Giáo trình Công nghệ may 2

May định hình miệng túi

− Gấp đôi lót túi theo chiều dọc vải, lấy dấu đường giữa lót túi.

− Đặt lót túi nằm dưới, mặt phải quay lên trên. Kế tiếp đặt thân sản phẩm

lên, mặt phải quay lên trên. Sao cho đường giữa lót túi trùng với đường

giữa miệng túi trên thân, mép trên của lót túi cách miệng túi 2cm.

− Tiếp tục đặt cơi túi lên trên thân sao cho đường lấy dấu cơi trùng với dấu

miệng túi dưới, cơi túi cách đều hai đầu miệng túi, cạnh vải xếp đôi quay

ra ngoài miệng túi, mép vải lớn nằm bên dưới.

− May định hình miệng túi dưới theo vị trí miệng túi, đầu và cuối đường may

lại mũi chỉ (hình 4).

Lưu ý: Nếu là túi quần tây thì trước khi may định hình miệng túi phải lược

dây khuy vào giữa miệng túi trên.

 

pdf 71 trang kimcuc 5140
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Công nghệ may 2", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Công nghệ may 2

Giáo trình Công nghệ may 2
BỘ CÔNG NGHIỆP
TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHIỆP IV 
KHOA KỸ THUẬT MAY THỜI TRANG 
HuI 
GIÁO TRÌNH MÔN HỌC 
CÔNG NGHỆ MAY 2 
THỰC HIỆN : BỘ MÔN CÔNG NGHỆ MAY 
LƯU HÀNH NỘI BỘ 
Tp. HCM - NĂM 2004 
LỜI NÓI ĐẦU 
 CÔNG NGHỆ MAY 2 trình bày những kiến thức cơ bản về kỹ thuật 
lắp ráp trang bao gồm: kỹ thuật may cụm chi tiết quần tây, kỹ thuật may áo 
sơmi nam - nữ, kỹ thuật may quần tây nam - nữ, kỹ thuật may áo bảo hộ lao 
động và may váy đầm theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật. 
Giáo trình này được biên soạn nhằm mục đích phục vụ công tác giảng 
dạy, thực tập cho sinh viên hệ Cao Đẳng, Đại Học và là tài liệu tham khảo 
có giá trị cho các cán bộ kỹ thuật ngành may. 
 Đây là một giáo trình có chất lượng và giá trị về mặt kiến thức được 
trình bày rõ ràng, kèm theo những hình vẽ minh họa và những hướng dẫn 
cần thiết giúp cho sinh viên nắm vững lý thuyết, đặc điểm về kỹ thuật gia 
công cụm chi tiết và nguyên tắc lắp ráp hoàn chỉnh trang phục từ đơn giản 
đến phức tạp. 
 Khoa Kỹ Thuật May Thời Trang chân thành cám ơn Bộ môn Dệt May 
Trường Đại Học Bách Khoa Thành Phố Hồ Chí Minh, Khoa Kỹ Thuật Nữ 
Công Trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật Thủ Đức, các Doanh Nghiệp May 
thuộc Tổng Công Ty Dệt May Việt Nam(VINATEX) đã tạo điều kiện giúp 
đỡ cho nhóm tác giả hoàn thành công tác biên soạn giáo trình này. 
 Mọi ý kiến đóng góp xin gửi về địa chỉ: 
 Bộ môn Công Nghệ May 
 Khoa Kỹ Thuật May Thời Trang 
 Trường Cao Đẳng Công Ngiệp IV 
 Số 12-Nguyễn Văn Bảo–F4–Q.Gò Vấp–Thành Phố Hồ Chí Minh 
 Tel 8940390 – Ext 195 
 TPHCM, Ngày 19 tháng 08 năm 2004 
 Trưởng khoa KT May Thời Trang 
VÕ PHƯỚC TẤN 
MỤC LỤC 
Lời nói đầu Trang 01 
Chương 1: Kỹ thuật may cụm chi tiết quần tây 02 
1.1. Kỹ thuật may các dạng túi mổ 02 
1.1.1. Kỹ thuật may túi mổ một viền 02 
1.1.2. Kỹ thuật may túi mổ hai viền 09 
1.2. Kỹ thuật may các dạng túi quần tây 17 
1.2.1. Kỹ thuật may túi hàm ếch 17 
1.2.2. Kỹ thuật may túi xéo 21 
1.2.3. Kỹ thuật may túi dọc 26 
1.3. Kỹ thuật tra dây kéo quần tây 30 
1.3.1. Kỹ thuật tra dây kéo thường 30 
1.3.2. Kỹ thuật tra dây kéo dấu 33 
1.4. Kỹ thuật tra lưng quần tây 35 
1.4.1. Kỹ thuật tra lưng thường 35 
1.4.2. Kỹ thuật tra lưng mỹ 38 
Chương 2: Kỹ thuật may áo sơ mi nam, nữ 42 
2.1. Kỹ thuật may áo sơmi nữ 42 
2.2. Kỹ thuật may áo sơmi nam 47 
Chương 3: Kỹ thuật may quần tây nam, nữ 51 
3.1 Kỹ thuật may quần tây nữ 51 
3.2 Kỹ thuật may quần tây nam 52 
Chương 4: Kỹ thuật may áo bảo hộ lao động 58 
4.1 Kỹ thuật may áo blouse 58 
4.2 Kỹ thuật may áo blouson 61 
Chương 5: Kỹ thuật may váy, đầm 65 
5.1 Kỹ thuật may váy 65 
5.2 Kỹ thuật may áo đầm 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Triệu Thị Chơi – Kỹ Thuật Cắt May ( Toàn tập) – Tái bản lần 4 – Nhà 
xuất bản Mỹ Thuật – 2001 
2. Giáo trình môn học Kỹ Thuật May – Trường Trung Học Công Nghiệp 
May II – Tháng 11- 2001 – Lưu hành nội bộ 
3. Giáo trình Môn học Kỹ Thuật May – Hà Nội– Lưu hành nội bộ 
4. Kỹ Thuật Cắt May – NXB Đại Học Và Giáo Dục chuyên nghiệp 
5. Giáo trình Kỹ Thuật May – Trường Trung Học May và Thời Trang II – 
Thủ Đức – Thành Phố Hồ Chí Minh 
6. Giáo trình kỹ thuật may cơ bản – Trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật 
Thành Phố Hồ Chí Minh 
7. Xaboxmidki AV và Melikov E. KH – Công Nghệ May – Matxcơva – 
NXB công nghiệp nhẹ và thực phẩm – Năm 1982 
8. Lê Thị Kiều Liên – Hồ Thị Minh Hương – Dư Văn Khê – Công Nghệ 
May – NXB Đại Học Quốc Gia Thành Phố Hồ Chí Minh – Năm 2003 
Trường Cao Đẳng Công Nghiệp 4 Công Nghệ May 2 
Trang 2 
CHƯƠNG 1: KỸ THUẬT MAY CỤM CHI TIẾT 
QUẦN TÂY 
1.1. KỸ THUẬT MAY CÁC DẠNG TÚI MỔ: 
1.1.1. KỸ THUẬT MAY TÚI MỔ MỘT VIỀN: 
1.1.1.1. Sản phẩm áp dụng: Thường được sử dụng trên các loại sản phẩm 
như: quần tây, áo kiểu, áo Jacket... 
1.1.1.2. Cách thực hiện: 
™ Chuẩn bị các chi tiết: 
− Cơi túi + đáp túi bằng vải chính 
− Keo cơi túi 
− Lót túi 
− Thân sản phẩm 
Hình 1 – Kích thước các chi tiết của túi mổ một viền 
™ Bước 1: Vắt sổ + Ép keo cơi túi, ủi gấp cơ túi, lấy dấu miệng túi 
− Ép keo lên mặt trái, cách cạnh dưới của đáp túi khoảng 3cm. 
− Vắt sổ cạnh dưới + cạnh trên của đáp túi 
= TP miệng túi + 3cm 
10→ 12cm
CƠI TÚI + ĐÁP TÚI x 1pc 
= Đáp túi + 2cm 
 30→ 40cmLÓT TÚI x 1pc 
= TP miệng túi + 3cm 
TP cơi túi x 2 
+ 1,5cm 
KEO CƠI TÚI x 1pc
Hình 2 – Ép keo cơi túi 
Keo cơi túi 
3cm
Trường Cao Đẳng Công Nghiệp 4 Công Nghệ May 2 
Trang 3 
− Ủi gấp cơi túi theo cạnh giữa của chi tiết keo sao cho hai mặt trái úp vào 
nhau. 
− Đặt rập thành phẩm đường gấp cơi túi và lấy dấu cơi túi 
− Lấy dấu miệng túi lên mặt phải thân (kích thước tùy theo sản phẩm), lấy 
dấu giữa miệng túi. 
Ví dụ: Đối với quần tây: Dài miệng túi: 12cm , Rộng miệng túi: 1,2cm 
™ Bước 2: May định hình miệng túi 
− Gấp đôi lót túi theo chiều dọc vải, lấy dấu đường giữa lót túi. 
− Đặt lót túi nằm dưới, mặt phải quay lên trên. Kế tiếp đặt thân sản phẩm 
lên, mặt phải quay lên trên. Sao cho đường giữa lót túi trùng với đường 
giữa miệng túi trên thân, mép trên của lót túi cách miệng túi 2cm. 
− Tiếp tục đặt cơi túi lên trên thân sao cho đường lấy dấu cơi trùng với dấu 
miệng túi dưới, cơi túi cách đều hai đầu miệng túi, cạnh vải xếp đôi quay 
ra ngoài miệng túi, mép vải lớn nằm bên dưới. 
− May định hình miệng túi dưới theo vị trí miệng túi, đầu và cuối đường may 
lại mũi chỉ (hình 4). 
 Lưu ý: Nếu là túi quần tây thì trước khi may định hình miệng túi phải lược 
dây khuy vào giữa miệng túi trên. 
Hình 3 – Ủi định hình cơi túi
Mặt phải cơi túi
= TP cơi túi
Hình 4 – May định 
hình miệng túi dưới
Lót túi (mặt phải)
Thân sp 
(mặt phải) 
đường may định hình miệng túi dưới 
= TP cơi túi
Đáp túi + cơi túi
Trường Cao Đẳng Công Nghiệp 4 Công Nghệ May 2 
Trang 4 
− Lật mép vải đáp túi dưới xuống bên dưới, đặt rập thành phẩm miệng túi 
lên sát với đường may định hình miệng túi dưới và may định hình miệng 
túi trên theo rập thành phẩm, đầu và cuối đường may lại mũi chỉ (hình 5). 
Lưu ý: hai đường định hình miệng túi phải song song và bằng nhau, khoảng 
cách giữa hai đường phải bằng bề rộng miệng túi. 
™ Bước 3: Bấm mổ miệng túi (bấm lưỡi gà) 
− Dùng kéo cắt đôi đáp túi theo đường giữa của hai đường may định hình 
miệng túi (hình 6). 
Hình 5 – May định 
hình miệng túi trên
Hình 6
Thân sp 
(mặt phải) 
Lót túi (mặt phải) 
đường cắt đôi đáp túi, cơi túi 
 
Đáp túi trên
Đáp túi dưới
Thân sp 
(mặt phải) 
Lót túi (mặt phải)
= TP cơi túi
đường may định hình miệng túi trên 
Trường Cao Đẳng Công Nghiệp 4 Công Nghệ May 2 
Trang 5 
Đáp túi sau khi cắt đôi được chia làm hai phần: đáp túi trên và đáp túi dưới 
− Lật thân sang mặt trái, dùng kéo bấm đứt giữa hai đường may miệng túi. 
Khi bấm cách hai đầu miệng túi khoảng 1cm thì bấm xéo góc 45o vào đầu 
đường may, cách đầu đường may 1 canh sợi chỉ (hình 7). 
™ Bước 4: May chặn lưỡi gà 
Lộn tất cả đáp túi, lưỡi gà vào bên trong lót túi. Kéo đáp túi trên 
xuống vuốt cho êm phẳng, cơi túi phải che kín miệng túi rồi bắt đầu may 
chặn lưỡi gà ở hai đầu miệng túi (hình 8). 
Lót túi (mặt trái)
Thân sp 
(mặt trái) 
đường bấm mổ miệng túi

Hình 7
Đường may chặn lưỡi gà 
Hình 8 
Trường Cao Đẳng Công Nghiệp 4 Công Nghệ May 2 
Trang 6 
™ Bước 5: Diễu mí miệng túi dưới + may đáp túi dưới vào lót túi 
− Sau khi may chặn lưỡi gà xong, kéo đáp túi trên về phía bên trên để miệng 
túi không bị bịt kín và tiến hành diễu mí miệng túi dưới, đường may cách mép 
cơi túi 1mm, đầu và cuối đường may lại mũi chỉ (hình 9). 
− Lật thân sang mặt trái, lật thân và đáp túi trên lên, vuốt đáp túi dưới nằm êm 
lên lót túi và may đáp túi dưới vào lót túi (may thẳng từ mép vải lót túi bên 
này sang bên kia, không lại mũi chỉ ở hai đầu) (hình 10). 
Hình 9
Thân sp 
(mặt phải) 
Lót túi (mặt phải) 
Đường may mí miệng túi dưới
Hình 10
Thân sp 
(mặt trái) 
Lót túi (mặt trái) 
Đáp túi dưới
Đường may đáp túi dưới vô lót túi
Đáp túi trên
Trường Cao Đẳng Công Nghiệp 4 Công Nghệ May 2 
Trang 7 
™ Bước 6: Diễu mí miệng túi trên + may đáp túi trên vào lót túi 
− Gấp đôi lót túi theo đường gấp cạnh đáy về phía trên, kéo đáp túi trên xuống 
cho êm phẳng và tiếp tục diễu mí 3 cạnh miệng túi còn lại, đầu và cuối đường 
may lại mũi chỉ (hình 11). 
− Vuốt đáp túi trên nằm êm lên lót túi và may luồn đáp túi trên vào lót túi 
(may tương tự như đáp túi dưới) 
(Có thể mí miệng túi bên trong bằng cách lật thân sản phẩm lên và mí trên 
lót túi). 
™ Bước 7: May hoàn chỉnh bao túi 
− Gói mép vải lót túi vô đáp túi và may hoàn chỉnh bao túi, đường may cách 
mép gấp 1mm (hình 12). 
đường may mí miệng túi trên
Thân sp 
(mặt phải) 
Thân sp 
(mặt trái) 
Đường may hoàn chỉnh bao túi
Hình 11
Hình 12
Trường Cao Đẳng Công Nghiệp 4 Công Nghệ May 2 
Trang 8 
1.1.1.3. Yêu cầu kỹ thuật: 
 Túi mổ một viền sau khi may xong phải êm phẳng, góc phải vuông, cơi 
túi phải đều và che kín miệng túi. Lót túi nằm êm, không cộm mép vải khi gấp 
mép. 
1.1.1.4. Các dạng sai hỏng thường gặp, nguyên nhân và cách khắc phục, 
ngăn ngừa: 
Các dạng sai hỏng Nguyên nhân Biện pháp khắc phục, ngăn ngừa
Vị trí, kích thước 
miệng túi sai 
Sang dấu không chính xác, 
may định hình miệng túi 
không đúng đường sang dấu 
Sang dấu vị trí miệng túi chính 
xác, may định hình miệng túi 
phải đúng đường sang dấu 
Góc túi bể, miệng 
túi không vuông 
góc 
Hai đường may định hình 
không song song và bằng 
nhau, bấm góc miệng túi bị 
lố; may chặn hai đầu miệng 
túi không sát, không vuông 
góc miệng túi 
Hai đường may định hình phải 
song song và bằng nhau, bấm 
miệng túi chính xác, may chặn 
hai đầu miệng túi phải sát, 
vuông góc miệng túi 
Viền miệng túi 
không đều, miệng 
túi không ôm khít 
vào thân sản phẩm 
May định hình miệng túi 
không theo rập, cơi túi bị 
căng hoặc chùng khi chặn 
miệng túi 
May định hình miệng túi phải 
theo rập, vuốt cho viền và sản 
phẩm êm phẳng trước khi may 
chặn miệng túi 
Lót túi và đáp túi 
không êm phẳng 
May không đúng phương 
pháp 
Giữ êm các lớp vải khi may, 
vuốt cho lót túi và đáp túi êm 
trước khi may 
Trường Cao Đẳng Công Nghiệp 4 Công Nghệ May 2 
Trang 9 
1.1.2. KỸ THUẬT MAY TÚI MỔ HAI VIỀN (Kiểu 1): 
1.1.2.1. Sản phẩm áp dụng: Thường được sử dụng trên các loại sản phẩm 
của quần tây, áo jacket, áo kiểu 
1.1.2.2. Cách thực hiện: 
™ Chuẩn bị các chi tiết: 
− Cơi túi + đáp túi dưới bằng vải chính 
(bằng vải canh dọc hoặc canh xéo 45o) 
− Đáp túi trên 
− Keo cơi túi 
− Lót túi 
− Thân sản phẩm 
Hình 13 – Kích thước các chi tiết của túi mổ một viền 
™ Bước 1: Ép keo cơi túi, ủi định hình cơ túi 
− Ép keo lên mặt trái sát cạnh trên của đáp túi (hình 14). 
− Vắt sổ cạnh dưới của đáp túi trên, đáp túi dưới (nếu đáp túi dưới là vải dọc) 
− Đặt rập có kích thước bằng (TP miệng túi x2) lên cách mép vải trên của cơi 
túi 1cm, ủi gấp mép vải ở hai bên ôm sát vô miếng rập (hình 15). 
= TP miệng túi + 3cm 
7→ 8cm
CƠI TÚI + ĐÁP TÚI DƯỚI x 1pc
= Đáp túi + 2cm 
 30→ 40cmLÓT TÚI x 1pc 
= TP miệng túi + 3cm
TP cơi túi x 2 
+ 2cm 
KEO CƠI TÚI x 1pc
Hình 14 – Ép keo cơi túi 
Keo cơi túi 
= TP miệng túi + 3cm 
4→ 5cm
ĐÁP TÚI TRÊN x 1pc
Trường Cao Đẳng Công Nghiệp 4 Công Nghệ May 2 
Trang 10 
− Lấy dấu miệng túi lên mặt phải thân (kích thước tùy theo sản phẩm), lấy dấu 
giữa miệng túi. 
Ví dụ: Đối với quần tây: Dài miệng túi: 12cm , Rộng miệng túi: 1cm 
™ Bước 2: May định hình miệng túi 
− Đặt lót túi lên thân sản phẩm tương tự như túi mổ một viền. 
− Đặt cơi túi lên trên thân sao cho miệng túi dưới cách mép gấp của cơi túi 
0,5cm (½ TP miệng túi) – cơi túi cách đều hai đầu miệng túi, cạnh vải xếp 
đôi quay ra ngoài miệng túi, mép vải lớn nằm bên trên. 
− May định hình miệng túi dưới theo vị trí miệng túi, đầu và cuối đường may lại 
mũi chỉ (hình 16). 
− Lật mép vải đáp túi dưới xuống bên dưới, đặt rập thành phẩm miệng túi lên 
sát với đường may định hình miệng túi dưới và may định hình miệng túi trên 
theo rập thành phẩm, đầu và cuối đường may lại mũi chỉ (hình 17). 
Lưu ý: hai đường định hình miệng túi phải song song và bằng nhau, khoảng cách 
giữa hai đường phải bằng bề rộng miệng túi. Nếu là túi quần tây phải lược dây 
khuy vào giữa miệng túi trên trước khi may định hình miệng túi. 
Hình 15 – Ủi định hình cơi túi
Hình 16 – May định 
hình miệng túi dưới
= TP cơi túi x 2
Lót túi (mặt phải)
Thân sp 
(mặt phải) 
Đáp túi dưới + cơi túi
đường may định hình miệng túi dưới 
= ½ TP miệng túi 
Trường Cao Đẳng Công Nghiệp 4 Công Nghệ May 2 
Trang 11 
™ Bước 3: Bấm mổ miệng túi (bấm lưỡi gà) 
− Dùng kéo cắt đôi đáp túi theo đường giữa của hai đường may định hình miệng 
túi (hình 18). 
− Lật thân sang mặt trái, dùng kéo bấm đứt giữa hai đường may miệng túi. Khi 
bấm cách hai đầu miệng túi khoảng 1cm thì bấm xéo góc 45o vào đầu đường 
may, cách đầu đường may 1 canh sợi chỉ (hình 19). 
− 
Hình 17 – May định 
hình miệng túi trên
Hình 18
Đáp túi dưới + cơi túi
= ½ TP miệng túi 
Đường may định hình miệng túi trên
Lót túi (mặt phải)
Thân sp 
(mặt phải) 
= TP miệng túi 
Lót túi (mặt phải)
Thân sp 
(mặt phải) 
Đường cắt đôi đáp túi, cơi túi
 
Trường Cao Đẳng Công Nghiệp 4 Công Nghệ May 2 
Trang 12 
™ Bước 4: May chặn lưỡi gà 
Lộn tất cả đáp túi dưới, lưỡi gà vào bên trong lót túi. Vuốt hai cơi túi 
cho êm phẳng, cơi túi phải đều, che kín miệng túi rồi bắt đầu may chặn 
lưỡi gà ở hai đầu miệng túi (hình 20). 
™ Bước 5: Diễu mí miệng túi dưới + may đáp túi dưới vào lót túi 
− S ... May 2 
Trang 56 
™ Bước 8: May lộn dây passant + diễu passant 
− May lộn passant 1.2 cm 
− Uûi rẽ passant 
− Lộn passant 
− Diễu passant 1mm hoặc 2mm cách đều 2 cạnh bên. 
™ Bước 9: May lưng + tra lưng : 
− Xem bài “ Kỹ thuật tra lưng quần tây” 
™ Bước 10: Ráp đáy sau + May cuốn đầu lưng sau 
− May đáy sau : Đặt cạnh đường bằng nhau, may đáy sau theo đường may 
đã thiết kế và may 2 đường chỉ trùng nhau. 
− May cuốn đầu lưng sau: Sau khi may đáy sau, gấp đầu lưng sau vào và 
may 0.5cm . 
™ Bước 10: Uûi rẽ đáy sau + Vắt đầu lưng đáy sau 
− Uûi rẽ đáy sau sang 2 bên và dùng kim tay vắt đầu lưng sau dính vào cạnh 
lưng cho êm. 
™ Bước 11: Uûi lai và vắt lai quần 
− Ủi gấp lai lên theo đường phấn thiết kế, dùng kim tay vắt chữ V xung 
quanh lai quấn. 
™ Bước 12: Lấy dấu + thùa khuy + đính nút, móc 
™ Bước 13: Cắt chỉ, kiểm tra, ủi hoàn thành sản phẩm 
− Cắt sạch chỉ thừa và tháo chỉ lược plis 
− Kiểm tra : Dựa vào tiêu chuẩn và yêu cầu kỹ thuật để kiểm tra xem sản 
phẩm khi may xong đạt yêu cầu không. 
Vd : Kiểm tra thông số của eo, mông, gối, ống , túi  
Kiểm tra độ đối xứng của plis, túi, kiểm tra các đường may có đạt theo 
yêu cầu kỹ thuật không . 
− Uûi thành phẩm 
3.2.4. Các yêu cầu kỹ thuật : 
− Lưng , lai không vặn, các đường diễu, mí phải đều 
− Các túi phải đúng thông số, hình dáng, phải bằng và đối xứng nhau, 
miệng túi không bị hở, lót túi phải êm 
− Diễu baget phải đều, đúng thông số, không bị hở 
3.2.5. Các dạng sai hỏng thường gặp, nguyên nhân và cách khắc phục, ngăn 
ngừa: 
Các dạng sai hỏng Nguyên nhân Biện pháp khắc phục, ngăn ngừa 
Diễu baget không 
đều, hở 
Do tra dây kéo chưa đúng 
phương pháp 
Khi diễu cần có rập thành phẩm và 
vuốt cho êm, lược baget rồi mới 
diễu 
Trường Cao Đẳng Công Nghiệp 4 Công Nghệ May 2 
Trang 57 
Diễu lai, baghết 
không đều 
Lấy dấu không chính xác Khi diễu cần có rập thành phẩm và 
vuốt cho êm, lược baget rồi mới 
diễu, lấy dấu cho chính xác hoặc 
dùng cử, gá lắp 
Túi sau bị lệch Lấy dấu không chính xác Lấy dấu vị trí túi phải chính xác 
Miệng túi trước bị 
hơ’ 
Bai, giãn trong quá trình 
may 
Khi may, diễu miệng túi phải vuốt 
cho êm phẳng, không để miệng 
túi bị giãn 
Túi sau bị bể góc, 
không vuông góc, 
túi sau bị hở miệng 
Đường may viền không 
chính xác, bấm miệng túi 
không chính xác, may 
chặn hai đầu miệng túi 
không vuông 
Khi chặn lưỡi gà phải vuốt cho thật 
êm, phẳng , kín miệng túi rồi mới 
chặn lưỡi gà, lấy dấu tra túi phải 
chính xác, khi bấm lưỡi ga phải 
cách điểm cuối đường may định 
hình 2 canh sợi và khi chặn lưỡi gà 
phảøi vuốt và sửa cạnh miệng túi 
cho vuông rồi mới tiến hành chặn 
lưỡi gà. 
Trường Cao Đẳng Công Nghiệp 4 Công Nghệ May 2 
Trang 58 
CHƯƠNG IV : KỸ THUẬT MAY ÁO BẢO HỘ LAO ĐỘNG 
4.1. KỸ THUẬT MAY ÁO BLOUSE 
4.1.1 Mô tả hình dáng: 
4.1.2 Các chi tiết áo blouse: (h.84) 
Mặt trước Mặt sau 
Hình 84
Thân trước x 2 
Thân sau x 2 
Lá cổ x 2 
N
ẹp ve x 2 
Túi x 2 
Nẹp túi x 2 
Trường Cao Đẳng Công Nghiệp 4 Công Nghệ May 2 
Trang 59 
4.1.3 Qui trình lắp ráp áo blouse: 
™ Bước 1: Éùp keo chi tiết : (h.85) 
− Éùp keo giấy nẹp ve 
− Ép keo lá cổ ngoài, nẹp túi 
™ Bước 2: Vắt sổ các chi tiết : 
− TT + TS : Vắt sổ vai con, vòng nách, sườn, lai, nẹp . 
− Tay : Vắt sổ sườn, vòng nách, cửa tay . 
™ Bước 3: Sang dấu pince + May pince thân trước, thân sau : 
− Sang dấu pince sau theo đúng vị trí thiết kế (bằng nhau và 
đối xứng.) 
− Gấp pince lại theo vị trí thiết kế, may pince từ cạnh lưng 
xuống và đến cuối pince phải để đoạn chỉ dư. 
™ Bước 4: Uûi pince 
− Uûi các pince cho phẳng và pince lật về phía sườn. 
™ Bước 5: Sang dấu túi + May túi ( túi đắp) 
− May định hình nẹp túi 
− Uûi túi theo rập thành phẩm 
− Tra túi vào thân sau theo vị trí đã lấy dấu, mí túi 0.1cm xung quanh các 
cạnh túi và lại mũi đầu và cuối đường may. 
Lưu ý: Các đường mí, diễu phải đều và song song với nhau 
™ Bước 6: May sống lưng + Ủi rẽ sống lưng 
™ Bước 7: May lộn lá cổ, lộn lá cổ + Diễu lá cổ 
− Xem bài “Kỹ thuật may bâu danton” 
™ Bước 8: May ve áo 
− May lộn nẹp ve 
− Diễu nẹp ve 
™ Bước 9: Ráp vai con + Ủi rẽ vai con : 
− May theo đường vẽ thiết kế và ủi rẽ đường may sang hai bên. 
™ Bước 10: Tra cổ vào thân 
™ Bước 11: Diễu nẹp ve + cổ áo 
™ Bước 12: Ráp sườn + Ủi rẽ sườn : 
− May theo đường vẽ thiết kế và ủi rẽ đường may sang hai bên. 
™ Bước 13: May lai tay + Ráp sườn tay, ủi rẽ sườn tay : 
− May lai tay 2.5cm 
− Ráp sườn tay: May theo đường thiết kế và ủi rẽ đường may sang hai bên 
™ Bước 14: May cầm vòng nách tay + Tra tay vào thân: 
− May chỉ thưa xung quanh vòng nách tay, rút chỉ cho vòng nách cầm lại. 
− Tra tay vào thân theo đường may thiết kế 
™ Bước 15: May lai áo : 
− Uûi gấp lai áo lên và diễu lai 2cm hoặc 2,5cm. 
™ Bước 16: Lấy dấu + thùa khuy, đính nút: 
Éùp keo nẹp ve 
( mặtrái) 
Hình 85
N
ẹp ve x 2 
Trường Cao Đẳng Công Nghiệp 4 Công Nghệ May 2 
Trang 60 
− Khoảng cách giữa các khuy và nút trên áo sơ mi nữ thường là 7,5→ 8,5cm 
™ Bước 17: Cắt chỉ, kiểm tra, ủi hoàn thành sản phẩm 
− Kiểm tra các đường lắp ráp, thông số, các đường diễu, mí xem có đạt 
yêu cầu kỹ thuật không. 
4.1.4 Yêu cầu kỹ thuật: 
− Cổ áo không bị lệch 
− Túi áo đối xứng 
− Tra tay không bị nhăn 
− Đinh áo không so le 
− Cổ áo êm phẳng 
− Đảm bảo đúng yêu cầu về kỹ thuật 
− Đảm bảo về vệ sinh công nghiệp 
4.1.5 Các dạng sai hỏng thường gặp, nguyên nhân và cách khắc phục, ngăn 
ngừa: 
Các dạng sai hỏng Nguyên nhân Biện pháp khắc phục, ngăn ngừa 
Pince bị lệch và 
không bằng nhau. 
Túi áo bị lệch 
Do lấy dấu không 
chính xác 
Khi may cần có rập thành phẩm 
lấy dấu và may theo đúng đường 
lấy dấu pince. 
Lấy dấu tra túi phải chính xác 
Diễu lai áo, lai tay, 
nẹp áo, miệng túi 
không đều 
Do lấy dấu không 
chính xác 
Lấy dấu may cho chính xác hoặc 
dùng cử, gá lắp 
Diễu, mí cổ không 
đều, bị sụp mí 
Làm chưa đùng kỹ 
thuật 
Khi may mí, diễu phải vuốt cho 
êm phẳng, diễu, mí phải đều và 
đúng theo yêu cầu kỹ thuật 
Các điểm cổ bị 
lệch 
Không lấy dấu ba điểm 
kỹ thuật 
Khi may cặp lá ba, tra cổ phải lấy 
dấu cho thật chính xác và khi tra 
phải may chính xác theo điểm đã 
lấy dấu 
Tra túi không đối 
xứng 
Do lấy dấu không 
chính xác 
Tra túi theo vị trí định vị túi 
Đường xẻ sóng lưng 
sai thông số 
Lấy dấu không chính 
xác 
Đường xẻ may theo thông số 
Vòng nách bị nhăn, 
dư thân 
Không kiểm tra vòng 
nách khi thiết kế, may 
sai quy cách 
Tra tay không kéo dãn và may 
 theo đường thành phẩm 
4.2. KỸ THUẬT MAY ÁO BLOUSON 
4.2.1 Mô tả hình dáng: 
Trường Cao Đẳng Công Nghiệp 4 Công Nghệ May 2 
Trang 61 
4.2.2 Các chi tiết áo blouse: (hình 86) 
4.2.3 Qui trình lắp ráp áo blouson (tay ngắn): 
™ Bước 1: Éùp keo chi tiết : 
CC x 2 
Lá cổ x 2 
 Đô sau x 2 
TS x1 
TT x 2 
 Đô trước x 2 
Tay x 2
Manchette x 4 
Đai áo x 2
Túi x 2 
Nắp túi x 4
Mặt trước Mặt sau 
Hình 86
Keo lá cổ x 1 
Keo chân cổ x 1 
Trường Cao Đẳng Công Nghiệp 4 Công Nghệ May 2 
Trang 62 
− Éùp keo giấy nẹp áo và 
− Ép keo vải chân cổ , lá cổ 
™ Bước2: Ủi gấp nẹp áo + May nẹp áo 
− Ủi gấp nẹp áo: ủi gấp vào 1 cm và ủi gấp thêm lần nữa 3.2 cm 
− May nẹp áo: may theo đường ủi gấp nẹp 2.5 cm 
™ Bước 3: Sang dấu túi + May túi ( túi đắp) 
− Sang dấu cổ áo, túi áo, nắp túi, đai áo, manchette đảm bảo quy cách và 
yêu cầu của chi tiết. 
− Vị trí túi : Từ cạnh đầu vai con ( thành phẩm ) đo xuống 18→21cm. Túi 
nằm cách nẹp áo 6,5→8cm. Túi nằm bên thân trước trái. 
− May túi : 
+ Uûi gấp miệng túi 2.7cm, diễu miệng túi 2.5cm. 
+ Uûi túi theo rập thành phẩm 
+ Tra túi vào thân sau theo vị trí đã lấy dấu, mí túi 0.1cm xung quanh các 
cạnh túi và lại mũi đầu và cuối đường may. 
− May nắp túi: may lộn nắp túi, sửa gọt lộn nắp túi, may diễu nắp túi 
Lưu ý: Các đường mí, diễu phải đều và song song với nhau 
™ Bước 4: Ráp đô vào thân sau + Mí đô : 
− Ráp đô : Đặt đô trong nằm dưới, mặt phải hướng lên. Đặt thân sau lên đô 
trong , mặt phải của thân hướng lên trên. Đặt lớp đô ngoài trên cùng và 
đặt sao cho đường may của 3 lớp trùng nhau, may dính 3 lớp lại với nhau 
theo đường may đã thiết kế ( thường 1cm ). 
− Mí đô : Lật đô lên phía trên , cạo hoặc ủi cho sát đường may, mí 0.1 cm 
lớp đô ngoài ( không dính lớp đô trong) 
− May decup vào thân trước: thân áo đặt dưới, decup đặt trên hai mặt trái 
úp vào nhau, sao cho mép vải trên rộng hơn mép vải dưới 0,7 cm. May 
cuốn decup đường may thứ nhất to 0,7 cm, sau đó may mí đường may thứ 
hai. 
™ Bước 5: Ráp vai con : 
− May lộn đô: Đặt mặt phải 2 thân trước úp vào mặt phải thân sau, cuộn 
toàn bộ thân áo lên đến đô, lộn lớp đô ra mặt trái và xếp cho đường vai 
con của đô trùng với vai con của áo, may 1cm theo đường may thiết kế. 
Sau khi ráp xong vai con, lộn đô ra mặt phải. 
− Cạo hoặc ủi cho sát đường ráp vai con, diễu vai con 1mm 
™ Bước 6: May lộn lá cổ + gọt lộn lá cổ + diễu lá cổ 
™ Bước 7: May bọc chân cổ 
™ Bước 8: Lấy dấu + May cặp lá ba 
™ Bước 9: Lấy dấu + Tra cổ vào thân 
™ Bước 10: May lộn đai áo 
™ Bước 11: Tra tay vào thân + vắt sổ vòng nách tay 
− Tra tay vào thân. 
tương tự áo sơ mi nam 
Trường Cao Đẳng Công Nghiệp 4 Công Nghệ May 2 
Trang 63 
− Vắt sổ vòng nách tay. 
− Diễu vòng nách 
 Nếu là áo tay dài: may tương tự áo sơ mi nam dài tay 
™ Bước 12: Ráp sườn + Vắt sổ sườn : 
− May theo đường vẽ thiết kế từ sườn tay đến hết đường sườn áo 
− Vắt sổ sườn. 
™ Bước13: May đai áo : 
− Sang dấu vị rí xếp ply đai áo 
− Tra đai áo : thân áo đặt dưới, đai áo đặt trên hai mặt phải úp vào nhau sắp 
cho hai mép vải đều nhau may theo đường sang dấu. 
− May mí đai áo đều và êm phẳng, không bị vặn. 
™ Bước 14: Lấy dấu + thùa khuy, đính nút : 
− Khoảng cách giữa các khuy và nút trên áo sơ mi nam thường là 8→9cm 
™ Bước 15: Cắt chỉ, kiểm tra, ủi hoàn thành sản phẩm 
Kiểm tra các đường lắp ráp, thông số, các đường diễu, mí xem có đạt yêu 
cầu kỹ thuật không. 
4.2.4 Yêu cầu kỹ thuật : 
− Các chi tiết như: túi áo, bâu áo, trụ tay, manchette, phải đối xứng 
− Các đường may diễu không bị vặn, đúng quy cách 
− Giữa các lớp vải nằm êm, không bai giãn 
− Các đường sang dấu chính xác 
− Đảm bảo thông số kích thước 
4.2.5 Các dạng sai hỏng thường gặp, nguyên nhân và cách khắc phục, ngăn 
ngừa: 
Các dạng sai hỏng Nguyên nhân 
Biện pháp khắc phục, ngăn 
ngừa 
Sai kích thước 
Đường may không 
đúng qui cách 
Bán thành phẩm 
không đảm bảo 
kích thước 
Đường may không đúng 
quy cách 
Bán thành phẩm không 
đảm bảo kích thước 
May các đường may không 
đúng quy cách. 
Kiểm tra kích thước bán thành 
phẩm trước khi may. 
Trường Cao Đẳng Công Nghiệp 4 Công Nghệ May 2 
Trang 64 
Các chi tiết: cổ, 
túi, manchette, trụ 
tay không đối xứng 
May không đúng 
phương pháp 
Bán thành phẩm 
kích thước không 
bằng nhau 
May không đúng phương 
pháp 
Bán thành phẩm kích 
thước không bằng nhau 
Sang dấu không chính xác 
May đúng phương pháp 
Kiểm tra sửa bán thành phẩm 
trước khi may 
Sang dấu chính xác 
Đường may bị vặn 
Các lớp vải bị bai 
giãn không đều 
May không đúng phương 
pháp 
Các lớp vải cầm, bai 
không đều 
May đúng phương pháp 
Giữ êm các lớp vải khi may 
Tra cổ, manchette, 
bo áo bị le mí 
Các lớp vải bị đẩy 
khi may 
Các lớp vải bị đẩy khi may Khi may cổ, manchette, bo áo 
hụt hơn đường gập nẹp 0,1 cm 
Khi may mí hơi kéo nhẹ lớp vải 
dưới 
Trường Cao Đẳng Công Nghiệp 4 Công Nghệ May 2 
Trang 65 
CHƯƠNG V : KỸ THUẬT MAY ÁO VÁY - ĐẦM 
5.1. KỸ THUẬT MAY VÁY: 
5.1.1 Mô tả hình dáng: 
5.1.2 Các chi tiết của váy: 
5.1.3 Qui trình lắp ráp: 
™ Bước 1: May pincece, ủi pincece về phía sườn 
™ Bước 2: Tra dây kéo dấu thân sau (xem bài kỹ thuật tra dây kéo dấu) 
™ Bước 3: Ráp sườn, ủi rẽ đường sườn 
™ Bước 4: Ráp sườn trên nẹp lưng, ủi rẽ đường sườn trên nẹp lưng 
™ Bước 5: Tra lưng, mí lưng 
™ Bước 6: Khóa đầu dây kéo 
™ Bước 7: Lên lai 
™ Bước 8: Cắt chỉ, ủi thành phẩm. 
5.1.4 Yêu cầu kỹ thuật: 
Váy sau khi may xong phải đảm bảo những yêu cầu sau: 
− Lưng phải êm, đường lưng phải tròn đều. 
− Tra dây kéo êm. Dây kéo kín, phẳng không bị dợn sóng. 
− Thân không bị nhăn. 
TT x1 
TS x2 lưng x 1 
Trường Cao Đẳng Công Nghiệp 4 Công Nghệ May 2 
Trang 66 
5.2. KỸ THUẬT MAY ĐẦM 
5.2.1. Mô tả hình dáng: 
5.2.2. Các chi tiết áo đầm: (hình 87) 
thành phẩm 
nẹp trước 
thành phẩm 
nẹp sau 
TT x1 
TS x 2 
Hình 87
Trường Cao Đẳng Công Nghiệp 4 Công Nghệ May 2 
Trang 67 
5.2.3. Quy trình lắp ráp: 
™ Bước 1: May pincece, ủi pincece về phía đường sườn 
™ Bước 2: May dây kéo dấu sống lưng thân sau ( xem bài kỹ thuật tra dây kéo 
dấu) 
™ Bước 3: Ráp vai con trên thân và trên nẹp, ủi rẽ vai con 
™ Bước 4: Ráp vai con trên nẹp, ủi rẽ vai con trên nẹp 
™ Bước 5: Ráp nẹp cổ vào thân áo 
™ Bước 6: Mí nẹp cổ 
™ Bước 7: Khoá đầu dây kéo 
™ Bước 8: Lược nẹp cổ cho nằm êm trên thân 
™ Bước 9: Để thân và nẹp nằm êm, gọt lại nẹp nách 
™ Bước 10: Ráp nẹp nách 
™ Bước 11: Mí nẹp nách 
™ Bước 12: Lược nẹp nách nằm êm 
™ Bước 13: Ráp sườn áo 
™ Bước 14: Lên lai 
™ Bước 15: Cắt chỉ ủi thành phẩm 
5.1.5 Yêu cầu kỹ thuật: 
Aùo đầm sau khi may xong phải đảm bảo những yêu cầu sau: 
− Đường cổ, đường nách phải tròn đều 
− Tra dây kéo êm. Dây kéo kín, phẳng không bị dợn sóng. Thân không bị 
nhăn. 
− Các đường nối ở nách tay và cổ áo phải trùng nhau. 
Hình 68 6543Lưng trái S TLưng
phải 
 đường ráp 
hông 
cạnh gắn 
dây kéo 
nẹp che b à mặt 
thân quần ( 
bên trái) 
th ân quần 
( â phải) 
ø may 
lọt khe 
lưng 
mặt p ûi

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_cong_nghe_may_2.pdf