Giáo trình Lịch sử tư tưởng việt nam

Tư tưởng triết học xuất hiện sớm nhất trong lịch sử nhân loại khoảng từ thế kỷ XXX tcn.

 Triết học ra đời với tư duy khái quát, trừu tượng về thế giới và tồn tại thành những hệ thống với tư cách là tư duy phổ biến của nhân loại thì chỉ bắt đầu từ thế kỷ VI tcn. Lúc này trên thế giới đã có 3 trung tâm triết học lớn là Ấn Độ, Trung Quốc và Hy-La cổ đại.

 Dù diễn đạt khác nhau ở phương Đông và phương Tây, nhưng người xưa từng định nghĩa triết học là “trí”. Tức sự hiểu biết uyên thâm về một lĩnh vực nhất định nào đó của thế giới.

 Khái niệm triết học như vậy đã tồn tại cho đến giữa đầu thế kỷ XIX.

Khi triết học Mác-Lênin ra đời, triết học mới được đối xử đúng nghĩa là một khoa học độc lập. Theo quan niệm mác-xít thì “Triết học là một trong những hình thái ý thức xã hội, là khoa học nghiên cứu về những con đường chung nhất, những nguyên tắc chung nhất, những biện pháp chung nhất của sự vận động và phát triển của thế giới”.

 

doc 81 trang kimcuc 4680
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Lịch sử tư tưởng việt nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Lịch sử tư tưởng việt nam

Giáo trình Lịch sử tư tưởng việt nam
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC
? & @
GIÁO TRÌNH
LỊCH SỬ TƯ TƯỞNG VIỆT NAM
 GVC. THS. HOÀNG NGỌC VĨNH
Huế, năm 2010
LỜI NÓI ĐẦU
-***-
Trong khi chờ đợi giáo trình quốc gia, chúng tôi biên soạn Giáo trình “Lịch sử Tư tưởng Việt Nam” nhằm phục vụ cho việc học tập của sinh viên ngành Triết học, ngành Giáo dục Chính trị tại các trường Đại học thuộc Đại học Huế và những bạn đọc quan tâm. 
Nội dung cuốn sách được hoàn thành dựa chủ yếu trên nội dung hai cuốn “Lịch sử tư tưởng Việt Nam” tập 1 và 2 do Nhà xuất bản Khoa học Xã hội và Nhân văn xuất bản năm 1995 và 1997. Tập 1 do Phó giáo sư Nguyễn Tài Thư chủ biên, tập 2 là của Phó giáo sư Tiến sỹ Lê Sỹ Thắng chủ biên. Ngoài ra, tài liệu tham khảo chủ yếu là bộ sách “Lịch sử Tư tưởng Việt Nam” gồm 7 tập của tác giả Nguyễn Đăng Thục do Nhà xuất bản thành phố Hồ Chí Minh phát hành năm 1998.
 Cuốn Giáo trình ra mắt lần này cũng là sự hoàn thiện bước một của “Giáo trình Lịch sử tư tưởng Việt Nam” do tác giả biên soạn năm 2002, tái bản năm 2007.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng biên soạn theo quyết định số 3244/ GD-ĐT ngày 12/ 09/ 1995 của Bộ trưởng Bộ Giáo Dục và Đào Tạo, song cuốn sách cũng không tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả rất mong nhận được sự góp ý của các bạn đồng nghiệp, đọc giả xa gần để cuốn sách ngày càng hoàn thiện hơn. Chân thành cảm ơn! 
	 Huế, tháng 3 năm 2010
 	GVC. ThS. Hoàng Ngọc Vĩnh
Chương mở đầu
 ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP, ĐẶC ĐIỂM 
NGHIÊN CỨU CỦA LỊCH SỬ TƯ TƯỞNG VIỆT NAM
I/ ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP, ĐẶC ĐIỂM NGHIÊN CỨU CỦA TRIẾT HỌC.
	1 – Khái niệm Triết học. 
	Tư tưởng triết học xuất hiện sớm nhất trong lịch sử nhân loại khoảng từ thế kỷ XXX tcn.
	Triết học ra đời với tư duy khái quát, trừu tượng về thế giới và tồn tại thành những hệ thống với tư cách là tư duy phổ biến của nhân loại thì chỉ bắt đầu từ thế kỷ VI tcn. Lúc này trên thế giới đã có 3 trung tâm triết học lớn là Ấn Độ, Trung Quốc và Hy-La cổ đại.
	 Dù diễn đạt khác nhau ở phương Đông và phương Tây, nhưng người xưa từng định nghĩa triết học là “trí”. Tức sự hiểu biết uyên thâm về một lĩnh vực nhất định nào đó của thế giới.
	Khái niệm triết học như vậy đã tồn tại cho đến giữa đầu thế kỷ XIX.
Khi triết học Mác-Lênin ra đời, triết học mới được đối xử đúng nghĩa là một khoa học độc lập. Theo quan niệm mác-xít thì “Triết học là một trong những hình thái ý thức xã hội, là khoa học nghiên cứu về những con đường chung nhất, những nguyên tắc chung nhất, những biện pháp chung nhất của sự vận động và phát triển của thế giới”.
2- Đối tượng nghiên cứu của triết học
Với khái niệm triết học trên, triết học nghiên cứu tất cả các lĩnh vực (tự nhiên, xã hội và tư duy) của thế giới. Triết học không nghiên cứu thế giới trong tĩnh tại mà nghiên cứu nó trong sự vận động và phát triển. Trong sự vận động và phát triển ấy của thế giới, triết học không mô tả thế giới một cách cụ thể mà chỉ nghiên cứu thế giới trên cơ sở cái chung nhất nhằm chỉ ra được bản chất của thế giới mà thôi.
3- Phương pháp nghiên cứu của triết học
Triết học có hai phương pháp nghiên cứu cơ bản:
- Phương pháp biện chứng là cách xem xét thế giới trong mối liên hệ phổ biến quy định ràng buộc nhau và luôn vận động và luôn phát triển.
Trong lịch sử, phép biện chứng đã có ba hình thức cơ bản là biện chứng cổ đại, biện chứng duy tâm và biện chứng duy vật.
- Phương pháp siêu hình là cách xem xét thế giới trong sự cô lập tách biệt nhau, hoặc không vận động, hoặc không phát triển, hoặc vận động và phát triển theo chu kỳ khép kín.
Phép siêu hình có hai hình thức cơ bản là siêu hình duy vật và siêu hình duy tâm.
4- Đặc điểm nghiên cứu của triết học.
- Triết học là một trong các hình thái ý thức xã hội ra đời khoảng thế kỷ VI tcn, là một bộ phận của kiến trúc thượng tầng, xét đến cùng triết học bị quy định bởi đời sống vật chất của xã hội. 
- Sự phát triển của các tư tưởng triết học bị quy định bởi sự phát triển của nền sản xuất vật chất và phải phụ thuộc vào sự phát triển của cuộc đấu tranh giai cấp trong xã hội. Triết học cũng chính là thế giới quan của những giai cấp hoặc tập đoàn xã hội nhất định.
	- Tuy vậy, triết học và sự phát triển của lịch sử triết học vẫn luôn có tính độc lập tương đối với đời sống vật chất của xã hội. Bởi lẽ, triết học luôn có nhiều mối liên hệ, sự giao lưu tư tưởng khác nhau. 
Trong một phạm vi không gian, thời gian nhất định, sự giao lưu đó vượt ra khỏi sự ràng buộc trực tiếp của đời sống vật chất của xã hội như các vấn đề liên quan đến: Nguồn gốc nhận thức của triết học; Nguồn gốc xã hội của triết học; Lôgic nội tại của các khuynh hướng và hệ thống triết học (Duy vật, duy tâm, biện chứng, siêu hình); Mối quan hệ giữa triết học với các khoa học, với các tư tưởng khác.
- Một tri thức được gọi là triết học phải bao gồm hai yếu tố: Nhận thức: Phải thể hiện được một sự hiểu biết nhất định (nếu không nói là sự hiểu biết uyên thâm) về thế giới. Nhận định: Phải tỏ rõ được thái độ, hành vi, cách cư xử, ứng xử, đối xử của con người với thế giới.
	II. ĐỐI TƯỢNG, ĐẶC ĐIỂM VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA LỊCH SỬ TƯ TƯỞNG VIỆT NAM
Đối tượng nghiên cứu của lịch sử tư tưởng Việt Nam.
Bất cứ môn khoa học nào cũng phải xác định được đối tượng và phạm vi nghiên cứu riêng của mình. 
Ở Việt Nam, trong lịch sử do mối quan hệ khăng khít giữa các ngành Văn, Sử, Triết mà rất khó phân định ranh giới giữa chúng. Thậm chí người ta còn thấy chúng thống nhất với nhau bởi “đạo”. 
Trong sự thống nhất đó, cần phải thấy rằng triết học là cốt lõi của “đạo học”, văn là phương châm để chuyên chở “đạo”, là phương tiện để truyền bá “đạo”, còn sử học là lĩnh vực dùng sự kiện để chứng minh cho “đạo”. Đạo ở đây không được đồng nhất nó với Đạo Nho, đạo Phật hay đạo Lão, mà đạo được đề cấp đến chủ yếu với tư cách là “đạo người”.
Có sự gần gũi giữa lịch sử tư tưởng và lịch sử triết học, nhưng hai môn này không phải là một: Triết học là thuộc về tư tưởng, nhưng còn nhiều tư tưởng không là tư tưởng triết học. 
Hiện có nhiều ý kiến khác nhau về môn học “Lịch sử tư tưởng Việt Nam”. Có ý kiến coi đây là môn lịch sử triết học, có ý kiến coi đây là môn lịch sử tư tưởng. Cũng có ý kiến coi đây là môn lịch sử ý thức hệ. 
Chúng ta cần xác định môn học này không phải là môn lịch sử tư tưởng nói chung, cũng không phải là môn lịch sử của các tư tưởng trong ý thức hệ. Đây phải là môn học mà nội dung cơ bản của nó là lịch sử triết học và những tư tưởng có quan hệ mật thiết với tư tưởng triết học.
Việt Nam trong lịch sử, tuy triết học không phát triển, nhưng đã có tư tưởng triết học của mình. 
Năm 1981, trong Nghị quyết của Bộ chính trị về chính sách khoa học và kỹ thuật đã chỉ ra phải: “Nghiên cứu lịch sử tư tưởng triết học của dân tộc và sự thắng lợi của tư tưởng triết học Mác-Lênin ở Việt Nam” LSTTVN - Tập 1 - Nhà xuất bản KHXH - HN 1993 - Tr 13
. 
Đối tượng nghiên cứu của lịch sử tư tưởng Việt Nam như vậy phải bao gồm các vấn đề sau: Tiền triết học, tư tưởng triết học, triết học, những tư tưởng chính trị-xã hội gắn bó hữu cơ với triết học. Tức là những nội dung xoay quanh cái trục triết học và thể hiện lên các mức độ phát triển của triết học Việt Nam. Người nghiên cứu phải lựa chọn lấy một trong số đó.
Cần thấy rằng, Việt Nam ở vào giữa Ấn Độ và Trung Quốc là hai nôi triết học của nhân loại, nhất định phải chịu ảnh hưởng tư tưởng triết học của hai quốc gia đó. 
Mặt khác, lịch sử Việt Nam là một quốc gia văn minh hùng cường chúng ta phải có một trình độ lý luận, một tư duy khái quát ngang tầm với mỗi thời đại. 
Có những nguyên nhân chủ quan và khách quan riêng, nhưng rất tiếc cho đến nay lịch sử chưa đúc kết tư duy lý luận của Việt Nam thành những hệ thống triết học. 
Nhưng phải thấy rằng những lý luận ở mức độ khái quát, những lý luận giữ vai trò thế giới quan chung và phương pháp luận cho các lĩnh vực hoạt động tinh thần và hoạt động thực tiễn dựng nước và giữ nước đã hình thành và phát triển. Những tư duy đó chưa đạt tới trình độ tư duy triết học thực thụ, nhưng đã vượt qua giai đoạn tiền triết học. Nó chưa là triết học thuần tuý, nhưng nó đã đề cập đến một số vấn đề của bản thân triết học. Ở đó nó không còn là tư tưởng chung chung nữa mà nó đã là tư tưởng triết học.
Đi vào cụ thể: Việt Nam chưa xuất hiện các khái niệm “vật chất”, “tinh thần”, tư duy”, “tồn tại”, “biện chứng”, “siêu hình” như phương Tây, nhưng lại có các phạm trù và các vấn đề tương đương: “trời-người”, “hình-thần”, “tâm-vật”, “hữu-vô”, ‘lý-khí” thuộc về vấn đề cơ bản của triết học; “tĩnh-động”, “thường-biến”, “pháp cổ (bắt chước cổ)”, “pháp tiên vương (bắt chước vua đời trước)”, “thuận lẽ trời, thuận lòng người” thuộc về phương pháp tư duy; có các quan niệm về đường lối trị nước, về trị-loạn, về thành-bại, về quan hệ vua-dân thuộc về triết học về xã hội; có quan niệm về bản chất con người, về đạo làm người, về xây dựng con người, về chuẩn mực đạo đức con người thuộc về triết học về con người. 
Đó cũng chính là đối tượng và phạm vi nghiên cứu của môn Lịch sử tư tưởng Việt Nam mà không thể nhầm nó với đối tượng và phạm vi nghiên cứu của Chính trị học, Luật học, Văn học hay Sử học.
Phương pháp nghiên cứu của lịch sử tư tưởng Việt Nam.
- Phương pháp nghiên cứu xuyên suốt là phép biện chứng duy vật. Bởi phép biện chứng duy vật là phương pháp luận khoa học nhất, nó có nhiều khả năng giải quyết một cách hợp lý nhất những vấn đề do bộ môn lịch sử triết học đặt ra. Chỉ trên cơ sở của chủ nghĩa duy vật biện chứng thì mới có điều kiện làm sáng tỏ các vấn đề: hiện tượng tư tưởng, trào lưu tư tưởng, cá nhân nhà tư tưởng,.. mới có khả năng giải thích tốt các mối quan hệ: Tư duy và tồn tại, lôgíc và lịch sử, cá nhân và xã hội, kế thừa và sáng tạo, cái bản địa và cái ngoại lai,.. mới có triển vọng trình bày lịch sử tư tưởng như một quá trình phát triển hợp quy luật.
Chủ nghĩa duy vật biện chứng đã giúp các nhà khoa học tạo nên mô hình, những dạng thức mẫu mực cho việc nghiên cứu lịch sử triết học châu Âu. Nhưng nếu áp dụng nguyên xi nó vào nghiên cứu lịch sử triết học phương Đông và đặc biệt là lịch sử tư tưởng Việt Nam thì lại là một việc làm gượng ép, thậm chí là một việc làm sai lầm làm nghèo nàn tư tưởng dân tộc. 
Mô hình và dạng thức nghiên cứu lịch sử tư tưởng Việt Nam phải là nghiên cứu các vấn đề về triết học xã hội, về đường lối trị nước, về đạo làm người,.. mà không nên trình bày lịch sử tư tưởng Việt Nam cũng theo các vấn đề bản thể luận, nhận thức luận, cũng tập trung vào các trường phái duy vật, duy tâm, kinh nghiệm, v.v.
- Tam giáo là một trong những nguồn gốc của tư tưởng triết học Việt Nam. Nhưng không thể vì lịch sử tư tưởng Việt Nam “lấy gốc từ tam giáo”, “vận dụng tam giáo”, mà lại đi trình bày lịch sử tư tưởng dân tộc như là lịch sử phát triển của tam giáo. Phạm trù triết học Việt Nam tuy chưa phát triển đầy đủ, chưa hoàn chỉnh, chưa trở thành một hệ thống vững chắc nhưng nó rất quan trọng. Vi vậy, trong những trường hợp có thể cần tập trung trình bày những khái niệm triết học hoặc có tính triết học trong lịch sử tư tưởng dân tộc. Những khái niệm trời-người, tâm-vật, trị-loạn, nhân nghĩa,.. phải có vai trò nổi bật.
Trong nghiên cứu lịch sử tư tưởng Việt Nam khi gặp những khái niệm, phạm trù cùng loại hoặc có nguồn gốc xa xưa từ các khái niệm, phạm trù của lịch sử triết học Trung Quốc hay Ấn Độ, thì phải so sánh để thấy được sự khác biệt, sự phát triển so với gốc của nó, so với người bạn đồng tông của nó ở các hệ thống kia. 
Tuy nhiên, không thể lúc nào cũng truy về nguồn, cũng so sánh. Phương pháp quan trọng trong nghiên cứu không phải là so sánh mà là phân tích. Phải phân tích mới thấy được ý nghĩa của các khái niệm ấy và giá trị của những nội dung ấy. F.Enghen viết: “Từ dân tộc này sang dân tộc khác, từ thời đại này sang thời đại khác, những quan niệm về thiện và ác đã biến đổi đến mức chúng thường trái ngược hẳn nhau.” C.Mác - Ăngghen - Tuyển tập - Tập V - Nhà xuất bản Sự Thật - Hà Nội 1983 - Tr 134. S đ d trang 28
Là một môn khoa học, lịch sử tư tưởng Việt Nam chỉ có thể nêu lên một yêu cầu quán xuyến là trình bày sự phát triển của tư tưởng phù hợp với quy luật, quy luật tác động qua lại giữa tồn tại và ý thức, quy luật phát triển của tự bản thân tư tưởng. Nếu quả là có một dòng tư tưởng chủ đạo thì nó phải là kết quả trải qua nghiên cứu chứ không là định đề có sẵn.
- Cuộc đấu tranh trong lịch sử tư tưởng Việt Nam xung quanh vấn đề cơ bản của triết học là không trực diện, không rõ. Nhưng nếu muốn tránh sự trình bày một chiều, đơn điệu, không phù hợp với thực tế và phải làm rõ những giá trị tư tưởng của lịch sử tư tưởng Việt Nam thì phải trình bày và phân tích nó thông qua các mặt đối lập và thấy rằng: Các quan điểm khách quan, duy vật biện chứng, vô thần, dân chủ và độc lập thường là tiếng nói của các lực lượng tích cực trong lịch sử, còn các quan điểm chủ quan, duy tâm, siêu hình, hữu thần, chuyên chế và lệ thuộc thường là tiếng nói của các lực lượng tiêu cực trong lịch sử.
- Phân kỳ là một vấn đề quan trọng có ý nghĩa phương pháp luận trong to lớn trong nghiên cứu lịch sử tư tưởng Việt Nam. Đây cũng chính là vấn đề hiện đang được các nhà tư tưởng quan tâm và có nhiều ý kiến khác nhau. Ta có thể phân kỳ lịch sử theo các triều đại, các thế kỷ, các sự kiện chính trị-xã hội, các hình thái kinh tế-xã hội,.. nhưng hợp lý hơn cả là phân kỳ theo hình thái kinh tế-xã hội. 
Nhưng lịch sử Việt Nam trước Cách mạng Tháng Tám 1945 không xuất hiện các cuộc cách mạng xã hội, chính vậy mà việc phân kỳ lịch sử Việt Nam cần phải kết hợp các mốc là hình thái kinh tế-xã hội với các mốc là sự kiện chính trị-xã hội lớn của lịch sử Việt Nam.
Đặc điểm nghiên cứu của lịch sử tư tưởng Việt Nam.
Cần phải xác định rõ rằng: Tư tưởng triết học Việt Nam dù được hình thành trên cơ sở bản địa hay được kế thừa từ ngoài vào, tất cả đều trải qua một quá trình vận động và phát triển ở Việt Nam, đều bị thực tiễn Việt Nam chi phối nên nó có những nét đặc trưng, khác biệt.
- Chủ nghĩa yêu nước là đặc trưng cơ bản nhất của lịch sử tư tưởng triết học Việt Nam. Ở đây không xét chủ nghĩa yêu nước trên phương diện tình cảm, tâm trang, tâm lý hay chuẩn mực đạo đức, hiện tượng đạo đức, hành vi đạo đức mà xét chủ nghĩa yêu nước trên phương diện lý luận. Tức phải xét nó trên phương diện tư tưởng chính trị-xã hội hoặc quan điểm triết học về xã hội. Chủ nghĩa yêu nước phải được đề cập đến với tư cách là một hệ thống những lý luận, những quan điểm về đánh giặc giữ nước và phát triển đất nước. 
Lịch sử thế giới cho thấy có nhiều dân tộc có chủ nghĩa yêu nước của mình, nhưng ít thấy có dân tộc nào khác có chủ nghĩa yêu nước như dân tộc Việt Nam được xét đến ở tất cả các phương diện: ý thức trách nhiệm về nòi giống, về cộng đồng, về dân tộc; những nhận thức về con đường, biện pháp đấu tranh giải phóng dân tộc, về động lực và khả năng dành lại lãnh thổ và xây dựng đất nước, về quan hệ giữa dân tộc và dân tộc.
- Về kết cấu của tư tưởng, thế giới quan của triết học Việt Nam là thế giới quan phức hợp, là một thể kết hợp của Nho-Phật-Lão.
- Về khuynh hướng của tư duy, thế giới quan triết học Việt Nam nặng về vấn đề xã hội và nhân sinh, mà ít quan tâm đến vấn đề tự nhiên v ... y dựng một nhà nước hợp pháp, hợp hiến: Để có Nhà nước hợp pháp, ngay sau khi giành chính quyền, Hồ Chí Minh đã thay mặt Chính phủ lâm thời đọc Tuyên ngôn độc lập, tuyên bố với quốc dân đồng bào và với thế giới khai sinh Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. 
Sau đó, Người bắt tay xây dựng Hiến pháp dân chủ, tổ chức Tổng tuyển cử với chế độ phổ thông đầu phiếu, thành lập Uỷ ban dự thảo Hiến pháp của Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Chính phủ hợp hiến là do nhân dân bầu ra. Chính phủ ấy mới có đầy đủ tư cách và hiệu lực trong việc giải quyết các vấn đề đối nội và đối ngoại. 
Nhà nước pháp quyền nhân dân là hoạt động quản lý nhà nước phải bằng Hiến pháp, pháp luật và chú trọng đưa pháp luật vào cuộc sống: Theo Hồ Chí Minh, dân chủ đích thực bao giờ cũng đi liền với kỷ cương, phép nước. Mọi quyền dân chủ của người dân phải được thể chế hoá bằng hiến pháp và pháp luật; và ngược lại, hệ thống pháp luật phải đảm bảo cho quyền tự do, dân chủ của người dân được tôn trọng trong thực tế.
Theo Người, công bố luật mới chỉ là bước đầu, phải tuyên truyền giáo dục lâu dài mới thực hiện luật được tốt. Phải đưa pháp luật vào đời sống một cách sâu rộng. 
Người đặc biệt quan tâm và có công lớn trong sự nghiệp lập hiến, lập pháp của nước ta. Người luôn chăm lo hoàn thiện hệ thống pháp luật dân chủ nhân dân. 
Trong Nhà nước của dân, do dân và vì dân đội ngũ cán bộ, công chức phải đủ đức và đủ tài: “muôn việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém” Hồ Chí Minh toàn tập, Nxb CTQG, Hà Nội, 2002, tập 5, tr.273.
.
Những tiêu chuẩn của đội ngũ cán bộ, công chức mà Người quan tâm xây dựng là: Tuyệt đối trung thành với cách mạng; Hăng hái, thành thạo công việc, giỏi chuyên môn, nghiệp vụ; Phải có mối liên hệ mật thiết với nhân dân.
d) Nhà nước của dân, do dân và vì dân là phải xây dựng nhà nước trong sạch, vững mạnh, hoạt động có hiệu quả. Theo tư tưởng Hồ Chí Minh nhà nước ấy phải đề phòng và khắc phục những tiêu cực trong hoạt động của Nhà nước như: Đặc quyền, đặc lợi; Tham ô, lãng phí, quan liêu; Tư túng, chia rẽ, kiêu ngạo. Phải tăng cường tính nghiêm minh của pháp luật di đôi với đẩy mạnh giáo dục đạo đức cách mạng. 
Hồ Chí Minh đã kết hợp một cách nhuần nhuyễn giữa quản lý xã hội bằng pháp luật với phát huy những truyền thống tốt đẹp trong đời sống cộng đồng người Việt Nam được hình thành qua hàng ngàn năm lịch sử. “Phép trị nước” của Hồ Chí Minh là kết hợp cả “pháp trị” và “đức trị - nhân trị”; “pháp trị” rất nghiêm khắc, công minh và “đức trị - nhân trị” cũng rất tình người, bao dung, thấu tình đạt lý.
Thực tế đó cho thấy rằng, Hồ Chí Minh là một nhà lập pháp sắc sảo, đồng thời là một nhà hành pháp nghiêm minh. Pháp quyền trong tư tưởng của Người là pháp quyền nhân nghĩa rất đặc sắc.
e) Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ và xây dựng nhà nước của dân, do dân và vì dân vào việc xây dựng nền dân chủ và Nhà nước kiểu mới ở nước ta hiện nay, Nhà nước ta đã và đang tập trung vào những việc cần làm ngay là: Nhà nước phải bảo đảm quyền làm chủ thật sự của nhân dân; Phải kiện toàn bộ máy hành chính nhà nước, làm cho Nhà nước ta thực sự là Nhà nước pháp quyền XHCN có hiệu lực pháp lý mạnh mẽ; Phải tăng cường hơn nữa sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với Nhà nước.
6. Chủ tịch Hồ Chí Minh, là một trong những nguyên thủ quốc gia rất hiếm của thế giới đã quan tâm đến đạo đức một cách toàn diện và cụ thể, hệ thống và chi tiết.
Người chỉ rõ: Đạo đức là cái gốc của người cách mạng. Người cách mạng phải có đạo đức cách mạng làm nền tảng mới hoàn thành được nhiệm vụ cách mạng vẻ vang. Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh là một thể thống nhất giữa đạo đức với chính trị, đạo đức với tài năng, giữa nói và làm, giữa đạo đức cách mạng và đạo đức đời thường. 
	Trong tính cụ thể, chi tiết về những chuẩn mực đạo đức cách mạng, Người quy định đúng cho từng đối tượng người, ngành nghề, giới tính, lứa tuổi, và những chuẩn mực chung có ý nghĩa cơ bản mang tính phổ cập của đạo đức con người mới xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam được Hồ Chí Minh quy định còn thể hiện cả trên ba bình diện: Đạo đức với tự mình phải rất nghiêm khắc; Đạo đức với người phải thật sự khoan dung, độ lượng; Đạo đức với công việc phải tận tâm, tận lực. 
Trước Cách mạng Tháng Tám, chuẩn mực đạo đức được Người đặt lên hàng đầu là vì độc lập của Tổ Quốc. Sau Cách mạng Tháng Tám, mối quan tâm hàng đầu về chuẩn mực đạo đức của Người là liêm chính chí công vô tư, chăm lo cung phụng lợi ích của nhân dân. Đạo đức mà Chủ tịch Hồ Chí Minh cả đời chăm lo cho các thế hệ người Việt Nam là đạo đức suốt đời vì hạnh phúc nhân dân.
Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh là một bộ phận rất quan trọng trong Tư tưởng Hồ Chí Minh, có sức sống mãnh liệt, đã sớm đi vào nhân dân, được nhân dân tiếp nhận. Cùng với tư tưởng đạo đức, tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh là một đóng góp có giá trị vào triết học về con người của chủ nghĩa Mác-Lênin.
Kết luận: Ngày nay, sự nghiệp đổi mới ở nước ta đang đứng trước những thách thức to lớn từ bối cảnh quốc tế và trong nước, công tác lý luận của Đảng ta vì thế không phải không có những khó khăn nhất định, thì việc nghiên cứu, học tập, bảo vệ, vận dụng và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh vào thực tế cuộc sống càng trở nên tối cần thiết và rất quan trọng. Đặc biệt, noi gương và làm theo nhà lý luận thiên tài Hồ Chí Minh là nhiệm vụ quan trọng, cấp bách trong công tác chính trị, tư tưởng, lý luận của toàn Đảng, toàn dân tộc ta hiện nay.
Tư tưởng Hồ Chí Minh ngày nay đã là di sản vô giá không chỉ của dân tộc Việt Nam, mà là của nhân loại. Trải qua mọi biến động thời cuộc, tư tưởng Hồ Chí Minh càng chứng tỏ giá trị và sức sống mãnh liệt. Tư tưởng Hồ Chí Minh là sự kết tinh tinh hoa của dân tộc Việt Nam và trí tuệ của thời đại mãi mãi soi sáng cho cách mạng Việt Nam.
Chương kết: KHÁI QUÁT VỀ NHỮNG ĐẶC TRƯNG CỦA LỊCH SỬ TƯ TƯỞNG VIỆT NAM
Những nét đặc trưng của tư tưởng Việt Nam trước khi có sự du nhập chủ nghĩa Mác-Lênin.
- Tư tưởng triết học Việt Nam chưa có hệ thống, chưa có các trường phái riêng biệt cũng như chưa có các tác phẩm triết học chuyên biệt. Phần lớn tư tưởng triết học được thể hiện trong các lĩnh vực văn học, sử học, nghệ thuật, chính trị, đạo đức, y học... Việt Nam chưa có hệ thống các pham trù triết học riêng biệt mà chỉ sử dụng hệ thống các khái niệm, phạm trù triết học của Trung Quốc và Ấn Độ với sự thay đổi một ít cấu trúc, nội dung gốc của nó. 
- Cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm là không rõ nét Cuộc đấu tranh này không thành trận tuyến, không trải ra khắp trên các vấn đề. Chủ nghĩa duy tâm kết hợp với tôn giáo là thế giới quan bao trùm; Chủ nghĩa duy vật và quan niệm vô thần chỉ xuất hiện trên từng vấn đề, từng điểm cụ thể. Cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa duy vật và quan niệm vô thần chống chủ nghĩa duy tâm và quan niệm hữu thần chỉ là sự đấu tranh giữa các yếu tố chống lại hệ thống, cái kinh nghiệm chỉ mới được khảo sát chống lại cái lý luận có bề thế.
Lập trường duy vật, duy tâm thể hiện trong giải quyết mối quan hệ giữa tâm và vật, linh hồn với thể xác, lý với khí, giải thích nguyên nhân nguồn gốc tạo nên những sự kiện cơ bản của đất nước, con người: An nguy quốc gia, trị loạn xã hội, hưng vong của các triều đại, vấn đề số mệnh của bản tính con người.
Chủ nghĩa duy tâm ở Việt Nam có nguồn gốc từ tam giáo và tín ngưỡng dân gian cổ truyền:
Các yếu tố duy tâm trong Nho giáo thể hiện ở sự thừa nhận mệnh trời; Họ cho rằng trong con người có hai phần thiên lý (đạo đức phong kiến) và nhân dục (nhu cầu của con người). Nếu thiên lý thắng thì xã hội trị, nếu nhân dục thắng thì xã hội loạn. Muốn xã hội trị phải tiết dục (hạn chế lòng mong muốn), tri túc ... Như vậy họ đã coi tư tưởng của con người là động lực phát triển của xã hội, họ chủ trương khổ hạnh và ngu dân, không thấy nhu cầu là một trong các động lực phát triển của xã hội.
Các yếu tố duy tâm trong Phật giáo thể hiện ở chỗ thừa nhận Nghiệp, Kiếp theo nhân quả luân hồi mà thể hiện rõ nhất, tập trung nhất trong tứ diệu đế.
Chủ nghĩa duy vật và quan niệm vô thần tuy không đánh đổ tận gốc chủ nghĩa duy tâm và quan niệm hữu thần, chưa đạt trình độ sâu sắc toàn diện, nhưng cũng đã đối địch trên từng luận điểm cụ thể. Chẳng hạn để chống lại sự trang nghiêm của định mệnh, các nhà tư tưởng Việt Nam đã từng quan niệm “mưu sự tại nhân, thành sự tại thiên”, “lẽ trời là lòng dân”, “xưa nay nhân định thắng thiên cũng nhiều”.
- Quan niệm về dân tộc độc lập và quốc gia có chủ quyền là tương đối có hệ thống và khá hoàn chỉnh. Quan niệm này biểu hiện ở các điểm sau: Tư tưởng yêu nước là tư tưởng xuyên suốt lịch sử tư tưởng Việt Nam biểu hiện cả trên ba khía cạnh Lý luận về dân tộc, Lý luận về dân tộc độc lập và quốc gia có chủ quyền, Lý luận về chiến lược và sách lược chiến thắng quân thù.
Phạm trù dân tộc thường được nhắc đến là Quốc, Nước. Năm 544-548, sau khi đánh đuổi được giặc phương Bắc, Lý Bí đã vứt bỏ các tên gọi mà giặc phương Bắc áp đặt cho ta như Giao Chỉ, Giao Châu, An Nam đô hộ phủ mà đặt tên nước là Vạn Xuân. Nhà Ngô 938-967 gọi tên nước là Đại Việt. Nhà Đinh 968-980 gọi tên nước là Đại Cồ Việt. Nhà Lý và Nhà Lê đều đặt tên nước là Đại Việt, Nhà Hồ đặt tên nước là Đại Ngu. 
Người đứng đầu đất nước cũng được đổi từ vương sang đế sánh ngang hàng các hoàng đế phương Bắc như Trưng Vương sang Lý Nam Đế, Triệu Việt Vương sang Đinh Tiên Hoàng Đế... 
Trong “Bình Ngô đại cáo” Nguyễn Trãi đã phát triển quan niệm dân tộc độc lập với những chất mới và khá toàn diện trên mọi lĩnh vực văn hiến, lãnh thổ, phong tục, lịch sử, hào kiệt ...
Lý luận về dân tộc độc lập và quốc gia có chủ quyền là những nguyên lý không chỉ nhận thức một lần là xong, mà là một quá trình phát triển không ngừng đi từ huyền bí đến cơ sở hiện thực đanh thép, từ lý lẽ đơn sơ đến lý luận phong phú. Điều này biểu hiện rất rõ trong tư tưởng của Lý Thường Kiệt qua bài “Nam quốc sơn hà”, đến Trần Quốc Tuấn với bài “Hịch tướng sỹ” thì nước Việt độc lập không chỉ vì sách trời đã ghi mà phải đuổi giặc đi để rửa nhục cho nước, để bảo vệ quyền lợi của quốc gia và gia tộc; đến Nguyễn Trãi trong bài ”Bình Ngô đại cáo” thì nước Đại Việt phải sạch bóng quân thù vì Đại Việt là một nước văn hiến, cứu nước trước hết là cứu dân, vì biết đánh và biết thắng trước giặc ngoại xâm tàn ác và bóc lột dã man dân lành...
Lý luận về chiến lược và sách lược chiến thắng quân thù thể hiện ở những điểm sau: Phải coi trọng sức mạnh của cộng đồng “vua tôi đồng lòng, anh em hòa mục, cả nước góp sức giặc ắt bị bắt” (Trần Quốc Tuấn), “thiết quân rượu hòa nước, dưới trên đều một dạ cha con” (Nguyễn Trãi); Phải coi trọng vai trò của dân “chở thuyền là dân mà lật thuyền cũng là dân” (Nguyễn Trãi); Phải có trách nhiệm đối với dân, chăm dân và dưỡng sức dân “khoan thư sức dân làm kế sâu gốc bền rễ, đó là thượng sách giữ nước” (Trần Quốc Tuấn). Phương pháp luận trong công cuộc dựng nước và giữ nước, người Việt thường căn cứ vào thời và ý dân, lấy ít địch nhiều, lấy đại nghĩa thắng hung tàn, lấy chí dân thay cường bạo. Đánh giặc giữ nước trước hết là vì lợi ích của muôn dân. Vì thế mà Thạch Sanh không dung binh khí mà dùng tiếng đàn nhân nghĩa để lui quân thù; Nguyễn Trãi trong thế chẻ tre vẫn “sáu lần lăn mình vào miệng hổ quyết nghị hòa để dân hai nước khỏi vạ can qua”; Hồ Chí Minh trong cả hai cuộc kháng chiến vẫn luôn viết thư kêu gọi hòa bình đề nghị các bên ngồi vào bàn thương lượng để giải quyết chiến tranh.
- Về đạo làm người các nhà tư tưởng Việt Nam thường dựa vào các đạo Nho, Phật, Lão coi đó là cơ sở hành động của mình. Từ sau Lý, Trần, Nho giáo dần dần được đề cao hơn. Cụ thể, khi vào đời họ đều khẳng định Nho giáo là tư tưởng sống của mình, khi bước ra khỏi đời sống chính trị và phải giải quyết các vấn đề ốm đau - sống chết - phúc họa - may rủi thì họ dùng Phật giáo làm chỗ dựa tinh thần, khi sa cơ lỡ vận họ tìm đến đạo Lão để được an ủi, được tự do tự tại. 
- Nói chung thế giới quan của các nhà tư tưởng Việt Nam trước 1930 là thế giới quan dung hợp Nho-Phật-Lão. Bên cạnh những mặt tích cực nó cũng biểu hiện những hạn chế như: Không chú trọng đến nhận thức luận, thiên về trực giác duy tâm thiếu tư duy khoa học, coi thường pháp chế, coi thường khoa học, kỹ thuật, sùng ngoại và mê tín.
Những nét đặc trưng của tư tưởng Việt Nam sau 1930.
Đây là thời kỳ xâm nhập và phát triển thành hệ tư tưởng của người Việt trên cơ sở nền tảng của chủ nghĩa Mác-Lênin. Từ những năm 20 của thế kỷ XX, chủ nghĩa Mác-Lênin được truyền vào Việt Nam. Năm 1930 Đảng cộng sản Việt Nam ra đời lãnh đạo cách mạng Việt Nam theo con đường Xã hội chủ nghĩa. 
 Dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam, nhân dân Việt Nam nói chung, các nhà tư tưởng Việt Nam nói riêng đã tiếp thu, vận dụng chủ nghĩa Mác-Lênin vào thực tiễn nước ta trên cơ sở đổi mới, hiện đại và nêu cao các giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc: Yêu nước; Sáng tạo trong lao động; Anh hùng bất khuất trong giữ gìn độc lập dân tộc và chủ quyền của Tổ Quốc; Nhân ái, nhân văn, nhân đạo vì độc lập tự do của Tổ Quốc.
Tất cả những giá trị tư tưởng của Việt Nam từ 1930 đến nay, thể hiện tập trung và đầy đủ nhất trong tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ngày nay, Đảng ta khẳng định: Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh là cơ sở nền tảng của tư tưởng và là kim chỉ nam cho mọi hành động cách mạng của toàn Đảng, toàn dân Việt Nam. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Nguyễn Hữu Vui (Chủ biên) - Lịch sử Triết học - Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Hà Nội 1998.
Hội đồng biên sọan sách giáo khoa Trung ương - Triết học Mác-Lênin - Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Hà Nội 1999.
Nguyễn Đăng Thục - Lịch sử Triết học phương Đông - Nhà xuất bản thành phố Hồ Chí Minh - Bộ 5 tập - 1991.
Nguyễn Đăng Thục - Lịch sử Tư tưởng Việt Nam - Nhà xuất bản thành phố Hồ Chí Minh - Bộ 7 tập - 1998.
Lê Sỹ Thắng (Chủ biên) - Lịch sử tư tưởng Việt Nam - Tập 2 - Nhà xuất bản Khoa học xã hội - Hà Nội 1997.
Nguyễn Tài Thư (Chủ biên) - Lịch sử Phật giáo Việt Nam - Nhà xuất bản Khoa học xã hội - Hà Nội 1988.
Nguyễn Tài Thư (Chủ biên) - Lịch sử tư tưởng Việt Nam - Tập 1 - Nhà xuất bản Khoa học xã hội - Hà Nội 1993.
Hà Văn Thư và Trần Hồng Đức - Tóm tắt niên biểu Lịch sử Việt Nam - Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin - Hà Nội 1996.
Viện Triết học - Lịch sử tư tưởng Việt Nam (Văn tuyển) - Tập 1 - Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia - Hà Nội 2002.
Đoàn Đức Hiếu, Nguyễn Văn Hòa - Lịch sử triết học Phương Đông - Đại học sư phạm Huế 1993.
Hoàng Ngọc Vĩnh - Nhân sinh quan Phật giáo Huế qua góc nhìn của Lịch sử Triết học (Luận văn Thạc sỹ) - Phân viện Báo chí và Tuyên truyền, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh - Hà Nội 1994.
Hoàng Ngọc Vĩnh - Đại cương Lịch sử Triết học Phương Đông và Việt Nam - Đại học Khoa học Huế 2000.
Hoàng Ngọc Vĩnh – Phật giáo Huế với đời sống văn hóa tinh thần con người Huế (Đề cấp Bộ đã nghiệm thu), Huế 2009.
Hoàng Ngọc Vĩnh – Hồ Chí Minh với một số tôn giáo ở Việt Nam – Nhà xuất bản Đại học Huế, 2009.
Viện Văn học (Trung tâm Khoa học xã hội và nhân văn Quốc gia) - Hoàng đế Lê Thánh Tông - Nhà xuất bản Khoa học xã hội - Hà Nội 1998. 
TS Nguyễn Hoài Văn - Tìm hiểu tư tưởng chính trị Nho giáo Việt Nam từ Lê Thánh Tông đến Minh Mệnh - Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia - Hà Nội 2002.

File đính kèm:

  • docgiao_trinh_lich_su_tu_tuong_viet_nam.doc