Giáo trình Xã hội học tôn giáo (Phần 2)
Khái niệm
Theo tâm lý học, tình cảm là cảm xúc thể hiện quan hệ chủ quan của chủ thể
đến một đối tượng nào đó (đối tượng trong trường hợp này, có thể là một cá thể,
một nhóm người hay sự vật nào đó.). Trong cuộc sống của cá thể hay nhóm, tình
cảm có vai trò hết sức to lớn. Nó tác động đến toàn bộ hoạt động sống của con
người, từ nhận thức đến hành động. Những tình cảm tích cực (hào hứng, phấn
khởi, lạc quan.), giúp cho hoạt động của con người đạt năng suất và hiệu quả
hơn, cũng như quan hệ người với người trở nên thân ái hơn. Trái lại, các tình cảm
tiêu cực (bực bội, đau buồn, lo lắng, sợ hãi.), làm cho các cơ quan hô hấp, tuần
hoàn hoạt động khó khăn, con người làm việc chóng mệt mỏi, hiệu suất lao động
thấp, giao tiếp với người khác khó khăn.
Cũng như niềm tin tôn giáo, tình cảm tôn giáo là một khía cạnh xã hội quan
trọng nhất của bất cứ một loại hình tôn giáo nào. Rất khó có thể hiểu được bản
chất và ảnh hưởng của tôn giáo, nếu không hiểu tình cảm tôn giáo.
Nhiều nhà xã hội học, đã coi tình cảm tôn giáo như là nguồn gốc cơ bản của
tôn giáo. Nhà triết học và xã hội học G. Gephind cho rằng, tình cảm tạo nên
những đặc điểm cơ bản nhất của mọi tôn giáo và tất cả quan điểm tôn giáo. James
cũng cho rằng, tình cảm là nguồn gốc sâu xa của tôn giáo. Có thể, các quan điểm
trên của Gephind và James sẽ gây ra những tranh cãi nhất định, vì họ đã quá nhấn
mạnh vai trò tình cảm trong tổng thể các yếu tố xã hội khác của tôn giáo. Song,
điều mà không ai có thể phủ nhận được, là tình cảm tôn giáo có vị trí và tầm quan
trọng không thể thay thế được đối với sự hình thành và tồn tại của tôn giáo.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Xã hội học tôn giáo (Phần 2)
147 Chương XII TÌNH CẢM TÔN GIÁO I. KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM I. 1. Khái niệm Theo tâm lý học, tình cảm là cảm xúc thể hiện quan hệ chủ quan của chủ thể đến một đối tượng nào đó (đối tượng trong trường hợp này, có thể là một cá thể, một nhóm người hay sự vật nào đó...). Trong cuộc sống của cá thể hay nhóm, tình cảm có vai trò hết sức to lớn. Nó tác động đến toàn bộ hoạt động sống của con người, từ nhận thức đến hành động. Những tình cảm tích cực (hào hứng, phấn khởi, lạc quan...), giúp cho hoạt động của con người đạt năng suất và hiệu quả hơn, cũng như quan hệ người với người trở nên thân ái hơn. Trái lại, các tình cảm tiêu cực (bực bội, đau buồn, lo lắng, sợ hãi...), làm cho các cơ quan hô hấp, tuần hoàn hoạt động khó khăn, con người làm việc chóng mệt mỏi, hiệu suất lao động thấp, giao tiếp với người khác khó khăn. Cũng như niềm tin tôn giáo, tình cảm tôn giáo là một khía cạnh xã hội quan trọng nhất của bất cứ một loại hình tôn giáo nào. Rất khó có thể hiểu được bản chất và ảnh hưởng của tôn giáo, nếu không hiểu tình cảm tôn giáo. Nhiều nhà xã hội học, đã coi tình cảm tôn giáo như là nguồn gốc cơ bản của tôn giáo. Nhà triết học và xã hội học G. Gephind cho rằng, tình cảm tạo nên những đặc điểm cơ bản nhất của mọi tôn giáo và tất cả quan điểm tôn giáo. James cũng cho rằng, tình cảm là nguồn gốc sâu xa của tôn giáo. Có thể, các quan điểm trên của Gephind và James sẽ gây ra những tranh cãi nhất định, vì họ đã quá nhấn mạnh vai trò tình cảm trong tổng thể các yếu tố xã hội khác của tôn giáo. Song, điều mà không ai có thể phủ nhận được, là tình cảm tôn giáo có vị trí và tầm quan trọng không thể thay thế được đối với sự hình thành và tồn tại của tôn giáo. I. 2. Đặc điểm của tình cảm tôn giáo Một số nhà nghiên cứu xã hội học tôn giáo, đã chỉ ra đặc điểm của tình cảm tôn giáo thể hiện theo cách sau: - Nhà thần học người Đức Ph. Sleimaxơ, đã xem tình cảm tôn giáo là “tình cảm phụ thuộc”; - R. Ôttô thì cho rằng, tình cảm tôn giáo là sự thống nhất đặc biệt giữa lòng khâm phục và sự sợ hãi thầnthánh; 148 - G. Wolbermin lại nhận xét, tình cảm tôn giáo là tình cảm chờ đợi sự không an toàn và sợ hãi. Thực ra, khi nói đến tình cảm tôn giáo không nên hiểu đó chỉ là tình cảm phụ thuộc, sợ hãi trước các lực lượng siêu nhiên, mà cần hiểu rằng, như các loại hình tình cảm khác của con người, tình cảm tôn giáo cũng bao gồm những tình cảm tích cực và những tình cảm tiêu cực. Các tình cảm tôn giáo tích cực gồm: tình yêu, sự kính phục, tôn sùng... đối với thần thánh hay đối với cộng đồng tôn giáo của mình. Các tình cảm này, đã góp phần tạo nên đặc trưng của xu hướng tôn giáo. Trong số các tình cảm tôn giáo tích cực, thì tình yêu là một loại tình cảm quan trọng. Tình yêu đối với Thượng đế được hình thành và phát triển qua cầu nguyện, qua các thực hành tôn giáo và được thể hiện rất rõ trong Thánh kinh của tôn giáo. Đối với các tín đồ Kitô giáo, tình yêu đức Chúa trời là một phẩm chất cơ bản. Nó không chỉ thể hiện qua cầu nguyện ở gia đình, ở nhà thờ mà phải được thể hiện ở mọi nơi, mọi lúc và mọi hoàn cảnh. Thiếu tình yêu, thì không thể đến được với Chúa. Về vấn đề này, L. Phơbách đã có một nhận xét tuyệt vời: Thượng đế, chính là tình yêu, là trái tim của mỗi tín đồ. Kitô giáo, đòi hỏi các tín đồ trước hết là tình yêu đối với Chúa. Ở các tín đồ Kitô giáo, luôn tồn tại hai dạng tình yêu: tình yêu Chúa và tình yêu con người. Trong hai loại tình yêu này, thì tình yêu Chúa giữ vị trí hàng đầu, sau mới đến tình yêu con người. Ở đây, tình yêu Chúa và tình yêu con người không mâu thuẫn với nhau trong tín đồ Kitô giáo. Tìm hiểu tình yêu của tín đồ đối với thần thánh, chúng ta hiểu rỏ hơn xu hướng, đặt điểm của tình cảm tôn giáo và vai trò của nó trong nhận thức va hành vi của những người theo tôn giáo. Có thể xem tình cảm của tôn giáo là loại tình cảm ở tốc độ cao, là đặc trưng xã hội của tín đồ. Nếu quan sát, tìm được dòng người đổ về thánh địa Mecca (Arab Saudi) hàng năm để dự lễ thánh Ramadan (tháng 9, 10) hay một số lượng người tập trung tại Rome để nhge Giáo hoàng diển thuyết, nay dòng người đi dự lễ chùa Hương, lễ đền Bà Chúa Kho ở nước ta... cho thấy tình cảm tôn giáo là mạnh mẽ và có vị trí như thế nào đối với những người theo tôn giáo. Nhưng khi nói đến những nét đặc trưng hơn của tình cảm tôn giáo, mọi người thường nghĩ tới những tình cảm tôn giáo tiêu cực. Không phải ngẫu nhiên mà P. Sheimaxơ, R. Ôttô, Wabbominlại xác định tình cảm tôn giáo là loại tình cảm tiêu cực (phụ thuộc, lo lắng, sợ hãi...). Nói đến tình cảm tôn giáo tiêu cực, trước hết phải nói đến sự sợ hãi. Cảm xúc sợ hãi không chỉ là một tình cảm cơ bản của những người nguyên thuỷ xa xưa, mà của cả tính đồ tôn giáo hiện đại. Tình cảm này, phát triển từ hình thức vật chất đến hình thức siêu vật chất. Những người 149 nguyên thuỷ, luôn hoảng sợ các lực lượng tự nhiên: thú dữ, bão, gió... còn các tính đồ tôn giáo hiện đại thì sợ các lực luợng siêu nhiên. Chính tình cảm sợ hãi đã làm cho nhiều người đến với tôn giáo, tin vào lực lượng siêu nhiên và thực hiện các chuẩn mực tôn giáo. Tìm hiểu các vụ tàn sát tập thể của một số giáo phái trong nhiều năm qua, cho thấy nhiều người đã chết trong trạng thái bị cưỡng bức. Giáo phái Aum, bị nghi khủng bố hơi độc ở nhà ga tàu địên ngầm ở Tokyo, thủ lĩnh và một số kẻ cầm đầu khác của nó bị bắt, một số gia đình và tín đồ đã tố cáo giáo phái này cưỡng bức họ trong việc đóng góp vật chất hay thực hiện các nghi lễ tôn giáo. Vì sợ hãi, mà nhiều người đã phải thực hiện những quy định này. II. AN ỦI TÔN GIÁO II. 1. Khái niệm Sự tồn tại của tôn giáo với con người ở bất kỳ hình thái kinh tế xã hội nào, bất kỳ sự phát triển cề hình thức và hiểu biết của con người, chứng tỏ hiện tượng xã hội này luôn luôn tìm được những hình thức tác động hợp lý và thiết thực đến đời sống xã hội của con người. Lý giải vấn đề này, là nhiệm vụ của các khoa học, mà trước hết là xã hội học. Một trong những điều bí ẩn nhất, giải thích về sức sống lâu bền của tôn giáo, đó là tôn giáo đã thực hiện rất thành công chức năng an ủi con người. Cũng có thể nói rằng, đây là một chức năng xã hội quan trọng nhất của tôn giáo, chức năng đặc trưng của tôn giáo. Về mặt bản chất, an ủi tôn giáo là một quá trình hư ảo, thực hiện sự đảm bảo thực tế cho con người, tức là nó tìm cách thỏa mãn nhu cầu khác; ở đây, chính là sự thỏa mãn một nhu cầu sống của con người. Song, khác với các hình thức thỏa mãn nhu cầu khác, ở đây là sự thỏa mãn một cách hư ảo. Sự thỏa mãn hư ảo nhưng lại được con người tiếp nhận. Vấn đề tưởng chừng như mâu thuẫn và phi logic; song, thực tiễn và thành công của nó khiến ta phải tìm ra sự hợp lý, logic của vấn đề. Cuộc sống thực tại của con người luôn gặp không ít khó khăn, vất vả, những lo âu xen lẫn cay đắng và phiền toái. Những điều này luôn xảy ra thường xuyên trong cuộc sống gia đình, cũng như trong cuộc sống cá thể, trong các nhóm tôn giáo và toàn xã hội nói chung. Chính điều này đã làm cho một số người mong muốn đi tìm sự giải thoát; ước mơ giải thoát ở một thế giới khác hay tìm một sự cứu thế, giúp đỡ. Điều này, chúng ta có thể thấy phần nào qua hiện tượng đi lễ đền Bà Chúa Kho, chùa Hương hay một số đình, chùa khác được coi là linh thiêng ở nuớc ta trong mấy năm qua. Tại sao hiện tượng này, không phát triển trong thời kỳ bao cấp. Phải chăng, nền kinh tế thị trường, với quy luật cạnh tranh khốc liệt đã tạo nên nhiều rủi ro trong hoạt động kinh doanh, cái mà những người quen 150 sống trong nền kinh tế tiểu nông và cơ chế bao cấp là điều quá mới mẻ và bỡ ngỡ. Do vậy, nhiều người kinh doanh đã tìm đến sự giúp đỡ của thánh thần. Đây cũng là biểu hiện sự thiếu tin tưởng vào khả năng của chính mình. II. 2. Đặc trưng của an ủi tôn giáo Dù cho tôn giáo là “tiếng thở dài của chúng sinh bị áp bức”, thì nó vẫn là nơi để không ít những tín đồ tôn giáo dựa vào (có cả những người không theo tôn giáo), có thể trút vợi những nỗi đau khổ mà con người gặp phải trên đường đời. Trong tôn giáo, người ta tìm thấy nguồn an ủi, vỗ về, xoa dịu những nỗi buồn của cuộc sống thường nhật, tìm mọi sự che chở khi bất lực trước vấn đề nào đó. L. Phơbách đã phân tích khá sâu sắc về vấn đề này, ông cho rằng trong tôn giáo, ngoài ảo tưởng tình cảm, mặt thực tế tìm tòi cái tốt hơn, tìm kiếm sự che chở, sự giúp đỡ là cực kỳ quan trọng. Như vậy, trong tôn giáo, con người ta luôn tìm thấy sự an ủi. Bên cạnh những khó khăn, bất hạnh trong cuộc sống hiện thực, cuộc sống quanh ta còn nhiều điều bí ẩn, mà khoa học hiện đại còn chứa vén lên được bức màn bí mật của nó. Đứng trước những hiện tượng bí ẩn này của cuộc sống, nhiều người đã phải sử dụng tôn giáo để lý giải, quy chúng về những hiện tượng do thần thánh tạo nên. Chẳng hạn, ở Chi lê có một bà già 63 tuổi, tên là Maris Louis sau một lần bị sét đánh đã biến thành một thiếu nữ 25, 26 tuổi. Một bà già có 15 ngừi con, nay thành một cô gái tràn đầy sức sống của tuổi thanh xuân. Hiện tượng này, khoa học hiện nay chưa tìm được lời giải đáp thỏa đáng và do vậy, người ta đành phải giải thích đây là kỳ tích của Thượng đế. Chính bà Maria cũng phải nói: “Đây là do Thượng đế ban phước lành cho tôi, người đã ban cho tôi cuộc sống mới”61. Sẽ là thiếu sót nếu chúng ta chỉ nhìn thấy tác động hư ảo của tôn giáo đến con người, mà quên mất tác động thực tế của nó đến những vấn đề đặt ra trong cuộc sống hàng ngày. Đây là yếu tố quantrọng để giải thích tại sao tôn giáo bám rễ dai dẳng trong đời sống xã hội con người. Sự an ủi tôn giáo hiện hữu trong ý thức, trong hành vi của cá nhân tín đồ, cũng như của nhóm tôn giáo. Về cơ bản, an ủi tôn giáo là sự tác động tích cực đến con người. Từ đây có thể đưa ra khái niệm an ủi tôn giáo như sau: an ủi tôn giáo là sự tác động có ý nghĩa tới con người, thúc đẩy việc loại trừ những cảm xúc tiêu cực, khắc phục những xung đột tinh thần của con người. 61 Báo Văn hóa thể thao, số 18, 1996, trang 32. 151 An ủi tôn giáo có thể đáp ứng được những nhu cầu khác nhau của con người, giúp họ tìm được những quyết định đúng đắn trong đời sống, tìm phương hướng hành động, tích cực hóa con người, làm cho họ tin tưởng vào sức lực của mình, vào công việc đang thực hiện. Một doanh nhân tìm thấy trong an ủi tôn giáo, sự giúp đỡ và niềm tin vào thành công trong kinh doanh. Một người bất hạnh, luôn luôn vất vả trong cuộc sống tìm được ở thánh thần sự che chở, niềm an ủi trợ giúp cho ngày hôm sau tốt đẹp hơn. Một cô gái bất hạnh, trắc trở trong tình duyên đã đến cửa Phật để tìm sự an ủi, che chở, giúp đỡ, giải thoát, mà còn trút bỏ được phần nào những cảm xúc dồn nén, bất lực của mình trong cuộc sống nơi trần thế, tiếp cận với một thế giới xa lạ, huyền ảo và hấp dẫn. Sự thỏa mãn đó và cái thế giới ấy luôn luôn là hư ảo, nhưng cũng chính sự hư ảo ấy càng hấp dẫn và kích thích những khát khao của con người. Điều này rất phù hợp với quy luật tác động của nhu cầu. Sự an ủi dựa trên những ảo tưởng là đặc trưng của an ủi tôn giáo. Nó tác động đến ý thức con người bằng những tư tưởng, quan điểm nhất định, bằng những hình ảnh đa dạng. Nhờ vậy, nó thỏa mãn được một số nhu cầu xã hội chủ quan, tạo nên những trạng thái xã hội nhất định trong ý thức tôn giáo. Một số đặc điểm khác của an ủi tôn giáo, là tạo nên niềm tin chứa đựng các tư tưởng, quan niệm mang đến cho con người cách giải quyết những mâu thuẫn của cuộc sống hiện tại. Như vậy, xét từ khía cạnh xã hội học, an ủi tôn giáo có những tác động tích cực đến con người, nó có thể có những giải tỏa được các trạng thái stress, tìm được những giải pháp cho một số tình huống mà con người cảm thấy bế tắc trước thực tại cuộc sống. Song, cũng chính do tôn giáo có khả năng an ủi như vậy, mà nó dễ bị một số người lợi dụng vào những mục đích tiêu cực, trái với các chuẩn mực xã hội, gây ảnh hưởng xấu cho đời sống của những tín đồ tôn giáo và của xã hội. III. CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN CỦA TÌNH CẢM TÔN GIÁO TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN NGHI LỄ TÔN GIÁO III. 1. Giai đoạn khởi đầu Ở giai đoạn này, cường độ của tình cảm tôn giáo tăng lên một cách từ từ, các cảm xúc tiêu cực còn chiếm ưu thế trong ý thức của tín đồ. Nguời hướng dẫn nghi lễ (những linh mục, mục sư, nhà sư...), kêu gọi sự ăn năn, hối lỗi, tức là sự tự nhận thức của tín đồ về tội lỗi của mình. Sự khơi gợi này, đã tác động đến toàn bộ hệ thống tác động tâm - sinh lý của những người tham dự lễ và làm cho cường độ 152 cảm xúc tăng lên. III. 2. Giai đoạn đỉnh cao Ở cuối giai đoạn khởi đầu, cường độ tình cảm tăng lên nhanh và sự phát triển của tình cảm chuyển sang giai đoạn tình cảm đạt cường độ cao nhất. Ở giai đoạn này, nội tâm của tín đồ có sự chuyển biến quan trọng - những cảm xúc tiêu cực trở thành những cảm xúc tích cực, từ cảm xúc sợ hãi, mặc cảm tội lỗi chuyển thành cảm xúc thanh thản, vui sướng. Ở thời điểm đỉnh cao này, nhiều tín đồ Kitô giáo đã bật khóc. III. 3. Giai đoạn kết thúc Ở giai đoạn hai, khi cường độ cảm xu ... Xuất bản Khoa học, M, 1992, tr. 149. 21. Bilton - Bonnett, Nhập môn lịch sử xã hội học, Nhà Xuất bản Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1993. 22. Borodkin F. M, Korjak N. M (Viện sĩ, Viện Hàn lâm Khoa học Novosibirsk), Tôn giáo - lĩnh vực của xã hội học, Nhà Xuất bản Khoa học, Moskva, 1994. 23. Borodkin F. M, History of Sociology, London, 1998. 24. Charles L. Jones, Lorne Tepperman, Susannah J. Wilson, Tương lai của gia đình (Vũ Quang Hà biên dịch), Nhà Xuất bản Đại học quốc gia, Hà Nội, 2002. 25. Darendorf. R, Các yếu tố của lý thuyết xung đột xã hội, Nghiên cứu xã hội học, 1994, N o 5 tr. 144. 26. Dobryanov, Cái xã hội và cái xã hội học ở K. Marx (UK, Berlin, 1984), Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001. 27. Đặng Nghiêm Vạn, Lý luận về tôn giáo và tình hình tôn giáo ở Việt Nam, Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001. 28. Đỗ Quang Hưng, Tôn giáo và mấy vấn đề tôn giáo Nam bộ, Nhà Xuất 402 bản Khoa học Xã hội, Hà Nội, 2001. 29. Đỗ Thái Đồng, Đề cương bài giảng xã hội học, Nhà Xuất bản thành phố Hồ Chí Minh, 1995. 30. Fisher R. Juri U, Con đường đi tới nhất trí hoặc những cuộc đàm phán không thất bại (Bản dịch từ tiếng Anh), M, 1992. 31. F. Fukuyama, The End of History?, Twentieth century political theory, edited by Stephen Eric Bronner 1997 and The Primacy of Culture, Journal of Democracy, Volume 6, No1, 1995. 32. Học viện Hành chính quốc gia, Những vấn đề cơ bản của xã hội học (Tài liệu lưu hành nội bộ), Hà Nội, 1992. 33. Học viện Chính trị quốc gia, Phân viện thành phố Hồ Chí Minh, Đề cương bài giảng xã hội học (Tài liệu lưu hành nội bộ), thành phố Hồ Chí Minh,1996. 34. Học viện Chính trị quốc gia, Phân viện thành phố Hồ Chí Minh, Đề cương bài giảng lịch sử xã hội học (Tài liệu lưu hành nội bộ), thành phố Hồ Chí Minh, 1999. 35. Korjak N. M, Tình thế xung đột trong các tập thể lao động và những phương pháp giải quyết, L, 1990. 36. Kozer L. A, Các chức năng của xung đột xã hội, Xung đột xã hội - Những nghiên cứu hiện đại, M, 1991, tr. 27 - 28. 37. Kujbyshev, Xung đột tôn giáo và nhũng con đường giải quyết xung đột tôn giáo, M. 1990. 38. Lysikhin I. E, Các nhân tố tinh thần trong phát sinh và căng thẳng các tình thế xung đột, Xung đột xã hội - thẩm định, dự báo, kỹ thuật giải quyết, xuất bản lần 9, phần I, M, 1995, tr. 46. 39. M. Mikhailốp, Nghiên cứu lịch sử xã hội học, Nhà Xuất bản Tiến bộ, Moskva, 1975. 40. Nguyễn Khắc Viện, Từ điển xã hội học, Nhà Xuất bản Hà Nội, 1995. 41. Nguyễn Quang Vinh, Khảo sát xã hội học về phân tầng xã hội, Nhà Xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội, 1995. 42. Phạm Tất Dong - Nguyễn Sinh Huy - Đỗ Nguyên Phương, Xã hội học đại cương, Nhà Xuất bản Đại học quốc gia, Hà Nội, 1995. 403 43. Phạm Tất Dong - Lê Ngọc Hùng, Lịch sử xã hội học, Nhà Xuất bản Đại học quốc gia, Hà Nội, 1997. 44. Phạm Tất Dong, Xã hội học đại cương, Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1997. 45. Plékhanov, Bàn về tôn giáo và giáo hội, Nhà Xuất bản Tiến bộ, Moskva, 1957. 46. Radugin A. A, Chương trình các bài thuyết giảng xã hội học tôn giáo, Voronezh, 1994. 47. Trần Hữu Quang, Nhập môn xã hội học, Nhà Xuất bản thành phố Hồ Chí Minh, 1993. 48. Trịnh Duy Luân, Tìm hiểu môn xã hội học đô thị, Nhà Xuất bản Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1996. 49. Trịnh Duy Luân, Xã hội học Việt Nam - Một số định hướng tiếp tục xây dựng và phát triển, Tạp chí Xã hội học, số 1/2000. 50. Trường Đảng Cao cấp Nguyễn Ái Quốc, Đề cương bài giảng lịch sử xã hội học (Tài liệu lưu hành nội bộ), Hà Nội, 1991. 51. Sabino Acquaavia, Xã hội học tôn giáo, Lê Diên dịch, Nhà Xuất bản Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1998. 52. Samuel Huntington, The Clash of Civilizations?, Foreign Affairs, 1993, Vol. 72, No3. 53. Speanskij V. I, Các xung đột tôn giáo cơ bản - Vấn đề phân loại, Tạp chí Chính trị - xã hội, 1995, N o 4, tr. 168. 54. V. Đôbơrianop, Xã hội học Mac-Lênin, Nhà Xuất bản Thông tin lý luận, Hà Nội, 1985. 55. Viện Hàn lâm Khoa học Liên Xô, Những cơ sở nghiên cứu xã hội học, NXB Tiến bộ, Moskva, 1988. 56. Viện Thông tin Khoa học xã hội, Tôn giáo và đời sống hiện đại (3 tập), Hà Nội, 1997. 57. Vũ Dũng, Tâm lý học tôn giáo, NXB Giáo dục, Hà Nội, 1998. 58. Vũ Quang Hà, Lịch sử triết học Ai Cập và Lưỡng Hà cổ đại, Nhà Xuất bản Đại học quốc gia, Hà Nội, 2000. 404 59. Vũ Quang Hà, Các lí thuyết xã hội học (2 tập), Nhà Xuất bản Đại học quốc gia, Hà Nội, 2001. 60. Vũ Quang Hà, Veda, Upanishad - Những bộ kinh triết lý tôn giáo cổ Ấn Độ, Nhà Xuất bản Đại học quốc gia, Hà Nội, 2001. 61. Vũ Quang Hà, Xã hội học đại cương, Nhà Xuất bản Đại học quốc gia, Hà Nội, 2002. 62. Vũ Quang Hà, Kinh văn của các trường phái triết học Ấn Độ, Nhà Xuất bản Đại học quốc gia, Hà Nội, 2002. 63. Vũ Quang Hà, Nhập môn xã hội học, Nhà Xuất bản Thống kê, Hà Nội, 2002. 64. Zaprudskij Ju. G, Xã hội học tôn giáo, Tạp chí Nghiên cứu xã hội học, M, 1993, N o 7, tr. 34. 65. Zaprudskij Ju. G, Bên trong sự xung đột tôn giáo, Tạp chí Nghiên cứu Xã hội học, 1993, N o 7, tr. 57. 66. Zdravomyslov A. G, Histoire de la Sociologie, Nhà Xuất bản Khoa học, Moskva, 1991. 67. Zdravomyslov A. G, Xã hội học xung đột tôn giáo, Nhà Xuất bản Khoa học, Moskva, 1995, tr. 103. 405 MỤC LỤC Lời Nhà Xuất bản ........................................................ 5 Lời Nói đầu .................................................................. 9 Phần thứ nhất TIẾP CẬN XÃ HỘI HỌC TÔN GIÁO .................... 13 Chương I Đối tượng, chức năng và phương pháp nghiên cứu 15 I. Đối tượng của xã hội học tôn giáo ............ 15 II. Chức năng nghiên cứu của xã hội học tôn giáo 18 III. Xã hội học tôn giáo trong hệ thống các lĩnh vực xã hội học ............................ 22 IV. Phương pháp nghiên cứu của xã hội học tôn giáo ........................... 24 Chương II Học thuyết Marx-lenin với ý nghĩa nền tảng của xã hội học tôn giáo ............................................. 27 I. K. Marx và F. Engels bàn về tôn giáo ...... 27 II. V. I. Lenine bàn về tôn giáo ..................... 36 III. Tư tưởng Hồ Chí Minh về nghiên cứu tôn giáo 44 IV. Kết luận................................................... 53 Chương III Quá trình hình thành và phát triển của xã hội học tôn giáo 55 406 I. Những nghiên cứu tôn giáo trước khi xã hội học tôn giáo trở thành một ngành khoa học độc lập 55 II. Xã hội học tôn giáo trở thành một khoa học độc lập 57 III. Nhân tố xung đột tôn giáo ........................ 67 IV. Tôn giáo với biến đổi xã hội .................... 69 V. Tôn giáo và sự tha hóa ............................. 72 Chương IV Những lý thuyết xã hội học hiện đại về tôn giáo .... 75 I. Lý thuyết xung đột về tôn giáo ................. 75 II. Lý thuyết tập thể ...................................... 80 III. Lý thuyết nhân cách ................................. 82 IV. Lý thuyết liên nhân cách ......................... 83 V. Lý thuyết trao đổi ..................................... 85 VI. Cách tiếp cận của lý thuyết tương tác biểu tượng và hiện tượng luận .................................. 87 VII. Sự phát triển của lý thuyết chức năng trong xã hội học tôn giáo ........................ 91 VIII. Từ lý thuyết chức năng đến lý thuyết các hệ thống 95 IX. Tôn giáo và cá thể ................................. 100 X. Các nghiên cứu tiếp cận khác ................ 102 Chương V Những vấn đề đương đại của xã hội học tôn giáo . 107 I. Hướng tiếp cận mới .................................. 107 II. Xã hội học tôn giáo và sự khẳng định tồn tại của con người ..... 111 Phần thứ hai CÁC LĨNH VỰC XÃ HỘI HỌC TÔN GIÁO ........ 115 Chương VI Niềm tin tôn giáo ..................................................... 117 407 I. Nguồn gốc của niềm tin tôn giáo ........... 117 II. Các đặc điểm của niềm tin tôn giáo ...... 126 III. Các quá trình tâm lý xã hội ảnh hưởng đến niềm tin tôn giáo .......... 139 IV. Một vài nhận xét có tính kết luận về niềm tin tôn giáo 143 Chương VII Thuộc tính tôn giáo ................................................. 145 I. Khái niệm thuộc tính tôn giáo ............... 145 II. Đo lường thuộc tính tôn giáo ................ 150 Chương VIII Kinh nghiệm tôn giáo và cái thiêng liêng ............. 155 I. Khái niệm ............................................. 155 II. Biểu đồ về những dạng thức khác nhau của cái thiêng liêng ............................ 158 III. Phương pháp xác định kinh nghiệm tôn giáo 159 Chương IX Thực hành tôn giáo ................................................. 163 I. Định nghĩa ............................................. 163 II. Những vấn đề cơ bản của thực hành tôn giáo 165 Chương X Sự quy thuộc tôn giáo .............................................. 173 I. Khái niệm ........................................... 1173 II. Những vấn đề cơ bản của sự quy thuộc 174 III. Phân loại sự quy thuộc ......................... 177 IV. Kết luận ................................................ 182 Chương XI Đạo đức tôn giáo và nhận thức tôn giáo ............... 183 I. Đạo đức tôn giáo ................................... 183 II. Nhận thức tôn giáo ............................... 185 Chương XII 408 Tình cảm tôn giáo ................................................... 189 I. Khái niệm và đặc điểm ......................... 189 II. An ủi tôn giáo ....................................... 192 III. Các giai đoạn phát triển của tình cảm tôn giáo trong quá trình thực hiện nghi lễ tôn giáo ................... 195 IV. Các yếu tố tác động đến sự biến đổi cường độ cảm xúc trong thời gian thực hiện nghi lễ ......... 196 V. Xưng tội và suy tưởng tôn giáo ............. 198 Chương XIII Sùng bái tôn giáo ..................................................... 203 I. Bản chất và vai trò của sùng bái tôn giáo203 II. Cơ sở xã hội của nghi lễ tôn giáo ......... 207 III. Yếu tố thẩm mỹ trong sùng bái tôn giáo215 Chương XIV Nhân cách tôn giáo ................................................. 221 I. Đặc điểm xã hội của nhân cách tôn giáo ....................... 221 II. Các kiểu nhân cách tôn giáo ................ 224 III. Nhóm xã hội với việc hình thành và phát triển nhân cách tôn giáo ........ 225 IV. Khía cạnh xã hội của sự chuyển thành nhân cách tôn giáo ............................... 234 V. Kết luận ................................................ 237 Chương XV Tổ chức xã hội của tôn giáo ................................... 241 I. Vấn đề cơ bản về tổ chức xã hội của tôn giáo ............. 241 II. Hình thức tổ chức tôn giáo ..................... 243 III. Hình thức duy trì sự đồng thuận nội bộ . 248 409 IV. Phương pháp lan tỏa của các tổ chức tôn giáo ...................... 249 V. Những vấn đề nghiên cứu chủ yếu ........ 251 VI. Thể chế và thủ lĩnh có sức lôi cuốn ....... 256 Chương XVI Tôn giáo và xã hội ................................................... 259 I. Tôn giáo - cách tân hay bảo thủ .............................. 259 II. Thế tục hóa .............................................. 266 Chương XVII Tôn giáo và sự phân tầng xã hội ............................ 273 I. Những vấn đề chung ................................ 273 II. Vai trò của tôn giáo và sự phân tầng ....... 275 Chương XVIII Quan hệ giữa tôn giáo với chính trị, truyền thông đại chúng và kinh tế ......................... 281 I. Quan hệ giữa tôn giáo với chính trị .......... 281 II. Quan hệ giữa tôn giáo với truyền thông đại chúng .................... 285 III. Quan hệ giữa tôn giáo với kinh tế ........... 291 Chương XIX Vấn đề phụ nữ và tôn giáo ..................................... 297 I. Khái quát những vấn đề chung ................ 297 II. Thái độ của tôn giáo đối với phụ nữ ......................................... 299 III. Vấn đề phụ nữ trong lý luận và thực tiễn của Kitô giáo .......................................... 366 IV. Chủ nghĩa Marx - lenine đối với vấn đề phụ nữ ............................. 382 410 Phần thứ ba BIẾN ĐỔI TÔN GIÁO ............................................ 303 Chương XX Quá trình dân tộc với sự liên kết và chia rẽ tôn giáo .......................... 305 I. Những vấn đề lý luận ............................... 305 II. Những vấn đề thực tiễn ............................ 308 Chương XXI Khủng hoảng tôn giáo hiện nay ............................. 313 I. Tiến bộ xã hội và khủng hoảng tôn giáo .. 313 II. Biểu hiện chủ yếu của khủng hoảng tôn giáo316 III. Vũ trụ có cư dân ....................................... 318 IV. Vatican sau cộng đồng II.......................... 321 Chương XXII Tôn giáo bên ngoài các tôn giáo ............................ 327 I. Những vấn đề lý luận............................... 327 II. Những vấn đề thực tiễn ........................... 328 Chương XXIII Tôn giáo và những vấn đề chính trị - xã hội đương đại ..................................... 331 I. Hình thái bù đắp tôn giáo trong đời sống đương đại ....................... 332 II. Vấn đề nghiên cứu xã hội học tôn giáo đương đại ............... 340 III. Kết luận ................................................... 345 PHỤ LỤC ................................................................ 347 Phụ lục I Vấn đề tôn giáo - tư tưởng và chính sách xã hội ... 349 Phụ lục II Đặc điểm tình hình tôn giáo Việt Nam .................. 369 411 Phụ lục III Đặc trưng và vai trò các tôn giáo cụ thể ở Việt Nam427 TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................... 475
File đính kèm:
- giao_trinh_xa_hoi_hoc_ton_giao_phan_2.pdf