Giải pháp phát triển du lịch sinh thái bền vững tại một số địa phương miền Trung – Việt Nam

Là vùng đất trải dài theo điểm nhấn của đề án “Con đường di sản thế giới”, các

địa phương miền Trung được giới hạn trong nghiên cứu này kéo dài từ Quảng Bình đến Quảng

Nam. Đây là những địa phương không chỉ có bề dày về lịch sử văn hóa to lớn mà còn được đánh

giá là có tiềm năng và thế mạnh để phát triển hoạt động du lịch sinh thái (DLST). Tuy nhiên, cho

đến nay việc đầu tư, phát triển các loại hình DLST vẫn chưa tương xứng với tiềm năng của vùng

và chưa mang đầy đủ những đặc trưng vốn có của nó. Do đó đã bắt đầu bộc lộ những yếu kém,

gây tác động xấu đến môi trường, cảnh quan. Nghiên cứu này đi sâu vào việc đánh giá thực

trạng phát triển du lịch sinh thái bền vững của một số địa phương miền Trung để từ đó đưa ra

các giải pháp nhằm thúc đẩy sự phát triển DLST bền vững; đóng góp tích cực vào sự phát triển

kinh tế - xã hội của vùng

pdf 10 trang kimcuc 34350
Bạn đang xem tài liệu "Giải pháp phát triển du lịch sinh thái bền vững tại một số địa phương miền Trung – Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giải pháp phát triển du lịch sinh thái bền vững tại một số địa phương miền Trung – Việt Nam

Giải pháp phát triển du lịch sinh thái bền vững tại một số địa phương miền Trung – Việt Nam
See discussions, stats, and author profiles for this publication at: https://www.researchgate.net/publication/281837954
PROCEEDINGS OF THE INTERNATIONAL CONFERENCE ON TOURISM GLOBALIZATION
AND TOURISM LOCALIZATION
Conference Paper · May 2014
CITATIONS READS
0 230
1 author:
 Nguyen Quyet Thang
 Ho Chi Minh City University of Technology (HUTECH)
 2 PUBLICATIONS   0 CITATIONS   
 SEE PROFILE
 All content following this page was uploaded by Nguyen Quyet Thang on 17 September 2015.
 The user has requested enhancement of the downloaded file.
 GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI BỀN VỮNG TẠI MỘT SỐ ĐỊA 
 PHƢƠNG MIỀN TRUNG – VIỆT NAM 
 SOLUTIONS FOR SUSTAINABLE ECOTOURISM DEVELOPMENT OF CENTRAL 
 TOURISM REGION - VIETNAM 
 TS. NGUYỄN QUYẾT THẮNG 
 Trưởng Khoa Quản trị Du lịch – Nhà hàng – Khách sạn, Trường Đại học Công nghệ TP.HCM 
 (HUTECH)- Địa chỉ email tác giả liên lạc: thangnq1972@gmail.com 
--------------------------------------------------------------------------------------------------------- 
 Tóm tắt: Là vùng đất trải dài theo điểm nhấn của đề án “Con đường di sản thế giới”, các 
địa phương miền Trung được giới hạn trong nghiên cứu này kéo dài từ Quảng Bình đến Quảng 
Nam. Đây là những địa phương không chỉ có bề dày về lịch sử văn hóa to lớn mà còn được đánh 
giá là có tiềm năng và thế mạnh để phát triển hoạt động du lịch sinh thái (DLST). Tuy nhiên, cho 
đến nay việc đầu tư, phát triển các loại hình DLST vẫn chưa tương xứng với tiềm năng của vùng 
và chưa mang đầy đủ những đặc trưng vốn có của nó. Do đó đã bắt đầu bộc lộ những yếu kém, 
gây tác động xấu đến môi trường, cảnh quan. Nghiên cứu này đi sâu vào việc đánh giá thực 
trạng phát triển du lịch sinh thái bền vững của một số địa phương miền Trung để từ đó đưa ra 
các giải pháp nhằm thúc đẩy sự phát triển DLST bền vững; đóng góp tích cực vào sự phát triển 
kinh tế - xã hội của vùng. 
 Từ khóa: Du lịch sinh thái; phát triển du lịch sinh thái bền vững, một số địa phương miền Trung 
– Việt Nam; thực trạng, giải pháp 
 Summary: Stated in the project “World Heritage Route”, various locals of the Central have been 
narrowed in this research from Quang Binh to Quang Nam Province. These are locals which have a large 
amount of historical value and have been evaluated as tourism regions with rich potentials for developing 
ecotourism activities. However, the investment and development of ecotourrism kinds have been 
commensurate neither with the potentiality of the region nor provide incident characteristics suficiently. 
They have revealed weaknesses which impact on the environment and landscapes. The research tends to 
evaluate the current status of ecotourism development of some locals in the Central in order to have 
solutions for sustainable ecotourism development and contribute positively to social-economic 
development of the whole region as well. 
 Key words: ecotoursim, sustainable ecotourism development, locals in the Central, 
current status, solutions. 
 ---------------------------------------------------------- 
I. ĐẶT VẤN ĐỀ 
 Theo Hiệp hội DLST th gi i (The Internatinal Ecotourism Society- TIES): Từ 
đầu những năm 90 của th kỷ XX, DLST là loại hình phát triển nhanh nhất trong ngành 
công nghiệp du lịch, v i tốc độ phát triển tăng khoảng 20% đ n 34% mỗi năm. Năm 2004 
DLST đã tăng nhanh hơn 3 lần so v i toàn bộ ngành công nghiệp du lịch toàn cầu (TIES, 
2006). DLST được dự báo đ n năm 2020 là phân ngành có tốc độ phát triển nhanh nhất 
trong hoạt động du lịch, đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh t của nhiều vùng, 
nhiều quốc gia (WTTC, 2010). Còn nhiều vấn đề cần thảo luận về DLST, tuy nhiên có 
một điều chắc chắn rằng: Du lịch sinh thái đúng nghĩa không đồng nghĩa v i du lịch tự 
nhiên, du lịch đại chúng (Masstourist). Vấn đề đặt ra là làm sao để có thể phát triển đựơc 
DLST bền vững bởi khái niệm về "du lịch sinh thái" và "du lịch bền vững" chưa hẳn đã 
đồng nhất v i nhau. DLST có khả năng nhưng không tất y u là một hình thức của du lịch 
bền vững (Andrum, 1998). Phát triển DLST n u không có k hoạch, không có sự quản lý chặt 
chẽ thì bên cạnh những mặt tích cực đạt được cũng sẽ phát sinh nhiều tiêu cực mà hậu quả của 
nó không lường trư c được như: Làm ô nhiễm và tàn phá môi trường sinh thái; tạo nên nguy 
cơ lai tạp các giá trị văn hóa bản địa, làm mất đi bản sắc văn hóa truyền thống v.v... Khi đó 
xét trên toàn xã hội, cái lợi thu đựơc không đủ bù đắp chi phí để khắc phục hậu quả của nó. Từ 
thực t này người ta đã đề cập đ n một quan điểm m i đó là phát triển DLST bền vững. 
Để phát triển DLST bền vững phải dựa trên các nguyên tắc cơ bản của nó; trong đó 03 
nhóm mục tiêu về kinh t , xã hội, môi trường được coi là có tầm quan trọng như nhau, 
phải được giải quy t một cách cân đối để đạt được sự phát triển bền vững 
 Trong Chi n lược phát triển du lịch Việt Nam đ n năm 2020, tầm nhìn đ n năm 2030, 
các địa phương từ Quảng Bình đ n Quảng Nam đều nằm thuộc cả 02 vùng du lịch, đó là: vùng 
Bắc Trung Bộ và duyên hải Nam Trung Bộ. Các địa phương trên là địa bàn được coi là điểm 
nhấn của đề án “Con đường di sản th gi i” được khởi xư ng từ năm 2002 v i việc k t nối năm 
(05) di sản văn hóa và thiên nhiên th gi i bao gồm: Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ 
Bàng (Quảng Bình); Quần thể di tích Cố đô Hu và Nhã nhạc cung đình Hu (TT. Hu ); 
Thánh địa Mỹ Sơn và đô thị cổ Hội An (Quảng Nam). Bên cạnh bề dày văn hóa to l n các địa 
phương trên cũng có nguồn tài nguyên tự nhiên đa dạng, phong phú; đây chính là tiềm 
năng và th mạnh để phát triển loại hình DLST bên cạnh về th mạnh du lịch văn hóa. 
Việc khai thác tốt loại hình DLST các địa phương này sẽ góp phần “cộng hưởng” v i du 
lịch văn hóa, đem lại giá trị to l n cho hoạt động du lịch của cả vùng 
 Thực t trong những năm vừa qua, hoạt động du lịch sinh thái ở nhiều địa phương 
miền Trung rất khởi sắc. Số lượng các dự án đầu tư vào DLST cũng như số lượng khách 
tham gia DLST tại nhiều điểm tài nguyên tăng nhanh. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt đạt 
được, việc phát triển hoạt động DLST theo đánh giá vẫn chưa tương xứng v i tiềm năng 
của vùng và chưa mang đầy đủ những đặc trưng vốn có của nó (Nguyễn Quy t Thắng và 
Lê Hữu Ảnh, 2012). Việc tổ chức hoạt động DLST ở nhiều điểm tài nguyên vẫn chủ y u 
dừng lại ở việc khai thác phục vụ du lịch ”đại chúng” (mass tourism), do đó đã bắt đầu bộc lộ 
những y u kém, gây tác động xấu đ n môi trường, cảnh quan. Vì vậy, việc tìm ra các giải 
pháp phát triển DLST ở tại một số địa phương miền Trung một cách toàn diện là h t sức cần thi t. 
Đã có một số công trình nghiên cứu liên quan như của Hiệp hội Du lịch Thừa Thiên - Hu (2006); 
Nguyễn Tài Phúc (2010); Phạm Trung Lương (2008); Bùi Thị Tám (2009); Nguyễn Quy t Thắng 
và Lê Hữu Ảnh (2012). Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu trên chủ y u đánh giá nhu cầu của 
du khách hay thực trạng phát triển của một loại hình, sản phẩm DLST tại một điểm tài nguyên 
hoặc một khu vực, địa phương trong vùng. Riêng công trình của Nguyễn Quy t Thắng và Lê Hữu 
Ảnh (2012) cũng đã đi tìm hiểu về thực trạng và giải pháp phát triển DLST v i địa bàn rộng hơn, 
tuy nhiên nghiên cứu trên chưa nhấn mạnh đ n tính bền vững của việc phát triển DLST của vùng. 
Chính vì vậy, trong nghiên cứu này chúng tôi cố gắng đánh giá một số thực trạng chủ y u và đưa 
ra hệ thống giải pháp phát triển DLST bền vững tại một số địa phương miền Trung – Việt Nam. 
 Phương pháp nghiên cứu được sử dụng chủ y u trong bài vi t này là phương pháp thống 
kê được sử dụng trong việc chọn địa điểm nghiên cứu, chọn mẫu điều tra, lựa chọn tiêu chí phân 
tích. Nguồn số liệu được dùng trong nghiên cứu này ngoài số liệu thứ cấp là những thông tin từ các 
ban, ngành, hiệp hội du lịch và số liệu báo cáo của nhiều điểm tài nguyên tại vùng. Nghiên cứu còn 
sử dụng nguồn số liệu sơ cấp thông qua k t quả điều tra du khách năm 2010 và năm 2014. Chúng 
tôi đã ti n hành điều tra tại một số điểm tài nguyên có hoạt động DLST phát triển gồm: Khu vực 
Phong Nha – Kẻ Bàng, Bạch Mã – Lăng Cô, các khu vực biển Đà Nẵng, Cửa Đại (Hội An) và 
một số điểm tài nguyên khác trong vùng. Số phi u được tính theo công thức: 
 Ns22 Z
n (Trong đó: N: Lượng khách dự kiến thời điểm điều tra; độ tin cậy = 95%; 
 N 2 x s 2 Z 2
 x trong phạm vi cho phép = 5%; Độ lệch chuẩn lấy theo phương sai các cuộc điều tra về du lịch 
ở nước ta). Riêng năm 2014, số lượng mẫu được điều tra thực t là 770 mẫu, sau khi loại đi 
những mẫu hỏng còn lại là 42 mẫu, trong đó có 267 mẫu khách quốc t . 
II. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI BỀN VỮNG TẠI MỘT SỐ 
TỈNH MIỀN TRUNG 
 Thực t trong những năm vừa qua, hoạt động du lịch sinh thái ở nhiều địa phương 
miền Trung có bư c phát triển nhanh. Theo số liệu của các địa phương và tổng hợp của 
chúng tôi, số lượng khách DLST mặc dù có tăng nhanh trong những năm gần đây nhưng 
m i chỉ chi m khoáng ¼ so v i tổng số khách du lịch đ n vùng (Hình 1). Điều này đã 
phản ánh hiệu quả khai thác khách tham gia DLST tại các địa phương này chưa cao so 
v i các loại hình du lịch khác. 
 14000 12486 
 11305 
 12000 10644 
 9872 
 10000
 8000
 6000
 3495 
 4000 2829 
 2019 2303 
 2000
 768 877 
 0 628 717 
 2010 2011 2012 2013
 Tổng số khách du lịch Tổng số khách DLST 
 Khách DLST quốc tế 
 Hình 1: Số lƣợng khách DLST các địa phƣơng từ Quảng Bình đến Quảng Nam 
 giai đoạn 2010 – 2013 t c 
 (Nguồn: Số liệu của các địa phương và tổng hợp của tác giả) 
 Về cơ cấu khách du lịch sinh thái theo quốc tịch và gi i tính. K t quả điều tra năm 
2010 và 2014 cho thấy cơ cấu theo quốc tịch của khách DLST cho thấy có sự dao động 
nhẹ về cơ cấu khách. Điều tra năm 2010 và 2014 thì số lượng khách đ n đông vẫn là 
khách Nhật Bản và khách Pháp. Tỷ lệ cơ cấu khách theo quốc tịch có tăng nhưng không 
nhiều thuộc các nư c như Nga, Trung Quốc, Thái Lan v.v Trong điều tra năm 2014 
của chúng tôi khách Nhật Bản (15,63%) ti p đ n là khách Pháp (12,89%), khách các 
nư c Asean (9,98%); khách Mỹ chi m 6,22% còn lại là khách các nư c khác. Riêng 
khách nội địa, chủ y u là khách tại các thành phố l n như Thành phố Hồ Chí Minh, Hà 
Nội, Đà Nẵng Như vậy, thị trường khách đ n các địa phương miền Trung từ 2010 đ n 
2014 không có sự thay đổi đáng kể. 
 Đối v i cơ cấu theo gi i tính thì khách nữ chi m 41,6%, khách nam là 58,4%. Cơ 
cấu theo độ tuổi thì khách ở độ tuổi từ 35 đ n 55 tuổi chi m đông nhất (43,7%), ti p đ n 
là khách trên 55 tuổi (22,8%) còn lại là các khách khác (Hình 2). 
 Hình 2: Cơ cấu khách theo giới tính và độ tuổi 
 (Nguồn: Điều tra của tác giả, 2014) 
 Hiện tại Chính phủ và các bộ, ban ngành; địa phương đã ban hành nhiều văn bản, 
cơ ch chính sách nhằm thức đẩy sự phát triển du lịch lịch nói chung, tuy nhiên các cơ 
ch chính sách dành riêng cho việc phát triển DLST gần như vẫn chưa được ban hành 
một cách cụ thể. Riêng về quy hoạch DLST tổng thể cho từng địa phương hoặc cấp vùng 
(nhiều địa phương) cũng m i chỉ hình thành trên ý tưởng. Công tác quy hoạch DLST 
hiện nay m i chỉ triển khai cho từng điểm tài nguyên và các dự án phát triển DLST. Theo 
tính toán của chúng tôi, tính từ tháng 3/2008 đ n tháng 5/2014 có 61 quy hoạch các điểm 
tài nguyên và dự án DLST, trong đó tập trung chủ y u tại một số địa phương như Thừa 
Thiên - Hu (19 quy hoạch); Đà Nẵng (18 quy hoạch); Quảng Bình (9 quy hoạch) v.v 
Việc quy hoạch bị phân tán nên chưa tạo điều kiện cho việc thúc đẩy các điểm tài nguyên 
khác phát triển (Hiệp hội du lịch Thừa Thiên - Hu , 2006). Trong quy hoạch các dự án phát 
triển DLST chủ y u là quy hoạch các khu du lịch (resort), việc quy hoạch các tuy n, chương 
trình (tour) du lịch hầu như vẫn còn bỏ ngỏ, chưa được quan tâm đúng mức do đó, đã làm 
giảm hiệu quả khai thác và tính bền vững của hoạt động du lịch này. 
 Việc đầu tư phát triển hoạt động DLST đã có bư c phát triển mạnh trong những năm gần 
đây, chủ y u là đầu tư các khu du lịch tại các điểm tài nguyên. Chỉ tính riêng khu vực Lăng 
Cô, Cảnh Dương và phụ cận (Thừa Thiên - Hu ): số lượng dự án đầu tư khá l n (tính từ 
năm 2006 đến 5/2014) đã có 18 dự án đầu tư (chưa kể một số dự án vừa cấp giấy phép). 
Số vốn đã và đang đầu tư ư c khoảng 13.732 tỷ đồng. Tuy nhiên, theo đánh giá chung, 
các dự án phát triển các khu du lịch vẫn chủ y u tập trung tại các điểm tài nguyên đẹp và 
thuận lợi, hơn 80% dự án nằm ở các tài nguyên biển, trong đó nhiều dự án đầu tư tác động 
xấu đ n môi trường cản quan khu vực (Nguyễn Quy t Thắng, 2010). Riêng về việc đầu tư, 
phát triển các chương trình (tour) du lịch sinh thái chưa được quan tâm đúng mức. Một số 
công tác khác như công tác quảng bá, xúc ti n phát triển thị trường DLST, công tác đào 
tạo nguồn nhân lực cho DLST đã được quan tâm hơn tuy nhiên vẫn còn nhiều khâu y u 
như thông tin đưa đ n du khách vẫn còn khá đơn giản, “rời rạc”; Công tác tuyên truyền 
quảng bá về DLST vẫn chưa phong phú và đạt hiệu quả cao; Số lượng cán bộ du lịch 
được đào tạo vẫn chưa tương xứng v i yêu cầu đòi hỏi của sự phát triển du lịch nói chung 
và DLST nói riêngNhững mặt tồn tại nêu trên không chỉ ảnh hưởng đ n sự phát triển 
DLST trên địa bàn mà còn làm hạn ch sự phát triển bền vững của loại hình du lịch này. 
 Để hoạt động DLST phát triển bền vững thì công tác quản lý tài nguyên và giáo 
dục môi trường cho DLST rất quan trọng, cần phải được quan tâm đẩy mạnh. Tuy nhiên, 
tại một số điểm tài nguyên công tác quản lý vẫn còn nhiều bất cập, chồng chéo giữa các 
ban ngành. Việc giáo dục môi trường dành cho các đối tượng: cán bộ quản lý du lịch; 
doanh nghiệp; hư ng dẫn viên; cộng đồng cư dân địa phương và du khách mặc dù đã được 
quan tâm hơn nhưng vẫn chưa được tổ chức thường xuyên liên tục. Việc giáo dục cho du 
khách vẫn chủ y u sử dụng ấn phẩm, rất ít điểm tài nguyên có diễn giải môi trường và 
các hình thức khác 
III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM THÚC ĐẨY SỰ PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI 
BỀN VỮNG TẠI MỘT SỐ ĐỊA PHƢƠNG MIỀN TRUNG – VIỆT NAM 
1. ạo cơ c ế, c ín s c p t triển du ịc sin t i bền vững 
 Để hoạt động DLST tại các địa phương Miền Trung phát triển bền vững, điều kiện 
tiên quy t là chúng ta cần phải xây dựng một cơ ch chính sách, tạo hành lang pháp lý 
cho hoạt động DLST. Theo chúng tôi, trư c h t chúng ta cần ban hành bốn (04) nhóm 
chính sách sau: 
 - Xây dựng nhóm các chính sách liên quan đến việc triển khai quy hoạch, phát 
triển các vùng, các điểm DLST trọng điểm. 
 - Nhóm các chính sách liên quan đến việc phát triển DLST gắn với bảo vệ môi 
trường tự nhiên và môi trường văn hóa. 
 - Nhóm các chính sách liên quan đến công tác quản lý khách du lịch; phối hợp 
giám sát các điểm tài nguyên DLST; chính sách liên quan đến cộng đồng địa phương 
trong phát triển DLST. 
 - Nhóm các chính sách liên quan đến khai thác hoạt động DLST, phát triển nguồn 
nhân lực; công tác quảng bá; phát triển các sản phẩm DLST. 
2. ẩy mạn công t c quy oạc c o du ịc sin t i 
 Cần s m xúc ti n và hoàn thành quy hoạch tổng thể phát triển DLST tại các vùng 
du lịch như: Vùng Bắc Trung Bộ, Duyên hai Nam Trung Bộ, trên cơ sở đó xây dựng các 
quy hoạch DLST cho từng địa phương và các quy hoạch chi ti t cho từng cụm và từng 
điểm tài nguyên. Quy hoạch phát triển DLST phải đảm bảo hợp lý về mặt không gian; 
đảm bảo cân đối về môi trường và sức chứa của điểm tài nguyên. Trong quy hoạch không 
gian của vùng, tiểu vùng và tuy n du lịch cần tính đ n sự hài hòa, có thể k t nối v i các 
điểm tài nguyên khác; khai thác được lợi th so sánh của từng điểm tài nguyên, từng khu 
vực nhằm tạo hiệu quả và sự phát triển đồng bộ, bền vững cho DLST của vùng và từng 
địa phương. 
3. ăng c ờng và đẩy mạn đầu t , p t triển oạt động du ịc sin t i 
 Cần đẩy mạnh hơn nữa việc đầu tư về cơ sở hạ tầng (CSHT) cho DLST, đặc biệt là 
CSHT dẫn đ n các điểm tài nguyên nhằm tạo điều kiện lôi kéo các doanh nghiệp tham gia 
đầu tư vào khu vực này. Ngoài ra, việc đầu tư CSHT thi t y u như hệ thống đường nội bộ, 
đường mòn ngắm cảnh, hệ thống thông tin, bảng chỉ dẫn... cần được đầu tư hoàn thiện. 
Khuy n khích các doanh nghiệp đầu tư phát triển các loại hình và sản phẩm DLST tại các 
điểm tài nguyên, đặc biệt là các loại hình, sản phẩm DLST không tiêu dùng tài nguyên (non-
consumptive ecotourism) (Nguyễn Quy t Thắng, 2010). Tuy nhiên, việc xây dựng các cư 
sở lưu trú và ăn uống tại các điểm tài nguyên cần phù hợp v i cảnh quan và tiêu chuẩn môi 
trường, đặc biệt là ưu tiên việc sử dụng vật liệu địa phương, áp dụng công nghệ “xanh” nhằm 
hạn ch việc tác động môi trường đẩm bảo cho việc phát triển bền vững. 
4. úc đẩy công t c quảng b c o du ịc sin t i 
 Để làm tốt công tác này, theo chúng tôi, các địa phương trong VDLBTB cần sử 
dụng các kinh nghiệm lồng ghép như việc cung cấp các thông tin dư i dạng tập gấp, tờ 
rơi, sách hư ng dẫn, bản đồ phân phối miễn phí cho du khách thông qua các hãng, đại 
lý du lịch, các tổ chức môi trường, các trung tâm thông tin, các cửa khẩu đón khách... Cần 
đưa nội dung gi i thiệu về tài nguyên du lịch tự nhiên, các chương trình và sản phẩm 
DLST lên mạng internet; tổ chức các cuộc hội thảo, họp báo gi i thiệu về tiềm năng 
DLST Cũng cần áp dụng nhiều biện pháp khác như tổ chức nhiều tour du lịch làm quen 
cho các đối tượng là cán bộ điều hành, các nhân viên hãng lữ hành; các tổ chức môi 
trường... tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về tiềm năng và hoạt động DLST tại các điểm tài 
nguyênTrong công tác quảng bá cần nhấn mạnh đ n các nguyên tắc cho sự phát triển 
DLST bền vững tại các địa phương này. 
5 . ẩy mạn việc đào tạo nguồn n ân ực c o oạt động du ịc sin t i 
 Để thúc đẩy hoạt động DLST phát triển bền vững thì một y u tố rất quan trọng cần 
phải có đó là nguồn cán bộ cho DLST. Để làm tốt công tác đào tạo nguồn nhân lực cho 
VDLBTB, cần ti n hành đồng bộ nhiều công tác như có chính sách chuẩn bị và khuy n 
khích việc đào tạo cán bộ cho ngành DLST ngay từ bây giờ. Việc đào tạo có thể từ nhiều 
nguồn (cả trong nước lẫn nước ngoài) bằng nhiều hình thức. Ngoài ra, DLST là loại hình 
du lịch có “diễn giải môi trường” (Simon McArthur, 1998). Do đó, đòi hỏi nguồn cán bộ 
có chuyên môn sâu về môi trường, tự nhiên, sinh học... Vì vậy, chúng ta cần có giải pháp 
và chính sách thỏa đáng cho việc phối hợp để đào tạo cán bộ có chuyên môn của các 
ngành khác như thủy sản, kiểm lâm, nông nghiệp... nhằm bổ sung một đội ngũ nhân lực 
có chuyên môn cao phục vụ cho DLST, đặc biệt là cán bộ chuyên môn và hư ng dẫn viên 
DLST. Bên cạnh đó, cần mở những l p bồi dưỡng cho các cán bộ đang làm công tác liên 
quan đ n DLST và quản lý tài nguyên được đào tạo từ những ngành khác mà chưa qua 
các khóa học về lĩnh vực này. 
6. Ban àn và đẩy mạn việc quản ý tài nguyên và gi o dục môi tr ờng 
 Cần đề ra một cơ ch giám sát và quản lý chặt chẽ nguồn tài nguyên nhằm hạn ch 
các tác động xấu đối v i môi trường. Để làm tốt công tác này có rất nhiều vấn đề, trư c 
h t cần xây dựng mô hình thi t lập "cơ sở các khuôn khổ quản lý" (Jeffrey L. Marion và 
Traccy A. Farrell , 1998). Đây là một vấn đề đang còn m i mẻ đối v i Việt Nam nói 
chung và các địa phương miền Trung nói riêng. Chúng tôi đề xuất thứ tự các công tác 
phải thực hiện nhằm thi t lập khuôn khổ quản lý như Bảng 1. 
 Bảng 1: Các công tác triển khai khuôn khổ quản lý tại các điểm tài nguyên 
Bƣớc Tên công việc Nội dung 
 1. Nghiên cứu tiềm năng, xác định giá Xem xét giá trị đặc biệt, các khu vực nhạy cảm, 
 trị đặc biệt điểm tài nguyên sức chứa, khu vực cần được bảo vệ 
 2. Xác định việc tổ chức dịch vụ cho Xác định vùng tổ chức dịch vụ, loại hình, sản 
 từng vùng điểm tài nguyên phẩm DLST 
 3. Lựa chọn các tiêu chí nguồn lực và Xem xét các nguồn lực và điều kiện xã hội như 
 điều kiện xã hội vật liệu xây dựng, người kinh doanh dịch vụ 
 v.v 
 4. Cụ thể hóa các tiêu chuẩn đối v i các Các tiêu chuẩn được xây dựng cụ thể cho từng 
 nguồn lực và điều kiện xã hội khu vực, từng loại hình DLST như vật liệu, sức 
 chứa, điều kiện cụ thể 
 5. Xác định những phương án thay th Xác định thêm những phương án phát sinh như 
 phát sinh tổ chức thêm loại hình, sản phẩm DLST 
 6. Xây dựng phương thức quản lý hiệu Nghiên cứu các phương thức tổ chức quản lý 
 quả đối với từng khu vực điểm tài nguyên 
 7. Xác định ngân sách cho việc thực Xác định ngân sách cụ thể cho việc thực hiện 
 hiện 
 8. Tổ chức thực hiện Tổ chức thực hiện và điều chỉnh cho phù hợp 
 (Nguồn: Đề xuất của Nguyễn Quyết Thắng và Lê Hữu Ảnh, 2012) 
 Đối v i công tác giáo dục môi trường phải được triển khai không chỉ dừng lại ở du 
khách và cộng đồng cư dân địa phương mà còn phải ti n hành cho các nhà lập chính sách, 
các nhà quản lý; các đơn vị và đối tượng kinh doanh du lịch tại các điểm tài nguyên bằng 
rất nhiều phương thức lồng ghép. Thực tiễn ở Việt Nam nói chung và các địa phương 
miền Trung nói riêng, cần phát huy tốt vai trò của các tổ chức đoàn thể và các hội như 
Cựu chiến binh, Hội phụ nữ, Hội nông dân v.v... trong công tác tuyên truyền và giáo dục 
môi trường nhằm làm DLST tại các địa phương trở nên bền vững hơn. 
IV. KẾT LUẬN 
 Phát triển hoạt động DLST hiệu quả và bền vững sẽ đóng vai trò tích cực đối v i 
các địa phương miền Trung trong giai đoạn hiện nay. Nó không chỉ đóng vai trò “cộng 
hưởng” và bổ sung v i các loại hình du lịch khác, thúc đẩy sự phát triển hoạt động du 
lịch nói chung; mà còn góp phần bảo vệ môi trường, khai thác lợi th tài nguyên, đẩy 
nhanh sự phát triển kinh t - xã hội của vùng. Để làm được điều này, bên cạnh các giải 
pháp vừa nêu cần triển khai hiệu quả các mặt công tác khác như huy động nguồn vốn đầu 
tư cho DLST; phát triển DLST gắn v i cộng đồng; phát triển các sản phẩm DLST đặc 
thù; xây dựng cơ ch giá hợp lý v.v Trong quá trình tổ chức và phát triển hoạt động 
DLST, bên cạnh việc học hỏi kinh nghiệm của các nư c, chúng ta cần ti p tục nghiên cứu 
các phương pháp quản lý phù hợp v i từng điều điều kiện cụ thể của từng khu vực, từng 
điểm tài nguyên. Có như vậy việc phát triển hoạt động DLST tại các địa phương miền 
Trung m i đảm bảo đựơc tính bền vững và đạt được những mục tiêu đề ra. 
 ------------------------------------------- 
 Tài liệu trích dẫn: 
 1. Andy Drunm (1998), “Những ti p cận m i về quản lý du lịch sinh thái dựa vào 
cộng đồng”, DLST - hướng dẫn cho nhà lập kế họach và quản lý, Tập 2, Cục Môi trường, 
Hà Nội. 
 2. Hiệp hội Du lịch Thừa Thiên - Hu (2006). Báo cáo tình hình phát triển DLST vùng 
du lịch Bắc Trung bộ, Hu . 
 3. Phạm Trung Lương (chủ nhiệm) (2008), "Cơ sở khoa học phát triển du lịch đảo 
ven bờ Vùng du lịch Bắc Trung Bộ" – Đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ, Hà Nội 
 4. Mohd Nawayai Yasak (1998), "Development of Ecotourism in Malaysia", 
Report of Department of Wildlife and National Park Malaysia, Malaysia. 
 5. Nguyễn Tài Phúc (2010). Khảo sát sự hài lòng của du khách đối v i hoạt động 
DLST tại Phong Nha – Kẻ Bàng, Tạp chí Đại học Huế, số 60/2010, tr 211 – 218. 
 6. Sylvie Blangy & Megan Epler Wood (1998), “Thi t lập và thực thị nguyên tắc chỉ 
đạo cho các vùng hoang dã và cộng đồng lân cận” - DLST - Hướng dẫn cho các nhà lập kế 
hoạch và quản lý, Tập 1, Cục Môi trường, Hà Nội. 
 7. Simon McArthur (1998), “Mở đầu về lĩnh vực diễn giải còn chưa đầy đủ” - DLST - 
Hướng dẫn cho các nhà lập kế hoạch và quản lý, Tập 2, Cục Môi trường, Hà Nội. 
 8. Bùi Thị Tám (chủ nhiệm) (2009), “Nghiên cứu, thử nghiệm một số tour du lịch 
 sinh thái đầm phá dựa vào cộng đồng” – Đề tài nguyên cứu cấp tỉnh Thừa Thiên - Hu . 
 9. Nguyễn Quy t Thắng và Lê Hữu Ảnh (2011). Thừa Thiên - Hu làm gì để phát triển 
 du lịch sinh thái?, Tạp chí Du lịch Việt Nam, số 9/2011, tr 24 – 26. 
 10. Nguyễn Quy t Thắng (2010). Một số giải pháp phát triển loại hình DLST theo 
 khuynh hư ng "niche" tại miền Trung Việt Nam, Tạp chí Đại học Công nghiệp, Số 9 
 (01)/2010, tr 84 – 90. 
 11. Nguyễn Quy t Thắng và Lê Hữu Ảnh (2012). Phát triển du lịch sinh thái vùng du 
 lịch Bắc Trung bộ: Thực trạng và giải pháp, Tạp chí Nghiên cứu kinh tế, Số 2 (405), tháng 
 02/2012, tr 47 – 58. 
 12. Tổng cục Thống kê (2009). Báo cáo điều tra chi tiêu khách du lịch năm 2009, Hà 
 Nội. 
 13. (The) Internatinal Ecotourism Society- TIES (2006), TIES Global Ecotourism Fact 
 Sheet, Published by TIES, Washington, USA. 
 14. World Tourism Organization – UNWTO (2011), UNWTO Tourism Highlights - 
 2011 Edition,  truy cập ngày 11/12/2011 
 15. World Travel & Tourism – WTTC (2010), Economic Impact Research, 
 Published by WTTC, London E1W 3HA, UK. 
 16. Jeffrey L. Marion và Traccy A. Farrell (1998). "Quản lý tham quan du lịch sinh thái 
 ở các khu bảo tồn", DLST - Hướng dẫn cho các nhà lập kế hoạch và quản lý, Tập 2, Cục Môi 
 trường, Hà Nội. 
View publication stats

File đính kèm:

  • pdfgiai_phap_phat_trien_du_lich_sinh_thai_ben_vung_tai_mot_so_d.pdf