Du lịch nghỉ dưỡng ở tỉnh Thái Nguyên

Thái Nguyên là tỉnh miền núi phía Bắc có tài nguyên thiên nhiên, nhân văn phong phú, thuận lợi

cho phát triển du lịch đặc biệt là du lịch nghỉ dưỡng. Trong những năm qua, du lịch Thái Nguyên

đã từng bước phát triển tuy nhiên chưa tương xứng với tiềm năng vốn có của tỉnh, ngành du lịch

còn yếu và chưa có tác dụng hỗ trợ thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển. Bài viết phân tích

thực trạng về du lịch nghỉ dưỡng của tỉnh Thái Nguyên trong giai đoạn 2015-2017 và đưa ra một

số giải pháp nhằm phát huy cao chất lượng, hiệu quả trong quá trình kinh doanh và phát triển du

lịch trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trong thời gian tới.

pdf 8 trang kimcuc 2760
Bạn đang xem tài liệu "Du lịch nghỉ dưỡng ở tỉnh Thái Nguyên", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Du lịch nghỉ dưỡng ở tỉnh Thái Nguyên

Du lịch nghỉ dưỡng ở tỉnh Thái Nguyên
 ISSN: 1859-2171 
e-ISSN: 2615-9562 
TNU Journal of Science and Technology 201(08): 121 - 128 
 Email: jst@tnu.edu.vn 121 
DU LỊCH NGHỈ DƯỠNG Ở TỈNH THÁI NGUYÊN 
Vũ Bạch Diệp, Cao Phương Nga
* 
Đại học Kinh tế & Quản trị kinh doanh - ĐH Thái Nguyên 
TÓM TẮT 
Thái Nguyên là tỉnh miền núi phía Bắc có tài nguyên thiên nhiên, nhân văn phong phú, thuận lợi 
cho phát triển du lịch đặc biệt là du lịch nghỉ dưỡng. Trong những năm qua, du lịch Thái Nguyên 
đã từng bước phát triển tuy nhiên chưa tương xứng với tiềm năng vốn có của tỉnh, ngành du lịch 
còn yếu và chưa có tác dụng hỗ trợ thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển. Bài viết phân tích 
thực trạng về du lịch nghỉ dưỡng của tỉnh Thái Nguyên trong giai đoạn 2015-2017 và đưa ra một 
số giải pháp nhằm phát huy cao chất lượng, hiệu quả trong quá trình kinh doanh và phát triển du 
lịch trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trong thời gian tới. 
Từ khóa: Du lịch; du lịch nghỉ dưỡng; Thái Nguyên; phát triển; tăng trưởng. 
Ngày nhận bài: 06/5/2019; Ngày hoàn thiện: 13/5/2019; Ngày duyệt đăng: 06/6/2019 
TOURISM RESORT IN THAI NGUYEN PROVINCE 
Vu Bach Diep, Cao Phuong Nga
* 
TNU - University of Economics and Business Administratrion 
ABSTRACT 
Thai Nguyen is a mountainous province in the North which was abundant natural and human 
resources which is favorable for tourism development especially tourist resort. In the past years, 
Thai Nguyen tourism has gradually developed, however, it is not correspond with the potential of 
the province, the tourism is weak and not help to promote other economic development. The 
article analyzes the current status of tourism in Thai Nguyen from 2015 to 2017. Beside, the 
author offers some solutions to promote high quality and efficiency in the process of business and 
tourism development in Thai Nguyen in the future. 
Keywords: Tourism; tourist resort; Thai Nguyens; develop; growth. 
Received: 06/5/2019; Revised: 13/5/2019; Approved: 06/6/2019 
* Corresponding author. Email: cpnga@tueba.edu.vn
Vũ Bạch Diệp và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ĐHTN 201(08): 121 - 128 
 Email: jst@tnu.edu.vn 122 
1. Đặt vấn đề 
Trong những năm qua du lịch được coi là ngành 
kinh tế phát triển không chỉ đóng góp vào tăng 
trưởng kinh tế cho đất nước mà còn tạo động 
lực phát triển các ngành kinh tế khác, tạo việc 
làm thu nhập cho người dân đồng thời là 
phương tiện quảng bá hình ảnh quốc gia. Với xu 
thế Việt Nam ngày càng hội nhập sâu, rộng với 
khu vực và toàn cầu, du lịch Việt Nam đứng 
trước những cơ hội lớn nhưng bên cạnh đó cũng 
có những thách thức không nhỏ. 
Ngày nay, nhu cầu càng ngày càng cao của con 
người, du lịch nghỉ dưỡng càng được chú trọng. 
Đây là loại hình du lịch tổng hợp, đang ở giai 
đoạn phát triển ban đầu ở nhiều địa phương với 
rất nhiều tiềm năng chưa được khai thác hết. 
Thái Nguyên là một tỉnh trung du miền núi phía 
Bắc có nhiều tiềm năng phát triển du lịch đặc 
biệt là du lịch nghỉ dưỡng. Tỉnh có nhiều khu 
thiên nhiên phong cảnh sơn thủy hữu tình như 
khu du lịch Hồ Núi Cốc, hang Phượng Hoàng, 
suối Mỏ Gà. Các cơ sở hạ tầng của tỉnh đã được 
hoàn thiện dần, hệ thống đường giao thông quốc 
lộ được nâng cấp tốt hơn. Đây chính là điều 
kiện thuận lợi để xây dựng và phát triển du lịch 
nghỉ dưỡng của tỉnh. 
2. Thực trạng 
2.1. Cơ sở vật chất du lịch 
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có khoảng 376 cơ 
sở lưu trú du lịch, với hơn 2000 phòng, trong 
đó có khoảng 650 phòng nghỉ cao cấp, 55 
khách sạn đã được thẩm định chất lượng, 54 
khách sạn đạt tiêu chuẩn theo quy định của 
Tổng cục Du lịch, trong đó có 3 khách sạn 
xếp hạng tiêu chuẩn 3 sao; 6 khách sạn đạt 
tiêu chuẩn 2 sao, 4 khách sạn đạt tiêu chuẩn 
1 sao, có 38/58 nhà nghỉ đạt tiêu chuẩn của 
Tổng cục Du lịch [1]. 
Bảng 1. Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ 
du lịch ở Thái Nguyên 
Hạng mục 2015 2016 2017 
Số lượng cơ sở lưu trú 209 247 376 
- Số buồng (số phòng) 1.983 2.217 2.436 
- Số giường 5.268 5.547 5.832 
Số ngày lưu trú bình quân 2,9 2,9 3,1 
Số nhân viên phục vụ 939 997 1.011 
Tổng số lao động trực tiếp 3.547 4.079 4.579 
(Nguồn: Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch Thái Nguyên) 
Theo số liệu nghiên cứu, khách đến du lịch tại 
Thái Nguyên chủ yếu lựa chọn các điểm tham 
quan, nghỉ dưỡng như: khu du lịch sinh thái 
nghỉ dưỡng Hồ Núi Cốc, khu du lịch ATK 
Định Hóa, hang Phượng Hoàng - suối Mỏ Gà, 
bảo tàng Văn hóa các dân tộc Việt Nam. 
Công tác quản lý Nhà nước về du lịch: Sở 
VHTT&DL chỉ đạo, hướng dẫn kịp thời công 
tác quản lý Nhà nước về du lịch trên địa bàn 
tỉnh. Tiếp tục triển khai các văn bản, nghị 
định của Chính phủ về công tác quản lý Nhà 
nước về du lịch. 
Các khu thể thao, vui chơi giải trí và các tiện 
nghi khác: Thái Nguyên có hệ thống cơ sở thể 
thao, vui chơi giải trí tương đối phát triển 
phục vụ cho các kỳ nghỉ dưỡng của du khách 
gồm: 12 điểm vườn du lịch sinh thái, các cơ sở 
massage, phòng karaoke, 12 phòng họp dùng 
cho hội nghị hội thảo quốc tế, chuyên đề với 
2000 ghế và các dịch vụ tại các khách sạn lớn. 
Cơ sở hạ tầng: Giao thông: Thái Nguyên có 
đủ hệ thống đường bộ, đường sắt, đường 
sông, quốc lộ 3 và quốc lộ 3 mới (Hà Nội 
Thái Nguyên, Thái Nguyên-Bắc Cạn-Cao 
Bằng) chạy dọc từ phía Nam lên phía Bắc của 
tỉnh; Các khu mua sắm: Trên địa bàn toàn 
tỉnh Thái Nguyên hiện có 126 chợ lớn nhỏ, 
trong đó có một chợ loại 2 và các chợ trung 
tâm thị trấn, thị tứ là nơi giao lưu trao đổi 
mua bán hàng nông lâm thổ sản mang tính dân 
tộc độc đáo của mọi miền trong tỉnh, đáp ứng thị 
hiếu của quý khách; Hệ thống điện, Cấp thoát 
nước: Hệ thống điện đảm bảo, Hệ thống cung 
cấp nước sạch đạt tiêu chuẩn được đồng bộ 
trong toàn tỉnh; Thông tin liên lạc: Bưu chính 
viễn thông là một trong những ngành có bước 
tiến nhanh chóng về số lượng cũng như chất 
lượng, mạng lưới thông tin đã đáp ứng nhu cầu 
kinh tế xã hội trong hoạt động du lịch. 
2.2. Kết quả hoạt động kinh doanh du lịch 
nghỉ dưỡng ở Thái Nguyên 
Thái Nguyên với nguồn tài nguyên tự nhiên 
và nhân văn đa dạng, cùng với sự phát triển 
của cả nước, du lịch tỉnh Thái Nguyên đã 
từng bước phát triển phục vụ và đáp ứng nhu 
cầu khách du lịch nội địa và quốc tế. Với cơ 
Vũ Bạch Diệp và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ĐHTN 201(08): 121 - 128 
 Email: jst@tnu.edu.vn 123 
chế chính sách mở cửa, tạo điều kiện thu hút 
các nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh thuộc mọi 
thành phần kinh tế vào hợp tác khai thác tiềm 
năng du lịch, trong những năm qua, tỉnh Thái 
Nguyên đã có nhiều doanh nghiệp kinh doanh 
hiệu quả trong lĩnh vực du lịch, tạo công ăn 
việc làm cho nhiều lao động, mở rộng giao 
lưu văn hóa xã hội giữa các vùng trong nước 
và ngoài nước, tăng cường tình hữu nghị hòa 
bình sự hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc 
Thái Nguyên hiện phát triển nhiều sản phẩm 
du lịch như du lịch trong đó du lịch sinh thái, 
nghỉ dưỡng góp phần lớn vào doanh thu 
ngành du lịch. Do được đầu tư và phát triển 
nên du lịch Thái Nguyên đã đạt được những 
kết quả tích cực, hạ tầng được nâng cấp, 
lượng khách đến Thái Nguyên ngày một tăng 
(trung bình mỗi năm tăng 15- 16%). Doanh 
thu từ du lịch tăng mạnh. 
Số liệu ở bảng 2 cho thấy, tổng doanh thu qua 
các năm từ 2015 đến 2017 liên tục tăng. Cụ 
thể năm 2016 tăng so với 2015 là 15,25% với 
lượng tăng tuyệt đối là 205 tỷ đồng. Năm 
2017 tăng so với năm 2016 là 16,64%. Bên 
cạnh đó các dịch vụ thiết yếu như ăn uống, 
thuê phòng cũng tăng đều qua từng năm. 
Doanh thu du lịch tăng do trong thời gian qua. 
Tỉnh có sự đầu tư về ngành du lịch đặc biệt là 
du lịch nghỉ dưỡng của du khách, nâng cao 
chất lượng dịch vụ các tour. Các công ty du 
lịch trong địa bàn tỉnh đã tổ chức tập trung 
đưa khách tham quan các bảo tàng, kiến trúc 
lịch sử trong nội bộ Tỉnh. Hướng khách du 
lịch đến chương trình du lịch nghỉ dưỡng cho 
khách hàng chủ yếu của mình. 
Sở VHTT&DL chỉ đạo, hướng dẫn kịp thời 
công tác quản lý Nhà nước về du lịch trên địa 
bàn tỉnh, công tác nâng cao chất lượng phục 
vụ khách du lịch trong dịp Tết; mở các lớp 
bồi dưỡng nghiệp vụ du lịch năm theo từng 
chuyên đề nhằm nâng cao chất lượng phục vụ 
khách du lịch, đáp ứng nhu cầu phát triển của 
xã hội, góp phần tăng doanh thu về du lịch. 
2.2.1. Lao động ngành 
Nguồn lao động nói chung của tỉnh Thái 
Nguyên rất dồi dào, với dân số trên 1,2 triệu 
người, trong đó có 50% trong độ tuổi lao 
động, đây cũng là một nguồn lao động lớn 
cho ngành du lịch của tỉnh. Hiện nay số lao 
động liên quan đến hoạt động du lịch trên 
4900 người trong đó lao động trực tiếp làm 
việc trong các nhà hàng, khách sạn tăng đều 
trong các năm, trong đó trình độ đại học và 
trên đại học gần 1000 người chiếm 23%, 
trung cấp là 1025 người chiếm 20,6% số còn 
lại đã qua đào tạo tập huấn ngắn ngày và chưa 
qua đào tạo. Đa số người lao động trong lĩnh 
vực du lịch có phẩm chất đạo đức tốt, có lập 
trường tư tưởng vững vàng, có hiểu biết về 
văn hoá, lịch sử Thái Nguyên, có kỹ năng 
giao tiếp với du khách, được đào tạo có trình 
độ năng lực đáp ứng yêu cầu kinh doanh du 
lịch của tỉnh. 
Bảng 2. Doanh thu du lịch của Tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2015-2017 
(ĐVT: tỷ đồng) 
Chỉ tiêu 2015 2016 2017 
Tỷ lệ tăng giảm giữa các năm (%) 
2016/2015 2017/2016 
Tổng doanh thu 1.342 1.546 1.803 15,25% 16,64% 
+ Thuê phòng 329 396 463 20,67% 16,78% 
 + Ăn uống 602 664 741 10,25% 11,58% 
+ Các dịch vụ du lịch 70 105 117 50,72% 11,80% 
+ Mua bán hàng hóa 189 206 221 8,86% 7,46% 
+ Doanh thu phí du lịch 15 19 21 31,48% 11,56% 
+ Các hoạt động khác 138 156 240 13,35% 53,75% 
(Nguồn: Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch Thái Nguyên) 
Vũ Bạch Diệp và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ĐHTN 201(08): 121 - 128 
 Email: jst@tnu.edu.vn 124 
Năm 2017, ngành du lịch Thái Nguyên đã tổ 
chức 3 lớp đào tạo dài hạn cho 160 học viên 
và lớp ngắn hạn cho 88 học viên ở các nghiệp 
vụ: hướng dẫn viên, lễ tân, nghiệp vụ nhà 
hàng, nghiệp vụ lưu trú, kỹ thuật chế biến 
món ăn Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch còn 
phối hợp với các đơn vị khác mở nhiều lớp 
đào tạo nghiệp vụ hoặc cử giáo viên đi học, 
trao đổi kinh nghiệm nâng cao trình độ tại các 
trường cao đẳng du lịch trong nước. 
Tuy nhiên với đặc thù của du lịch nghỉ dưỡng 
thì đội ngũ phục vụ ngoài những tiêu chí biết 
phục vụ khách phải có các kỹ năng cần thiết 
thông qua đào tạo cẩn thận, chuyên nghiệp. 
2.2.2. Khách du lịch 
Lượng khách du lịch đến Thái Nguyên với 
nhu cầu nghỉ dưỡng không ngừng tăng trong 
thời gian qua: 
Bảng 3. Số lượng khách du lịch đến Thái Nguyên 
giai đoạn 2015-2017 
Chỉ tiêu 2015 2016 2017 
Tổng số hành khách 
đến (lượt người) 
1775324 2051324 2229700 
- Khách quốc tế 62377 63977 66297 
- Khách trong nước 1712947 1987347 2163403 
- Mức chi tiêu bình quân 
của khách (Đơn vị: 1000 
đồng) 
816 1034 1252 
(Nguồn: Sở Văn hoá Thông tin Thái Nguyên) 
Qua bảng 3, ta thấy trong năm 2017 Thái 
Nguyên đã thu hút 2229700 lượt du khách, 
trong đó có 66297 lượt khách quốc tế, tăng so 
với năm 2016 là 2320 lượt khách với tỷ lệ 
tăng là 3.5%. Lượng khách du lịch quốc tế gia 
tăng qua các năm, tuy nhiên vẫn chiếm một 
lượng nhỏ so với tổng số lượng khách du lịch 
của tỉnh. Lý do là việc thu hút về văn hoá bản 
sắc dân tộc bản địa chưa cao, thông tin quảng 
bá còn hạn chế với du khách quốc tế. Chính vì 
vậy, cần có các chương trình thông tin quảng 
bá du lịch Thái Nguyên sâu rộng chuyên 
nghiệp hơn và các chính sách của tỉnh khuyến 
khích thu hút khách du lịch quốc tế. Bên cạnh 
đó tìm hiểu xem khách quốc tế nào là chủ yếu 
để đẩy mạnh công tác xúc tiến thu hút khách 
du lịch đến với Thái Nguyên. Đối với thu hút 
khách trong nước trong năm 2017 là 2163403 
tăng so với năm 2016 là 176056 lượt với tỷ lệ 
tăng là tăng 8.9%. Đây là kết quả đáng mừng 
khi nền kinh tế nói chung vẫn đang trong tình 
trạng khủng hoảng. Tuy nhiên kết quả trên là 
chưa tương xứng với tiềm năng của Thái 
Nguyên do đó trong thời gian tới Tỉnh cần 
phải có bước đi mới nhằm tăng khả năng thu 
hút và phát triển kinh tế du lịch, đáp ứng nhu 
cầu của thực tiễn. 
2.2.3. Hoạt động Marketing 
Sản phẩm du lịch: Các khu, điểm du lịch 
được tiếp tục tôn tạo phục vụ khách du lịch 
như: Bảo Tàng Văn hóa các dân tộc, Hang 
Phượng Hoàng. Các tuyến du lịch cộng đồng 
từ Hồ núi Cốc đi Tuyến du lịch trung tâm 
TP.Thái Nguyên - Hồ Núi Cốc, Tuyến du lịch 
trung tâm TP.Thái Nguyên - ATK Định Hóa. 
Tuyến du lịch trung tâm TP.Thái Nguyên-
Đồng Hỷ, Võ Nhai. 
Giá cả: hiện nay mức giá dịch vụ du lịch Thái 
Nguyên là mức giá tương đối phù hợp cho 
khách hàng trong nước và ngoài nước; Đối 
với mùa cao điểm thì giá tour cũng như giá 
phòng, giá dịch vụ sẽ tăng hơn lúc bình 
thường nhưng không tăng quá cao mà cố gắng 
duy trì sự sai biệt với mức tối thiểu. Các du 
khách đến Thái Nguyên được phỏng vấn đều 
cho rằng giá phòng ở mức vừa phải, giá dịch 
vụ hơi cao nhưng có thể chấp nhận được. 
Kênh phân phối: Hiện nay hệ thống phân phối 
sản phẩm của ngành du lịch nghỉ dưỡng chủ 
yếu thông qua hai hình thức: kênh bán hàng 
trực tiếp và gián tiếp. 
2.2.4. Hệ thống thông tin 
Có thể nói du lịch Thái Nguyên nói chung và 
du lịch nghỉ dưỡng của tỉnh nói riêng đã có 
quan tâm đến quảng bá, xúc tiến du lịch. 
Nhưng nhìn chung, sự quảng bá còn yếu ớt, 
rời rạc, chưa có sự phối hợp nên không thể 
tạo được sức hút, thành công. Do việc đa 
dạng hoá các kênh thông tin, khai thác lợi thế 
của hệ thống thông tin đại chúng, phối hợp 
chặt chẽ với báo đài trong cung cấp trao đổi 
thông tin hai chiều nhằm thúc đẩy hoạt động 
du lịch thông qua công tác tuyên truyền có 
định hướng của báo chí còn yếu. 
Vũ Bạch Diệp và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ĐHTN 201(08): 121 - 128 
 Email: jst@tnu.edu.vn 125 
3. Đánh giá chung 
3.1. Những ưu điểm 
Kinh tế du lịch phát triển nhanh, bền vững trở 
thành động lực thúc đẩy KTXH Tỉnh phát 
triển: Công tác chỉ đạo hoạt động du lịch của 
tỉnh đã nhận được sự quan tâm giúp đỡ của 
các bộ, ngành Trung ương, Tổng cục Du lịch. 
Bộ máy quản lý Nhà nước về du lịch tỉnh 
Thái Nguyên dần được củng cố, phù hợp với 
xu hướng đổi mới. Đồng thời, các doanh 
nghiệp du lịch trên địa bàn tỉnh đã năng động 
phát huy nguồn lực sẵn có, tích cực hợp tác 
liên doanh về du lịch với các địa phương tỉnh 
bạn nhằm khai thác hiệu quả tiềm năng du 
lịch của tỉnh mình. Do vậy, hoạt động du lịch 
Thái Nguyên trong giai đoạn này đã đạt được 
những kết quả đáng khích lệ, các chỉ tiêu kinh 
tế về du lịch hàng năm đều tăng trưởng Đặc 
biệt, nhờ công tác tuyên truyền mà hình ảnh 
của Thái Nguyên ngày càng được khẳng định, 
từ đó thu hút được nhiều khách du lịch đến 
với tỉnh hơn nữa. 
Trong hơn 25 năm đổi mới KTDL Thái 
Nguyên liên tục phát triển nhanh, bền vững 
cơ cấu kinh tế chuyển dịch dần theo hướng 
tăng mạnh tỷ trọng CN - DV, giảm dần tỷ 
trọng nông lâm nghiệp. Cơ cấu kinh tế chuyển 
dịch theo hướng tăng tỷ trọng các ngành công 
nghiệp, xây dựng, dịch vụ và giảm tỷ trọng 
ngành nông nghiệp (nông nghiệp, lâm nghiệp, 
thuỷ sản), cụ thể: công nghiệp và xây dựng 
chiếm 45%, dịch vụ chiếm 39%, nông nghiệp 
chiếm 13% vào năm 2015; tương ứng đạt 47 - 
48%, 42 - 43%, 9 - 10% vào năm 2020[1]. 
Về cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du khách 
ngày càng đảm bảo: Trong những năm qua 
Tỉnh Thái Nguyê ...  nhà khách, nhà nghỉ, khu du 
lịch (resort)phát triển hợp lý các loại hình 
cơ sở lưu trú không những tạo sự độc đáo hấp 
dẫn khách mà còn mang lại lợi ích kinh tế, 
nâng cao hiệu quả đầu tư. 
Công tác phát triển các tuyến, điểm DL được 
quan tâm đầu tư phát triển, các sản phẩm DL 
ngày càng đa dạng: Đến hết năm 2017, trên 
địa bàn tỉnh có 376 cơ sở lưu trú du lịch, với 
2436 buồng, phòng, quy mô các khách sạn 
phục vụ khách đến nghi dưỡng ngày càng mở 
rộng theo hướng tăng các dịch vụ phụ trợ bổ 
trợ cho dịch vụ lưu trú các tour, tuyến du lịch 
cũng ngày càng được mở rộng. 
Thái Nguyên là nơi hội tụ nền văn hóa đặc 
sắc của các dân tộc miền núi phía Bắc với các 
di sản văn hóa phi vật thể và danh lam thắng 
cảnh đẹp như: Hồ Núi Cốc, hang Phượng 
Hoàng - suối Mỏ Gà, Di tích khảo cổ học 
Thần Sa. Đặc biệt, ngay tại thành phố Thái 
Nguyên có Bảo tàng Văn hóa các Dân tộc 
Việt Nam, nơi trưng bày, giới thiệu nét đẹp 
sinh hoạt văn hóa của cộng đồng 54 dân tộc 
Việt và vùng chè Tân Cương được mệnh danh 
là "Đệ nhất danh trà". 
Công tác xúc tiến quảng bá DL thường xuyên 
được quan tâm: Trong giai đoạn năm 2015 - 
2017 công tác quảng bá xúc tiến DL được đặc 
biệt quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, củng cố 
về các hoạt động tư vấn, cung cấp thông tin, 
trưng bày, giới thiệu sản phẩm DL cho du 
khách về DL Thái Nguyên: Trung tâm Thông 
tin DL Thái Nguyên được củng cố và hoạt 
động có hiệu quả. Hàng năm tổ chức các sự 
kiện văn hóa DL như: tổ chức cuộc thi người 
đẹp xứ trà; Lễ hội sau tết Nguyên đán của các 
dân tộc, các phóng sự có nhiều chuyên đề về 
DL và con người Thái Nguyên phát trên 
VTV1, VTV2. 
Công tác sử dụng lao động, đào tạo và phát 
triển nguồn nhân lực được quan tâm đầu tư: 
Các cơ quan chính quyền địa phương đã quan 
tâm đào tạo lao động trong lĩnh vực DL-DV 
phục vụ cho phát triển DL của huyện; từ năm 
2015-2017 đã tổ chức mở hàng trăm các lớp 
về kỹ năng giao tiếp với khách du lịch, phục 
vụ buồng bàn, trong đó có 45% đã được đào 
tạo về trình độ chuyên môn, ngoại ngữ. 
Công tác bảo vệ môi trường DL thường xuyên 
được quan tâm: Trong các năm qua, công tác 
bảo vệ môi trường đã có những chuyển biến 
tích cực; công tác tuyên truyền nâng cao nhận 
thức về bảo vệ môi trường cho đại bộ phận 
cán bộ và nhân dân được nâng lên, mức độ 
gia tăng ô nhiễm, suy thoái và sự cố môi 
Vũ Bạch Diệp và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ĐHTN 201(08): 121 - 128 
 Email: jst@tnu.edu.vn 126 
trường từng bước được hạn chế; công tác bảo 
tồn đa dạng sinh học đã được quan tâm. 
Nhiều hoạt động thiết thực được tổ chức thực 
hiện có hiệu quả cao như: Phong trào nước 
sạch, vệ sinh môi trường và ngày môi trường 
thế giới; Phong trào Xanh - Sạch - Đẹp. 
Hướng dẫn kỹ thuật canh tác trên đất dốc; vận 
động nhân dân định canh, định cư, bảo vệ và 
phát triển tài nguyên rừng. 
3.2. Những khuyết điểm, hạn chế 
Chính sách phát triển du lịch: Chính sách 
phát triển du lịch của tỉnh hoàn toàn là những 
chính sách chung, chưa phân biệt rõ đặc thù 
của từng loại hình du lịch để đưa ra một chính 
sách riêng cho từng loại hình du lịch. Từ đó 
mới phát huy được thế mạnh của từng loại 
hình du lịch này. 
Các số liệu thống kê doanh thu, số lượng 
khách: Các số liệu về doanh thu, khách lưu 
trú chưa tách biệt được rõ ràng lượng khách, 
doanh thu theo từng loại hình du lịch. Việc 
tách riêng từng loại hình du lịch sẽ thuận lợi 
hơn rất nhiều cho công tác nghiên cứu để từ 
đó có biện pháp phù hợp để thúc đầy từng 
loại hình du lịch phát triển. 
Quy hoạch còn thiếu và chưa đồng bộ, quản 
lý những khu DL đã được quy hoạch còn lỏng 
lẻo, quản lý đầu tư còn yếu: Hiện nay chưa có 
quy hoạch tổng thể về phát triển DL Thái 
Nguyên; việc quản lý các dự án đầu tư DL 
còn yếu, đến nay có gần 20 dự án đầu tư xây 
dựng các khu DL sinh thái, DL nghỉ dưỡng, 
khách sạn cao cấp nhưng chỉ có vài dự án nhỏ 
được triển khai xây dựng còn đa số các dự án 
chậm tiến độ, một số Nhà đầu tư đang tìm 
cách chuyển nhượng dự án kiếm lời. 
Chất lượng của các nhà hàng, dịch vụ phục vụ 
khách du lịch nghỉ dưỡng còn chưa cao: tại 
các cơ sở kinh doanh du lịch, khách sạn, nhà 
hàng còn thụ động về nguồn khách đến, hầu 
hết chỉ trông chờ vào khách tự đến. Tất cả các 
đơn vị kinh doanh trong địa bàn tỉnh đều chưa 
có phòng Marketing, chăm sóc khách hàng. 
Các chương trình quảng bá, khuyến mại, giảm 
giá, hay các món ăn vẫn chưa thật thuyết phục. 
Các khu, điểm du lịch hiện nay chỉ khai thác 
chủ yếu các tiềm năng sẵn có từ tự nhiên. Việc 
đầu tư tôn tạo xây dựng cơ sở hạ tầng với 
nguồn kinh phí hạn hẹp chưa xứng tầm, chủ 
yếu mang tính nâng cấp, sửa chữa. Các điểm 
du lịch hầu như chưa có khu vui chơi giải trí, 
tạo cảnh quan, cảnh vật hấp dẫn thu hút du 
khách. Các dịch vụ phục vụ, như ăn uống, nghỉ 
ngơi, mua sắm chủ yếu tập trung ở trung tâm 
thành phố, thị trấn, còn tại các điểm du lịch thì 
hầu như không có và không đáp ứng được các 
nhu cầu tối thiểu của khách về chất lượng dịch 
vụ, vệ sinh, môi trường. 
Thời gian lưu trú của khách DL chưa cao: Số 
ngày khách lưu trú bình quân là 1,6 
ngày/khách. Trong đó, số ngày lưu trú bình 
quân của khách quốc tế là 2,3 ngày/khách, 
khách nội địa là 1,3 ngày/khách. 
Còn thiếu điểm vui chơi DL, các sản phẩm 
phục vụ DL còn nghèo nàn, chất lượng phục 
vụ chư đồng đều, giá cả phục vụ thiếu ổn 
định: Hiện nay Thái Nguyên đang thiếu các 
điểm vui chơi DL, nguyên nhân do lượng 
khách tăng nhanh nhưng công tác đầu tư cho 
DL còn nhiều hạn chế bất cập không theo 
được sự tăng trưởng khách DL. Các sản phẩm 
phục vụ DL còn thiếu, chất lượng các sản 
phẩm, chất lượng phục vụ không đồng đều. 
Công tác quản lý, sử dụng lao động, đào tạo 
và phát triển nguồn nhân lực còn gặp nhiều 
khó khăn, hạn chế: Số lượng lao động đã qua 
đào tạo đáp ứng được yêu cầu mới đạt 45%, 
còn đa số chưa qua đào tạo hoặc chỉ được tập 
huấn, một số không thể đào tạo vì trình độ 
văn hóa thấp; công tác quản lý, sử dụng lao 
động gặp nhiều khó khăn, một số cơ sở kinh 
doanh sử dụng nhiều lao động nhưng không 
muốn ký hợp đồng lao động dài hạn, không 
chịu đóng bảo hiểm cho người lao động. 
Công tác bảo vệ môi trường DL có nhiều thiếu 
sót: Công tác giữ gìn vệ sinh môi trường tại 
các khu, điểm, tuyến DL còn nhiều hạn chế. 
Hệ thống thu gom, chứa và xử lý sơ bộ chất 
thải tại một số điểm DL chưa đảm bảo yêu cầu, 
nhiều nơi còn chưa có địa điểm thu gom và xử 
lý rác thải. Còn tình trạng khách DL vứt rác 
thải bừa bãi gây mất vệ sinh, ảnh hưởng đến 
chất lượng môi trường, chất lượng du lich; ý 
Vũ Bạch Diệp và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ĐHTN 201(08): 121 - 128 
 Email: jst@tnu.edu.vn 127 
thức bảo vệ môi trường của một bộ phận nhân 
dân và du khách chưa cao. Công tác đảm bảo 
trật tự an toàn tại một số khu, điểm DL chưa 
đảm bảo yêu cầu; việc sắp xếp các chợ tạm và 
các điểm bán hàng chưa hợp lý, công tác quản 
lý không chặt chẽ dẫn đến tình trạng che chắn, 
cơi nới và tình trạng lấn chiếm vỉa hè bán hàng 
gây ảnh hưởng đến cảnh quan đô thị chưa 
được giải quyết kịp thời. 
4. Kết luận và giải pháp 
4.1. Quy hoạch xây dựng các khu nghỉ dưỡng 
Xây dựng các khu nghỉ dưỡng gắn liền với 
đặc thù địa phương: Khai thác cái riêng, cái 
đặc thù của địa phương đã đem lại cho nhà 
đầu tư cũng như nhà thiết kế những cứu cánh 
cho việc tìm ra sự hấp dẫn riêng của khu nghỉ 
dưỡng. Điều này đòi hỏi sự sâu sắc trong suy 
nghĩ của chủ đầu tư. Chẳng hạn, có thể tận 
dụng lễ hội chè hàng năm tổ chức tại Thái 
Nguyên để làm mùa xúc tiến du lịch, tổ chức 
cho khách kết hợp khám phá ẩm thực Thái 
Nguyên, văn hóa trà, tận dụng các sản phẩm 
từ trà cho sức khỏe. Ngoài uống trà chống lão 
hóa, chống phóng xạ, phòng ngừa tim mạch, 
trà có thể làm mỹ phẩm. 
Kiến trúc các khu nghỉ dưỡng: Nhiều Resort 
thường hướng đến những kiến trúc cổ xưa để 
đưa khách về gần với thiên nhiên, tránh xa cái 
ồn ào của cuộc sống đô thị như bố trí những 
ngôi nhà cổ với mái ngói; tường gạch; cột, 
kèo bằng gỗ và có gam màu tối, mang vẻ cổ 
kính. Tuy nhiên, hệ thống các phòng ốc của 
Resort được thiết kế thành từng căn hộ biệt 
lập, tạo không gian riêng cho khách bên 
trong phòng là những thiết bị hiện đại, tiện 
nghi Resort khác với các cơ sở lưu trú thông 
thường ở chỗ, nó có dịch vụ liên hoàn, tổng 
hợp, có thể đáp ứng được mọi nhu cầu về dịch 
vụ của khách như các dịch vụ giải trí, spa, 
chăm sóc sức khỏe, làm đẹp, thể thao, 
nghỉ dưỡngVì vậy, khi thiết kế xây dựng 
Resort, yêu cầu giữ lại tối đa cây xanh. 
4.2. Tạo vốn đầu tư từ nhiều nguồn 
Tỉnh cần có chủ trương đúng đắn, tạo hàng 
rào thông thoáng để các doanh nghiệp có thể 
đến đầu tư cũng như huy động vốn. Đặc biệt 
với loại hình du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng thì 
nhu cầu vốn cho việc xây dựng các khu nghỉ 
dưỡng lại càng cần thiết. Tuy nhiên song song 
với việc huy động vốn thì cũng phải quản lý 
tốt việc quy hoạch và xây dựng các dự án để 
tránh làm ảnh hưởng xấu tới môi trường tự 
nhiên và mỹ quan vốn có. 
Các nguồn vốn có thể từ: Vốn đầu tư từ 
nguồn tích luỹ GDP du lịch; Vốn vay ngân 
hàng trong nước, vốn trong dân; Vốn FDI và 
vốn ODA; Vốn ngân sách Nhà nước. 
Để tạo nguồn vốn cho các doanh nghiệp đầu 
tư phát triển các khu du lịch trọng điểm đã 
được xác định, UBND Tỉnh cần có chính sách 
khuyến khích huy động nguồn vốn tự tích luỹ, 
cho phép các doanh nghiệp sử dụng doanh thu 
du lịch tái đầu tư phát triển trong thời gian 
khoảng 3 đến 5 năm. Trong điều kiện khó 
khăn về nguồn vốn đầu tư nói chung và vốn 
đầu tư cho du lịch như hiện nay, đây là giải 
pháp tích cực và tương đối hiệu quả để huy 
động vốn đầu tư. 
4.3. Nâng cao chất lượng phục vụ khách 
nghỉ dưỡng 
Các công ty du lịch cần có sự mềm dẻo trong 
cách chuyển hướng, thiết kế các tour đi nghỉ 
dưỡng thật hấp dẫn đưa kéo khách hàng của 
công ty đến với các tour đó. Bên cạnh đó 
cũng cần có sự đầu tư vào các tour nghỉ. 
Chương trình tour du lịch nghỉ dưỡng của các 
công ty du lịch trong tỉnh phải có sự đa dạng, 
công ty có sự khai thác các điểm du lịch nghỉ 
dưỡng ở các, ưu tiên những điểm du lịch nghỉ 
dưỡng là thế mạnh của địa phương. 
Chất lượng dịch vụ tour nghỉ dưỡng của các 
công ty cũng cần được chú trọng (bao gồm ăn 
uống, tham quan và vui chơi) khách đi nghỉ 
dưỡng có sự sắp xếp hợp lý cho du khách. 
4.4. Hoàn thiện các chính sách sản phẩm 
Đối với dịch vụ lưu trú: Phải từng bước đa 
dạng hoá các loại hình dịch vụ lưu trú đặc biệt 
đối với du lịch nghỉ dưỡng đòi hỏi chất lượng 
phòng nghỉ tốt. Quản lý các dự án xây dựng 
nhà lưu trú cho khách phải phù hợp với mỹ 
quan chung, đặc thù chung của tài nguyên du 
lịch tại điểm đến. 
Đối với dịch vụ kinh doanh ăn uống: ở các điểm 
Vũ Bạch Diệp và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ĐHTN 201(08): 121 - 128 
 Email: jst@tnu.edu.vn 128 
du lịch cần tạo ra các món ăn thật độc đáo, đặc 
trưng cho điểm du lịch tạo được ấn tượng khó 
quên trong lòng du khách. Tuy nhiên cũng 
không thể thiếu những món ăn thường ngày với 
giá cả phải chăng. Đặc biệt với loại hình du lịch 
nghỉ dưỡng với nhu cầu nghỉ ngơi dài ngày thì 
việc cung cấp thực phẩm sạch, an toàn là nhu 
cần cần thiết đặt lên hàng đầu. 
Đối với các dịch vụ bổ sung; đây là dịch vụ 
góp phần vào việc thúc đẩy tiêu dùng các sản 
phẩm dịch vụ khác trong lĩnh vực kinh doanh 
du lịch, nó cũng góp phần quảng bá hình ảnh 
của điểm du lịch đến với bạn bè thập phương. 
Vì vậy việc đa dạng hoá các dịch vụ bổ sung 
là điều kiện cần được ưu tiên. Cần tạo ra 
những dịch vụ thật đặc biệt gây dấu ấn trong 
lòng du khách. 
Nghiên cứu thị trường du lịch nghỉ dưỡng: Tập 
trung nghiên cứu thị trường, xác định rõ thị 
trường trọng điểm và thị trường mục tiêu (thị 
trường tiềm năng) của du lịch tỉnh Thái Nguyên. 
Đào tạo nguồn nhân lực du lịch nghỉ dưỡng: 
Cần phải đào tạo và hình thành một đội ngũ 
cán bộ quản lý, nhân viên hoạt động trong 
lĩnh vực du lịch thành thạo về kỹ năng nghiệp 
vụ, có khả năng giao tiếp tốt, đặc biệt là phải 
biết ít nhất một ngoại ngữ. 
Quy hoạch tổng thể, bảo vệ, tôn tạo và nâng 
cấp các tài nguyên du lịch: Cần quy hoạch 
tổng thể du lịch chung của toàn tỉnh, bên cạnh 
đó quy hoạch cụ thể các điểm lịch, nhằm khai 
thác có hiệu quả tài nguyên du lịch, thúc đẩy 
phát triển và mở rộng khả năng du lịch của 
mỗi vùng. Đồng thời, phải thường xuyên bảo 
vệ, tôn tạo và nâng cấp các di tích lịch sử văn 
hoá, di tích cách mạng, bảo vệ cảnh quan 
thiên nhiên, môi trường, phát triển các loại 
hình du lịch phù hợp, gắn các điểm du lịch 
với nhau và với du lịch vùng, du lịch cả nước. 
Xây dựng các đề án phát triển du lịch: 
Khuyến khích và có những chính sách phù 
hợp tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho phát 
triển kinh doanh du lịch, đồng thời huy động 
mọi nguồn lực, tập trung đầu tư phát triển du 
lịch một cách có hiệu quả thiết thực. 
Mở rộng và đa dạng hóa các tuyến du lịch: 
Cần tập trung xây dựng và mở rộng các tuyến 
du lịch nội vùng, liên vùng để tạo ra nhiều loại 
hình du lịch khác nhau, tạo ra nhiều sản phẩm 
du lịch độc đáo, đa dạng hấp dẫn du khách. 
Tạo mối quan hệ mật thiết giữa ngành du lịch 
với các ngành kinh tế khác: Phối hợp chặt chẽ 
giữa ngành du lịch với các ngành chức năng, 
tạo điều kiện cho du lịch phát triển. Mở rộng 
mạng lưới thương nghiệp, dịch vụ ở cả thành 
thị và nông thôn, nhất là các điểm du lịch, tạo 
sự lan toả phát triển du lịch đến các vùng. 
Sự tham gia của cộng đồng, khai thác sản 
phẩm du lịch bản làng văn hoá, lịch sử, du 
lịch sinh thái: Cộng đồng dân cư địa phương 
vừa là nguồn cung cấp lao động cho ngành du 
lịch đồng thời bản thân người dân địa 
phương, môi trường sống, truyền thống văn 
hóa của cộng đồng địa phương cũng là những 
nhân tố thu hút khách du lịch. Hoạt động du 
lịch sẽ mang lại lợi ích kinh tế cho cộng đồng, 
ngược lại sự tham gia của cộng đồng sẽ làm 
phong phú thêm tài nguyên và sản phảm du 
lịch. Tạo cơ hội cho cộng đồng địa phương 
gồm các thành phần kinh tế khác nhau được 
tham gia vào toàn bộ quá trình phát triển các 
sản phẩm, các khu, điểm du lịch từ khâu quy 
hoạch đến quản lý phát triển, khai thác. 
Giải pháp về tuyên truyền quảng bá: xây 
dựng Website về du lịch Thái Nguyên trên 
mạng, có đầy đủ các thông tin cần thiết, cập 
nhật các thông tin thường xuyên, nhanh 
chóng và chính xác. Ngoài ra, cần xuất bản 
những cuốn sách nhỏ, cẩm nang du lịch Thái 
Nguyên, tờ rơi và đưa đến tận tay khách du 
lịch, đặc biệt cần dịch ra ít nhất một thứ tiếng 
nước ngoài (thông dụng nhất là tiếng Anh) để 
phục vụ khách du lịch quốc tế. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1]. UBND tỉnh Thái Nguyên, Quyết định phê 
duyệt chương trình phát triển văn hóa, thể 
thao và du lịch tỉnh Thái Nguyên, giai đoạn 
2017-2020 (Ban hành kèm theo quyết định số 
1750/QĐ-UBND ngày 26/6/2017), 2017. 
[2]. Hoàng Thị Huệ và Nguyễn Thị Gấm, “Du lịch 
sinh thái trong xu thế phát triển du lịch bền 
vững tại Thái Nguyên”, Tạp chí Khoa học và 
Công nghệ, T. 81, S. 05, tr 51-62, 2016. 
[3]. Phạm Trung Lương, “Du lịch sinh thái: những 
vấn đề về lý luận và thực tiễn phát triển ở Việt 
Nam”, Nhà xuất bản giáo dục, 2002. 
[4]. Jeffrey D. Kline, “Tourism and Natural 
Resource Management: A General Overview of 
Research and Issues”, no. 1, pp. 1-10, 2001. 

File đính kèm:

  • pdfdu_lich_nghi_duong_o_tinh_thai_nguyen.pdf