Hoạt động của hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long những năm đầu tái lập ỉnh (1991 - 1997)

Năm 1991, Đảng Cộng sản Việt Nam đã tiến hành Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII

với mục tiêu đẩy mạnh công cuộc đổi mới mà chặng đường 5 năm (1986-1991) đã đạt được một

số thành quả nhất định. Nghị quyết Quốc hội khóa VIII, kỳ họp thứ 10, ngày 26-12-1991 đã quyết

định chia tỉnh Cửu Long thành 2 tỉnh Vĩnh Long và Trà Vinh. Tỉnh Vĩnh Long có diện tích tự

nhiên 152.017,6ha bao gồm thị xã Vĩnh Long và 6 huyện (Bình Tân, Long Hồ, Mang Thít, Tam

Bình, Trà Ôn, Vũng Liêm) với dân số gần 1 triệu người. Sau khi tái lập tỉnh, mặc dù vừa mới hình

thành và có nhiều biến động lớn về nhân sự trong Hội đồng Nhân dân nhưng dưới sự lãnh đạo

của Tỉnh ủy, sự hướng dẫn của Hội đồng Nhà nước, Hội đồng Nhân dân tỉnh đã nhanh chóng đi

vào nề nếp, phát huy được vai trò là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, tạo bước chuyển

biến mạnh mẽ trong kinh tế - xã hội.

pdf 9 trang thom 04/01/2024 1300
Bạn đang xem tài liệu "Hoạt động của hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long những năm đầu tái lập ỉnh (1991 - 1997)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Hoạt động của hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long những năm đầu tái lập ỉnh (1991 - 1997)

Hoạt động của hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long những năm đầu tái lập ỉnh (1991 - 1997)
Tạp chí Khoa học Đại học Thủ Dầu Một Số 2(33)-2017 
 65 
HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN VÀ ỦY BAN NHÂN DÂN 
TỈNH VĨNH LONG NHỮNG NĂM ĐẦU TÁI LẬP TỈNH (1991 - 1997) 
Nguyễn Ngọc Dung(1), Nguyễn Đình Thống(1) 
(1)Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (VNU-HCM) 
Ngày nhận 12/12/2016; Chấp nhận đăng 20/01/2017; Email: nndung@vnuhcm.edu.vn 
Tóm tắt 
Năm 1991, Đảng Cộng sản Việt Nam đã tiến hành Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII 
với mục tiêu đẩy mạnh công cuộc đổi mới mà chặng đường 5 năm (1986-1991) đã đạt được một 
số thành quả nhất định. Nghị quyết Quốc hội khóa VIII, kỳ họp thứ 10, ngày 26-12-1991 đã quyết 
định chia tỉnh Cửu Long thành 2 tỉnh Vĩnh Long và Trà Vinh. Tỉnh Vĩnh Long có diện tích tự 
nhiên 152.017,6ha bao gồm thị xã Vĩnh Long và 6 huyện (Bình Tân, Long Hồ, Mang Thít, Tam 
Bình, Trà Ôn, Vũng Liêm) với dân số gần 1 triệu người. Sau khi tái lập tỉnh, mặc dù vừa mới hình 
thành và có nhiều biến động lớn về nhân sự trong Hội đồng Nhân dân nhưng dưới sự lãnh đạo 
của Tỉnh ủy, sự hướng dẫn của Hội đồng Nhà nước, Hội đồng Nhân dân tỉnh đã nhanh chóng đi 
vào nề nếp, phát huy được vai trò là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, tạo bước chuyển 
biến mạnh mẽ trong kinh tế - xã hội. 
Từ khóa: Vĩnh Long, Hội đồng Nhân dân, Ủy ban Nhân dân, kinh tế, xã hội 
Abstract 
THE ACTIVITIES OF PEOPLE'S COUNCIL AND PEOPLE'S COMMITTEE OF 
VINH LONG PROVINCE IN THE FIRST YEARS OF THE PROVINCIAL 
REESTABLISHMENT (1991 - 1997) 
In 1991, the Communist Party of Vietnam held its 7th National Congress of Delegates with 
the aim of promoting the renewal process, of which the five-year period (1986-1991) achieved 
certain results. The Resolution at the 8th National Assembly at its 10th meeting session dated 26 
December 1991, decided to divide Cuu Long Province into Vinh Long and Tra Vinh Provinces. 
Vinh Long Province had a natural area of 152,017.6ha, including Vinh Long Town and 6 Districts 
(Binh Tan, Long Ho, Mang Thit, Tam Binh, Tra On, Vung Liem) with the population of nearly 1 
million people. After the provincial reestablishment, despite the new establishment and great 
changes in personnel in the People's Council, under the leadership of the Provincial Party 
Committee, the guidance of the State Council, the Provincial People's Council quickly went into 
order, promoted the role of the State’s power agency in the locality, made a strong change in the 
socio-economics. 
1. Giới thiệu 
Tại kỳ họp thứ 11 Quốc hội khóa VIII (5-1992) đã ban hành Nghị quyết về việc tách tỉnh 
Cửu Long thành hai tỉnh Vĩnh Long và Trà Vinh. Tỉnh Vĩnh Long được thành lập với diện tích 
tự nhiên 152.017,6ha bao gồm thị xã Vĩnh Long và 6 huyện (Bình Tân, Long Hồ, Mang Thít, 
Tam Bình, Trà Ôn, Vũng Liêm) với dân số gần 1 triệu người. 
Nguyễn Ngọc Dung... Hoạt động của Hội đồng Nhân dân và Ủy ban Nhân dân tỉnh Vĩnh Long... 
 66 
Sau khi tái lập tỉnh, dưới sự lãnh đạo của Tỉnh ủy, sự hướng dẫn của Hội đồng Nhà nước, 
Hội đồng Nhân dân (HĐND) tỉnh đã nhanh chóng đi vào nề nếp, phát huy được vai trò là cơ 
quan quyền lực nhà nước ở địa phương. Trong năm 1992, HĐND tỉnh Vĩnh Long đã tổ chức 
được 5 kỳ họp để bàn về các chủ trương, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh. 
Kỳ họp thứ nhất, HĐND đã bầu Thường trực HĐND tỉnh, Ủy ban Nhân dân (UBND) tỉnh gồm 
9 thành viên, bầu Chánh án, Phó Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh, thẩm phán và hội thẩm nhân 
dân, Đoàn Thư ký các kỳ họp, các Ban của HĐND (Ban Kinh tế, kế hoạch và ngân sách, Ban 
Văn hóa xã hội, Ban Pháp chế). Tại kỳ họp thứ hai, HĐND thông qua kế hoạch kinh tế – xã hội 
năm 1992, chương trình hoạt động 6 tháng cuối năm của HĐND và kinh phí hoạt động của 
HĐND, đặt tên đường Phạm Hùng, bầu bổ sung 3 thành viên UBND tỉnh. Tại kỳ họp thứ ba, 
HĐND thông qua Đề án cải tạo vườn tạp tỉnh Vĩnh Long, Quy định tạm thời về giải quyết tranh 
chấp đất đai, bầu bổ sung Phó chủ tịch và 3 thành viên UBND. Tại kỳ họp thứ tư, HĐND thông 
qua báo cáo của UBND tỉnh và công tác bảo vệ an ninh trật tự theo tinh thần Chỉ thị 135 của 
Hội đồng Bộ trưởng, đẩy mạnh tổ chức tấn công các loại tội phạm, chống buôn lậu, tham 
nhũng, giữ gìn trật tự an toàn xã hội; sinh hoạt quyết định 114 của Thủ tướng Chính phủ. Tại kỳ 
họp lần thứ năm, HĐND thông qua báo cáo tổng kết hoạt động của HĐND năm 1992 và 
chương trình hoạt động của HĐND tỉnh 1993, báo cáo quyết toán kinh phí 1992 và dự toán 
kinh phí 1993 của HĐND tỉnh, báo cáo tổng kết tình hình kinh tế xã hội 1992 và kế hoạch kinh 
tế xã hội 1993; các ngành pháp luật báo cáo công tác 1992 và phương hướng 1993; Mặt trận, 
các đoàn thể thông qua báo cáo công tác tham gia xây dựng chính quyền[1]. 
Các kỳ họp của HĐND tỉnh bàn về nội dung hoạt động của Thường trực HĐND, các ban 
của HĐND; xem xét kết quả của các báo cáo về chương trình hoạt động 6 tháng đầu năm và 6 
tháng cuối năm; về hoạt động của các cử tri, tổ đại biểu Ý kiến đóng góp sẽ được ghi nhận và 
bổ sung vào Nghị quyết trong năm sau. Các kỳ họp được diễn ra định kỳ với sự góp mặt tương 
đối đầy đủ của các đại biểu để bàn về các hoạt động chung của HĐND cấp tỉnh, huyện và cơ 
sở, qua đó xác định nội dung chính về chương trình phát triển kinh tế - xã hội trong năm và các 
việc cần làm của năm tiếp theo. Mọi hoạt động được diễn ra đúng trình tự và được sự đồng 
thuận từ cán bộ, nhân dân. Tuy nhiên, trong những năm đầu tái lập tỉnh, HĐND tỉnh và các cấp 
cũng gặp không ít khó khăn trong tổ chức và hoạt động, một số cấp cơ sở không chuẩn bị kịp 
về thời gian để tiến hành các cuộc họp nên chất lượng không đảm bảo, nhiều đại biểu tiếp xúc 
cử tri không đều đặn, một số đại biểu vắng mặt trong các kỳ họp, không có kỳ họp nào đạt tỉ lệ 
100% đại biểu tham gia, thậm chí có kỳ họp không đủ 2/3 đại biểu nên phải hoãn lại; một số đại 
biểu chưa phát biểu ý kiến trong kỳ họp kể từ đầu nhiệm kỳ, tiếp xúc cử tri không đều; báo cáo 
hoạt động của đại biểu cho Thường trực HĐND còn rất ít; tổ đại biểu hoạt động rất rời rạc, ít 
họp tổ để trao đổi, tổng hợp ý kiến đóng góp cho HĐND; việc cung cấp thông tin cho đại biểu 
còn hạn chế. Ở một số xã trong một số kỳ họp không ra nghị quyết; một số huyện, xã không có 
kỳ họp chuyên đề, thiếu đầu tư cho công tác HĐND; một số kỳ họp sắp xếp thời gian không 
hợp lý dẫn đến không đạt yêu cầu; có kỳ họp đại biểu tham dự nhưng không nghiên cứu kỹ tài 
liệu, còn nhiều ý kiến nặng về phê phán hơn là tìm giải pháp[1]. 
2. Về xây dựng và củng cố bộ máy Hội đồng Nhân dân, Ủy ban Nhân dân 
2.1. Xây dựng và củng cố bộ máy Hội đồng Nhân dân 
Căn cứ theo quy định của Luật Tổ chức HĐND, ở cấp tỉnh, HĐND tỉnh Vĩnh Long đã 
thành lập Thường trực HĐND và 3 ban chuyên môn: Ban Kinh tế - Kế hoạch - Ngân sách, Ban 
Tạp chí Khoa học Đại học Thủ Dầu Một Số 2(33)-2017 
 67 
Văn hóa - Xã hội, Ban Pháp chế với tổng số 48 đại biểu. Đồng thời, chọn bổ sung đủ số chuyên 
viên của Thường trực HĐND theo luật định, 01 Chủ tịch, 01 Phó chủ tịch và mỗi ban có 1 
trưởng hoặc phó chuyên trách. Ở cấp huyện, tổ chức bộ máy HĐND được sắp xếp tương đối 
đầy đủ, hoạt động đi vào nề nếp. Phần lớn Chủ tịch HĐND huyện thị kiêm nhiệm nhưng nhờ sự 
năng động nên Thường trực HĐND vẫn hoạt động tốt. Ở cấp xã, chức danh Trưởng Ban Thư 
ký HĐND được đề nghị thay bằng chức danh Chủ tịch HĐND do Phó bí thư Đảng ủy xã phụ 
trách nhằm khắc phục tình trạng yếu kém của HĐND xã, phường. 
Công tác tiến hành các kỳ họp của Thường trực HĐND tỉnh có nhiều đổi mới trong việc 
tham gia thảo luận, chất vấn, trả lời chất vấn, xây dựng, ban hành nghị quyết, theo dõi, đôn đốc 
việc tổ chức thực hiện giải quyết những vấn đề bức xúc đang diễn ra ở địa phương[1]. Trong 
nhiệm kỳ, nhân sự HĐND có một số biến động[2]. Đa số các đại biểu HĐND thể hiện tinh thần 
gương mẫu, ý thức được trách nhiệm của mình, tích cực hoạt động, đi sâu sát cơ sở tiếp xúc cử 
tri, nắm bắt được tình hình, thu thập và phản ánh nhiều ý kiến nguyện vọng của cử tri; phổ biến 
chủ trương của Nhà nước, nghị quyết của HĐND đến nhân dân. Một số đại biểu thiếu tinh thần 
trách nhiệm, vắng mặt nhiều kỳ họp, ít tham gia phát biểu ý kiến, một số đại biểu sa sút về phẩm 
chất, đạo đức, vi phạm kỷ luật đã bị HĐND bãi nhiệm. Năm 1993, HĐND tỉnh Vĩnh Long đã đưa 
ra những quyết định về việc thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội và ngân sách; nhiệm vụ quốc 
phòng - an ninh và nâng cao đời sống nhân dân. Nhờ có sự chuẩn bị chu đáo, thảo luận dân chủ 
nên HĐND đã có những quyết định vừa phù hợp với chủ trương của Đảng, vừa hợp lòng dân. 
Các chỉ tiêu đều đạt và vượt kế hoạch, một số nghị quyết đã đi vào đời sống[2]. Từ năm 1994 đến 
năm 1995, cơ cấu tổ chức HĐND đã có sự thay đổi rõ nét, biểu hiện ở chất lượng đại biểu và cơ 
cấu đại biểu từ cấp tỉnh đến cấp xã đã chuyển biến về số lượng cũng như chất lượng. Chất lượng 
đại biểu HĐND tỉnh có trình độ cấp III và đại học ngày càng chiếm tỷ lệ lớn, đa số đều học qua 
cao cấp hoặc trung cấp lý luận chính trị. Ngoài ra, để nâng cao sự hiểu biết pháp luật, Thường 
trực HĐND tỉnh phối hợp với Ban Tổ chức chính quyền mở nhiều lớp tập huấn về Luật Tổ chức 
HĐND, UBND, quy chế hoạt động của HĐND các cấp, Pháp lệnh về giám sát và hướng dẫn của 
Ủy ban Thường vụ Quốc hội, hướng dẫn và kiểm tra của Chính phủ đối với HĐND và nhiều văn 
bản quy phạm pháp luật khác liên quan đến hoạt động của đại biểu[3]. 
Các hoạt động tiếp dân, tiếp xúc cử tri và giám sát việc thi hành pháp luật của HĐND các 
cấp đã có sự tiến bộ rõ nét. HĐND tỉnh và HĐND huyện, xã, phường, thị trấn đã chủ động tìm 
tòi, nắm bắt tình hình, xem xét các báo cáo hàng năm để kịp thời đưa ra những quyết định đúng 
đắn trong hiệu quả hoạt động của mình. HĐND đã chủ động giám sát các hoạt động của các cơ 
quan như Viện Kiểm sát, Tòa án, Thanh tra, Thi hành án, đóng góp ý kiến cho các cơ quan này 
để hạn chế tình trạng sai sót trong hoạt động bảo vệ pháp luật và tăng cường tính pháp chế của 
địa phương. HĐND cũng có nhiều ý kiến đóng góp vào việc giải quyết các yêu cầu về kiến 
nghị, khiếu nại, tố cáo ở nhiều địa phương, chủ động nắm tình hình, thường xuyên cử cán bộ đi 
tiếp dân, lắng nghe ý kiến, tiếp nhận các đơn thư khiếu nại, hướng dẫn và giải thích các chủ 
trương, chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước, qua đó bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp 
của công dân sinh sống trên địa bàn. 
2.2. Xây dựng và củng cố bộ máy Ủy ban Nhân dân 
Tại kỳ họp thứ nhất, HĐND đã bầu UBND tỉnh gồm 9 thành viên[1]. UBND tỉnh đã ban 
hành quyết định thành lập các Sở, Phòng, Ban nhằm quản lý thống nhất các hoạt động kinh tế – 
xã hội, quốc phòng - an ninh trên địa bàn. Đồng thời tư vấn cho HĐND các cấp tiến hành bầu, 
Nguyễn Ngọc Dung... Hoạt động của Hội đồng Nhân dân và Ủy ban Nhân dân tỉnh Vĩnh Long... 
 68 
bổ sung UBND các cấp từ huyện đến xã dưới sự chỉ đạo, giám sát trực tiếp từ HĐND cấp cơ 
sở. UBND các cấp đã phát huy vai trò trong việc phát triển đời sống vật chất, tinh thần của 
người dân, các hoạt động kinh tế - xã hội đã có bước chuyển biến rõ nét. 
Trong giai đoạn mới thành lập tỉnh, UBND các cấp còn một số mặt hạn chế. Một số đại 
biểu chưa nắm bắt hết nhiệm vụ của mình trong việc quản lý các công việc chung, tổ chức bộ 
máy cấp cơ sở còn rời rạc, đội ngũ cán bộ, công chức còn thiếu, chưa đáp ứng được các yêu 
cầu, nhiệm vụ được giao, việc giải quyết các đơn thư, khiếu nại còn chậm, kinh phí cho việc 
hoạt động còn eo hẹp đã phần nào hạn chế công tác quản lý nhà nước ở địa phương của 
UBND các cấp. 
3. Hội đồng nhân dân, Ủy ban Nhân dân với việc định hướng phát triển kinh tế - xã hội 
tỉnh giai đoạn 1991 – 1997 
3.1. Trong lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ 
Với thế mạnh đặc trưng của một tỉnh thuộc đồng bằng sông Cửu Long, Vĩnh Long hội đủ 
các yếu tố về sản xuất nông nghiệp trong quá trình chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp nông thôn. 
Trong giai đoạn 1991-1995, HĐND tỉnh đã xác định phát huy những thế mạnh của địa phương 
đẩy mạnh quá trình phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống nhân dân, thực hiện công cuộc 
đổi mới của Đảng, giữ vững an ninh chính trị và quốc phòng toàn dân, củng cố hệ thống chính 
trị, giữ vững vai trò lãnh đạo của các cấp, các ngành và các ban đoàn thể. 
Đối với sản xuất nông nghiệp, Vĩnh Long đẩy mạnh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế 
nông nghiệp, nông thôn, phát huy thế mạnh của địa phương, từ việc đánh bắt, nuôi trồng hải 
sản, chăn nuôi cho đến khai thác hiệu quả các đặc sản từ cây ăn trái, chú trọng thâm canh, 
nghiên cứu các giống cây trồng mới và áp dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật vào trong sản 
xuất; tạo điều kiện thuận lợi cho người dân có thể vay vốn làm ăn và tăng cường xây dựng và 
đổi mới công tác quản lý nhà nước trong nông nghiệp nông thôn. 
Đối với công nghiệp và dịch vụ, tiếp tục đẩy mạnh sự chuyển dịch tăng tỷ trọng công 
nghiệp và dịch vụ trong cơ cấu kinh tế địa phương, tận dụng nguồn vốn từ Trung ương để đẩy 
mạnh đầu tư sản xuất công nghiệp, đặc biệt là tiểu thủ công nghiệp, đồng thời thu hút đầu tư, 
tạo điều kiện thuận lợi để các nhà đầu tư có thể sản xuất, qua đó đóng góp vào quá trình đẩy 
mạnh phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn. Riêng với du lịch, HĐND tỉnh chú trọng phát huy 
các tiềm năng của tỉnh về du lịch, đặc biệt là du lịch sinh thái, kết hợp với du lịch vườn cây ăn 
trái với địa hình sông nước, kêu gọi các nhà đầu tư phát triển du lịch, tăng cường công tác 
quảng bá hình ảnh con người, văn hóa miệt vườn sông nước của miền Tây nói chung và Vĩnh 
Long nói riêng. 
3.2. Trong lĩnh vực quản lý văn hóa - xã hội, giáo dục, y tế và an ninh quốc phòng 
Quán triệt quan điểm của Đại hội VII của Đảng về xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm 
đà bản sắc dân tộc, HĐND tỉnh Vĩnh Long đã chú trọng nâng cao nhận thức và dung hòa lợi ích 
giữa việc phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội với giữ vững sự ổn định chính trị, giữ gìn và phát 
huy bản sắc văn hóa dân tộc nói chung và vùng miền nói riêng, tạo thế trận quốc phòng, an ninh 
vững chắc dưới sự lãnh đạo của HĐND và UBND tỉnh. Đồng thời giao nhiệm vụ cho Ban Văn 
hóa - Xã hội giải quyết các vấn đề nảy sinh trong quá trình kết hợp phát triển kinh tế, văn hóa, 
xã hội với quốc phòng, an ninh nhằm khai thác và phát huy nội lực gắn với xây dựng và bảo vệ 
an ninh văn hóa trên địa bàn. Ngoài ra, HĐND tỉnh còn khuyến khích sự chủ động, sáng tạo của 
Tạp chí Khoa học Đại học Thủ Dầu Một Số 2(33)-2017 
 69 
các chủ thể trong việc kết hợp phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội với quốc phòng, an ninh, đồng 
thời tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách về kết hợp văn hóa, xã hội với an ninh - quốc phòng 
nhằm tạo đà cho sự phát triển kinh tế, chú trọng sự phối hợp thống nhất và đồng bộ của các 
đoàn thể ban ngành, phát huy vai trò của các tổ chức, cá nhân trên các lĩnh vực của đời sống 
văn hóa - xã hội. 
Về giáo dục, HĐND đã chỉ đạo cho Sở Giáo dục và Đào tạo ban hành các chính sách, cơ 
chế giáo dục cụ thể nhằm đẩy mạnh công tác giáo dục, đồng thời khuyến khích cũng như quy 
định trách nhiệm các ngành, địa phương, các tổ chức kinh tế - xã hội đối với công tác giáo dục 
trên địa bàn. Điều này thể hiện ở chất lượng dạy và học đã tăng lên đáng kể, số lượng giáo viên 
và học sinh không ngừng tăng lên theo từng năm. Bên cạnh đó, HĐND chú trọng xây dựng các 
cơ sở giáo dục, đào tạo, các trường học và các tru ... g các giống mới, bao gồm các giống cây trồng và vật nuôi 
được quan tâm chú trọng cùng với việc phòng chống dịch bệnh luôn được Tỉnh ủy và UBND 
các cấp, các ngành quán triệt thực hiện nghiêm chỉnh. Bên cạnh đó, việc nuôi trồng thủy hải sản 
có bước phát triển mạnh, diện tích nuôi tôm, cá không ngừng tăng lên theo các năm, đóng góp 
Nguyễn Ngọc Dung... Hoạt động của Hội đồng Nhân dân và Ủy ban Nhân dân tỉnh Vĩnh Long... 
 70 
không nhỏ cho xuất khẩu thu ngoại tệ trên địa bàn tỉnh. Giá trị kim ngạch xuất khẩu tăng 
trưởng, năm 1993: 27 triệu USD, năm 1994: 42 triệu USD, năm 1995 là 61 triệu USD. Năm 
1993, tổng thu ngân sách cả năm đạt 164,9 tỷ, năm 1995 lên đến 251,31 tỷ. Công tác xây dựng 
cơ bản cũng đạt được những kết quả đáng khích lệ, nguồn vốn ODA được sử dụng một cách 
hợp lý, không có tình trạng lãng phí, thất thoát, đa số nguồn vốn ODA được sử dụng để xây 
cầu, trường học, bệnh viện 
Sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tăng trưởng khá theo hàng năm. Năm 1993, 
giá trị sản lượng công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp năm đạt khoảng 155 tỷ đồng, tăng 12,6% so 
với năm 1992, năm 1994 là 165 tỷ, năm 1995 tăng 10,76% so với năm 1994. 
Về du lịch, tỷ lệ khách du lịch trong nước và nước ngoài đến thăm quan và làm việc trên 
địa bàn tỉnh đều tăng theo hàng năm, góp phần vào ổn định kinh tế - xã hội, giải quyết việc làm 
cho người dân. 
Các hoạt động khoa học - công nghệ đều có bước phát triển theo từng năm, đa số các đề 
tài đều có tính ứng dụng thực tiễn cao, nghiệm thu được những đề tài tương đối chất lượng. 
Hoạt động thương mại, tín dụng có bước phát triển mới, điều này thể hiện ở việc giao lưu buôn 
bán với các tổ chức trong và ngoài nước, các hoạt động vay và cho vay để cho người dân có 
nguồn vốn sản xuất 
Tình hình an ninh quốc phòng có nhiều chuyển biến tích cực. Công tác tuyển quân được 
triển khai tốt, kết quả 2 đợt giao quân đạt 107,13% chỉ tiêu giao. Công tác huấn luyện, sẵn sàng 
chiến đấu được cấp ủy, ủy ban quan tâm. Năm 1994 đã đấu tranh, ngăn chặn 381 tin, bài chiến 
tranh tâm lý; đấu tranh làm rõ 1230 vụ, bắt 562 tên, đưa đi giáo dục nhiều đối tượng xã hội và 
thu hồi tài sản cho nhân dân khoảng 1 tỷ đồng. Lực lượng an ninh duy trì hoạt động thường 
xuyên, phát hiện ngăn chặn kịp thời nhiều hoạt động phá hoại của bọn phản động. Năm 1995, 
đã mở nhiều đợt truy quét tội phạm, bài trừ tệ nạn xã hội, ngăn chặn, khám phá nhiều nguồn tin 
tuyên truyền, chiến tranh tâm lý, khám phá nhiều vụ án hình sự, bắt giữ nhiều đối tượng, thu 
hồi tài sản cho nhân dân. Công tác chống tham nhũng, lãng phí, buôn lậu, kinh doanh trái phép 
được duy trì đều đặn[5]. 
Về giáo dục, y tế: Năm học 1993 - 1994, tổng số học sinh tăng 1,4%, số lượng học sinh 
thi tốt nghiệp các cấp tăng 21,6% so với 1993. Năm 1994 có 475 em trúng tuyển vào các trường 
đại học, cao nhất từ trước đến nay. Chất lượng giáo dục được tăng lên một bước, công tác phổ 
cập, xóa mù chữ có tiến bộ. Đến cuối 1994, có 11 đơn vị xã, phường, thị trấn được công nhận 
cơ bản hoàn thành phổ cập tiểu học và xóa mù chữ. Năm học 1994 - 1995 có 208.349 học sinh 
phổ thông, tăng 2,3% so với năm học trước[4]. 
Bước sang những năm từ 1995 - 1997, UBND tỉnh chủ trương “tiếp tục củng cố và giữ 
vững ổn định về mọi mặt, khắc phục tình trạng tụt hậu, thúc đẩy nhanh hơn nữa nhịp độ tăng 
trưởng, tạo một bước chuyển biến cơ cấu kinh tế. Nâng cao chất lượng và hiệu quả của kinh tế - 
xã hội, tăng cường công tác an ninh - quốc phòng, phấn đấu để có bước phát triển cao hơn năm 
trước”[6]. 
Từ năm 1995, HĐND tỉnh Vĩnh Long chủ trương đẩy mạnh phát triển công nghiệp, đặc 
biệt là công nghiệp chế biến hàng xuất khẩu, tạo nhiều mặt hàng xuất khẩu có giá trị, hàng tiêu 
dùng có chất lượng; tạo nguồn thu cho ngân sách. Phát triển mạnh mẽ giáo dục – đào tạo, thực 
hiện một bước nâng cao dân trí, đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao nguồn nhân lực đáp ứng nhu 
cầu trước mắt và lâu dài; thực hiện tốt các chương trình và lĩnh vực phát triển văn hóa – xã hội; 
Tạp chí Khoa học Đại học Thủ Dầu Một Số 2(33)-2017 
 71 
tạo bước chuyển biến về văn hóa, văn nghệ, phát thanh truyền hình, chăm sóc sức khỏe nhân 
dân, dân số kế hoạch hóa gia đình và các mặt xã hội khác; tập trung sức nhiều hơn cho các 
chương trình phát triển kinh tế – xã hội mà trọng tâm là điện, giao thông nông thôn, thủy lợi, 
nước sạch, nhà ở, cơ sở vật chất cho giáo dục, y tế, xóa đói giảm nghèo; củng cố quốc phòng, 
an ninh, đảm bảo trật tự kỷ cương và an toàn xã hội để phát triển kinh tế; tiếp tục chương trình 
cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực quản lý của các cơ quan nhà nước, có bước tiến mạnh 
mẽ trong việc chống tham nhũng và các hiện tượng tiêu cực xã hội[7]. 
Nhờ vậy, tổng sản phẩm GDP tăng lên hàng năm, năm 1995 đạt 704,3 tỷ đồng, năm 1996 
tăng 6,70% so với năm 1995: 2.347.8 tỷ đồng, năm 1997 tăng 6,02% so với năm 1996. Sự 
chuyển dịch cơ cấu kinh tế có sự chuyển biến rõ nét, năm 1996, cơ cấu nông – công – dịch vụ 
lần lượt là 62,83 - 10,76 - 26,41%, năm 1997 là 66,83 - 5,54 - 37,49%. 
Đạt được những kết quả trên là do sự nỗ lực của người nông dân trong quá trình sản xuất, 
công tác khuyến nông và quản lý nông nghiệp trên địa bàn tỉnh đã được quan tâm, chỉ đạo sâu 
sát. Đặc biệt là sự giúp đỡ của ngành ngân hàng đã cho người dân vay vốn, để họ có nguồn vốn 
tái sản xuất. Số liệu thống kê trong giai đoạn 1995 - 1997 cho thấy giá trị sản xuất nông nghiệp 
tăng nhanh và có dấu hiệu bền vững hơn so với giai đoạn 1991 - 1995, điều này thể hiện sự 
quyết tâm của Đảng bộ, HĐND tỉnh Vĩnh Long, các cấp, các ngành trong quá trình phát triển 
nông nghiệp làm nền tảng chung cho hoạt động phát triển kinh tế vùng, đây cũng là một đặc 
điểm chung của các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. 
Đối với sản xuất công nghiệp, tổng sản lượng năm 1995 đạt 195 tỷ đồng, năm 1996: 646 
tỷ đồng, năm 1997: 613,2 tỷ đồng. Điều này chứng tỏ sản lượng công nghiệp tăng nhanh và ổn 
định nhờ vào sự quán triệt các nghị quyết HĐND tỉnh và sự quan tâm chỉ đạo của các Sở, ban 
ngành. Tỷ trọng công nghiệp chiếm số lượng nhỏ trong cơ cấu kinh tế nhưng lại đem lại nguồn 
ngoại tệ cao cho tỉnh, có thể nói đây là một kết quả đáng kích lệ của Đảng bộ các cấp và nhân 
dân tỉnh Vĩnh Long. Về xây dựng cơ bản, năm 1995, Tỉnh ủy đã đầu tư 104,539 tỷ đồng cho 
công tác xây dựng cơ bản, năm 1996 là 152,43 tỷ, năm 1997 là 205,79 tỷ. Mức đầu tư hàng 
năm đều tăng là do ngân sách tăng lên hàng năm từ các nguồn thu từ các hoạt động phát triển 
kinh tế. Trong đó các công trình giao thông, điện, thủy lợi được Tỉnh ủy đặc biệt chú trọng, tạo 
tiền đề cho tất cả các hoạt động phát triển kinh tế xã hội. Về hoạt động thương mại và dịch vụ, 
năm 1995, kim ngạch xuất khẩu và dịch vụ thu ngoại tệ đạt 61 triệu USD, năm 1996 là 116,5 
triệu USD, năm 1997 là 106,7 triệu USD, kim ngạch nhập khẩu bình ổn ở mức cho phép theo 
từng năm, năm 1995 là 25 triệu USD, năm 1996 là 26,09 triệu USD, năm 1997 là 31,4 triệu 
USD. Ngân sách đầu tư cho Khoa học - Công nghệ hàng năm đều tăng. Hoạt động khoa học 
công nghệ hướng các đề tài nghiên cứu ứng dụng phục vụ thiết thực cho sản xuất và đời sống. 
Cơ sở vật chất ngành giáo dục được củng cố và hoàn thiện hơn, mạng lưới trường lớp 
được mở rộng với nhiều loại hình phù hợp với từng đối tượng, tỷ lệ trẻ em ở mẫu giáo, học sinh 
tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, bổ túc văn hóa đều tăng. Công tác phổ cập xóa 
mù chữ đã hoàn thành về cơ bản. Năm 1997, ngành giáo dục được tặng Huân chương Lao động 
hạng 3 về thành tích xuất sắc trong giáo dục và đào tạo. Hoạt động y tế cũng có nhiều tiến bộ, 
các chương trình quốc gia về phòng, chống bệnh được triển khai rộng rãi và đạt được nhiều kết 
quả tích cực, công tác bảo vệ và chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em được quan tâm thường 
xuyên, công tác kế hoạch hóa gia đình được duy trì thành nề nếp Công tác thương binh xã 
hội, xóa đói giảm nghèo, cứu tế, cứu trợ, giải quyết việc làm cho nhân dân được quan tâm chú 
Nguyễn Ngọc Dung... Hoạt động của Hội đồng Nhân dân và Ủy ban Nhân dân tỉnh Vĩnh Long... 
 72 
trọng, các hoạt động thăm viếng, tặng quà cho các gia đình chính sách có công với cách mạng 
đạt kết quả tốt; số hộ nghèo trên địa bàn tỉnh giảm đáng kể theo các năm; hoạt động cứu trợ 
người dân khi bị bão, lũ được Tỉnh ủy, HĐND, UBND các cấp, các ngành kịp thời hỗ trợ; công 
tác giải quyết việc làm cho người lao động đạt kết quả khả quan, riêng năm 1996, giải quyết 
việc làm cho 5.617 lao động, năm 1997 là 4.455 lao động. Công tác giữ gìn trật tự, an ninh xã 
hội và quốc phòng có nhiều tiến bộ. Hàng năm, HĐND và UBND tỉnh đã chỉ đạo cho các lực 
lượng an ninh mở các cuộc truy quét tội phạm, kiểm tra và thanh tra các hoạt động buôn lậu, 
kinh doanh trái phép, chống tham nhũng, đấu tranh khám phá nhiều vụ án hình sự, bắt và giam 
giữ nhiều đối tượng, bảo đảm an ninh, quốc phòng trên địa bàn. 
5. Kết luận 
 Kể từ khi tái lập tỉnh (1991), Vĩnh Long đã nhận diện được tiềm năng, vị thế của mình, 
với định hướng phát triển mới với sự chuyển dịch theo hướng công nghiệp, thương mại - du 
lịch và nông nghiệp. Giai đoạn 1991-1997 chính là bản lề tạo nên những bước phát triển vượt 
bậc của tỉnh Vĩnh Long khi bước vào thời kỳ đẩy mạnh Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa. 
Bước sang thế kỷ XXI, xu thế toàn cầu hoá diễn ra mạnh mẽ, lôi cuốn các nước vào vòng 
xoáy cạnh tranh và hợp tác trên tất cả các lĩnh vực kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng. Đại 
hội IX của Đảng đã hoạch định Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2001-2010 với 
mục tiêu tổng quát: Đưa nước ta thoát khỏi tình trạng kém phát triển, nâng cao đời sống vật 
chất và tinh thần cho nhân dân, tạo nền tảng và phấn đấu đến năm 2020 đưa nước ta cơ bản trở 
thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. 
Ngày 16-02-2012, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 195/QĐ-TTg phê duyệt 
Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế- xã hội tỉnh Vĩnh Long đến năm 2020. Theo đó, tỉnh Vĩnh 
Long sẽ trở thành thành vùng sinh thái, xanh, sạch, đẹp, phát triển hài hòa giữa đô thị và nông 
thôn, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân; đẩy mạnh phát triển công nghiệp và 
dịch vụ theo hướng công nghệ và chất lượng cao; từng bước hình thành nền kinh tế tri thức dựa 
trên nguồn nhân lực có chất lượng; tăng cường quốc phòng, an ninh, giữ vững ổn định chính trị 
và trật tự an toàn xã hội. Liên kết với Cần Thơ, phát triển thành vùng kinh tế động lực, trung 
tâm kinh tế, đào tạo, văn hóa và khoa học kỹ thuật của vùng đồng bằng sông Cửu Long, góp 
phần cùng cả nước thực hiện thành công mục tiêu xây dựng nước ta cơ bản trở thành nước công 
nghiệp vào năm 2020[9]. Trên cơ sở những thành tựu của giai đoạn 1991-1997, HĐND tỉnh 
Vĩnh Long đã lãnh đạo công cuộc đổi mới ở địa phương dựa trên sự phát huy nội lực và hội 
nhập với xu thế phát triển của đất nước, khu vực và quốc tế. Từ một địa phương thuần nông, 
nghèo đói và lạc hậu, Vĩnh Long đã có tăng trưởng bình quân hơn 10% và cao hơn bình quân 
cả nước. GDP bình quân đầu người của tỉnh đã đạt khoảng 40 triệu đồng vào năm 2015; kim 
ngạch xuất khẩu của tỉnh luôn đạt mức cao và vượt kế hoạch đề ra hàng năm; Vĩnh Long trở 
thành một trong những tỉnh xuất khẩu gạo lớn của cả nước với sản lượng xuất khẩu đạt trên 
dưới 450.000 tấn/năm... Giá trị sản xuất công nghiệp theo giá so sánh: năm 2010 đạt 12,710 tỷ 
đồng, năm 2015 đạt xấp xỉ 22,271 tỷ đồng, tức gần gấp đôi; trong đó, khu vực có vốn đầu tư 
nước ngoài không ngừng tăng lên, năm 2010 là 4,133 tỷ đồng, năm 2015 hơn 8,621 tỷ đồng... 
Vĩnh Long đang cùng với Cần Thơ hình thành vùng kinh tế động lực, trung tâm kinh tế, đào 
tạo, văn hóa và khoa học kỹ thuật của vùng đồng bằng sông Cửu Long. 
Tạp chí Khoa học Đại học Thủ Dầu Một Số 2(33)-2017 
 73 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1] Hội đồng Nhân dân tỉnh Vĩnh Long, Báo cáo tình hình hoạt động năm 1992 và chương trình 
hoạt động năm 1993 của Hội đồng Nhân dân tỉnh Vĩnh Long khóa IV (23-12-1992), số tài liệu 
47/HĐND.K4. 
[2] Hội đồng Nhân dân tỉnh Vĩnh Long, Báo cáo tình hình hoạt động năm 1993 và nhiệm vụ năm 
1994 của Hội đồng Nhân dân tỉnh Vĩnh Long khóa IV, số tài liệu 68/HĐND.K4. Năm 1993, 
HĐND tỉnh bầu thêm 01 Phó chủ tịch, bầu bổ sung Trưởng ban Kinh tế, Kế hoạch và Ngân 
sách và thư ký kỳ họp HĐND. HĐND huyện đầu nhiệm kỳ có 253 đại biểu, đến cuối 1993 còn 
242 đại biểu – trong đó, từ nhiệm: 8, bị bãi nhiệm: 9, chuyển công tác: 3, bầu bổ sung: 9. 
Khoảng 75% hoạt động khá, 49% trung bình, 6% yếu kém. HĐND xã đầu nhiệm kỳ có 2412 
đại biểu, đến cuối 1993 còn 2103 đại biểu – trong đó, từ nhiệm: 32, bị bãi nhiệm: 240, chuyển 
công tác: 23, qua đời: 14. Khoảng 61% hoạt động khá, 27% trung bình, 12% yếu kém. 
[3] Hội đồng Nhân dân tỉnh Vĩnh Long, Báo cáo của Thường trực HĐND tỉnh Vĩnh Long về Tổng 
kết tình hình tổ chức và hoạt động của HĐND, UBND các cấp từ đầu nhiệm kỳ 1994 đến nay, 
Báo cáo số 33/TT.HĐND K5 ngày 25.4.1998. Ở cấp tỉnh, tổng số đại biểu HĐND được bầu từ 
năm 1994 là 46 đại biểu, trong đó có 6 đại biểu là nữ. Ở cấp huyện, tổng số đại biểu được bầu là 
231 đại biểu, trong đó có 30 đại biểu là nữ. Ở cấp xã, tổng số đại biểu HĐND ở các xã, phường, 
thị trấn là 2404 đại biểu, có 296 đại biểu nữ. 
[4] Hội đồng Nhân dân tỉnh Vĩnh Long, Báo cáo đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch kinh tế - xã 
hội 1994 và định hướng phát triển kinh tế - xã hội năm 1995, số tài liệu 02/BC.UBT. 
[5] Ủy ban Nhân dân tỉnh Vĩnh Long, Kết quả kinh tế - xã hội năm 1993 và định hướng phát triển 
kinh tế - xã hội năm 1994 của tỉnh Vĩnh Long, số tài liệu 03/BC-UBT. 
[6] Ủy ban Nhân dân tỉnh Vĩnh Long, Báo cáo đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch kinh tế – xã 
hội năm 1995 và định hướng phát triển kinh tế xã hội năm 1996, số tài liệu 01/BC.UBT. 
[7] Ủy ban Nhân dân tỉnh tỉnh Vĩnh Long (23/1/1997), Báo cáo đánh giá tình hình thực hiện kế 
hoạch kinh tế - xã hội năm 1996 và định hướng phát triển kinh tế - xã hội năm 1997, số tài liệu 
04/BC.UBT. 
[8] Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Vĩnh Long, Lịch sử tỉnh Vĩnh Long, trang 41. Năm 1732, chúa Nguyễn 
Phúc Trú (1697 - 1738) lập dinh Long Hồ, châu Định Viễn, bao gồm một vùng đất rộng lớn bao 
gồm địa bàn Bến Tre, Vĩnh Long, Trà Vinh, Đồng Tháp, An Giang ngày nay; sau (1749) sáp 
nhập thêm vùng đất Cà Mau, Bạc Liêu, Kiên Giang, Cần Thơ ngày nay, Vĩnh Long trở thành 
thủ phủ của vùng đất phía nam sông Tiền, mà còn là đại bản doanh của quân đội nhà Nguyễn. 
[9] Thủ tướng Chính phủ, Quyết định 195/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển 
kinh tế- xã hội tỉnh Vĩnh Long đến năm 2020, Hà Nội, tháng 2/2012. Quy hoạch đặt ra 
những mục tiêu cụ thể về kinh tế - xã hội: (1) Tăng trưởng kinh tế bình quân đạt 14,5%/năm 
trong giai đoạn 2016 - 2020; thu nhập bình quân đầu người đạt trên 1.900 USD vào năm 2015 
và đạt trên 4.000 USD vào năm 2020; (2) Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng dần tỷ 
trọng các ngành công nghiệp, dịch vụ; đến năm 2015 cơ cấu nông nghiệp, thủy sản - công 
nghiệp, xây dựng - dịch vụ trong GRDP đạt 36% - 26% - 38%; đến năm 2020 đạt 23% - 32% - 
45%; (3) Kim ngạch xuất khẩu đến năm 2015 đạt 460 triệu USD, năm 2020 đạt trên 1.000 triệu 
USD; thu ngân sách giai đoạn 2011 - 2015 tăng bình quân 20%/năm và 22% - 23%/năm giai 
đoạn 2016 - 2020; huy động vốn đầu tư phát triển chiếm 33 - 34% GRDP. 

File đính kèm:

  • pdfhoat_dong_cua_hoi_dong_nhan_dan_va_uy_ban_nhan_dan_tinh_vinh.pdf