Giá trị cảm nhận của du khách đối với dịch vụ du lịch hang động tại vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng tỉnh Quảng Bình
Nghiên cứu này tìm hiểu các yếu tố thành phần và mức độ ảnh hưởng của
các yếu tố thành phần này đến giá trị cảm nhận của du khách đối với dịch
vụ du lịch hang động tại Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, tỉnh Quảng
Bình. Trên cơ sở mô hình nghiên cứu đề xuất kế thừa từ nghiên cứu giá trị
cảm nhận của Petrick (2002) kết hợp với dữ liệu sơ cấp thu được từ 147
phiếu trả lời hợp lệ, kết quả phân tích hồi quy tuyến tính cho thấy, chất
lượng cảm nhận, giá cả hành vi, giá cả tiền tệ và phản ứng cảm xúc đều
có tác động đến giá trị cảm nhận của du khách đối với dịch vụ du lịch hang
động, trong đó chất lượng cảm nhận là yếu tố tác động lớn nhất và phản
ứng cảm xúc là yếu tố ít tác động nhất đến giá trị cảm nhận tổng thể của
khách du lịch.
Bạn đang xem tài liệu "Giá trị cảm nhận của du khách đối với dịch vụ du lịch hang động tại vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng tỉnh Quảng Bình", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giá trị cảm nhận của du khách đối với dịch vụ du lịch hang động tại vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng tỉnh Quảng Bình
Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ Tập 55, Số 1D (2019): 120-126 120 DOI:10.22144/ctu.jvn.2019.029 GIÁ TRỊ CẢM NHẬN CỦA DU KHÁCH ĐỐI VỚI DỊCH VỤ DU LỊCH HANG ĐỘNG TẠI VƯỜN QUỐC GIA PHONG NHA-KẺ BÀNG TỈNH QUẢNG BÌNH Phan Thị Quỳnh Trang1* và Hồ Thị Hương Lan2 1Trường Đại học Quảng Bình 2Khoa Quản trị Kinh Doanh Trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế *Người chịu trách nhiệm về bài viết: Phan Thị Quỳnh Trang (email: tranguniqb@gmail.com) Thông tin chung: Ngày nhận bài: 31/05/2018 Ngày nhận bài sửa: 22/07/2018 Ngày duyệt đăng: 28/02/2019 Title: Factors affect tourists’ perceived value of cave tourism service at Phong Nha - Ke Bang National Park, Quang Binh Province Từ khóa: Dịch vụ du lịch hang động, giá trị cảm nhận, khách du lịch, Vườn Quốc gia Phong Nha Kẻ Bàng - Quảng Bình Keywords: Cave tourism service, perceived customer value, Phong Nha - Ke Bang national park – Quang Binh province ABSTRACT This study aim to explore factors and influence on tourists’ perceived value of cave tourism services offered at Phong Nha - Ke Bang national park in Quang Binh province. on the model from Petrick's (2002) and primary data collectted from 147 questionnaires, the result of the linear regression analysis shows that there are four factors affecting tourists’ perceived value: perceived quality, behavioral price, price and emotional response; in which perceived quality is the most influential factor and the emotional response is the least influential factor to the tourists’ perceived value of cave tourism service. Discussions of the findings and policies to administrate tourists’ perceived value of cave tourism service offered at locality are also presented in this paper. TÓM TẮT Nghiên cứu này tìm hiểu các yếu tố thành phần và mức độ ảnh hưởng của các yếu tố thành phần này đến giá trị cảm nhận của du khách đối với dịch vụ du lịch hang động tại Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, tỉnh Quảng Bình. Trên cơ sở mô hình nghiên cứu đề xuất kế thừa từ nghiên cứu giá trị cảm nhận của Petrick (2002) kết hợp với dữ liệu sơ cấp thu được từ 147 phiếu trả lời hợp lệ, kết quả phân tích hồi quy tuyến tính cho thấy, chất lượng cảm nhận, giá cả hành vi, giá cả tiền tệ và phản ứng cảm xúc đều có tác động đến giá trị cảm nhận của du khách đối với dịch vụ du lịch hang động, trong đó chất lượng cảm nhận là yếu tố tác động lớn nhất và phản ứng cảm xúc là yếu tố ít tác động nhất đến giá trị cảm nhận tổng thể của khách du lịch. Trích dẫn: Phan Thị Quỳnh Trang và Hồ Thị Hương Lan, 2019. Giá trị cảm nhận của du khách đối với dịch vụ du lịch hang động tại vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng tỉnh Quảng Bình. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 55(1D): 120-126. 1 MỞ ĐẦU Loại hình du lịch hang động đang trở nên khá phổ biến ở các quốc gia trên thế giới và theo đó, thuật ngữ du lịch hang động vì vậy cũng không còn là khái niệm xa lạ đối với nhiều người. Du lịch hang động có thể hiểu là hoạt ộng du lịch liên quan đến địa chất, địa mạo và các tài nguyên thiên nhiên, đất đai, hóa thạch, đá và khoáng chất là một trong những hình thái du lịch đặc biệt (Tongkul, 2005). Du lịch hang động chính là du lịch địa chất được duy trì và phát triển trở thành một hình thức du lịch đã và đang trở nên quen thuộc và hấp dẫn đối với các khách du lịch ở các quốc gia trên thế giới. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ Tập 55, Số 1D (2019): 120-126 121 Nằm ở dải đất hẹp của miền Trung Việt Nam, Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng (VQGPN- KB) tỉnh Quảng Bình được thiên nhiên ưu đãi với nguồn tài nguyên phong phú, đa dạng và được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới. Được hình thành trên 400 triệu năm với hơn 300 hang động lớn nhỏ có giá trị hàng đầu thế giới như: hang Sơn Đoòng, động Phong Nha, động Tiên Sơn, động Thiên Đường, hang Én, hang Tối, hang Thạch Thủy, hệ thống hang động Tú Làn cùng những cánh rừng nguyên sinh có hệ sinh vật đa dạng, phong phú với nhiều loài quý hiếm...; VQGPN-KB đã trở thành một nguồn tài nguyên du lịch quý giá thu hút rất đông du khách trong nước quốc tế khám phá trong những năm qua. Tuy nhiên, với tiềm năng to lớn về phát triển du lịch hang động như vậy, trên thực tế ở VQGPN-KB và các hang động cùng nằm trong quần thể này hoạt động chưa đem lại hiệu quả tương xứng với giá trị vốn có của nó. Dù rằng đã có một số tour du lịch hang động đã được đưa vào khai thác, tuy nhiên dịch vụ nơi đây vẫn còn đơn điệu, chưa hấp dẫn được du khách. Hoạt động kinh doanh khai thác du lịch hang động vẫn còn là mối trăn trở đối với các nhà hoạch định chính sách phát triển du lịch địa phương cũng như các đơn vị cung ứng dịch vụ du lịch. Để Quảng Bình có những định hướng đúng đắn và chiến lược kinh doanh dịch vụ du lịch hang động phát triển ngày càng phù hợp, thì việc nắm bắt giá trị cảm nhận của du khách về loại hình du lịch này là cần thiết. Bởi lẽ, hiểu được cảm nhận của du khách về giá trị dịch vụ du lịch hang động mà Quảng Bình đã cung ứng trong thời gian qua, các đơn vị cung ứng dịch vụ sẽ có cơ sở tốt hơn để cải thiện dịch vụ của mình, hướng đến gia tăng những cảm nhận tốt hơn về dịch vụ và đem lại sự hài lòng cho du khách khi sử dụng dịch vụ. Với ý nghĩa này, mục tiêu của bài viết nhằm hướng đến phân tích giá trị cảm nhận và những ảnh hưởng của các yếu tố thành phần giá trị cảm nhận đến giá trị cảm nhận tổng thể của du khách đối với dịch vụ du lịch hang động tại VQGPN-KB tỉnh Quảng Bình. 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Cơ sở lý thuyết 2.1.1 Khái niệm du lịch hang động và dịch vụ du lịch hang động Du lịch hang động là một khái niệm khá gần gũi trong thời gian gần đây dành cho các hình thức du lịch liên quan đến cấu trúc địa chất, địa mạo, là một trong những hình thái du lịch đặc biệt. Khái niệm “du lịch hang động” được đề cập trong nghiên cứu của Newsome Dowing (2005): "du lịch hang động là hoạt động du lịch liên quan đến địa chất, địa mạo và các tài nguyên thiên nhiên, đất đai, hóa thạch, đá và khoáng chất". Theo đó, dịch vụ du lịch hang động có thể được hiểu là những dịch vụ có giá trị giải trí liên quan đến những người thích khám phá các hang động bên trong, chèo thuyền trong hang động, đi bộ đường dài và cắm trại xung quanh các hang động thường nằm ở các thung lũng, địa hình núi non, thác nước, bãi biển hoặc khu vực đá vôi (Kim, 2008). 2.1.2 Giá trị cảm nhận của khách hàng (Cuperveiced value) và mô hình đo lường giá trị cảm nhận a. Giá trị cảm nhận của khách hàng Giá trị cảm nhận trên thế giới không còn là một thuật ngữ xa lạ, đã có rất nhiều nghiên cứu khác nhau được thực hiện trong nhiều thập niên qua. Các nhà nghiên cứu đã sử dụng nhiều thuật ngữ khác nhau để định nghĩa giá trị cảm nhận của khách hàng như: giá trị cảm nhận (perceived value), giá trị cảm nhận của khách hàng (customer perceived value), giá trị khách hàng cảm nhận (perceived customer value). Zeithaml (1988) đã đưa ra định nghĩa về giá trị cảm nhận của khách hàng “là sự đánh giá tổng quát về tính hữu dụng của một sản phẩm dựa vào nhận thức của họ về những gì nhận được và những gì bỏ ra”. Trong khi đó, Anderson Sullivan (1993) định nghĩa giá trị cảm nhận của khách hàng là giá trị được cảm nhận tính theo đơn vị tiền tệ của lợi ích về mặt kỹ thuật, kinh tế, dịch vụ và xã hội mà khách hàng có thể nhận được so với giá mà họ trả cho một sản phẩm, đặt trong việc xem xét giá cả và chào hàng của các nhà cung cấp sẵn có. Có thể thấy rằng, nhận thức của người mua về giá trị là miêu tả sự cân đối giữa chất lượng sản phẩm hoặc lợi ích mà họ cảm nhận được từ sản phẩm và chi phí mà họ phải trả cho sản phẩm đó. Butz Goodstein (1996) cho rằng giá trị cảm nhận của khách hàng là mối quan hệ cảm xúc được thiết lập giữa khách hàng và nhà cung cấp sau khi khách hàng đã sử dụng một sản phẩm hay dịch vụ của nhà cung cấp và thấy rằng sản phẩm hay dịch vụ đó tạo ra giá trị gia tăng. Bên cạnh đó, Woodruff (1997) cho rằng giá trị cảm nhận của khách hàng là sự yêu thích, cảm nhận và đánh giá của khách hàng về các đặc tính của sản phẩm, sự thể hiện của đặc tính và những kết quả đạt được (hoặc hậu quả phát sinh) từ việc sử dụng đó tạo điều kiện thuận lợi đạt được mục tiêu và mục đích của khách hàng trong các trường hợp sử dụng. Khái niệm này kết hợp chặt chẽ giá trị mong muốn và giá trị nhận được, đồng thời nhấn mạnh rằng giá trị xuất phát từ nhận thức, sự yêu thích và đánh giá của khách hàng. Nó cũng liên kết sản phẩm với các trường hợp sử dụng và hiệu quả đạt được qua quá trình sử dụng bởi các khách hàng. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ Tập 55, Số 1D (2019): 120-126 122 Mặc dù nhiều quan niệm về giá trị cảm nhận của khách hàng, tuy nhiên điểm tương đồng sự cân đối giữa những gì khách hàng nhận được (lợi ích) và những gì họ bỏ ra (sự hy sinh) để có được sản phẩm hay dịch vụ. Sự hy sinh ở đây không chỉ được ước tính thông qua giá cả mang tính tiền tệ mà còn bao gồm cả những chi phí cơ hội không mang tính tiền tệ được gọi là giá cả hành vi: đó là thời gian, nỗ lực bỏ ra để có được dịch vụ. Bên cạnh yếu tố liên quan đến giá bao gồm giá cả tiền tệ và giá cả phi tiền tệ, danh tiếng, chất lượng dịch vụ và phản ứng cảm xúc cũng có ảnh hưởng đến giá trị cảm nhận tổng thể của khách hàng. Những yếu tố tác động này đã được Petrick (2003) nghiên cứu và kiểm định mối quan hệ giữa chúng với giá trị cảm nhận tổng thể của khách hàng đối với dịch vụ. Như vậy, giá trị cảm nhận tổng thể của khách hàng trong nghiên cứu này có thể được hiểu là sự cảm nhận và đánh giá tổng quát của khách hàng về danh tiếng, chất lượng, giá cả tiền tệ, giá cả hành vi và phản ứng cảm xúc của khách hàng đối với dịch vụ. b. Mô hình đo lường giá trị cảm nhận Petrick (2002) đã xây dựng thang đo để đo lường giá trị cảm nhận của khách hàng đối với dịch vụ gọi là thang đo SERV-PERVAL dựa trên mô hình lý thuyết của Zeithaml (1988), những mô hình lý thuyết hiện tại và những đặc tính của dịch vụ. Thang đo SERV – PERVAL gồm 5 nhân tố tác động đến giá trị cảm nhận của khách hàng: Chất lượng cảm nhận: là đánh giá của người tiêu dùng về một sản phẩm hoặc dịch vụ có tốt hoặc vượt trội không. Phản ứng cảm xúc: mô tả sự hài lòng mà sản phẩm hay dịch vụ mang lại cho khách hàng. Phản ứng của khách hàng đối với dịch vụ càng tốt, họ càng cảm thấy vui vẻ, thoải mái hoặc hạnh phúc khi sử dụng dịch vụ. Giá cả mang tính tiền tệ: là giá cả của dịch vụ được khách hàng ghi nhận. Nó là sự thể hiện sự hy sinh của khách hàng để được dịch vụ. Như vậy, có nghĩa là giá cả mang tính tiền tệ có tác động ngược chiều lên giá trị cảm nhận của khách hàng. Tuy nhiên, trong thang đo của Petrick (2002), yếu tố giá cả tiền tệ được đo theo hướng giá cả đó có tương xứng với dịch vụ khách hàng nhận được hay không. Nghĩa là giá cả tiền tệ được khách hàng cảm nhận càng tương xứng với những gì họ nhận được thì giá trị cảm nhận của họ về dịch vụ đó càng cao. Giá cả hành vi: là giá phải bỏ ra để có được một dịch vụ trong đó bao gồm thời gian và nỗ lực được sử dụng để tìm kiếm dịch vụ đó. Khách hàng không phải mất nhiều thời gian, chi phí, cảm thấy dễ dàng trong việc tìm kiếm và có được dịch vụ thì cảm nhận của khách hàng về dịch vụ đó càng cao. Danh tiếng: là sự uy tín hay vị thế của một sản phẩm hay dịch vụ theo cảm nhận của người mua dựa trên hình ảnh của các nhà cung cấp sản phẩm hay dịch vụ đó. Danh tiếng đóng vai trò quan trọng, tác động đến những mong đợi của khách hàng để duy trì mối quan hệ này và là nhân tố ảnh hưởng đến hình ảnh công ty. c. Mô hình nghiên cứu Mô hình nghiên cứu đề xuất chủ yếu dựa vào mô hình của Zeithaml (1988) cùng với thang đo SERV- PERVAL của Petrick (2002). Việt Nam mô hình này cũng được các nhà nghiên cứu ứng dụng để đo lường giá trị cảm nhận về các loại dịch vụ khác nhau. Hình 1: Mô hình nghiên cứu đề xuất (Nguồn: Đề xuất của nhóm nghiên cứu) Phản ứng cảm xúc Chất lượng cảm nhận Danh tiếng Giá cả tiền tệ Giá cả hành vi Giá trị cảm nhận tổng thể của khách hàng Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ Tập 55, Số 1D (2019): 120-126 123 Trên cơ sở mô hình đo lường giá trị cảm nhận, Petrick (2002) đã triển khai thang đo giá trị cảm nhận về dịch vụ SERV- PERVAL dựa trên 5 yếu tố phản ứng cảm xúc, chất lượng cảm nhận, danh tiếng, giá cả mang tính tiền tệ và giá cả phi tiền tệ. Nghiên cứu đã tiếp nhận bộ thang đo này trên cơ sở có điều chỉnh từ ngữ cho phù hợp với ngữ cảnh nghiên cứu về dịch vụ du lịch hang động. Cụ thể: Phản ứng cảm xúc: Thang đo phản ứng cảm xúc của khách du lịch đối với dịch vụ du lịch hang động Quảng Bình được ký hiệu là ER gồm 4 biến quan sát ER01, ER02, ER03, ER04. Các biến này thể hiện khách du lịch mong muốn được trải nghiệm các dịch vụ du lịch với cảm giác vui vẻ, thoải mái, thích thú và được quan tâm khi trải nghiệm các dịch vụ du lịch hang động tại Quảng Bình. Chất lượng cảm nhận: Thang đo chất lượng cảm nhận gồm 5 biến quan sát: QP01, QP02, QP03, QP04, QP05. Các biến này thể hiện mức độ cảm nhận của khách du lịch về chất lượng dịch vụ tại các hang động Quảng Bình Danh tiếng: Đánh giá của khách du lịch về danh tiếng của du lịch hang động Quảng Bình được ký hiệu là RE. Thang đo gồm 3 biến quan sát: RE01, RE02, RE03 2.2 Phương pháp nghiên cứu 2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu Bài viết sử dụng kết hợp dữ liệu thứ cấp và sơ cấp, dữ liệu sơ cấp được thu thập thông qua khảo sát khách du lịch hang động tại Quảng Bình bằng bảng câu hỏi có cấu trúc được thiết kế sẵn trên cơ sở thông qua ý kiến thảo luận nhóm chuyên gia. Dữ liệu thứ cấp được thu thập chủ yếu từ Sở Du lịch tỉnh Quảng Bình, cục Thống Kê tỉnh Quảng Bình và các đơn vị hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh Quảng Bình. Dựa trên cơ sở của phương pháp lấy mẫu thuận tiện, tác giả tiến hành khảo sát 170 du khách trong và ngoài nước với địa điểm gồm 3 hang động được khách du lịch tham quan nhiều nhất: động Tiên Sơn, động Thiên Đường, động Phong Nha. Kết quả thu về có 147 phiếu trả lời hợp lệ và có giá trị để đưa vào phân tích. 2.2.2 Phương pháp xử lý số liệu Dữ liệu thứ cấp được tổng hợp và phân tích so sánh để thấy được sự biến động của lượng khách du lịch đến địa phương nghiên cứu giai đoạn 2014- 2016. Dữ liệu sơ cấp được xử lý và phân tích trên cơ sở ứng dụng phần mềm xử lý dữ liệu SPSS 22.0 với các kỹ thuật chủ yếu là kiểm định độ tin cậy thang đo, phân tích nhân tố khám phá (EFA) và hồi quy tuyến tính. 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1 Tình hình khách du lịch tại các hang động ở VQGPN-KB giai đoạn 2014-2016 Bảng 1 cho thấy phần lớn khách du lịch đến tham quan các hang động ở VQGPN-KB là khách nội địa. Số liệu cho thấy tổng số lượt khách đến tham quan ở đây vào năm 2014 là 2.029.677 (lượt khách) trong đó khách quốc tế là 38.701 lượt khách và khách nội địa là 1.990.976 lượt khách. Sang năm 2015, lượng khách nội địa đạt 2.773.995 lượt khách tăng lên 783.019 lượt so với năm 2014 tương ứng tăng 39,33%. Trong khi đó khách quốc tế cũng biến chuyển tốt đạt 42.797 lượt khách, tăng 4.096 lượt tương ứng tăng 10,58% so với năm 2015. Những chiều hướng tích cực trên được xem là những tín hiệu tốt tạo động lực cho sự phát triển của du lịch hang động Quảng Bình trong những năm tiếp theo. Tuy nhiên, năm 2016 là một năm kém khởi sắc của du lịch Quảng Bình. Sự cố môi trường Formosa đã làm ngưng trệ hầu như tất cả các hoạt động du lịch từ tháng 4/2016 đến tháng 7/2016 khiến lượng khách du lịch đến Quảng Bình bị giảm đi một lượng đáng kể. Mặc dù vậy, nhìn chung qua 03 năm, lượng khách đến du lịch ở VQGPN-KB vẫn có xu hướng tăng không chỉ ở khách nội địa mà còn ở khách quốc tế cho thấy tín hiệu tốt trong phát triển du lịch của địa phương. Bảng 1: Tình hình khách du lịch tại các hang động ở Quảng Bình Đơn vị tính: lượt khách Chỉ tiêu 2014 2015 2016 2015/2014 2016/2015 (+/-) % (+/-) % Tổng lượt khách 2.029.677 2.816.792 2.767.569 787.115 38,78 -49.223 98,25 - Khách Quốc tế 38.701 42.797 60.945 4.096 110,58 1.148 42,40 - Khách nội địa 1.990.976 2.773.995 2.706.624 783.019 139,33 -67.371 97,57 (Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Quảng Bình các năm 2014,2015,2016) 3.2 Đặc điểm khách du lịch hang động từ kết quả của mẫu khảo sát Bảng 2 cho thấy đối tượng tham gia du lịch hang động tại Quảng Bình khá đồng đều ở mọi ngành nghề. Đối tượng cán bộ, công chức chiếm nhiều nhất trong cơ cấu mẫu điều tra (chiếm 29,3%), tiếp đó là nhân viên văn phòng (chiếm 28,6%), đối tượng sinh viên chiếm 25,2% và các đối tượng khác chiếm Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ Tập 55, Số 1D (2019): 120-126 124 16,9%. Xét về thu nhập, phần lớn các đối tượng tham gia khảo sát có thu nhập từ 5 đến dưới 15 triệu (76 người tương ứng 51,7% cỡ mẫu khảo sát), tiếp theo là nhóm dưới 5 triệu đồng (chiếm 32%) và nhóm chiếm tỷ lệ thấp nhất là nhóm trên 15 triệu đồng chiếm 16,3%. Bảng 2: Đặc điểm nhân khẩu của mẫu khảo sát Tiêu chí Số người trả lời Tỉ lệ (%) Giới tính Nam Nữ 78 69 53,1 46,9 Độ tuổi Từ 18 tuổi đến 35 tuổi Từ 35 tuổi đến 50 tuổi Trên 50 tuổi 85 35 27 57,8 23,8 18,4 Nghề nghiệp Cán bộ, công chức Nhân viên văn phòng Sinh viên Khác 43 42 37 25 29,3 28,6 25,2 16,9 Thu nhập Dưới 5 triệu Từ 5 triệu đến dưới 15 triệu Trên 15 triệu 47 76 24 32 51,7 16,3 (Nguồn: Phân tích từ số liệu điều tra của nhóm tác giả, năm 2017) Bảng 3: Nguồn khách và đặc điểm hành vi của khách tham gia Tiêu chí Số người trả lời Tỉ lệ (%) Nguồn khách Trong nước Nước ngoài 118 29 80,3 19,7 Mục đích chuyến đi Tham quan, du lịch Nghiên cứu, học tập 113 34 76,9 23,1 Hình thức chuyến đi Theo đoàn Đi lẻ 86 61 58,5 41,5 Số lượng các hang động đã tham quan Dưới 2 hang động Từ 2 -3 hang động 4 hang động 23 98 26 15,6 66,7 17,7 (Nguồn: Phân tích từ số liệu điều tra của nhóm tác giả, năm 2017) Bên cạnh đó, đối tượng khách chủ yếu đến du lịch hang động ở VQGPN-KB là khách du lịch nội địa (chiếm 80,3% tổng mẫu khảo sát; hơn 76% khách đến đây với mục đích là tham quan du lịch; 84,4% khách du lịch trong mẫu khảo sát đều đã viếng thăm hơn 2 hang động trở lên trong quần thể các hang động thuộc VQGPN-KB (Bảng ). 3.3 Phân tích giá trị cảm nhận của du khách về dịch vụ du lịch hang động 3.3.1 Đánh giá độ tin cậy của thang đo và phân tích nhân tố khám phá Nghiên cứu tiến hành kiểm định độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha. Trong 26 biến đưa vào quan sát, có 25 biến có hệ số Cronbach’s Alpha lớn hơn 0,6 và tương quan biến tổng lớn hơn 0,3 nên được giữ lại tiến hành kiểm định nhân tố khám phá, riêng biến PR06 bị loại vì hệ số tương quan biến tổng của PR06 bằng 0,224 (<0,3), không đạt yêu cầu, vì vậy loại biến quan sát PR06 ra khỏi mô hình phân tích. Bảng 3: Kết quả phân tích EFA Tên biến 1 2 3 4 5 ER01 0,884 ER02 0,792 ER03 0,900 ER04 0,889 QP01 0,635 QP02 0,792 QP03 0,908 QP04 0,830 QP05 0,851 RE01 0,910 RE02 0,805 RE03 0,897 PR01 0,809 PR02 0,928 PR03 0,840 PR04 0,943 PR05 0,892 BP01 0,786 BP02 0,907 BP03 0,904 BP04 0,875 BP05 0,837 Kiểm định KMO: 0,811 Giá trị Eigen Value: 82,62% Phương sai rút trích tích luỹ: 78,96% (Nguồn: Phân tích từ số liệu điều tra của nhóm tác giả, năm 2017) Kết quả kiểm định KMO cho biến độc lập và phụ thuộc với các giá trị tương ứng là 0,811 và 0,635 (>0,5) và p – value của kiểm định Bartlett ở biến độc lập và phụ thuộc có giá trị 0,000 (<0,05) cho thấy các biến quan sát trong tổng thể tương quan với nhau. Chúng ta có thể kết luận rằng dữ liệu khảo sát là phù hợp để tiến hành phân tích nhân tố khám phá EFA. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ Tập 55, Số 1D (2019): 120-126 125 Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA ở các nhóm biến độc lập được rút trích thành 5 nhân tố (giá trị phương sai rút trích tích luỹ là 78,967 %) và 1 nhân tố cho biến phụ thuộc (phương sai rút trích là 82,62%). Tiến hành đặt tên biến cho các nhân tố được rút trích và thực hiện phân tích hồi quy trong bước tiếp theo. 3.3.2 Phân tích hồi quy Kiểm định các giả thuyết của mô hình và xem xét ảnh hưởng của các nhân tố giá trị cảm nhận của khách hàng bằng phương pháp hồi quy đa biến. Mô hình hồi quy đa biến được sử dụng có dạng như sau: GTCN = β0 + β1* PR+ β2* BP + β3* QP + β4* ER + β5* RE + εi Bảng 4: Mức độ giải thích của mô hình Mô hình R R2 R2 điều chỉnh Độ lệch chuẩn ước tính Durbin-Watson 1 0,554a 0,307 0,298 0,914 2 0,613b 0,376 0,363 0,838 3 0,634c 0,402 0,386 0,798 4 0,844d 0,712 0,698 0,789 1,953 a. Biến độc lập: (Hằng số), Giá cả tiền tệ; b. Biến độc lập: (Hằng số), Giá cả tiền tệ; giá cả hành vi; c. Biến độc lập: (Hằng số), Giá cả tiền tệ; giá cả hành vi; chất lượng cảm nhận; d. Biến độc lập: (Hằng số), Giá cả tiền tệ; giá cả hành vi; chất lượng cảm nhận; phản ứng cảm xúc Biến phụ thuộc: Giá trị cảm nhận tổng thể của du khách (Nguồn: Phân tích từ số liệu điều tra của nhóm tác giả, năm 2017) Bảng 4 cho thấy, giá trị R bình phương hiệu chỉnh bằng 0,712 nghĩa là 71,2% sự biến thiên của giá trị cảm nhận tổng thể của du khách được giải thích bởi mối liên hệ tuyến tính của các biến độc lập. Điều này cho thấy mức độ phù hợp của mô hình tương đối cao. Tuy nhiên, sự phù hợp này chỉ đúng với dữ liệu mẫu. Xem xét hiện tượng tự tương quan phần dư bằng Durbin – Watson cho thấy kết quả về trị kiểm định d của Durbin-Watson trong bảng tóm tắt mô hình d = 1,953 nên có thể kết luận không có sự tương quan giữa các phần dư trong mô hình. Bên cạnh đó, hệ số phóng đại phương sai – VIF (Variance inflation factor) của các biến độc lập trong mô hình đều <2 đó các biến độc lập đưa ra trong mô hình không có dấu hiệu của hiện tượng đa cộng tuyến; không ảnh hưởng đến mô hình hồi qui. Như vậy, mô hình hồi quy tuyến tính bội thỏa mãn các điều kiện đánh giá và kiểm định độ phù hợp cho việc rút ra các kết quả nghiên cứu. Kết quả phân tích hồi quy với bốn biến độc lập là 4 yếu tố thành phần của giá trị cảm nhận đến biến phụ thuộc là giá trị cảm nhận tổng thể của du khách về dịch vụ du lịch hang động ở Quảng Bình thể hiện ở Bảng 5. Bảng 5: Hệ số hồi quy của các biến trong mô hình Tên biến Hệ số hồi quy chưa chuẩn hóa Hệ số hồi quy chuẩn hóa T Mức ý nghĩa (Sig) VIF B Độ lệch chuẩn B Chất lượng cảm nhận 0,412 0,065 0,412 6,344 0,000 1,000 Giá cả hành vi 0,372 0,065 0,372 5,728 0,000 1,000 Giá cả tiền tệ 0,261 0,065 0,261 4,026 0,000 1,000 Phản ứng cảm xúc 0,164 0,065 0,164 2,527 0,013 1,000 (Nguồn: Phân tích từ số liệu điều tra của nhóm tác giả, năm 2017) Nghiên cứu xác định rằng giá trị cảm nhận tổng thể của du khách được đo lường thông qua 5 nhân tố trong mô hình như đã đề cập ở trên. Kết quả kiểm định t của các biến độc lập đều có mức ý nghĩa 0,05) cho thấy rằng tác động của tất cả các biến độc lập đến biến phụ thuộc trong mô hình nghiên cứu đều có ý nghĩa thống kê cao với độ tin cậy 95%. Cụ thể hơn, tất cả các hệ số hồi quy i tương ứng với các biến độc lập trong mô hình đều dương cho thấy có sự tồn tại những mối quan hệ cùng chiều giữa các biến này với biến phụ thuộc “Giá trị cảm nhận tổng thể của du khách”. Kết quả được tìm thấy tương tự với các kết quả trong nghiên cứu của Zeithaml (1988), Parasuraman Grewal (2000), Swait Sweeney (2000). Ngoài ra, khi phân tích cụ thể hệ số hồi quy ở từng nhân tố tác động đến giá trị cảm nhận tổng thể của khách hàng, kết quả này cho thấy giá trị ở bất kỳ một biến tác nhân (độc lập) nào tăng lên một đơn vị Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ Tập 55, Số 1D (2019): 120-126 126 cũng góp phần làm cho giá trị cảm nhận tổng thể của du khách thay đổi một mức i tương ứng (so với thang đo 5 điểm). Trên cơ sở thứ tự quan trọng của các hệ số hồi quy trong mô hình chỉ ra rằng, chất lượng cảm nhận của du khách là nhân tố có tác động mạnh nhất đến giá trị cảm nhận tổng thể của du khách ( = 0,421). Tiếp đến là giá cả hành vi ( = 0,372) trong khi đó giá cả tiền tệ (Hệ số = 0,261) nhân tố có mức độ tác động khá cao đến giá trị cảm nhận tổng thể của du khách và phản ứng cảm xúc ( = 0,164) là nhân tố có mức tác động thấp nhất so với các yếu tố đưa vào mô hình. 4 KẾT LUẬN Kết quả đạt được trong nghiên cứu cho thấy rằng giá trị cảm nhận tổng thể của du khách về dịch vụ du lịch hang động tại VQGPN-KB tỉnh Quảng Bình là một khái niệm đa chiều chịu tác động mạnh của các yếu tố chất lượng dịch vụ, bao gồm chất lượng cảm nhận, giá cả hành vi, giá cả tiền tệ và phản ứng cảm xúc. Tuy mức độ tác động của những yếu tố này không giống nhau đến giá trị cảm nhận tổng thể của du khách nhưng chúng đều đóng vai trò quan trọng cấu thành nên giá trị về dịch vụ du lịch hang động tại VQGPN-KB tỉnh Quảng Bình mà khách hàng cảm nhận được chất lượng cảm nhận là vấn đề trọng yếu, có ảnh hưởngđến giá trị cảm nhận tổng thể của khách hàng về dịch vụ du lịch hang động. Đồng thời, chất lượng cảm nhận còn là nhân tố quyết định đến khả năng cạnh tranh và sự hấp dẫn điểm đến của du lịch hang động ở Quảng Bình. Do vậy, các hàm ý chính sách để quản trị giá trị cảm nhận của du khách đối với dịch vụ du lịch trên địa bàn cần được quan tâm trước tiên ở chất lượng cảm nhận. Điều này khẳng định vai trò quan trọng của chính quyền địa phương cũng như các đơn vị cung ứng dịch vụ du lịch hang động trong việc cải thiện chất lượng dịch vụ của mình như chất lượng cơ sở hạ tầng của điểm đến, chất lượng phục vụ cũng như mức độ tin cậy và khả năng đáp ứng dịch vụ của địa phương đối với dịch vụ du lịch hang động. Ngoài ra, giá cả cảm nhận bao gồm giá cả tiền tệ và giá cả hành vi đều là những yếu tố phản ánh mức độ tác động của chúng đến giá trị cảm nhận tổng thể của khách hàng về dịch vụ du lịch hang động khá cao. Do vậy, các đơn vị cung ứng dịch vụ du lịch hang động ở địa phương cần xây dựng những chiến lược giá các dịch vụ hợp lý. iệc cung cấp thông tin về dịch vụ rõ ràng để khách hàng hiểu rõ về giá trị dịch vụ mang lại khi trải nghiệm, đặc biệt là các chương trình chăm sóc du khách (bảo hiểm, giải quyết thoả đáng những thắc mắc, khó khăn của khách hàng trong trải nghiệm dịch vụ) cũng như việc áp dụng các chiến lược khuyến mãi, ưu đãi, tri ân hợp lý là những vấn đề cần quan tâm. Cuối cùng, phản ứng cảm xúc là yếu tố tác động đến giá trị cảm nhận của du khách. iệc nâng cao độ tin cậy của dịch vụ cung ứng để gia tăng niềm tin của du khách. Thực tế cho thấy rằng, chỉ khi có sự tin tưởng vào dịch vụ thì khách hàng mới mua, tiêu xài dịch vụ và quay trở lại lần sau. Do vậy, những đơn vị cung cấp dịch vụ ở VQGPN-KB cần lưu ý trong việc tạo ra giá trị dịch vụ của mình trên cơ sở giá trị lý tính và giá trị cảm xúc để dịch vụ của đơn vị mình trở nên hoàn hảo hơn trong cảm nhận và đánh giá của du khách. TÀI LIỆU THAM KHẢO Butz, H.E. Jr and Goodstein, L.D. 1996. Measuring customer value: gaining the strategic advantage, Organisational Dynamics, 2463-77. Dodds, W. B., Monroe, K. B., and Grewal, D. 1991. The effects of price, brand, and store information on buyers’ product evaluations. Journal of Marketing Research. 28 307-319. Newsome, D. & Dowling, R., 2005. The Scope and Nature of Geotourism. In: Dowling, R. & Newsome, D. (Eds.), Geotourism. Elsevier Ltd., 3-25. Kim, S. S., Kim, M., Park, J., & Guo, Y. 2008. Cave tourism: Tourists' characteristics, motivations to visit, and the segmentation of their behavior. Asia Pacific Journal of Tourism Research13(3) 299-318.Parasuraman, A., & Grewal, D. 2000. The impact of technology on the quality-value-loyalty chain: a research agenda. Journal of the academy of marketing science 28(1) 168-174. Petrick, J. F. 2002. Development of a multi- dimensional scale for measuring the perceived value of a service. Journal of leisure research 34(2) 119-134. Petrick, J.F. 2003. Experience use history as a segmentation tool to examine golf travellers’ satisfaction, perceived value and repurchase intentions. Journal of Vacation Marketing 84 332-42. Swait, J., & Sweeney, J. C. 2000. Perceived value and its impact on choice behavior in a retail setting. Journal of Retailing and Consumer Services 7(2) 77-88. Tongkul, F. (2005). Geotourism in Malaysia Borneo. In: Dowling, R & Newsome, D. (Eds.), Geotourism, Elsevier Ltd., 26-41. Woodruff, R. B. 1997. Customer value: the next source for competitive advantage. Journal of the academy of marketing science 25(2) 139- 153.Zeithaml, V. A. 1988. Consumer perceptions of price, quality, and value: a means-end model and synthesis of evidence. Journal of marketing2-22.
File đính kèm:
- gia_tri_cam_nhan_cua_du_khach_doi_voi_dich_vu_du_lich_hang_d.pdf