
Nha (hơn 6.700 lượt, tăng 115%) 
Hãy xét tình hình cụ thể: Trong tháng 2/2013, có gần 570.000 lượt khách đến Việt Nam, 
giảm gần 12,5% so với cùng kỳ năm trước, tương đương hơn 81.300 lượt khách. Tổng cộng, có 
hơn 1,21 triệu lượt khách quốc tế đến trong 2 tháng đầu năm 2013, chỉ bằng 90,4% so với cùng 
kỳ năm ngoái. 
Trong tháng 2/2013, tất cả các thị trường của du lịch Việt Nam đều sụt giảm, chỉ có thị trường 
Nga là tăng trưởng đến 38,3% so với cùng kỳ. Trong tháng 2, có gần 28.300 lượt khách Nga đến. 
tại trong 376 
Du khách Nga là một trong những đối tượng khách mà du lịch Việt Nam đang cố gắng 
thu hút. Khách Nga sang Việt Nam chủ yếu nghỉ dưỡng dài ngày và đây là đối tượng khách 
chi nhiều tiền cho mua sắm khi đi du lịch. (Số liệu do Tổng cục Du lịch Việt Nam công bố) 
Theo ông Anatoly Borovik, Tổng lãnh sự Liên bang Nga tại Thành phố Hồ Chí Minh, đa 
số người Nga đến Việt Nam là để du lịch nghỉ dưỡng tại phía nam, tập trung tại Khánh Hòa, 
Bình Thuận, Bà Rịa - Vũng Tàu và Kiên Giang. Vào năm ngoái, có đến 200.000 lượt người Nga 
sang Việt Nam du lịch. 
Trong khi khách quốc tế của cả nước giảm thì Thành phố Hồ Chí Minh, trung tâm du lịch 
hàng đầu của cả nước, tăng trưởng. Theo thống kê của Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch thành 
phố, có khoảng 360.000 lượt khách quốc tế đến trong tháng 02/2013, tăng 8% so với cùng kỳ 
năm ngoái. Tổng số khách quốc tế đến thành phố trong 2 tháng đầu năm ước đạt 701.000 lượt, 
tăng 8,6%. (Theo TBKTSG) 
2. Nguyên nhân lượng khách du lịch Nga vào Việt nam tăng đột biến 
Thông tin bên lề triển lãm Du lịch lữ hành quốc tế lần thứ 21 (MITT-2014) diễn ra tại thủ 
đô Mátxcơva của Nga vào cuối tháng 03/2014 cho biết, năm 2012, mức tăng trưởng của khách 
du lịch Nga là 71,4% so với năm 2011 và năm 2013 lượng khách tiếp tục tăng 71% so với năm 
2012, đạt mức 298.000 lượt. Hiệp hội Lữ hành Nga đã lý giải việc 2 năm liên tiếp khách Nga 
đến Việt Nam tăng đột biến là do vùng biển nước ta nhiều nơi quanh năm nắng ấm, con người 
thân thiện, nhiều di tích có giá trị và ẩm thực hấp dẫn Ngoài ra, những năm gần đây, Việt 
Nam cũng đã triển khai nhiều biện pháp, nhiều chiến dịch quảng bá nhằm thu hút khách du 
lịch Nga. Cụ thể, từ 01/01/2009, Việt Nam đã miễn thị thực cho khách Nga đi du lịch trong 
vòng 15 ngày. Bên cạnh đó, giao thông hàng không được cải thiện với việc mở nhiều đường 
bay thẳng từ các thành phố của Nga tới các thành phố biển của Việt Nam cũng là yếu tố khiến 
khách Nga chọn Việt Nam làm điểm đến. 
Lướt qua các trang web chuyên về du lịch của Nga hiện nay, có thể dễ dàng nhận thấy 
Việt Nam chiếm một vị trí khá nổi bật. Ngoài những tour kết hợp cùng với các nước khác 
trong khu vực như Lào, Campuchia và Thái Lan, Việt Nam cũng được nhiều công ty du lịch 
Nga quảng bá là một điểm đến không thể bỏ qua. Điểm nổi bật của Việt Nam được hầu hết 
các hãng du lịch Nga nhắc tới là điều kiện khí hậu ấm áp, các khu vực nghỉ dưỡng trong lành 
với những bãi biển đẹp. 
Những địa danh như Đà Nẵng, Phan Thiết và Nha Trang xuất hiện với tần suất dày đặc 
trong các mục giới thiệu cho các tour du lịch từ Nga tới Việt Nam. Khi đánh giá về Nha Trang, 
trang web du lịch Russoturista cho biết đây là địa danh nghỉ dưỡng nổi tiếng bậc nhất ở Việt 
Nam với không trí trong lành, những bãi biển cát trắng trải dài đẹp lộng lẫy cùng những hàng 
dừa tỏa bóng. 
Ngoài ra, trang web này còn đánh giá cao những cù lao, những rạn san hô cùng các dịch 
vụ tắm nước khoáng và tắm bùn chữa bệnh ở Nha Trang trong điều kiện nhiệt độ trung bình 
lý tưởng là 26 độ C. 
Theo đó, Nha Trang xứng đáng nằm trong danh sách những vịnh đẹp nhất thế giới. 
Ngoài các điểm du lịch nghỉ dưỡng ven biển, du khách Nga hiện cũng rất quan tâm tới các 
tại trong 377 
danh lam thắng cảnh khác của Việt Nam trải từ Bắc vào Nam như thủ đô Hà Nội, Vịnh Hạ 
Long, đảo Cát Bà, Sa Pa, Hội An, Đà Lạt, thành phố Hồ Chí Minh, Đồng bằng sông Cửu Long, 
đảo Phú Quốc Ngoài ra, những du khách Nga thích khám phá cũng đang rất quan tâm tới 
các địa danh kỳ vĩ bậc nhất thế giới mà Việt Nam sở hữu như hang Sơn Đoòng hoặc động 
Phong Nha ở Quảng Bình. 
Tại MITT-2014, hội chợ du lịch lớn nhất của Nga và lớn thứ 3 thế giới về qui mô, với hơn 
1.800 công ty từ 198 nước và khu vực trên thế giới tham gia, đại diện các hãng du lịch Nga đều 
đánh giá cao Việt Nam. Bà Elena Vasilievna, đến từ công ty du lịch Tolari ở Ekaterinburg nhận 
định, du khách Nga thích Việt Nam ở sự mến khách, thiện chí, các bãi biển tuyệt vời, đồng thời 
dịch vụ tại Việt Nam ngày càng cải thiện. 
Trong khi đó, cô Elena Yulina, chuyên gia về Đông Nam Á của một công ty du lịch ở 
Moskva cho biết, công ty của cô đã làm việc hơn 5 năm với Việt Nam và 2 năm trở lại đây có rất 
nhiều du khách Nga tới Việt Nam. Theo cô, Việt Nam có rất nhiều danh thắng để tham quan 
và nhiều du khách Nga đã quay trở lại không chỉ một lần. 
Việc người dân Nga lựa chọn Việt Nam là điểm đến cho các kỳ nghỉ của mình cũng một 
phần do mối quan hệ gần gũi và tình cảm gắn bó của nhân dân hai nước Việt-Nga. Thời chiến 
tranh và những năm đầu công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, Liên Xô đã dành sự trợ giúp 
lớn cho Việt Nam, rất nhiều chuyên gia Liên Xô làm việc và yêu quý Việt Nam. Bây giờ, họ 
muốn quay lại để xem đất nước họ từng gắn bó “thay da, đổi thịt” thế nào. Nga hiện cũng 
được xếp hạng là thị trường du khách có mức chi trả tương đối cao (xếp khoảng thứ 9 trên thế 
giới về mức tiêu dùng). Chi tiêu bình quân của khách Nga khi đi du lịch khoảng 1.500 USD/ 
chuyến đi, trong đó có khoảng 610 USD chi ngoài tour trọn gói (cao hơn so với mức trung bình 
các du khách thị trường khác khoảng 40%). Chính vì vậy, nếu khai thác được nguồn khách 
này, chúng ta sẽ mang được nhiều ngoại tệ về cho đất nước. 
Theo ông Nguyễn Đức Tấn, Giám đốc Công ty Lữ hành Focus Việt Nam, công ty đã phục 
vụ 30.000 khách du lịch Nga mỗi năm, khách du lịch Nga được đánh giá là tương đối dễ tính. 
Sang Việt Nam, hầu hết du khách Nga quan tâm nghỉ dưỡng biển và thường đi nghỉ cùng gia 
đình. Trung bình, mỗi kỳ nghỉ của khách là 12-14 ngày, trong chu kỳ này khách thường tham 
gia 1-2 tour tại địa phương và khu vực xung quanh. Tuy nhiên, Việt Nam còn thiếu các điểm 
tham quan, khu ăn uống, khu vui chơi giải trí lành mạnh. Lưu trú dài ngày nhưng vào ban 
đêm du khách hầu như không có nơi nào để đi và các điểm du khách có thể đi thì quá ít so 
với nhu cầu. Điểm yếu nhất của du khách Nga khi đi du lịch là việc giao tiếp, đa số không nói 
được tiếng Anh. 
Cũng theo ông Tấn, đối với các nước ở châu Âu và châu Á, du khách Nga đều quay lại 
nhiều lần. Tuy vậy, đối với Việt Nam, du khách Nga có quay lại lần thứ hai nhưng không 
nhiều. Năm 2014 và 2015, du lịch Việt Nam dự kiến sẽ đón từ 300.000 đến 350.000 lượt khách 
du lịch Nga và mục tiêu trong thời gian tới của du lịch Việt Nam là sẽ thu hút khoảng một triệu 
du khách Nga vào năm 2020. Tuy nhiên, để đạt được con số này, theo các nhà làm kinh doanh 
du lịch, ngành du lịch Việt Nam cần tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động quảng bá, đổi mới và mở 
rộng các sản phẩm du lịch, cải thiện cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch, trong đó có việc xây dựng 
thêm nhiều khách sạn cao cấp mới. 
Mục tiêu trong thời gian tới của du lịch Việt Nam là sẽ thu hút khoảng một triệu du khách 
tại trong 378 
Nga vào năm 2020. Tuy nhiên, để đạt được con số này, ngoài phát huy những thế mạnh và 
kết quả đã đạt được, ngành du lịch Việt Nam cần tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động quảng bá, 
đổi mới và mở rộng các sản phẩm du lịch, cải thiện cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch, trong đó có 
việc xây dựng thêm nhiều khách sạn cao cấp mới theo khuyến cáo từ các nhà làm du lịch Nga. 
3. Đồng rúp mất giá, khách Nga đến Nha Trang sụt giảm mạnh 
Từ cuối tháng 11/2014, những thông tin về tình hình thị trường khách Nga khiến những 
người làm DL lo lắng. Bởi khoảng thời gian từ tháng 10 năm trước đến tháng 4 năm sau là mùa 
cao điểm khách Nga. Nhờ có lượng khách Nga tăng cao trong thời điểm này mà hàng loạt các 
cơ sở dịch vụ DL từ lưu trú, ăn uống, mua sắm, vui chơi giải trí... đã duy trì được hoạt động và 
có doanh thu cao. Hiện nay, do đồng rúp Nga rớt giá, những vị khách của xứ sở Bạch Dương 
gặp nhiều khó khăn về tài chính đã không thể mua tour đi du lịch với mức giá như cũ nên tình 
trạng hủy tour diễn ra ngày càng nhiều. Các chuyến bay chở khách du lịch từ Nga sang nghỉ 
dưỡng ở Nha Trang - Khánh Hòa cũng giảm tần suất. 
Theo đại diện Sân bay quốc tế Cam Ranh, hiện mỗi ngày có khoảng 2.000 lượt khách 
Nga đi và đến sân bay, trong đó khách của hãng lữ hành Pegas Touristik có chiều hướng giảm 
với 800 lượt, nhưng khách của hãng lữ hành Anex tour lại tăng, đạt 1.200 lượt. Lượng khách 
của Pegas Touristik - hãng lữ hành đưa khách Nga đến Nha Trang với số lượng lớn trong 
thời gian qua giảm đã tác động trực tiếp đến hãng lữ hành này.Thông tin từ Sở Văn hóa, Thể 
thao và Du lịch, để cứu vãn tình thế, Pegas Touristik đã giảm đến 50% giá tour, nhưng lượng 
khách đặt tour vẫn giảm. Còn hãng lữ hành Anex tour, tuy không giảm giá tour, nhưng theo 
ông Phan Đăng Anh - Trưởng điều hành Anex Việt Nam, để tiếp tục đưa khách đến Nha 
Trang, hãng đã phải thực hiện chính sách bù lỗ nên lợi nhuận thu về giảm khoảng 40% so với 
trước. “Đến tháng 12 này, lượng khách Nga đặt tour của chúng tôi đã giảm 60% so với trước. 
Nếu đồng rúp Nga tiếp tục rớt giá, chúng tôi sẽ phải ngừng việc đưa khách Nga đến Việt Nam 
nói chung và Nha Trang nói riêng”, ông Phan Đăng Anh chia sẻ. Tình hình khó khăn về khách 
Nga cũng tác động đến các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ DL. Nếu trước đây, các khách sạn 
lớn ở Nha Trang chỉ ký hợp đồng bán phòng cho các hãng lữ hành đưa khách Nga qua tối đa 
chỉ khoảng 70% công suất phòng, và các hãng lữ hành phải tự liên hệ để kiếm đủ số phòng 
cho khách; thì nay, các khách sạn phải liên hệ với các hãng lữ hành để mong có được hợp đồng 
đặt phòng. “Mấy năm trước, chúng tôi tưởng đã không còn lo về lượng khách trong thời kỳ 
thấp điểm khách nội địa, thì nay, mối lo ấy đã quay trở lại. Chúng tôi cố gắng liên hệ với Pegas 
Touristik, Anex tour và một số hãng khác để kiếm hợp đồng, nhưng kết quả cũng không được 
khả quan”, đại diện một khách sạn 5 sao trên đường Trần Phú cho biết. Còn chủ một cơ sở dịch 
vụ ăn uống ở đường Nguyễn Thị Minh Khai lo lắng: “Chúng tôi đã đầu tư một khoản rất lớn 
để làm nhà hàng này. Từ bảng hiệu đến thực đơn đều mang phong cách Nga, vậy mà tình hình 
lại không được thuận lợi như mong đợi”. Lượng khách Nga giảm cũng tác động đến chính đời 
sống, thu nhập của người lao động. Đã có một số doanh nghiệp (DN) du lịch cắt giảm nhân sự, 
giảm lương, thưởng của người lao động. Trong bối cảnh khó khăn sắp đến, điều mà các hãng 
lữ hành đưa khách Nga đến Nha Trang mong muốn là nhận được sự chia sẻ của các DN kinh 
doanh dịch vụ du lịch bằng cách giảm giá các sản phẩm của mình. “Quan hệ của chúng tôi 
với các DN cung cấp dịch vụ du lịch như nước với thuyền, nước nổi thì thuyền nổi và ngược 
lại nên rất mong nhận được sự chia sẻ. Nếu trong hoàn cảnh khó khăn này mà cứ để giá tour 
tại trong 379 
cao như trước thì khách sẽ không còn lựa chọn Nha Trang làm điểm đến nữa. Để chúng tôi có 
thể giảm giá tour thì các DN cung cấp dịch vụ du lịch nên có chính sách giảm giá sản phẩm 
của mình”, ông Phan Đăng Anh bày tỏ. Xung quanh vấn đề trên, ngày 4/12, tại cuộc họp với 
các sở, ngành liên quan, đồng chí Trần Sơn Hải - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh cho 
rằng, tuy lượng khách Nga trong năm qua có tăng, nhưng đã bộc lộ những dấu hiệu phát triển 
không bền vững. Đặc biệt, với tình hình đồng rúp Nga rớt giá, thị trường khách Nga trong 
thời gian tới sẽ gặp nhiều khó khăn. Điều cần thiết bây giờ là các DN cung cấp dịch vụ du lịch 
cần ngồi lại với các hãng lữ hành quốc tế đưa khách Nga đến Nha Trang để bàn giải pháp thiết 
thực tháo gỡ khó Hiệp hội Du lịch tỉnh phải chủ động, tích cực đứng ra chủ trì vấn đề này, 
bởi nó liên quan sát sườn tới hoạt động, doanh thu của các DN Du lịch. Có thể các bên sẽ tính 
đến chuyện giảm giá các dịch vụ du lịch, nhưng vẫn phải giữ được chất lượng sản phẩm, chất 
lượng phục vụ và thương hiệu du lịch Nha Trang - Khánh Hòa. 
4. Ứng phó với tình hình khách Nga sụt giảm: biện pháp hỗ trợ doanh 
nghiệp du lịch 
Thị trường khách Nga liên tục giảm trong những tháng cuối năm 2014, kỳ nghỉ lễ đầu 
năm 2015 ở những điểm đến được khách Nga yêu thích nhất như Nha Trang (Khánh Hòa), 
Mũi Né (Bình Thuận), Ninh Thuận hay Phú Quốc (Kiên Giang). Trước thực trạng này, Tổng 
cục Du lịch đang tìm mọi cách để hỗ trợ doanh nghiệp, hạn chế sụt giảm khách Nga và mở 
rộng thị trường. 
Liên tiếp trong 3 năm gần đây, Nga đã lọt vào top 10 thị trường gửi khách tới Việt Nam 
đông nhất. Năm 2012, 2013 thị trường này đều có mức tăng trưởng trên 71%. Hiện nay, nước 
Nga đang đối mặt với những khó khăn, thách thức chưa từng có. Nguy cơ khủng hoảng kinh 
tế của Nga trở nên rõ ràng do những cấm vận của Mỹ và phương Tây. Giá dầu sụt giảm mạnh, 
đồng ruble liên tục mất giá so với đồng USD. 
Với tình hình này, kinh tế Nga khó phục hồi và cứu vãn sự sụt giảm đồng ruble trong ngày 
một ngày hai. Thu nhập thực tế của người dân Nga vì thế cũng giảm sút, chi tiêu được thắt chặt, 
các chuyến du lịch cũng bị cắt giảm theo. Không chỉ ở Việt Nam khách Nga giảm thời gian gần 
đây mà ở nhiều điểm ... ung Quốc để quảng bá hình ảnh điểm đến hấp dẫn của Mũi Né – Phan 
Thiết – Bình Thuận. Cơ hội tìm kiếm thị trường mới từ các hội chợ quốc tế cũng không hề nhỏ. 
“Qua những hội chợ đó, chúng tôi gặp gỡ các đơn vị lữ hành lớn để trao đổi với họ, mời 
họ sang khảo sát sản phẩm của chúng ta. Cũng qua đó, trao đổi với các doanh nghiệp ở đây để 
ký kết các hợp đồng đưa du khách ở nước họ đến với chúng ta.”, ông Nguyễn Văn Khoa nói. 
Trước mắt, dù đang gặp khó khăn, nhưng với sự chủ động tìm kiếm thị trường, nâng cao 
chất lượng dịch vụ, ngành du lịch Bình Thuận hy vọng sẽ tiếp tục thu hút du khách quốc tế, 
bù vào lượng khách Nga đang bị sụt giảm trong năm nay. 
5. Những biến động trong nước và quốc tế ảnh hưởng đến thị trường du lịch Việt Nam 
Theo thông tin từ Tổng cục Thống kê, trong ba nhóm khách chính, gồm khách đến vì mục 
đích du lịch-nghỉ ngơi, đi công việc và thăm thân nhân đều sụt giảm. Trong đó, nhóm khách 
du lịch-nghỉ ngơi giảm mạnh nhất, chỉ bằng 80,6% so với tháng 2/2012, kế đó là nhóm đi vì 
công việc và thăm thân nhân. 
Theo số liệu của TCDL Việt Nam, trong ba tháng đầu năm 2015, khách quốc tế đến Việt 
Nam chỉ đạt 2 triệu lượt người, giảm 13,7% so với cùng kỳ năm trước. Đặc biệt, lượng khách 
tháng 3 giảm kỷ lục trên 23,4% so với cùng kỳ. Trong đó, giảm nhiều nhất là thị trường Trung 
Quốc với 40,4% khiến 2 thị trường Nhật Bản và Hàn Quốc dù tăng nhưng vẫn không thể bù 
đắp nổi phần sụt giảm của cả thị trường châu Á. Tương tự, du khách đến từ châu Âu cũng 
giảm 11,1% trong đó lượt khách Nga giảm 27,1% so với cùng kỳ năm ngoái. 
tại trong 381 
Có thể thấy nhiều nguyên nhân đã góp phần gây ra sự sụt giảm khách du lịch quốc tế đến 
Việt Nam. Theo các chuyên gia nghiên cứu của ngân hàng HSBC, một phần nguyên nhân là do 
đồng Việt Nam tăng giá trên cơ sở tỷ giá thực hữu dụng REER. Xét về mặt tỷ giá hối đối thực 
hữu dụng, tiền đồng Việt Nam đang tăng giá khoảng 8% kể từ cuối năm 2014. Người Nhật 
Bản, châu Âu và Úc đều đã trải qua qua việc sức mua yếu hơn trên cơ sở so sánh với đồng Đô 
la Mỹ, khiến họ kém mặn mà với việc đi du lịch lúc này. Cộng thêm đồng Yen, Euro và Đô la 
Úc lại yếu đã làm lượng khách du lịch đến Việt Nam chuyển hướng, đặc biệt là khách du lịch 
Trung Quốc, khiến cho ngành du lịch của Việt Nam chịu tác động kép. 
Bên cạnh đó, đồng ruble Nga mất giá, đồng euro giảm giá so với đô la khiến chi phí du 
lịch của các du khách châu Âu bị đội lên. Đặc biệt, lượng khách đến từ thị trường Nga sụt giảm 
rất mạnh. 
Ông Thái Hồng Sơn, Giám đốc Công ty Du lịch Sputnik Tour, cho biết: Bình thường, một 
người Nga đến Nha Trang du lịch cần 1.500 USD để đi máy bay, ở khách sạn, tour tham quan 
và 500 USD để ăn uống, số tiền tương đương khoảng 60.000 Rupe. Nhưng nay họ phải mất đến 
100.000-140.000 Ruble để chi trả cho các khoản trên. Điều này buộc họ phải thắt chặt chi tiêu. 
Đáng chú ý là, so với Việt Nam, Thái Lan là một điểm đến ngày càng trở nên hấp dẫn hơn 
đối với khách du lịch toàn cầu bởi thủ tục xin thị thực rườm rà cùng với chi phí cao và cơ sở 
hạ tầng ở Việt Nam bị giới hạn. Thủ tục nhập cảnh của nước ta đang trở nên ngày càng rườm 
rà và rắc rối khiến du khách cảm thấy nản chí. 
Ngay đầu năm 2015, hàng ngàn du khách xông đất TP. Hồ Chí Minh bằng đường biển đã 
phải “toát mồ hôi” khi chờ đợi hoàn thành xong những quy định mới của Cục Xuất nhập cảnh. 
Để xin visa cho từng du khách, mỗi cá nhân phải làm đơn, dán ảnh 4×6, đóng 7 con dấu; lệ phí 
cũng tăng từ 5 USD lên 45 USD/người. Sau khi bị phản ứng gay gắt, mức phí này được gỡ bỏ 
và áp dụng quy định cũ nhưng thủ tục dán ảnh, làm đơn thì vẫn giữ nguyên. 
Từ nhiều năm qua, dịch vụ du lịch Việt Nam gần như không có gì đổi mới trong khi đó 
tình trạng môi trường ô nhiễm, thiếu thông tin vẫn chưa được cải thiện. Nếu như tại Thái 
Lan, mỗi năm đều đưa thêm những điểm du lịch mới, thì Việt Nam nhiều năm liền các chương 
trình tour vẫn không có gì thay đổi. Nhà sáng lập, giám đốc Công ty Luxury Travel (Hà Nội), 
ông Phạm Hà cũng cho biết, một trong những lý do khiến khách quốc tế ít chọn Việt Nam là 
do việc quảng bá và tiếp thị về du lịch Việt chưa tốt, khách hàng thiếu thông tin về điểm đến 
và sản phẩm mới. 
Không chỉ có vậy, chính yếu tố con người cũng khiến nhiều du khách nước ngoài mất 
thiện cảm đối với Việt Nam khi đi đến đâu cũng có một đội ngũ hàng rong “chèo kéo”. Có 
những trường hợp còn bắt du khách phải mua hàng bằng được mới chịu buông tha. Ngay cả 
với người dân trong nước cũng luôn bắt gặp tình trạng nhiều người “bao quanh” mỗi khi đi 
đến các địa điểm danh lam thắng cảnh. Chính những hành vi này khiến nhiều du khách bức 
xúc và chia sẻ kinh nghiệm trên các trang mạng xã hội làm nhiều du khách khác có ý định tới 
Việt Nam cũng phải “chùn bước”. 
Từ những tháng cuối năm 2014, rất nhiều chủ khu nghỉ dưỡng và khách sạn cao cấp tại 
những điểm du lịch nóng như Nha Trang, Mũi Né đều “kêu trời” vì lượng khách nước ngoài 
giảm mạnh, đặc biệt là khách Nga từ 40 – 50%. 
tại trong 382 
Trao đổi với báo Người Lao Động, ông Thái Hồng Sơn, Giám đốc Công ty Du lịch Sputnik 
Tour, cho biết: Bình thường, một người Nga đến Nha Trang du lịch cần 1.500 USD để đi máy 
bay, ở khách sạn, tour tham quan và 500 USD để ăn uống, số tiền tương đương khoảng 60.000 
rúp. Nhưng nay họ phải mất đến 100.000-140.000 rúp để chi trả cho các khoản trên. Điều này 
buộc họ phải thắt chặt chi tiêu. 
Một hãng lữ hành chia sẻ nhiều du khách nước ngoài đến Việt Nam hiện vẫn mang theo 
tâm lý bất an và dè dặt với các dịch vụ. Cụ thể, trong chương trình khuyến mại tặng quà miễn 
phí tại ga tàu cho những du khách quốc tế của công ty này lên đường tới Sapa, các du khách 
đã liên tục từ chối nhận quà vì sợ sau đó bị đòi tiền. Khi được hỏi, những vị khách này chia 
sẻ rằng bạn bè hoặc bản thân họ đã từng đến Việt Nam và sử dụng một số dịch vụ. Tuy nhiên, 
sau khi sử dụng những vật phẩm được nói là “cung cấp sẵn” thì lại bị thu phí, thậm chí là mức 
phí khá cao. 
Những rào cản với khách du lịch đến Việt Nam có thể kể đến còn bao gồm cách quảng bá 
chưa chuyên nghiệp, điều kiện đi lại, thủ tục nhập cảnh chưa thông thoáng và giá dịch vụ du 
lịch vẫn cao... 
Có vẻ như, du lịch Việt đang trở nên vô cùng “mong manh” và dễ tổn thương khi những 
cơn sóng dữ bất thình lình ập đến. Đây là hồi chuông cảnh báo đối với ngành du lịch trong 
nước. Ngoài tổn hại trực tiếp đến hoạt động của các doanh nghiệp lữ hành và các dịch vụ ăn 
theo du lịch, đóng góp vào tốc độ phát triển chung của cả nước giảm, mà còn ảnh hưởng đến 
hình ảnh thương hiệu du lịch quốc gia trong tương lai. 
Nhiều ý kiến cho rằng, trong bối cảnh hiện tại, ngành du lịch nên có những phản ứng tức 
thì để đối phó thì mới góp phần ngăn chặn đà sụt giảm, trước mắt là cho mùa du lịch vào dịp 
hè sắp tới và cuối năm nay. 
Làm thế nào để thu hút du khách quốc tế từ các thị trường khác để bù lại lỗ hổng khách 
Nga, đó là bài toán đang được ngành du lịch tại Bình Thuận tính lại trong thời điểm này. 
Trong những năm qua, Bình Thuận luôn là điểm đến hấp dẫn đối với du khách quốc tế. Vào 
mùa cao điểm, từ tháng 11 năm này đến tháng 4 năm sau, các khu nghỉ dưỡng cao cấp ở Bình 
Thuận gần như kín phòng. Năm 2014, khách quốc tế vẫn ổn định với 400.000 lượt. Nhưng bắt 
đầu từ tháng 1/2015 trở đi, tình hình bắt đầu thay đổi. Lượng du khách ngày càng giảm mạnh. 
Theo Hiệp hội du lịch Bình Thuận, trong năm 2015, ngành du lịch địa phương sẽ có 
nhiều trở ngại. Lâu nay, du khách Nga luôn chiếm tỷ trọng cao trong thị trường khách quốc 
tế đến Bình Thuận. Nhưng hiện nay do ảnh hưởng kinh tế Nga suy giảm cũng như sự mất giá 
của đồng Ruble so với USD, người Nga bắt đầu hạn chế đi du lịch nước ngoài. Do đó, lượng 
khách Nga đến với Bình Thuận cũng sụt giảm nghiêm trọng. Đây là vấn đề ngành du lịch Bình 
Thuận tính đến để có giải pháp kịp thời. 
Ông Trần Việt Hà – Giám đốc khu nghỉ dưỡng Pô Sha Nư (thành phố Phan Thiết) cho biết: 
“Để thay thế cho khách Nga ngày càng giảm, chúng tôi chủ yếu khai thác mảng khách Tây Âu 
và Bắc Âu cũng như mảng khách của các nước Châu Á như: Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản 
và các nước trong khối ASEAN.” 
Cũng theo ông Trần Việt Hà, để khai thác đối tượng khách này không có cách nào khác 
là phải nâng cao chất lượng phục vụ để cạnh tranh một cách lành mạnh. Bởi giảm giá dịch vụ 
tại trong 383 
chưa phải là yếu tố quyết định mà quan trọng nhất là chất lượng dịch vụ. Khi chất lượng dịch 
vụ được nâng lên, thì du khách mới quay lại nghỉ dưỡng. 
6. Đổ lỗi cho khách quan 
Tại Hội nghị triển khai Nghị quyết 92 - Kích cầu du lịch và tọa đàm Nâng cao hiệu quả 
tham gia các hội chợ du lịch quốc tế, diễn ra cuối tuần qua tại Hà Nội, ông Nguyễn Văn Tuấn, 
Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch, cho biết, du lịch Việt Nam đang đối mặt nguy cơ khách 
quốc tế sụt giảm mạnh. 
Ông Tuấn chia sẻ, du lịch Việt Nam có sự tăng trưởng ấn tượng thì từ giữa tháng 6/2014 
đến nay lại bắt đầu sụt giảm mạnh. Cụ thể, 3 tháng đầu năm 2015, khách quốc tế đến Việt Nam 
chỉ đạt 2 triệu lượt, giảm 13,7% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, khách Nga giảm trên 40%, 
Trung Quốc giảm 27%, châu Âu giảm 11%,... Trong vòng 10 tháng liên tục, từ tháng 4/2014 
đến tháng 3/2015, tăng trưởng khách quốc tế đến Việt Nam luôn là con số âm, và giảm không 
phanh ngay trong mùa cao điểm (từ tháng 9 năm trước đến tháng 3 năm sau). 
Theo ông Tuấn, nguyên nhân dẫn đến sự sụt giảm trên là do nền kinh tế thế giới suy thoái, 
ngấm sâu vào thị trường Việt Nam nên du lịch cũng bị ảnh hưởng. Ngoài ra còn do tác động 
của các nguyên nhân khác như: Đồng Rúp mất giá, đồng Euro giảm giá so với đồng USD khiến 
chi phí du lịch của cá khách châu Âu bị đội lên. Giá tour tới Việt Nam trở nên đắt đỏ. Trong 
khi, khách đến từ Trung Quốc hay thị trường nói tiếng Hoa vẫn chưa hồi phục sau sự kiện 
Biển Đông năm ngoái. 
Ông Vũ Thế Bình, Phó chủ tịch Hiệp hội du lịch Việt Nam, cho rằng, nguyên nhân chủ 
quan là dẫn đến tình trạng khách quốc tế giảm mạnh còn là do: Thứ nhất, sản phẩm du lịch 
của Việt Nam từ lâu vẫn chưa được đầu tư để nâng cấp. Những sản phẩm cũ vẫn được khai 
thác, không đầu tư làm mới nên khó giữ chân khách cũ và thu hút khách mới đến Việt Nam. 
Thứ hai, công tác xúc tiến, quảng bá còn lạc hậu, cách quảng bá du lịch Việt tại các hội chợ du 
lịch quốc tế còn kém, chưa hiệu quả, nếu không nói là chưa có bất cứ sự đổi mới nào. 
“Thực tế, khi đi hội chợ du lịch quốc tế tôi cẩm thấy ngượng vì gian hàng của ta quá lạc 
hậu, đôi khi cũ kỹ quá. Hiện nay các gian hàng du lịch Việt Nam ở hội chợ du lịch quốc tế chỉ 
hơn mỗi Lào”, ông Bình chia sẻ. 
Hơn nữa, “khu Việt Nam tại các hội chợ du lịch quốc tế còn thiếu „cá tính‟ về thiết kế và 
trang trí, thiếu các hoạt động, ấn phẩm, chương trình, thiết bị đa phương tiện tạo ấn tượng 
mạnh và thu hút sự quan tâm của những người tham gia hội chợ” - ông Lương Hoài Nam, 
thành viên Hội đồng tư vấn du lịch, nhận xét. 
7. Giá tour đắt đỏ, quảng bá thua Campuchia 
Theo ông Nguyễn Văn Tuấn, điều đáng báo động là, năm 2015, khách đến Việt Nam giảm 
mạnh nhưng khách đến Thái Lan tăng tới 20%; Campuchia cũng đang phát triển mạnh mẽ về 
du lịch. Các nước khác làm du lịch rất tốt, biết liên kết với nhau để giảm giá lớn. Ví như, tour 
đi Nhật 5 ngày 4 đêm chỉ còn 20 triệu đồng, đi Hàn Quốc còn 16 triệu đồng và đặc biệt, tour đi 
Thái chỉ còn 5 triệu đồng. Rõ ràng, với giá tour đi Thái Lan 5 ngày 4 đêm chỉ bằng chúng ta đi 
vé máy bay khứ hồi từ Hà Nội vào Thành phố Hồ Chí Minh - ông Tuấn lo lắng. 
tại trong 384 
Qua đây, có thể thấy rằng nếu không liên kết đồng bộ giữa các ngành để giảm giá tour 
xuống thấp thì Việt Nam rất khó có thể cạnh tranh. Đây là hồi chuông cảnh báo đối với ngành 
du lịch trong nước. Ngoài tổn hại trực tiếp đến hoạt động của các doanh nghiệp lữ hành và các 
dịch vụ ăn theo du lịch, đóng góp vào tốc độ phát triển chung của cả nước giảm, mà còn ảnh 
hưởng đến hình ảnh thương hiệu du lịch quốc gia trong tương lai. 
8. Thiếu hướng n viên du lịch nói tiếng Nga - thách thức không nhỏ 
Trên cả nước, hiện có 418 hướng dẫn viên (HDV) tiếng Nga. Đây là con số tương đối nhỏ 
so với lượng du khách. Tuy nhiên, đó chưa phải là tất cả. Theo ông Nguyễn Đức Tấn, nếu nhìn 
vào chất lượng thì chỉ khoảng 40% số HDV này đạt tiêu chuẩn. HDV tiếng Nga đi tour hầu 
hết có thời gian du học từ Nga về và có khả năng ngoại ngữ. Về khả năng dẫn dắt tour, phần 
lớn HDV còn lại chỉ qua khóa học 3 tháng hoặc ít hơn là có bằng HDV. Việc này làm cho các 
HDV có khả năng dẫn dắt các đoàn lớn cũng như xử lý các vấn đề trong quá trình dẫn đoàn 
không được bài bản. 
Khi khách Nga vào Việt nam bùng nổ thì vấn đề thiếu hướng dẫn viên du lịch nói tiếng 
Nga là vấn đề cấp bách, nhưng hiện nay số khách Nga vào Việt nam giảm đáng kể thì vấn đề 
thiếu hướng dẫn viên du lịch nói tiếng Nga còn đặt ra nữa không? 
Theo chúng tôi chúng ta phải có chiến lược phát triển lâu dài và bền vững cho thị trường du 
lịch rất tiềm năng này. Việc giảm sút chỉ là trước mắt do tình hình kinh tế của Nga tạm thời gặp 
khó khăn. Nếu chúng ta không đón đầu cơ hội này chúng ta sẽ lại tuột mất cơ hội một lần nữa. 
9. Việc dạy tiếng Nga du lịch ở Khoa Ngôn ngữ và Văn hóa Nga 
Trong hơn 10 năm trở lại đây chúng tôi có đưa môn Tiếng Nga du lịch vào chương trình 
giảng dạy tại năm cuối, tuy nhiên thời lượng cho môn học rất ít ỏi: chỉ có 2 tín chỉ, tương ứng 
với 30 tiết lên lớp. Rõ ràng với thời lượng như vậy khó có thể cung cấp cho sinh viên những 
kiến thức kỹ năng cần thiết đáp ứng được nhu cầu công việc trong lĩnh vực du lịch. Tuy nhiên, 
trong đợt điều chỉnh chương trình đào tạo một cách căn bản gần đây nhất (năm 2011), bên 
cạnh các chuyên ngành truyền thống của Khoa là Sư phạm và Phiên dịch, trong Chương trình 
đào tạo của Khoa đã xuất hiện thêm định hướng Du lịch và mặc dù hiện tại đa phần các môn 
học trong định hướng này do giảng viên ngoài Trường đảm nhận và chỉ có môn Tiếng Nga 
Du lịch (3 tín chỉ), Tiếng Nga Du lịch nâng cao (3 tín chỉ) là được giảng dạy bằng tiếng Nga, 
song đây cũng là một tín hiệu vui hứa hẹn khả năng người học tại Khoa sẽ sớm được trang bị 
các kiến thức, kỹ năng cần thiết đáp ứng nhu cầu cấp bách của xã hội trong lĩnh vực du lịch. 
Theo chúng tôi, để đào tạo được nguồn nhân lực tiếng Nga cao phục vụ ngành du lịch, 
cần tập trung vào việc dạy môn du lịch ở giai đoạn nâng cao nhiều hơn nữa, đồng thời liên kết 
với các cơ sở tuyển dụng để không bị xa rời thực tế xã hội. Đội ngũ giáo viên dạy tiếng Nga du 
lịch hiện cũng thiếu trầm trọng và còn thiếu thực tế, nên cũng cần được đào tạo và nâng cao 
chuyên môn thường xuyên. Ngoài ra, mặc dù thời gian vừa qua sinh viên năm cuối của Khoa 
đã tự liên hệ với các cơ sở có liên quan tới du lịch để thực tập, song hiện tượng này vẫn còn tự 
phát, chưa có chiến lược cụ thể, lâu dài, và để giải quyết được vấn đề này rất cần sự quan tâm 
chỉ đạo của Nhà trường. Có triển khai cùng lúc nhiều biện pháp như vậy thì mới mong đào tạo 
được các nhân lực du lịch tiếng Nga đáp ứng được nhu cầu của xã hội. 
tại trong 385 
T ài L i ệu THA m K H ảo 
1.  
2.  
3.  
rup-549265.html 
4.  
5.  
bien-phap-ho-tro-doanh-nghiep-du-lich.html 
6. http:// kinhdoanh. vnexpress. net/ tin- tuc/ doanh- nghiep/ du- lich- dong- bang- theo- khach- 
nga-3121292.html 
7.  

File đính kèm:

  • pdfkhach_du_lich_nga_vao_viet_nam_thach_thuc_va_giai_phap.pdf