Giáo trình Cơ sở sản xuất may công nghiệp

Tình hình sản xuất từ 2000-nay:

Hơn mười năm qua, xuất khẩu hàng dệt - may Việt Nam luôn đứng vị trí thứ hai

sau dầu thô. Năm 2003, kim ngạch xuất khẩu đạt 3,6 tỷ USD, tăng 30% so với năm

2002 và dự kiến năm 2004 kim ngạch xuất khẩu đạt 4,25 tỷ USD.

Tính đến năm 2003, năng lực sản xuất ngành dệt - may phát triển cả chiều rộng và

chiều sâu. Số lượng doanh nghiệp (DN) tăng gấp năm, sáu lần so với mười năm trước.

Cả nước hiện có khoảng 1.050 DN, trong đó 231 DN nhà nước chiếm 28%, 449 DN

ngoài quốc doanh, chiếm 32%, 354 DN có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 30%. với tổng

số lao động hơn hai triệu người, đồng thời tạo việc làm cho hàng trăm nghìn lao động

sản xuất các ngành phụ trợ như trồng bông, trồng dâu nuôi tằm, thêu đan, sản xuất bao

bì, phụ liệu. và hàng chục nghìn lao động dịch vụ khác.

Trình độ công nghệ được cải thiện đáng kể, nhiều công đoạn sản xuất đạt trình độ

công nghệ tiên tiến trên thế giới. Thị trường xuất khẩu hàng dệt - may Việt Nam luôn

được mở rộng, góp phần đẩy nhanh tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu. Tốc độ tăng

trưởng bình quân của ngành trong mười năm (1990 - 2000) là 23,8%. Hàng dệt - may

Việt Nam hiện có mặt tại hơn 100 nước và vùng lãnh thổ, trong đó có các thị trường lớn

"khó tính" như Mỹ, EU, Nhật Bản.

Tỷ lệ giá trị nội địa hóa trong hàng dệt - may xuất khẩu ngày càng tăng. Xuất khẩu

sản phẩm làm bằng vải, phụ liệu sản xuất trong nước chiếm khoảng 23% kim ngạch

xuất khẩu, trong khi con số này chỉ khoảng 2 - 3% trong giai đoạn đầu những năm 90

của thế kỷ trước. Ngành dệt - may đã thực hiện tốt chủ trương của Nhà nước về sản

xuất hàng trong nước thay thế hàng nhập khẩu, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của

các tầng lớp trong xã hội, góp phần hạn chế hàng nhập khẩu.

pdf 89 trang kimcuc 5300
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Cơ sở sản xuất may công nghiệp", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Cơ sở sản xuất may công nghiệp

Giáo trình Cơ sở sản xuất may công nghiệp
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP. HỒ CHÍ MINH 
KHOA CÔNG NGHỆ MAY VÀ THỜI TRANG 
Bộ môn: CÔNG NGHỆ MAY 
GIÁO TRÌNH MÔN HỌC : 
 CƠ SỞ SẢN XUẤT MAY CÔNG NGHIỆP 
Người biên soạn: ThS. TRẦN THANH HƯƠNG 
TP. HỒ CHÍ MINH 
-2007- 
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP. HỒ CHÍ MINH 
KHOA CÔNG NGHỆ MAY VÀ THỜI TRANG 
Bộ môn: CÔNG NGHỆ MAY 
GIÁO TRÌNH MÔN HỌC : 
 CƠ SỞ SẢN XUẤT MAY CÔNG NGHIỆP 
Người biên soạn: ThS. TRẦN THANH HƯƠNG 
TP. HỒ CHÍ MINH 
-2007- 
Truong DH SPKT TP. HCM 
Thu vien DH SPKT TP. HCM - 
Copyri
ght © T
ruong D
H Su ph
am Ky
 thuat 
TP. Ho
 Chi M
inh
Khoa CN May & ThờI trang – Trường ĐH Sư Phạm Kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh 
ThS. TRẦN THANH HƯƠNG 
1
GIỚI THIỆU MÔN HỌC 
CƠ SỞ SẢN XUẤT MAY CÔNG NGHIỆP 
1. Tên học phần: CƠ SỞ SẢN XUẤT MAY CÔNG NGHIỆP 
2. Số đơn vị học trình: 1 (15 tiết) 
3. Trình độ: sinh viên năm thứ 2 
4. Mã số môn học: 1151330 
5. Phân bổ thờI gian: 
- Lý thuyết: 15 tiết 
- Tự học, tham quan: 30 tiết 
6. Điều kiện tiên quyết: đã học các môn 
- Vật liệu dệt 
- Nguyên liệu may, phụ liệu may. 
- Hệ thống cỡ số 
7. Mô tả vắn tắt nộI dung học phần: 
- Khái niệm về sản xuất may công nghiệp. 
- Các công đoạn sản xuất 
- Tổ chức quản lý sản xuất theo một dây chuyền công nghệ khép kín. 
8. Mục tiêu của học phần: 
Môn học này nhằm mục đích: trang bị cho sinh viên kiến thức cơ sở ban đầu về sản 
xuất may công nghiệp, các công đoạn của quá trình công nghệ, tổ chức và điều 
hành sản xuất công nghiệp. 
Học phần Cơ sở sản xuất may công nghiệp bao gồm các phần chính: khái niệm sản 
xuất may công nghiệp, yêu cầu của quá trình sản xuất, các công đoạn sản xuất 
chính, tổ chức quản lý sản xuất may công nghiệp. 
9. NộI dung môn học: 
Truong DH SPKT TP. HCM 
Thu vien DH SPKT TP. HCM - 
Copyri
ght © T
ruong D
H Su ph
am Ky
 thuat 
TP. Ho
 Chi M
inh
Khoa CN May & ThờI trang – Trường ĐH Sư Phạm Kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh 
ThS. TRẦN THANH HƯƠNG 
2
CHƯƠNG 1: 
GIỚI THIỆU NGÀNH MAY VIỆT NAM 
I. QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN NGÀNH MAY 
Từ xa xưa, con người ngoài cái ăn chốn ở, đã biết mặc cho mình. Quần áo 
giúp cho con người bảo vệ được cơ thể, chống lại gió mưa giá rét, cũng như cái 
nóng thiêu đốt, đồng thời bảo vệ con người trong khi làm việc. Ngoài ra, quần áo còn 
là vật che dấu khuyết tật cơ thể, trang trí, làm đẹp cho con người 
Trước kia, khi chưa phát minh ra máy khâu, sản xuất hàng may mặc không 
phát triển được vì chỉ bó hẹp trong phạm vi may đo và may bằng tay, năng suất lao 
động không cao, sản xuất còn manh mún. Đến giữa thế kỷ 18, máy khâu được phát 
minh và dần dần được hoàn thiện, rồi việc hàng loạt máy móc chuyên dùng được 
sáng chế, đã thúc đẩy ngành Công nghiệp may ra đời và phát triển 
Dựa vào phương thức sản xuất, phương tiện sản xuất và tổ chức sản xuất, ta 
có thể phân loại việc sản xuất hàng may mặc như sau: 
I.1. Sản xuất đơn chiếc: trong đó chủ yếu mỗi người tự may cho mình hoặc cho 
người thân trong gia đình. Phương tiện để cắt may hoàn toàn thủ công 
I.2. Sản xuất đo may: trong đó một tốp thợ tập trung vào thành tổ nhóm may đo 
cho khách hàng. Sản phẩm được may đo cho từng khách hàng cụ thể. Những 
người thợ cùng tập trung lại thành từng nhóm lớn để sản xuất, nhưng mỗI người 
độc lập may từng sản phẩm. Chưa có sự phân công lao động theo kiểu chuyên 
môn hoá. 
I.3. Sản xuất công nghiệp hàng may mặc: đây là hình thức sản xuất tiên tiến 
nhất. Trong sản xuất công nghiệp, người ta sản xuất một số lượng lớn sản phẩm 
cho người tiêu dùng không quen biết, cho nên cơ sở kỹ thuật để thiết kế lúc này 
không còn là số đo của khách hàng cụ thể, mà là bảng thông số kích thước cho 
từng loại cỡ vóc khác nhau 
Một đặc trưng nữa của Công nghiệp may là sản xuất theo dây chuyền công 
nhân có trình độ chuyên môn hoá cao và tính kỷ luật cao. Với đặc trưng này của sản 
xuất công nghiệp, công nghệ may càng hoàn chỉnh bao nhiêu thì năng suất lao động 
càng cao bấy nhiêu và hiệu quả kinh tế càng cao. Công nghệ sản xuất muốn được 
hoàn thiện thì việc chuẩn bị sản xuất phải được thực hiện triệt để và kỹ lưỡng trước 
khi sản xuất 
II. NHỮNG ĐẶC THÙ CỦA NGÀNH MAY NƯỚC TA: 
II.1. Quá trình phát triển: 
Năm 1958, ngành may xuất khẩu được hình thành từ một xưởng may gia công 
cho Liên Xô, đến năm 1960, Công ty may xuất khẩu Hà NộI ra đời bên cạnh các cơ 
sở may nội địa như cơ sở may Đức Giang, các cơ sở may của các tỉnh, địa phương, 
Truong DH SPKT TP. HCM 
Thu vien DH SPKT TP. HCM - 
Copyri
ght © T
ruong D
H Su ph
am Ky
 thuat 
TP. Ho
 Chi M
inh
Khoa CN May & ThờI trang – Trường ĐH Sư Phạm Kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh 
ThS. TRẦN THANH HƯƠNG 
3
các cơ sở may sản xuất quân trang của cục quân nhu. Ngoài ra, là các tổ sản xuất 
nhỏ mang tính chất thủ công 
Từ năm 1960 – 1970, ngành may xuất khẩu chỉ duy trì và ít phát triển. Nhưng 
trong thời gian này, hoạt động của Công ty May xuất khẩu đã tiến thêm một bước: 
gia công các sản phẩm may mặc ở mức kỹ thuật thấp và trung bình như quần áo 
bảo hộ lao động và quần áo nam giới thông thường cho các nước XHCN như 
Hungary, Liên Xô cũ, Ba Lan, Tiệp KhắcNgoài ra, đã có một vài đơn hàng làm thử 
cho các nước Tư bản nhưng với số lượng không đáng kể 
Từ năm 1971 – 1975, nhu cầu sản xuất hàng may mặc cho các nước XHCN 
được nâng lên, một số xí nghiệp ở địa phương, của quân nhu cũng đã tham gia sản 
xuất cho các nước XHCN và các đơn hàng nhỏ của các khách hàng khu vực II như 
Thụy Điển, Pháp 
Năm 1975, miền Nam được giải phóng, ta tiếp quản một số cơ sở may tư nhân 
để lại. Ngành may được phát triển ở cả hai miền với mục tiêu: phục vụ dân sinh, 
phục vụ xuất khẩu, giải quyết công ăn việc làm cho người lao động. Các đơn hàng 
xuất khẩu sang các nước XHCN ngày một tăng lên. Thực hiện các hợp đồng này 
chủ yếu là các xí nghiệp Trung ương trong khuôn khổ hiệp định và nghị định thư của 
Nhà nước. 
Năm 1987, Hiệp định 19/5 được ký kết, Việt Nam may gia công cho Liên Xô 
trong khoảng ba năm với số lượng 153 triệu sản phẩm. Thời điểm này, một loạt các 
xí nghiệp ở địa phương được thành lập ở các khu vực: Hà NộI, Hải Phòng, Thanh 
Hoá, Quảng Nam, Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam, dẫn đến có một 
số cơ sở sản xuất ra đời trong điều kiện chủ quan, nên đã rơi vào tình trạng ít phát 
huy tác dụng, có cơ sở không có khả năng hoạt động, đầu tư không đồng bộ, trình 
độ lao động thấp, tổ chức sản xuất và tổ chức quản lý yếu, không đáp ứng được yêu 
cầu chất lượng của loại sản phẩm trung bình. 
Đến ngày 31-3-1991, chương trình sản xuất hàng xuất khẩu cho Liên Xô theo 
hiệp định 19/5 đã thực hiện được 50 triệu sản phẩm, chương trình ngưng hoạt động. 
Hàng loạt các xí nghiệp rơi vào tình trạng thiếu việc làm, các hợp đồng của các 
nước Đông Âu như Ba Lan, Tiệp Khắcgiảm dần rồi ngưng hẳn. 
Tiếp theo đó là quá trình đổi mới nền kinh tế của nước ta, các xí nghiệp tự tìm 
kiếm khách hàng cho mình, đồng thời sản xuất hàng hoá theo kim ngạch xuất khẩu 
đi các nước EU, Bắc Mỹ,và từ đó, ngành may mặc xuất khẩu của nước ta càng 
ngày càng khẳng định vị trí của mình trên trường quốc tế. 
II.2. Những hình thức may mặc sẵn hiện nay ở Việt Nam: 
- Hình thức tự sản tự tiêu: là hình thức sản xuất mà xí nghiệp tự bỏ vốn ra mua 
nguyên phụ liệu, tự thiết kế mẫu, may mẫu và tự tìm thị trường tiêu thụ sản phẩm 
của mình làm ra. Với hình thức này, nhà sản xuất thường chủ động trong sản 
xuất và nếu thành công thì lợi nhuận thu được khá cao. Tuy nhiên, trong nhiều 
trường hợp, nhà sản xuất phảI bỏ ra lượng vốn tương đối lớn và phảI khôn khéo 
trong cạnh tranh về mẫu mã và thị trường tiêu thụ 
Truong DH SPKT TP. HCM 
Thu vien DH SPKT TP. HCM - 
Copyri
ght © T
ruong D
H Su ph
am Ky
 thuat 
TP. Ho
 Chi M
inh
Khoa CN May & ThờI trang – Trường ĐH Sư Phạm Kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh 
ThS. TRẦN THANH HƯƠNG 
4
- Hình thức sản xuất may gia công: là hình thức sản xuất mà xí nghiệp nhận 
nguyên phụ liệu, mẫu mã và tiêu chuẩn kỹ thuật của khách hàng để làm theo yêu 
cầu của họ, và xí nghiệp chỉ thu được lợi nhuận từ tiền công may. Với hình thức 
này, xí nghiệp không phảI bỏ vốn và tìm thị trường tiêu thụ, nhưng lợi nhuận thu 
được thấp. 
II.3.Tình hình sản xuất ngành may Việt nam trong những năm qua: 
II.3.1. Tình hình sản xuất – xuất khẩu ngành dệt may trong những năm 1990-
2000( Nguồn: Vụ Công nghiệp - Bộ Kế hoạch và Đầu tư) 
Sản phẩm Đơn vị 1990 1995 1996 1997 1998 1999 KH 2000 
Sợi các loại 1000tấn 58 59 65 67.5 72 80 85 
Vải lụa Triệu m 318 263 285 298 316 346 380 
Hàngmay mặc Triệu sp 125 171 206.9 302 289.9 320 360 
Hàng dệt kim Triệu sp 29 30 25.2 25.1 29 29.6 32.3 
Kim ngạch XK Tr.USD 178.7 850 1150 1350 1450 1747 2000 
Do tình hình sản xuất của các doanh nghiệp có vốn đầu tư tăng nhanh nên sản 
lượng vải năm 1999 so với 1998 tăng 39,7%, sản phẩm may tăng 36,6% tại vùng kinh 
tế trọng điểm phía Nam, tại các vùng khác tốc độ tăng đạt 10-12%. Sản phẩm dệt - may 
của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ngày càng chiếm tỷ trọng lớn: 
 - Vải các loại: năng lực thiết kế chiếm 52,5%, sản lượng thực hiện năm 1998 
chiếm 23%, năm 1999 chiếm 28,7% sản lượng cả nước và kế hoạch năm 2000 chiếm 
32%. 
- Sản phẩm may cũng tương tự vì các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có 
thị trường xuất khẩu, máy móc thiết bị mới và công nghệ tiên tiến hơn nên năng suất 
cao hơn. Năm 1998 và 1999 sản lượng của các doanh nghiệp này chiếm 40% tổng sản 
lượng toàn ngành. 
Suất đầu tư vào ngành May không lớn (600.000-800.000 USD/Triệu sản phẩm 
quy chuẩn), việc đào tạo công nhân ngành May không khó, thời gian không dài, là 
ngành có sức thu hút lực lượng lao động lớn, chủ yếu là lao động nữ , là ngành không 
gây ô nhiễm môi trường. Do đó, ngành May mặc công nghiệp nên phát triển tập trung 
vào các Khu công nghiệp, thành phố và thị xã, gần các công ty và các doanh nghiệp Dệt 
càng tốt. 
Các doanh nghiệp trong ngành chủ yếu là các doanh nghiệp trong nước còn non 
yếu trong công tác thị trường, phụ thuộc nhiều vào đối tác trong lựa chọn mặt hàng, 
Truong DH SPKT TP. HCM 
Thu vien DH SPKT TP. HCM - 
Copyri
ght © T
ruong D
H Su ph
am Ky
 thuat 
TP. Ho
 Chi M
inh
Khoa CN May & ThờI trang – Trường ĐH Sư Phạm Kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh 
ThS. TRẦN THANH HƯƠNG 
5
quản lý sản xuất, lựa chọn công nghệ và thường tiếp cận theo hướng đầu tư - sản xuất, 
mà xem nhẹ phương thức thị trường và hiệu quả. Các doanh nghiệp thường không có 
chiến lược về mặt hàng, nên không chọn cho mình được mặt hàng chủ lực, mũi nhọn 
để từ đó xây dựng kế hoạch phát triển hợp lý mà thường chạy theo nhu cầu thị trường 
một cách thụ động. Doanh nghiệp nào có mặt hàng chủ lực, mặt hàng chính, thường là 
doanh nghiệp gặt hái được thành công và hoạt động có hiệu quả như: Công ty May 10 
chọn sơ mi là mặt hàng chủ lực, Công ty Dệt Thành Công: sợi và hàng dệt kim, Công ty 
Dệt Phong Phú chọn vải jean, vải dầy; Việt Thắng chọn vải pha (KT) cho may áo, Công 
ty Thái Tuấn chọn vải tổng hợp để phục vụ nhu cầu may mặc của phụ nữ là chính... 
Trong các nhà máy Dệt, việc đầu tư còn thiếu sự cân đối, đồng bộ giữa các khâu 
về thiết bị công nghệ cũng như về sản lượng từng công đoạn; mặt khác mối quan hệ 
trong ngành cũng chưa chặt chẽ, chưa có sự phối hợp giữa các doanh nghiệp có công 
nghệ sợi tốt, nhuộm tốt với các doanh nghiệp có công nghệ dệt tốt. Các doanh nghiệp 
đều muốn đầu tư khép kín trong khi nguồn vốn đầu tư và khả năng trả nợ bị hạn chế. 
Do đó, việc khai thác năng lực sản xuất chưa cao, chất lượng sản phẩm còn kém, hiệu 
quả đầu tư thấp. Vải ngành dệt sản xuất ra chưa đáp ứng yêu cầu tiêu dùng của xã hội 
và phục vụ cho ngành may xuất khẩu. Để giải quyết vấn đề này, Chính phủ đã thành lập 
Tổng Công ty Dệt May Việt Nam trên cơ sở hợp nhất: Tổng Công ty Dệt với Tổng Công 
ty May, nhưng việc tổ chức này chưa thực sự phát huy được hiệu quả như mong muốn. 
Do hạn chế về vốn, nhiều doanh nghiệp sử dụng vốn vay ngắn hạn, trung hạn, 
hoặc dùng cả vốn lưu động để đầu tư nên sản xuất không bù đắp đủ các chi phí và lãi 
vay, dẫn đến tình trạng một số doanh nghiệp không trả được nợ đến hạn, lâm vào tình 
cảnh khó khăn về vốn sản xuất- kinh doanh, chủ yếu tập trung vào các doanh nghiệp 
Dệt như: Công ty Dệt 8/3, Nam Định, Vĩnh Phú, Hoà Thọ, Huế... 
Bộ máy quản lý vi mô còn nhiều vướng mắc, trong đó việc quản lý Dự án sau đầu 
tư còn yếu kém, chưa thực sự quan tâm đến vấn đề chuyển giao công nghệ mới. Công 
tác quản lý của các doanh nghiệp trong ngành chưa đủ trình độ hội nhập với khu vực và 
thế giới, chưa có chế độ khuyến khích vật chất và tinh thần hợp lý cho công nhân lành 
nghề và chuyên gia công nghệ. 
Cần có môi trường pháp lý ổn định và các chính sách hỗ trợ của Nhà nước trong 
từng thời điểm, tạo điều kiện cho ngành hoạt động và phát triển nhanh trên bước đường 
hội nhập AFTA, APEC. 
Truong DH SPKT TP. HCM 
Thu vien DH SPKT TP. HCM - 
Copyri
ght © T
ruong D
H Su ph
am Ky
 thuat 
TP. Ho
 Chi M
inh
Khoa CN May & ThờI trang – Trường ĐH Sư Phạm Kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh 
ThS. TRẦN THANH HƯƠNG 
6
II.3.2. Tình hình sản xuất từ 2000-nay: 
Hơn mười năm qua, xuất khẩu hàng dệt - may Việt Nam luôn đứng vị trí thứ hai 
sau dầu thô. Năm 2003, kim ngạch xuất khẩu đạt 3,6 tỷ USD, tăng 30% so với năm 
2002 và dự kiến năm 2004 kim ngạch xuất khẩu đạt 4,25 tỷ USD. 
Tính đến năm 2003, năng lực sản xuất ngành dệt - may phát triển cả chiều rộng và 
chiều sâu. Số lượng doanh nghiệp (DN) tăng gấp năm, sáu lần so với mười năm trước. 
Cả nước hiện có khoảng 1.050 DN, trong đó 231 DN nhà nước chiếm 28%, 449 DN 
ngoài quốc doanh, chiếm 32%, 354 DN có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 30%... với tổng 
số lao động hơn hai triệu người, đồng thời tạo việc làm cho hàng trăm nghìn lao động 
sản xuất các ngành phụ trợ như trồng bông, trồng dâu nuôi tằm, thêu đan, sản xuất bao 
bì, phụ liệu... và hàng chục nghìn lao động dịch vụ khác. 
Trình độ công nghệ được cải thiện đáng kể, nhiều công đoạn sản xuất đạt trình độ 
công nghệ tiên tiến trên thế giới. Thị trường xuất khẩu hàng dệt - may Việt Nam luôn 
được mở rộng, góp phần đẩy nhanh tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu. Tốc độ tăng 
trưởng bình quân của ngành trong mười năm (1990 - 2000) là 23,8%. Hàng dệt - may 
Việt Nam hiện có mặt tại hơn 100 nước và vùng lãnh thổ, trong đó có các thị trường lớn 
"khó tính" như Mỹ, EU, Nhật Bản... 
Tỷ lệ giá trị nội địa hóa trong hàng dệt - may xuất khẩu ngày càng tăng. Xuất khẩu 
sản phẩm làm bằng vải, phụ liệu sản xuất trong nước chiếm khoảng 23% kim ngạch 
xuất khẩu, trong khi con số này chỉ khoảng 2 - 3% trong giai đoạn đầu những năm 90 
của thế kỷ trước. Ngành dệt - may đã thực hiện tốt chủ trương của Nhà nước về sản 
xuất hàng trong nước thay thế hàng nhập khẩu, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của 
các tầng lớp trong xã hội, góp phần hạn chế hàng nhập khẩu. 
Tháng cuối năm 2003, các DN dệt - may hồ hởi, sôi động đẩy mạnh sản xuất, kinh 
doanh, bảo đảm thực hiện những đơn hàng xuất khẩu đầu năm mới. Tại các công ty 
may Việt Tiến, May 10, Nhà Bè, Đức Giang, Thăng Long và các công ty dệt Thành 
Công, Dệt may Hà Nội, Phong Phú, Nam Định... không khí lao động khẩn trương ùa đến 
từng tổ sản xuất, từng người thợ. Các xí nghiệp may 3, Vị Hoàng, Đông Hưng, Hưng 
Hà đều là thành viên của Công ty may 10 đang thực hiện s ... Bộ tài liệu kĩ thuật công nghệ 
Tài liệu kĩ thuật công nghệ là những văn bản kĩ thuật nó cho phép công nhân 
dưới xưởng tuân thủ theo đúng các quy trình này nhằm tiến hành sản xuất tốt 1 mã 
hàng. 
Các văn bản này cụ thể như sau: 
 Nghiên cứu mẫu và các đường liên kết trên mẫu: 
Đây là văn bản có chứa hình vẽ của chi tiết sản phẩm và giới thiệu quy cách 
may sản phẩm đó bằng hình vẽ. Tất cả mọi đường may phải thể hiện trên hình vẽ 
nhằm giúp người đọc hiểu kỹ hơn những quy cách may sản phẩm này. 
 Bảng định mức nguyên phụ liệu: 
Là bảng kê số lượng nguyên phụ liệu cần dùng cho 1 sản phẩm may (tính cả 
lượng tiêu hao cho phép) 
 Bảng tác nghiệp màu (bảng hướng dẫn sử dụng nguyên phụ liệu) 
Là văn bản có dán mẫu vật trực quan của tất cả nguyên phụ liệu có trong mã 
hàng. Để giao nhận nguyên phụ liệu tại kho, để nhận nguyên phụ liệu tại phân 
xưởng cắt, nhận nguyên phụ liệu tại phân xưởng may, để nhận nguyên phụ liệu tại 
phân xưởng hoàn tất 
 Tiêu chuẩn giác sơ đồ: 
Trong văn bản này người ta cần ghi rõ về định mức giác sơ đồ ban đầu, tính 
chất của nguyên phụ liệuvà các yêu cầu đối với giác chi tiết 
 Quy trình cho phân xưởng cắt 
Là bộ tư liệu nhằm hướng dẫn tất cả những công việc cần làm trong công đoạn 
cắt. Nó bao gồm các loại văn bản sau: 
- Quy trình trải vải 
- Quy trình sang sơ đồ 
- Quy trình cắt vải 
- Quy trình đánh số 
- Quy trình ủi ép 
- Quy trình bóc tập và phối kiện 
 Quy trình Công nghệ gia công 
Là bộ tài liệu nhằm hướng dẫn tất cả những công việc cần làm trong công đoạn 
may. Nó bao gồm các tư liệu sau: 
- Sơ đồ khối gia công sản phẩm 
- Quy trình may sản phẩm 
- Sơ đồ nhánh cây 
- Bảng thiết kế chuyền 
- Bảng bố trí mặt bằng phân xưởng 
 Quy trình tạo dáng sản phẩm 
Đây là quy trình dành cho những sản phẩm cao cấp và có nhiều lớp. Trong quy 
trình này chúng ta sẽ có: 
- Quy trình nhiệt ẩm định hình 
- Quy trình ép tạo dáng sản phẩm 
Truong DH SPKT TP. HCM 
Thu vien DH SPKT TP. HCM - 
Copyri
ght © T
ruong D
H Su ph
am Ky
 thuat 
TP. Ho
 Chi M
inh
Khoa CN May & ThờI trang – Trường ĐH Sư Phạm Kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh 
ThS. TRẦN THANH HƯƠNG 
81
 Quy trình hoàn tất sản phẩm 
Đây là quy trình dành cho phân xưởng hoàn tất. Nó bao gồm các quy định về 
các công đoạn cần có trong khâu hoàn tất sản phẩm, các quy trình về bao gói sản 
phẩm 
II.2.3. Các công đoạn sản xuất: 
II.2.3.1. Công đoạn trải vải 
Là công đoạn cho phép được nhận nguyên phụ liệu, trải nguyên phụ liệu, cắt 
nguyên phụ liệu để có các bán thành phẩm phục vụ cho quy trình sản xuất 
II.2.3.2. Công đoạn ráp nối 
Là công đoạn cho phép chúng ta sử dụng các dạng đường liên kết để ráp, nối 
các chi tiết thành 1 sản phẩm hoàn chỉnh 
- Các đường liên kết may 
- Công nghệ ép dán 
- Công nghệ hàn 
- Cộng nghệ dập khuy 
II.2.3.3. Công đoạn tạo dáng 
Sử dụng 1 số công nghệ đặc biệt như: nhiệt ẩm định hình, ép tạo dáng nhằm 
tạo cho sản phẩm 1 dáng vóc đặc biệt 
II.2.3.4. Công đoạn hoàn tất sản phẩm: 
Sử dụng các công nghệ, ủi, giặt, mài, xử lí chống thấm, xử lí chống cháy và bao 
gói sản phẩm 
II.2.3. Các thiết bị cần sử dụng 
Có rất nhiều loạI thiết bị được sử dụng trong ngành may. Trong đó, một số thiết 
bị có thể được điều khiển bằng cơ, bằng điện, hay bằng hệ thống điều khiển kỹ thuật 
số. Ở đây, ta tạm chia theo nhóm như sau: 
Nhóm thiết bị 
Tên thiết bị 
Tiếng Anh Tiếng Việt 
Thiết bị cho phòng kỹ 
thuật (phòng mẫu) 
Master pattern design 
Hệ thống thiết kế rập 
chuẩn 
Frame specification 
Hệ thống lập tiêu chuẩn 
kỹ thuật 
3D virtual design Hệ thống thiết kế ảo 3D 
Opticut automarker 
Hệ thống giác sơ đồ tự 
động 
Personal computer Máy tính cá nhân 
Digitizer Bảng số hóa 
Plotter Máy vẽ 
Thiết bị cho Kho Nguyên 
phụ liệu 
Knit fabric inspection 
machine 
Máy kiểm tra lỗi vải dệt 
kim 
Woven cloth inspection 
machine 
Máy kiểm tra lỗi vải dệt 
thoi 
Material relaxing machine Máy xả vải 
Truong DH SPKT TP. HCM 
Thu vien DH SPKT TP. HCM - 
Copyri
ght © T
ruong D
H Su ph
am Ky
 thuat 
TP. Ho
 Chi M
inh
Khoa CN May & ThờI trang – Trường ĐH Sư Phạm Kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh 
ThS. TRẦN THANH HƯƠNG 
82
Nhóm thiết bị 
Tên thiết bị 
Tiếng Anh Tiếng Việt 
Thiết bị cho phân xưởng 
cắt 
End cutting Máy cắt đầu bàn 
Automatic spreading 
machine woven 
Máy trảI vải tự động 
Automatic cutting 
machine 
Máy cắt vải tự động 
Servo arm cutter Bộ cắt trợ lực 
Spreading cutting table 
with blowerc 
Bàn trải và cắt vải với hệ 
thống quạt gió 
Cutting table Bàn cắt 
Band knife machine Máy cắt vòng 
Hydraulic cutter Máy thủy lực 
Auto strip cutting 
machine 
Máy xén dây viền tự 
động 
Automatic belt cutter 
Máy cắt nhung gai 
(velvet) 
Marking drill Máy dùi 
Straight knife Máy cắt tay 
Fiber cutter Máy cắt gòn 
Heating cut label 
machine 
Máy cắt nhãn bằng nhiệt 
Folding label Máy gấp nhãn 
Swatch cutter Máy cắt mẫu vảI 
Round cutter Máy cắt tròn 
Battery cutter 
Máy cắt dùng pin cầm 
tay 
Round knife Máy cắt đĩa dao 
Shaprener Máy mài dao 
Thiết bị phân xưởng may 
Fusing press machine Máy ép keo 
Flat fusing transfer press Máy ép thẳng 
Automatic flat press 
machine 
Máy ép nhiệt 
Hight speed lockstitch Máy may 1 kim 
Lockstitch auto trimmer 
Máy may 1 kim tự động 
cắt chỉ 
Auto trimmer with panel 
Máy may 1 kim tự động 
cắt chỉ có lập trình 
Auto trimmer cutting knife 
Máy 1 kim tự động cắt chỉ 
có dao xén 
2- needle lockstictch Máy 2 kim cố định 
2- needle auto trimmer 
Máy 2 kim di động, tự 
động cắt chỉ 
3- thread cylinder bed 
Máy vắt sổ 1K3C đầu 
nhỏ 
4-thread overlock stitch Máy vắt sổ 2K4C 
Truong DH SPKT TP. HCM 
Thu vien DH SPKT TP. HCM - 
Copyri
ght © T
ruong D
H Su ph
am Ky
 thuat 
TP. Ho
 Chi M
inh
Khoa CN May & ThờI trang – Trường ĐH Sư Phạm Kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh 
ThS. TRẦN THANH HƯƠNG 
83
Nhóm thiết bị 
Tên thiết bị 
Tiếng Anh Tiếng Việt 
Thiết bị phân xưởng may 
6-thread overlock stitch Máy vắt sổ 3K6C 
flatbed tape binding 
Máy đánh bông 3K có cữ 
viền 
Covering stitch & trimmer 
Máy đánh bông 3K đầu 
nhỏ có cắt chỉ tự động 
Cylinder bed 4 needle Máy móc xích 4K 
Cylinder bed 12 needle Máy móc xích 12K 
Waistband binding Máy tra lưng quần 
Picot & zigzag Máy viền trang trí 
Interlock lace attechin Máy viền xén 
Electronic bartack Máy đính bọ điện tử 
Button sewing Máy đính nút 
Buttonhole sewing Máy thùa khuy 
Eyelet buttonhole Máy thùa khuy đầu tròn 
Automatic pocket welting Máy mổ túi tự động 
Pocket steam press Máy gấp túi bán tự động 
Cuff placket folding press 
Máy ép và gấp định hình 
manchette, trụ 
Auto cuff press Máy ép, lộn manchette 
Auto collar press Máy ép cổ tự động 
Collar, trimming, turning, 
pressing 
Máy lộn cổ, xén cổ, ủi 
định hình cổ 
String thrusting Máy luồn thun 
Thiết bị phân xưởng hoàn 
tất 
Shirt folding machine Máy gấp áo sơ mi 
Thread sucking Máy hút chỉ 
Spot removing mach Máy tẩy vết bẩn 
Conveyer needle detector Máy rà kim băng tảI 
Needle detector- hand Máy rà kim bằng tay 
Needle detector desk Máy rà kim để bàn 
Strapping machine Máy đóng đai thùng 
Computer waist press Máy ép lưng quần 
Computer legger press Máy ép ống quần 
Auto dummy Máy định hình sản phẩm 
Vacuum ironing table 
Bàn hút chân không, 
không tay đòn ủI 
Vacuum arm heater 
 Bàn hút chân không, có 
tay đòn ủI 
Tagging gun Súng bắn đạn nhựa 
Cleaning gun Súng tẩy vết bẩn 
Truong DH SPKT TP. HCM 
Thu vien DH SPKT TP. HCM - 
Copyri
ght © T
ruong D
H Su ph
am Ky
 thuat 
TP. Ho
 Chi M
inh
Khoa CN May & ThờI trang – Trường ĐH Sư Phạm Kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh 
ThS. TRẦN THANH HƯƠNG 
84
III. Phương thức tổ chức và quản lý sản xuất: 
Để có thể tiến hành tổ chức sản xuất tốt tại các doanh nghiệp may, các nhà 
quản lí cần phải vận dụng các học thuyết quản lí nhằm mang lại hiệu quả tốt nhất 
cho quy trình sản xuất. Việc tổ chức sản xuất tốt bao gồm 2 nhóm công việc sau: 
III.1. Phối hợp các công đoạn sản xuất 
Việc phối hợp các công đoạn sản xuất là 1 điều kiện tất yếu nhằm đưa quy trình 
sản xuất được vận hành nhịp nhàng, cân đối và đúng theo mục tiêu đã định 
Để điều hành, phối hợp hoạt động của các công đoạn sản xuất cần có vai trò 
của người giám đốc sản xuất. Đây là người chịu trách nhiệm trước ban giám đốc về 
kế hoạch, tiến độ, năng suất, chất lượng, thời gian giao hàngvà lợi nhuận của xí 
nghiệp 
Việc phối hợp các công đoạn sản xuất thật ra là quy trình tổ chức quản lí quy 
trình sản xuất ở các bộ phận sao cho nhịp nhàng và theo 1 lịch trình đã có trước 
III.1.1. Tổ chức quản lí cán bộ ở kho nguyên phụ liệu 
Cần tổ chức cán bộ trong kho phù hợp với yêu cầu xí nghiệp về các chức danh: 
thủ kho, thống kê, nhân viên,sao cho phù hợp với trình độ, năng lực, sức khỏe 
Các nhân viên trong kho cần được đào tạo về nghiệp vụ và ý thức tổ chức kỷ 
luật nhằm thực hiện tốt nhất quy trình quản lí nguyên phụ liệu, vật tư trong kho 
Khi tuyển dụng nhân viên bộ phận trong kho cần lựa chọn những người có tư 
chất đạo đức và phẩm chất tốt để có thể gắn bó với doanh nghiệp trong suốt quá 
trình tổ chức sản xuất 
III.1.2. Tổ chức quản lí cán bộ ở bộ phận kỹ thuật 
Cần tuyển dụng nhân viên bộ phận kỹ thuật sao cho có chuyên môn cao, có 
khả năng giao tiếp tốt và xử lí tình huống tốt 
Việc tổ chức nhân sự bộ phận này cũng phụ thuộc vào quy mô tổ chức của 
doanh nghiệp, cần cân nhắc, lựa chọn để có được số cán bộ kỹ thuật đạt yêu cầu 
Trong quy trình làm việc, một số cán bộ ở bộ phận kỹ thuật cần phối hợp với 
cán bộ ở kho nguyên phụ liệu, phân xưởng cắt, phân xưởng maythì cần chọn 
những người giỏi chuyên môn, giỏi giao tiếp để có thể chuyển tải được các nội dung 
cần phối hợp 1 cách nhịp nhàng và nhanh chóng 
III.1.3. Tổ chức quản lí cán bộ ở bộ phận cắt bán thành phẩm 
Nhân viên trong phân xưởng cắt thường không được đào tạo bài bản trước khi 
vào làm. Vì vậy, phân xưởng cắt tự có kế hoạch đào tạo nghề cho công nhân và tự 
đào tạo nhân viên cho mình để bố trí tốt các vị trí cho phù hợp. Cần lựa chọn nhân 
sự ở các bộ phận này đặc biệt có tính kiên nhẫn và tỉ mỉ để các bán thành phẩm sau 
khi sản xuất xong là chính xác, đầy đủ và đảm bảo chất lượng 
Thực ra ở công đoạn cắt, các công việc không đòi hỏi chuyên môn cao nhưng 
do công việc mang tính chất đơn điệu, dễ gây sự nhàm chán. Vì vậy, sau khoảng 
thời gian 2h đồng hồ, nên cho công nhân được nghĩ giải lao khoảng 5’ thư giãn. Có 
như vậy khả năng tập trung và công việc của người công nhân mới được bảo đảm. 
III.1.4. Tổ chức cán bộ ở bộ phận may 
Trong phân xưởng may công nhân chiếm số lượng lớn của toàn xí nghiệp. Bao 
gồm: ban quản lí xưởng và công nhân may 
Đội ngũ cán bộ ở phân xưởng may cần được đào tạo sao cho giỏi chuyên môn, 
có sức khỏe, có khả năng giao tiếp và nghệ thuật quản lí 
Truong DH SPKT TP. HCM 
Thu vien DH SPKT TP. HCM - 
Copyri
ght © T
ruong D
H Su ph
am Ky
 thuat 
TP. Ho
 Chi M
inh
Khoa CN May & ThờI trang – Trường ĐH Sư Phạm Kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh 
ThS. TRẦN THANH HƯƠNG 
85
Đội ngũ công nhân may được tập hợp từ nhiều nguồn khác nhau. Việc quản lí 
đội ngũ này rất khó khăn và vất vả. Cần có các biện pháp tổ chức quản lí thật tốt mới 
đáp ứng được nhu cầu sản xuất hàng loạt sản phẩm có chất lượng đồng nhất với 
nhau 
Định kỳ cần mở các lớp đào tạo công nhân để hướng dẫn cho họ về các kỹ 
năng, kỹ xảo trong nghề. Có như thế mới đảm bảo được tính thống nhất trong chất 
lượng sản phẩm. 
III.1.5. Tổ chức quản lí cán bộ phận hoàn tất 
Công đoạn hoàn tất là quy trình sau cùng của sản xuất. Kết quả công việc của 
công đoạn này góp phần không nhỏ đến chất lượng của sản phẩm. Cách tổ chức 
sản xuất ở công đoạn này tương tự như ở công đoạn cắt. 
III.2. Tổ chức quản lí dây chuyền công nghệ 
Nội dung: bao gồm tất cả các công việc có trong 1 mô hình công nghệ sản xuất 
may. Cụ thể chúng ta nghiên cứu: 
- Hợp lí hoá phương pháp sản xuất. 
- Phân công lao động và hợp tác lao động hiệu quả. 
- Tổ chức nơi làm việc. 
- Điều hành sản xuất may. 
- Tổ chức kiểm soát chất lượng toàn diện. 
- Tiếp thị và phân phối sản phẩm. 
Truong DH SPKT TP. HCM 
Thu vien DH SPKT TP. HCM - 
Copyri
ght © T
ruong D
H Su ph
am Ky
 thuat 
TP. Ho
 Chi M
inh
Khoa CN May & ThờI trang – Trường ĐH Sư Phạm Kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh 
ThS. TRẦN THANH HƯƠNG 
86
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. KỸ THUẬT TẠO MỐT VÀ VẬT LIỆU THỜI TRANG - KS. TRẦN THỦY 
BÌNH & PTS.PHẠM HỒNG – Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật – Hà nội – 1992 
2. CLOTHING TECHNOLOGY- HANNELORE EBERLE, HERMANN 
HERMELING, MARIANNE HORNBERGER, DIETER MENZER & WENNER RING – 
Europa-Lehrmittel, Nourney, Vollmer GmbH & Co. – 1999. 
3. CARR & LATHAM’S TECHNOLOGY OF CLOTHING MANUFACTURE - 
Third Edition- Revised by David J,Tyler- Blackwell Science. 
4. Giáo trình CÔNG NGHỆ MAY 1 - LÊ THỊ KIỂU LIÊN –– Trường ĐạI học 
Kỹ thuật Tp.Hồ Chí Minh –2001. 
5. Giáo trình QUI TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT HÀNG MAY MẶC 
CÔNG NGHIỆP – TH.S TRẦN THANH HƯƠNG – Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành 
phố Hồ Chí Minh - 1996 
6. Thông tin trên các trang web: 
 www.vneconomy.vn 
 www.kinhtesaigon.com. 
 và của các doanh nghiệp may trên cả nước 
7. Catalog của các công ty KINGTEX, DURKOPP ADLER AG, SIRUBA,. 
Truong DH SPKT TP. HCM 
Thu vien DH SPKT TP. HCM - 
Copyri
ght © T
ruong D
H Su ph
am Ky
 thuat 
TP. Ho
 Chi M
inh
Khoa CN May & ThờI trang – Trường ĐH Sư Phạm Kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh 
ThS. TRẦN THANH HƯƠNG 
87
MỤC LỤC 
 Trang 
Giới thiệu môn học --------------------------------------------------------------------------1 
Chương 1: GIỚI THIỆU NGÀNH MAY VIỆT NAM ----------------------------------- 2 
I. Quá trình phát triển ngành may --------------------------------------------------------- 2 
II. Những đặc thù của ngành may nước ta ---------------------------------------------- 2 
Chương 2: KHÁI QUÁT VỀ SẢN XUẤT MAY CÔNG NGHIỆP ------------------ 18 
I. Giới thiệu về trang phục ------------------------------------------------------------------- 18 
II. Phân lọai sản phẩm may ----------------------------------------------------------------- 18 
III. Hệ thống cỡ số hoàn chỉnh ------------------------------------------------------------- 19 
IV. Một số ký hiệu thường dùng trong ngành may công nghiệp ------------------- 21 
V. Dụng cụ thường dùng trong may mặc công nghiệp ------------------------------- 26 
VI. Các loạI máy may thường dùng trong sản xuất may công nghiệp ------------ 31 
VII. Các loạI mũi may thông dụng --------------------------------------------------------- 36 
VIII. Các lọai đường may thông dụng ---------------------------------------------------- 42 
IX. Yêu cầu của quá trình sản xuất may công nghiệp -------------------------------- 73 
Chương 3: CẤU TRÚC CỦA 
 QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT MAY CÔNG NGHIỆP ----------------------- 75 
I. Cấu trúc của quá trình sản xuất may công nghiệp ---------------------------------- 75 
II. Phân đoạn của quá trình sản xuất may công nghiệp ----------------------------- 77 
III. Phương thức tổ chức và quản lý sản xuất ------------------------------------------ 84 
TÀI LIỆU THAM KHẢO ---------------------------------------------------------------------- 86 
Truong DH SPKT TP. HCM 
Thu vien DH SPKT TP. HCM - 
Cop ri
ght © T
ruong D
H Su ph
a Ky
 thuat 
TP. Ho
 Chi M
inh

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_co_so_san_xuat_may_cong_nghiep.pdf