Giới thiệu về mô đun: May áo sơ mi nam, nữ

- Về kiến thức: Trình bày được quy cách, yêu cầu kỹ thuật, ph¬ương pháp may, các bộ phận chủ yếu của áo sơ mi nam, nữ.

 - Về kỹ năng:

 + May được các bộ phận chủ yếu của áo sơ mi nam, nữ như nẹp áo, túi áo, cổ áo, thép tay, măng sét;

 + Biết được quy trình lắp ráp của áo sơ mi nam, nữ;

 + Lắp ráp hoàn chỉnh áo sơ mi nam, nữ theo yêu cầu công nghệ;

- Về năng lực tự chủ và trách nhiệm:

+ Thực hiện được các kiến thức và kỹ năng về may sản phẩm. đảm bảo quy cách, yêu cầu kỹ thuật và định mức thời gian.

+ Làm việc độc lập trong các điều kiện ổn định và môi trường quen thuộc.

+ Thực hiện công việc được giao và tự đánh giá trong quá trình làm việc theo tổ, nhóm để nâng cao chất lượng và hiệu quả công việc. Tự chịu trách nhiệm cá nhân và một phần đối với nhóm.

 

doc 27 trang kimcuc 8780
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giới thiệu về mô đun: May áo sơ mi nam, nữ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giới thiệu về mô đun: May áo sơ mi nam, nữ

Giới thiệu về mô đun: May áo sơ mi nam, nữ
Bài mở đầu:
GIỚI THIỆU VỀ MÔ ĐUN MAY ÁO SƠ MI NAM, NỮ
Tên mô đun: May áo sơ mi nam, nữ
Mã mô đun: 11
Thời gian thực hiện mô đun: 195 giờ; (lý thuyết: 15 giờ; thực hành: 180 giờ; Kiểm tra: 16 giờ)
I. Vị trí, tính chất của mô đun:
	- Vị trí: Là mô đun được bố trí học sau hoặc học song song với mô đun Thiết kế áo sơ mi nam, nữ.
	- Tính chất: Là mô đun mang tính tích hợp giữa lý thuyết và thực hành.
II. Mục tiêu mô đun:
	- Về kiến thức: Trình bày được quy cách, yêu cầu kỹ thuật, phương pháp may, các bộ phận chủ yếu của áo sơ mi nam, nữ.
	- Về kỹ năng: 
	+ May được các bộ phận chủ yếu của áo sơ mi nam, nữ như nẹp áo, túi áo, cổ áo, thép tay, măng sét;
	+ Biết được quy trình lắp ráp của áo sơ mi nam, nữ;
	+ Lắp ráp hoàn chỉnh áo sơ mi nam, nữ theo yêu cầu công nghệ;
- Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: 
+ Thực hiện được các kiến thức và kỹ năng về may sản phẩm. đảm bảo quy cách, yêu cầu kỹ thuật và định mức thời gian. 
+ Làm việc độc lập trong các điều kiện ổn định và môi trường quen thuộc.
+ Thực hiện công việc được giao và tự đánh giá trong quá trình làm việc theo tổ, nhóm để nâng cao chất lượng và hiệu quả công việc. Tự chịu trách nhiệm cá nhân và một phần đối với nhóm.
III. Nội dung mô đun:
Nội dung tổng quát và phân bổ thời gian:
Số TT
Tên chương/ mục
Thời gian (giờ)
Tổng số
Lý thuyết
TH/ TL
Kiểm tra* 
1
Bài mở đầu
1
1
2
Bài 1: May các kiểu nẹp áo
19
2
15
2
3
Bài 2: May các kiểu túi áo sơ mi
19
2
15
2
4
Bài 3: May các kiểu cổ áo
45
3
40
2
5
Bài 4: May các kiểu thép tay, măng sét
19
2
15
2
6
Bài 5: May áo sơ mi nữ
41
2
35
4
7
Bài 6: May áo sơ mi nam
51
2
45
4
Tổng cộng
195
14
165
16
* Ghi chú: Thời gian kiểm tra 16 giờ, 1giờ LT, 15 giờ TH/ TL.
BÀI 1: MAY CÁC KIỂU NẸP ÁO
 Mục tiêu của bài
	- Trình bày được quy cách và yêu cầu kỹ thuật của các kiểu nẹp áo trên sản phẩm may;
	- May được các kiểu nẹp áo sơ mi, kiểu xẻ khít, xẻ chìm đảm bảo qui cách và yêu cầu kỹ thuật;
	- Rèn luyện tính kỷ luật, cẩn thận trong quá trình học tập.
	1. May nẹp áo sơ mi
1.1. Đặc điểm:
	1.2. Cấu tạo:
	Thân trước áo sơ mi x 2
1.3. Yêu cầu kỹ thuật:
- Nẹp to đều, đúng quy định.
- Nẹp áo may mí ngầm không sụp mí
	1.4. Phương pháp may:
* Trình tự may:
- Bẻ gấp mép
	- May nẹp
	1.4.1. Nẹp liền:
	a) Bẻ gấp nẹp (hình 6.32)
Nẹp áo bên thùa khuyết : bẻ gấp lần thứ nhất 1cm, bẻ gấp lần thứ hai 3 cm vềphía mặt trái thân áo.
Nẹp áo bên đính cúc : bẻ gấp lần thứ nhất1 cm, bẻ gấp lần thứ hai 2 cm về phía mật trái thân áo.
	* May nẹp:
	- May mí ngầm hai bên nẹp áo theo dấu bể gấp.
	1.4.2. Nẹp rời:
Phương pháp may
	- May lộn nẹp bên khuyết (hình 6.34)
Đặt mặt phải của nẹp áo úp vào mặt trái thân áo, may lộn cách mép 0,5 cm.
	- May diễu nẹp bên khuyết (hình 6.35)
Hỉnh 6.34. May lộn
nẹp bẻn khuyết
Hình 6.35. May dIễu
nẹp bên khuyết
Hình 6.36. May mí
ngầm nẹp bên cúc
	Lộn lại cạo sát đường chỉ, cạo lé về phía thân áo 0,1 cm, may diễu 0,5 cm. Bẻ gấp nẹp áo to đều 3cm, may diễu cạnh nẹp trong 0,5 cm.
1.5. Các dạng sai hỏng khi may, nguyên nhân và biện pháp phòng ngừa:
Các dạng sai hỏng
Nguyên nhân
Biện pháp phòng ngừa
- Nẹp không đều
- Uỉ gấp nẹp không đều
- Dùng thước đo ủi gấp nẹp cho đều
- Bị sụp mí
- May không thẳng, không canh chân vịt.
- Canh chân vịt may thẳng cách đều mép nẹp 0,1cm.
- Đường diễu không thẳng, không đều
- Không canh chân vịt khi may
- Canh chân vịt 
	2. May nẹp áo kiểu xẻ chìm:
	2.1. Đặc điểm:
	2.2. Cấu tạo:
	- Thân trước x 1
	- Nẹp áo x 2
	- Keo nẹp áo x 2
	2.3. Quy cách - Yêu cầu kỹ thuật
	2.3.1. Quy cách
	- Chiều rộng trụ trung bình 3- 3,5cm. cắt hai miếng canh dọc, chiều ngang gấp đôi chiều ngang của trụ cộng 1-2cm đường may 
	- Chiều dài bằng chiều dài đường xẻ cộng 2cm. đường may.
	- Trước khi may các chi tiết đã được vắt sổ hoàn chỉnh.
	2.3.2. Yêu cầu kỹ thuật:
	- Trụ phải vuông góc, thẳng, đều.
	- Góc trụ không bị bể, không bị nhăn nhíu.
	- Hai trụ khít vào nhau không bị hở.
	2.4. Phương pháp may:
	- Xếp đôi hai miếng vải may trụ theo chiều dọc, ủi bề mặt ra ngoài.
	- Đặt trên bề mặt của sản phẩm trên hai đường xẻ trụ, may hai đường sao cho hai đường song song và bằng nhau.
	- Dùng kéo cắt đứt ở giữa trụ cách 2 điểm góc khoảng 1 đến 1.5cm, bấm vào 2 góc sao cho không bị đứt chỉ may, không bể góc.
	- Xếp hai trụ trở vào trong chồng khít lên nhau vào sát hai góc, chặn lưỡi gà lần một, ủi, chặn lưỡi gà lần 2.
 	2.5. Các dạng sai hỏng khi may, nguyên nhân và biện pháp phòng ngừa:
Các dạng sai hỏng
Nguyên nhân
Biện pháp phòng ngừa
- Trụ không vuông góc, thẳng, đều.
- May trụ không thẳng
May vuông góc, thẳng 
- Góc bị bể, nhăn nhíu
- Bấm không đúng góc, bấm đứt đường chỉ
Bấm đúng góc, bấm cách đường may 2 canh sợi chỉ
- Trụ bị hở
- May không đúng đường phấn.
- Khi chặn góc xếp trụ không khít
- May đúng theo đường phấn.
- Khi chặn góc phải xếp cho 2 trụ trùng khít nhau
Bài 2: MAY CÁC KIỂU TÚI ÁO SƠ MI
Mục tiêu của bài
	- Trình bày được cấu tạo, quy cách, yêu cầu kỹ thuật và phương pháp may các kiểu túi ốp ngoài áo sơ mi;
	- May được các kiểu túi áo sơ mi đúng trình tự, thao tác đảm bảo yêu cầu kỹ thuật;
	- Xác định các dạng sai hỏng, nguyên nhân và biện pháp phòng ngừa khi may các kiểu túi áo sơ mi;
	- Đảm bảo định mức thời gian và an toàn trong quá trình luyện tập.
	- Thể hiện được tính cẩn thận, kiên trì trong quá trình may các kiểu túi áo sơ mi.
2. May túi ốp ngoài không nắp đáy nhọn
2.1. Đặc điểm:
2.2. Cấu tạo:
Túi áo x1, Thân áo x1
2.3. Yêu cầu kỹ thuật
Túi phải đúng kích thước, hình mẫu, vị trí, canh sợi, ô kẻ (nếu có), Góc túi phía sau phải chếch hơn góc túi phía nẹp 0,5cm. Thân sản phẩm êm phẳng, đường may bền chắc.
2.4. Phương pháp may
- Ủi định hình miệng túi: đặt rập thành phẩm miệng túi ủi gấp miệng túi(cạnh xéo túi nằm về phía vòng nách)
* Trường hợp nẹp túi rời: Trước hết cắt giảm hai đầu đáp vừa đúng đến đường bẻ gấp của 2 bên cạnh túi.
- Thân túi để dưới, đáp để lên trên, hai mặt phải úp vào nhau, may cách mép 0,5 cm. Lật đáp về mặt trái thân túi và lé 0,1 cm. Gấp bản đáp với độ dài theo quy định ( khoảng 3 cm) và may mí ngầm.
- May định hình miệng túi cách mép vải ủi 1mm.
- Đặt rập thành phẩm lên túi sát với cạnh miệng túi, cách đều xung quanh mép vải 1cm và ủi định hình miệng túi theo rập
- Lấy dấu vị trí miệng túi trên mặt phải thân
- Tra túi: Đặt túi lên thân áo theo dấu phấn đã lấy và tiến hành tra túi lên thân áo, đường may cách mép vải 1mm. Khóa hai đầu miệng túi.
2.5. Các dạng sai hỏng khi may, nguyên nhân và biện pháp phòng ngừa
Các dạng sai hỏng
Nguyên nhân
Biện pháp phòng ngừa
- Miệng túi không thẳng
- Ủi và may miệng túi không đúng yêu cầu kỹ thuật
- Ủi miệng túi theo rập thành phẩm
- Cạnh và góc đáy túi không vuông
- Ủi túi không theo rập
- Ủi theo rập tp
- Túi không thẳng và không song song với nẹp áo
- Lấy dấu vị trí miệng túi sai
- Lấy dấu miệng túi chính xác song song với nẹp áo
- Đường may xung quanh túi không đều, bị sụp mí
- Không canh chân vịt khi may
- Canh chân vịt cách đều cạnh túi 1mm
3. May túi ốp ngoài có nắp đáy tròn
3.1. Đặc điểm:
 3cm
 0,5- 0,7 
 0,5- 0,7 
 0,3 
 Nắp túi
 0,5 -0,7
 0,5 -0,7
 1,5 - 2
1/4Nv + 1-3cm
Miệng túi + 1,5 -2cm
 Túi áo
	3.2. Cấu tạo:
- Thân trước áo x 1
- Túi áo x 1
- Nắp túi x 2
3.3. Yêu cầu kỹ thuật:
- Túi đáy tròn đáy túi phải tròn không được gãy cạnh.
- Cạnh túi phía trước song song với đường bẻ nẹp. Hai cạnh bên của nắp và thân túi nằm trên một đường thẳng
- Nắp túi phải tròn. Nắp túi đủ mo, đủ lé.
- Thân và nắp túi phải đúng chiều, đúng vị trí, đúng kích thước, cân đối.
- Đường may diễu túi đúng quy định, không được nhăn, không được me mí.
- Tra xong mặt túi phải nằm êm và che kín túi, mặt túi không được lệch so với đường tra túi.
- Túi may lên thân phải luôn luôn bằng hoặc nhỏ hơn mặt túi ở xung quanh khoản 0,1cm.
3.4. Phương pháp may.
Bước 1: May lộn và may diễu nắp túi: 
- Để nắp ngoài túi xuống dưới, nắp trong túi lên trên, đặt nắp trong túi hụt hơn nắp ngoài 0,5cm và đặt mẫu bằng mép đó, may lộn theo mẫu hoặc dấu kẻ phấn .
- May xong cắt, gọt đường may khoảng 0,3cm. lộn lại, cạo lé về phía nắp nắp túi trong 0,1cm.
- May diễu cách mép 0,4cm hoặc theo yêu cầu.
* Lưu ý: 
- Lúc may lộn phải kéo cho nắp túi trong căng để khi lộn nắp túi được mo úp.
- Khi lộn nên bẻ gấp góc chết nếp sẽ dễ lộn hơn.
- Cạnh trên của lót nắp túi trong khi may xong bao giờ cũng hụt hơn nắp túi ngoài một đường may để khi may nắp túi vào thân sản phẩm được êm. không cục cộm.
Bước 2. May miệng túi:
- Bẻ gấp kín miệng túi may đều 1cm hoặc theo yêu cầu. 
- Ủi theo mẫu hoặc dấu kẻ phấn.
Bước 3: May ráp nắp và thân túi vào sản phẩm.
* May ráp nắp túi: 
- Trước hết sửa nắp túi theo mẫu có cộng thêm đường may ở chân nắp túi 0,5cm. 
- Đặt nắp túi theo mẫu đã được xác định (kiểm tra nắp túi cho đúng chiều). 
- May cách mép lót nắp túi 0,1cm (chú ý hai đầu đường may lại mũi chắc chắn).
* May thân túi vào thân sản phẩm:
- Đặt miệng túi cách và song song với đường ráp nắp túi 1,5cm (hoặc dấu đã xác định)
- Đặt thân túi trên thân sản phẩm sao cho:
	+ Đúng dấu thiết kế;
	+ Đúng canh sợi;
	+ Đúng ô kẻ, sọc kẻ (nếu có);
	+ Cạnh túi phái trước đúng canh sợi;
	+ May xung quanh thân túi may mí 0,1 cm hoặc theo yêu cầu.
* May chặn chân nắp túi:
- Cạo lật nắp túi xuống sao cho phủ kín thân túi và điểm nhọn nắp túi đúng giữa thân túi.
- May diễu đè chặn chân nắp túi 0,7cm. Hai đầu đường may lại mũi chắc chắn. 
3.5. Các sai hỏng khi may, nguyên nhân và biện pháp phòng ngừa.
Các dạng sai hỏng
Nguyên nhân
Biện pháp phòng ngừa
Nắp túi không che miệng túi
- Nắp túi nhỏ hơn miệng túi
- Đặt và may nắp túi sai vị trí
- Nắp túi lớn hơn miệng túi 0,5cm
- Đặt nắp túi đúng vị trí lấy dấu
Nắp túi bị le mí
- Không đẩy mép túi trong lé vào 0,1cm
- Khi lộn nắp túi đẩy mép túi trong lé vào trong 0,1cm
Đáy túi không tròn
Không may chỉ rút 2 đầu tròn đáy túi
May chỉ rút 2 đầu
Túi bị vặn, nhăn
Ủi vải bị rút, đi mũi không đều
Uỉ nóng vừa, đi mũi cần phải đều
Bài 3: MAY CÁC KIỂU CỔ ÁO
Mục tiêu của bài
	- Trình bày được quy cách, yêu cầu kỹ thuật và phương pháp may các kiểu cổ áo sơ mi;
	- May được các kiểu cổ áo đúng trình tự, thao tác đảm bảo yêu cầu kỹ thuật;
	- Xác định được nguyên nhân sai hỏng sản phẩm và biện pháp phòng ngừa, sửa chữa các dạng sai hỏng thường gặp;
	- Đảm bảo định mức thời gian và an toàn trong quá trình luyện tập.
	- Thể hiện được tính cẩn thận, kiên trì trong quá trình may các kiểu cổ áo
	1. May các kiểu cổ không có lá bâu ( Cổ tròn, cổ tim, cổ vuông, cổ lục giác)
	Đây là các loại cổ không có phần cổ bẻ lật ra bên ngoài mà chỉ dùng đáp cổ may lộn với thân áo váy để tạo thành vòng cổ của áo váy.
	* Trình tự may
May can đáp cổ ;
May lộn đáp cổ ;
May chặn đáp cổ ;
Vắt chân đáp cổ.
	* Phương pháp may
	- May can đáp cổ 
Là dán dựng vào đáp cổ.
Úp hai mặt phải đáp cổ thân trước và thân sau vào nhau, sắp bằng mép, may to 1cm, sau đó là rẽ.
	- May lộn đáp cổ 
Đặt mặt phải đáp cổ úp vào mặt phải thân áo, sắp đường can đáp cổ trùng đường can vai con thân áo. May lộn đáp cổ cách đều vòng cổ 0,5 cm.
	- May chặn đáp cổ
Cạo lật đáp cổ sát đường may, may chặn đáp cổ sát mí.
	- Vắt chân đáp cổ
Dùng kim tay vắt hàng rào từ chân đáp cổ vào thân áo, mât độ mũi vắt là 2 mũi/cm.
	2. May các kiểu cổ có lá bâu
	2.1. May cổ 2 ve
	2.1.1. Đặc điểm:
	Cổ áo bao gồm:
	- Lá bâu 
	- Ve áo
	- Được may trên ve và vòng cổ áo
	2.1.2. Cấu tạo:
 Ve áo
 4-5cm
2.5-3cm
 1/2VC ( đo trên ve áo) – 1cm
 6-8cm
 1-2cm
 1.5 -2cm
 Bâu áo
	- Thân áo đã ráp vai con 
	- Ve áo x2
	- Bâu áo x2
	- Keo bâu áo x 1
	- Keo ve áo x 2	 
	2.1.3. Yêu cầu kỹ thuật:
	- Ve áo phải nằm êm trên thân áo.
	- Đầu ve, đầu lá bâu phải nhọn góc.
	- Đường may mí cổ phải êm phẳng, đều, không vặn
	- Hai đầu lá bâu, hai đầu ve áo phải đối xứng với nhau.
	2.1.4. Phương pháp may:
	Bước 1: Là dán dựng cổ và dựng ve
Dán dựng vào cổ ngoài và ve áo, Lần cổ ngoài để dưới, dựng để trên sao cho mặt dính của dựng tiếp xúc với mặt trái cổ, canh sợi cân đối (hàng kẻ ca rô hai đầu cổ phải đối nhau).
Dùng bàn là với nhiệt độ thích hợp là dán lần dựng với cổ áo.
Là dán dựng ve : cách là tương tự như là cổ áo.
* Yêu cầu kỹ thuật: Sau khi là, dựng phải bám chắc, không bị phồng rộp, không bị lệch canh sợi hoặc biến dạng cổ và ve áo.
	Bước 2: May lộn lá cổ (hình 6.28)
Áp dụng kiểu may lộn một đường.
Đặt lần cổ trong xuống dưới, lần cổ ngoài có dựng để trên, may lộn theo dấu thiết kế hoặc theo mẫu.
* Chú ý: Khi may phải kéo căng lần cổ trong, tạo cho cổ ngoài có một lượng đư để sau khi lộn cổ được mo úp, không vênh tểnh. Nếu góc đầu cổ là góc nhọn khi may lộn nên đặt một sợi chỉ ớ đầu cổ để lộn cổ được nhanh và đẹp.
	Bước 3: Lộn cổ 
Trước khi lộn phải xén sửa cách đều đường may 0,4cm, riêng hai đầu cổ cắt vát theo hình lưỡi mác cách đầu cổ 0,2cm.
Gấp góc đầu cổ lộn lại, cạo sát đường may, cạo lé vào lần cổ trong 0,1cm.
Xén sửa chân cổ theo mẫu (trừ đường may tra cổ 0,5cm).
	Bước 4: May tra cổ
May ráp vai con: Áp dụng đường may can lật hoặc can rẽ.
May tra cổ: Áp dụng đường may tra cặp lộn. Đánh dấu điểm giữa chân cổ và điểm giữa vòng cố thân áo. May từ chân ve tới đầu ve, dặt đầu chân cổ đúng điểm đấu xẻ ve (thân áo và ve dược may cặp với cổ áo). May tiếp từ đầu ve qua đoạn má ve cách đường can vai 1,5 cm thì lại mũi và cắt chỉ. Phần ve cổ còn lại bên kia may tương tự.
Khi may, ve áo dư hơn phần thân áo để khi lộn lại ve được mo úp.
May lần cổ trong với thân áo: Bấm nhả hai đầu dường may, tách lá cổ ngoài, chỉ may tra cổ trong với thân áo (nối tiếp với đường may trước), cạo lật đường may về phía cổ áo và gấp mép chân cổ ngoài may dè mí vào thân áo (áp dụng dường may tra lật đè mí).
	Bước 5: May chân ve và cạnh ve trong
May đè mí chân ve vào nẹp áo, may mí ngầm 1/3 chiều dài cạnh ve trong phía trên vào thân áo.
* Yêu cầu kỹ thuật :
Cổ phải đúng kích thước, đúng hình mẫu. Hai đoạn xẻ đầu ve phải bằng nhau. Chân cổ không bị cầm hoặc bai. Hai đầu chân cố phải bám sát góc xẻ ve. Cổ và ve phái mo úp, nẹp áo êm phảng không thừa, khống thiếu.
	2.1.5. Các dạng sai hỏng khi may, nguyên nhân và biện pháp phòng ngừa:
Các dạng sai hỏng
Nguyên nhân
Biện pháp phòng ngừa
- Đầu ve, đầu lá bâu không nhọn
- Không đặt chỉ ở đầu ve, đầu lá bâu
- Đặt chỉ ở đầu ve, đầu lá bâu
- Hai đầu lá bâu, đầu ve áo không đối xứng
- May không đúng đường phấn
- May theo đúng đường phấn vẽ
- Đường may mí cổ sau bị sụp mí
- Đường may của lá bâu ngoài không che qua đường may tra cổ
- Gấp đường may của lá bâu ngoài che qua đường may tra cổ 1mm
	2.2. May cổ lá sen
2.2.1. Đặc điểm:
	Cổ áo bao gồm:
Lá bâu tròn
Vải viền
2.2.2. Cấu tạo 
- Vải lá bâu x 2
- Vải viền lá bâu x 1
- Thân áo đã ráp vai con
	2.2.3. Phương pháp may
Trước khi may cần xác định :
Kiểu mẫu : hình dáng cổ vuông, nhọn, tù...
Tính chất vật liệu : vải dày, vải mỏng, co dãn...
Số lượng, kích thước chi tiết bán thành phẩm.
	Bước 1: May lộn lá cổ
Áp dụng kiểu may lộn một đường. Đặt lần cổ ngoài xuống dưới lần cổ trong lên trên, may lộn theo mẫu hoặc đường kẻ phấn.
Chú ý:
Khi may phải kéo căng lần cổ trong để lần cổ ngoài có đủ một lượng dư cần thiết để khi lộn cổ được mo úp, không vênh tểnh.
	Bước 2: Lộn cổ 
- Trước khi lộn cổ phải xén sửa cách đều đường may 0,4cm và nếu đầu cổ là góc vuông hoặc nhọn thì cắt vát c ... p phòng ngừa
- Diễu mí không đều
- Khi may không canh chân vịt
- Khi may canh chân vịt may cách đều mép vải
- Mặt trong măng sét bị đùn, vặn
- Khi may không kéo lớp dưới
- Khi may hơi kéo nhẹ lớp dưới
- Đường mí măng sét bị tuột, bị sụp mí
- Không ủi cho lớp dưới le mí 1mm
- Ủi cho lớp dưới le mí 1mm
- Manchette tròn bị gãy
- Cắt keo không tròn
- Không may theo keo
- Cắt keo tròn không bị gãy
- May theo keo và cách keo 0,1cm
BÀI 5: MAY ÁO SƠ MI NỮ
1. Mục tiêu của bài
	- Mô tả được đặc điểm hình dáng của sản phẩm áo sơ mi nữ thông thường;
	- Trình bày được qui cách, yêu cầu kỹ thuật khi may áo sơ mi nữ;
	- Lập được bảng thống kê số lượng các chi tiết chuẩn bị cho quá trình may;
	- Lập được quy trình và sơ đồ lắp ráp áo sơ mi nữ;
	- Lắp ráp hoàn chỉnh áo sơ mi nữ đảm bảo quy cách và tiêu chuẩn kỹ thuật;
	- Xác định đúng dạng sai hỏng, tìm ra nguyên nhân và biện pháp phòng ngừa;
	- Đảm bảo định mức thời gian và an toàn trong quá trình luyện tập.
	1. Đặc điểm hình dáng
2. Yêu cầu kỹ thuật:
	- Các đường may êm phẳng đúng quy định
	- Cổ tra cân đối, đủ mo, đủ lé, vòng cổ không bai dãn
	- Tay tròn đủ mọng, lượng xếp ly cửa tay đều.
	- Lai áo, nẹp áo êm phẳng không vặn, đường diễu phải đều.
	- Nẹp áo phải bằng nhau, các điểm khuy nút phải đúng thông số, phải bằng nhau.
- Cúc đính chắc chắn, không dãn dúm.
	- Áo là phẳng, không ố bẩn.
	3. Bảng thống kê số lượng các chi tiết
- Thân trước x 2
	- Thân sau x 1
	- Tay áo x 2, , Bát tay x 4, Keo bát tay x 2, keo túi x 1
	- Cổ áo x 1: Lá bâu x 2, Chân bâu x 2, Keo lá bâu x 1, Keo chân bâu x 1.
	4. Quy trình lắp ráp áo sơ mi
	4.1. Chuẩn bị:
	- Sang dấu các chi tiết
	- Vắt sổ các chi tiết
	- Ép keo các chi tiết: Ép keo vào mặt trái của các chi tiết: lá cổ ngoài, chân cổ trong, măng sét ngoài, ép keo nẹp áo.
	- Ủi nẹp áo
	4.2. Trình tự may:
	Bước 1: May nẹp áo
Bước 2: May pence thân trước, thân sau
	- Gấp pence theo vị trí đã thiết kế, may từ đầu pence đến cuối pence phải để đoạn chỉ dư ra 2cm để gút lại
	Bước 3: Ủi pence
	- Ủi pence cho phẳng và pence ngả về phía sườn
Bước 4: May vai con và ủi rẽ vai con
	- Thân trước để dưới, thân sau để trên, 2 mặt phải úp vào nhau, đặt bằng mép, may cách đều mép vải 1cm.
	- Ủi rẽ đường may sang hai bên.
	Bước 5: May cổ áo
	* May lộn cổ: 
	- Lá cổ trong để dưới, lá cổ ngoài có dán dựng để trên, 2 mặt phải úp vào nhau, xếp bằng mép, may lộn xung quanh cách dựng 0.1cm.
	* Chú ý: 2 đầu cổ có đặt chỉ.
	- Xén sửa cách đều đường may 0.6cm. Riêng 2 góc đầu cổ sửa vát góc cách đườn may 0.2cm. Bấm nhả vành cổ (nếu cổ cong nhiếu).
	- Gấp góc đầu c, lộn ra, kéo chỉ theo hướng đườngphân giác của góc đầu cổ, cạo lé vào lần cổ trong, may diễu xung quanh lá cổ 0.4cm
	* May chân cổ:
	- Gấp mép chân cổ trong vào mặt trái bám sát dựng, may diễu cách mép 0.5cm.
	*May ráp chân cổ với lá cổ:
	- Chân cổ ngoài để dưới, lá cổ để trên, mặt phải lá cổ trong úp vào mặt phải chân cổ trong, chân cổ trong (có dựng) để trên cùng, hai mặt phải úp vào nhau, may theo dấu thiết kế.
	* Chú ý: Điểm giữa chân cổ trùng với điểm giữa lá cổ. Lộn ra mặt phải, xén sửa chân cổ ngoài dư hơn chân cổ trong 0.6cm.
	* Tra cổ áo:
	* Áp dụng đường may kẹp: Ủi chân cổ ngoài dư hơn chân cổ trong 0.1cm. Đặt mép chân cổ bằng mép vòng cổ thân áo, may mí chân cổ 0.1cm.
	* Chú ý: Khi may tra cổ điểm giữa chân cổ và điểm giữa vòng cổ thân áo phải trùng nhau.
	* Yêu cầu kỹ thuật: Cổ tra cân đối không lệch vai, phần bẻ lật đủ mo, đủ lé, hai đầu cạnh cổ băng nhau, hai đầu chân cổ bằng nhau. Cạnh đầu chân cổ thẳng mép nẹp không bị thừa vểu. Các đường may êm phẳng đúng quy định, cổ đúng hình mẫu.
	Bước 6: May sườn áo + Ủi rẽ sườn áo
	- Hai mặt phải úp vào nhau, hai mép vải bằng nhau may theo đường vẽ thiết kế và ủi rẽ sang hai bên.
	* Yêu cầu kỹ thuật: Đường may thẳng đều không bị cầm, bai.
Bước 7: May tay áo
a. May lộn măng sét: 
- Gấp mép chân măng sét lần ngoài bọc sát dựng, may diễu cách đều mép 0.6cm.
- Măng sét trong để dưới, MS ngoài để trên, 2 mặt phải úp vào nhau, may lộn xung quanh MS cách mép dựng 0.2cm.
- Lộn lại, cạo lé vào lần trong 0.1cm. Đánh dấu điểm giữa chân MS lần trong
b.Tra măng sét: 
- Bấm điểm giữa cửa tay, gập hai đầu cửa tay 1cm vào mặt trái. MS để dưới, tay để trên, mặt trái tay úp vào mặt phải lần trong MS. Đặt bằng mép may đường thứ nhất cách đều 0.6cm.
- Điểm giữa cửa tay trùng điểm giữa MS. Lượng còn dư chia đều cho 2 ly. Ly đầu tiên cách mép cửa tay 4cm, ly thứ hai cách ly thứ nhất 1cm. phía bên kia cũng tương tự như vậy, ly hướng ra cửa tay.
- Đường thứ 2: Cạo lật đường thứ nhất, may mí chân MS phủ kín đường thứ nhất và diễu xung quanh MS 0.5cm.
* Yêu cầu kỹ thuật: Cạnh MS thẳng mép với thép tay. Xếp ly cửa tay cân đối, đường may êm phẳng. Đường may thứ 2 phủ kín và bám sátđường may thứ nhất.
	c. May sườn tay 
	- Mặt phải vải úp vào nhau, Đặt bằng mép may cách mép vải 1cm và cách MS 7cm, lại mũi.
	- Cạo rẽ sang sườn tay, may đoạn xẻ cửa tay cách mép gấp 0.5cm.
	d. Tra tay:
	- Kiểm tra kích thước vòng đầu tay áo dư hơn vòng nách thân áo từ 2 – 3cm là phù hợp. 
	- Tay áo để dưới, thân áo để trên, hai mặt phải úp vào nhau, đường can sườn tay trùng với đường sườn áo, đặt bằng mép, may cách mép 0.7cm.
	* Chú ý: Khi may hơi cầm tay ở phần đầu tay.
* Yêu cầu kỹ thuật: Đường may cách đều mép, tròn làn, tay đủ độ mọng. Khi kéo căng không bị đứt chỉ.
Bước 8: May lai áo:
- Ủi gấp lai áo vào mặt trái 0.5cm, úp đường may xuống dưới, may cách đều mép gấp 0.3cm.
* Yêu cầu kỹ thuật: Đường may thẳng đều, không vặn, không tuột sểnh.
Bước 9: Thùa khuy, đính cúc, ủi hoàn thiện
a. Thùa khuy
- Thùa khuy thân bên trái, khuy dài 0.2cm, có 5 khuy, dọc theo nẹp áo.
- Khuy trên cùng, đầu khuy cách cổ 1cm.
- Khuy dưới cùng cách gấu từ 18- 20cm.
- Từ khuy thứ nhất đến khuy dưới cùng chia khoảng cách đó làm 4.
- Khuy MS nằm ở mang tay sau, đầu khuy cách mép MS 1cm
b. Đính cúc
- Cúc đính ở giữa tâm khuy cách mép nẹp 1.5cm.
- Cúc thân lấy theo vị trí của khuy.
- Cúc MS: ở giữa bản to của MS, cách mép MS 1cm 
* Chú ý: Cúc đính đúng vị trí, thẳng hàng, chân gọn, chắc chắn, thân áo không nhăn dúm.
c. Hoàn thiện
- Là mặt trong
- Là mặt ngoài
- Là ống tay, MS.
- Là cổ ngoài.
5. Sơ đồ lắp ráp
May nẹp áo
May cụm chi tiết tay áo (Thép tay, măng sét)
May sườn tay
May lai áo
May sườn áo
Tra cổ
Tra tay
May cụm chi tiết cổ áo
May vai con
May pen áo
Thùa khuy, đính nút
	6. Một số sai hỏng khi may, nguyên nhân và biện pháp phòng ngừa.
Các dạng sai hỏng
Nguyên nhân
Biện pháp phòng ngừa
- Nẹp áo diễu không đều, bị vặn
- Khi may không canh chân vịt
- Khi may canh chân vịt may cách đều mép vải
- Cổ tra không cân đối
- Không lấy dấu 3 điểm kỹ thuật khi tra
- Lấy dấu và tra đúng 3 điểm kỹ thuật.
- Hai đầu lá bâu và chân cổ không bằng nhau
- Không lấy dấu và kiểm tra khi may kẹp lá ba
- Lấy dấu và kiểm tra khi may kẹp lá ba
- Lai áo không đều, bị vặn
- Khi may không canh chân vịt
- Canh chân vịt cách đều mép vải khi may
Bài 6: MAY ÁO SƠ MI NAM
1. Mục tiêu của bài
	- Mô tả được đặc điểm hình dáng của sản phẩm áo sơ mi nam thông thường;
	- Trình bày được qui cách, yêu cầu kỹ thuật khi may áo sơ mi nam;
	- Lập được bảng thống kê số lượng các chi tiết chuẩn bị cho quá trình may;
	- Lập được quy trình và sơ đồ lắp ráp áo sơ mi nam;	
	- Lắp ráp hoàn chỉnh áo sơ mi nam đảm bảo quy cách và tiêu chuẩn kỹ thuật;
	- Xác định đúng dạng sai hỏng, tìm ra nguyên nhân và biện pháp phòng ngừa;
	- Đảm bảo định mức thời gian và an toàn trong quá trình luyện tập.
	1. Đặc điểm hình dáng
	2. Yêu cầu kỹ thuật:
	- Các đường may êm phẳng đúng quy định
	- Cổ tra cân đối, đủ mo, đủ lé, vòng cổ không bai dãn
	- Hai đầu lá cổ và chân cổ bằng nhau. 
	- Thân túi êm phẳng. Tay tròn đủ mọng, lượng xếp ly cầu vai, cửa tay đều.
	- Gấu êm phẳng không vặn. Cúc đính chắc chắn, không dãn dúm.
	- Áo là phẳng, đảm bảo vệ sinh công nghiệp.
	3. Bảng thống kê số lượng các chi tiết:
	* Gồm: 
- Thân trước x 2
	- Thân sau x 1
	- Đô x 2, Túi x 1, trụ tay x 2
	- Tay áo x 2, Bát tay x 4, Keo bát tay x 2, keo túi x 1
	- Cổ áo x 1: Lá bâu x 2, Chân bâu x 2, Keo lá bâu x 1, Keo chân bâu x 1.
	4. Quy trình lắp ráp áo sơ mi
	4.1. Chuẩn bị:
	- Sang dấu các chi tiết: Túi, nẹp, điểm xếp ly cầu vai, xẻ cửa tay theo quy cách.
	+ Dùng phấn sang dấu vị trí túi trên mặt phải thân áo bên trái.
	+ Gấp nẹp vào mặt trái theo đường bẻ nẹp.
	+ Bấm đánh dấu chữ V nhỏ 0.3cm tại điểm giữa cầu vai và thân sau, bấm dấu điểm xêp ly chân cầu vai
	+ Đánh dấu điểm xẻ cửa tay ở mang tay sau.
	+ Ép keo các chi tiết: Ép keo vào mặt trái của các chi tiết: lá cổ ngoài, chân cổ trong, măng sét ngoài, thép tay.
	4.2. Trình tự may:
	Bước 1: May nẹp áo
	- May theo đường ủi gấp nẹp
	Bước 2: Sang dấu túi + May túi vào thân trước
	- Vị trí túi: Từ cạnh đầu vai con (thành phẩm) đo xuống 18-21cm. Túi nằm cách cạnh ngoài nẹp áo 6,5cm (túi nằm bên thân trước trái)
- May miệng túi: Gấp mép miệng túi vào mặt trái, bản to miệng túi 3cm, may mí ngầm.
	- May thân túi: Thân áo để dưới, mặt phải quay lên, úp mặt trái thân túi vào mặt phải thân áo, gấp mép xung quanh thân túi theo đúng dấu thiết kế, may mí xung quanh thân túi 0.1cm. Miệng túi chặn vuông góc.
	* Yêu cầu kỹ thuật: Cạnh túi song song mép nẹp, thân túi êm phẳng với thân áo, đường mí đều không tuột sểnh, chặn miệng túi chắc chắn.
	Bước 3: Ráp đô vào thân sau + diễu đô
	- Thực hiện đường may cặp lộn: Đặt đô trong để dưới, thân sau để trên, mặt trái thân áo úp vào mặt phải đô trong, đô ngoài để trên cùng 2 mặt phải úp vào nhau, 3 mép vải trùng nhau may cách đều mép 1cm.
	* Chú ý: Các điểm giữa trùng nhau, lượng xếp ly đều 2 bên và đúng điểm đánh dấu. Ly xếp quay về phía vòng nách.
	- Diễu đô: Lật đô lên phía trên, cạo hoặc ủi cho sát đường may, mí 1mm lớp đô ngoài (không diễu lên lớp đô trong)
	Bước 4: May vai con
	- Đặt hai thân trước lên thân sau theo đường ráp vai con, hai mặt trái úp vào nhau. Cuộn toàn bộ thân áo lên đến đô, lộn lớp đô ra mặt trái và xếp cho đường vai con của đô trùng với vai con của thân áo.
	- Ráp vai con cách mép vải 1cm.
	- Lộn đô ra mặt phải.
	- Cạo hoặc ủi cho sát đường ráp vai con, diễu vai con 1mm.
	* Chú ý: Điểm mép đầu vải trong của thân áo và cầu vai (3 lớp vải) phải bằng nhau.
	Bước 5: May cổ áo
	* May lộn cổ: 
	- Lá cổ trong để dưới, lá cổ ngoài có dán dựng để trên, 2 mặt phải úp vào nhau, xếp bằng mép, may lộn xung quanh cách dựng 0.1cm.
	* Chú ý: 2 đầu cổ có đặt chỉ.
	- Xén sửa cách đều đường may 0.6cm. Riêng 2 góc đầu cổ sửa vát góc cách đườn may 0.2cm. Bấm nhả vành cổ (nếu cổ cong nhiếu).
	- Gấp góc đầu c, lộn ra, kéo chỉ theo hướng đườngphân giác của góc đầu cổ, cạo lé vào lần cổ trong, may diễu xung quanh lá cổ 0.4cm
	* May chân cổ:
	- Gấp mép chân cổ trong vào mặt trái bám sát dựng, may diễu cách mép 0.5cm.
	*May ráp chân cổ với lá cổ:
	- Chân cổ ngoài để dưới, lá cổ để trên, mặt phải lá cổ trong úp vào mặt phải chân cổ trong, chân cổ trong (có dựng) để trên cùng, hai mặt phải úp vào nhau, may theo dấu thiết kế.
	* Chú ý: Điểm giữa chân cổ trùng với điểm giữa lá cổ. Lộn ra mặt phải, xén sửa chân cổ ngoài dư hơn chân cổ trong 0.6cm.
	* Tra cổ áo:
	* Áp dụng đường may kẹp: Ủi chân cổ ngoài dư hơn chân cổ trong 0.1cm. Đặt mép chân cổ bằng mép vòng cổ thân áo, may mí chân cổ 0.1cm.
	* Chú ý: Khi may tra cổ điểm giữa chân cổ và điểm giữa vòng cổ thân áo phải trùng nhau.
	* Yêu cầu kỹ thuật: Cổ tra cân đối không lệch vai, phần bẻ lật đủ mo, đủ lé, hai đầu cạnh cổ băng nhau, hai đầu chân cổ bằng nhau. Cạnh đầu chân cổ thẳng mép nẹp không bị thừa vểu. Các đường may êm phẳng đúng quy định, cổ đúng hình mẫu.
	Bước 6: May tay áo
	a. May thép tay rời:
	- Bấm thép tay theo dấu thiết kế.
	- Cách may thép tay rời: 
	+ May ráp thép tay: Thép tay to may về phía tay lớn, thép tay nhỏ may về phía tay nhỏ.
	+ Bấm góc thép tay và may thép tay nhỏ, bản to 0.5cm.
	+ Bẻ gấp thép tay to theo quy định và may mí xung quanh.
	* Chú ý: Thép tay được bấm ở mang tay sau. Chiều dài thép tay bằng 14cm. Đầu thép tay to 2.5cm, đuôi thép tay nhỏ 2cm.
	b. Tra tay:
	- Tay để dưới, thân áo để trên, hai mặt phải úp vào nhau, may một đường cách đều mép 0.7cm.
	* Chú ý: Khi may hơi cầm tay ở phần đầu tay.
	* Yêu cầu kỹ thuật: Đường may cách đều mép, tròn làn, tay đủ độ mọng. Khi kéo căng không bị đứt chỉ.
	Bước 7: May sườn áo
	- Hai mặt phải úp vào nhau, Đặt bằng mép, may cách đều 1cm.
	- Đường can vòng nách và tay phải gặp nhau và lật về phía tay.
* Yêu cầu kỹ thuật: Đường may thẳng đều không bị cầm, bai.
Bước 8: May tra măng sét vào tay áo
* May lộn măng sét: 
- Gấp mép chân măng sét lần ngoài bọc sát dựng, may diễu cách đều mép 0.6cm.
- Măng sét trong để dưới, MS ngoài để trên, 2 mặt phải úp vào nhau. Chân MS trong để dư 0.6cm, Đặt bằng mép các cạnh trên, sau đó may lộn xung quanh cách dựng 0.1cm.
- Lộn lại, cạo lé vào MS lần trong 0.1cm. Bấm điểm giữa chân MS lần trong
* Tra măng sét: 
 - Đường thứ nhất: Măng sét để dưới, tay để trên, mặt trái tay úp lên mặt phải MS trong, để thép tay dư hơn MS 0.1cm. May cách mép 0.6cm.
- Điểm giữa cửa tay trùng điểm giữa MS. Lượng còn dư chia đều cho 2 ly. Ly đầu tiên cách mép thép tay 4cm. mỗi ly cách nhau 1cm. phía bên kia cũng làm như vậy.
- Đường thứ 2: Cạo lật đường thứ nhất, may mí chân MS và diễu xung quanh 0.4cm.
* Yêu cầu kỹ thuật: Cạnh MS thẳng mép với thép tay. Xếp ly cửa tay cân đối, đường may êm phẳng. Đường may thứ 2 phủ kín và bám sátđường may thứ nhất.
Bước 9: May lai áo
- Bẻ lai áo vào mặt trái lần thứ nhất 0.6cm, lần thứ hai 1cm. May mí ngầm cách đều mép 0.8cm.
* Yêu cầu kỹ thuật: Đường may làn đều, mí đều, không vặn, không sểnh.
Bước 10: Thùa khuy, đính cúc, là hoàn thiện
a. Thùa khuy
- Thùa khuy thân bên trái, chiều dài khuy dư hơn đường kính cúc 0.1cm.
- Khuy đầu ở giữa chân cổ, cách mép chân cổ 1cm.
- Khuy thứ 2 cách khuy thứ nhất 7.5cm, cách mép nẹp 1.5cm.
- Các khuy còn lại cách đều nhau từ 9- 11cm.
- Khuy dưới cùng cách gấu từ 19- 22cm.
- Khuy MS về phía mang tay sau, đầu khuy cách mép MS 1cm, khuy bấm giữa bản to MS.
b. Đính cúc
- Đính cúc vào nẹp thân bên phải cách mép nẹp 1.5cm.
- Đính cúc MS về phía mang tay trước cách mép MS 1cm và ở giữa bản to của MS.
* Chú ý: Cúc đính đúng vị trí, thẳng hàng, chân gọn, chắc chắn, thân áo không nhăn dúm.
c. Hoàn thiện
- Phải kiểm tra nhiệt độ cho phù hợp với chất liệu của sản phẩm đang là để sản phẩm không bị cháy hoặc co rút trong quá trình là.
- Là mặt trong
- Là mặt ngoài
- Là ống tay, MS.
- Là cổ ngoài.
5. Sơ đồ lắp ráp
May nẹp áo
Tra cổ vào thân áo
May cụm chi tiết tay áo (Thép tay, măng sét)
May lai áo
May cụm chi tiết cổ áo
May vai con
May sườn tay
May đô áo vào thân sau
May túi vào thân áo
May miệng túi
Thùa khuy, đính nút
Tra tay
6. Các dạng sai hỏng khi may, nguyên nhân và biện pháp phòng ngừa.
Các dạng sai hỏng
Nguyên nhân
Biện pháp phòng ngừa
- Nẹp áo diễu không đều, bị vặn
- Khi may không canh chân vịt
- Khi may canh chân vịt may cách đều mép vải
- Cổ tra không cân đối
- Không lấy dấu 3 điểm kỹ thuật khi tra
- Lấy dấu và tra đúng 3 điểm kỹ thuật.
- Hai đầu lá bâu và chân cổ không bằng nhau
- Không lấy dấu và kiểm tra khi may kẹp lá ba
- Lấy dấu và kiểm tra khi may kẹp lá ba
- Lai áo không đều, bị vặn
- Khi may không canh chân vịt
- Canh chân vịt cách đều mép vải khi may

File đính kèm:

  • docgioi_thieu_ve_mo_dun_may_ao_so_mi_nam_nu.doc