Giáo trình Mô đun: May áo Jacket
1. Đặc điểm – cấu tạo:
1.1. Đặc điểm:
Đây là loại túi mổ trong , miệng túi cơi mổ trên thân sản phẩm , các cạnh của bản cơi đè lên thân sản phẩm (trừ cạnh đáy miệng túi)
1.2. Cấu tạo:
- Thân sản phẩm
- Cơi túi ngoài
- Cơi túi lót
- Dựng cơi túi
- Lót túi trên
- Lót túi dưới
2. Quy cách – yêu cầu kỹ thuật:
2.1. Quy cách sản phẩm:
- Mật độ mũi chỉ : 4.5 mũi chỉ/ 1cm.
- Kim đầu tròn, số: 11
- Chỉ Tiger, chi số 60/2, (màu chỉ tùy màu vải chính)
2.2.Yêu cầu kỹ thuật:
- Túi phải đảm bảo hình dáng, kích thước và êm phẳng
- Đảm bảo sự đối xứng (nếu có hai bên túi)
- Các đường may đều đẹp, bền chắc, đúng quy cách
- Vệ sinh công nghiệp
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Mô đun: May áo Jacket", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Mô đun: May áo Jacket
CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN Tên mô đun: May áo jacket Mã mô đun: 19 Thời gian thực hiện mô đun: 195 giờ; (lý thuyết: 15 giờ; thực hành: 173 giờ; Kiểm tra: 07 giờ) I. Vị trí, tính chất của mô đun: - Vị trí: Mô đun May áo Jacket được bố trí học sau hoặc học song song với mô đun Thiết kế áo jacket. - Tính chất: Mô đun May áo Jacket là mô đun mang tính tích hợp giữa lý thuyết và thực hành. II. Mục tiêu mô đun: - Về kiến thức: trình bày được quy trình lắp ráp áo Jacket; - Về kỹ năng: + May được các kiểu túi, măng sét, nẹp áo, đai chun của các loại áo Jacket; + Lắp ráp và may hoàn thiện áo Jacket đảm bảo quy cách, yêu cầu kỹ thuật và định mức thời gian; - Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: + Thực hiện được các kiến thức và kỹ năng về lắp ráp và may hoàn thiện sản phẩm. đảm bảo quy cách, yêu cầu kỹ thuật và định mức thời gian. + Làm việc độc lập trong các điều kiện ổn định và môi trường quen thuộc. + Thực hiện công việc được giao và tự đánh giá trong quá trình làm việc theo tổ, nhóm để nâng cao chất lượng và hiệu quả công việc. Tự chịu trách nhiệm cá nhân và một phần đối với nhóm. III. Nội dung mô đun: 1.Nội dung tổng quát và phân bổ thời gian: Số TT Tên chương/ mục Thời gian (giờ) Tổng số Lý thuyết TH/ TL Kiểm tra* 1 Bài mở đầu 01 01 2 May túi cơi nổi 12 01 10 01 3 May túi cơi chìm 14 01 12 01 4 May túi khoá trần 13 01 12 5 May túi hai viền có khoá 19 01 17 01 6 May túi hộp đáy vuông kiểu đơn 19 01 17 01 7 May măng sét áo Jacket kiểu chun 10 01 8 01 8 Tra khoá nẹp áo Jacket 01 01 9 May đai chun Jacket 01 01 10 May áo jacket nam 2 lớp dáng thẳng 55 04 50 01 11 May áo jacket nữ 2 lớp dáng eo 50 02 47 01 Tổng cộng 195 15 173 7 BÀI 1: MAY TÚI CƠI NỔI Mục tiêu của bài: Trình bày được đặc điểm, cấu tạo, quy cách, yêu cầu kỹ thuật và phương pháp may túi cơi nổi; Vẽ được mặt cắt tổng hợp của túi cơi nổi; May được các kiểu túi cơi nổi đúng trình tự, thao tác đảm bảo yêu cầu kỹ thuật; Xác định nguyên nhân và biện pháp sửa chữa các dạng sai hỏng thường gặp trong quá trình may túi cơi nổi; Đảm bảo định mức thời gian và an toàn trong quá trình luyện tập. Nội dung bài học: 1. Đặc điểm – cấu tạo: Đặc điểm: Đây là loại túi mổ trong , miệng túi cơi mổ trên thân sản phẩm , các cạnh của bản cơi đè lên thân sản phẩm (trừ cạnh đáy miệng túi) Cấu tạo: - Thân sản phẩm - Cơi túi ngoài - Cơi túi lót - Dựng cơi túi - Lót túi trên - Lót túi dưới 2. Quy cách – yêu cầu kỹ thuật: 2.1. Quy cách sản phẩm: - Mật độ mũi chỉ : 4.5 mũi chỉ/ 1cm. - Kim đầu tròn, số: 11 - Chỉ Tiger, chi số 60/2, (màu chỉ tùy màu vải chính) 2.2.Yêu cầu kỹ thuật: - Túi phải đảm bảo hình dáng, kích thước và êm phẳng - Đảm bảo sự đối xứng (nếu có hai bên túi) - Các đường may đều đẹp, bền chắc, đúng quy cách - Vệ sinh công nghiệp Phương pháp may: - Sang dấu - May lộn cơi túi - Mí diễu cơi túi - May ghim cơi túi vào lót túi dưới - May cơi túi và lót túi trên lên thân áo - Bấm miệng túi - Mí miệng túi dưới - May chặn miệng túi - May diễu lót túi - Kiểm tra và vệ sinh công nghiệp 4. Các dạng sai hỏng thường gặp, nguyên nhân, biện pháp phòng tránh: Các dạng sai hỏng khi may Nguyên nhân Biện pháp phòng ngừa + Túi không đúng vị trí hình dáng kích thước - sang dấu không chính xác, may cơi vào miệng túi không theo dấu. -Sang dấu chính xác, may theo dấu + Góc túi không thoát êm - Bấm góc chưa chính xác. - Bấm đúng dưới chân chỉ của đường may + Hở cạnh đáp túi - May cơi vào miệng túi không chính xác. - May chính xác theo dấu. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP: Câu hỏi 1: Anh (chị) hãy trình bày phương pháp may túi cơi nổi? Câu hỏi 2: Anh (chị) hãy liệt kê các dạng sai hỏng thường gặp? Cho biết nguyên nhân và biện pháp phòng ngừa? BÀI 2: MAY TÚI CƠI CHÌM Mục tiêu của bài: Trình bày được đặc điểm, cấu tạo, quy cách, yêu cầu kỹ thuật và phương pháp may túi cơi chìm; Vẽ được mặt cắt của túi cơi chìm; May được các kiểu túi cơi chìm đúng trình tự, thao tác đảm bảo yêu cầu kỹ thuật; Xác định nguyên nhân và biện pháp sửa chữa các dạng sai hỏng thường gặp trong quá trình may túi cơi chìm; Đảm bảo định mức thời gian và an toàn trong quá trình luyện tập. Nội dung bài học: 1. Đặc điểm – cấu tạo: Đặc điểm: Đây là loại túi bổ trong , miệng túi cơi bổ trên thân sản phẩm , thân sản phẩm đè lên các cạnh của bản cơi (trừ cạnh miệng túi). Cấu tạo: Thân sản phẩm Cơi túi Lót túi trên Lót túi dưới Đáp túi 2. Quy cách – yêu cầu kỹ thuật: 2.1. Quy cách sản phẩm: Mật độ mũi chỉ : 4.5 mũi chỉ/ 1cm. Kim đầu tròn, số: 11 Chỉ Tiger, chi số 60/2, ( màu chỉ tùy màu vải chính) 2.2. Yêu cầu kỹ thuật: - Túi đảm bảo đúng hình dáng, kích thước và êm phẳng - Túi đảm bảo êm phẳng, miệng túi khít, không chùng, găng, vặn. Góc túi không sụt xổ, nhăn dúm, miệng túi ôm khít. Thân túi dưới và đáp túi phải khớp nhau, êm, phẳng. - Đảm bảo sự đối xứng ( nếu có hai bên túi ), 2 góc miệng túi bằng nhau, bản cơi to đều đúng quy định, các cạnh song song với nhau từng đôi một, hai bên cạnh thân túi cân đối thừa đều về 2 phía miệng túi. - Các đường may đều đẹp, bền chắc và đúng quy cách. Không sùi chỉ, trượt mí, đầu và cuối đường may lại mũi chỉ trùng khít, đảm bảo mật độ mũi may 4,5 mũi/ cm - Vệ sinh công nghiệp, sạch chỉ, không dính dầu. Phương pháp may: Bước 1 : Sang dấu. - Cơi túi: Gập đôi cơi túi mặt trái vào trong, sang dấu bản to cơi. - Vị trí túi trên thân áo: Sang dấu đúng vị trí, hình dáng, kích thước trên mặt phải sản phẩm Yêu cầu: Các đường sang dấu chính xác, sắc nét , bám sát mẫu Bước 2. May ghim cơi vào lót túi dưới và may chân cơi vào lót túi trên - Gập cạnh dưới chân đáp bằng 0,5cm đặt trên lớp túi lót trong cân đối, may mí chân đáp - Mặt phải lớp cơi trong áp vào mặt trái lót túi, sắp các mép vải bằng nhau may một đường trùng với đường sang dấu trên cơi túi. Yêu cầu: Đường may bám sát theo mép ngoài đường phấn sang dấu Bước 3. May cơi , đáp , lót túi vào thân sản phẩm - May cơi , lót túi dưới vào đường miệng túi dưới: Mặt phải Cơi ngoài áp vào mặt phải thân sản phẩm, đặt cơi cân đối giữa hai miệng túi, đường sang dấu cơi trùng với đường sang dấu miệng túi trên thân sản phẩm. May cơi vào thân sản phẩm, hai đầu đường may lại mũi chắc chắn. - May đáp, lót túi trên vào đường miệng túi trên: Mặt phải đáp áp vào mặt phải sản phẩm sao cho cân đối với miệng túi, may theo đường vạch phấn đã sang dấu trên miệng túi và cách mép vải 0,7 cm, hai đầu đường may lại mũi chắc chắn. Yêu cầu: May theo đường vạch phấn đã sang dấu Bước 4 : Bấm miệng túi và may hãm góc túi - Bấm miệng túi: trước khi bấm kiểm tra vị trí miệng túi, bấm một đường ở giữa miệng túi cách đầu đường may 1cm bấm chéo góc ngạnh trê cách đầu đường may một sợi vải. - Vuốt cho cơi, miệng túi êm phẳng, gập dọc thân sản phẩm thẳng góc với hai đầu miệng túi, may chặn ngạnh trê phía trong. Yêu cầu: Đường may hãm góc túi sát với chân tam giác và vuông góc với đường miệng túi Bước 5. Mí miệng túi phía dưới , mí chặn đầu miệng túi và miệng túi phía trên - May mí miệng túi dưới: Lật lót túi có đáp lên trên, may mí miệng túi phía dưới - May mí chặn hai đầu miệng túi và miệng túi trên. Hai đầu miệng túi lại mũi ba lần chỉ trùng khít hoặc chặn bọ. Yêu cầu: May chính xác, miệng túi êm phẳng. Bước 6. May thân túi - Vuốt êm phẳng thân túi, may diễu xung quanh thân túi, cách mép bằng 1cm Yêu cầu: Bền chắc và êm phẳng. Bước 7. kiểm tra và làm sạch sản phẩm - Kiểm tra hình dáng, kích thước, yêu cầu kỹ thuật của túi. - Nhặt sạch chỉ cả trong và ngoài sản phẩm 4. Các dạng sai hỏng thường gặp, nguyên nhân, biện pháp phòng ngựa: Các dạng sai hỏng khi may Nguyên nhân Biện pháp phòng ngừa + Vị trí hình dáng, kích thước miệng túi sai - Sang dấu không chính xác, may cơi vào miệng túi không theo dấu. -Sang dấu chính xác, may theo dấu + Góc miệng túi không vuông, sụt xổ hoặc nhăn dúm - Đường may cơi không theo dấu - Bấm miệng túi không chính xác. - May chặn hai đầu miệng túi không vuông - Bấm đúng dưới chân chỉ của đường may - May chăn hai đầu miệng túi chính xác. + Miệng túi không ôm khít - Bản cơi căng hoặc chùng quá. - May chính xác + Các lớp vải bên trong không êm phẳng May không đúng phương pháp CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP: Câu hỏi 1: Anh (chị) hãy trình bày phương pháp may túi cơi chìm? Câu hỏi 2: Anh (chị) hãy liệt kê các dạng sai hỏng thường gặp? Cho biết nguyên nhân và biện pháp phòng ngừa? BÀI 3: MAY TÚI KHOÁ TRẦN Mục tiêu của bài: Trình bày được đặc điểm, cấu tạo, quy cách, yêu cầu kỹ thuật và phương pháp may túi khoá trần; Vẽ được mặt cắt của túi khóa trần; May được các kiểu túi khoá trần đúng trình tự, thao tác đảm bảo yêu cầu kỹ thuật; Xác định nguyên nhân và biện pháp sửa chữa các dạng sai hỏng thường gặp trong quá trình may túi khoá trần; Đảm bảo định mức thời gian và an toàn trong quá trình luyện tập. Nội dung bài học: 1. Đặc điểm – cấu tạo: 1.1. Đặc điểm: Đây là loại túi bổ trong , miệng túi được làm bằng khóa kéo, thân sản phẩm đè lên các cạnh của khóa kéo. 1.2. Cấu tạo: - Thân sản phẩm - Lót túi dưới - Lót túi trên - Đáp túi - Khóa túi (dây kéo) 2. Quy cách - yêu cầu kỹ thuật: 2.1. Quy cách sản phẩm - Mật độ mũi chỉ : 4.5 mũi chỉ/ 1cm. - Kim đầu tròn, số: 11 - Chỉ Tiger, chi số 60/2, ( màu chỉ tùy màu vải chính) 2.2.Yêu cầu kỹ thuật - Túi may phải đúng hình dáng, kích thước quy định - Túi may phải êm phẳng, khoá phải thẳng, không gợn sóng, - Các đường may đều, đẹp, đúng quy cách - Vệ sinh công nghiệp 3. Phương pháp may: - May đáp lên lót túi trên - May ghim một cạnh khoá với lót túi dưới - May ghim cạnh khoá còn lại lên lót túi trên - May mí miệng túi dưới và khoá - May mí chặn 2 đầu miệng túi và cạnh miệng túi phía trên - May hoàn chỉnh lót túi 4. Các dạng sai hỏng thường gặp, nguyên nhân, biện pháp phòng ngừa: Các dạng sai hỏng khi may Nguyên nhân Biện pháp phòng ngừa + Vị trí hình dáng, kích thước miệng túi sai - Sang dấu không chính xác, may miệng túi không theo dấu. -Sang dấu chính xác, may theo dấu + Góc miệng túi không vuông, sụt xổ hoặc nhăn dúm - Đường may không theo dấu - Bấm miệng túi không chính xác. - May chặn hai đầu miệng túi không vuông - Bấm đúng dưới chân chỉ của đường may - May chăn hai đầu miệng túi chính xác. + Miệng túi không ôm khít - Khóa không nằm chính giữa miệng - May chính xác + Các lớp vải bên trong không êm phẳng May không đúng phương pháp CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP: Câu hỏi 1: Anh (chị) hãy trình bày phương pháp may túi khóa trần? Câu hỏi 2: Anh (chị) hãy liệt kê các dạng sai hỏng thường gặp? Cho biết nguyên nhân và biện pháp phòng ngừa? BÀI 4: MAY TÚI HAI VIỀN CÓ KHOÁ Mục tiêu của bài: Trình bày được đặc điểm, cấu tạo, quy cách, yêu cầu kỹ thuật và phương pháp may túi hai viền có khoá; Vẽ được mặt cắt của túi hai viền có khóa; May được các kiểu túi hai viền có khoá đúng trình tự, thao tác đảm bảo yêu cầu kỹ thuật; Xác định nguyên nhân và biện pháp sửa chữa các dạng sai hỏng thường gặp trong quá trình may túi hai viền có khoá; Đảm bảo định mức thời gian và an toàn trong quá trình luyện tập. Nội dung bài học: Đặc điểm – cấu tạo: 1.1. Đặc điểm: Đây là loại túi hai viền , miệng túi có gắn khóa kéo, khóa kéo được giấu phía dưới 2 sợi viền túi. 1.2. Cấu tạo: - Thân sản phẩm - Sợi viền trên - Sợi viền dưới - Lót túi dưới - Lót túi trên - Đáp túi - Khóa túi(dây kéo) 2. Quy cách – yêu cầu kỹ thuật: 2.1. Quy cách sản phẩm - Mật độ mũi chỉ : 4.5 mũi chỉ/ 1cm. - Kim đầu tròn, số: 11 - Chỉ Tiger, chi số 60/2, ( màu chỉ tùy màu vải chính) 2.2.Yêu cầu kỹ thuật - Túi may phải đúng hình dáng, kích thước quy định - Túi may phải êm phẳng, khoá phải thẳng, không gợn sóng, hai viền miệng túi phải đều nhau và che kín khoá - Các đường may đều, đẹp, đúng quy cách - Vệ sinh công nghiệp 3. Phương pháp may: - May đáp lên lót túi trên - May sợi viền trên lên miệng túi thân sản phẩm - May sợi viền dưới lên miệng túi thân sản phẩm - May ghim một cạnh khoá với lót túi dưới - May ghim cạnh khoá còn lại lên lót túi trên - May mí miệng túi dưới và khoá - May mí chặn 2 đầu miệng túi và cạnh miệng túi phía trên - May hoàn chỉnh lót túi 4. Các dạng sai hỏng thường gặp, nguyên nhân, biện pháp phòng ngừa: Các dạng sai hỏng khi may Nguyên nhân Biện pháp phòng ngừa + Vị trí hình dáng, kích thước miệng túi sai - Sang dấu không chính xác, may cơi vào miệng túi không theo dấu. -Sang dấu chính xác, may theo dấu + Góc miệng túi không vuông, sụt xổ hoặc nhăn dúm - Đường may cơi không theo dấu - Bấm miệng túi không chính xác. - May chặn hai đầu miệng túi không vuông - Bấm đúng dưới chân chỉ của đường may - May chăn hai đầu miệng túi chính xác. + Miệng túi không ôm khít - Bản cơi căng hoặc chùng quá. - May chính xác + Các lớp vải bên trong không êm phẳng May không đúng phương pháp CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP: Câu hỏi 1: Anh (chị) hãy trình bày phương pháp may túi hai viền có khóa? Câu hỏi 2: Anh (chị) hãy liệt kê các dạng sai hỏng thường gặp? Cho biết nguyên nhân và biện pháp phòng ngừa? BÀI 5: MAY TÚI HỘP ĐÁY VUÔNG KIỂU ĐƠN Mục tiêu của bài: Trình bày được đặc điểm, cấu tạo, quy cách, yêu cầu kỹ thuật và phương pháp may túi hộp đáy vuông kiểu đơn; Vẽ được mặt cắt của túi hộp đáy vuông kiểu đơn; May được các kiểu túi hộp đáy vuông kiểu đơn đúng trình tự, thao tác đảm bảo yêu cầu kỹ thuật; Xác định nguyên nhân và biện pháp sửa chữa các dạng sai hỏng thường gặp trong quá trình may túi hộp đáy vuông kiểu đơn; Đảm bảo định mức thời gian và an toàn trong quá trình luyện tập. Nội dung bài học: Đặc điểm – cấu tạo: Đặc điểm: Đây là dạng túi hộp đáy vuông, có nắp túi, thành túi được cắt liền với thân túi. Cấu tạo - Thân sản phẩm - Thân túi - Nắp túi chính - Nắp túi lót Quy cách – yêu cầu kỹ thuật: 2.1. Quy cách sản phẩm - Mật độ mũi chỉ : 4.5 mũi chỉ/ 1cm. - Kim đầu tròn, số: 11 - Chỉ Tiger, chi số 60/2, ( màu chỉ tùy màu vải chính) 2.2.Yêu cầu kỹ thuật - Túi đảm bảo hình dáng, kích thước và êm phẳng. - Xúp túi không bị vặn, thân túi che kín xúp túi. - Nắp túi che kín miệng túi. Góc nắp túi và đáy túi vuông thành sắc cạnh (đúng mẫu) - Đảm bảo sự đối xứng (nếu có hai bên túi ) - Các đường may mí, diễu đều, đẹp, bền chắc và đúng quy cách. - Vệ sinh công nghiệp. Phương pháp may: - Sang dấu - May miệng túi - May góc đáy túi tạo xúp - May mí cạnh túi tạo xúp - May cạnh xúp vào thân sản phẩm - May chặn miệng túi - May nắp túi - May nắp túi vào thân sản phẩm - Kiểm tra và vệ sinh công nghiệp 4. Các dạng sai hỏng thường gặp, nguyên nhân, biện pháp phòng ngừa: Các dạng sai hỏng khi may Nguyên nhân Biện pháp phòng ngừa + Vị trí hình dáng, kích thước túi sai. - Sang dấu không chính xác, may túi không theo dấu. -Sang dấu chính xác, may theo dấu + Thân túi không che kín xúp túi. - Đường may túi không theo dấu - Khi may không giữ êm xúp túi - May túi chính xác. - Khi may giữ êm xúp túi + Đáy túi không đều hai bên -Do mẫu không chính xác, khi sang dấu không bám sát mẫu -May xúp vào thân túi không đúng đường sang dấu - May chính xác CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP: Câu hỏi 1: Anh (chị) hãy trình bày phương pháp may túi hộp đáy vuông kiểu đơn? Câu hỏi 2: Anh (chị) hãy liệt kê các dạng sai hỏng thường gặp? Cho biết nguyên nhân và biện pháp phòng ngừa? BÀI 7: MAY MĂNG SÉT ÁO JACKET Mục tiêu của bài: Trì ... . Xếp cho mép vải đinh áo và dây kéo bằng nhau. Tra dây kéo vào thân chính ( tra tuwg đầu lai lên đến đầu cổ), đường may cách răng dây kéo 4mm. Khi may hơi bai dây kéo, đến đầu trên của lá cổ thì gấp đầu dây kéo vào mặt trái. Kéo dây kéo lại và sang dấu các điểm đầu bo, decoup ( nếu áo có decoup), đầu bo sang mép vải dây kéo còn lại. Tiếp tục tra dây kéo vô thân trước còn lại ( tra từ trên cổ áo xuống lai). Khi may chú ý các điểm sang dấu trên dây kéo trùng với các điểm lấy dấu trên thân. Kéo dây kéo lại và kiểm tra độ đối xứng của hai đầu bo, decoup, chân cổ của hai bên thân trước. Bước 4: Tra lá cổ ngoài (có ép keo) vô thân lót. ( May tương tự như tra lá cổ trong ) Bước 5: May lộn thân lót vào bo lai. Thân lót đặt bên dưới, thân chính đã tra bo đặt lên trên, hai mặt phải úp vào nhau. May lộn lớp trong của hai đầu bo với lót thân áo theo dấu phấn đã sang Kế tiếp may lộn thân lót với bo thun. Đường may phải nằm sát bên trong đường tra thân chính áo với bo áo. Khi may kéo căng lớp vải trên bo thun tương tự như tra bo thun vào thân chính. Bước 6: Tra đúp dây kéo vào thân lót. Thân lót đặt dưới, thân chính đã tra dây kéo đặt lên trên, hai mặt phải úp vào nhau. Tra đúp dây kéo vô thân lót, đường may phải sát và nằm vào bên trong đường tra dây kéo vô thân chính. Đường may bắt đầu từ bo bên phải, may lộn qua thân áo vòng qua lá cổ xuống thân áo và đầu bo bên trái. Lưu ý: Khi tra phải điều chỉnh vị trí bo áo, cổ áo thân lót trùng với thân chính. Cạo sát đường chỉ may và lọn đẩy dây kéo, cổ áo ra bên ngoài. Bước 7: Diễu đầu bo, dây kéo, cổ hoàn chỉnh. Vuốt cho dây kéo, cổ áo êm phẳng. May diễu dây kéo bắt đầu từ đầu bo bên phải qua thân áo, vòng qua cổ, xuống đầu bo bên trái. Diễu đường thứ hai song song và cách đường diễu thứ nhất 6mm. 4. Các dạng sai hỏng thưởng gặp, nguyên nhân, biện pháp phòng ngừa: Các dạng sai hỏng khi may Nguyên nhân Biện pháp phòng ngừa + Vị trí hình dáng, kích thước khóa nẹp sai. - Sang dấu không chính xác, may không theo dấu. -Sang dấu chính xác, may theo dấu + Khóa nẹp hở, không êm phẳng, khóa kéo bai dãn - Đường may không theo dấu - Khi may không giữ êm các lớp - May chính xác. - Khi may giữ êm các lớp với nhau. + Đường diễu bị sụp mí -Do mẫu không chính xác, khi sang dấu không bám sát mẫu - May chính xác. - May đúng đường sang dấu CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP: Câu hỏi 1: Anh (chị) hãy trình bày phương pháp may khóa nẹp áo jacket? Câu hỏi 2: Anh (chị) hãy liệt kê các dạng sai hỏng thường gặp? Cho biết nguyên nhân và biện pháp phòng ngừa? BÀI 9: MAY ĐAI CHUN ÁO JACKET Mục tiêu của bài: Trình bày được đặc điểm, cấu tạo, quy cách, yêu cầu kỹ thuật và phương pháp may đai chun áo Jacket; Vẽ được mặt cắt khi may đai chun áo Jacket; Xác định nguyên nhân và biện pháp sửa chữa các dạng sai hỏng thường gặp; Rèn luyện tính kỷ luật, cẩn thận, chính xác trong quá trình học tập. Nội dung bài học: 1. Đặc diểm – cấu tạo: Đặc điểm: Đai áo được may bo thun ở bên trong. Cấu tạo - Bo chun - Áo jacket cần may đai 2. Quy cách – yêu cầu kỹ thuật: 2.1.Quy cách sản phẩm - Mật độ mũi chỉ : 4.5 mũi chỉ/ 1cm. - Kim đầu tròn, số: 11 - Chỉ Tiger, chi số 60/2, ( màu chỉ tùy màu vải chính) 2.2.Yêu cầu kỹ thuật - Đảm bảo hình dáng, kích thước - Êm phẳng, không bị vặn, nẹp che kín dây kéo. - Các đường may mí, diễu phải đều, đẹp, bền chắc và đúng quy cách. - Vệ sinh công nghiệp. 3. Phương pháp may - Bước 1: Cố định bo thun vào đai áo. - Bước 2: May định hình đai áo đường thứ nhất. - Bước 3: May định hình đai áo đường thứ hai. - Bước 4: May đai áo vào thân áo. 4. Các dạng sai hỏng thường gặp, nguyên nhân, biện pháp phòng ngừa: Các dạng sai hỏng khi may Nguyên nhân Biện pháp phòng ngừa + Vị trí hình dáng, kích đai chun sai. - Sang dấu không chính xác, may không theo dấu. -Sang dấu chính xác, may theo dấu + Đai chun không êm phẳng, bai dãn - Đường may không theo dấu - Khi may không giữ êm các lớp - May chính xác. - Khi may giữ êm các lớp với nhau. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP: Câu hỏi 1: Anh (chị) hãy trình bày phương pháp may đai chun áo jacket? Câu hỏi 2: Anh (chị) hãy liệt kê các dạng sai hỏng thường gặp? Cho biết nguyên nhân và biện pháp phòng ngừa? Bài 10: MAY ÁO JACKET 2 LỚP DÁNG THẲNG Mục tiêu của bài: Mô tả được đặc điểm hình dáng của áo Jacket 2 lớp; Xây dựng được quy cách, yêu cầu kỹ thuật khi may áo Jacket 2 lớp; Lập được quy trình và sơ đồ lắp ráp áo Jacket 2 lớp; Lắp ráp hoàn chỉnh áo Jacket 2 lớp đảm bảo quy cách và yêu cầu kỹ thuật; Xác định đúng dạng sai hỏng trong quá trình may, tìm ra nguyên nhân và biện pháp phòng ngừa; Đảm bảo định mức thời gian và an toàn trong quá trình luyện tập. Nội dung bài học: 1. Đặc điểm hình dáng: Áo jacket hai lớp gồm có: Thân trước, thân sau, tay, nón, túi mỗ 1 viền, bo lai, bo tay. *Cấu trúc sản phẩm: Các chi tiết của lớp chính : 2 thân trước 1 thân sau 2 thân nón 2 tay 2 nẹp túi 2 đáp túi 1 bo lai 2 bo tay Các chi tiết của lớp lót : 2 thân trước 1 thân sau 2 thân nón 2 tay 2 lót túi 2. Quy cách – yêu cầu kỹ thuật: 2.1. Quy cách Mật độ mũi chỉ : 4.5 mũi chỉ/ 1cm. Kim đầu tròn, số: 11 Chỉ Tiger, chi số 60/2, ( màu chỉ tùy màu vải chính) 2.2. Yêu cầu kỹ thuật - Tất cả các đường may trong sản phẩm phải thẳng đều, không bỏ mũi, không sùi chỉ. - Qui định 4,5mũi/cm cho tất cả các đường may - Các đường ráp nối hai thân không bị vặn, không làm nhăn vải -Sản phẩm hoàn tất phải đúng với kích thước ban đầu 3. Bảng thống kê số lượng chi tiết: STT Tên chi tiết Số lượng Yêu cầu kỹ thuật Ghi chú 1 Thân trước Canh sợi dọc 2 Thân sau Canh sợi dọc 3 Tay áo Canh sợi dọc 4 Nón Canh sợi dọc 5 Nẹp túi 2 Canh sợi dọc 6 Lót túi 2 Canh sợi dọc 4. Quy trình lắp ráp áo jacket 2 lớp: 4.1. Chuẩn bị Nguyên phụ liệu được dùng trong áo gió rất phong phú và đa dạng không kém các sản phẩm khác, bao gồm: nguyên liệu chính và phụ liệu như da, lông, bông, nhựa, gỗ sắt(đó chính là vải chính, dây kéo, nút móc, keo gòn). Tùy theo yêu cầu của từng loại sản phẩm mà người ta chọn nguyên phụ liệu cho phù hợp. - Rập áo Jacket : thành phẩm hoặc bán thành phẩm - Vải, phụ liệu. - Bộ dụng cụ may 4.2. Trình tự may Lấy dấu: - Vị trí túi - Vị trí chân nón - Lấy dấu cổ - Lấy dấu khoen mắt cáo Nhóm may chi tiết: - Lớp ngoài: May túi ở thân trước, May nón - Lớp ngoài: May nón - May đường gắn dây luồn, cách vành nón 2,5cm. - Kết dính nón (lớp ngoài, lớp trong) tại đỉnh nón. Nhóm may lắp ghép Lớp ngoài -Ráp vai -Diễu vai -Tra tay -Diễu vòng nách tay -Ráp sườn Lớp trong -Ráp vai -Diễu vai -Tra tay - Diễu vòng nách tay - Ráp sườn - Ráp bo tay: ráp bo tay vào cửa tay ngoài - Ráp bo lai: may lộn đầu bo ngoài với lớp ngoài, ráp bo lai vào lớp ngoài. - May lộn tay (lớp trong + lớp ngoài): lộn mặt trái 2 thân đặt vào nhau. - -- May lộn một đường ở cửa tay. Kết dính ở ngả tư của nách áo. - Lộn lai (2lớp): lộn mặt trái của 2thân đặt úp vào nhau. May lộn đầu bo lai còn lại vào lớp trong, may lộn bo lai vào lớp trong. - May lược dính 2lớp vào thân nón - May lộn nón vào lớp ngoài + bấm - Gắn dây kéo ngực vào lớp ngoài: tháo dây kéo làm đôi, đặt mặt phải dây kéo không có khóa lên thân bên phải, may chặn trên để gấp vào trong, may một đường từ chân cổ xuống lai (khi may dây kéo cần kéo căng thân áo để không bị đùn). Nữa dây kéo còn lại may tương tự vào thân bên trái. - May lộn xung quanh áo từ một bên lai vòng qua cổ, đến bên lai còn lại. khi may chừa một đoạn 20cm ở đầu dây kéo để lộn áo. - Lộn áo Nhóm may hoàn chỉnh(2lớp): Diễu xung quanh áo từ đầu bo này vòng qua cổ đến đầu bo còn lại. Cắt chỉ thành phẩm Ủi thành phẩm May tay Ráp áo Tra tay Thùa khuy, đính cúc May bâu áo May thân trước vải Chuẩn bị bán thành phẩm Kiểm tra, hoàn thiện SP May thân sau 5. Sơ đồ khối gia công áo Jacket 2 lớp 6. Các dạng sai hỏng thường gặp, nguyên nhân, biện pháp phòng ngừa: Các dạng sai hỏng khi may Nguyên nhân Biện pháp phòng ngừa 1. Áo không đúng hình dáng, kích thước - Bán thành phẩm không đảm bảo kích thước - Là, ép không đúng kỹ thuật - Các đường may không đúng quy cách - Kiểm tra kích thước bán thành phẩm trước khi may - Điều chỉnh nhiệt độ là phù hợp với nguyên liệu - Đường may đúng quy cách 2. Các bộ phận của áo không đúng vị trí, hình dáng, kích thước - Sang dấu không chính xác - May không theo dấu - Sang dấu chính xác - May theo dấu 3.Túi bể góc. Bấm quá vị trí túi Bấm đúng dưới chân chỉ của miệng túi 5.Cổ, áo không đúng phom dáng và không đối xứng 2 bên - Đường bẻ cổ và đường bẻ ve không khớp khi may tra - Là cổ, ve không đúng phương pháp - Điểm họng cổ trên cổ và thân áo không trùng nhau khi may tra cổ - Đường bẻ cổ và đường bẻ ve khớp nhau khi may tra - Là cổ, ve đúng phương pháp - Điều chỉnh cho điểm họng cổ trên cổ và thân áo trùng nhau khi tra cổ 6. May tra tay không tròn đều, không êm. - Điểm đầu tay và đầu vai không trùng nhau khi may tra - Chú ý cho điểm đầu tay và đầu vai trùng nhau khi may tra 7. Các đường may không đúng quy cách và yêu cầu kỹ thuật - Không kiểm tra và điều chỉnh máy trước khi may - Thao tác may không chính xác - Kiểm tra và điều chỉnh máy trước khi may - Thao tác may chính xác 8.Áo ố bẩn, bóng, cháy mặt vải - Không cẩn thận khi may - Là không đúng kỹ thuật - Cẩn thận khi may - Là đúng kỹ thuật CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP: Câu hỏi 1: Anh (chị) hãy trình bày phương pháp may áo jacket hai lớp? Câu hỏi 2: Anh (chị) hãy liệt kê các dạng sai hỏng thường gặp? Cho biết nguyên nhân và biện pháp phòng ngừa? Bài 11: MAY ÁO JACKET 2 LỚP DÁNG EO Mục tiêu của bài: Mô tả được đặc điểm hình dáng của áo Jacket 2 lớp dáng eo; Xây dựng được quy cách, yêu cầu kỹ thuật khi may áo Jacket 2 lớp dáng eo; Lập được quy trình và sơ đồ lắp ráp áo Jacket 2 lớp dáng eo; Lắp ráp hoàn chỉnh áo Jacket 2 lớp dáng eo đảm bảo quy cách và yêu cầu kỹ thuật; Xác định đúng dạng sai hỏng trong quá trình may, tìm ra nguyên nhân và biện pháp phòng ngừa; Đảm bảo định mức thời gian và an toàn trong quá trình luyện tập. Nội dung bài học: 1. Đặc điểm hình dáng: Áo jacket nữ hai lớp dáng eo gồm có: Thân trước có decuop nách, thân sau có sóng lưng và decup nách, tay, nón, túi mỗ 1 viền, bo lai, bo tay. *Cấu trúc sản phẩm: Các chi tiết của lớp chính : 4 thân trước 4 thân sau 2 thân nón 2 tay 2 nẹp túi 2 đáp túi 1 bo lai 2 bo tay Các chi tiết của lớp lót : 2 thân trước 1 thân sau 2 thân nón 2 tay 2 lót túi 2. Quy cách – yêu cầu kỹ thuật: 2.1. Quy cách Mật độ mũi chỉ : 4.5 mũi chỉ/ 1cm. Kim đầu tròn, số: 11 Chỉ Tiger, chi số 60/2, ( màu chỉ tùy màu vải chính) 2.2. Yêu cầu kỹ thuật - Tất cả các đường may trong sản phẩm phải thẳng đều, không bỏ mũi, không sùi chỉ. - Qui định 4,5mũi/cm cho tất cả các đường may - Các đường ráp nối hai thân không bị vặn, không làm nhăn vải -Sản phẩm hoàn tất phải đúng với kích thước ban đầu 3. Bảng thống kê số lượng chi tiết: STT Tên chi tiết Số lượng Yêu cầu kỹ thuật Ghi chú 1 Thân trước Canh sợi dọc 2 Thân sau `` Canh sợi dọc 3 Tay áo Canh sợi dọc 4 Nón Canh sợi dọc 5 Nẹp túi 2 Canh sợi dọc 6 Lót túi 2 Canh sợi dọc 4. Quy trình lắp ráp áo jacket 2 lớp: 4.1. Chuẩn bị Nguyên phụ liệu được dùng trong áo gió rất phong phú và đa dạng không kém các sản phẩm khác, bao gồm: nguyên liệu chính và phụ liệu như da, lông, bông, nhựa, gỗ sắt(đó chính là vải chính, dây kéo, nút móc, keo gòn). Tùy theo yêu cầu của từng loại sản phẩm mà người ta chọn nguyên phụ liệu cho phù hợp. - Rập áo Jacket : thành phẩm hoặc bán thành phẩm - Vải, phụ liệu. - Bộ dụng cụ may 4.2. Trình tự may Lấy dấu: - Vị trí túi - Vị trí chân nón - Lấy dấu cổ - Lấy dấu khoen mắt cáo Nhóm may chi tiết: - Lớp ngoài: May túi ở thân trước, May nón - Lớp ngoài: May nón - May đường gắn dây luồn, cách vành nón 2,5cm. - Kết dính nón (lớp ngoài, lớp trong) tại đỉnh nón. Nhóm may lắp ghép Lớp ngoài -Ráp vai -Diễu vai -Tra tay -Diễu vòng nách tay -Ráp sườn Lớp trong -Ráp vai -Diễu vai -Tra tay - Diễu vòng nách tay - Ráp sườn - Ráp bo tay: ráp bo tay vào cửa tay ngoài - Ráp bo lai: may lộn đầu bo ngoài với lớp ngoài, ráp bo lai vào lớp ngoài. - May lộn tay (lớp trong + lớp ngoài): lộn mặt trái 2 thân đặt vào nhau. - -- May lộn một đường ở cửa tay. Kết dính ở ngả tư của nách áo. - Lộn lai (2lớp): lộn mặt trái của 2thân đặt úp vào nhau. May lộn đầu bo lai còn lại vào lớp trong, may lộn bo lai vào lớp trong. - May lược dính 2lớp vào thân nón - May lộn nón vào lớp ngoài + bấm - Gắn dây kéo ngực vào lớp ngoài: tháo dây kéo làm đôi, đặt mặt phải dây kéo không có khóa lên thân bên phải, may chặn trên để gấp vào trong, may một đường từ chân cổ xuống lai (khi may dây kéo cần kéo căng thân áo để không bị đùn). Nữa dây kéo còn lại may tương tự vào thân bên trái. - May lộn xung quanh áo từ một bên lai vòng qua cổ, đến bên lai còn lại. khi may chừa một đoạn 20cm ở đầu dây kéo để lộn áo. - Lộn áo Nhóm may hoàn chỉnh(2lớp): Diễu xung quanh áo từ đầu bo này vòng qua cổ đến đầu bo còn lại. Cắt chỉ thành phẩm Ủi thành phẩm May tay Ráp áo Tra tay Thùa khuy, đính cúc May bâu áo May thân trước vải Chuẩn bị bán thành phẩm Kiểm tra, hoàn thiện SP May thân sau 5. Sơ đồ khối gia công áo Jacket 2 lớp 6. Các dạng sai hỏng thường gặp, nguyên nhân, biện pháp phòng ngừa: Các dạng sai hỏng khi may Nguyên nhân Biện pháp phòng ngừa 1. Áo không đúng hình dáng, kích thước - Bán thành phẩm không đảm bảo kích thước - Là, ép không đúng kỹ thuật - Các đường may không đúng quy cách - Kiểm tra kích thước bán thành phẩm trước khi may - Điều chỉnh nhiệt độ là phù hợp với nguyên liệu - Đường may đúng quy cách 2. Các bộ phận của áo không đúng vị trí, hình dáng, kích thước - Sang dấu không chính xác - May không theo dấu - Sang dấu chính xác - May theo dấu 3.Túi bể góc. Bấm quá vị trí túi Bấm đúng dưới chân chỉ của miệng túi 5.Cổ, áo không đúng phom dáng và không đối xứng 2 bên - Đường bẻ cổ và đường bẻ ve không khớp khi may tra - Là cổ, ve không đúng phương pháp - Điểm họng cổ trên cổ và thân áo không trùng nhau khi may tra cổ - Đường bẻ cổ và đường bẻ ve khớp nhau khi may tra - Là cổ, ve đúng phương pháp - Điều chỉnh cho điểm họng cổ trên cổ và thân áo trùng nhau khi tra cổ 6. May tra tay không tròn đều, không êm. - Điểm đầu tay và đầu vai không trùng nhau khi may tra - Chú ý cho điểm đầu tay và đầu vai trùng nhau khi may tra 7. Các đường may không đúng quy cách và yêu cầu kỹ thuật - Không kiểm tra và điều chỉnh máy trước khi may - Thao tác may không chính xác - Kiểm tra và điều chỉnh máy trước khi may - Thao tác may chính xác 8.Áo ố bẩn, bóng, cháy mặt vải - Không cẩn thận khi may - Là không đúng kỹ thuật - Cẩn thận khi may - Là đúng kỹ thuật CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP: Câu hỏi 1: Anh (chị) hãy trình bày phương pháp may áo jacket hai lớp? Câu hỏi 2: Anh (chị) hãy liệt kê các dạng sai hỏng thường gặp? Cho biết nguyên nhân và biện pháp phòng ngừa? *** TÀI LIỆU CẦN THAM KHẢO Giáo trình công nghệ may - Trường CĐ nghề KT-KT VINATEX 2009; TS. Trần Thủy Bình - Giáo trình công nghệ may - Nhà xuất bản giáo dục 2005; TS. Võ Phước Tấn, KS. Bùi Thị Cẩm Loan, KS, Trần Thị Kim Phượng - Giáo trình công nghệ may - Trường đại học công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh - Nhà xuất bản thống kê 2006; Nguyễn Duy Cẩm Vân - Bài học cắt may - Nhà xuất bản trẻ 2007.
File đính kèm:
- giao_trinh_mo_dun_may_ao_jacket.doc