Giải pháp tăng cường thu hút khách cho điểm đến du lịch khu Ramsar tràm chim (Tam Nông, Đồng Tháp)

Đến nay, trên lãnh thổ Việt Nam đã có 8 khu Ramsar được tổ chức công ước Ramsar quốc tế

(UNESCO) công nhận là khu Ramsar của thế giới, trong đó có khu Ramsar Tràm Chim, Tam Nông,

Đồng Tháp. Sự công nhận này sẽ làm tăng vị thế của một vườn quốc gia và sức cuốn hút du khách của

một điểm đến du lịch, nếu có những giải pháp hợp lý. Bài viết sẽ trình bày khái quát về tình hình phát

triển du lịch và đề xuất những giải pháp nhằm tăng cường thu hút du khách cho điểm đến du lịch khu

Ramsar Tràm Chim trong thời gian tới.

pdf 10 trang kimcuc 20120
Bạn đang xem tài liệu "Giải pháp tăng cường thu hút khách cho điểm đến du lịch khu Ramsar tràm chim (Tam Nông, Đồng Tháp)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giải pháp tăng cường thu hút khách cho điểm đến du lịch khu Ramsar tràm chim (Tam Nông, Đồng Tháp)

Giải pháp tăng cường thu hút khách cho điểm đến du lịch khu Ramsar tràm chim (Tam Nông, Đồng Tháp)
 GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG THU HÚT KHÁCH CHO ĐIỂM ĐẾN 
DU LỊCH KHU RAMSAR TRÀM CHIM (TAM NÔNG, ĐỒNG THÁP)
Phạm Xuân Hậu 
Trường ĐH Văn Hiến 
HauPX@vhu.edu.vn
Ngày nhận bài: 7/3/2016; Ngày duyệt đăng: 5/5/2016 
1. Đặt vấn đề
Ngày 29/12/1998, Thủ tướng Chính phủ ký 
Quyết định số 253/1998/TTg chuyển hồ sơ đề 
nghị công nhận khu bảo tồn thiên nhiên quốc 
gia đất ngập nước Tràm Chim, Tam Nông, Đồng 
Tháp thành Khu Ramsar Tràm Chim lên tổ chức 
công ước Ramsar quốc tế. Đến tháng 02/2012 
tổ chức công ước Ramsar quốc tế (UNESCO) 
chính thức công nhận là khu Ramsar của thế 
giới. Vốn là một vườn quốc gia, Tràm Chim có 
tiềm năng du lịch to lớn, từ lâu, nơi đây là điểm 
thu hút lượng khách du lịch đến tham quan, học 
tập và nghiên cứu khoa học khá lớn đã mang lại 
nguồn lợi kinh tế đáng kể góp phần vào việc bảo 
tồn và phát triển kinh tế địa phương. Tuy nhiên, 
so với tiềm năng, đặc biệt là từ khi được công 
nhân là khu Ramsar của thế giới, vị thế của điểm 
đến du lịch này vẫn chưa thực sự chuyển mình, 
hiệu quả thu được từ du lịch còn khiêm tốn. Các 
giá trị tiềm ẩn của tài nguyên chưa được khai 
thác hợp lý, khách du lịch đến đơn điệu, số lượng 
ít. Vì vậy, cần phải có những phân tích đánh giá 
đúng về ưu thế, hạn chế; những thời cơ và thách 
thức, từ đó đưa ra những giải pháp hợp lý để thu 
hút du khách đến với điểm đến du lịch hấp dẫn 
này góp phần thúc đẩy phát triển du lịch tỉnh đáp 
ứng nhu cầu hội nhập; đảm bảo phát triển bền 
vững về mặt môi trường - kinh tế - xã hội của 
điểm đến du lịch và toàn tỉnh.
2. Đặc điểm tài nguyên và sự phát triển 
điểm đến du lịch 
2.1. Khái quát về khu Ramsar Tràm Chim
Khu Ramsar Tràm Chim nằm ở toạ độ 10o40’-
10o47’ vĩ Bắc, 105o26’-105o36’ kinh Đông, trên 
địa bàn tỉnh Đồng Tháp, có diện tích 27.588 
ha, trong đó diện tích vùng lõi là 7.313 ha, diện 
tích vùng đệm là 20.275 ha. Với vị trí là trung 
tâm của Đồng Tháp Mười, thuộc đồng bằng 
Sông Cửu Long (ĐBSCL). Khu tiếp giáp với 5 
xã và 1 thị trấn: Tân Công Sính, Phú Đức, Phú 
Thọ, Phú Thành B, Phú Hiệp và Thị trấn Tràm 
Chim, thuộc huyện Tam Nông, tỉnh Ðồng Tháp. 
Tràm Chim là một địa danh đã có từ lâu đời do 
đặc điểm vùng đất trũng của Đồng Tháp Mười 
(ĐTM), có nhiều rừng tràm tự nhiên, nhiều loài 
cá đồng sinh sản và phát triển, là nguồn thức ăn 
TÓM TẮT
 Đến nay, trên lãnh thổ Việt Nam đã có 8 khu Ramsar được tổ chức công ước Ramsar quốc tế 
(UNESCO) công nhận là khu Ramsar của thế giới, trong đó có khu Ramsar Tràm Chim, Tam Nông, 
Đồng Tháp. Sự công nhận này sẽ làm tăng vị thế của một vườn quốc gia và sức cuốn hút du khách của 
một điểm đến du lịch, nếu có những giải pháp hợp lý. Bài viết sẽ trình bày khái quát về tình hình phát 
triển du lịch và đề xuất những giải pháp nhằm tăng cường thu hút du khách cho điểm đến du lịch khu 
Ramsar Tràm Chim trong thời gian tới.
 Từ khóa: Ramsar Tràm Chim, điểm đến Tràm Chim, du lịch Đồng Tháp.
ABSTRACT
Solutions for tourist attraction of Ramsar Tram Chim (in Tam Nong, Dong Thap)
In Vietnam there are now 8 Ramsar sites, including Ramsar Tram Chim (in Tam Nong, Dong Thap), 
which are recognized by the Ramsar Convention (UNESCO) as the Ramsar sites of the world. This rec-
ognition would develop the reputation of the national park and the attraction of the tourist destination 
with appropriate measures. The paper will present an overview of the tourist development and propose 
some solutions in order to improve the attraction of Ramsar Tram Chim as a tourist destination in the 
near future.
 Keywords: Ramsar Tram Chim, Tram Chim destination, Dong Thap tourism.
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC VĂN HIẾN SỐ 11 - THÁNG 5/2016
85
ăn phong phú nên đã có rất nhiều chim nước 
hội tụ về đây sinh sống. Do đó, nhân dân quanh 
vùng đã gọi là vùng Tràm Chim.
Với những giá trị đặc trưng của nó, Đồng 
Tháp đã ấp ủ ý tưởng tạo lại một mô hình ĐTM 
thu nhỏ. Năm 1985 UBND tỉnh Đồng Tháp quyết 
định khoanh vùng 5.200 ha, trên nền tảng của cơ 
sở khai thác ban đầu là Lâm ngư trường Tràm 
Chim. Năm 1986 tổ chức bảo vệ Sếu Quốc tế – 
ICF (International Crane Foundation) và Trung 
tâm Tàì nguyên môi trường, trường Đại học 
Tổng hợp Hà Nội xác nhận sếu đầu đỏ ở đây là 
một trong 15 loài Sếu hiện còn lại trên thế giới, 
tỉnh đã quyết định mở rộng diện tích khu cần 
bảo vệ từ 5.200 ha lên 7.000 ha, đồng thời được 
Quỹ bảo vệ chim của Đức (BREHM FUND) tài 
trợ xây dựng cơ sở làm việc và sử dụng cho các 
hoạt động giáo dục môi trường và quản lý, bảo 
vệ tài nguyên môi trường. Vào cuối năm 1991 và 
đầu năm 1992, áp lực từ gia tăng dân số với cuộc 
sống mưu sinh, khu vực Tràm Chim bị phá hại 
nghiêm trọng; đất đai bị lấn chiếm để trồng lúa; 
nhiều loài động vật quí hiếm như trăn, rắn, rùa 
suy giảm số lượng. 
Ngày 2/2/1994, Thủ tướng Chính Phủ ký QĐ 
số 47/TTg qui định khu đất ngập nước Tràm 
Chim Tam Nông tỉnh Đồng Tháp là “Khu bảo 
tồn thiên nhiên” của Quốc gia. Ngày 29/12/1998, 
Thủ tướng Chính phủ ký QĐ số 253/1998/TTg 
đề nghị tổ chức công ước Ramsar thế giới (UN-
ESCO) công nhận khu bảo tồn thiên nhiên đất 
ngập nước Tràm Chim là Khu Ramsar của thế 
giới và đã chính thức được công nhận vào tháng 
2/2012, có diện tích 7.313 ha với các chức năng 
chính là:
- Bảo tồn và phát triển tài nguyên sinh vật của 
hệ sinh thái đất ngập nước trên cơ sở đảm bảo 
chế độ thủy văn phù hợp.
- Bảo tồn, phục hồi và phát triển cảnh quan tự 
nhiên, hệ sinh thái chuẩn của vùng lụt kín ĐTM 
như khi chưa được khai thác để phục vụ nghiên 
cứu khoa học, tuyên truyền giáo dục và phục vụ 
tham quan du lịch.
- Bố trí lại dân cư sống quanh vùng hợp lý, 
tạo sự ổn định về nhà ở, đất canh tác, ổn định 
cuộc sống, từ đó họ tự giác tham gia vào việc bảo 
vệ tài nguyên của Vườn.
- Phát triển cơ sở hạ tầng để làm nền tảng 
phát triển họat động du lịch sinh thái mang lại 
lợi ích cho cộng đồng dân cư và xã hội với đặc 
trưng kiến trúc của vùng đồng bằng ngập lụt, vừa 
hiện đại, vừa mang bản sắc đồng bằng Nam bộ.
2.2. Đặc điểm về tài nguyên du lịch 
Về tài nguyên du lịch tự nhiên: Là vùng có 
địa hình thấp trũng, độ cao trung bình từ 0,9 m 
đến 2,3 m so với mực nước biển (đất trũng chiếm 
152 ha, gò cao chiếm 194 ha, bằng phẳng chiếm 
5.858 ha). Khí hậu ổn định quanh năm, ít biến 
động lớn, nhiệt độ trung bình năm 27oC; nhiệt 
độ cao nhất là 37oC vào tháng tư và thấp nhất 
là khoảng 16oC; độ ẩm trung bình hàng năm 
82-83% (cao nhất: 100% thấp nhất: 35 – 40%). 
Lượng mưa trung bình khoảng 1.650 mm/năm 
(tập trung từ tháng 5-11: hơn 90%); tháng 1, 
2, 3, 4 là những tháng khô hạn nhất. Số ngày 
mưa trung bình 110-160 ngày/năm. Chế độ thủy 
văn chịu sự chi phối của vùng châu thổ sông 
Mêkông. Mạng lưới sông rạch tự nhiên khá dày; 
thời kỳ ngập lũ vùng sâu từ 2,5 đến 3 m vào năm 
có lũ lớn ở những nơi bàu, trũng. Hệ sinh thái 
thực vật đa dạng, sống trên những điều kiện địa 
hình địa mạo và đất đai khác nhau với khoảng 
198 loài. Hệ động vật có 231 loài chim (32 loài 
quí hiếm, trong đó có 16 loài nằm trong sách đỏ 
của IUCN ở các mức độ (EN,VU,R,T,V,E) và 14 
loài nằm trong sách đỏ của Việt Nam như: Ngan 
cánh trắng, Rồng rộc vàng, Diều mào, Diều lửa, 
Cú lợn lưng nâu, Đại bàng đen, Chích chòe lửa. 
Nguồn tài nguyên thủy sản với 131 loài cá có 
giá trị kinh tế cao, gần 40 loài lưỡng cư bò sát 
[8&9].
Về nhân văn: Hiện tại các vùng đệm có 
khoảng trên 41.000 dân đang sinh sống, kế cận 
với khu Ramsar Tràm Chim. Nguồn sống chính 
là canh tác lúa, tràm và đánh bắt thuỷ sản tự 
nhiên trên các kênh rạch. Hệ thống cơ sở hạ tầng 
phục vụ đời sống và phát triển kinh tế (đường 
xá, trường học, y tế, điện, nước sạch, thông tin 
liên lạc) còn rất hạn chế, việc nâng cao đời 
sống cộng đồng dân cư còn rất khó khăn. Thành 
phần dân tộc, phần lớn là người Kinh, sau đến là 
người Việt gốc Hoa và người Khmer. Nghề sống 
chính là trồng lúa trong mùa khô, săn bắt cá và 
động vật hoang dã trong mùa lũ (đánh cá, săn bắt 
động vật hoang dã, thu hái lâm sản ngoài gỗ). 
Phong tục, tập quán, lối sống mang màu sắc của 
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC VĂN HIẾN SỐ 11 - THÁNG 5/2016
86
cư dân nông nghiệp, với các lễ hội đặc trưng của 
3 dân tộc Việt, Hoa, Khmer.
2.3. Những hoạt động thu hút du khách đã 
và đang thực hiện
Từ khi được công nhận là vườn quốc gia, 
Tràm Chim đã là nơi có sức thu hút du khách 
bởi cảnh quan độc đáo của vùng đất ngập nước. 
Các hoạt động nhằm phục vụ du khách đã được 
các doanh nghiệp du lịch và ban quản lý vườn 
quan tâm thực hiện, đặc biệt từ khi được công 
nhận là khu Ramsar của thế giới, như: 
*Tổ chức các loại hình và cung cấp sản 
phẩm du lịch: Sở VHTT&DL chỉ đạo thực hiện 
những qui định pháp lý về tổ chức quản lý, khai 
thác, bảo tồn các vườn quốc gia, khu dự trữ sinh 
quyển, khu Ramsar theo công ước quốc tế, quốc 
gia và quy định của tỉnh địa phương, các cơ quan 
quản lý có liên quan đã hoàn thành công tác:
- Quy hoạch chi tiết khu trung tâm (rộng 
46 ha); xây dựng nâng cấp các bến tàu, xe và 
phương tiện vận chuyển, các khu chức năng 
thích ứng với các loại hình du lịch, nâng cao 
chất lượng sản phẩm du lịch phục vụ du khách. 
- Tổ chức loại hình du lịch dựa trên ưu thế về 
tài mguyên và nhu cầu của du khách.
+ Du lịch sinh thái, với các hoạt động tham 
quan các kiểu sinh cảnh hệ sinh thái đất ngập 
nước đặc trưng của vùng ĐTM (bằng ghe xuồng 
hoặc ô tô..); quan sát chim, đặc biệt là quan sát 
sếu đầu đỏ vào buổi chiều khi chim về tổ; tham 
gia câu cá và thưởng thức sản phẩm đồng quê.
+ Du lịch công vụ, với các hoạt động kết hợp 
khảo sát thực tế, nghiên cứu về hệ sinh thái đất 
ngập nước (hệ sinh thái rừng, động vật, nông 
nghiệp, cư dân và truyền thống); tổ chức các hội 
thảo khoa học về sự hình thành và phát triển của 
vùng đất này.
+ Du lịch trách nhiệm, với các hoạt động 
tuyên truyền giáo dục cho cộng đồng dân địa 
phương, khách du lịch, các doanh nghiệp du lịch 
về ý thức và trách nhiệm bảo vệ môi trường sinh 
thái nơi mình đang sử dụng và hưởng thụ những 
sản phẩm du lịch.
*Triển khai những hoạt động hỗ trợ: để 
tăng độ tin cậy và tạo được nhiều ấn tượng sâu 
sắc cho du khách khi tham gia các hoạt động du 
lịch tại khu Ramsar:
- Tăng cường phối hợp với hạt kiểm lâm và 
chính quyền địa phương các xã ở vùng đệm thực 
hiện nghiêm ngặt công tác quản lý bảo vệ rừng, 
duy trì cân bằng sinh thái. 
- Đầu tư xây dựng, sửa chữa, bố trí lại các 
panô, biển báo (cấm lửa, cháy rừng, quy ước), 
tại các khu vực trọng điểm để du khách yên tâm.
- Triển khai các NCKH từ sự hỗ trợ của các 
tổ chức quốc tế, các viện nghiên cứu, các trường 
đại học, đặc biệt là của chương trình bảo tồn đa 
dạng sinh học lưu vực sông Mêkông do IUCN 
thực hiện nhằm đảm bảo phát triển bền vững. 
- Thực hiện các hoạt động nghiên cứu thị 
trường khách du lịch về những nhu cầu tâm lý và 
thị hiếu sản phẩm, để điều chỉnh loại sản phẩm 
trong điều kiện cụ thể.
- Đầu tư nâng cao năng lực và tần suất phục 
vụ của hệ thống dịch vụ (giao thông, TTLL, 
VHTT, thương mại, chăm sóc sức khỏe) làm 
tăng độ hài lòng với du khách.
- Nghiên cứu xây dựng dự báo chiến lược về 
“cầu du lịch”; tính sức chứa sinh thái, sức tải 
sinh thái thường xuyên và hàng năm để điều 
chỉnh nguồn khách cho hợp lý.
 * Lượng khách du lịch đến 
Bảng 1. Số lượng khách du lịch đến khu Ramsa Tràm Chim giai đoạn 2003-2012
 (Đơn vị tính: Người)
Loại du khách 2000 2005 2008 2009 2010 2011 2012
Khách quốc tế 98 207 522 302 122 379 662
Khách trong nước 522 4.388 4907 5626 6338 7183 14.981
Tổng số 620 4.595 5429 5928 6460 7562 15.643
Lượng khách đến khu Ramsar Tràm Chim 
tăng liên tục (bảng 1): Giai đoạn 2000 – 2012 
tổng số khách tăng 25,2 lần (15.643/620); khách 
quốc tế: tăng 6,3 lần (662/98); khách nội địa: 
28,7 lần (14.981/522). Tỷ lệ khách quốc tế trong 
tổng lượng khách từ 15,8% (năm 2000) xuống 
còn 4,25% (năm 2012), nguyên nhân của sự suy 
giảm là vì du khách quốc tế có mục tiêu chủ yếu 
(Nguồn Trung tâm DVDLST&GDMT)
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC VĂN HIẾN SỐ 11 - THÁNG 5/2016
87
Kết quả tại thời gian nghiên cứu cho thấy tỷ 
lệ cảm nhận và đánh giá của du khách quốc tế và 
nội địa có những khác biệt khá rõ về những giá 
trị của một số cảnh quan điển hình tại khu Ram-
sar về mức độ hấp dẫn, như cảnh chim vào buổi 
sáng và chiều khu rừng tràm, 55% KQT đánh giá 
là rất hấp dẫn, nhưng khách nội địa chỉ 21,05%.; 
tương tự về cảnh quan sông rạch và rừng nguyên 
sinh vùng ven là 85%/12,63%; Các hoạt động 
văn hóa bản địa: 80%/22,10%; cảnh quan cư trú 
và sản xuất của cư dân bản địa: 75%/36,85%. 
Đặc biệt là không có KQT nào đánh giá các cảnh 
quan không hấp dẫn. Những nguyên nhân chính 
được ghi nhận từ kết quả trên là: Khách quốc tế 
ít được thưởng thức những cảnh quan như vậy 
nên có cảm nhận sâu sắc hơn, đánh giá cao hơn. 
Quan niệm của khách du lịch nội địa và quốc tế 
đôi khi có sự khác biệt về mục tiêu và hưởng thụ 
trong và sau chuyến du lịch.
Đánh giá về chất lượng các dịch vụ (bảng 3) 
cho thấy, hầu hết các dịch vụ (DV) tại thời điểm 
du khách tham gia chương trình du lịch mới dừng 
ở mức độ chấp nhận được và tạm chấp nhận, số 
du khách đánh giá mức tốt và phù hợp thấp, cụ 
thể: KQT đánh giá dịch vụ vận chuyển đưa đón 
khách tốt chỉ 10%; KNĐ: 10,49%; tương tự đội 
ngũ nhân viên phục vụ 00%/ 6,30%; môi trường 
10%/24,20%. Riêng về sản phẩm hàng hóa lưu 
niệm và dịch vụ ăn uống được KQT đánh giá 
tốt, phù hợp là 60% và 45%.
là tham quan, nghiên cứu, nhưng các điều 
kiện đáp ứng chưa được cải thiện kịp thời. 
* Doanh thu từ du lịch 
Doanh thu du lịch tại khu Ramsar tuy không 
lớn nhưng tăng đều qua các năm. Chỉ trong 
vòng 05 năm (2004-2009) thu nhập du lịch 
tăng gấp khoảng 03 lần (2009:365.945.000.đ/ 
2004: 121.270.400đ) trong đó thu từ phương 
tiện chiếm tỷ lệ cao nhất, năm 2009 là 55,2% 
(202.000.000đ/365.495.000đ); dịch vụ lưu 
trú chỉ 8% (29.250.000đ/365.945.000đ); thu 
khác 6% (21.795.000đ/365.945.000đ) [Nguồn 
TTDLST&GDMT khu Ramsar Tràm Chim)] 
Mặc dù sự tăng giảm của các lĩnh vực không đều 
nhau, nhưng có thể nhìn nhận từ số liệu này về 
khả năng thu hút sử dụng ngân sách từ du khách 
có chiều hướng tốt, khi có sự gia tăng du khách 
quốc tế.
2.4. Đánh giá chung về cảnh quan và 
những hoạt động thu hút khách
* Đánh giá về cảnh quan
Bảng 2: Đánh giá của du khách về các cảnh quan khu Ramsar Tràm Chim
(P = 230; Khách quốc tế (KQT): 40; Khách nội địa (KNĐ): 190; Đơn vị tính: người)
Stt Nội dung K DL Rất hấp dẫn Hấp dẫn Kém hấp dẫn Không hấp dẫn
SL (%) SL (%) SL (%) SL (%)
1 Cảnh quan chim buổi 
sáng và chiều tại rừng 
tràm 
KQT
KNĐ
22
40
55,00
21,05
 18
120
45,00
63,16
 00
30
00,00
15,80
00
00
00,00
00,00
2 Cảnh quan sông rạch và 
rừng nguyên sinh ven 
sông
KQT
KNĐ
34
24
 85,00
12,63
 06
150
15,00
78,96
 00
16
00,00
08,41
00
00
00,00
00,00
3 Cảnh quan cư trú và sản 
xuất của dân bản địa
 KQT
KNĐ
30
70
75,00
36,85
 06
 54
15,00
28,42
04
20
 10,00
10,52
 00
46
00,00
24,21
4 Các hoạt động văn hóa 
dân bản địa 
KQT
KNĐ
32
42
80,00
22,10
06
80
15,00
42,10
02
42
 05,00
22,10
00
26
 00,00
13,70
(Nguồn: Tổng hợp từ kết quả khảo sát của tác giả ngày 15,16,17/12/2014)
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC VĂN HIẾN SỐ 11 - THÁNG 5/2016
88
* Những kết quả đã thực hiệ ... ộ chuyên môn, 
nghiệp vụ nguồn nhân lực du lịch đã được cả 
nước quan tâm thực hiện từ nhiều năm nay (hệ 
thống các trường đào tạo nghề, trung cấp chuyên 
nghiệp, cao đẳng, đại học), với qui mô lớn, chất 
lượng không ngừng được nâng cao. 
- Các địa phương (tỉnh, huyện) có lực lượng 
lao động tại chỗ được bồi dưỡng kiến thức 
chuyên môn, nghiệp vụ tại chỗ, có thể tham gia 
các hoạt động du lịch và dịch vụ đáp ứng nhu 
cầu ngày càng đa dạng của du khách.
- Nhận thức của cộng đồng dân cư địa 
phương, doanh nghiệp du lịch, khách du lịch về 
bảo vệ môi trường, bảo tồn các loài động vật 
hoang dã đã thể hiện rõ về trách nhiệm thông 
qua hành động khai thác sử dụng các sản phẩm 
du lịch.
Những thách thức: khi vừa phải thực hiện 
đầy đủ các quy định về bảo tồn theo công ước 
Ramsar của quốc tế, vừa phải khắc phục diễn 
biến phức tạp có nguy cơ làm mất cân bằng sinh 
thái và đa dạng sinh học khi thực hiện khai thác 
tài nguyên phát triển loại hình và sản phẩm du 
lịch:
- Tình trạng xâm nhập trái phép của cư dân 
vùng phụ cần vào khai thác thủy sản, chặt phá 
rừng..., làm ảnh hưởng môi trường sống của sinh 
vật, làm mất cân bằng sinh thái vẫn còn diễn ra 
khá nhiều.
- Tình trạng tranh chấp đất đai tại vùng giáp 
ranh của bộ phận cư dân Khu Ramsar và vùng 
đệm chưa có giải pháp giải quyết thấu đáo...
- Những biến cố từ các yếu tố khí hậu - thủy 
văn bất thường (các quốc gia đầu và giữa nguồn 
sông Mêkông xây dựng các đập thủy điện); tình 
trạng khô hạn và xâm mặn ngày càng sâu vào 
nội địa, phải chủ động đầu tư ngăn ngừa. 
- Phải đảm bảo đáp ứng những điều kiện 
ngày càng cao theo nhu cầu của du khách, như: 
Số lượng và số loại khách đến; các tiêu chí về 
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC VĂN HIẾN SỐ 11 - THÁNG 5/2016
90
môi trường; các tuyến điểm tham quan hợp lý; 
các sản phẩm du lịch đặc trưng, tránh sự trùng 
lắp; các phương tiện phục vụ đạt chuẩn hiện đại.
- Tình trạng ô nhiễm môi trường (rác thải, 
nước thải, không khí...) vẫn diễn ra trên phạm vi 
rộng, cần phải được đầu tư xử lý.
- Đội ngũ cán bộ quản lý, người hướng dẫn 
du lịch hiện còn thiếu về số lượng, thấp về chất 
lượng, cần có đầu tư lớn về ngân sách để thực 
hiện kế hoạch đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình 
độ chuyên môn nghiệp vụ đạt tiêu chuẩn quốc 
gia và quốc tế.
 - Giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa khai 
thác phát triển du lịch với việc thực hiện đầy đủ 
những quy định nghiêm ngặt trong công ước 
quốc tế về bảo vệ các khu Ramsar của thế giới 
tại các quốc gia.
3. Các giải pháp phát triển nhằm tăng 
cường thu hút khách cho khu Ramsar Tràm 
Chim huyện Tam Nông tỉnh Đồng Tháp
*Đầu tư quy hoạch phát triển cơ sở hạ tầng 
- Quy hoạch tổng thể phát triển cơ sở hạ tầng 
(giao thông, phương tiện vận chuyển, các dịch 
vụ) trong nội bộ khu và quanh vùng đệm, đảm 
bảo đáp ứng các yêu cầu: 
+ Phục vụ tốt nhất cho hành trình của du 
khách, hiệu quả kinh tế đem lại cao. Đảm bảo 
duy trì ổn định môi trường sinh thái, đa dạng 
sinh học theo quy định nghiêm ngặt của công 
ước Ramsar quốc tế.
+ Các dịch vụ bãi đỗ xe, hệ thống cấp điện, 
nước, thu gom và xử lý chất thải, khu lưu trú, 
thương mại, văn hóa thể thao xây dựng phải đảm 
báo phù hợp với điều kiện cụ thể khi khai thác 
cho hoạt động du lịch sinh thái tại các vùng đất 
đặc biệt (khu Ramsar). Hạn chế tối đa việc xây 
dựng các công trình hiện đại, phương tiện gây 
chấn động lớn, bê tông hóa giao thông
- Tăng cường hợp tác với các tổ chức trong và 
ngoài nước (tổ chức bảo tồn thiên nhiên thế giới, 
Quỹ quốc tế bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, Hội 
sếu quốc tế), đẩy mạnh nghiên cứu, quy hoạch 
phát triển và giới thiệu những quần xã sinh vật 
điển hình như quần xã sen, lúa ma, năng, cỏ ống, 
tràm và các loại động vật đặc trưng của vùng 
Đồng Tháp Mười như rắn, chuột, các loại cá.
*Xây dựng các tuyến điểm nội bộ và liên kết 
vùng phụ cận hợp lý
- Đối với khu vực phải bảo vệ nghiêm ngặt, 
cần tổ chức các tour sử dụng các phương tiện 
không làm ảnh hưởng đến môi trường sống của 
động - thực vật, làm ô nhiễm môi trường, thay 
đổi cảnh quan mất cân bằng sinh thái.
- Xây dựng hệ thống các tuyến điểm nội bộ 
và vùng phụ cận đảm bảo cho du khách được 
hưởng thụ tất cả những SPDL đặc trưng, nhưng 
không lặp lại nhiều lần ở một điểm du lịch cùng 
loại, trong thời gian của một tour ngắn hoặc dài 
ngày. Giới thiệu các điểm, tuyến trong tour phải 
đảm bảo chính xác, có minh chứng, không làm 
sai lệch thực tế để tạo độ tin cậy với du khách.
*Tăng cường hoạt động nghiên cứu khoa 
học về bảo tồn hệ sinh thái
- Mỗi khu Ramsar cần thực hiện những công 
trình nghiên cứu riêng phù hợp với điều kiện cụ 
thể về môi trường sinh thái, để có những biện 
pháp đúng khả thi cho quá trình thực hiện nhiệm 
vụ bảo tồn. Đầu tư nhân lực, vật lực tham gia 
sâu chương trình sử dụng bền vững và bảo tồn 
đa dạng sinh học đất ngập nước vùng Mêkông 
(MWBP), gồm các nước Thái Lan, Lào, Campu-
chia, Việt Nam và tổ chức quốc tế UNDP, IUCN.
- Nghiên cứu xây dựng hệ thống các giải 
pháp ứng phó kịp thời, hiệu quả trước tác động 
của biến đổi khí hậu (thời tiết thất thường, nước 
biển dâng..), để duy trì ổn định môi trường sống 
của các loài động-thực vật, đặc biệt là động thực 
vật quý hiếm được ghi trong sách đỏ Việt Nam 
và thế giới. 
- Thực hiện các biện pháp đẩy mạnh hoạt 
động phục hồi sinh thái, tái tạo lại các điều kiện 
sinh thái (các yếu tố sinh thái và các quá trình 
sinh thái) thích hợp với bảo tồn đa dạng sinh 
học, như: tái thiết chế độ thủy văn; duy tu, sửa 
chữa hệ thống đê bao chống sạt lở; khắc phục 
những hư hỏng do lũ lụt; tăng cường trồng cây 
phân tán và tái tạo đa dạng sinh học như tre gai, 
bằng lăng, dừa, me chua, trâm tạo cảnh quan 
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC VĂN HIẾN SỐ 11 - THÁNG 5/2016
91
đẹp thu hút khách du lịch.
*Tập trung đầu tư phát triển nguồn nhân 
lực
- Có kế hoạch chiến lược phát triển nguồn 
nhân lực chất lượng cao cho từng lĩnh vực quản 
lý điều hành, thực hiện tại các điểm, hoạt động 
dịch vụ, bảo vệ môi trường.., bằng việc mở các 
lớp tập huấn ngắn hạn; tổ chức tham quan thực 
tế, học tập kinh nghiệm ở các nước phát triển có 
kinh nghiệm tổ chức quản lý trong lĩnh vực du 
lịch sinh thái bền vững như Hoa Kỳ, New Zea-
land, Australia, Singapore 
- Xây dựng các chương trình đào tạo sát với 
nhu cầu thực tiễn; thực hiện đào tạo mới, đào 
tạo lại, liên kết đào tạo; mời chuyên gia chuyên 
ngành trong và ngoài nước có uy tín giảng dạy 
bồi dưỡng để nâng cao kiến thức quản lý, quản 
trị, chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học, 
kỹ năng giao tiếp, ứng xử cho cán bộ quản lý, 
nhân viên, người lao động. 
- Tổ chức bồi dưỡng cho cán bộ quản lý của 
Khu Ramsar Tràm Chim về kiến thức quản lý, 
quy hoạch phát triển du lịch, kỹ năng tổ chức sự 
kiện, quản lý bảo vệ môi trường bền vững. Nâng 
cao năng lực quản lý điều hành; kỹ năng giao 
tiếp, giám sát; nghiên cứu thị trường, tiếp thị, 
xúc tiến, quảng bá du lịch. 
- Tập trung đào tạo 13 kỹ năng theo tiêu chuẩn 
kỹ năng nghề du lịch Việt Nam cho nhân viên 
phục vụ trong ngành du lịch:nghiệp vụ lễ tân, 
phục vụ buồng, phục vụ bàn, bar, bếp, hướng 
dẫn du lịch; kỹ năng giao tiếp, bán hàng; thống 
kê du lịch, công nghệ thông tin, ngoại ngữ; kiến 
thức tổng quan về du lịch cho tài xế và nhân viên 
phục vụ trên xe - tàu vận chuyển khách du lịch.
*Có chính sách hợp lý để cộng đồng cư dân 
địa phương tham gia 
Cư dân địa phương, đặc biệt là ở vùng đệm 
quanh Khu Ramsar là lực lượng trực tiếp tham 
gia vào các hoạt động du lịch và bảo tồn, có trình 
độ dân trí chưa cao, nên phải tạo điều kiện để 
họ nâng cao đời sống và góp phần vào công tác 
bảo tồn, hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng 
khai thác trái phép tài nguyên, như: Hỗ trợ vốn 
ban đầu để họ có thể đầu tư tham gia quá trình 
tạo sản phẩm và cung cấp dịch vụ cho du khách; 
tham gia hoạt động đào tạo và bồi dưỡng nâng 
cao hiểu biết và trách nhiệm về hoạt động du 
lịch. Ưu tiên, khuyến khích mở các lớp học tập 
ngoại khóa, nâng cao nhận thức, trách nhiệm về 
bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học cho 
cộng đồng dân cư địa phương và những quyền 
lợi họ được thụ hưởng khi tham gia các chương 
trình.
*Thực hiện đa dạng hóa loại hình và chất 
lượng sản phẩm du lịch 
- Thực hiện các hoạt động thiết thực làm tăng 
giá trị điểm du lịch, thông qua việc liên kết các 
loại hình du lịch, như: Liên kết giữa loại hình du 
lịch trên sông từ hệ thống kênh đào, sông rạch 
trong Khu Ramsar, để phối hợp các phương tiện 
ghe, xuồng, khám phá đời sống cư dân bản địa, 
hệ sinh thái đất ngập nước (nghe đờn ca tài tử, 
nghe chim hót, quan sát đời sống hoang dã của 
động – thực vật...), mở các tour: 
+ Tour khám phá vườn và đánh bắt cá, săn 
chuột đồng vào mùa nước nổi.
+ Tour trải nghiệm khám phá bãi chim sinh 
sản; thu hoạch lúa trời (Áp dụng vào tháng 11 
đến tháng 12); trải nghiệm nghề nuôi tôm, nuôi 
cá tra ở các hộ dân quanh vùng đệm; trải nghiệm 
dân trồng ấu, hái ấu, bắt diệt ốc bươu vàng...; 
kết hợp khai thác du lịch thiền (Zen tour), đây là 
một loại hình đang được quan tâm, tour về với 
thiên nhiên, gần gũi sự dân dã và được tịnh tâm 
(thiền), thường có sức thu hút du khách lớn. 
*Xây dựng thương hiệu điểm đến cho Khu 
Ramsar 
- Những giá trị nguyên sơ, hoang dã, quý 
hiếm tại Khu Ramsar Tràm Chim, ở vùng ĐTM, 
có những đặc trưng khác biệt với các khu Ram-
sar khác ở trong nước và thế giới. Việc khai thác 
tài nguyên phát triển các loại hình du lịch sinh 
thái, nghiên cứu khoa học, tham quan, giải trí và 
trải nghiệm cần phải thể hiện được những riêng 
biệt trong lĩnh vực thu hút khách du lịch. 
 - Xây dựng một thương hiệu “độc đáo, riêng 
biệt” mang dấu ấn địa phương cho Tràm Chim, 
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC VĂN HIẾN SỐ 11 - THÁNG 5/2016
92
với những sản phẩm du lịch thân thiện với thiên 
nhiên, với văn hóa bản địa, không trùng lặp với 
các khu Ramsar khác, sẽ có sức thu hút mạnh 
với du khách như trải nghiệm thu hoạch lúa ma, 
bắt cá mùa nước nổi, thiền; thưởng thức các 
đặc sản khô lóc Tràm Chim, rượu Hồng sen, các 
món ăn dân dã trên nền tảng kết hợp khai thác 
các di sản phi vật thể, vật thể; các công trình 
kiến trúc tiêu biểu, nghệ thuật, ẩm thực với cảnh 
quan thiên nhiên hoang dã. 
- Thực hiện tạo lập, kết nối giữa các tổ chức, 
cá nhân kinh doanh du lịch, cộng đồng cư dân 
địa phương tạo sản phẩm du lịch tại các khu, 
điểm (điểm đến du lịch), đảm bảo số lượng, chất 
lượng, hiệu quả. 
*Tăng cường các hoạt động xúc tiến quảng 
bá sản phẩm du lịch
 - Đẩy mạnh, đa dạng hóa hình thức tuyên 
truyền, quảng bá và xúc tiến du lịch, thông qua 
hệ thống truyền hình, truyền thanh, mạng Inter-
net, báo chữ về những hình ảnh đặc sắc đa dạng 
sinh học, cảnh quan thiên nhiên và con người 
của khu.
- Xây dựng và giới thiệu Tràm chim với 
thông điệp – slogan ấn tượng dễ hiểu để hấp 
dẫn khách du lịch và các nhà nghiên cứu khoa 
học. Xuất bản các ấn phẩm, video clip về các 
tour, tuyến; các sự kiện du lịch; các cuộc thi; các 
chương trình văn hóa – nghệ thuật; các hội thảo 
khoa học, hội chợ triển lãm về du lịch.
- Thiết kế, xây dựng các biển quảng cáo và 
biển chỉ dẫn đến Khu Ramsar Tràm Chim, tại 
các ngã ba, ngã tư của các tuyến đường; các 
biển báo, biển cấm, nội qui theo qui định chung 
của công ước quốc tế và ban quản lý Khu.
*Tổ chức giáo dục ý thức, trách nhiệm bảo 
vệ môi trường phát triển bền vững
- Cơ quan quản lý ngành và khu Ramsar kết 
hợp với các cơ quan hữu quan (kiểm lâm, bảo 
vệ thực vật), các tổ chức đoàn thể (hội, đoàn 
thành niện, công đoàn, mặt trận) thường xuyên 
tổ chức các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ 
công chức và người dân về nhận thức và trách 
nhiệm bảo vệ môi trường. 
- Các doanh nghiệp du lịch trước khi đưa 
khách đến các điểm du lịch, cần có chương trình 
phổ biến cụ thể cho du khách về những yêu cầu 
và trách nhiệm bảo vệ môi trường tại điểm đến. 
- Hỗ trợ cộng đồng dân cư địa phương cải 
thiện môi trường làm việc, nâng cao đời sống cho 
họ, để họ nêu cao trách nhiệm, chấm dứt các hoạt 
động phá rừng, săn bắt động vật hợp bừa bãi, đặc 
biệt là dân cư vùng đệm. Tổ chức các hình thức 
đối thoại giữa cơ quan quản lý tài nguyên và cư 
dân đang chung sống tại nơi có tài nguyên, để có 
tiếng nói chung trong việc bảo vệ và khai thác 
bền vững nguồn tài nguyên.
- Yêu cầu khách du lịch tuân thủ những chỉ 
dẫn, quy định trong quá trình tham quan trải 
nghiệm, nghiên cứu khoa học và việc chi trả cho 
các hoạt động du lịch để thực hiện bảo tồn các giá 
trị văn hóa, bảo vệ môi trường, đồng thời phải thể 
hiện sự thân thiện, cởi mở trong giao lưu văn hóa 
với cộng đồng cư dân địa phương. 
4. Kết luận
Khi một vườn quốc gia, một khu dự trữ sinh 
quyển, cảnh quan sinh thái đặc biệt của một quốc 
gia, địa phương được công nhân là khu Ramsar, 
sẽ mở ra cơ hội rất lớn cho địa phương duy trì 
phát triển ổn định môi trường sinh thái, đa dạng 
sinh học, nhờ sự đầu tư nhân lực, vật lực và phải 
thực hiện các quy định của công ước quốc tế về 
bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học. Việc làm 
này đồng nghĩa với việc mở ra cho ngành du lịch 
một thị trường thu hút khách rộng lớn và đa dạng. 
Khu Ramsar Tràm Chim, nơi đã được khai thác 
hoạt động du lịch khá lâu, nhưng việc bảo tồn hệ 
sinh thái và đa dạng sinh học chưa chú ý đúng 
mức, nên sức thu hút khách du lịch còn rất khiêm 
tốn so với tiềm năng. Những nghiên cứu đề xuất 
giải pháp nhằm tăng cường thu hút khách đến với 
khu Ramsar Tràm Chim, trình bày ở trên, khi đưa 
vào thực hiện, hy vọng sẽ đem lại hiệu quả thỏa 
đáng cho ngành du lịch và đáp ứng nhu cầu ngày 
càng cao của du khách trong và ngoài nước. 
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC VĂN HIẾN SỐ 11 - THÁNG 5/2016
93
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Trịnh Xuân Dũng (2009), Tuyên truyền, quảng cáo và xúc tiến du lịch, Viện nghiên cứu phát 
triển Du lịch, Hà Nội.
[2] Nguyễn Văn Đính (1997), “Chất lượng dịch vụ - Một nhân tố quyết định sự sống còn của doanh 
nghiệp du lịch”, Tạp chí Kinh tế phát triển, Trường Đại học KTQD, số 19,08/1997.
[3] Trần Thiện Cường, Nguyễn Xuân Huân (2008), Đất ngập nước, NXB Giáo dục, Hà Nội.
[4] Trung tâm DVDLST&GDNT (2012), Báo cáo tổng kết hoạt động của TTDLST&GDMT, Sở 
VHTT&DL Đồng Tháp. 
[5] Luật Du lịch (2005), NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
[6] Phạm Trung Lương (1997), Đánh giá tác động của môi trường trong phát triển du lịch ở Việt 
Nam, Trung tâm KHTN&KHQG Hà Nội.
[7] Phạm Trung Lương và các cộng sự (2006), Báo cáo định hướng phát triển du lịch sinh thái góp 
phần bảo tồn đa dạng sinh học ở vườn quốc gia Tràm Chim và khu bảo tồn Láng Sen, Viện Môi 
trường và Phát triển bền vững, Hà Nội.
[8] Nguyễn Trọng Nhân và Lê Thông (2011), “Phát triển Du lịch sinh thái VQG Tràm Chim trong 
bảo tồn giá trị đất ngập nước”, Tạp chí Khoa học Trường ĐH Cần Thơ, 2011:18a 228-239. 
[9] Sở VHTT&DL tỉnh Đồng Tháp, Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Đồng Tháp thời kỳ 
2001 - 2010 và định hướng đến năm 2020.
[10] UBND tỉnh Đồng Tháp, Dự án đầu tư phát triển vườn quốc gia Tràm Chim huyện Tam Nông 
tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 1999 - 2003.
[11] Đỗ Văn Tính, Đề cương Quy hoạch bảo tồn và phát triển VQG Tràm Chim (Giai đạn 2011 – 
2020, Tầm nhìn đến năm 2030).
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC VĂN HIẾN SỐ 11 - THÁNG 5/2016
94

File đính kèm:

  • pdfgiai_phap_tang_cuong_thu_hut_khach_cho_diem_den_du_lich_khu.pdf