Hiệu quả kinh tế sản xuất sắn ở huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình
Hiệu quả kinh tế sản xuất sắn ở huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình được nghiên cứu thông qua
khảo sát 200 hộ trồng sắn trên địa bàn 2 xã Phú Định và Cự Nẫm – huyện Bố Trạch. Sử dụng phân tích hồi
quy đa biến để đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố gồm diện tích trồng sắn, chi phí trung gian, giá
trị trang thiết bị, số công lao động đến năng suất sắn. Kết quả nghiên cứu cho thấy công lao động bình
quân/sào có ảnh hưởng lớn nhất, tiếp theo là diện tích đất trồng sắn, còn mức ảnh hưởng của giá trị thiết
bị là không đáng kể đến năng suất sắn. Kết quả và hiệu quả kinh tế sản xuất sắn là khá cao: bình quân hộ
nông dân thu được 16,5 triệu đồng/sào thu nhập hỗn hợp (GO) và 3,7 triệu đồng/sào giá trị gia tăng (VA).
Mặc dù còn nhiều khó khăn, nhưng nhìn chung, hoạt động sản xuất sắn ở huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng
Bình thời gian qua phát triển khá tốt, tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập và cải thiện mức sống cho người
dân, góp phần xóa đói giảm nghèo ở địa phương.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Hiệu quả kinh tế sản xuất sắn ở huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình
Tạp chí Khoa học Đại học Huế: Kinh tế và Phát triển; ISSN 2588–1205 Tập 126, Số 5C, 2017, Tr. 87–99; DOI: 10.26459/hueuni-jed.v126i5C.4369 * Liên hệ: tdhuydhh@hueuni.edu.vn Nhận bài: 18–07–2017; Hoàn thành phản biện: 01–08–2017; Ngày nhận đăng: 11–12–2017 HIỆU QUẢ KINH TẾ SẢN XUẤT SẮN Ở HUYỆN BỐ TRẠCH, TỈNH QUẢNG BÌNH Trần Đăng Huy1, 2, *, Trương Tấn Quân1 1 Trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế, 99 Hồ Đắc Di, Huế, Việt Nam 2 Đại học Huế, 03 Lê Lợi, Huế, Việt Nam Tóm tắt: Hiệu quả kinh tế sản xuất sắn ở huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình được nghiên cứu thông qua khảo sát 200 hộ trồng sắn trên địa bàn 2 xã Phú Định và Cự Nẫm – huyện Bố Trạch. Sử dụng phân tích hồi quy đa biến để đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố gồm diện tích trồng sắn, chi phí trung gian, giá trị trang thiết bị, số công lao động đến năng suất sắn. Kết quả nghiên cứu cho thấy công lao động bình quân/sào có ảnh hưởng lớn nhất, tiếp theo là diện tích đất trồng sắn, còn mức ảnh hưởng của giá trị thiết bị là không đáng kể đến năng suất sắn. Kết quả và hiệu quả kinh tế sản xuất sắn là khá cao: bình quân hộ nông dân thu được 16,5 triệu đồng/sào thu nhập hỗn hợp (GO) và 3,7 triệu đồng/sào giá trị gia tăng (VA). Mặc dù còn nhiều khó khăn, nhưng nhìn chung, hoạt động sản xuất sắn ở huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình thời gian qua phát triển khá tốt, tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập và cải thiện mức sống cho người dân, góp phần xóa đói giảm nghèo ở địa phương. Từ khóa: hiệu quả kinh tế, sản xuất sắn, Bố Trạch, Quảng Bình 1 Đặt vấn đề Ở Việt Nam, sắn (Manihot esculenta Crantz) là cây trồng quan trọng có sản lượng đứng thứ ba sau lúa và ngô. Năm 2015, diện tích sắn cả nước đạt 566,5 nghìn ha, năng suất bình quân 18,84 tấn/ha, sản lượng 10.673,7 triệu tấn. Hơn 104 nhà máy sản xuất tinh bột sắn quy mô công nghiệp, 6 nhà máy sản xuất cồn với tổng công suất ước tính đạt 3,8 triệu tấn củ tươi/năm [8], [9]. Ngày 25 tháng 4 năm 2011, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình đã phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển ngành nông nghiệp đến năm 2020 theo Quyết định số 933/QĐ–UBND. Theo đó, hình thành các vùng chuyên canh sản xuất hàng hóa như lúa chất lượng cao, cao su, hồ tiêu, sắn nguyên liệu... Năm 2015 diện tích sắn toàn tỉnh là 6.500 ha và duy trì ổn định đến 2020. Trong đó, vùng sắn nguyên liệu năm 2015 là 5.500 ha và năm 2020 là 6.000 ha. Về sản lượng đạt 112,65 ngàn tấn năm 2015 và 114,2 ngàn tấn năm 2020, nâng công suất của nhà máy Chế biến tinh bột sắn Sông Dinh, Bố Trạch đạt 16.000 tấn năm 2015 và 20.000 tấn năm 2020 [3]. Việc sản xuất nông nghiệp gắn với thị trường tiêu thụ, chế biến xuất khẩu là hướng đi đúng đảm bảo sự phát triển bền vững. Tuy nhiên, trên thực tế trong sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam vẫn xảy ra tình trạng được mùa thì mất giá và ngược lại, giá cả biến động thất Trần Đăng Huy, Trương Tấn Quân Tập 126, Số 5C, 2017 88 thường, người sản xuất nông nghiệp thua lỗ, nhà máy sản xuất, chế biến thiếu hụt nguyên liệu, hoạt động không hiệu quả. Từ khi nhà máy chế biến tinh bột sắn Sông Dinh, tỉnh Quảng Bình và nhà máy chế biến tinh bột sắn Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị được thành lập (2004), diện tích trồng sắn phát triển nhanh trong vùng. Sắn trở thành ngành hàng thu hút nhiều hộ gia đình, các tư thương thu gom và doanh nghiệp chế biến tham gia. Bên cạnh những kết quả đã đạt được, hiệu quả kinh tế sản xuất sắn ở khu vực này vẫn còn nhiều hạn chế, dẫn đến lợi ích của người trồng sắn, lợi ích của người thu mua, của nền kinh tế địa phương cũng bị ảnh hưởng. Vấn đề đặt ra đối với các hộ sản xuất sắn ở huyện Bố Trạch là hiệu quả sản xuất sắn chịu ảnh hưởng bởi những yếu tố nào? Quy mô trồng sắn đã phù hợp hay chưa? Cần những giải pháp gì để phát triển sản xuất sắn trong thời gian tới? Nghiên cứu này được thực hiện nhằm đánh giá hiệu quả kinh tế các hộ trồng sắn và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả trồng sắn của các nông hộ. 2 Phương pháp nghiên cứu Sắn được trồng rộng rãi tại các huyện của tỉnh Quảng Bình. Vùng nghiên cứu được lựa chọn là hai xã (Hình 1) có mối quan hệ về mặt không gian đặc trưng với nhà máy chế biến tinh bột sắn Sông Dinh: Xã Phú Định là xã có hoạt động trồng sắn tập trung gần với nhà máy chế biến tinh bột sắn Sông Dinh và xã Cự Nẫm là xã có sản xuất sắn, nhưng mức độ phân tán hơn và xa nhà máy chế biến sắn hơn. Khoảng cách giữa vùng trồng sắn với nhà máy chế biến có ảnh hưởng lớn đến chi phí vận chuyển và cũng là nhân tố tác động lớn đến hoạt động tiêu thụ sắn. Vì vậy, khoảng cách không gian đối với nhà máy chế biến là tiêu chí quan trọng để thiết kế điểm nghiên cứu; đó cũng là lý do mà hai xã trên được lựa chọn điều tra. Nhóm nghiên cứu tiến hành điều tra ngẫu nhiên không lặp 200 hộ dân trồng sắn trong năm 2015 tại hai xã: Phú Định và Cự Nẫm thuộc huyện Bố Trạch. Số liệu được thu thập thông qua phỏng vấn bằng phiếu điều tra thiết kế sẵn với nội dung liên quan đến các vấn đề về chi phí, năng suất, sản lượng và tổ chức tiêu thụ của các hộ trồng sắn. Các số liệu thứ cấp về sản xuất sắn của vùng nghiên cứu được thu thập trong giai đoạn 2010–2015. 3 Kết quả nghiên cứu 3.1 Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu Theo Chi cục Thống kê huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình năm 2015 [1], diện tích trồng sắn của huyện Bố Trạch năm 2010 là 3.033 ha, đạt 47,3 % và năm 2015 tăng lên 3.430 ha, chiếm tỷ trọng 49,2 % tổng diện tích cây trồng cạn của toàn huyện. Điều này chứng tỏ rằng cây sắn là cây trồng rất được quan tâm và đầu tư phát triển sản xuất. Diện tích trồng sắn của tỉnh thời gian qua biến động nhẹ: năm 2010 là 5.860 ha, năm 2015 là 6.272 ha, tương ứng tăng 7,03 % [2]. Jos.hueuni.edu.vn Tập 126, Số 5C, 2017 89 Hình 1. Bản đồ hành chính huyện Bố Trạch và điểm điều tra [7] Năng suất sắn của tỉnh tăng nhanh qua các năm: từ 16,14 tấn/ha năm 2010 tăng lên 18,27 tấn/ha năm 2015 (gần bằng năng suất sắn bình quân chung của cả nước), dẫn đến sản lượng sắn năm 2015 đạt 114.599 tấn, tăng 20.012 tấn so với năm 2010, tương ứng tăng 21,1 % (Bảng 1). Diện tích trồng sắn chủ yếu tập trung ở các huyện Bố Trạch, Lệ Thủy và Quảng Trạch. Theo số liệu thống kê tỉnh Quảng Bình năm 2015 [2], diện tích trồng sắn ở huyện Bố Trạch chiếm tỷ lệ cao nhất 54,7 % tổng diện tích trồng sắn của toàn tỉnh do nhà máy chế biến đặt tại huyện này; tiếp đến là huyện Lệ Thủy 14,4 % và huyện Quảng Trạch 8,7 %. Bảng 1. Tình hình diện tích, năng suất và sản lượng sắn tỉnh Quảng Bình giai đoạn từ năm 2010 đến 2015 STT Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2010 2012 2013 2014 2015 1 Diện tích (DT) ha 5.860 5.741 5.606 5.843 6.272 2 Năng suất (NS) tấn/ha 16,14 16,95 17,63 18,53 18,27 3 Sản lượng (SL) tấn 94.587 97.297 98.809 108.248 114.599 Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Quảng Bình năm 2015 [2] Bảng 2 cho thấy diện tích trồng sắn của toàn huyện Bố Trạch tăng nhanh thời gian qua: năm 2010 là 3.033 ha, năm 2015 là 3.430 ha, tăng 397,0 ha tương ứng với 13,1 %. Trong giai đoạn này, diện tích trồng sắn tăng vì cây sắn mang lại nguồn thu nhập cho người nông dân nhiều hơn các loại cây trồng khác nên nông dân thực hiện khai hoang để trồng sắn, sử dụng diện tích đất nhàn rỗi hoặc chuyển đổi cây trồng. Năng suất sắn giai đoạn 2010–2015 có sự tăng lên đáng kể: năm 2010 là 21,60 tấn/ha, năm 2015 tăng lên 23,26 tấn/ha, tăng 1,66 tấn/ha, tương ứng với 7,7 %. Do vậy, sản lượng sắn của toàn huyện giai đoạn 2010–2015 tăng nhanh: năm 2010 là 65.514 tấn, năm 2015 là đạt 79.780 tấn, tăng 14.266 tấn tương ứng với 21,7 %. Trần Đăng Huy, Trương Tấn Quân Tập 126, Số 5C, 2017 90 Bảng 2. Diện tích, năng suất và sản lượng sắn của huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình các năm 2010–2015 STT Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2015/2010 2010 2013 2014 2015 +/– % 1 Diện tích ha 3.033 2.963 3.278 3.430 397,0 13,1 2 Năng suất tấn/ha 21,60 22,86 23,77 23,26 1,66 0,77 3 Sản lượng tấn 65.514 67.742 77.918 79.780 14.266 21,7 Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Quảng Bình năm 2015 [2] 3.2 Kết quả và hiệu quả kinh tế sản xuất sắn của các hộ điều tra Kết quả hoạt động sản xuất sắn ở các hộ điều tra Bảng 3 cho thấy các chỉ tiêu kết quả sản xuất sắn của xã Phú Định đều cao hơn của xã Cự Nẫm. Tổng giá trị sản xuất tạo ra bình quân hộ của hai xã là 16.471,35 nghìn đồng, trong đó xã Phú Định là 19.074,3 nghìn đồng và xã Cự Nẫm là 13.868,4 nghìn đồng; đây là khoản thu nhập đáng kể cho hộ nông dân. Với chi phí trung gian sản xuất sắn (không xét chi phí công lao động trong gia đình) của hai xã khá chênh lệch thì giá trị gia tăng được tạo ra ở hai xã khá cao và khác biệt. Giá trị gia tăng sản xuất sắn của xã Phú Định là 4.469,57 nghìn đồng cao hơn của xã Cự Nẫm 1.567,62 nghìn đồng; giá trị tăng thêm của cây sắn cao hơn của các loại cây trồng khác, nên bà con xem sắn là cây trồng mang lại hiệu quả. Bình quân chi phí trung gian/hộ gia đình ở hai xã là 12.785,59 nghìn đồng. Sắn là cây trồng cần đầu tư phân chuồng và công lao động, còn giống, phân vô cơ và các chi phí khác là không đáng kể. Bảng 3. Kết quả sản xuất sắn của các hộ điều tra năm 2015 (Tính bình quân/sào) STT Chỉ tiêu Đơn vị tính Bình quân chung Xã Phú Định Xã Cự Nẫm 1 Diện tích (DT) sào 8,41 9,53 7,28 2 Năng suất (NS) tấn/ sào 1,343 1,387 1,298 3 Tổng giá trị SX (GO) 1.000 đ 16.471,35 19.074,30 13.868,40 4 Chi phí trung gian (IC) 1.000 đ 12.785,59 14.604,73 10.966,45 5 Giá trị gia tăng (VA) 1.000 đ 3.685,76 4.469,57 2.901,95 6 Lao động (LĐ) Công/sào 3,23 4,95 1,5 Nguồn: Số liệu điều tra năm 2015 và tính toán của tác giả Hiệu quả kinh tế sản xuất sắn ở các hộ điều tra Số liệu ở Bảng 4 cho thấy tính bình quân chung cứ bỏ ra 1 đồng chi phí trung gian thì hộ thu được 1,29 đồng giá trị sản xuất. Ở xã Phú Định thì chỉ tiêu này cao hơn: cứ bỏ ra 1 đồng chi phí trung gian thì thu được 1,31 đồng giá trị sản xuất và ở xã Cự Nẫm chỉ thu được 1,26 đồng giá trị sản xuất. Tương tự như vậy, cứ bỏ ra 1 đồng chi phí trung gian thì hộ thu được 0,29 đồng Jos.hueuni.edu.vn Tập 126, Số 5C, 2017 91 giá trị tăng thêm. Chỉ tiêu này của xã Phú Định cao hơn so với của xã Cự Nẫm. Điều này cho thấy hiệu quả sản xuất ở hai xã có sự khác biệt đáng kể. Xét về hiệu quả sử dụng lao động, tính bình quân chung cứ mỗi hộ gia đình lao động thu được 5.099,49 nghìn đồng giá trị sản xuất. Trong đó, xã Cự Nẫm thu được giá trị sản xuất cao hơn xã Phú Định. – Bình quân chung, các hộ trồng sắn thu được 1.418,79 nghìn đồng giá trị gia tăng khi họ sử dụng 3,23 công lao động/sào. Các hộ ở xã Phú Định thu được 902,94 nghìn đồng giá trị gia tăng trong khi đó các hộ trồng sắn ở xã Cự Nẫm thu được 1.934,63 nghìn đồng. Nguyên nhân là do các hộ ở xã Cự Nẫm sử dụng công lao động/sào sắn ít hơn các hộ ở xã Phú Định. – Bình quân chung, các hộ thu được 1.958,54 nghìn đồng giá trị sản xuất trên 1 sào sắn. Trong đó, xã Phú Định có chỉ tiêu này cao hơn xã Cự Nẫm: bình quân các hộ dân ở xã Phú Định thu được 2.001,5 nghìn đồng/sào. Bình quân chung, các hộ thu được 438,26 nghìn đồng/ sào giá trị tăng thêm. Bảng 4. Hiệu quả kinh tế sản xuất sắn của các hộ điều tra năm 2015 (Tính bình quân/sào) STT Chỉ tiêu Đơn vị tính Bình quân chung Xã Phú Định Xã Cự Nẫm 1 GO/IC lần 1,29 1,31 1,26 2 VA/IC lần 0,29 0,31 0,26 3 GO/LĐ 1.000đ 5.099,49 3.853,39 9.245,6 4 VA/LĐ 1.000đ 1.418,79 902,94 1.934,63 5 GO/DT 1.000đ 1.958,54 2.001,5 1.905 6 VA/DT 1.000đ 438,26 469 398,62 Nguồn: Số liệu điều tra năm 2015 và tính toán của tác giả Xu hướng sản xuất sắn hàng hóa ở các hộ điều tra Bảng 5 cho thấy sắn là loại nông sản có tỷ suất hàng hóa cao, chiếm 95,42 % giá trị sắn sản xuất được bán ra thị trường. Mục đích trồng sắn của các nông hộ điều tra chủ yếu là để bán cho các nhà máy chế biến và chỉ một phần nhỏ dùng để làm thức ăn chăn nuôi (lợn, trâu, bò...) trong gia đình (tỷ lệ 4,58 %). Tại huyện Bố Trạch, những năm gần đây, mủ cao su liên tục rớt giá, trong khi đó cây sắn rất thích hợp với điều kiện khí hậu địa phương, có nhà máy chế biến tinh bột sắn đóng trên địa bàn, vì vậy người dân đã mạnh dạn đầu tư cho cây sắn. Đối với các yếu tố đầu vào, phần lớn đầu vào như giống, phân bón, thuốc cỏ người dân đều mua ở các đại lý trong xã. Từ bảng số liệu ta thấy tỷ suất hàng hóa đầu vào dành cho hoạt động trồng sắn là rất cao, chiếm 67,9 % tổng giá trị đầu vào mà người dân mua bên ngoài thị trường, phần còn lại để phục vụ cho các hoạt động sản xuất nông nghiệp khác chiếm 32,1 %. Điều này chứng tỏ cây sắn đang dần chiếm ưu thế trong ngành trồng trọt tại vùng nghiên cứu. Trần Đăng Huy, Trương Tấn Quân Tập 126, Số 5C, 2017 92 Bảng 5. Tỉ suất hàng hóa từ sắn của các nông hộ điều tra năm 2015 (bình quân/sào) Chỉ tiêu Đơn vị tính Xã Phú Định Xã Cự Nẫm Bình quân chung * Tỷ suất hàng hóa đầu ra 1. Tổng giá trị từ sắn 1.000 đ/sào 2.009,18 1.933,33 1.971,26 2. Tổng giá trị từ sắn hàng hóa 1.000 đ/sào 1.956,93 1.804,87 1.880,9 3. Tỷ suất hàng hóa đầu ra % 97,4 93,36 95,42 * Tỷ suất hàng hóa đầu vào 1. Tổng giá trị đầu vào mua từ thị trường 1.000 đ/sào 1.696,88 1.588,21 1.642,55 2. Tổng giá trị đầu vào trồng sắn 1.000 đ/sào 1.111,74 1.118,85 1.115,3 3. Tỷ suất hàng hóa đầu vào % 65,52 70,45 67,9 Nguồn: Số liệu điều tra năm 2015 và tính toán của tác giả 3.3 Các nhân tố tác động đến kết quả, hiệu quả kinh tế sản xuất sắn của các hộ điều tra Ảnh hưởng của quy mô đất đai Kết quả tính toán ở Bảng 6 và Bảng 7 cho thấy nhóm hộ có diện tích canh tác trên 10 sào (nhóm III) chiếm tỷ lệ khá cao (43 %) và diện tích bình quân đạt 13,65 sào/hộ; giá trị sản xuất bình quân (GO) thu được của nhóm I (diện tích canh tác nhỏ hơn 5 sào) khá thấp đạt 1.764,29 nghìn đồng/sào, giá trị tăng thêm là 434,92 nghìn đồng/sào. Trong nhóm này cứ 1 đồng chi phí trung gian bỏ ra người dân thu được 1,33 đồng giá trị sản xuất và 0,33 đồng giá trị tăng thêm; bình quân cứ sử dụng 1 lao động thì các hộ thu được 670,83 nghìn đồng/sào giá trị sản xuất và 165,37 nghìn đồng/sào giá trị tăng thêm. Bảng 6. Kết quả sản xuất sắn theo quy mô diện tích của các hộ điều tra năm 2015 Nhóm Diện tích (sào) Số hộ (hộ) Diện tích bình quân (sào/hộ) Giá trị sản xuất bình quân (GO) (1000 đ/sào) Chi phí trung gian (IC) (1000 đ/sào) Giá trị tăng thêm (VA) (1000 đ/ sào) I < 5 35 3,34 1.764,29 1.329,37 434,92 II 5 – 10 23 7,50 2.117,83 1.734,87 382,96 III > 10 42 13,65 2.043,57 1.566,07 477,5 Nguồn: Số liệu điều tra năm 2015 và tính toán của tác giả Bảng 7. Hiệu quả kinh tế sản xuất sắn theo quy mô diện tích của các hộ điều tra năm 2015 Nhóm Diện tích (sào) Số hộ (hộ) GO/IC (lần) VA/IC (lần) GO/LĐ (1000 đ/công) VA/LĐ (1000 đ/công) GO/DT (1000 đ/sào) VA/DT (1000 đ/sào) I < 5 35 1,33 0,33 670,83 165,37 528,23 130,22 II 5– 10 23 1,22 0,22 696,65 125,97 282,38 51,06 III > 10 42 1.30 0.30 440,42 102,91 149,71 34,98 Nguồn: Số liệu điều tra năm 2015 và tính toán của tác giả Jos.hueuni.edu.vn Tập 126, Số 5C, 2017 93 Giá trị sản xuất bình quân thu được của nhóm III là 2.043,57 nghìn đồng. Chi phí trung gian bỏ ra là 1.566,07 nghìn đồng, giá trị tăng thêm đem lại là 477,5 nghìn đồng. Trong nhóm này cứ 1 đồng chi phí trung gian bỏ ra người dân thu được 1,30 đồng giá trị sản xuất và ... uất sắn nhỏ lẻ. Ảnh hưởng của chi phí trung gian Bảng 8 và Bảng 9 cho thấy rằng; nhóm I (chi phí trung gian nhỏ hơn 1.200 nghìn đồng/sào), chiếm tỷ lệ 40 % tổng số hộ điều tra và nhóm III (chi phí trung gian trên 1.800 nghìn đồng/sào) chiếm 24 % tổng số hộ điều tra. Ở nhóm I, mỗi hộ có diện tích trung bình 7,66 sào; giá trị sản xuất bình quân thu được là 1.820,38 nghìn đồng/sào với chi phí trung gian bỏ ra là 939,48 nghìn đồng/sào đem lại khoản giá trị tăng thêm là 880,9 nghìn đồng. Trong nhóm này cứ 1 đồng chi phí trung gian bỏ ra, người dân thu được 1,94 lần giá trị sản xuất và thu được 0,94 lần giá trị tăng. Sử dụng 1 công lao động, họ sẽ thu được 650,14 nghìn đồng/sào giá trị sản xuất và 314,61 nghìn đồng/sào giá trị tăng thêm. Đối với nhóm II (chi phí trung gian từ 1.200 đến 1.800 nghìn đồng/sào), mỗi hộ có diện tích trung bình 9,53 sào, giá trị sản xuất bình quân thu được là 2.006,53 nghìn đồng/sào với chi phí trung gian bỏ ra là 1.509,39 nghìn đồng/sào đem lại khoản giá trị tăng thêm là 497,14 nghìn đồng. Trong nhóm này cứ 1 đồng chi phí trung gian bỏ ra, người dân thu được 1,33 lần giá trị sản xuất và thu được 0,33 lần giá trị tăng. Sử dụng 1 công lao động, họ sẽ thu được 456,03 nghìn đồng/sào giá trị sản xuất và 112,99 nghìn đồng/sào giá trị tăng thêm. Ở nhóm III, diện tích trồng sắn trung bình của mỗi hộ là 8,88 sào; giá trị sản xuất bình quân thu được là 2.135,00 nghìn đồng/sào với chi phí trung gian bỏ ra là 2.512,00 nghìn đồng/sào đem lại khoản giá trị tăng thêm là –377,00 nghìn đồng. Trong nhóm này cứ 1 đồng chi phí trung gian bỏ ra, người dân thu được 0,85 lần giá trị sản xuất và –0,15 lần giá trị tăng. Sử dụng 1 công lao động, họ sẽ thu được 588,15 nghìn đồng/sào giá trị sản xuất và –103,86 nghìn đồng/sào giá trị tăng thêm. Trần Đăng Huy, Trương Tấn Quân Tập 126, Số 5C, 2017 94 Bảng 8. Kết quả sản xuất sắn theo chi phí trung gian của các hộ điều tra năm 2015 Nhóm Chi phí trung gian (1.000 đ/sào) Số hộ Diện tích bình quân GO IC VA (hộ) (sào) (1000 đ/sào) (1000 đ/sào) (1000 đ/ sào) I < 1.200 40 7,66 1.820,38 939,48 880,90 II 1.200–1.800 36 9,53 2.006,53 1.509,39 497,14 III > 1.800 24 8,88 2.135,00 2.512,00 –377,00 Nguồn: Số liệu điều tra năm 2015 và tính toán của tác giả Bảng 9. Hiệu quả kinh tế sản xuất sắn theo chi phí trung gian của các hộ điều tra năm 2015 Nhóm Chi phí trung gian (1.000 đ/sào) Số hộ (hộ) GO/IC (lần) VA/IC (lần) GO/LĐ (1000 đ/công) VA/LĐ (1000 đ/công) GO/DT (1000 đ/sào) VA/DT (1000 đ/sào) I < 1.200 40 1,94 0,94 650,14 314,61 237,65 115,00 II 1.200 – 1.800 36 1,33 0,33 456,03 112,99 210,55 52,17 III > 1.800 24 0,85 –0,15 588,15 –103,86 240,43 –42,45 Nguồn: Số liệu điều tra năm 2015 và tính toán của tác giả Trong ba nhóm phân theo chi phí trung gian trên, nhóm I là nhóm tạo ra giá trị tăng thêm trên 1 sào sắn cao nhất. Do trên cùng một đơn vị diện tích, các hộ dân đã tìm mọi cách để tối thiểu hóa chi phí trong sản xuất, tận dụng tối đa các loại phân chuồng tự có, tận dụng lao động trong gia đình. Bên cạnh đó, cũng trên cùng một đơn vị diện tích, các hộ trong nhóm III lại lãng phí chi phí đầu tư, bình quân cứ 1 sào sắn các hộ đầu tư dẫn đến giá trị tăng thêm mang dấu âm (–), bình quân cứ 1 sào sắn họ bị lỗ 377 nghìn đồng, nghĩa là các hộ trong nhóm này đầu tư không có hiệu quả. Như vậy, không phải cứ đầu tư chi phí cao trên cùng một đơn vị diện tích là ta thu được kết quả sản xuất cao, mà nó đòi hỏi phải có biện pháp chăm sóc hợp lý, đúng quy trình sản xuất với mức chi phí hợp lý mà vẫn đảm bảo được năng suất cho cây sắn. Ảnh hưởng của quy mô lao động Trong sản xuất nông nghiệp, lao động là nhân tố không thể thiếu, đóng vai trò quyết định; nếu chăm sóc làm cỏ tốt để cây sắn có điều kiện tăng trưởng nhanh thì sẽ có ảnh hưởng tích cực đến năng suất sắn và ngược lại. Qua Bảng 10 và Bảng 11 có thể thấy rằng: Nhóm I là nhóm có lao động nhỏ hơn 2 công/sào; nhóm này có 43 hộ chiếm tới 43 % tổng số hộ điều tra. Nhóm II có lao động 2–3 công/sào; nhóm này có 31 hộ chiếm 31 % tổng số hộ điều tra. Nhóm III là nhóm có lao động lớn hơn 4 công/sào; nhóm này có 26 hộ chiếm 26 % tổng số hộ điều tra. Jos.hueuni.edu.vn Tập 126, Số 5C, 2017 95 Bảng 10. Kết quả sản xuất sắn theo quy mô lao động của các hộ điều tra năm 2015 Nhóm Lao động (người) Số hộ (hộ) DTBQ (sào) GO (1.000 đ/sào) IC (1.000 đ/sào) VA (1.000 đ/sào) LĐ (công/sào) I < 2 43 7,67 1.697,20 1.236,14 461,06 1,94 II 2 – 4 31 9,24 2.079,68 1.661,19 418,49 3,50 III > 4 26 9,49 2.263,08 1.829 434,08 5,62 Nguồn: Số liệu điều tra năm 2015 và tính toán của tác giả Bảng 11. Hiệu quả kinh tế sản xuất sắn theo quy mô lao động của các hộ điều tra năm 2015 Nhóm Lao động (người) Số hộ (hộ) GO/IC (lần) VA/IC (lần) GO/LĐ (1.000 đ/công) VA/LĐ (1.000 đ/công) GO/DT (1.000 đ/sào) VA/DT (1.000 đ/sào) I < 2 43 1,37 0,37 874,84 237,66 221,28 60,11 II 2 – 4 31 1,25 0,25 594,19 119,57 225,07 45,29 III > 4 26 1,24 0,24 402,68 77,24 238,47 45,74 Nguồn: Số liệu điều tra năm 2015 và tính toán của tác giả Xét về mặt kết quả, các chỉ tiêu diện tích bình quân, giá trị sản xuất (GO), chi phí trung gian (IC) tăng theo quy mô lao động. Có nghĩa là quy mô lao động có ảnh hưởng tích cực đến kết quả của hoạt động trồng sắn. Cụ thể, giá trị sản xuất của nhóm I thu được là 1.697,2 nghìn đồng/sào, nhóm II là 2.079,68 nghìn đồng/sào, nhóm III là 2.263,08 nghìn đồng/sào. Quy mô lao động cũng có ảnh hưởng đến diện tích bình quân của từng hộ: hộ nào có quy mô lao động nhiều thì diện tích trồng sắn càng cao và ngược lại. Chi phí trung gian cũng tăng lên theo quy mô lao động. Cụ thể, chi phí trung gian bỏ ra của nhóm I là 1.236,14 nghìn đồng/sào, nhóm II là 1.661,19 nghìn đồng/sào, nhóm III là 1.829 nghìn đồng/sào. Tuy nhiên, do trong quá trình trồng sắn các hộ đã không có sự đầu tư hợp lý, không có sự kết hợp hài hòa giữa chi phí trung gian với diện tích. Diện tích tăng, chi phí đầu tư tăng theo quy mô lao động dẫn đến giá trị sản xuất cũng tăng, nhưng mức độ tăng của chi phí trung gian lại cao hơn so với giá trị sản xuất. Giá trị tăng thêm của các hộ thuộc nhóm I là cao nhất trong ba nhóm: bình quân các hộ thu được 461,06 nghìn đồng/sào. Xét về mặt hiệu quả kinh tế, các chỉ tiêu GO/IC, VA/IC, GO/LĐ, VA/LĐ, GO/DT, VA/DT có sự khác nhau giữa ba nhóm. Đối với chỉ tiêu GO/IC và VA/IC, nhóm I có hệ số này cao nhất: bình quân cứ 1 đồng chi phí trung gian bỏ ra các hộ thu được 1,37 đồng giá trị sản xuất và 0,37 đồng giá trị tăng thêm. Đối với chỉ tiêu GO/LĐ, VA/LĐ thì nhóm I có hệ số này cao nhất: bình quân trên 1 sào cứ bỏ ra 1 công lao động thì họ thu được 874,84 nghìn đồng giá trị sản xuất và 237,66 nghìn đồng giá trị tăng thêm. Với chỉ tiêu GO/DT, nhóm III có hệ số này cao nhất: bình quân cứ trên 1 sào, với các yếu tố khác không đổi các hộ thu được 238,47 nghìn đồng giá trị sản Trần Đăng Huy, Trương Tấn Quân Tập 126, Số 5C, 2017 96 xuất. Nhóm I có chỉ tiêu VA/DT cao nhất trong ba nhóm: bình quân trên 1 sào các hộ trồng sắn thu được 60,11 nghìn đồng giá trị tăng thêm. Nghiên cứu mối quan hệ của các yếu tố với năng suất sắn thông qua phân tích hồi quy Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến năng suất sắn, để đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến năng suất sắn của hai xã, áp dụng phương pháp phân tích hồi quy. Hàm sản xuất theo Cob-Douglas được vận dụng trong nghiên cứu này có dạng ln·Y = β0 + β1·lnX1 + β2·lnX2 + β3·lnX3 + β4·lnX4 + β5·D trong đó Y là Năng suất sắn (tấn/sào); βj (j = 0-5) là hằng số; X1 là Diện tích trồng sắn bình quân (sào/ hộ); X2 là Chi phí trung gian bình quân trên sào (1000 đ); X3 là Giá trị trang thiết bị bình quân trên sào (1000 đ); X4 là Số công lao động bình quân/sào (công/sào); D là xã (D = 1 nếu là xã Phú Định, D = 0 nếu là xã Cự Nẫm). R2 (R Squared) dùng để đo sự phụ thuộc của biến phụ thuộc trong mô hình với các biến độc lập (0 < R2 < 1); nếu càng gần 1 thì sự phụ thuộc càng chặt chẽ. Trong mô hình ta thấy R2 = 0,797; điều này có nghĩa là 79,7 % sự biến động của năng suất sắn trên địa bàn được giải thích bởi các biến trong mô hình. Mô hình hồi quy này có giá trị Sig. của các biến đều nhỏ hơn 0,05 tức là các biến đưa vào mô hình đều có ý nghĩa thống kê. Riêng biến xã (D) không có ý nghĩa thống kê trong mô hình. Hàm tuyến tính có thể viết lại dưới dạng sau lnY = 7,896 + 0,115·lnX1 + 0,001·lnX2 + 0,00001·lnX3 + 0,819·lnX4 + 0,180·D Bảng 12. Kết quả phân tích hồi quy nghiên cứu mối quan hệ của các yếu tố với năng suất sắn Hệ số hồi quya Mô hình Hệ số hồi quy chưa chuẩn hóa Hệ số hồi quy chuẩn hóa t Sig. B Sai số chuẩn Beta (Constant) 7,986 0,478 16,509 0,000 dientich_X1 0,115 0,028 0,260 4,042 0,000 chiphitrunggian_X2 0,001 0,000 0,338 5,122 0,000 giatritrangthietbi_X3 1,122E–5 0,000 0,211 3,283 0,001 conglaodong_X4 0,819 0,128 0,434 6,412 0,000 xa_D 0,180 0,312 0,037 0,577 0,566 Tóm tắt mô hình Mô hình R R2 R2 hiệu chỉnh Sai số chuẩn của ước lượng 1 0,797a 0,635 0,616 1,48069 a. Dependent Variable: nangsuat_Y Nguồn: Số liệu điều tra năm 2015 và kết quả SPSS Jos.hueuni.edu.vn Tập 126, Số 5C, 2017 97 Từ kết quả của hàm hồi quy trên có thể thấy được ảnh hưởng của các nhân tố đến năng suất như sau: – Ảnh hưởng của diện tích trồng sắn bình quân đến năng suất sắn Hệ số β1 = 0,115 với mức ý nghĩa 1 % cho thấy trong điều kiện cố định các yếu tố khác, khi diện tích trồng sắn của hộ tăng lên 1 % thì năng suất sắn sẽ tăng lên 0,115 %; điều đó chứng tỏ rằng diện tích trồng sắn bình quân có ảnh hưởng tích cực đến năng suất sắn của địa phương. Ảnh hưởng của chi phí trung gian bình quân/sào đến năng suất sắn Hệ số β2 = 0,001 với mức ý nghĩa 1 % cho thấy trong điều kiện các yếu tố khác không đổi thì cứ tăng chi phí trung gian bình quân trên sào lên 1 % thì năng suất sắn sẽ tăng lên 0,001 %, chứng tỏ mức đầu tư đã tiệm cận tối ưu. Việc đầu tư thêm các chi phí trung gian sẽ không ảnh hưởng nhiều đến năng suất sắn. Ảnh hưởng của giá trị trang thiết bị bình quân/sào đến năng suất sắn Hệ số β3 = 0,00001 với mức ý nghĩa 1 % cho thấy trong điều kiện cố định các yếu tố khác thì cứ tăng giá trị trang thiết bị sản xuất thêm 1 % thì năng suất tăng lên 0,00001 %, xem như không ảnh hưởng. Ảnh hưởng của số công lao động bình quân/sào đến năng suất sắn Hệ số β4 = 0,819 với mức ý nghĩa 1 % cho thấy trong điều kiện cố định các yếu tố khác thì cứ tăng công lao động thêm 1 % thì năng suất sắn sẽ tăng lên 0,819 %. Mức độ này cao hơn các yếu tố trên chứng tỏ rằng đây là yếu tố ảnh hưởng lớn nhất đến năng suất sắn. Kết quả phân tích cho thấy ảnh hưởng của các nhân tố đến năng suất sắn thu được trên 1 sào là khác nhau. Trong đó ảnh hưởng của yếu tố công lao động bình quân/sào là lớn nhất đến năng suất sắn bình quân/sào. Tùy vào điều kiện khác nhau mà có phương pháp điều chỉnh phù hợp và đề xuất phương hướng, giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất sắn của hộ nông dân. 4 Kết luận Kết quả và hiệu quả kinh tế sản xuất sắn là khá cao; bình quân hộ nông dân thu được 16.471,35 ngàn đồng/sào thu nhập hỗn hợp (GO) và 3.685,76 ngàn đồng/sào giá trị gia tăng (VA); người trồng sắn bỏ ra một đồng chi phí trung gian (IC) thu được 1,29 lần giá trị sản xuất và 0,29 lần giá trị gia tăng. Quy mô đất đai trồng sắn còn khá manh mún nên rất hạn chế trong việc đầu tư dẫn đến giá trị sản xuất bình quân/sào và giá trị tăng thêm thấp. Tuy nhiên, diện tích sản xuất sắn có quy mô lớn/hộ, nhưng chi phí trung gian không hợp lý thì cũng không mang lại giá trị sản xuất và giá trị tăng thêm khá hơn. Trần Đăng Huy, Trương Tấn Quân Tập 126, Số 5C, 2017 98 Các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất sắn bao gồm diện tích trồng sắn, chi phí trung gian, giá trị trang thiết bị, số công lao động bình quân/sào. Theo đó, với mức ý nghĩa 5 % khi cố định các yếu tố khác thì cứ tăng 1 công lao động bình quân/sào, năng suất sẽ tăng lên 0,819 %. Mức độ này cao hơn các yếu tố khác chứng tỏ rằng công lao động là yếu tố ảnh hưởng lớn nhất đến năng suất sắn. Ảnh hưởng của chi phí trung gian đến năng suất sắn cũng không đáng kể. Tóm lại, hoạt động sản xuất sắn ở huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình trong thời gian qua phát triển khá tốt, tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập và cải thiện mức sống cho người nông dân, góp phần xóa đói giảm nghèo. Hộ nông dân cần thay đổi thói quen sản xuất cũ, lạc hậu, học hỏi kinh nghiệm sản xuất sắn của các hộ tiên tiến, điển hình, đầu tư công lao động. Hợp tác dồn điền đổi thửa để tăng quy mô trồng sắn/hộ và tính toán hợp lý các chi phí trung gian, tận dụng triệt để các phụ phẩm nông nghiệp và lao động nhàn rỗi để giảm chi phí, đầu tư đúng hướng sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao. Tài liệu tham khảo 1. Chi cục Thống kê huyện Bố trạch, tỉnh Quảng Bình (2015), Niêm giám Thống kê. 2. Cục Thống kê tỉnh Quảng Bình (2015), Niên giám Thống kê. 3. UBND tỉnh Quảng Bình (2011), Quyết định số 933/QĐ–UBND ngày 25 tháng 4 năm 2011 của UBND tỉnh Quảng Bình về phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển ngành nông nghiệp tỉnh Quảng Bình đến năm 2020. 4. Hoàng Kim, Phạm Văn Biên (1995), Cây sắn, Nxb. Nông nghiệp, Thành phố Hồ Chí Minh. 5. Trần Ngọc Ngoạn (2007), Giáo trình cây sắn, Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội. 6. Tổng cục Thống kê Việt Nam (2015), Niên giám Thống kê. 7. Trang thông tin điện tử tỉnh Quảng Bình (ngày truy cập: 20/5/2016) 8. https://ciat.cgiar.org (International center for tropical agriculture), (ngày truy cập: 20/5/2016) 9. (Food and Agriculture Organization of the United Nations), (ngày truy cập: 20/5/2016). Jos.hueuni.edu.vn Tập 126, Số 5C, 2017 99 ECONOMIC EFFICIENCY OF CASSAVA PRODUCTION IN BO TRACH DISTRICT, QUANG BINH PROVINCE Tran Đang Huy1, 2, *, Truong Tan Quan1 1 HU – University of Economics, 99 Ho Dac Di St., Hue, Viet Nam 2 Hue University, 03 Le Loi St., Hue, Viet Nam Abstract: This study was conducted to examine the economic efficiency of cassava production in Bo Trach district, Quang Binh province. A two-stage random sampling technique was used to select a total of 200 farmer households in Phu Dinh and Cu Nam communes of the district. The multivariate regression analysis was utilised to estimate the impact of factors including cultivation area, intermediate costs, equipment costs, and average number of laborers/500 square metres on cassava productivity. The results indicated that the average number of laborers/500 square metres was the most significant factor, followed by cultivation area; meanwhile, the equipment costs was a negligible factor. The yield and economic efficiency of cassava production were relatively high: farmers earned an average mixed income of 16.5 million VND/500 square metres (GO) and an added value of 3.7 million VND/500 square metres (VA). Despite many difficulties, in general, the production of cassava in the studied locality has been efficient, creating jobs, increasing income, improving living standards for people, and promoting poverty alleviation. Keywords: economic efficiency, cassava production, Bo Trach, Quang Binh
File đính kèm:
- hieu_qua_kinh_te_san_xuat_san_o_huyen_bo_trach_tinh_quang_bi.pdf