Giáo trình Kỹ thuật lái xe ô tô

TỔNG QUAN VỀ CÁC BỘ PHẬN CHỦ YẾU TRONG BUỒNG LÁI ÔTÔ

Trong buồng lái ôtô có bố trí nhiều bộ phận để người lái xe điều khiển nhằm đảm bảo an toàn chuyển động cho xe ôtô. Những bộ phận chủ yếu học viên bước đầu cần biết được trình bày hình bên:

Ngoài những bộ phận trên chủ yếu nêu trên, trong buồng lái còn bố trí những bộ phận điều khiển khác như:

Công tắc điều khiển điều hoà nhiệt độ, công tắc rađiô cát xét, công tắc ửa kính,công tắc gạt mưa, công tắc mở cốp, điều chỉnh gương chiếu hậu

Trên những ôtô khác nhau, vị trí những bộ phận điều khiển trong buồng lái cũng không hoàn toàn giống nhau. Do vậy, người lái xe phải tìm hiểu khi tiếp xúc với từng loại xe ôtô cụ thể.

. Vô lăng lái

Vô lăng lái dùng để điều khiển hướng chuyển động của xe ôtô.

Vị trí của vô lăng lái trong buồng lái phụ thuộc vào quy định của mỗi nước. Khi quy định chiều thuận của chuyển động là bên phải (theo hướng đi của mình) thì vô lăng lái được bố trí bên trái (còn gọi là tay lái thuận). Khi quy định chiều thuận của chuyển động là bên trái thì vô lăng lái được bố trí ở phía bên phải (còn gọi là tay lái nghịch).

Trong giáo trình này chỉ giới thiệu loại “ Tay lái thuận” theo đúng luật Giao thông đường bộ.

 

ppt 202 trang kimcuc 7340
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Kỹ thuật lái xe ô tô", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Kỹ thuật lái xe ô tô

Giáo trình Kỹ thuật lái xe ô tô
SÔÛ LAO ÑOÄNG THÖÔNG BINH & XAÕ HOÄI  TT DẠY NGHỀ CƠ GiỚI THÀNH LUÂN 
GIAÙO TRÌNH 
KYÕ THUAÄ LAÙI XE OÂTOÂ 
D ành cho caùc lôùp ñaøo laùi xe oâtoâ 
 GV. NGUYỄN HOÀI ViỄN 
GIÁO TRÌNH 
KỸ THUẬT LÁI XE ÔTÔ 
Chương 1: 
Vị trí t ác dụng các bộ phận chủ yếu 
trong buồng lái xe ôtô 
Chương 2: 
K ỹ thuật cơ bản lái xe ôtô 
Chương 3: 
L ái xe ôtô trên các đoạn đường khác nhau 
Chương 4: 
L ái xe chở hàng hóa và cách sử dụng một số bộ phận 
trên ôtô có tính cơ động cao 
Chương 5: 
T âm lý điều khiển ôtô 
Chương 6: 
Th ực hành lái xe ôtô tổng hợp 
Giới thiệu 
Giáo trình Kỹ thuật lái xe ôtô được biên soạn trên cơ sở chương trình đào tạo lái xe ôtô theo quy định của Bộ Giao Thông Vận Tải. 
Kỹ thuật lái xe ôtô là một trong những môn học của chương trình đào tạo lái xe ôtô. Môn học này nhằm trang bị cho học viên những kiến thức cơ bản về kỹ thuật lái xe ôtô và những thao tác đúng quy trình kỹ thuật 
GIỚI THIỆU 
Trong buồng lái ôtô có bố trí nhiều bộ phận để người lái xe điều khiển nhằm đảm bảo an toàn chuyển động cho xe ôtô. Những bộ phận chủ yếu học viên bước đầu cần biết được trình bày hình bên: 
Chương I: VỊ TRÍ, TÁC DỤNG CÁC BỘ PHẬN 
CHỦ YẾU TRONG BUỒNG LÁI XE ÔTÔ 
1.1. TỔNG QUAN VỀ CÁC BỘ PHẬN CHỦ YẾU TRONG BUỒNG LÁI ÔTÔ 
Ngoài những bộ phận trên chủ yếu nêu trên, trong buồng lái còn bố trí những bộ phận điều khiển khác như: 
Công tắc điều khiển điều hoà nhiệt độ, công tắc rađiô cát xét, công tắc ửa kính,công tắc gạt mưa, công tắc mở cốp, điều chỉnh gương chiếu hậu 
Trên những ôtô khác nhau, vị trí những bộ phận điều khiển trong buồng lái cũng không hoàn toàn giống nhau. Do vậy, người lái xe phải tìm hiểu khi tiếp xúc với từng loại xe ôtô cụ thể. 
1.2.1. Vô lăng lái 
Vô lăng lái dùng để điều khiển hướng chuyển động của xe ôtô. 
Vị trí của vô lăng lái trong buồng lái phụ thuộc vào quy định của mỗi nước. Khi quy định chiều thuận của chuyển động là bên phải (theo hướng đi của mình) thì vô lăng lái được bố trí bên trái (còn gọi là tay lái thuận). Khi quy định chiều thuận của chuyển động là bên trái thì vô lăng lái được bố trí ở phía bên phải (còn gọi là tay lái nghịch). 
Trong giáo trình này chỉ giới thiệu loại “ Tay lái thuận” theo đúng luật Giao thông đường bộ. 
1.2. TÁC DỤNG, VỊ TRÍ VÀ HÌNH DẠNG CÁC BỘ PHẬN CHỦ YẾU TRONG BUỒNG LÁI XE ÔTÔ 
Vô lăng lái có dạng hình tròn , các kiểu thông dụng được trình bày hình trên: 
1.2.2. Công tắc còi điện 
Công tắc còi điện dùng để điều khiển còi phát ra âm thanh báo hiệu cho người và phương tiện tham gia giao thông biết có xe ôtô đang chuyển động tới gần. 
Công tắc còi điện thường được bố trí ở vị trí thuận lợi cho người lái xe sử dụng, như ở tâm vô lăng lái, hoặc ở gần vành của vô lăng lái 
1.2.3. Công tắc đèn 
Công tắc đèn dùng để bật hoặc tắt các loại đèn trên xe ôtô, như đèn pha, cốt và các loại đèn chiếu sáng khác. 
Công tắc đèn loại điều khiển bằng tay được bố trí phía bên trái trên trục lái. Tuỳ theo loại đèn mà theo tác điều khiển chúng có sự khác nhau. 
Chương 1: VỊ TRÍ, TÁC DỤNG CÁC BỘ PHẬN 
CHỦ YẾU TRONG BUỒN LÁI XE ÔTÔ 
Điều khiển đèn pha cốt: Việc bật hoặc tắt đèn pha, cốt được thực hiện bằng cách xoay núm điều khiển ở đầu công tắc. 
Núm điều khiển có ba nấc: 
Nấc “0” tất cả các loại đèn đều tắt; 
Nấc “1” bật bật sáng đèn cốt (đèn chiếu gần) đèn kích thước, đèn hậu, đèn chiếu sáng bảng đồng hồ ; 
Nấc “2” Bật sáng đèn pha ( đèn chiếu xa) và những đèn phụ nếu trên. 
Điều khiển đèn xin đường: Khi cần thay đổi hướng chuyển động hoặc dừng xe cần gạt công tắc về phía trước hoặc phía sau đề xin đường sẽ phải hoặc sẽ trái. 
Khi gạt công tắc đèn xin đường thì đèn báo hiệu trên bảng đồng hồ sẽ nhấp nháy theo. 
Điều khiển đèn xin vượt: Khi muốn vượt xe, cần gạt công tắc đèn lên, xuống về phía vô lăng lái liên tục để nháy đèn pha báo xin vượt 
Công tắc đèn pha, cốt loại điều khiển bằng chân thường được bố trí dưới sàn buồng lái phía bên trái bàn đạp ly hợp. 
Khoá điện thường có bốn nấc 
- Nấc “0” (LOCK): Vị trí cắt điện; 
- Neck “1”( ACC): Cap điện hạn chế; vị trí động cơ không hoạt động nhưng vẫn cấp điện cho rađiô cát xét, bảng đồng hồ, châm thuốc ; 
- Nấc “2” ( ON ): Vị trí cấp điện trên tất cả các loại xe ôtô; 
- Nấc “3” ( START) : Vị trí khởi động động cơ. Khi khởi động động cơ xong chìa khoá tự động quay về nấc “2” . 
1.2.4. Khoá điện 
Ổ khoá điện để khởi động hoặc tắt động cơ. 
Ổ khoá điện thường được bố trí ở bên phải trên vỏ trục lái, hoặc đặt ở trên thành bảng đồng hồ phía trước mặt người lái. 
1.2.5. Bàn đạp li hợp ( bàn đạp côn) 
Bàn đạp ly hợp để đóng, mở ly hợp nhằm nối hoặc ngắt động lực từ động cơ đến hệ thống truyền loc. No được sử dụng khi khởi động động cơ hoặc khi chuyển số. 
Bàn đạp li hợp được bố trí ở phía bên trái của trục lái 
1.2.6. Bàn đạp phanh ( phanh chân) 
Bàn đạp phanh để điều khiển sự hoạt động của hệ thồng phanh nhằm giảm tốc độ, hoặc dừng hẳn sự chuyển động của ôtô trong những trường hợp cần thiết . 
Bàn đạp phanh được bố trí phía bên phải trục lái ở giữa bàn đạp ly hợp và bàn đạp ga . 
1.2.7. Bàn đạp ga 
	Bàn đạp ga dùng để điều khiển độ mở của bướm ga ( đối với động cơ xăng ) , thay đổi vị trí thanh răng của bơm cao áp ( đối với động cơ diezel ) . Bàn đạp ga được sử dụng khi cần thay đổi chế độ làm việc của động cơ.	 
	Bàn đạp ga được bố trí phía bên phải trục lái, cạch bàn đạp phanh 
1.2.8. Cần điều khiển số ( Cần số) 
Cần số để điều khiển tăng hoặc giảm số cho phù hợp với sức cản chuyển động của mặt đường, để gài số mo “ số 0” và gài số lùi trong những trường hợp cần thiết . 
Cần số được bố trí ở phía bên phải của người lái 
1.2.9. Cần điều khiển phanh tay 
Cần điều khiển phanh tay để để điều khiển hệ thống phanh tay nhằm giữ cho ôtô đứng yên trên đường có độ dốc nhất định ( thường sử dụng khi dừng hoặc đỗ xe). Ngoài ra còn sử dụng đẻ hỗ trợ phanh chân trong những trường hợp cần thiết . 
Cần điều khiển phanh tay được bố trí ở bên phải nguời lái 
1.3- MỘT SỐ BỘ PHẬN ĐIỀU KHIIỂN THƯƠNG DÙNG KHÁC 
1.3.1. Công tắc điều khiển gạt nước 
Công tắc điều khiển gạt nước dùng để gạt nước bám trên kính .Công tắc này được sử dụng khi trời mưa, khi sương mù , hoặc khi kính chắn gió bị bẩn , mờ . 
Công tắc này thường có bốn nấc : nấc “0” là ngừng gạt; nác “1” là gạt từng lần một ; nấc “2 ” là gạt chậm ; nác “3”là gạt nhanh . 
Chú ý: Có thể kéo công tắc gạt nươc lên trên đẻ điều khiển việc phun nước rửa kính 
 1.3.2. Các loại đồng hồ và đèn báo trong bảng đồng hồ 
Bảng các loại đồng hồ và đèn báo được bố trí trước mặt người lái . 
- Đồng hồ tốc độ : biểu thị số Km xe ôtô chạy trong một giờ , trong đồng hồ có bộ phận hiển thị báo tổng quãng đường và quãng đường xe ôtô đã chạy ; 
- Đồng hồ đo số vòng quay động cơ ( vòng/phút )	 
- Đồng hồ báo mức nhiên liệu ; 
- Đồng hồ báo nhiệt độ nước làm mát 
- Đèn phanh : Nếu sáng báo hiệu đang hãm phanh tay hoặc thiếu dầu phanh 
- Đèn báo dầu máy : nếu sáng báo hiệu tình trạng dàu bôi trơn có vấn đề ; 
- Đèn cửa xe : Nếu sáng báo hiệu cửa đóng chưa chặt . 
- Đèn nạp ắc quy : Nếu sáng báo hiệu việc nạp ắc quy có vấn đề . 
 1.3.3. Một số bộ phận điều khiển khác 
- Công tắc điều hoà nhiệt độ dùng để điều khiển sự làm việc của điều hoà nhiệt độ trong ôtô; 
- Công tắc rađiô cát xét dùng để điều khiển sự làm việc của radio cát xét; 
- Nút bấm để đóng cửa tự động kính cửa sổ ; 
- Bộ phận điều khiển mở cốp sau, cốp trước (ca bô ); 
- Bộ phận điều khiển mở nắp thùng nhiên liệu ; 
- Bộ phận điều chỉnh vị trí ghế lái, ghế khách ; 
2.1. KIỂM TRA TRƯỚC KHI Đ Ư A XE ÔTÔ RA KH Ỏ I CHỖ ĐỖ 
Trước khi đưa xe ôtô ra khỏi chỗ đỗ , người lái xe phải kiểm tra đày đủ các nội dung sau : 
Các nội dung kiểm tra trước khi khởi động động động cơ 
- Áp suất hơi lốp , độ mòn hoa lốp và độ bền của lốp ; 
- Sự rò rỉ của dầu , nước hoặc các loại chất lỏng khác; 
Sự hoạt động của các loại của kính , gương chiếu hậu và các loại đèn chiếu sáng 
- Độ an toàn của khu vực phía trước, phía sau hai bên thành và dưới gầm xe (không có chướng ngại vật hoặc người đi bộ) 
Chương II: 
KỸ THUẬT CƠ BẢN LÁI XE ÔTÔ 
2.2. LÊN VÀ XUỐNG XE ÔTÔ 
Người lái xe cần luyện các động tác lên và xuống xe ôtô đúng kỹ thuật để đảm bảo an toàn 
2.2.1. Lên xe ôtô 
Trình tự đúng khi lên xe ôtô được trình bày trên hình 2-1 
- Kiểm tra an toàn : Trước khi lên xe ôtô, người lái xe cần quan sát tình trạng giao thông xung quanh , nếu thấy không có trở ngại , đặc biệt là phía sau thì mới mở cửa xe ở mức vừa đủ để người mình vào; 
- Lên xe: khi lên xe, nắm tay vào thành cửa , đưa chân phải vào trước xoay người ngồi vào ghế lái rồi đưa chân trái vào, đặt bàn chân phải dưới bàn đạp ga và chân trái dưới bàn đạp côn . 
- Đóng cửa : Từ từ khép cửa lại , đén khi khe hở còn nhỏ thì đóng mạnh cho cửa thật khít . 
- Cài chốt khoá cửa : Đóng chốt cửa đề phòng tai nạn 
Đối với loại xe ôtô có bậc lên xuống thì sau khi đã mở cửa , chân trái bước lên bậc lên xuống, dùng lực của hai tay kéo chân phải đẩy người đứng lên bậc lên xuống, đưa chân phải vào buồng lái, các động tác tiếp theo thực hiện giống như trên. 
 2.2.2. Xuống xe ôtô 
 Trình tự đúng khi xuống xe ôtô được trình bày trên hình 2-2 
 - Kiểm tra an toàn: Trước khi xuống xe ôtô cần thực hịên các động tác đỗ xe an tòan như tắt động cơ, kéo phanh tay rồi quan sát tình hình giao thông xung quanh xe ôtô. 
 - Mở cửa xe ôtô; mở chốt cửa khoá , mở hé cánh cửa dừng lại một lát để báo tín hiệu xuống xe cho các phương tiện khác biết, quan sát lại tình hình giao thông phía sau rồi mở cửa ở mức cần thiết đẻ ra khỏi xe ôtô; 
 - Xuống xe ôtô : tay trái giữ nguyên vị trí cửa đã mở , đưa chân trái xuống trước và mau chóng xoay người ra khỏi xe ôtô ; 
 - Từ từ khép cửa , khi còn khoảng mười 10 cm thì đóng cửa cho khít hẳn 
 - Khoá cửa : cần rèn thói quen khoá cửa để đề phòng trường hợp chìa khoá vẫn cắm trong ổ mà cửa đã đóng . 
 - Đối với loại xe ôtô có bậc lên xuống thì sau khi mở đưa chân trái xuống bậc lên xuống, tay trái nắm vào cửa xe xoay người đưa chân phải ra khỏi buồng lái đặt xuống đất đồng thời rời tay phải từ vành của vô lăng lái nắm vào thành buồng lái. Đưa chân trái xuống đất và đóng cưả xe chắc chắn . 
 Trong thực tế tuỳ theo hình dáng , kết cấu của từng loại buồng lái mà chọn động tác lên xuống ôtô cho phù hợp để đảm bảo đúng kỹ thuật và an toàn. 
Tư thế ngồi lái xe có ảnh hưởng đến sức khoẻ , thao tác cuả người lái xe và sự an toàn chuyển động của người lái xe ôtô. Do vậy cần phải điều chỉnh ghế lái cho phù hợp với tầm thước của mỗi người. 
 Việc điều chỉnh cho ghế lái dịch lên trên hoặc lùi xuống được thực hiện bằng cách thực hiện bằng cách kéo cần điều chỉnh ở dưới gầm ghế (hình 2-3.1) 
 2.3 ĐIỀU CHỈNH GHẾ NGỒI LÁI XE VÀ GƯƠNG CHIẾU HẬU 
 Việc điều chỉnh góc của đệm tựa được thực hiện bằng cách kéo cần điều chỉnh hoặc xoay núm điều chỉnh ở phía bên trái ghế lái (hình 2-3-2) 
2.3.1. Điều chỉnh ghế ngồi lái xe 
Sau khi điều chỉnh phải đảm bảo những yêu cầu sau: 
- Chân đạp hết hành trình các bàn đạp ly hợp, phanh và ga mà đầu gối vẫn còn hơi chùng ; 
- 2/3 lưng tựa nhẹ vào đệm lái ( ghế ngồi ) 
- Có tư thế ngồi thoải mái , ổn định hai tay cầm hai bên vành vô lăng lái, mắt nhìn về phía trước, hai chân mở tự nhiên (hình 1-4) 
- Ngoài ra người lái xe cần sử dụng quần áo cho phù hợp để không ảnh hưởng đến các thao tác lái xe. 
 2.3.2 Điều chỉnh gương chiếu hậu 
 Người lái cần điều chỉnh gương chiếu hậu ở trong buồng lái và ở ngoài buồng lái (cả bên phải và bên trái ) sao cho có thể quan sát được tình trạng giao thông phía sau, phía bên trái và bên phải của xe ôtô (hình 2-5) 	 Cần chú ý điều chỉnh gương trong lúc ôtô đang chuyển động là rất nguy hiểm . 
 Kéo dây an toàn để quàng qua người và cài chốt cài như hình vẽ 2-6 
2.3.3. Cài dây an toàn 
2.4 Phương pháp cầm vô lăng lái 
Để dễ điều khiển hướng chuyển động của xe ôtô, người lái xe cần cầm vô lăng lái đúng kỹ thuật . 
Nếu coi vô lăng như chiếc đồng hồ thì tay trái nắm vị trí từ (9-10) giờ tay phải nắm vào vị trí từ (2-4)giờ, bốn ngón tay nắm vào vô lăng lái, ngón tay cái đặt dọc theo vành vô lăng lái (hình 2-7) 
Yêu cầu : Vai và tay thả lỏng tự nhiên , đây là tư thế tự nhiên để lái xe không mỏi mệt và dễ thực hiện các thao tác khác. 
 2.5. Phương pháp điều chỉnh vô lăng lái 
 Khi muốn cho xe chuyển sang hướng nào thì phải quay vô lăng sang hướng đó (cả tiến lẫn lùi ) mức độ quay vô lăng lái phụ thuộc mức y ê u cầu chuyển hướng 
 Khi xe ôtô đã chuyển hướng xong , phải trả lại kịp thời để ổn định theo hướng chuyển động mới . 
 Muốn quay vô lăng về phía bên phải thì tay phải kéo tay trái đẩy theo chiều kim đồng hồ (hình 2-8-1) khi tay phải đã chạm vào sườn ,nếu muốn lấy lái tiếp thì vuốt tay phải xuống dưới (hình 2-8-2); đồng thời rời vô lăng để nắm vào vị trí (9-11) giờ (hình 2-8-3) Tay trái tiếp tục đẩy vành vô lăng lái xuống dưới (vị trí 5-6 giờ )(hình 2-8-4); đồng thời rời tay trái nắm vào vị trí (9-10giờ)(hình 2-8-5) 
Muốn quay vô lăng lái về bên trái thì tay trái kéo , tay phải đẩy ngược chiều kim đồng hồ , khi tay trai đã chạm sườn nếu muốn lấy lái tếp tục thì vuốt tay trái xuống dưới vị trí (6-7giờ) đồng thời rời vô lăng lái để nắm vào vị trí (1-3 giờ ). 
Tay phải tiếp tục dẩy vành vô lăng lái xuống dưới vị trí (6-7giờ)rời tay phải để nắm vào vị trí (1-3 giờ ) 
Khi vào vòng gấp cần lấy nhiều lái thì các động tác lại lặp lại như trên 
2.6. PHƯƠNG PHÁP ĐẠP VÀ NHẢ BÀN ĐẠP LY HỢP 
2.6.1 Phương pháp đạp bàn đạp ly hợp 
Khi đạp bàn đạp ly hợp thì sự truyền động lực từ động cơ đén hệ thống truyền lực bị ngắt . Đạp bàn đạp ly hợp được dùng khi xuất phát , khi chuyển số khi phanh . 
Khi đạp bàn đạp ly hợp hai tay nắm vành vô lăng lái , người lái xe nhìn thẳng về phía trước, dùng mũi chân trái đạp mạnhbàn đạp xuống sát sàn xe(gót chân không dính cào sàn xe) lúc này sự truyền động lực từ động cơ đến hộp số đã bị ngắt 
Yêu cầu bàn đạp côn phải dứt khoát 
Chú ý : Qúa trình đạp bàn đạp ly hợp thường được chia làm 3 giai đoạn:Giai đoạn đạp hết hành trình tự do , giai đoạn đạp hết một nửa hành trình và giai đoạn đạp hết hành trình 
 2.6.2. Nhả bàn đạp ly hợp 
 Nhả bàn đạp ly hợp là để nối truyền động từ động cơ đến hệ thóng truyền lực.Để động cơ không bị chết đột ngột , xê ôtô không bị chuyển động không bị rung giạt , khi nhả bàn đạp ly hợp cần thực hiện theo trình tự sau: 
 - Khoảng cách 2/3 hành trình đầu nhả nhsnh cho đĩa ma sát của ly hợp tiếp giáp với bánh đà . 
 - khoảng 1/3 hành trình sau nhả từ từ ,để tăng dần mô men quay truyền từ động cơ đến hệ thống truyền lực . 
Chú ý :Khi nhả hết bàn đạp ly hợp phải đặt chân xuống sàn xe , không nên thường xuyên đạt chân lên bàn đạp để tránh trương hợp trượt ly hợp . 
 2.7. ĐIỀU KHIỂN CẦN SỐ 
 2.7.1. Vị trí số của một số loại xe ôtô 
 Các loại xe ôtô khác nhau thương có vị trí số khác nhau.Vị trí các số được ghi trên núm cần số.Khi lái loại xe nào cần phải tìm hiểu kỹ vị trí số của loại xe. 
Vị trí số của một số loại xe ôtô được trình bày ở hình bên: 
 2.7.2. Phương pháp điều khiển cần số 
Khi điều khiển cần số sẽ làm thay đổi sự ăn khớp giữa các bánh răng trong hộp số , làm thay đổi sức kéo và tốc độ chuyển động của xe ôtô . 
Để chuyển số người lái xe đặt lòng bàn tay phải vào núm cần số , dùng lực của cánh tay đưa cần số từ số đang hoạt động về số 0 rồi từ đó đưa cần số vào vị trí số phù hợp . 
Trước khi vào số lùi (R) phải thực hiện thêm thao tác phụ để mở khoá hãm ( tùy theo xe ) 
Chú ý : Kh ...  xe chạy trước .Tránh dừng xe giữa dốc, nếu muốn dừng phải nhả hẳn chân ga, đạp nhẹ chân phanh và chọn chỗ dừng phù hợp, sau đó tắt động cơ, gài số kéo chặt phanh tay và chèn chặt bánh xe . 
Lái xe ô tô kéo moóc hoặc bán rơ moóc cần hạn chế lùi xe. Nếu phải lùi cần hãm cơ cấu chuyển hướng của rơ moóc. Khi lùi xe ô tô kéo rơ moóc hai trục thì chiều lùi của rơ moóc giống chiều lùi ngược của ô tô kéo; nếu là rơ moóc 1 trục hoặc bán rơ moóc thì chiều lùi của chúng giống chiều lùi c ủa xe kéo .Khi lùi sử dụng ga nhẹ, lấy l ái từ từ, nếu hướng của rơ moóc hoặc bán rơ moóc không đúng cần dừng lại và tiến lên để chỉnh lại hướng 
Khi cần quay đầu, tốt nhất là chọn chỗ rộng và cho quay vòng 1 lần (theo chiều tiến) 
4.3- LÁI XE Ô TÔ TỰ ĐỔ 
Xe ô tô tự đổ (xe ben là loai xe có cơ cấu nâng hạ thùng)bằng thủy lực để đổ hàng. Xe thường dùng để vận chuyển các loại hàng rời : Quặng đất, đá sỏi,.. 
Khi chạy tên đường xấu, nhiều ổ gà nên chạy chậm để thùng xe không bị lắc mạnh, không gây hiện tượng lệch ben . 
Khi chạy vào đường vòng cần giảm tốc độ, không lấy lái gấp và không phanh gấp. 
Khi đổ hàng phải chọn vị trí nền tường cứng và phẳng, dừng hẳn xe, kéo chặt phanh tay; sau đó, mới điều khiển cơ cấu nâng ben để đổ hàng, đổ xong hàng mới hạ thùng xuống từ từ. Tuyệt đối không vừa đổ hàng vừa chạy xe 
4.4- LÁI XE Ô TÔ TỰ NÂNG HÀNG 
Xe ôtô tự nâng hàng là loại xe ôtô có trang bị thêm cầu để tự bốc xếp hàng lên thùng hàng . Hàng hóa chủ yếu là loại đã đóng thành kiện hoặc gỗ cây .. 
Sử dụng loại xe này người lái xe cần tìm hiểu cách sử dụng cần cẩu để bốc xếp hàng hóa và chú ý : 
- Không sử dụng cần cẩu quá tầm quá tải trong quy định 
- Nâng hạ hàng hóa từ từ. 
4.4- LÁI XE Ô TÔ CHỞ CHẤT LỎNG 
Khi lái xe chở chất lỏng như nước xăng dầu .. cần chú ý chở đầy thùng (đến tầm mức giới hạn ) nếu chất lỏng không đầy khi chuyển động sẽ tạo trọng tải phụ ảnh hưởng đến chuyển động phụ của xe .Nếu chất lỏng thuộc loại dễ cháy nổ trước khi khởi hành phải kiểm tra các thiết bị phòng cháy như bình cứu hoả xích tiếp đất . 
Khi lái xe chở chất lỏng người lái xe phải chú ý : 
Chạy xe với tốc độ đều và phù hợp tránh bị xóc mạnh , không để thùng ch ứa bị va quệt . 
Không lấy lái nhanh, không phanh gấp 
Khi vào đường vòng phải giảm tốc độ 
Thường xuyên kiểm tra , không để hiện tượng rò rỉ chất lỏng từ thùng chứa. 
 4.6- SỬ DỤNG MỘT SỐ BỘ PHẬN PHỤ TRÊN XE ÔTÔ CÓ TÍNH CƠ ĐỘNG CAO 
 4.6.1. Sử dụng hộp số phụ 
 Trên xe ôtô nhiều cầu chủ động thường đặt hộp số phụ. Hộp số phụ ngoài phân phối mô men ra các cầu chủ động còn có số thấp để làm tăng mô men truyền đến các bánh xe chủ động. Trong hộp số phụ có cơ cấu để gài hoặc cắt cầu trước chủ động . 
 Khi chuyển động trên đường tốt cần cắt cầu trước chủ động (lúc này cầu trước là cầu bị động). 
 Khi chuyển động trên đường xấu cần gài cầu trước và chú ý trước khi gài số thấp của hộp số phụ thì nhất thiết phải gài cầu trước; còn khi gài cầu trước thì không cần gài số trước 
4.6.2- Sử dụng bộ khoá vi sai 
Trên một số loại xe có trang bị bộ khoá vi sai. Khi chạy trên đường xấu, gặp trường hợp một bên bánh xe chủ động bị trượt quay hoàn toàn, một bên đứng yên thì điều khiển bộ khoá vi sai nhằm nối cứng 2 bán trục để vớt lầy 
Chú ý : Chỉ sử dụng bộ khoá vi sai khi các bánh xe bị trượt quay còn các trường hợp thì không được sử dụng 
 4.6.3- Sử dụng xe ôtô có tời kéo 
 Tời kéo được được lắp ở phía trước trên khung xe của một số xe ôtô có tính cơ động cao,tời dùng để bốc xếp hàng hoá kéo xe khác hoặc tự kéo mình khi bị patinê. Khi sử dụng tời cần đưa cần số của hộp số chính về số o nối khớp nối từ ,đạp ly hợp gài số của hộp trích công suất về số 0. 
Với những loại xe có tời kéo, khi bị patinê có thể sử dụng cột chôn xuống đường hoặc chọn cây đứng vững chắc để buộc cáp và cho vận hành tời để kéo xe ra khỏi chỗ lầy. 
Chương 5: 
TÂM LÝ ĐIỀU KHIỂN XE ÔTÔ 
 5.1- NHỮNG CÔNG VIỆC CHÍNH CỦA HOẠT ĐỘNG LÁI XE 
 Trong quá trình điều khiển xe ôtô tham gia giao thông những công việc của hoạt động lái xe là: quan sát tiếp nhậ thông tin về tình hình giao thông,về tình trạng kỹ thuật của xe; đánh giá thông tin phán đoán và quyết định thao tác cần thiết để đảm bảo an toàn . 
5.1.1- Quan sát, nắm bắt thông tin về chướng ngại vật 
 Xe ôtô là phương tiện chuyển động có tốc độ cao, do vậy khi lái xe trên các đường khác nhau người lái xe phải quan sát xa gần, phía trên dưới bên phải bên trái ...để nắm bắt thông tin vè chướng ng ại vật và tình hình ở xung quanh. 
 Khi quan sát người lái xe, nhận được các thông tin về các điều kiện đảm bảo an toàn giao thông của kết cấu hạ tầng phương tiện và người tham gia giao thông từ mắt nhìn tai nghe ..biết được cự ly và tốc độ các loại phương tiện giao thông khác ,phát hiện người đi bộ,công trường xây dựng.... 
Kết quả quan sát, nắm bắt thông tin về chướng ngại vật làm cơ sở cho việc phán đoán 
5.1.2- Phán đoán tình huống giao thông 
Tiếp theo quan sát là phán đoán. Đó là hoạt động tư duy, đ oán trước các tình huống giao thông có thể xảy ra để đề xuất ý định xử lý . 
Dưới đây trình bày phương pháp phán đoán đúng sai của làn đường : 
- Khi không có xe ngược chiều đi tới (hình 5-2): có thể vượt qua xe khác (là một chướng ngại vật) với một khoảng cách an toàn 
 - Có xe ngược chiều chạy với tốc độ cao nhưng còn cự ly an toàn (hình5-3):có thể vượt chướng ngại vật trước xe chạy ngược chiều; 
 - Có xe chạy ngược chiều với tốc độ chậm nhưng đã tới gần chướng ngai vật (hình5-4):cần nhường đường cho xe ngược chiều nếu không sẽ x ẩy ra tai nạn 
5.1.3- Xử lý tình huống giao thông 
Xử lý là sử dụng các thao tác lái xe cụ thể để đ ạ t được ý định để đề ra trong phán đoán 
Quan sát ,phán đoán và xử lý là ba hoạt động kế tiếp và liên quan chặt chẽ với nhau.Nó quyết định sự an toàn trong suốt q ú a trình chuyển động của xe ôtô. 
Khả năng quan sát phán đoán và xử lý cũng là một trong những tiêu chuẩn để đánh giá trình độ của người lái xe . 
Dưới đây trình bày phương pháp xử lý khi vượt chướng ngại vật : 
- Khi không gian bên cạnh còn đủ an toàn (hình5-6): Người lái xe giữ tốc độ an toàn và vượt chướng ngại vật; 
- Khi không gian bên cạnh quá hẹp (hình5-7):Người lái xe giảm tốc độ và vượt qua chướng ngại vật với tốc độ rất chậm; 
 - Xử lý đúng làn đường khi vượt (hình5-8):Người lái xe cần chuyển hướng sớm để vượt chướng ngại vật an toàn ,nếu muộn sẽ nguy hiểm; 
5.2- SỰ MỆT MỎI VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ KHI LÁI XE 
5-2.1- Những nguyên nhân gây ra sự mệt mỏi khi lái xe 
Trong quá trình điều khiển xe ôtô, có rất nhiều nguên nhân gây ra sự mệt mỏi cho người lái xe những nguyên nhân chủ yếu: 
- Thời gian lái xe kéo dài 
- Tư thế ngồi lái của người lái xe không đúng kỹ thuật 
- Điều kiện môi trường tác động đến người lái xe : tiếng ồn ,dao động .. 
- Chất lượng đường và tình trạng giao thông trên đường .... 
Sự mệt mỏi của người lái xe làm tính chính xác của việcquan sát ,phán đoán và xử lý, do vậy rất dễ gây tai nạn giao thông 
 5.2.2- Xử lý khi mệt mỏi 
 Khi người lái xe cảm thấy mệt mỏi ,cần phải tìm biện pháp để giảm bớt sự mệt mỏi bằng cách : 
 - Dừng xe lại nghỉ ngơi 
 -Nếu cảm thấy buồn ngủ phải dừng ngay xe lại và tìm biện pháp chống buồn ngủ ,nếu không được thì phải ng ủ lại 20-30 phút 
 -Lái xe đường dài cần có 2 người lái để thay nhau nên và nên nghỉ ở các trạm xe phù hợp. 
 - Biện pháp chống mệt mỏi hiệu quả nhất là trước mỗi chuyến đi phải ngủ tốt, không được uống rượi bia . 
Thực hành lái xe ôtô tổng hợp nhằm củng cố ,hoàn chỉnh,nâng cao kỹ năng ,rèn luyện tính độc lập điều khiển và xử lý tốt các tình huống giao thông . 
6.1- LÁI XE ÔTÔ TRONG HÌNH 
6.1.1- Hình thực hành kỹ năng lái xe ôtô 
Hình thực hành kỹ năng lái xe bao gồm: 
- Tiến qua hình vệt bánh xe và đường vòng vuông góc 
- Tiến qua hình đường vòng quanh co 
- Lái xe ôtô vào nơi đỗ 
- Ghép ngang ( lùi vuông góc ) 
- Ghép dọc ( lùi vào đỗ dọc) 
 Kích thước hình thực hành kỹ năng lái xe ôtô (tuỳ theo từng loại xe) được xác định theo tiêu chuẩn nghành: 22TCN286-01 
6.1.2-Phương pháp lái xe ôtô tiến qua hình vệt bánh xe và đường vòng vuông góc 
Trước khoảng một thân xe ôtô ,muốn điều khiển toàn bộ các bánh ở phía bên phải đi qua vệt bánh có kích thứ ơ c hạn chế phải biết lấy điểm chuẩn trên xe ôtô và dưới mặt đất để căn chỉnh cho xe chạy qua theo phương pháp sau : 
- Xác định khoảng cách chính xác giữa vị trí nhười ngồi lái với đường tưởng tượng vệt bánh xe bên phải của xe ,dóng lên trên đầu xe ôtô tạo thành điểm chuẩn 
Chương 6: THỰC HÀNH 
LÁI XE Ô TÔ TỔNG HỢP 
 Từ vị trí người ngồi lái d ó ng song song với đường trục tâm tuởng tưởng vết bánh xe có kích thước hạn chế và giữ khoảng cách đến điểm tưởng tượng trên mặt đường hướng tới vị trí người ngồi lái đúng bằng khoảng cách đã xác định từ vị trí người ngồi lái đến điểm chuẩn trên đầu ôtô (v). Điều khiển xe ôtô chuyển động thẳng qua vệt bánh xe 
 Trước khoảng 1 thân xe ôtô vào đường vòng vuông góc , phanh giảm tốc độ đến mức cần thiết để có thể chạy an toàn rồi mới vào đường vuông góc. 
Chương 6: THỰC HÀNH 
LÁI XE Ô TÔ TỔNG HỢP 
 Khi lái xe ôtô vòng cua trong đường vòng vuông góc, bánh xe sau phía trong vòng cua sẽ lẹm vaò trong vệt bánh xe trước cùng phía tuỳ xe ôtô độ chênh lệch bánh xe trong sẽ khác nhau ,xe càng to độ lệch bánh xe trong càng lớn.Vì vậy khi chạy đường cua vòng vuông góc cần tính tới sự chênh lệch bánh xe trong ,phải giảm tốc độ tới mức có thể và thực hiện đúng các yếu lĩnh 
 - Tại vị trí 1: về số 1 đạp nửa côn cho xe tiến vào từ từ và duy trì cự ly cách đường b từ (1-1,2m) 
 - Tại vị trí 2:khi gương chiếu hậu cửa trái thẳng hàng với điểm A thì đánh tay lái hết cỡ về phía trái đồng thới quan sát phía ngoài bên phải cho xe quay vòng .Nếu sợ bánh xe trước bên phải chạm vào điểm B thì dừng ngay xe và chỉnh lại tay lái . 
 - Tại vị trí 3: Khi xe chạy song song v ớ i đường c thì nhanh chóng trả lại tay lái về trạng thái cũ và lái xe vào vị trí số 4. 
 - Tại vị trí 4: Khi gương chiếu hậu cửa phải ngang với đường qua điểm C thì đánh tay lái hết cỡ sang phải .Nếu sợ bánh xe trứoc bên trái chạm vào điểm D thì dừng ngay xe và điều chỉnh tay lái . 
 - Tại vị trí 5: Trước lúc xe chạy song song với đường d thì nhanh chóng trả lại trạng thái đi thẳng đồng thời lái xe tíên từ từ tới lúc bánh xe sau qua hết đường vòng vuông góc . 
 6.1.3- Phương pháp lái xe ôtô tiến qua đường vòng quanh co 
 Khi lái xe tiến qua đường vòng quanh co phải chạy xe vòng sao cho ở chỗ cua trái bánh xe trước bên phải sát mép ngoài của đường cua ,ở chỗ cua phải thì bánh xe trước bên trái sao cho bám sát mép ngoài của đường cua ,phải cho xe chạy thật chậm và luôn căn để chừa ra một khoảng cách an toàn ở phía ngoài và phía trong của đường cua . 
 Vị trí 1:quan sát toàn bộ đường cua,về số 1 đạp nửa côn từ từ tiến vào đường cua , duy trì cự ly giữa bánh xe trước bên trái giữa đường a khoảng cách 1-1,2m 
Vị trí : giữ không để bánh xe trước bên phải cách xa quá so với đường cua b 
Vị trí 3 : Khi lái xe qua đường chấm thì đánh tay lái sang trái ,duy trì cự ly bánh xe trước bên trái với đường a chừng 30-50cm,tiếp tục rẽ phải 
Vi trí 4: cho bánh trứơc bên trái bám sát mép trái đường cua (đường cua a) 
Vị trí 5: ngay trước khi bánh xe sau ra khơi đường cua trả hết tay lái đi ra 
6.1.4- Phương pháp lái xe vào nơi đỗ 
6.1.4.1-Ghép dọc (lùi vuông góc) vào chỗ đỗ hẹp 
a- Dừng xe ở chỗ dễ lùi 
 -Ngắm trước chỗ định lùi 
 - Cách lề bên phải 0,7m tiến lên thật xa điểm A (hết khoảng cách khống chế để lùi vào nơi ghép xe dọc 0 
 b- Lùi xe 
 - Quan sát an toàn gài số lùi ; 
 - Đánh tay lái về bên trái sao cho bánh xe sau bên trái bám gần điểm A và tiếp tục lùi lại 
 c - Quan sát có thể lùi vào được không 
 - Xác nhận bánh xe sau bên trái đã qua được điểm A. Không xa điểm A quá góc phải xe sẽ chạm vạch giới hạn bên phải(vỉa hè ghép dọc) 
 -Xác nhận phía sau bên phải qua được. 
d- Trả tay lái 
 - Giảm tốc độ 
 - Khi xe ôtô sắp song song với vạch giới hạn bên phải thì trả tay lái cho xe song song với vạch giới hạn bên phải ; 
 - Nhìn rộng tầm mắt (ló mặt ra cửa nhìn hoặc nhìn qua gương )căn chuẩn đuôi xe 
e- Lùi thẳng 
 - Lùi thẳng vào 
 - Căn không để chạm đuôi 
g- Lái xe đi ra bên phải 
 6.1.4.2- Ghép ngang 
 a- Dừng xe ở chỗ dễ lùi 
 - Kiểm tra an toàn 
 - Dừng trước điểm A cách vạch giới hạn bên phải 1m 
 b-Quan sát phía sau an toàn 
 - Quan sát phía sau an toàn cả bên phải và bên trái ,cài số luì 
 -Lùi duôi xe tới điểm A thì đánh hết tay lái sang phải ,ló mặt qua của nhìn hoặc qua gương và lùi từ từ sang trái 
 - Lùi thẳng vào: Khi đường nới dài thân trái của xe gặp điểm C thì vừa trả tay lái vừa lùi thẳng . 
 - Đánh tay lái : khi bánh xe sau lùi vào đường nối AB,chú ý đầu xe không chạm vào điểm A ,vừa đánh hết tay lái sang trái vừa lùi thẳng . 
 -Đỗ dọc xe : vừa chú ý phía sau vừa lùi thẳng để đỗ xe không bị chạm đuôi ,cần kiểm trq để có thể xuất phát ra được . 
 c- Lái xe đi ra 
 Phát tín hiệu xuất phát ,quan sát toàn xung quanh, lái xe ra chú ý mũi trước bên phải xe không va quẹt vào điểm A và từ từ tiến ra . 
6.1.5- Phương pháp lái xe ôtô tạm dừng và xuất phát ở chỗ đường dốc 
 6.1.5.1-Dừng xe ôtô trên đường dốc lên: 
 Khi lái xe ôtô lên dốc và tạm dừng ở giữa dốc 10% 
 Cần thực hiện đúng thao tác dừng xe trên đường dốc lên : 
 - Nhả bàn đạp xe cho xe chạy chậm lại 
 - Đệm phanh cho xe từ từ chạy vào chỗ định dừng 
 Về số 1 ,đạp nửa ly hợp cho xe ôtô tới chỗ dừng quy định 
 Cắt ly hợp đạp mạnh phanh chân và kéo phanh tay để ôtô không bị tuột dốc 
- Động cơ còn hoạt động hay không 
6.1.5.2 - Phương pháp xuất phát trên đường dốc; 
Khi xuất phát trên đường dốc lên ,cần chú ý không để xe ôtô tụt dốc 
Trước khi xuất phát trên đường dốc kiểm tra cần số có ở vị trí số 1 chưa nếu chưa phải đưa đúng vị trí số 1 
- Kiểm tra phanh tay đã ở vị trí kéo chặt chưa. 
- Quan sát an toàn xung quanh 
- Nhả nửa ly hợp nhả phanh tay từ từ 
- Từ bàn đạp phanh nhanh chóng chuyển sang bán đạp ga, vùa tăng ga vừa nhả hết bàn đạp ly hợp. 
 Chú ý : Khi xuất phát ở giữa dốc lên mà động cơ bị ngưng hoạt động ,muốn xuất phát lại cần thực hiện cần những thao tác sau : 
 Xuất phát lại 
Thực hiện xuất phát lại trên đường dốc theo phương pháp nêu trên. 
6.2- LÁI XE ÔTÔ TRÊN ĐƯỜNG GIAO THÔNG CÔNG CỘNG 
6.2.1- Đoạn đường giao thông công cộng để tập lái xe ôtô 
 Đoạn đường để tập lái xe ôtô trên đường giao thông công cộng phải có tình huống đầy đủ đặc trưng: 
- Đường trong thành phố thị xã thị trấn , có mật độ giao thông cao, đông người và phương tiện giao thông nhiều có ngã ba ngã tư qua chợ trường học hay bệnh viện 
- Có đường vòng khuất đường lên dốc đường xuống dốc, có chỗ quay đầu xe 
- Có nhiều loại biển báo hiệu đường bộ phải gặp 
 6.2.2- Đọc lập điều khiển xe ôtô trên đường giao thông công cộng 
Những xe ôtô sử dụng vào việc dạy lái trên đường giao thông công cộng phải trang bị thêm bộ hãm phụ và có giáo viên sử dụng để bảo hiểm khi càn thíêt.Tuy nhi ê n người lái xe ôtô phải độc lập vận dụng các kiến thức ,kỹ năng đã học để điều khiển phán đoán và xử lý kịp thời đảm bảo an toàn ở các tình huống sau đây : 
- Qua ngã ba ,ngã tư 
- Qua nơi ngưòi đi bộ qua đường ; 
- Qua đường vòng khuất 
- Qua đường hẹp 
- Qua đoạn đường đông người qua lại (trường học,chợ) 
- Nơi có các biển báo hiệu đường bộ 
- Qua đoạn đường lên, xuống dốc. 
Bộ môn : 
KỸ THUẬT LÁI XE ÔTÔ 
Xin chân thành cảm ơn ! 
CHÚC CÁC BẠN 
THÀNH CÔNG 

File đính kèm:

  • pptgiao_trinh_ky_thuat_lai_xe_o_to.ppt