Hệ thống giáo dục phật giáo Việt Nam trong thời kỳ hội nhập quốc tế và toàn cầu hóa hiện nay

Sau gần 90 năm hình thành và phát triển (1930 - 2017), đến nay, nền giáo dục Phật giáo

Việt Nam đã hội đủ các yếu tố cơ bản của một hệ thống giáo dục từ cơ cấu đến nội dung, chương

trình, bộ máy quản lý. Tuy nhiên, trong bối cảnh hội nhập quốc tế và toàn cầu hóa hiện thời, hệ

thống giáo dục Phật giáo Việt Nam cần được hoàn thiện để đứng vững và phát triển, góp phần vào

sự nghiệp giáo dục - đào tạo nhân lực, nhân tài phụng sự cộng đồng Phật giáo Việt Nam. Bài viết

này, nghiên cứu hệ thống giáo dục phật giáo Việt Nam trong thời kỳ hội nhập quốc tế và toàn cầu

hóa hiện nay.

pdf 10 trang kimcuc 8280
Bạn đang xem tài liệu "Hệ thống giáo dục phật giáo Việt Nam trong thời kỳ hội nhập quốc tế và toàn cầu hóa hiện nay", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Hệ thống giáo dục phật giáo Việt Nam trong thời kỳ hội nhập quốc tế và toàn cầu hóa hiện nay

Hệ thống giáo dục phật giáo Việt Nam trong thời kỳ hội nhập quốc tế và toàn cầu hóa hiện nay
NATIONAL ACADEMY OF EDUCATION MANAGEMENT
Journal of Education Management, 2017, Vol. 9, No. 10, pp. 71-80
This paper is available online at 
HỆ THỐNG GIÁO DỤC PHẬT GIÁO VIỆT NAM TRONG THỜI KỲ HỘI NHẬP
QUỐC TẾ VÀ TOÀN CẦU HÓA HIỆN NAY
Nguyễn Văn Thông1
Tóm tắt. Sau gần 90 năm hình thành và phát triển (1930 - 2017), đến nay, nền giáo dục Phật giáo
Việt Nam đã hội đủ các yếu tố cơ bản của một hệ thống giáo dục từ cơ cấu đến nội dung, chương
trình, bộ máy quản lý... Tuy nhiên, trong bối cảnh hội nhập quốc tế và toàn cầu hóa hiện thời, hệ
thống giáo dục Phật giáo Việt Nam cần được hoàn thiện để đứng vững và phát triển, góp phần vào
sự nghiệp giáo dục - đào tạo nhân lực, nhân tài phụng sự cộng đồng Phật giáo Việt Nam. Bài viết
này, nghiên cứu hệ thống giáo dục phật giáo Việt Nam trong thời kỳ hội nhập quốc tế và toàn cầu
hóa hiện nay.
Từ khóa: Hệ thống giáo dục, Phật giáo, Hội nhập quốc tế.
1. Mở đầu
Tại Việt Nam, kể từ thập niên 1930, giáo dục Phật giáo đã hình thành với đặc thù một nền
Phật học mang tính dân tộc thể hiện qua các tổ chức như: Hội Nam kỳ Nghiên cứu Phật học, Hội
An Nam Phật học, Hội Lưỡng Xuyên Phật học, Hội Phật giáo Bắc kỳ, Tổng hội Phật giáo Việt
Nam,...[1]. Sau gần 90 năm hình thành và phát triển, đến nay, nền giáo dục Phật giáo Việt Nam đã
hội đủ các yếu tố cơ bản của một hệ thống giáo dục từ cơ cấu đến nội dung, chương trình, bộ máy
quản lý... Tuy nhiên, trong bối cảnh hội nhập quốc tế và toàn cầu hóa hiện thời, hệ thống giáo dục
Phật giáo Việt Nam cần được hoàn thiện một số mặt còn yếu kém mới có thể đứng vững và phát
triển, góp phần vào sự nghiệp giáo dục - đào tạo nhân lực, nhân tài phụng sự cộng đồng Phật giáo
Việt Nam nói riêng, Tổ quốc và đất nước nói chung hiệu quả và thiết thực hơn.
2. Các khái niệm cơ bản
2.1. Hệ thống giáo dục và hệ thống giáo dục Phật giáo
2.1.1. Hệ thống giáo dục (quốc dân)
- “Hệ thống giáo dục là một hệ thống con trong hệ thống lớn xã hội. Nó có mối liên hệ hữu cơ
với các hệ thống con khác như chính trị, kinh tế, khoa học, kỹ thuật, văn hóa. Tuy nhiên, hệ thống
giáo dục là một chỉnh thể có tính độc lập tương đối, thể hiện ở sự khác biệt về cấu trúc so với các
hệ thống con khác” [2;131].
- “Đứng trên quan điểm hệ thống, giáo dục là một tiểu hệ thống thuộc hệ thống kinh tế - xã
hội... hệ thống giáo dục là tập hợp các loại hình giáo dục (nhà trường hoặc loại hình trường) được
Ngày nhận bài: 04/09/2017. Ngày nhận đăng: 10/10/2017.
1Ban Trị sự Giáo hội phật giáo Việt Nam tỉnh Thừa Thiên Huế;
e-mail: dhammavamso@gmail.com.
71
Nguyễn Văn Thông JEM., Vol. 9 (2017), No. 10.
sắp xếp theo một trình tự nhất định trong các bậc học từ thấp (Mầm non) đến cao (Đại học và Sau
đại học)...” [3;16-17]
“Hệ thống giáo dục quốc dân gồm hệ thống nhà trường, hệ thống các cơ sở giáo dục ngoài nhà
trường và hệ thống các cơ quan quản lý giáo dục và các cơ quan nghiên cứu khoa học giáo dục,
nhằm thực hiện giáo dục chính quy và giáo dục không chính quy cho nhân dân” [4].
Hệ thống giáo dục bao hàm các tổ chức, cấu trúc các loại cơ sở, cơ quan giáo dục - dạy học và
văn hóa - giáo dục đảm trách công việc giáo dục - dạy học và giáo dục - văn hóa cho mọi thế hệ
người dân của một quốc gia. Với nhiều tổ chức khác nhau, được cấu trúc theo những nguyên tắc
xác định tạo thành một chỉnh thể trong việc thực hiện mục đích và chiến lược giáo dục chung.
2.1.2. Hệ thống giáo dục Phật giáo
Hệ thống giáo dục Phật giáo là hệ thống giáo dục mang đặc tính Phật giáo và hướng đến phục
vụ đối tượng là các tín đồ Phật giáo gồm cả hai giới: xuất gia và tại gia trong xã hội. Các thành
phần trong hệ thống giáo dục Phật giáo cũng tương tự như trong các hệ thống giáo dục khác nhưng
với những tính chất đặc thù của đạo Phật. Hiện nay trên thế giới có ba truyền thừa Phật giáo lớn
là: Therava¯da/Nguyên thủy hay Nam tông, Maha¯ya¯na/Đại thừa hay Bắc tông và Tantraya¯na/Kim
cương thừa hay Mật tông; mỗi truyền thừa có hệ thống giáo dục riêng, mang nét đặc thù của truyền
thừa ấy. Mặt khác, ở mỗi quốc gia hoặc vùng lãnh thổ có số lượng tín đồ Phật giáo đông đảo, chiếm
phần lớn tỷ lệ dân số quốc dân thì hệ thống giáo dục Phật giáo của quốc gia ấy hoặc của tổ chức
giáo hội Phật giáo tại đó cũng có những nét đặc trưng của xứ sở hoặc tổ chức giáo hội bản địa.
2.2. Hội nhập quốc tế
Hội nhập quốc tế là khái niệm mới xuất hiện trong vài thập kỷ gần đây và có nhiều cách hiểu
khác nhau. Tuy nhiên, các cách hiểu này đều quy về hai nội dung:
Hội nhập kinh tế quốc tế là quá trình các quốc gia tiến hành xây dựng, thương lượng, ký kết và
tuân thủ các cam kết quốc tế song phương, đa phương và toàn cầu về các lĩnh vực thương mại, đầu
tư và các lĩnh vực khác có liên quan nhằm đảm bảo tính tương thích giữa hệ thống kinh tế quốc gia
với hệ thống kinh tế quốc tế, khu vực và toàn cầu trên cơ sở những nguyên tắc và quy định thống
nhất. Thể hiện qua việc thống nhất các chính sách, luật pháp và các quy định có tính chất pháp lý
khác của quốc gia với những nguyên tắc, thông lệ và tập quán quốc tế.
Hội nhập quốc tế là quá trình các quốc gia loại bỏ dần các rào cản để hoạt động thương mại,
di chuyển các yếu tố sản xuất và thanh toán quốc tế diễn ra một cách thuận lợi. Nội hàm này xem
hội nhập quốc tế đồng nghĩa với quá trình tự do hóa kinh tế trên quy mô toàn cầu.
Và quan niệm tương đối phổ biến hiện nay là: “Hội nhập kinh tế quốc tế là sự gắn kết nền kinh
tế của mỗi quốc gia vào các tổ chức hợp tác kinh tế khu vực và toàn cầu, trong đó, các nước thành
viên chịu sự ràng buộc theo những quy định chung của cả khối. Nói cách khác, hội nhập kinh tế
quốc tế là quá trình các quốc gia thực hiện mô hình kinh tế mở, tự nguyện tham gia vào các định
chế và tài chính quốc tế, thực hiện thuận lợi hóa và tự do hóa thương mại, đầu tư và các hoạt động
kinh tế đối ngoại khác [9].
2.3. Toàn cầu hóa
F. Mayor, nguyên giám đốc UNESCO, đã từng nói: “... Toàn cầu hóa là một quá trình bất đối
xứng, với một số ít người thực hiện toàn cầu hóa (Globalizers), còn đa số người thì bị toàn cầu
hóa (Globalized).” Tính cân bằng ở đây bị lệch ở chỗ, chủ thể thực hiện toàn cầu hóa (người/tổ
chức/các nước phát triển) sẽ thu hoạch được nhiều quyền lợi, còn các đối tượng buộc phải thực
hiện toàn cầu hóa, bị động trong hòa nhập quốc tế, sẽ phải chịu thiệt thòi [2].
72
NGHIÊN CỨU JEM., Vol. 9 (2017), No. 10.
Về cơ bản, toàn cầu hóa là thuật ngữ dùng để mô tả các thay đổi trong xã hội và trên thế giới
được tạo nên từ mối liên kết và trao đổi ngày càng gia tăng, phát triển giữa quốc gia này với một
hay nhiều quốc gia khác, giữa các tổ chức hay các cá nhân ở nhiều lĩnh vực như văn hóa, kinh tế,
nghệ thuật, kiến trúc... trên phạm vi toàn cầu. Về phương diện kinh tế - lĩnh vực thường được xem
là có ảnh hưởng lớn nhất của toàn cầu hóa - thì nội hàm của dụng ngữ này được dùng để chỉ các
tác động của thương mại nói chung và tự do hóa thương mại nói riêng. Theo kênh này, dòng vốn
ở quy mô toàn cầu thường lôi kéo theo các dòng chảy mậu dịch, kỹ thuật, công nghệ, thông tin,
văn hóa,...
Trong ý nghĩa đơn giản và khách quan thì toàn cầu hóa là sự phụ thuộc qua lại không ngừng
giữa các quốc gia và các cá nhân diễn ra trên nhiều lĩnh vực như: kinh tế, công nghệ, môi trường,
văn hóa, giáo dục, xã hội,...
3. Khái quát thực trạng hệ thống giáo dục phật giáo Việt Nam hiện nay và xu thế hội nhập
quốc tế
3.1. Thực trạng hệ thống giáo dục Phật giáo Việt Nam hiện nay
3.1.1. Cơ cấu bậc học
Xét trên tổng quan, hệ thống giáo dục của Phật giáo Việt Nam hiện nay bao gồm:
Giáo dục Phật học phổ cập: có trách nhiệm giảng dạy Phật Pháp cho các Phật tử tại gia, bao
gồm các trung tâm thuyết pháp và giảng dạy giáo lý trên toàn quốc, các lớp Phật Pháp hàm thụ,
đáp ứng nhu cầu cho mọi đối tượng không phân biệt tuổi tác, trình độ và giới tính.
Giáo dục Phật học Sơ cấp: Trung bình 2 năm, chủ yếu được áp dụng tại Thành phố Hồ Chí
Minh và một số tỉnh miền Tây. Miền Bắc và miền Trung không bắt buộc các sa-di và sa-di-ni phải
học chương trình này. Thường do mỗi chùa tự sắp xếp dạy dỗ cho những người mới vào chùa hay
đang tập sự.
Giáo dục Phật học Trung cấp: Trung bình 4 năm, được áp dụng bắt buộc trên toàn quốc. Đối
tượng là các Tăng Ni sinh có trình độ thế học tối thiểu là tốt nghiệp lớp 9. Chương trình học hướng
về giới, định, tuệ, giải thoát và giải thoát tri kiến; cung cấp cho Tăng Ni sinh kiến thức nền tảng về
Phật học dựa trên khái niệm văn, tư, tu; hướng Tăng Ni sinh đến đời sống thanh tịnh và giải thoát
tự thân. Cả nước hiện có 34 trường Trung cấp Phật học.
Giáo dục Phật học đại học và sau đại học: Đào tạo trình độ Cao đẳng (2-3 năm), Cử nhân (4
năm), Thạc sĩ (2 năm). Là cấp học đào tạo chuyên sâu về Phật học cho những Tăng ni sinh đã tốt
nghiệp Trung cấp Phật học và có trình độ thế học tối thiểu là tốt nghiệp lớp 12 (Tú tài). Hiện có
3 Học viện Phật giáo ở ba miền dành cho Tăng Ni sinh người Kinh và 1 Học viện Phật giáo Nam
tông Khmer dành cho Tăng sinh Khmer [12].
3.1.2. Cơ cấu loại hình
Giáo dục và đào tạo Phật học trong hệ thống giáo dục Phật giáo Việt Nam hiện nay gồm đủ
các loại hình đào tạo, như:
Hệ thống giáo dục và đào tạo Phật học chính quy
Đây là loại hình đào tạo mang tính chính thống hơn cả. Đối tượng được giáo dục và đào tạo là
Tăng Ni sinh. Chương trình giảng dạy, nội dung giảng dạy, thời lượng giảng dạy, các môn học,...
tương đối bài bản, sư phạm. Nơi tổ chức giảng dạy là các cơ sở giáo dục và đào tạo của Giáo hội
Phật giáo Việt Nam ở các tỉnh, thành phố: Học viện Phật giáo, trường Trung cấp Phật học hoặc
Cao trung Phật học. Do Ban Giáo dục Tăng Ni trung ương và các địa phương chịu trách nhiệm tổ
chức giảng dạy và quản lý.
73
Nguyễn Văn Thông JEM., Vol. 9 (2017), No. 10.
Hệ thống giáo dục và đào tạo Phật học phi chính quy
Ngoài hệ thống giáo dục và đào tạo chính quy, hệ thống giáo dục Phật giáo Việt Nam còn có
hệ thống giáo dục phi chính quy. Đó là hệ thống giáo dục Phật học phổ cập cho cư sĩ Phật tử tại
gia ở các trung tâm thuyết pháp, các chùa, cơ sở Phật giáo các loại. Nội dung giảng dạy, chương
trình giảng dạy, số môn học và thời lượng giảng dạy không cùng một khuôn mẫu mà tùy vào cá
nhân tổ chức, Ban Tổ chức, đội ngũ giảng viên chọn lựa, soạn thảo, quy định.
Hệ thống giáo dục và đào tạo Phật học định kỳ
Đáp ứng nhu cầu học hỏi Phật Pháp của Phật tử tại gia ở địa phương, Ban Hoằng Pháp, Phân
ban Gia đình Phật tử, một số trung tâm hoằng pháp, tự viện hoặc cá nhân các vị tôn đức Tăng Ni
đứng ra tổ chức các khóa học giáo lý hằng tuần, hằng tháng tại cơ sở.
Hệ thống giáo dục và đào tạo Phật học từ xa/hàm thụ
Đối với các Phật tử (và ngay cả đối với một số vị Tăng Ni) có nhu cầu học Phật Pháp nhưng
không có điều kiện đến trường đến lớp thì học từ xa, học hàm thụ, học trên
mạng internet là phương án phù hợp hơn cả. Ban Hoằng Pháp, Ban Thông tin - truyền thông,
báo chí Phật giáo và cá nhân một số vị Tăng Ni đã tổ chức thực hiện giảng dạy Phật học theo hướng
này từ nhiều năm nay.
3.1.3. Cơ cấu hệ phái/truyền thừa của hệ thống giáo dục Phật giáo Việt Nam
Đạo Phật hiện tồn tại trên thế giới với ba truyền thừa: Bắc tông/Đại thừa (Maha¯ya¯na), Nam
tông/Nguyên thủy (Therava¯da) và Mật tông/Kim cương thừa (Vajraya¯na). Tại Việt Nam hiện có
mặt đủ cả ba dòng Phật giáo này nhưng tầm ảnh hưởng mạnh yếu của mỗi dòng tùy vào từng giai
đoạn lịch sử.Với hệ thống giáo dục - đào tạo của Giáo hội Phật giáo Việt Nam hiện nay không thể
hiện được tính chất đặc thù của các dòng Phật giáo, mà hầu hết nội dung thuộc về hệ tư tưởng Phật
giáo Bắc tông. Có thể xem đây là mô hình hệ thống giáo dục Phật giáo Bắc tông tiêu biểu.
- Hệ thống giáo dục và đào tạo của Phật giáo Bắc tông.
+ Giáo dục Phật học phổ cập;
+ Giáo dục Phật học Sơ cấp;
+ Giáo dục Phật học Trung cấp;
+ Giáo dục Phật học đại học và sau đại học.
- Hệ thống giáo dục và đào tạo của Phật giáo Nam tông.
Tại các nước theo Phật giáo Nam tông như Tích Lan, Thái Lan, Myanmar. Lào, Campuchia
hầu hết có hai hệ giáo dục Phật học: hệ Giáo dục Phật học viện tại các chùa và hệ Giáo dục Phật
học tại các Học viện, trường Đại học hay Cao đẳng chuyên ngành Phật học.
+ Hệ Giáo dục Phật học tại các chùa: (áp dụng tại Thái Lan, Campuchia, Lào) có 2 chương
trình: Phật Pháp căn bản: 3 lớp, thường đào tạo từ 2-3 năm và cổ ngữ Pa¯li : 9 lớp, thời gian đào
tạo khoảng 9 năm.
Tại Myanmar: Luật nghi: 3 lớp, đào tạo 3 năm;Dhammaca¯riya (Phật Pháp chuyên sâu): 7 lớp,
thời gian đào tạo khoảng 7 năm và Tipitaka: chương trình học thuộc lòng Tam tạng tiếng Pa¯li, các
bộ Chú giải và Phụ Chú giải, không tính được thời gian đào tạo vì tùy thuộc rất lớn vào trí nhớ,
tuổi tác. Chương trình này được mở ra vào đầu thế kỷ XX, tới nay, toàn xứ Miến Điện chỉ có 13 vị
Tăng sĩ được công nhận thuộc lòng Tam Tạng.
+ Hệ Giáo dục Phật học tại các Học viện, trường Đại học, Cao đẳng: các sinh viên đã tốt
nghiệp Trung học phổ thông, không phân biệt Tăng Ni hay cư sĩ, nam hay nữ, tôn giáo đều được
74
NGHIÊN CỨU JEM., Vol. 9 (2017), No. 10.
tham gia thi tuyển. Sau khi đậu, được đào tạo 3 hay 4 năm cho bậc Cử nhân; Thạc sĩ: 2-3 năm;
Tiến sĩ: 3-4 năm [1].
Tại Việt Nam hiện thời, các cơ sở giáo dục và đào tạo của Hệ phái Phật giáo Nam tông Khmer
ở một số tỉnh, thành phố của miền Tây đào tạo theo chương trình mô phỏng của Thái Lan ở cấp
Sơ cấp và Trung cấp Phật học (Phật học căn bản và Pa¯l¯i). Ở cấp đại học, chương trình giảng dạy
được tham khảo kinh nghiệm ở các đại học Phật giáo trong và ngoài nước về tổ chức, quản lý.
3.1.4. Cơ cấu và bộ máy quản lý hệ thống giáo dục Phật giáo Việt Nam
- Đối với hệ thống giáo dục chính quy.
+ Tại trung ương: Hội đồng Trị sự (HĐTS) là cấp quản lý cao nhất của Giáo hội Phật giáo Việt
Nam về mọi vấn đề liên quan đến tổ chức Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Có 13 Ban, Viện trong
HĐTS. Hội đồng Trị sự giao quyền quản lý trực tiếp về giáo dục và đào tạo cho Ban Giáo dục
Tăng Ni.
+ Tại các tỉnh, thành phố: Đến nay Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã có Ban Trị sự ở 63 tỉnh,
thành phố trực thuộc trung ương. Ban Trị sự các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đều có Ban
Giáo dục Tăng Ni. Việc quản lý ngành giáo dục Tăng Ni tại mỗi tỉnh, thành do Ban GD Tăng Ni
đảm trách.
+ Tại quận/huyện/thị xã: Bắt đầu từ năm nay (2017) tại các quận/huyện/thị xã thuộc 63
tỉnh/thành đều có Ban Trị sự PG cấp tương đương. Ở mỗi cấp hành chính này của Giáo hội Phật
giáo Việt Nam đều có Ban Giáo dục Tăng Ni. Việc quản lý về giáo dục và đào tạo ở cấp này sẽ do
Ban Giáo dục Tăng Ni cấp cơ sở này phụ trách.
+ Tại các cơ sở giáo dục và đào tạo của Giáo hội Phật giáo Việt Nam: Ban Giám hiệu của nhà
trường (Trung cấp Phật học/Cao đẳng); Hội đồng điều hành các Học viện. [5,6].
- Đối với hệ thống giáo dục phi chính quy.
+ Tại các trung tâm hoằng pháp: thường do Ban Điều hành trung tâm quản lý nội dung, chương
trình, thời khóa giảng dạy, giảng viên và nhân sự hỗ trợ. Có thể có phối hợp với Ban Hoằng pháp
địa phương hoặc Ban Hướng dẫn Phật tử hay Phân Ban Phân ban Gia đình Phật tử. Cũng có thể là
phối hợp của các Ban liên quan.
+ Tại các chùa/cơ sở Phật giáo có tổ chức các lớp/khóa học Phật Pháp: do vị tôn đức Chủ trì
chùa hoặc cơ sở đảm trách mọi việc.
3.1.5. Hệ thống đào tạo Phật học
- Hệ thống đào tạo tại các cơ sở giáo dục cấp đại học.
Giáo hội Phật giáo Việt Nam hiện có 4 Học viện Phật giáo, gồm 3 Học viện ở Thành phố Hà
Nội, Thành phố Hồ C ... c Phật giáo vùng sông Mekong của Thái Lan,... nhằm
tiến đến hợp tác quốc tế về nghiên cứu học thuật, giáo dục - đào tạo Phật học. Thông qua các kỳ
hội thảo định kỳ hoặc hằng năm, một số chương trình hành động chung đã được tổ chức thực hiện
như:
- Đóng góp ý kiến và dự thảo chương trình khung về đào tạo chung từ cấp Cử nhân cho đến
Tiến sĩ giữa các trường thành viên của IATBU [14].
- Đóng góp ý kiến và xây dựng kế hoạch hợp tác biên soạn một bộ Tam Tạng chung cho cả 3
truyền thừa Phật giáo (Phật giáo Nguyên thủy, Phật giáo Đại thừa và Phật giáo Mật tông) [13].
Các HVPGVN và nhiều trường Cao Trung Phật học Việt Nam là thành viên của các Hiệp hội
76
NGHIÊN CỨU JEM., Vol. 9 (2017), No. 10.
Đại học Phật giáo nói trên. HVPGVN tại Tp. Hồ Chí Minh từ nhiều năm nay đã thực hiện chương
trình hợp tác đào tạo với Viện Đại học Maha Chulalongkorn vidlaya (MCU), Thái Lan.
4. Tổng quan hệ thống giáo dục phật giáo trong nước và thế giới hiện nay
Với ảnh hưởng to lớn và sâu rộng từ trong quá khứ đến hiện đại, từ Đông sang Tây, Phật giáo
đã được rất nhiều nhà nghiên cứu, nhà khoa học, thức giả trên thế giới quan tâm tìm hiểu về mọi
phương diện như lịch sử, triết lý, đạo đức, văn hóa, văn học, nghệ thuật,... đặc biệt là mặt giáo dục,
hệ thống giáo dục.
Tác giả Phúc Nguyên đã có bài nghiên cứu: Những bước tiến trong công tác giáo dục và đào
tạo của Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Tác giả trình bày khái quát hệ thống giáo dục Phật giáo Việt
Nam hiện tại và sự phát triển của Giáo hội Phật giáo Việt Nam kể từ ngày thành lập vào năm 1981.
Bài viết gồm hai phần chính: phần 1, phân tích hệ thống các cấp đào tạo Phật học ở Việt Nam, bao
gồm Sơ cấp, Trung cấp và Đại học Phật giáo; phần 2, phân tích hệ thống các lớp cao đẳng và bồi
dưỡng Phật học ở Việt Nam [10].
Tác giả Thích Thanh Thắng, qua công trình nghiên cứu: Tham luận về một mô hình học viện
Phật học tại Việt Nam, cho rằng, sự khủng hoảng của nền giáo dục hiện nay của Việt Nam phần
nào đã ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục Phật học tại Việt Nam; đồng thời, do thiếu nghiêm túc
trong thi cử khiến cho bộ máy giáo dục Phật học Việt Nam tiếp tục cho ra những sản phẩm chưa
đạt chuẩn. Bài viết đưa ra một ví dụ về trường Đại học Phật giáo Nalanda (427-1197 SCN) như
một mô hình đáng lưu tâm, gợi ý cho một hình mẫu học viện đạt tiêu chuẩn cao cho giáo dục Phật
học Việt Nam [19].
Trong bài nghiên cứu: Phật giáo và chương trình giáo dục đại học, nhà khoa học Dilbhadra
Maharjan nêu lên sự cần thiết phải thành lập chương trình giáo dục đại học Phật giáo. Tác giả cho
rằng giáo dục Phật giáo đặc biệt tốt hơn các hệ thống giáo dục khác vì nó không chỉ quan tâm đến
giới thiệu kiến thức mà còn tập trung vào việc nuôi dưỡng tâm hồn. Bài viết phân tích các vấn đề
chủ yếu sau: các trở ngại của giáo dục ở tiểu học, cách thức học tập và giảng dạy, mối quan hệ
tương tác giữa giáo viên, sinh viên và giáo dục đạo đức thông qua Phật giáo [7].
Tác giả Thích Nguyên Đạt trong tham luận: Phương pháp giảng dạy và học tập tại các Học
viện Phật giáo Việt Nam đã phân tích tình hình giảng dạy và học tập tại các Học viện Phật giáo
Việt Nam; chỉ ra những tồn tại, bất cập đưa đến hiệu quả giáo dục kém. Giới thiệu một số quan
niệm mới về giảng dạy và học tập ở bậc Đại học, chú trọng đến phương pháp giáo dục “tương tác”;
từ đó đề xuất hướng thay đổi trong các hoạt động giảng dạy, học tập và thực hành, đồng thời cải
thiện thiết chế tổ chức, nâng cao nghiệp vụ chuyên môn của đội ngũ giảng viên và đội ngũ quản lý
tại các Học viện Phật giáo [4].
Nhà nghiên cứu Thích Nguyên Thành trong thiên khảo luận: Những mục tiêu của Giáo dục
Phật giáo Việt Nam, trình bày khái quát về giáo dục nói chung và giáo dục Phật giáo, nhấn mạnh
mục tiêu tối hậu của giáo dục Phật giáo là giải thoát, giác ngộ. Khảo sát hiện trạng Phật giáo Việt
Nam về các mặt: cơ sở tín ngưỡng, số lượng Tăng ni, cơ sở giáo dục - đào tạo các cấp; đi sâu khảo
sát hiện trạng giáo dục - đào tạo của tổ chức Giáo hội Phật giáo Việt Nam hiện nay. Tác giả so
sánh cách làm giáo dục của Chính phủ và Giáo hội Phật giáo Thái Lan trong các thế kỷ gần đây đã
đưa đến thành công, thịnh vượng và ổn định cho đất nước trước khi đệ đạt các ý kiến về việc định
hướng mục tiêu cho giáo dục Phật giáo Việt Nam [18].
Với tác giả Thích Thiện Hạnh, vấn đề cấp thiết của ngành Giáo dục Phật giáo hiện nay là cần
có: Định hướng phát triển hệ thống giáo dục Phật giáo trong thời đại mới. Cần phải làm rõ tiến
trình Văn -Tư - Tu trong giáo dục Phật giáo, đặc biệt trong truyền thống giáo dục tự viện; vai trò,
trách nhiệm của vị thầy đối với sự phát triển về mọi mặt của đệ tử (thân giáo), bổn phận của học
77
Nguyễn Văn Thông JEM., Vol. 9 (2017), No. 10.
trò đối với thầy tạo thành mối quan hệ mật thiết, gắn bó, tương kính, tương thân, có hiệu quả tốt
về giáo dục. Tác giả trình bày hệ thống giáo dục và đào tạo của Giáo hội Phật giáo Việt Nam hiện
nay về phân cấp đào tạo, thời gian đào tạo và kết quả đào tạo Tăng ni sinh để chỉ ra những bất cập,
yếu kém, thiếu hợp lý và “ bị thua thiệt” giữa một học tăng, học ni được đào tạo trong các cơ sở
giáo hội với một học sinh, sinh viên được đào tạo theo hệ thống giáo dục quốc dân. Bên cạnh đó,
vấn đề chiêu sinh, tuyển sinh, cơ sở đào tạo, chương trình, nội dung, phương pháp, phương tiện
giảng dạy, liên thông liên kết và tính chuyên nghiệp trong quản lý, sử dụng sau khi đào tạo và đào
tạo nâng cao (sau đại học, nghiên cứu, chuyên tu) cũng là những thực kiện nhức nhối. Từ đó, tác
giả đề xuất suy nghĩ của mình về hướng phát triển giáo dục Phật giáo trong giai đoạn này [8].
Khảo sát về mối liên hệ giữa Tăng-già (giáo hội) và Nhà nước đối với hệ thống giáo dục
và trường học ở Miến Điện - một trong các quốc gia xem Phật giáo là quốc giáo, tác giả Nick
Cheesman của thiên khảo cứu: Trường học, Nhà nước và Tăng-già ở Miến Điện, chỉ ra rằng, việc
kiểm soát giáo dục có liên quan mật thiết đến nhà nước. Trước thế kỷ thứ 19, việc giám sát dạy và
học ở Miến Điện đều do Tăng-già đảm nhiệm và các trường học tu viện cũng là một công cụ hành
pháp quan trọng của cả Tăng-già và nhà nước Phật giáo. Trong thế kỷ 19, chính quyển thực dân
Anh đã phá hủy cơ cấu chính trị - xã hội đã tồn tại trước đó với quyền lực nằm trong tay Tăng-già,
và hợp thức hóa nhiều hình thức quản lý xã hội khác. Vai trò giáo dục của Tăng-già bị giảm nhưng
không biến mất hoàn toàn. Ngày nay (tức năm 2003), giáo dục chịu sự kiểm soát của một chế độ
độc tài quân sự và Tăng-già bị đẩy xuống một vai trò thứ yếu là ủng hộ các hoạt động của chủ
nghĩa dân tộc, ngược lại với vị trí trí đầy quyền năng trước kia là phản biện chính phủ [13].
Bàn về giáo dục Phật giáo ở Campuchia, tác giả Suy Sovann trong tác phẩm: Giáo dục Phật
giáo Campuchia: Cơ hội và thách thức đã phác thảo một cái nhìn tổng thể về tình hình giáo dục ở
đây như sau: Campuchia là một quốc gia theo Phật giáo Nguyên thủy và có hai HTGD: hệ thống
giáo dục trường công của Nhà nước và hệ thống các tu viện giáo dục Phật giáo/trường chùa. Các
tu viện không chỉ là trung tâm đạo đức, tôn giáo của một cộng đồng làng mà còn có vai trò quan
trọng về giáo dục, văn hóa và chức năng xã hội. Cho đến thời gian gần đây (2014), các tu viện là
những trung tâm giáo dục chính với các trường học và thư viện - nơi mà các nền văn hóa và ngôn
ngữ Khmer được bảo quản và truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Các ngôi chùa Phật giáo ở
Campuchia vì vậy đóng vai trò quan trọng đối với các nguồn nhân lực.
5. Nhận xét và đánh giá
Những công trình nghiên cứu của các tác giả trên đã đề cập các vấn đề sau:
- Hệ thống giáo dục Phật giáo Việt Nam hiện nay với 3 cấp đào tạo và cơ cấu bộ máy quản lý.
- Tác động của xã hội, đặc biệt là tình trạng khủng hoảng của hệ thống giáo dục Việt Nam hiện
nay đã ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục Phật học; mặt khác, do thiếu nghiêm túc trong thi cử
khiến cho bộ máy giáo dục Phật học Việt Nam tiếp tục cho ra những sản phẩm không đạt yêu cầu.
- Sự cần thiết phải thành lập chương trình giáo dục đại học Phật giáo vì nó không chỉ quan tâm
đến giới thiệu kiến thức mà còn tập trung vào việc nuôi dưỡng tâm hồn.
- Phân tích tình hình giảng dạy và học tập tại các Học viện Phật giáo Việt Nam; chỉ ra những
tồn tại, bất cập đưa đến hiệu quả giáo dục kém. Giới thiệu một số quan niệm mới về giảng dạy và
học tập ở bậc Đại học, chú trọng đến phương pháp giáo dục “tương tác”.
- So sánh cách làm giáo dục của Chính phủ và Giáo hội Phật giáo Thái Lan trong các thế kỷ
gần đây đã đưa đến thành công, thịnh vượng và ổn định cho đất nước nhằm góp ý về việc định
hướng mục tiêu cho giáo dục Phật giáo Việt Nam qua việc khảo sát hiện trạng Phật giáo Việt Nam
về các mặt: cơ sở tín ngưỡng, số lượng Tăng ni, cơ sở giáo dục - đào tạo các cấp; đi sâu khảo sát
hiện trạng giáo dục - đào tạo.
78
NGHIÊN CỨU JEM., Vol. 9 (2017), No. 10.
- Nghiên cứu chỉ ra những bất cập, yếu kém, thiếu hợp lý và “bị thua thiệt” giữa một học tăng,
học ni được đào tạo trong các cơ sở giáo hội với một học sinh, sinh viên được đào tạo theo hệ thống
giáo dục quốc dân; vấn đề chiêu sinh, tuyển sinh, cơ sở đào tạo, chương trình, nội dung, phương
pháp, phương tiện giảng dạy, liên thông liên kết và tính chuyên nghiệp trong quản lý, sử dụng sau
khi đào tạo và đào tạo nâng cao của hệ thống giáo dục Phật giáo Việt Nam còn bất cập.
- Khảo sát mối quan hệ giữa giáo hội và Chính phủ đối với hệ thống giáo dục và trường học ở
Myanmar trước đây và hiện nay (trước năm 2003).
- Vai trò quan trọng của các tu viện Phật giáo/trường chùa trong việc bảo tồn văn hóa, truyền
thống, chữ viết và cung cấp nguồn nhân lực cho đất nước Campuchia.
- Tại Thái Lan, sự đồng nhất giữa sự ổn định của quốc gia với niềm tin vào Phật giáo trong giai
đoạn hiện nay dẫn đến việc gia tăng ảnh hưởng trên nhiều vấn đề không chỉ trong nước mà còn
đối với mối quan hệ các nước khác gợi mở cho ý tưởng “Lấy trường đại học Phật giáo làm cầu nối
giữa Pháp và Tăng” - tạo nên sự kết nối giữa văn hóa và xã hội.
6. Kết luận
Ngày 5/9/2012 Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã tổ chức hội thảo khoa học: “Giáo dục Phật
giáo Việt Nam: Định hướng và phát triển” tại Bảo tàng Phật giáo Việt Nam tại Sóc Sơn, Hà Nội
nhằm đánh giá thực trạng hệ thống giáo dục Phật giáo sau hơn 30 thành lập Giáo hội Phật giáo
Việt Nam và đón nhận mọi ý kiến đóng góp của giới nghiên cứu trong cả nước, lãnh đạo giáo hội,
lãnh đạo các cơ quan hữu quan Trung ương và địa phương nhằm tìm ra các giải pháp cải cách và
hoàn thiện hệ thống giáo dục Phật giáo Việt Nam. Sau hội thảo có 8 nội dung được Ban Tổ chức
đúc kết, xây dựng đề án thực hiện. Ngày 6/11/2016, kỷ niệm 35 năm ngày thành lập Giáo hội Phật
giáo Việt Nam (1981-2016), Giáo hội Phật giáo Việt Nam và Ban Giáo dục Tăng Ni Trung ương
tổ chức hội thảo: “Giáo dục Phật giáo Việt Nam: Truyền thống và hiện đại” cũng tại địa điểm trên
với hai mục tiêu:
- Ghi nhận kết quả 30 năm hoạt động của ngành Giáo dục Tăng Ni;
- Khẳng định tinh thần khoa học của hội thảo ngày 5/9/2012 là cơ sở lý luận và thực tiễn cơ
bản để Ban Giáo dục Tăng Ni Trung ương tiếp tục tiến hành đề án cải cách.
Hội thảo đã báo cáo một số kết quả khả quan thu hoạch được sau khi công tác đổi mới giáo
dục được tiến hành trong 4 năm qua. Xét tình hình thực tế hiện nay, Giáo hội Phật giáo Việt Nam
và Ban Giáo dục Tăng Ni Trung ương cùng các Ban, Ngành liên quan khẳng định tiếp tục cải cách
hướng đến mục đích hoàn thiện hệ thống giáo dục Phật giáo Việt Nam.
Nghiên cứu hệ thống giáo dục Phật giáo ở các nước có nền giáo dục phật giáo mạnh; học hỏi,
vận dụng các kinh nghiệm của các hệ thống giáo dục ấy vào hệ thống giáo dục phật giáo Việt Nam
trong bối cảnh này sẽ là bước đầu đáp ứng được nhu cầu cải cách và tiến đến hoàn thiện hệ thống
giáo dục phật giáo Việt Nam trong tương lai không xa.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Buddhism in Thailand shared, www.dropbox.com. 8/4/2014.
[2] Phạm Tất Dong (2008), Hội nhập quốc tế về giáo dục, giữ gìn bản sắc dân tộc Việt Nam,
Hà Nội.
[3] Dibhadra Maharjan (Trần Ngọc Châu dịch (2014), Phật giáo và chương trình giáo dục đại
học, Nxb Ban Tổ chức Đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc 2014, Việt Nam.
[4] Thích Nguyên Đạt (2012), Giáo dục Phật giáo Việt Nam: Định hướng và phát triển, Phương
pháp giảng dạy và học tập tại các Học viện Phật giáo Việt Nam, Nxb Tôn giáo, Hà Nội.
79
Nguyễn Văn Thông JEM., Vol. 9 (2017), No. 10.
[5] Giáo hội Phật giáo Việt Nam (2013), Nội quy Ban Giáo dục Tăng ni, Nxb Tôn giáo, Hà Nội.
[6] Giáo hội Phật giáo Việt Nam (2013), Hiến chương Giáo hội Phật giáo Việt Nam (bản tu chính
năm 2012), Nxb Tôn giáo, Hà Nội.
[7] Vũ Ngọc Hải (Chủ biên 2013), Quản lý nhà nước hệ thống giáo dục Việt Nam trong đổi mới
căn bản, toàn diện và hội nhập quốc tế, Nxb Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.
[8] Thích Thiện Hạnh (2012), Giáo dục Phật giáo Việt Nam: Định hướng và phát triển, Định
hướng phát triển hệ thống giáo dục Phật giáo trong thời đại mới, Nxb Tôn giáo, Hà Nội.
[9] Đặng Thành Hưng (2008), Phát triển giáo dục Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế,
Hà Nội.
[10] Phúc Nguyên (2011), Những bước tiến trong công tác giáo dục-đào tạo của Giáo hội Phật
giáo Việt Nam, Nxb Ban Tôn giáo Chính phủ Việt Nam, Hà Nội.
[11] Nick Cheesman (2003), School, State, Sangha in Burma, Comparative Education, Vol. 39,
No. 1 (Feb., 2003), pp. 45-63, published by Taylor & Francis Ltd.
[12] Thích Thiện Nhơn (2012), Giáo dục Phật giáo Việt Nam: Định hướng và phát triển, Giáo
dục Phật giáo: Sự kế thừa và phát triển, Nxb Tôn giáo, Hà Nội.
[13] Thích Thiện Nhơn (2016), “Giáo dục Phật giáo Việt Nam: Truyền thống và hiện đại, Giáo
dục Phật giáo: Truyền thống và hiện đại, Học viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội xuất bản.
[14] Kỷ yếu Hội thảo định kỳ của IATBU năm 2013 tại MBU, Thái Lan.
[15] Kỷ yếu Hội thảo của ATBU năm 2010-2013 tại MCU, Thái Lan.
[16] Suy Sovann (2014), The Document of the 5th International Buddhist Research Seminar -
UNDV Vesak Celebration, Cambodia Buddhist Education (Challenges and Opportunities),
published by MCU, Thailand.
[17] Nguyễn Xuân Thanh (2012), Hệ thống giáo dục quốc dân và bộ máy quản lý giáo dục, Nxb
Đại học Sư phạm, Hà Nội.
[18] Thích Nguyên Thành (2012), Giáo dục Phật giáo Việt Nam: Định hướng và phát triển,Những
mục tiêu của giáo dục Phật giáo Việt Nam, Nxb Tôn giáo, Hà Nội.
[19] Thích Thanh Thắng (2012), Giáo dục Phật giáo Việt Nam: Định hướng và phát triển - Một
mô hình học viện Phật học tại Việt Nam, Nxb Tôn giáo, Hà Nội.
[20] Thái Duy Tuyên (2007), Triết học giáo dục Việt Nam, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội.
ABSTRACT
Buddhist education system in the context
of international integration and globalization today
After nearly 90 years of formation and development (1930 - 2017), so far Vietnam’s Buddhism
education has gathered enough basic elements of an education system from structure to content,
curriculum, management machine,. . . However, in the context of international integration and
globalization today, Vietnam Buddhism education system is in need of improvement in order
to develop and contribute to the development of human resource education and training, which
effectively and practically serves Vietnam Buddhism community in particular and the nation in
general.
Keywords: Education system - Buddhimt education system - Vietnam Buddhist Sangha -
International integration - Globalization.
80

File đính kèm:

  • pdfhe_thong_giao_duc_phat_giao_viet_nam_trong_thoi_ky_hoi_nhap.pdf