Hoàng công chất với việc xây dựng khối đoàn kết giữa các dân tộc ở Tây Bắc (1751 - 1769)

Tây Bắc là một phần của lãnh thổ Việt Nam, một bộ phận không thể tách rời của Tổ quốc

Việt Nam. Từ thế kỷ XI đến XVIII, các triều đại phong kiến Việt Nam đã có nhiều biện pháp để

quy phục các tù trưởng, tộc trưởng ở Tây Bắc; thế nhưng, tất cả các biện pháp đó chủ yếu là dùng

uy quyền và vũ lực, lại không mấy hiệu quả. Vì thế, quan hệ này mang tính một chiều, khi triều

đình phong kiến dưới xuôi hưng thịnh thì các tù trưởng tộc trưởng chịu quy phục, lúc suy yếu họ

lại lục đục đánh nhau và trước sự lôi kéo của ngoại bang họ không thể không bị “nghiêng ngả”,

lúc dựa vào Lào chống Việt, lúc lại dựa vào Việt chống Lào. Năm 1751 Hoàng Công Chất kéo

quân vào đất Mường Thanh tiêu diệt giặc Pẻ giải phóng Tây Bắc Ông đã có những biện pháp

vững chắc, lâu bền để xây dựng khối đoàn kết giữa các dân tộc ở Tây Bắc và đoàn kết KinhThượng.

pdf 7 trang kimcuc 3020
Bạn đang xem tài liệu "Hoàng công chất với việc xây dựng khối đoàn kết giữa các dân tộc ở Tây Bắc (1751 - 1769)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Hoàng công chất với việc xây dựng khối đoàn kết giữa các dân tộc ở Tây Bắc (1751 - 1769)

Hoàng công chất với việc xây dựng khối đoàn kết giữa các dân tộc ở Tây Bắc (1751 - 1769)
29 
TẠP CHÍ KHOA HỌC 
Khoa học Xã hội, Số 7 (12/2016) tr 29 – 35 
HOÀNG CÔNG CHẤT VỚI VIỆC 
 XÂY DỰNG KHỐI ĐOÀN KẾT GIỮA CÁC DÂN TỘC 
 Ở TÂY BẮC (1751 - 1769) 
 Phạm Văn Lực 
 Khoa Sử - Địa, Trường Đại học Tây Bắc 
 Tóm tắt: Bài viết đề cập đến công cuộc dựng cờ khởi nghĩa, tiễu trừ giặc Pẻ giải phóng Tây Bắc, cùng những 
việc làm góp phần củng cố khối đoàn kết giữa các dân tộc ở Tây Bắc của Hoàng Công Chất (1751 - 1769). 
Từ khóa: Hoàng Công Chất đoàn kết Kinh-Thượng 
1. Đặt vấn đề 
Tây Bắc là một phần của lãnh thổ Việt Nam, một bộ phận không thể tách rời của Tổ quốc 
Việt Nam. Từ thế kỷ XI đến XVIII, các triều đại phong kiến Việt Nam đã có nhiều biện pháp để 
quy phục các tù trưởng, tộc trưởng ở Tây Bắc; thế nhưng, tất cả các biện pháp đó chủ yếu là dùng 
uy quyền và vũ lực, lại không mấy hiệu quả. Vì thế, quan hệ này mang tính một chiều, khi triều 
đình phong kiến dưới xuôi hưng thịnh thì các tù trưởng tộc trưởng chịu quy phục, lúc suy yếu họ 
lại lục đục đánh nhau và trước sự lôi kéo của ngoại bang họ không thể không bị “nghiêng ngả”, 
lúc dựa vào Lào chống Việt, lúc lại dựa vào Việt chống Lào... Năm 1751 Hoàng Công Chất kéo 
quân vào đất Mường Thanh tiêu diệt giặc Pẻ giải phóng Tây Bắc Ông đã có những biện pháp 
vững chắc, lâu bền để xây dựng khối đoàn kết giữa các dân tộc ở Tây Bắc và đoàn kết Kinh-
Thượng. 
2. Nội dung 
2.1. Khái quát cuộc khởi nghĩa của Hoàng Công Chất (1739 - 1769) 
2.1.1. Hoạt động của Hoàng Công Chất trước khi tiến lên Tây Bắc (1739 - 1751) 
Hoàng Công Chất sinh năm 1706, tên thật là Hoàng Công Thư, xuất thân trong một gia 
đình nghèo (gốc họ Mạc) người làng Hoàng Xá, huyện Thư Trì, trấn Sơn Nam Hạ, nay thuộc xã 
Nguyên Xá, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình [3]. 
Ông là một lãnh tụ nông dân kiệt xuất, dựng cờ khởi nghĩa chống lại triều đình Lê-Trịnh 
cứu dân nghèo vì nghĩa lớn “Bảo Quốc an dân” diệt cường hào ác bá, lấy của nhà giàu chia cho 
dân nghèo, với hoài bão xóa bỏ bất công, lập lại kỷ cương, phục hưng đất nước thống nhất giang 
sơn, thái bình muôn thưở. 
Từ năm 1739, Hoàng Công Chất đã tập hợp nông dân nghèo nổi dậy hoạt động ở vùng 
Sơn Nam. Nghĩa quân có biệt tài về chiến thuật đánh du kích “Khi tan, khi hợp”. Để tăng cường 
lực lượng và dấy binh chống lại triều đình Lê-Trịnh từ năm 1739 đến 1741, Hoàng Công Chất đã 
Ngày nhận bài: 26/6/2016. Ngày nhận đăng: 25/12/2016 
Liên lạc: Phạm Văn Lực, e - mail: pvldhtb@gmail.com 
30 
 liên kết với các lãnh tụ khởi nghĩa nông dân khác như: Vũ Đình Dung, Nguyễn Tuyển, Nguyễn 
Cừ hoạt động khắp vùng hạ lưu sông Hồng. 
Năm 1740, triều đình Lê-Trịnh cử các tướng Hoàng Công Kỳ, Phạm Trần Tông mang 
quân đánh dẹp Hoàng Công Chất ở Công An nhưng không thắng nổi. 
Năm 1743, Hoàng Công Chất lại chống cự thành công cuộc bao vây của thống lĩnh 
Trương Nhiêu, quân triều đình lại buộc phải rút về. Cuối năm đó, chúa Trịnh Doanh sai sứ đi 
chiêu an, đòi Hoàng Công Chất phải về yết kiến. Ông đã cự tuyệt, chiếm giữ phủ Khoái Châu 
(Hưng Yên). Trịnh Doanh liền điều Đinh Văn Giai mang đại quân đi đánh, quân khởi nghĩa của 
Hoàng Công Chất tổn thất nặng nề ở Đỗ Xá, nhưng vẫn giữ được Khoái Châu. 
Năm 1745, quân khởi nghĩa tập kích bắt và giết chết trấn thủ Sơn Nam là Hoàng Công Kỳ. 
Hoàng Công Chất lại mang quân đánh phá các huyện lân cận và phối hợp với quân khởi 
nghĩa Nguyễn Hữu Cầu. 
Năm 1746 và 1748, Hoàng Công Chất phối hợp với quân của Nguyễn Hữu Cầu đánh Sơn 
Nam và Thăng Long nhưng thất bại. Cuối năm 1748, Trịnh Doanh sai Hoàng Ngũ Phúc, Phạm 
Đình Trọng tấn công vào Mã Não và Hương Nhi, quân khởi nghĩa thua to, Hoàng Công Chất 
cùng con là Hoàng Công Toản đến Mỹ Lương theo thủ lĩnh khởi nghĩa tên là Tương. Sau đó quân 
của Tương bị đánh tan, cha con Hoàng Công Chất bỏ chạy vào Thanh Hoá. Triều đình ban thưởng 
ai bắt được Hoàng Công Chất thì được phong tước Quận công, hàm Tam phẩm. Tuy nhiên, năm 
1750 ông theo đường núi tiến ra vùng Hưng Hoá. 
Năm 1750, Hoàng Công Chất liên kết với một thủ lĩnh khởi nghĩa giáp biên giới Vân 
Nam (Trung Quốc) là Thành, quân triều đình do Đinh Văn Thản tới đánh không dẹp nổi. 
Năm 1751, Thản chết, Lê Đình Châu được cử thay. Tháng 6 năm 1751, Lê Đình Châu đánh bại 
nghĩa quân Hoàng Công Chất, ông cùng nghĩa quân phải rút lên động Mãnh Thiên thuộc châu 
Ninh Biên (tức là Mường Thanh-Điện Biên), xây dựng căn cứ kháng cự lâu dài. 
2.1.2. Hoàng Công Chất kéo quân vào đất Mường Thanh tiêu diệt giặc Pẻ giải phóng Tây 
Bắc (1751 - 1769) 
Từ giữa thế kỷ XVIII, các chúa Thái, chúa Lự lục đục, triều đình phong kiến Trung ương 
lại suy yếu không còn đủ sức khống chế đến vùng Tây Bắc, lũ giặc Pẻ (hay còn gọi là Phọng, 
Nhuồn) - một tộc người trong nhóm cư dân Tày-Thái ở Thượng Lào và miền Vân Nam Trung 
Quốc do tên tướng tự xưng là Phạ chẩu Tin Tòng tràn sang cướp phá miền biên giới giữa nước ta 
với Lào, sau đó kéo vào chiếm cứ đất Điện Biên; các chúa Lự không chống nổi phải chạy lên 
vùng Mường Lự (Bình Lư), Sìn Hồ, kết thúc 19 đời chúa Lự ngự trị ở đất Mường Thanh [2]. Đã 
nhiều lần các chúa Thái tập hợp lực lượng đánh lại nhưng không thắng nổi và bị giặc Pẻ tàn sát dã 
man; tất cả các thủ lĩnh và nghĩa quân cùng người thân ruột thịt đều bị chúng chặt đầu, đầu lâu 
mang xếp dưới chân thành Tam Vạn. 
Trước sự tàn ác của giặc Pẻ, thể theo nguyện vọng của các dân tộc Tây Bắc, Hoàng Công 
Chất từ Mường Ét (Xốp Ét), Mường Xằm (Sầm Nưa), Mường Xon, Mường Pở, Mường Cảu (nay 
là địa bàn tỉnh Hủa Phăn nước Lào) kéo quân vào đất Mường Thanh tiêu diệt giặc Pẻ giải phóng 
31 
Tây Bắc [9]. Ngay từ khi kéo quân vào đất Tây Bắc, Hoàng Công Chất chủ động liên kết với các 
thủ lĩnh dân tộc thiểu số người: Lự, Lào, Thái, Mường...; tiêu biểu nhất là hai thủ lĩnh dân tộc 
Thái: “Lò Ngải, Lò Khanh đánh giặc Pẻ cứu dân, bảo vệ miền biên giới tổ quốc” [7]. 
Được sự ủng hộ của các chúa Thái và các dân tộc giúp đỡ, nghĩa quân Hoàng Công Chất 
từ Sông Mã tiến lên bao vây thành Tam Vạn. Trận đánh diễn ra hết sức quyết liệt. Giặc Pẻ không 
sao chống cự được, cuối cùng phải bỏ thành Tam Vạn chạy đến Pú Vằng (Khu đồi Độc Lập) hiện 
nay. Đến đây, giặc Pẻ đã huy động toàn bộ lực lượng và dùng các loại vũ khí lợi hại nhất lúc bấy 
giờ như: súng to châm mồi thuốc súng, bắn đạn chì gém tầm gần, nghĩa binh của Hoàng Công 
Chất bị thương vong rất nhiều, không sao tiến lên được. Lúc này giặc Pẻ lại bắt được Lò Thị 
Nương - vợ 4 của Hoàng Công Chất cùng con trai là Hoàng Công Trực (bà là con của một thủ 
lĩnh dân tộc Thái được Hoàng Công Chất quy phục, cảm phục tài đức nàng đã tự nguyện làm vợ 
thứ 4 của Ông); chúng trói hai người vào chiếc cột gỗ chôn giữa cánh đồng Tòng Khao, xung 
quanh chất củi cao ngập đầu. Nếu tướng Hoàng Công Chất muốn chuộc vợ, con thì phải mở cổng 
thành. Bằng không, chúng sẽ thiêu cháy. Từ dưới đồng, bà Lò Thị Nương thét to: “Không được 
mở cổng thành”. Lửa cháy ngùn ngụt. Hai mẹ con bà bị thiêu chết. Sau này khi phá tan được giặc 
Pẻ, xót thương người vợ hiền, Hoàng Công Chất cho trồng một cây đa trên mộ nàng. Nơi đây bốn 
mùa hoa nở, hoa vàng và hoa đỏ. 
Trong lúc cuộc chiến đấu đang diễn ra hết sức quyết liệt, một số nghĩa binh của Hoàng 
Công Chất là người Lự, người Lào và hai tướng Lò Ngải, Lò Khanh hiến kế: cho một bộ phận 
người Lào, người Lự tới trước cửa thành của Phạ Chẩu Tin Tòng (tướng giặc Pẻ) xin hàng, chúng 
tin là thật nên nhận. Đêm đến, quân Hoàng Công Chất tiến đánh, được bộ phận trá hàng làm nội 
gián đánh ra nên quân của Ông thắng lớn, chém được Tin Tòng. Tàn quân giặc Pẻ phải ngược 
sông Nậm Nú và Nậm Rốm chạy sang Lào. 
Đuổi được giặc Pẻ, từ Mường Thanh, Hoàng Công Chất mang quân đi đánh chiếm lại 
miền Thập Châu thuộc An Tây xưa đã bị bọn quan lại Trung Quốc, tỉnh Vân Nam cướp đoạt từ 
trước, tức các châu: Chiêu tấn (vùng Sìn Hồ hiện nay): châu Quỳnh Nhai; Châu Lai (Mường Lay, 
Mường Tè, Mường Xo tức Phong Thổ hiện nay). Luân Châu (một phần huyện Tuần Giáo hiện 
nay và khu vực Mường Mùn) thuộc tỉnh Lai Châu (nay thuộc tỉnh Điện Biên) và các đất Quảng 
Lãnh, Hoàng Nham, Hợp Phì, Lễ Tuyền, Tuy Phụ, Khiêm Châu nay thuộc tỉnh Vân Nam, Trung 
Quốc. Ông còn liên kết với nghĩa quân của Lê Duy Mật lúc đó lập căn cứ ở núi Trình Quang, 
thuộc tỉnh Trấn Ninh. Sử sách cũ chép có nhiều lần hai toán nghĩa quân này liên kết với nhau 
khống chế suốt một dải miền thượng Thanh Hoá, Nghệ An đến miền Hưng Hoá tức miền Tây Bắc 
ngày nay, Hoàng Công Chất và Lê Duy Mật lại uy hiếp triều đình bằng những cuộc tập kích vào 
vùng sông Thao, mạn Sơn Tây. Hoàng Công Chất chiếm toàn bộ 12 Châu Thái, tức miền Sơn La, 
Nghĩa Lộ và Bắc Hoà Bình. Các tù trưởng Thái như: Bun Phanh, Hà Công Ứng và tù trưởng 
Mường như Đinh Công Hồ (Mường Bi) chống lại nhưng đều bị thua. Thế là toàn thể các chúa đất 
của cả một dải sông Đà, sông Thao, sông Mã đều thuần phục Hoàng Công Chất và không chịu 
32 
cống nạp về triều đình nữa. Trong khoảng thời gian từ 1754 - 1769, Mường Thanh trở thành khu 
trung tâm văn hóa, chính trị của đất Tây Bắc [2]. 
Như vậy, thể theo nguyện vọng của các dân tộc Tây Bắc, Hoàng Công Chất đã liên kết với 
các thủ lĩnh người dân tộc thiểu số: Thái, Lự, Lào... tiêu diệt giặc Pẻ giải phóng Tây Bắc; việc làm 
này chính là điều kiện đồng thời cũng là cơ sở nền tảng để xây dựng khối đoàn kết giữa các dân 
tộc ở Tây Bắc. 
2.2. Hoàng Công Chất củng cố khối đoàn kết giữa các dân tộc và tính kế lâu dài ở Tây Bắc 
2.2.1. Hoàng Công Chất củng cố khối đoàn kết giữa các dân tộc ở Tây Bắc 
Để có thể án ngữ lâu dài ở Tây Bắc, Hoàng Công Chất một mặt ra sức củng cố lực lượng, 
tu sửa thành lũy để chống lại triều đình phong kiến dưới xuôi; một mặt không ngừng củng cố khối 
đoàn kết giữa các dân tộc. Lúc đầu Hoàng Công Chất chọn thành Tam Vạn làm nơi đóng đại bản 
doanh được người Lự xây dựng từ thế kỷ IX (tiếng Thái gọi là Xam Mứn). Sau đó, nhận thấy 
thành tuy rộng nhưng bố phòng sơ lược, không hợp với các loại vũ khí mới xuất hiện thời kỳ này 
như súng thần công, súng hỏa mai lại không hợp với việc phòng thủ từ mặt Lào sang cũng như 
từ dưới xuôi đánh lên, ông đã quyết định cho xây thành ở Chiềng Lề (tức thành Bản Phủ, thuộc xã 
Noong Hẹt, huyện Điện biên). Thành Bản Phủ rộng 80 mẫu, có vị trí lợi hại, dựa lưng vào sông 
Nậm Rốm, tiến thoái đều tiện lợi, có đường thành đắp bằng đất ngoài trồng tre gai mang từ xuôi 
lên (tre ngà), bên ngoài có hào sâu 10 mét, rộng 4-5 mét voi ngựa có thể đi trên mặt thành. Thành 
có 4 cửa: đông, tây, nam, bắc; ở mỗi cửa có đắp đồn cao, có vọng tiêu và lính gác. Trong thành có 
khu ngoại vi là nơi lính đóng. Trong thành Hoàng Công Chất còn cho quân lính đào 133 giếng và 
ao thuộc nhiều hình dạng khác nhau, mục đích để trữ nước cho nghĩa quân vào mùa khô. Hiện 
nay ở Điện Biên còn tìm thấy nhiều di tích của nơi nhà ở của quân lính, nơi làm xưởng sản xuất 
vũ khí, kho lương, nơi chăn ngựa, giữ voi. Gữa thành là phủ của thủ lĩnh Hoàng Công Chất và bộ 
tham mưu. 
Cho đến nay ở Điện Biên còn lưu truyền bài hát ca ngợi thành Bản Phủ: 
“Thành to, thành đẹp 
Thành vững đứng giữa cánh đồng 
Giặc nào chẳng khiếp vía Hào vây quanh thành sâu hơn mười sải 
Mặt thành rộng hai chục sải tay 
Ngựa phi, voi chạy, lính đứng gươm trần sáng loáng 
Chúa cưỡi ngựa đứng trên mặt thành uy nghiêm 
Nào ta hãy lấy tre về trồng cho khắp 
Tre Mường Thanh chúa bảo đừng lấy 
Hãy lấy tre có gai vàng như ngà 
Tận miền xuôi về trồng mới tốt 
Lấy hơn 40 ngàn khóm 
Bao quanh thành, thành vững, chúa yên lòng” [2] 
33 
Bộ máy chính quyền do Hoàng Công Chất xây dựng không giống với chính quyền phong 
kiến Trung ương dưới xuôi; trong bộ máy chính quyền của ông ngoài người Kinh còn có đông 
đảo các tù trưởng dân tộc thiểu số: Thái, Mường, Lào, Lự và Hoa Tất cả các thủ lĩnh đã liên kết 
cùng ông trong công cuộc tiễu trừ giặc Pẻ và trong quá trình thống nhất các châu, mường vùng 
Tây Bắc đều có mặt trong bộ máy lãnh đạo của Hoàng Công Chất đóng đô ở thành Bản Phủ. 
Mặc dù truyền thống cha truyền con nối vẫn được duy trì, nhưng ông có một quan niệm 
khác các vua nhà Lý, Trần, Lê ở chỗ: trong bộ máy chính quyền của ông người tài giỏi và có công 
được trọng dụng, cho dù người đó là ai và thuộc thành phần dân tộc gì ?; sau đó mới nói đến con 
cháu, anh em họ tộc. Trong Quam tô mương của người Thái vùng Mường Lay (Điện Biên) ca 
ngợi: “Then Chất lựa chọn người trung thành và tài giỏi tham gia cầm quân cai quản bản 
mường”; hoặc trong sách mo của người Lự vùng Điện Biên cũng có nói đến “Thiên Chất cho dân 
tiến cử người thạo việc ra làm thủ lĩnh cai quản bản mường”. Với quan niệm tiến bộ đó nên trong 
trong bộ máy chính quyền của Hoàng Công Chất từ trên xuống dưới có đầy đủ thành phần các 
dân tộc và đều “thạo việc”, được dân “kính nể” [9]. 
Để cai quản vùng Tây Bắc được hiệu quả và đủ sức chống lại các thế lực ngoại bang, 
Hoàng Công Chất cắt cử tướng lĩnh và phân bổ lực lượng án ngữ các vị trí hiểm yếu trong vùng 
Tây Bắc, đúng như sách Mo của người Lự có viết: “có người thu cống nạp, có người điều binh 
khi chiến trận, mọi việc được cắt cử uy nghiêm”; nhiều tù trưởng và quí tộc Thái, Mường, Lự, 
Lào... đã được Hoàng Công Chất ban cấp sắc phong và được giao cai quản các châu, mường. 
Quam tô mương của vùng Tạ Bú (Mường La) viết: “Chúa Thái Lò Ban được Then Chất giao cho 
cai quản suốt một vùng rộng lớn từ Mường Bú đến Mường Chiến giáp Mường Lò...” [9]. 
Cho đến nay dân tộc Thái vùng Tây Bắc còn lưu truyền một bài hát tự hào ca ngợi vị thủ 
lĩnh Hoàng Công Chất, trong đó có câu: 
“Dưới xuôi có vua 
Trên này có chúa 
Những miền từ Mường Puồn, châu Ét 
Từ Đà Bắc, chợ Bờ 
Lại phía trên từ chợ Xo, La trở xuống 
Tất cả đều quy phục chúa Mường Thanh... 
... Chúa thật lòng yêu dân 
Chúa xây dựng bản Mường 
Mọi người mới được yên ổn làm ăn”[9] 
2.2.2. Hoàng Công Chất xây dựng khối đoàn kết Kinh - Thượng 
Sau khi thống nhất Tây Bắc, Hoàng Công Chất đã làm nhiều điều tốt cho dân: định và thu 
cống nạp, chia ruộng đất, bảo vệ dân, chống được mọi cuộc xâm lấn, duy trì an ninh trật tự trong 
vùng, điều binh khi chiến trận, cắt cử, phong ấn, cấp sắc cho các tù trưởng và quí tộc trong vùng. 
Sách Phiết mương của Mương Muổi, Mường Mụa đều có nói đến: “...sản vật cống nạp cho Thiên 
Chất không đáng bao nhiêu...” và “...mọi người đều yêu mến Thiên Chất”. Hoặc ở vùng Điện 
34 
Biên, hiện còn lưu hành một số câu vè nói lên phạm vi thế lực của nghĩa quân Hoàng Công Chất 
và lòng yêu mến của nhân dân địa phương đối với ông: 
 “Đây ! 
 Nghe chăng tiếng hát của quân Keo Chất trong phủ 
 Ngân vang khắp cánh đồng Mường Thanh bao la” [9]. 
Vào dịp xuống đồng, Hoàng Công Chất thường đi kiểm tra sản xuất và nắm bắt tình hình 
dân bản trong vùng, nhất là quan hệ giữa “quân của Thiên Chất với dân trong các bản mường”. 
Đặc biệt, để xây dựng khối đoàn kết giữa các dân tộc, Hoàng Công Chất “khuyến khích mọi 
người tôn trọng phong tục của nhau” và “khuyên nhủ thanh niên nam, nữ kết duyên vợ chồng” [9]; 
những việc làm trái với đạo lý, phong tục tập quán của các dân tộc và đặc biệt những kẻ làm ảnh 
hưởng đến khối đoàn kết Kinh – Thượng đều bị Hoàng Công Chất nghiêm trị. Sách Quam tô 
mương của Mương Muổi (Thuận Châu) có nói đến hình phạt những kẻ làm “tổn hại đến uy danh 
của Thiên Chất”. 
 Có thể nói, tất cả những việc làm của Hoàng Công Chất đã đáp ứng đúng được nguyện 
vọng của các dân tộc và thực tế cuộc sống yên bình của đồng bào các dân tộc Tây Bắc dưới thời 
trị vì của “Thiên Chất” đã làm cho đồng bào thực sự tin yêu, cảm phục Ông. Sau này khi nghĩa 
quân bị đàn áp, Hoàng Công Chất bị quan quân triều đình trả thù hèn hạ; với lòng cảm phục, 
nhân dân trong vùng đã đùm bọc tìm cách cất dấu thi hài Ông, lập đền thờ và thể theo nguyện 
vọng của Ông khi còn sống đã cho trồng cây đa, đề, si trong khu đền thờ để thể hiện tình đoàn kết 
giữa các dân tộc ở Tây Bắc và đoàn kết Kinh-Thương [8]. 
Trước đây, trong các lễ hội được tổ chức bao giờ cũng có màn diễn tả lại cảnh Hoàng 
Công Chất uy nghiêm dẫn đầu đoàn quân đi đánh giặc Pẻ giải phóng Tây Bắc và cảnh các dân tộc 
Kinh, Thái, Lào, Lự, Mường mở hội xòe “đoàn kết tay trong tay mừng chiến thắng giữa ánh 
lửa bập bùng thâu đêm” [9]. 
3. Kết luận 
Có được sự đoàn kết giữa các dân tộc và cuộc sống yên bình ở Tây Bắc như hôm nay là 
kết quả của cả một quá trình gây dựng qua nhiều thế hệ, trong đó người đầu tiên đặt nền móng và 
cũng là người có công lao to lớn đối với việc củng cố, xây dựng khối đoàn kết giữa các dân tộc 
chính là Hoàng Công Chất. 
Công lao, đóng góp của Hoàng Công Chất không chỉ góp phần củng cố, xây dựng khối 
đoàn kết giữa các dân tộc ở Tây Bắc và đoàn kết Kinh - Thượng mà còn để lại cho dân tộc ta 
nhiều bài học kinh nghiệm quí báu, nhất là trong việc hoàn thiện chính sách dân tộc của Đảng, 
Nhà nước trong giai đoạn hiện nay. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1] (1987) Biên niên lịch sử cổ trung đại Việt Nam, NXB Khoa học xã hội Hà Nội, 
tr.392 
[2] Đinh Xuân Lâm (1979): “Điện Biên trong lịch sử”. NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội. 
35 
[3] Đinh Xuân Lâm, Trương Hữu Quýnh (2000): “Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam”. 
NXB Giáo dục, Hà Nội. 
[4] Nguyễn Quang Ngọc (2006): “Tiến trình Lịch sử Việt Nam”. NXB Giáo Dục Hà Nội. 
[5] Nguyễn Phan Quang (1996): “Phong trào nông dân và các dân tộc miền núi dưới 
triều Nguyễn nửa đầu thế kỷ XIX: Tóm tắt luận án Phó tiến sỹ Lịch sử”; Chuyên 
ngành Lịch sử Việt Nam. Tài liệu lưu tại Thư viện Đại học sư phạm Hà Nội. 
[6] Trương Hữu Quýnh, Đinh Xuân Lâm, Lê Mậu Hãn (2001): “Đại cương lịch sử Việt 
Nam”. Toàn tập. NXB GD. HN. 
[7] Sách Mo của người Lự, Sách Mo của người Mường. Tài liệu lưu tại Sở văn hóa 
tỉnh Điện Biên. 
[8] Quam tô mương của Mường Quày (Bản chữ Thái) 
[9] Kinh Chất đánh giặc ở Lào (Keo Chất tặp xớc nẳng Mương Lao). Bản tiếng Thái, 
sưu tầm năm 1963 ở Sông Mã. 
HOANG CONG CHAT 
AND HIS EFFORTS OF ESTABLISHING THE SOLIDARITY AMONG 
ETHNIC GROUPS IN THE NORTHWESTERN AREA IN VIETNAM (1751-
1769) 
Pham Van Luc 
Faculty of History and Geography, TayBac University 
Abstract: The article mentions HoangCongChat’s process of uprising, expelling Phe invaders to liberate the 
Northwestern border region. It also discusses his contribution to strengthen the unity among ethnic groups in the 
Northwest of Vietnam (1751-1769). 
Keywords: Hoang Cong Chat, the solidarity of Kinh – Thuong 

File đính kèm:

  • pdfhoang_cong_chat_voi_viec_xay_dung_khoi_doan_ket_giua_cac_dan.pdf