Giải pháp phát triển du lịch bền vững xã Tam Thanh, thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam

Ngày nay phát triển du lịch bền vững đang là xu thế của hầu hết các quốc gia

trên thế giới. Ven biển Tam Thanh, thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam có vị trí tương đối

thuận lợi phát triển kinh tế tổng hợp, trong đó có lợi thế nổi trội là tài nguyên du lịch biển, không

gian văn hóa làng nghề, một số dự án xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, hạ tầng đang được

đầu tư, nhiều công trình phục vụ du lịch đang ngày càng được mở rộng về quy mô và chức

năng, nhiều khu du lịch đạt tiêu chuẩn quốc tế đang được xây dựng phục vụ hoạt động du lịch.

Từ xa xưa, người dân sống chủ yếu bằng nghề đánh bắt và nuôi trồng thủy - hải sản, và hiện

nay hoạt động du lịch đã dần dần chiếm chỗ. Trong xu thế chung của sự phát triển bền vững

hiện nay, xã Tam Thanh cũng đang xây dựng giải pháp phát huy hết những tiềm năng tài

nguyên du lịch sẵn có để có thể phát triển du lịch mạnh hơn, bền vững hơn trong hiện tại và

tương lai.

pdf 12 trang kimcuc 16740
Bạn đang xem tài liệu "Giải pháp phát triển du lịch bền vững xã Tam Thanh, thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giải pháp phát triển du lịch bền vững xã Tam Thanh, thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam

Giải pháp phát triển du lịch bền vững xã Tam Thanh, thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam
 1 
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG 
XÃ TAM THANH, THÀNH PHỐ TAM KỲ, TỈNH QUẢNG NAM 
Lê Thị Tuyết Thanh1 
Tóm tắt: Ngày nay phát triển du lịch bền vững đang là xu thế của hầu hết các quốc gia 
trên thế giới. Ven biển Tam Thanh, thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam có vị trí tương đối 
thuận lợi phát triển kinh tế tổng hợp, trong đó có lợi thế nổi trội là tài nguyên du lịch biển, không 
gian văn hóa làng nghề, một số dự án xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, hạ tầng đang được 
đầu tư, nhiều công trình phục vụ du lịch đang ngày càng được mở rộng về quy mô và chức 
năng, nhiều khu du lịch đạt tiêu chuẩn quốc tế đang được xây dựng phục vụ hoạt động du lịch. 
Từ xa xưa, người dân sống chủ yếu bằng nghề đánh bắt và nuôi trồng thủy - hải sản, và hiện 
nay hoạt động du lịch đã dần dần chiếm chỗ. Trong xu thế chung của sự phát triển bền vững 
hiện nay, xã Tam Thanh cũng đang xây dựng giải pháp phát huy hết những tiềm năng tài 
nguyên du lịch sẵn có để có thể phát triển du lịch mạnh hơn, bền vững hơn trong hiện tại và 
tương lai. 
Từ khóa: Du lịch; Du lịch bền vững; Tam Thanh. 
1. Mở đầu 
Quảng Nam có khoảng 125km đường bờ biển, có giá trị khai thác hoạt động du lịch, 
trong đó khu vực Tam Thanh có địa hình bờ biển đẹp, có giá trị khai thác du lịch. Tam Thanh 
có 7 thôn với hơn 3.200 hộ dân sinh sống với 12.000 nhân khẩu [12]. Khu vực Tam Thanh 
với lợi thế vị trí gần trung tâm thành phố Tam Kỳ (từ trung tâm TP đến bãi biển là 6 km), có 
bãi biển đẹp, nguyên sơ, môi trường biển không bị ô nhiễm, trong thời gian gần đây nhiều nhà 
đầu tư về cơ sở vật chất hạ tầng đạt tiêu chuẩn quốc tế phục vụ hoạt động du lịch. Ngoài tài 
nguyên biển, khu vực Tam Thanh đã khai thác các giá trị nhân văn trên địa bàn thành phố 
Tam Kỳ (Tượng đài Bà mẹ Việt Nam anh hùng), đặc biệt tuyến sông Trường Giang và các di 
tích lịch sử - văn hóa, làng nghề đã tạo ra sự đa dạng về sản phẩm du lịch, hình thành được 
nhiều tour. 
Đặc biệt, điểm nhấn nổi trội nhất hiện nay của Tam Thanh chính là làng Bích Họa (thôn 
Trung Thanh), nơi có khoảng 100 bức bích họa được sơn vẽ bắt mắt trên tường các ngôi nhà 
trong làng với những chủ đề khác nhau, từ thiên nhiên, đất nước đến cuộc sống sinh hoạt 
người dân Con đường thuyền thúng với 111 bộ sưu tập tranh vẽ trang trí hết sức sinh động 
trên những chiếc thúng, lu, lưới, ... Kèm theo đó là nghệ thuật ẩm thực được chế biến từ 
những hải sản của vùng quê đầy dân dã này và những món ăn truyền thống của người dân 
xứ Quảng. Bên cạnh đó, một lợi thế quan trọng của Tam Thanh chính là nằm trong khu vực 
quy hoạch phát triển du lịch ven biển Khu kinh tế mở Chu Lai với nhiều dự án thương mại, du 
lịch đã và sẽ triển khai Tất cả yếu tố trên đã tạo điều kiện cơ bản thúc đẩy du lịch Tam 
Thanh phát triển không chỉ hiện nay mà trong những năm tới [12]. 
Mặc dù, Tam Thanh với lợi thế cảnh quan thiên nhiên rất đặc biệt, một bên sông, một 
bên biển, cùng với đó con người thân thiện, văn hóa, lịch sử và các lễ hội dân gian truyền 
thống mang đậm bản sắc văn hóa người dân biển là những lợi thế để phát triển du lịch bền 
1 .ThS, Khoa Kinh tế- Du lịch, trường Đại học Quảng Nam 
LÊ THỊ TUYẾT THANH 
2 
vững nhưng hiện nay du lịch của xã Tam Thanh đang phát triển dưới mức tiềm năng. Vì vậy, 
cần có những giải pháp cụ thể để nhằm thúc đẩy hoạt động phát triển du lịch của xã và mặt 
khác góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Nam. 
2. Nội dung 
2.1. Quan niệm về phát triển du lịch bền vững 
2.1.1 . Khái niệm về du lịch bền vững 
Khái niệm về du lịch bền vững mới xuất hiện trên cơ sở cải tiến và nâng cấp khái niệm 
về du lịch mềm của những năm 90 của thế kỷ XX và thực sự gây được sự chú ý rộng rãi trong 
những năm gần đây. Theo Hội đồng du lịch và Lữ hành quốc tế (WTTC), 1996 : “Du lịch bền 
vững là việc đáp ứng nhu cầu hiện tại của du khách và vùng du lịch mà vẫn đảm bảo được 
những khả năng đáp ứng nhu cầu cho các thế hệ du lịch tương lai” [2, 8]. 
- Năm 1998, Hens Luc định nghĩa: ”Du lịch bền vững đòi hỏi phải quản lý tất cả các 
dạng tài nguyên theo cách nào đó để chúng ta có thể đáp ứng các nhu cầu kinh tế, xã hội và 
thẩm mỹ trong khi vẫn duy trì được bản sắc văn hóa, các quá trình sinh thái cơ bản, đa dạng 
sinh học và các hệ đảm bảo sự sống”[1,11]. 
- Theo định nghĩa của WTO: ”Du lịch bền vững là việc phát triển các hoạt động du lịch 
nhằm đáp ứng các nhu cầu hiện tại của du khách và người dân bản địa trong khi vẫn quan 
tâm đến việc bảo tồn và tôn tạo các nguồn tài nguyên cho việc phát triển hoạt động du lịch 
trong tương lai. Du lịch bền vững sẽ có kế hoạch cho quản lý các nguồn tài nguyên nhằm thỏa 
mãn các nhu cầu về kinh tế, xã hội, thẩm mỹ của con người trong khi đó vẫn duy trì được sự 
toàn vẹn về văn hóa, đa dạng sinh học, sự phát triển của các hệ sinh thái và các hệ thống hỗ 
trợ cho cuộc sống của con người” [2]. 
- Ở Việt Nam, nhận thức về phương thức phát triển du lịch có trách nhiệm với môi 
trường, có tác dụng giáo dục, nâng cao hiểu biết cho cộng đồng đã bước đầu hình thành như 
một loại hình du lịch thân thiện với môi trường đã xuất hiện với tên gọi: du lịch sinh thái, du 
lịch xanh...Và đến khi Luật du lịch (2005) ra đời, du lịch bền vững được xác định là ”Sự phát 
triển du lịch đáp ứng các nhu cầu hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu 
cầu về du lịch của tương lai”. 
Tóm lại, phát triển du lịch bền vững là nhằm đạt được các mục tiêu: gia tăng sự đóng 
góp của ngành du lịch vào nền kinh tế và môi trường; cải thiện chất lượng cuộc sống của cộng 
đồng bản địa; đáp ứng ngày càng cao nhu cầu của du khách; duy trì chất lượng cuộc sống 
môi trường; bảo tồn các giá trị bản sắc độc đáo vốn có của địa phương. Tuy nhiên. sự phát 
triển này chỉ mang tính tương đối bởi trong một xã hội luôn vận động, tức là một xã hội có sự 
thay đổi và phát triển thì sự bền vững của yếu tố này có thể sẽ là nguyên nhân ảnh hưởng 
đến sự bền vững của những yếu tố khác. Không một xã hội nào, một nền kinh tế nào có thể 
đạt được sự bền vững tuyệt đối. Mọi hoạt động, biện pháp của con người chỉ nhằm đạt mục 
đích đảm bảo khả năng khai thác lâu bền các nguồn tài nguyên trên Trái Đất. 
2.1.2. Các nguyên tắc cơ bản của phát triển du lịch bền vững 
Là ngành kinh tế tổng hợp và có sự định hướng tài nguyên rõ rệt, một trong những đặc 
thù cơ bản của du lịch là sự phát triển của nó phụ thuộc vào chất lượng môi trường và tài 
nguyên du lịch tự nhiên cũng như nhân văn. Nó đòi hỏi sự nỗ lực chung của toàn xã hội phải 
LÊ THỊ TUYẾT THANH 
3 
có trách nhiệm với tài nguyên và môi trường. Để thực hiện đúng mục tiêu đó hoạt động phát 
triển du lịch phải đặt trong mối quan hệ với tài nguyên môi trường. 
a. Khai thác sử dụng các nguồn tài nguyên một cách hợp lý 
Đây là nguyên tắc quan trọng hàng đầu. Nếu các tài nguyên du lịch được khai thác một 
cách hợp lí, được bảo tồn và sử dụng bền vững đảm bảo cho quá trình tự duy trì hoặc tự bổ 
sung diễn ra theo những quy luật tự nhiên hoặc thuận lợi hơn bởi sự tác động của con người 
thông qua việc đầu tư tôn tạo thì sự tồn tại của các tài nguyên đó sẽ lâu dài, đáp ứng được 
nhu cầu phát triển của du lịch qua nhiều thế hệ. 
Nghĩa là việc khai thác sử dụng các nguồn tài nguyên du lịch của thế hệ hiện tại vẫn 
đảm bảo việc lưu lại cho thế hệ tương lai, sao cho số lượng, chất lượng các nguồn tài nguyên 
không bị suy giảm quá mức. Điều đó đòi hỏi quá trình khai thác sử dụng cần đề ra các giải 
pháp nhằm ngăn chặn sự mất đi của các tài nguyên. 
b. Hạn chế việc sử dụng quá mức tài nguyên và giảm thiểu chất thải 
Việc khai thác sử dụng quá mức tài nguyên và không kiểm soát được lượng chất thải 
từ hoạt động du lịch sẽ góp phần vào sự suy thoái môi trường mà hậu quả của nó là sự phát 
triển không bền vững của du lịch nói riêng và kinh tế xã hội nói chung. 
c. Phát triển gắn với việc bảo tồn tính đa dạng Tính đa dạng về thiên nhiên, văn 
hoá xã hội là nhân tố đặc biệt quan trọng tạo nên sự hấp dẫn của du lịch, làm thoả mãn 
nhu cầu của du khách, tăng cường sự phong phú về sản phẩm du lịch. 
Bên cạnh đó sự phát triển du lịch cũng là cơ sở để duy trì sự đa dạng của thiên nhiên. 
Tuy nhiên ngành du lịch cũng phải thấy rằng trong sự phát triển của mình thì việc duy trì tính 
đa dạng sinh học của tài nguyên chính là điều kiện để ngành du lịch phát triển lâu dài, bền 
vững đáp ứng nhu cầu của thế hệ tương lai. Muốn vậy thì các hoạt động du lịch cần tôn tạo 
tính đa dạng của thiên nhiên, văn hoá xã hội, lựa chọn loại hình du lịch hợp lý đảm bảo không 
phá hoại đa dạng sinh học, chia sẻ lợi ích cho cộng đồng địa phương [1,6,8]. 
d. Phát triển phải phù hợp với quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội 
Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp có tính liên ngành liên vùng cao. Vì vậy mọi phương 
án khai thác tài nguyên để phát triển du lịch phải phù hợp với quy hoạch ngành nói riêng và 
quy hoạch tổng thể kinh tế-xã hội nói chung ở phạm vi quốc gia, vùng và địa phương. Điều 
này sẽ góp phần đảm bảo cho sự phát triển bền vững của du lịch trong mối quan hệ với các 
ngành kinh tế khác cũng như với việc sử dụng có hiệu quả tài nguyên, giữ gìn môi trường [2]. 
Điều đó có nghĩa là cần xác định đúng vai trò, vị trí của ngành du lịch trong quy hoạch 
tổng thể kinh tế - xã hội, nếu không đánh giá hết vị trí của ngành du lịch, không hợp nhất và 
cân đối với các ngành khác sẽ làm tổn hại tới tài nguyên và môi trường du lịch. Ngược lại 
nếu phát triển du lịch “quá nóng” dẫn tới việc phát triển quá mức kiểm soát thì cũng gây ra 
những tác động tiêu cực tới tài nguyên và môi trường. 
e. Chia sẻ lợi ích với cộng đồng địa phương 
Để phát triển kinh tế - xã hội nói chung và kinh tế du lịch nói riêng thì việc khai thác các 
tiềm năng là điều tất yếu. Tuy nhiên thực tế cho thấy trên một địa bàn lãnh thổ, nếu mỗi ngành 
chỉ biết đến lợi ích của riêng mình không có sự hỗ trợ của địa phương và chia sẻ quyền lợi 
với cộng đồng địa phương thì sẽ làm cho kinh tế và đời sống của cộng đồng địa phương gặp 
LÊ THỊ TUYẾT THANH 
4 
nhiều khó khăn, kém phát triển. Có nghĩa là hoạt động của ngành du lịch phải chia sẻ lợi ích 
với cộng đồng địa phương, có như vậy cuộc sống của họ mới được cải thiện và nâng cao. Từ 
đó họ có ý thức hơn trong việc giữ gìn và bảo vệ tài nguyên du lịch vì đó chính là nguồn cung 
cấp lợi ích của họ và ngược lại. 
g. Khuyến khích sự tham gia của cộng đồng địa phương 
Việc tham gia của cộng đồng địa phương vào hoạt động du lịch không chỉ giúp họ tăng 
thêm thu nhập, cải thiện đòi sống mà còn làm cho họ có trách nhiệm hơn với tài nguyên môi 
trường du lịch góp phần quan trọng đối với sự phát triển bền vững của du lịch. Nền văn hoá 
lối sống truyền thống của người dân địa phương là những yếu tố thu hút khách du lịch, sự 
tham gia của cộng đồng địa phương không chỉ đem lại lợi ích cho họ mà còn làm phong phú 
sản phẩm du lịch chất lượng phục vụ, như việc cung ứng các dịch vụ về ăn, ngủ, vận chuyển, 
sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ, làm đồ lưu niệm, các hoạt động trong khách sạn, hướng 
dẫn khách du lịch... Vì vậy ngành du lịch cần có các biện pháp và phương hướng để thu hút 
sự tham gia của cộng đồng địa phương bằng việc tôn trọng nhu cầu và nguyện vọng của họ, 
khuyến khích họ tham gia tích cực vào các hoạt động du lịch để huy động mọi nguồn lực của 
họ phục vụ cho sự phát triển của ngành. 
f. Thường xuyên trao đổi tham khảo ý kiến với cộng đồng địa phương và các đối 
tượng liên quan 
Bản chất của du lịch bền vững là đáp ứng nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm 
tổn hại đến nhu cầu của thế hệ tương lai. Nếu các dự án, các hoạt động du lịch từ bên ngoài 
hay từ trên đưa xuống nhưng không tính toán hết được các nhân tố của nguồn tài nguyên du 
lịch thì làm nảy sinh rất nhiều vấn đề liên quan như mâu thuẫn với cộng đồng địa phương. 
Cho nên cần có sự tham khảo, trao đổi đóng góp ý kiến của tất cả các thành phần khi tiến 
hành xây dựng một dự án phát triển du lịch nào, nhằm giải quyết các mâu thuẫn và đảm bảo 
sự gắn kết giữa người dân địa phương với ngành, đồng thời góp phần bảo vệ các tài nguyên 
cho ngành du lịch phát triển lâu dài. Muốn vậy ngành phải thường xuyên trao đổi với cộng 
đồng địa phương, các cấp, các ngành có liên quan, thông báo kịp thời về các dự án những 
thay đổi trong hoạt động du lịch để cùng đưa ra các phương hướng biện pháp giải quyết kịp 
thời [7]. 
h. Chú trọng việc đào tạo nâng cao nhận thức về tài nguyên môi trường 
Việc đào tạo nâng cao nhận thức về tài nguyên môi trường là nguyên tắc quan trọng 
đảm bảo cho sự phát triển bền vững của ngành du lịch. Lực lượng lao động được đào tạo có 
trình độ chuyên môn sẽ giúp ngành du lịch tạo ra các sản phẩm du lịch có chất lượng cao góp 
phần thu hút khách du lịch. Bên cạnh đó sự phát triển bền vững của ngành du lịch cũng đòi 
hỏi đội ngũ lao động có trình độ chuyên môn nghiệp vụ tay nghề, có nhận thức đúng về giá trị 
các nguồn tài nguyên du lịch và công tác bảo vệ tài nguyên môi trường. 
Việc nâng cao nhận thức về tài nguyên môi trường cho đội ngũ lao động và cho các 
thành phần tham gia vào hoạt động du lịch cũng như toàn xã hội làm cho mọi thành phần 
trong xã hội có trách nhiệm hơn với nền văn hoá truyền thống, lối sống cũng như với tài 
nguyên môi trường du lịch. 
k. Tăng cường tiếp thị một cách có trách nhiệm 
Tiếp thị luôn là một hoạt động quan trọng đối với sự phát triển du lịch đảm bảo sự thu 
hút khách, tăng cường khả năng cạnh tranh của các sản phẩm du lịch. Có nghĩa là công tác 
LÊ THỊ TUYẾT THANH 
5 
quảng cáo tiếp thị cần đầy đủ và chính xác, điều đó sẽ nâng cao sự tôn trọng của khách du 
lịch với môi trường tự nhiên, văn hoá xã hội và các giá trị của nguồn tài nguyên nơi đến tham 
quan. Vì thế ngành du lịch nói chung và du lịch Quả̉ng Nam nói riêng cần đưa ra các thông 
tin chính xác đầy đủ cho du khách những điều cần làm và không nên làm đối với môi trường 
ở nơi đến du lịch. Để họ thấy được trách nhiệm của mình đối với nơi đến du lịch [7]. 
2.2 . Thực trạng phát triển du lịch của xã Tam Thanh 
2.2.1 . Tình hình thu hút khách và doanh thu du lịch 
Trong thời gian qua, UBND xã Tam Thanh đã làm tốt công tác kêu gọi, thu hút đầu tư 
các dự án dịch vụ du lịch, nghỉ dưỡng. Đến nay, một số dự án đã hoàn thành, tạo diện mạo 
mới cho địa phương, tạo đà phát triển du lịch và góp phần giải quyết lao động tại địa phương. 
Tuy nhiên hiện nay, vẫn chưa có được một số liệu thống kê chính xác về lượt khách 
tham quan đến với Tam Thanh vì đa số là khách địa phương đi tham quan và về trong ngày. 
Khách đến nơi này chủ yếu là tắm biển. Từ tháng 6 năm 2016 đến nay, lượng du khách đến 
với Tam Thanh tăng mạnh, nhờ vào dự án làng bích họa Tam Thanh được đưa vào hoạt động 
đã làm thay đổi hẳn cả một vùng biển nghèo nơi đây. Hàng trăm ngôi nhà cấp bốn cũ kỹ, 
nhếch nhác miền biển đã được thay bằng một lớp áo mới tươi tắn với những bức bích họa 
về thiên nhiên, con người thật đẹp, đầy màu sắc, đã thu hút lượng khách trong và ngoài tỉnh 
đến với Tam Thanh, có cả khách nước ngoài mặc dù số lượng không đáng kể. Sự hình thành 
làng bích họa đã tạo một bộ mặt mới hứa hẹn một sự phát triền cho vùng đất nơi này. Cho 
đến nay, có hơn 40.000 lượt khách đến tham quan, tìm hiểu, trải nghiệm tại làng. Khách đến 
biển Tam Thanh chủ yếu vào mùa hè với nhu  ... ng đảm bảo không gian và mỹ quan tại bãi biển. Tất cả đang hướng đến 
một môi trường kinh doanh văn hóa văn minh, ứng xử lịch sự mà nơi đó cả du khách và người 
buôn bán đều hài lòng. Góp phần xây dựng hình ảnh thân thiện trong lòng du khách. 
Nhìn chung, hoạt động du lịch tại Tam Thanh trong thời gian qua tại xã có nhiều bước 
khởi sắc đáng kể. Tuy nhiên, so với tiềm năng của xã thì sự phát triển này chưa tương xứng. 
Sản phẩm du lịch tại xã còn quá đơn điệu. Các loại hình dịch vụ du lịch của làng Bích Họa 
Tam Thanh và bãi tắm hiện nay phát triển một cách tự phát, manh mún, nhỏ lẻ, chất lượng 
phục vụ chưa cao. Bên cạnh đó, văn hóa kinh doanh dịch vụ du lịch còn nhiều hạn chế, việc 
mời chào, chèo kéo khách và bán hàng rong tại các khu dịch vụ vẫn chưa được giải quyết dứt 
điểm. Vấn đề vệ sinh môi trường tại các khu dịch vụ chưa đảm bảo. 
2.2.3 . Nguồn nhân lực du lịch 
Nhân lực phục vụ trong du lịch ở trên địa bàn xã Tam Thanh được chia thành hai nhóm 
có trình độ chuyên môn, đã qua đào tạo và chưa được đào tạo. Đối với nhóm đã đào tạo chủ 
yếu ở các khách sạn, resort, nhà hàng (Tam Thanh Beach Resort, Restaurant Ba Cơ); nhóm 
thứ hai chưa qua đào tạo chủ yếu phục vụ ở các quán ăn nhỏ lẻ, tuy nhiên số lượng các quán 
ăn này lại chiếm số lượng lớn 19 quán và 54 sạp buôn bán trên bãi biển - bờ kè [12]. Toàn xã 
có khoảng 400 lao động địa phương có tham gia hoạt động du lịch (2017). Đặc biệt, hoạt động 
du lịch trên địa bàn xã Tam Thanh có tính mùa vụ rõ nét, lượng khách đến Tam Thanh khoảng 
tháng 5 đến tháng 9 và sau đó là gần như vắng bóng. Chính vì vậy, một số thách thức đặt ra 
cho nguồn lao động ở trên địa bàn xã Tam Thanh là tính mùa vụ và số lao động chưa qua 
đào tạo quá đông, không có trình độ chuyên môn, khả năng ngoại ngữ phục vụ du khách quốc 
tế còn hạn chế, kỹ năng của lao động ngành du lịch chưa đáp ứng yêu cầu. Đồng thời, chưa 
LÊ THỊ TUYẾT THANH 
7 
có cán bộ chuyên trách tham mưu trên lĩnh vực phát triển dịch vụ du lịch. Công tác đào tạo 
đội ngũ hướng dẫn viên, thuyết minh viên và phục vụ khách du lịch chưa có. 
2.2.4. Công tác quảng bá và tuyên truyền du lịch 
Trong thời gian qua, tại Tam Thanh vẫn diễn ra nhiều hoạt động mang tính chất quảng 
bá và xúc tiến hoạt động phát triển du lịch, tuy nhiên vẫn chưa được diễn ra thường xuyên và 
chưa mang tính truyền thông sâu rộng, các hoạt động quảng bá chỉ diễn ra khi có các sự kiện 
lớn diễn ra tại tỉnh, như: Tuần du lịch biển Tam Thanh, ngày hội Văn hóa - thế thao và Du lịch, 
festival Di sản Quảng Nam. Đồng thời với các hoạt động này là các phóng sự, phát thanh 
cũng được phủ sóng trên các trang thông tin của tỉnh, các băng rôn, pano được treo khắp các 
tuyến đường trên địa bàn thành phố. Tuy nhiên, số lượng các bài báo viết về du lịch của xã 
còn khá hạn chế, những hình thức quảng bá chỉ diễn ra trên địa phương nên thông tin quảng 
bá vẫn chưa đến với khách du lịch là người của các địa phương khác và đặc biệt là khách 
nước ngoài. 
2.3. Một số giải pháp phát triển du lịch bền vững tại xã Tam Thanh, thành phố 
Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam 
2.3.1. Giải pháp về nguồn nhân lực 
Phát triển nguồn nhân lực du lịch có chuyên môn là hướng đi lâu dài và trọng tâm. Do 
đó, trong thời gian đến cần quan tâm công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực quản lý 
du lịch, từng bước xây dựng đội ngũ quản lý năng động, sáng tạo, đủ năng lực sản xuất, có 
kinh nghiệm điều hành các hoạt động trên lĩnh vực du lịch. 
Tập trung tuyển chọn, đào tạo và tập huấn cho đội ngũ hướng dẫn viên du lịch xã Tam 
Thanh nhằm xây dựng một lực lượng nòng cốt chuyên nghiệp, am hiểu về lịch sử, địa lý và 
văn hóa địa phương để thuyết minh giới thiệu cho du khách về đất, con người và cảnh đẹp 
của Tam Thanh, quảng bá, xây dựng thương hiệu cho du lịch Tam Thanh. 
2.3.2. Giải pháp về sản phẩm du lịch 
Thứ nhất, các sản phẩm du lịch cần có những điểm nhấn: Trong thời gian qua ngành 
du lịch Tam Thanh đã có những bước phát triển mạnh mẽ nhờ tạo ra những điểm nhấn có 
sức hút cao đối với du khách; đó là sản phẩm Làng bích họa Tam Thanh và Con đường nghệ 
thuật thuyền thúng. Trong thời gian đến, cần tiếp tục có những sự kiện sáng tác nghệ thuật, 
các sản phẩm, công trình nghệ thuật mới bồi đắp thêm cho Làng nghệ thuật cộng đồng Tam 
Thanh để tiếp tục tạo ra những điểm nhấn mới thu hút du khách. 
Thứ hai, sản phẩm du lịch mang phong cách đặc trưng: Phát triển ý tưởng sản phẩm 
theo phong cách đặc trưng riêng, tạo sự khác biệt dựa vào thế mạnh nỗi trội, đặc thù về yếu 
tố tự nhiên và văn hóa của địa phương.Yếu tố đặc trưng của sản phẩm du lịch có thể tìm thấy 
trước hết trong văn hóa bản địa, sản vật địa phương, sinh thái đặc thù và phong cách phục 
vụ. 
Thứ ba, sản phẩm du lịch cần có sự liên hoàn: Kết nối các doanh nghiệp lữ hành, xây 
dựng các tour du lịch đặc sắc, liên hoàn kết nối các điểm đến trong xã với nhau và kết nối với 
các khu du lịch trên địa bàn thành phố Tam Kỳ thành chuỗi giá trị cung ứng dịch vụ du lịch. 
Tính liên hoàn, liên kết trong xây dựng các sản phẩm du lịch sẽ tạo nên sự phong phú, hấp 
dẫn, làm tăng giá trị sản phẩm và thu hút khách đến nhiều lần, lưu lại dài ngày và sử dụng 
nhiều dịch vụ. 
LÊ THỊ TUYẾT THANH 
8 
Thứ tư, tính phân biệt: Sự phân biệt thể hiện trong thiết kế sản phẩm, phong cách phục 
vụ, phương thức tiêu dùng dịch vụ, chất lượng và giá dịch vụ. Quan điểm phân biệt thể hiện 
cả về không gian và thời gian. Chẳng hạn, khu dịch vụ nghỉ dưỡng cao cấp không thể lẫn lộn, 
đan xen với khu du lịch cộng đồng. 
Du lịch Tam Thanh sẽ tiếp tục phát triển song song hai loại hình dịch vụ du lịch: 1 là 
nhóm các sản phẩm dịch vụ du lịch cao cấp; 2 là nhóm các sản phẩm du lịch cộng đồng. Hai 
nhóm sản phẩm trên sẽ bổ sung, hỗ trợ nhau và làm phong phú các sản phẩm du lịch của địa 
phương. 
Sản phẩm du lịch cộng đồng là một trong những điểm mạnh và nhiều tiềm năng của 
Tam Thanh. Bắt đầu là Làng Bích hoạ và nay tiếp nối bằng Con đường tranh thuyền thúng. 
Tam Thanh đã trở thành một điểm đến ‘du lịch nghệ thuật cộng đồng’ cho du khách từ mọi 
nơi đến thăm quan. Đây là điểm khác biệt nổi bật và duy nhất so với các điểm du lịch cộng 
đồng hiện nay ở Việt Nam và sẽ trở thành thương hiệu của du lịch Tam Thanh. 
Nâng cao chất lượng và quy mô tổ chức của các hoạt động văn hóa như Hội thi hát Bài 
chòi, Lễ cầu ngư hát bã trạo, hội thi đua thuyền, lắc thúng ..., tạo sản phẩm du lịch độc đáo 
góp phần làm nên tên tuổi, thương hiệu của du lịch Tam Thanh. 
2.3.3. Giải pháp về cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch 
Hoạt động kinh doanh dịch vụ lưu trú đang phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu của du 
khách. Khách sạn cao cấp hiện nay trên địa bàn xã còn rất ít, trong khi đó dịch vụ homestay 
đang hình thành nhưng chất lượng dịch vụ còn nhiều hạn chế. Trong thời gian đến cần nâng 
cao chất lượng dịch vụ và phục vụ du khách tại các cơ sở lưu trú [2]. 
Các loại hình du lịch cộng đồng với trọng tâm là nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê 
(homestay). Ngoài việc cung cấp điểm lưu trú còn giúp khách hiểu thêm về văn hóa bản địa 
và có trải nghiệm ấn tượng với cuộc sống thường nhật của người dân miền biển. Loại hình 
này tuy chưa nhiều những cũng góp phần làm phong phú sản phẩm du lịch, giúp khách có 
nhiều lựa chọn khi đi du lịch Tam Thanh. 
Khuyến khích phát triển các loại hình vui chơi, giải trí cao cấp như: mô tô nước, dù 
lượng, sân bóng đá nhân tạo Hình thành hệ thống các trung tâm vui chơi giải trí hỗn hợp 
về văn hoá, thể thao, phục vụ cho nhiều đối tượng ở các điểm dừng chân, điểm tham quan 
để thu hút và giữ chân du khách. 
Đầu tư cơ sở vật chất ở bãi tắm Hạ Thanh và bãi tắm Thanh Đông - Tỉnh Thủy, hằng 
năm quan tâm nâng cấp, sửa chữa các hạn mục thiết yếu để đảm bảo phục vụ du khách. Quy 
hoạch và đầu tư phát triển bãi tắm Hạ Thanh 2 - Trung Thanh, bãi tắm Thượng Thanh để 
phục vụ nhu cầu của khách đến tham quan Làng Bích họa và Con đường nghệ thuật thuyền 
thúng. 
Quy hoạch khu vực ẩm thực đảm bảo mỹ quan, thường xuyên kiểm tra an toàn thực 
phẩm, đối với các cơ sở kinh doanh dịch vụ ẩm thực. Cần có những quy định cụ thể đối với 
loại hình kinh doanh này, như: Niêm yết giá, văn hóa ứng xử, vệ sinh an toàn thực phẩm 
Nghiên cứu phát triển những món ăn truyền thống, đặc trưng của địa phương để xây 
dựng thương hiệu gắn với cơ sở ăn uống. Tăng cường đào tạo, tập huấn đội ngũ phục vụ 
trong cơ sở ăn uống chuyên nghiệp hơn, có kỹ năng giao tiếp và chăm sóc khách hàng, am 
hiểu văn hóa ẩm thực địa phương để tư vấn, giới thiệu cho khách. 
LÊ THỊ TUYẾT THANH 
9 
2.3.4. Giải pháp về môi trường du lịch 
Xây dựng nếp sống văn hóa, ứng xử với môi trường có văn hóa, tuyên truyền, phổ biến 
về tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường, từng bước nâng cao ý thức, thói quen sinh 
hoạt của nhân dân và du khách trong việc bảo vệ môi trường [5,10]. 
Hướng dẫn các biện pháp xử lý chất thải sinh hoạt, chất thải chăn nuôi trên địa bàn xã 
Tam Thanh, tăng cường việc kiểm tra, xử lý các trường hợp xả chất thải sinh hoạt, chất thải 
chăn nuôi gây ô nhiễm môi trường. 
Thành lập đội quản lý, bảng hướng dẫn và quy định mức phạt đối với người dân và du 
khách gây ô nhiễm môi trường ở các điểm tham quan du lịch trên địa bàn xã Tam Thanh. Có 
biện pháp giải quyết các vấn đề môi trường, phòng ngừa và sẵn sàng ứng phó sự cố môi 
trường do hoạt động du lịch gây ra. 2.3.5. Giải pháp bảo tồn văn hóa cộng đồng 
Với Tam Thanh nhằm phát triển bền vững cần có những giải pháp bảo tồn và phát huy 
những giá trị văn hóa địa phương, tạo nên tính đặc trưng về văn hóa, xem văn hóa là tài 
nguyên khai thác hoạt động du lịch: 
- Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa cộng đồng dân cư nông thôn ven biển: thông qua 
các hoạt động văn hóa địa phương, chính quyền. Các công ty du lịch cần đầu tư xây dựng 
các hình thức sinh hoạt cộng đồng giúp mọi người gắn kết nhau hơn; tổ chức các cuộc thi, 
sân khấu hóa các hoạt động đánh bắt, giúp đỡ nhau khi gặp hoạn nạn trên biển. 
- Đầu tư mở rộng quy mô lễ hội Nghinh Ông: đưa hoạt động lễ hội trở thành hoạt động 
lớn của năm, tổ chức tuyên truyền vai trò ý nghĩa của lễ hội đối với cộng đồng dân cư và khai 
thác hoạt động du lịch. 
- Xây dựng, tôn tạo khu vực sinh hoạt văn hóa cộng đồng và đền thờ cá Ông: hiện nay 
ở xã Tam Thanh có Lăng Cá Ông, tuy nhiên, mức độ đầu tư chưa chú trọng, quy mô nhỏ 
Ở góc độ du lịch, đầu tư xây dựng khu vực thờ cá Ông như là tài nguyên du lịch, thu hút du 
khách vào dịp tổ chức lễ hội của cộng đồng dân cư địa phương. 
- Quy hoạch, phát triển làng nghề truyền thống: xã Tam Thanh có hai nghề có thể quy 
hoạch phát triển làng nghề truyền thống hình thành và phát triển du lịch đó là nghề chế biến 
nước mắm và nghề đan ngư cụ. Hình thành mô hình du lịch làng nghề: khu vực sản xuất, khu 
trưng bày sản phẩm, khu tham quan và khu du khách tham gia loại hình du lịch tham dự, trải 
nghiệm. 
- Bảo tồn các ngôi nhà cổ: hiện nay quá trình đô thị hóa tác động đến cộng đồng dân 
cư nông thôn, đặc biệt là kiến trúc, một số ngôi nhà cổ đã và đang được thay các kiểu kiến 
trúc hiện đại. Để bảo tồn và đảm bảo đời sống người dân, chính quyền xã có những chính 
sách bảo tồn giá trị kiến trúc cổ, hướng dẫn, tuyên truyền đến người dân về giá trị văn hóa 
truyền thống và kiến trúc phục vụ khai thác du lịch. 
2.3.6. Giải giáp quảng bá du lịch 
Đẩy mạnh công tác truyền thông, xúc tiến du lịch: treo băng rôn, khẩu hiệu tuyên truyền 
về các hoạt động du lịch tại biển Tam Thanh, đưa nhiều thông tin và hình ảnh thiết thực của 
xã lên các trang mạng xã hội. 
LÊ THỊ TUYẾT THANH 
10 
Thành lập các đội quảng bá du lịch, gắn việc tổ chức các sự kiện văn hóa, thể thao kết 
hợp với quảng bá hình ảnh du lịch, sản phẩm làng nghề thủ công truyền thống của xã mang 
tính chuyên nghiệp hơn. 
Tổ chức các lớp tập huấn hoạt động du lịch cộng đồng cho người dân, hướng dẫn đến 
người dân cách làm du lịch, giữ hình ảnh làng thông qua văn hóa ứng xử, hình thành làng 
không rác thải, không tệ nạn 
Quảng bá hình ảnh dưới mọi hình thức như: Facebook, zalo, các trang web, thành lập 
các đoàn đi học hỏi kinh nghiệm tổ chức hoạt động du lịch cộng đồng ở các địa phương trong 
và ngoài tỉnh. 
3 . Kết luận 
Qua đánh giá thực tế, Tam Thanh có nhiều lợi thế phát triển du lịch bền vững, trong đó 
nổi trội là tiềm năng phát triển du lịch biển và du lịch cộng đồng. Bài viết đã nhìn nhận được 
một số hạn chế đang lộ rõ ở đây là sự phát triển du lịch thiếu tính bền vững như: phát triển du 
lịch mang tính tự phát, thiếu hụt về nhân lực, không có quy hoạch mang tính bền vững cho 
không gian - chức năng làng nghề, địa bàn chưa phát huy hết lợi thế về vị trí của Tam Thanh 
đối với thị trường khách Tam Kỳ và vùng phụ cận. 
Hiện nay, chính quyền địa phương cùng với người dân tại xã đã nhận thức được vai 
trò của hoạt động du lịch. Chính vì vậy, trong tương lai sự phát triển lớn mạnh trên lĩnh vực 
du lịch của xã sẽ đem lại nguồn thu nhập đáng kể cho người dân và góp phần vào sự phát 
triển kinh tế nói chung của toàn tỉnh. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1] Lê Huy Bá (2009), “Du lịch sinh thái”, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội. 
[2] Nguyễn Văn Dũng, Lê Thị Tuyết Thanh (2008), “Bài giảng Tổng quan du lịch”, 
ĐH Quảng Nam. 
[3] Nguyễn Đình Hòe, Vũ Văn Hiếu (2001), “Du lịch bền vững”, NXB Đại học quốc 
gia, Hà Nội. 
[4] Nguyễn Đình Hòe (2009), “Môi trường và phát triển bền vững”, NXB Giáo dục. 
[5] Lê Văn Khoa (2008), “Môi trường và phát triển bền vững”, NXB Giáo dục. 
[6] Phạm Trung Lương (2004), “Giáo trình Du lịch sinh thái”, NXB Giáo dục. 
[7] Lê Thị Tuyết Thanh (2012), “Nghiên cứu phát triển du lịch bền vững huyện 
Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam”, Luận văn Thạc sĩ Đại học Sư phạm Huế. 
[8] Trần Đức Thanh (2003), “Nhập môn khoa học du lịch”, NXB Giáo dục. 
[9] Lê Văn Thăng chủ biên (2008), “Du lịch và môi trường”, NXB Đại học Quốc 
gia Hà Nội. 
[10] Nguyễn Minh Tuệ (chủ biên) (1996), “Địa lý du lịch”, NXB TP. Hồ Chí Minh. 
[11] Bùi Thị Hải Yến (2012), “Du lịch cộng đồng”, NXB Giáo dục. 
LÊ THỊ TUYẾT THANH 
11 
[12] UBND thành phố Tam Kỳ (2016, 2017), “Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội xã Tam Thanh 
năm 2016, 2017”. 
Title: THE SOLUTION TO DEVELOP THE SUSTAINABLE TOURISM IN TAM THANH 
COMMUNE, TAM KY CITY, QUANG NAM PROVINCE 
LE THI TUYET THANH 
Quang Nam University 
Abstract: Today, sustainable tourism development is a trend represented in most 
countries in the world. Coastal Tam Thanh, Tam Ky city, Quang Nam province has a relatively 
favorable location for the development of an integrated economy, in which the outstanding 
advantages are sea tourism resources and a unique, craft village space. Many large 
infrastructure projects, new constructions and internationalstandard attractions are being built 
to enhance tourism activities. Long time ago, people depended mainly on fishing and 
aquaculture for their livelihood. As tourism in Vietnam has increased, the tourism industry in 
Tam Thanh has gradually taken over. In the general trend of sustainable development, Tam 
Thanh commune is building some solutions aiming to promote the available potentials of 
tourism resources in order to develop stronger and more sustainable tourism in the present 
and future. 
Keywords: Tourism, Sustainable tourism, Tam Thanh. 
LÊ THỊ TUYẾT THANH 
12 

File đính kèm:

  • pdfgiai_phap_phat_trien_du_lich_ben_vung_xa_tam_thanh_thanh_pho.pdf