Diễn tiến và hệ quả của chính sách khai thác thuộc địa ở miền Đông Nam Kỳ dưới thời Pháp thuộc (1862-1945)
Sau khi chiếm được ba tỉnh miền Đông Nam Kỳ, thực dân Pháp đã thực hiện nhiều biện
pháp chính trị và quân sự - an ninh, kinh tế, tài chính nhằm phục vụ cho mục tiêu tối thượng là
tận thu lợi nhuận trong hai chương trình khai thác thuộc địa. Chính sách khai thác thuộc địa của
thực dân Pháp làm cho hạ tầng kinh tế (kết cấu hạ tầng) được thiết lập và không ngừng phát
triển, cơ cấu kinh tế có sự chuyển biến rõ nét, tạo nên “cú hích” dẫn đến sự hình thành nền kinh
tế dân tộc theo hướng tư bản chủ nghĩa và tầng lớp tư sản dân tộc. Tuy có một số hệ quả tích cực,
song cho đến cuối thời Pháp thuộc ở miền Đông Nam Kỳ vẫn là nơi có nền kinh tế lạc hậu, phiến
diện, mất cân đối, xã hội phân hóa sâu sắc, mâu thuẫn xã hội phát triển hết sức gay gắt.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Diễn tiến và hệ quả của chính sách khai thác thuộc địa ở miền Đông Nam Kỳ dưới thời Pháp thuộc (1862-1945)
Lê Hữu Phước Diễn tiến và hệ quả của chính sách khai thác thuộc địa... 12 DIỄN TIẾN VÀ HỆ QUẢ CỦA CHÍNH SÁCH KHAI THÁC THUỘC ĐỊA Ở MIỀN ĐÔNG NAM KỲ DƯỚI THỜI PHÁP THUỘC (1862-1945) Lê Hữu Phước(1) (1)Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (VNU-HCM) Ngày nhận 20/10/2016; Chấp nhận đăng 22/12/2016; Email: lephuoc04@yahoo.com Tóm tắt Sau khi chiếm được ba tỉnh miền Đông Nam Kỳ, thực dân Pháp đã thực hiện nhiều biện pháp chính trị và quân sự - an ninh, kinh tế, tài chính nhằm phục vụ cho mục tiêu tối thượng là tận thu lợi nhuận trong hai chương trình khai thác thuộc địa. Chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp làm cho hạ tầng kinh tế (kết cấu hạ tầng) được thiết lập và không ngừng phát triển, cơ cấu kinh tế có sự chuyển biến rõ nét, tạo nên “cú hích” dẫn đến sự hình thành nền kinh tế dân tộc theo hướng tư bản chủ nghĩa và tầng lớp tư sản dân tộc. Tuy có một số hệ quả tích cực, song cho đến cuối thời Pháp thuộc ở miền Đông Nam Kỳ vẫn là nơi có nền kinh tế lạc hậu, phiến diện, mất cân đối, xã hội phân hóa sâu sắc, mâu thuẫn xã hội phát triển hết sức gay gắt. Từ khóa: khai thác, thuộc địa, tư bản Pháp, miền Đông Nam Kỳ Abstract THE PROGRESS AND CONSEQUENCE OF THE COLONIAL EXPLOITATION POLICY IN THE SOUTHEAST UNDER THE FRENCH COLONIAL PERIOD (1862 -1945) After occupying the three South - eastern provinces, the French colonialists carried out many political, military - security, economics, financial measures for the ultimate goal of profiting in two colonial exploitation plans. The colonial exploitation policy of the French colonialists made the economic infrastructure established and constantly developed, the economic structure has changed dramatically, creating a "trigger" leading to the formation of the national economy towards capitalism and the bourgeoisie. Although there were some positive consequences, the end of the French colonial period, Southeastern Vietnam still remained the backward, one-sided unbalanced economy. The gap between rich and poor remained wide and the social conflicts developed harshly. 1. Từ những biện pháp chính trị - hành chính và quân sự - an ninh Giữa năm 1862, sau khi chiếm được ba tỉnh miền Đông Nam Kỳ (Gia Định, Biên Hòa, Định Tường), thực dân Pháp thực hiện chế độ cai trị quân chính, đưa võ quan nắm quyền chỉ đạo tối cao từ cấp kỳ đến cấp tiểu khu (còn gọi là “hạt tham biện”, sau đổi thành tỉnh). Ngày 25/6/1862, thiếu tướng hải quân Bonard được phong làm Phó thủy sư Đô đốc và là võ quan Pháp đầu tiên trực tiếp cai trị ba tỉnh miền Đông Nam Kỳ. Ngày 5/1/1876, Thống đốc Nam Kỳ Tạp chí Khoa học Đại học Thủ Dầu Một Số 2(33)-2017 13 Duyperré ra nghị định phân chia toàn bộ Nam Kỳ thành 4 khu vực hành chính lớn (cisconscription administrative): khu Sài Gòn, khu Mỹ Tho, khu Vĩnh Long, khu Bassac. Khu Sài Gòn gồm 5 tiểu khu: Tây Ninh, Thủ Dầu Một, Biên Hòa, Bà Rịa, Gia Định; tương ứng với địa bàn miền Đông Nam Bộ hiện nay. Đến năm 1879, chính phủ Đệ tam Cộng hòa Pháp bãi bỏ chế độ võ quan hải quân cai trị thuộc địa, cử các chính khách dân sự sang làm Thống đốc Nam Kỳ. Ngày 13/5/1879 theo sắc lệnh bổ nhiệm của tổng thống Pháp, Le Myre de Vilers trở thành Toàn quyền dân sự (Gourverneur civil) đầu tiên và là người mở đầu chế độ cai trị dân chính thay cho chế độ cai trị quân chính trước đó ở Nam Kỳ. Đây có thể xem là cột mốc đánh dấu việc tiến hành khai thác thuộc địa ở Nam Kỳ đã chuyển sang một giai đoạn mới: được tiến hành bài bản hơn, có kế hoạch chặt chẽ hơn gắn với vai trò của các thống đốc Nam Kỳ được đào tạo căn cơ về hành chính, pháp luật, kinh tế và có kinh nghiệm cai trị trên các lĩnh vực dân sự ở chính quốc. Kể từ nhiệm kỳ của Toàn quyền Đông Dương Paul Doumer (1897-1902), quá trình khai thác thuộc địa trên toàn Đông Dương nói chung và miền Đông Nam Kỳ nói riêng tiếp diễn với quy mô và tốc độ đầu tư, khai thác lớn hơn, nhanh hơn và có nhiều đặc điểm mới. Ngày 20/12/1889, Toàn quyền Đông Dương ra nghị định đổi các tiểu khu hành chính (arrondissement administratif) thành tỉnh (province) và chia Nam Kỳ thành ba miền (miền Đông, miền Trung và miền Tây Nam Kỳ) gồm 20 tỉnh kể từ ngày 1/1/1900. Theo đó, miền Đông Nam Kỳ có bốn tỉnh: Bà Rịa, Biên Hòa, Tây Ninh, Thủ Dầu Một. Gần 5 năm sau, ngày 27/8/1904 Toàn quyền Đông Dương ra nghị định đầu tiên về tổ chức quản trị cấp xã ở Nam Kỳ. Đây cũng là sự kiện đầu tiên đánh dấu quá trình can thiệp trực tiếp của thực dân Pháp đối với tổ chức làng xã Việt Nam (chính sách “cải lương hương chính”). Ngày 14/12/1905, Toàn quyền Đông Dương lại ra nghị định về việc tuyển tri huyện, tri phủ và đốc phủ sứ ở Nam Kỳ (áp dụng từ ngày 1/1/1906). Cùng ngày, một nghị định khác cũng được ban hành với nội dung tuyển dụng người Việt vào làm thư ký tại các văn phòng cấp tỉnh và tại Dinh Thống đốc, Phủ Toàn quyền ở Nam Kỳ. Những động thái này cho thấy rõ hơn chính sách của chính quyền thực dân nhằm thay thế lực lượng cai trị cũ bằng lực lượng mới, được đào tạo bài bản, có trình độ nghiệp vụ tương ứng với chức trách đảm nhiệm, không ngoài mục đích tăng cường hiệu quả cho công cuộc cai trị và khai thác thuộc địa. Trên lĩnh vực quân sự - an ninh, đáng chú ý là các sự kiện liên quan đến việc xây dựng lực lượng quân đội và cảnh sát trong giai đoạn khai thác thuộc địa lần thứ nhất. Ngày 1/8/1900 thực dân Pháp thành lập Trung đoàn pháo binh Đông Dương, gồm các đội pháo binh ở Bắc Kỳ và Nam Kỳ hợp lại. Ngày 19/9/1903 trung đội công nhân pháo thủ ở Nam Kỳ ra đời. Để bảo đảm quân số thường trực và ngăn ngừa tình trạng bỏ ngũ, ngày 14/3/1904 Toàn quyền Đông Dương ra nghị định đặt giải thưởng bằng tiền cho những ai bắt giữ được binh lính người Việt ở Nam Kỳ đào ngũ. Hơn bốn năm sau, theo sắc lệnh ngày 28/8/1908 của tổng thống Pháp, thanh niên Nam Kỳ buộc phải gia nhập lực lượng quân đội chính quy bằng hình thức rút thăm và sau khi mãn hạn đi lính thường trực, phải chuyển sang lực lượng quân dự bị cho đến khi đủ 15 năm (kể cả thời gian tại ngũ) mới được giải ngũ hoàn toàn. Trong những năm chiến tranh thế giới lần thứ nhất, nhằm siết chặt ách kiểm soát trật tự an ninh thời chiến, ngày 15/5/1917 Toàn quyền Đông Dương ra nghị định thiết lập lực lượng cảnh sát người Việt cho toàn Nam Kỳ (Garde Civile Locale), thường gọi là lực lượng Dân vệ Lê Hữu Phước Diễn tiến và hệ quả của chính sách khai thác thuộc địa... 14 hoặc lính Thủ bộ. Lực lượng này đóng tại các tỉnh lỵ hoặc ngoài tỉnh lỵ, do chủ tỉnh trực tiếp chỉ đạo, thực hiện các chức năng: bảo đảm trật tự an ninh trong tỉnh, đàn áp các cuộc nổi dậy chống đối lại chính quyền xảy ra tại địa phương, canh giữ tù phạm, truy bắt phạm nhân, áp giải tù nhân Trong chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai, chính quyền thực dân đẩy mạnh chính sách “cải lương hương chính”, thực chất là tiếp tục tấn công vào tính tự trị tự quản truyền thống của làng xã Việt Nam. Ở Nam Kỳ, sau nghị định ngày 27/8/1904 về tổ chức quản trị cấp xã, ngày 30/10/1927 Toàn quyền Đông Dương lại ban hành nghị định bổ sung thêm một số điều khoản quy định thành phần được tuyển chọn vào hàng ngũ các kỳ mục (nhằm tăng cường các phần tử có quan hệ gắn bó với Pháp nắm giữ các chức vụ chủ chốt trong bộ máy quản lý làng xã), khẳng định quyền hạn của công sứ Pháp đối với Hội đồng đại kỳ mục, đặt thêm chức vụ Đại hương cả là người đứng đầu Hội đồng đại kỳ mục Mặt khác, nhằm tập hợp các tầng lớp thanh niên phục vụ cho nền thống trị thuộc địa và xây dựng lực lượng quân dự bị, ngày 8/12/1925 Toàn quyền Đông Dương đã ra nghị định hoàn chỉnh hệ thống giáo dục thể dục và dự bị quân sự. Liên đoàn xạ kích và dự bị quân sự Nam Kỳ hình thành, ra sức lôi kéo thanh niên ra khỏi ảnh hưởng của các phong trào yêu nước, giải phóng dân tộc. 2. Đến những biện pháp kinh tế-tài chính Nhằm đáp ứng yêu cầu mở mang các thành phố, thị xã cũng như để khai thác tài nguyên đạt hiệu quả cao, ngay từ những ngày đầu có mặt ở miền Đông Nam Kỳ, quân đội và chính quyền thực dân đã quan tâm xây dựng một số công trình hạ tầng giao thông và liên lạc. Từ tháng 2/1860 Cảng Sài Gòn bắt đầu hoạt động và nhanh chóng trở thành đầu mối của các tuyến hàng hải từ châu Âu sang Viễn Đông. Tháng 5/1862 đường dây điện tín đầu tiên ở Nam Kỳ (cũng là của Đông Dương) - thiết lập từ Sài Gòn đến Biên Hòa, dài 28 km - chính thức phát tín hiệu. Ngày 26/8/1900 Toàn quyền Đông Dương ra nghị định cho phép Sở Công chính được khai thác các loại gỗ quý có dầu ở Nam Kỳ và Campuchia để làm tà vẹt đặt đường sắt. Năm 1901 tuyến đường sắt Sài Gòn - Khánh Hòa bắt đầu khởi công. Việc xây dựng các cây cầu qua những con sông lớn cũng được tiến hành. Tháng 2/1902 hoàn thành việc bắc cầu sắt Bình Lợi qua sông Sài Gòn, nối liền Sài Gòn với Biên Hòa, có cả đường xe lửa chạy qua. Ngày 30/10/1904 tuyến đường sắt Sài Gòn - Xuân Lộc dài 81 km (đoạn đầu tiên của tuyến Sài Gòn - Khánh Hòa) được đưa vào khai thác. Đến năm 1918, theo nghị định của Toàn quyền Đông Dương về việc xếp loại các tuyến đường bộ chính ở Đông Dương1 (gọi là Đường thuộc địa – Routes coloniales), trên địa bàn Nam Kỳ đã có ba tuyến đường bộ chính: Đường số 13 (dài 504 km) từ Sài Gòn đi Viêng Chăn, qua Lộc Ninh; Đường số 14 (dài 646 km) từ Sài Gòn đi miền biển Trung Kỳ qua Lộc Ninh; Đường số 15 (dài 97,8 km) từ Sài Gòn đi Cap Saint Jacques (Vũng Tàu). Để khuyến khích tư bản Pháp đầu tư trồng cây công nghiệp, ngày 4/6/1897 Toàn quyền Đông Dương ra nghị định miễn thuế cho các loại đất trồng bông, tràm, cà phê, cao su ở Nam Kỳ. Chính sách khuyến khích này tiếp tục được khẳng định bởi nghị định của Thống đốc Nam 1 Theo Nghị định ngày 18/6/1918 của Toàn quyền Đông Dương, hệ thống đường bộ phân thành hai loại: đường thuộc địa được xây dựng, bảo dưỡng bằng ngân sách của Liên bang; đường hàng xứ do các xứ (kỳ) chịu trách nhiệm xây dựng, tu bổ. Tạp chí Khoa học Đại học Thủ Dầu Một Số 2(33)-2017 15 Kỳ ngày 6/8/1898: đặt giải thưởng bằng tiền hàng năm (trích trong ngân sách Nam Kỳ) cho các chủ đồn điền người Pháp, đặc biệt là các đồn điền trồng cau, cà phê, ca cao, cao su, dừa, tràm, đay, hồ tiêu, gai, thuốc lá, chè. Cũng nhằm mục tiêu khuếch trương sản xuất nông nghiệp, ngày 8/7/1899 Toàn quyền Đông Dương cho thành lập Trại thí nghiệm nông nghiệp ở Sài Gòn. Năm 1910, tư bản Pháp cho đưa máy móc vào sử dụng tại các đồn điền ở Nam Kỳ v.v Bằng những biện pháp đồng bộ và hữu hiệu đó cùng với nguồn lợi lớn thu được từ việc trồng cây công nghiệp, số lượng đồn điền ở Nam Kỳ tăng lên khá nhanh. Năm 1908, Công ty Cao su Đồng Nai (Société des Caoutchoucs du Donai) ra đời, đặt trụ sở tại Paris, vốn ban đầu nửa triệu franc, chuyên khai thác các đồn điền trồng cao su, cây có dầu và đồn điền trồng mía ở Đông Dương, chủ yếu là tại Nam Kỳ. Trong năm 1910, cùng với việc thành lập Công ty Cao su Đông Dương (Société des Caoutchoucs de l’Indochine) có trụ sở đặt tại Paris, tư bản thực dân Pháp còn thành lập Công ty đồn điền Đất Đỏ (Société des plantations des Terres Rouges), đặt trụ sở tại Sài Gòn và Công ty nông nghiệp Thành Tuy Hạ (Société agricole de Thành Tuy Hạ), đặt trụ sở tại Biên Hòa. Đối tượng hoạt động của Công ty đồn điền Đất Đỏ (có vốn ban đầu 2,3 triệu franc) là trồng trọt và khai thác bông, cao su, cà phê ở Thủ Dầu Một, Biên Hòa, Bà Rịa và ở cả Java, Malaysia. Tương tự, đối tượng hoạt động của Công ty nông nghiệp Thành Tuy Hạ (vốn ban đầu 600.000 franc) là khai thác các đồn điền nông nghiệp và mua bán các sản phẩm nông nghiệp2. Có thể xem đây là hai công ty nông nghiệp có quy mô và phạm vi hoạt động lớn ra đời sớm nhất trong chương trình khai thác thuộc địa lần thứ nhất ở Nam Kỳ3. Tiếp đó, trong năm 1911 các Công ty đồn điền cao su Xuân Lộc (Société des plantations d’hévéas de Xuân Lộc), Công ty Cao su Padang (Société des Caoutchoucs de Padang) cũng lần lượt ra đời và đều đặt trụ sở tại Sài Gòn. Đây là những công ty có vốn lớn (vốn ban đầu của Công ty Cao su Padang lên đến 6,5 triệu franc, gấp gần ba lần Công ty đồn điền Đất Đỏ và gần 10 lần Công ty nông nghiệp Thành Tuy Hạ). Phạm vi hoạt động của các công ty này là kinh doanh nông nghiệp, chủ yếu trồng cao su và các loại cây công nghiệp khác. Năm 1913 thêm Công ty Cây cao su Tây Ninh (Société des Hévéas de Tây Ninh) được thành lập, trụ sở cũng đặt tại Sài Gòn. Đây là công ty có vốn lớn (năm 1913 có 3,8 triệu franc), kinh doanh, khai thác và trồng cây cao su ở các đồn điền thuộc hai tỉnh Tây Ninh và Biên Hòa. Đến giữa năm 1916, theo báo cáo trước Hội đồng Chính phủ Đông Dương, số lượng đồn điền cao su ở miền Đông Nam Kỳ bao gồm: Tỉnh Gia Định có 49 đồn điền với tổng diện tích 3.240 ha, trong đó 29 đồn điền của người Pháp, 20 đồn điền của người Việt và người Hoa. Tỉnh Bà Rịa có 6 đồn điền đều thuộc các công ty của Pháp. Tỉnh Tây Ninh có 4 đồn điền, trong đó 2 đồn điền thuộc Công ty cao su Tây Ninh. 2 Chỉ sau một thời gian hoạt động, vốn của các công ty này tăng lên rất nhanh chóng. Từ 2,3 triệu franc (1910), vốn của Công ty đồn điền Đất Đỏ liên tiếp tăng lên 36 triệu franc (1923), 46 triệu franc (1925), 80 triệu franc (1929) Vốn của Công ty nông nghiệp Thành Tuy Hạ cũng tăng từ 600.000 franc (1910) lên 1,2 triệu franc (1919) và 2,2 triệu franc (1925) 3 Trước đó, việc trồng cao su đã được thử nghiệm ở miền Đông Nam Kỳ từ cuối thế kỷ XIX và trong những năm 1907-1908 đã xuất hiện một vài công ty cao su có quy mô vừa và nhỏ như Công ty Sunnazah, Công ty An Trạch. Lê Hữu Phước Diễn tiến và hệ quả của chính sách khai thác thuộc địa... 16 Tỉnh Thủ Dầu Một có diện tích các đồn điền lớn nhất trong toàn Nam Kỳ (14.078 ha), gồm các đồn điền Lộc Ninh, An Lộc, Xa Cam, Xa Trạch. Do nhu cầu của thị trường sau cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ nhất, giá cao su tăng vọt – nhất là ở châu Âu và Pháp, nên tư bản Pháp lập tức đổ xô vào lĩnh vực kinh doanh có lợi nhuận hấp dẫn này. Trong những năm 1926-1929, diện tích đồn điền cao su tăng lên rất nhanh và do điều kiện đất đai, khí hậu, hầu hết các đồn điền cao su hình thành trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai đều tập trung ở vùng đất đỏ Nam Kỳ. Một số công ty và đồn điền cao su ra đời trong thập niên 20 ở Nam Kỳ như: Công ty đồn điền cao su Cầu Khói chuyên khai thác các đồn điền trồng cao su và các loại cây công nghiệp khác (thành lập năm 1924); Công ty Trồng trọt nhiệt đới Đông Dương chuyên kinh doanh cà phê, mía, cao su (thành lập tháng 6/1925); Công ty nông nghiệp cao su An Phú Hạ chuyên trồng và khai thác cao su tại đồn điền ở Bà Rịa; Công ty cao su Phước Hòa chuyên kinh doanh các đồn điền cao su ở Đông Dương; Công ty đồn điền Đông Dương – Liên hiệp Mimot chuyên kinh doanh các đồn điền cao su, chè, cà phê; Công ty đồn điền Mariani chuyên kinh doanh cao su và một số sản phẩm nhiệt đới ở vùng Thủ Dầu Một (đều thành lập trong năm 1927); Công ty cao su Chamcar – Loeu chuyên trồng, khai thác và chế biến cao su (cùng thành lập năm 1928) v.v Từ năm 1929 trở đi, trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế thế giới, các công ty đồn điền vẫn tiếp tục hình thành, hầu hết đặt trụ sở tại Sài Gòn như: Công ty đồn điền Boyganbar chuyên quản lý và khai thác các đồn điền cao su thuộc tỉnh Biên Hòa; Công ty đồn điền Ky-Odron chuyên trồng và khai thác các l ... ỏ chính quyền thuộc địa rất chú trọng đến hoạt động thương mại tại đây (trong khi phải 18 năm sau, đến ngày 3/6/1886 Phòng Thương mại Hải Phòng và Phòng Thương mại Hà Nội mới hình thành). Việc buôn bán hàng hóa hai chiều giữa Pháp với Nam Kỳ nói riêng và Đông Dương nói chung tăng lên nhanh chóng (tổng số hàng nhập từ Pháp vào Đông Dương trong những năm 1902-1906 tăng gấp 4,2 lần so với những năm 1897-1901; tổng số hàng xuất từ Đông Dương sang Pháp cũng tăng 3,5 lần trong khoảng thời gian đó). Mặt khác, bên cạnh việc xuất khẩu gạo, từ năm 1902 trở đi miền Đông Nam Kỳ đã có thêm các sản phẩm khác như thuốc lá, cà phê, xi măng, đồ thêu, xà phòng Có một nét mới là tuy Pháp vẫn giữ độc quyền bằng chính sách bảo hộ thuế quan, nhưng từ những năm đầu thế kỷ XX một số hàng hóa của Anh, Trung Hoa đã có mặt ở Nam Kỳ. Bên cạnh đó, tư bản Pháp vẫn sử dụng lực lượng tư sản mại bản người Hoa làm trợ thủ để lũng đoạn thị trường nội địa và hoạt động xuất khẩu. Sau Chiến tranh thế giới lần thứ nhất, các công ty thương mại của tư bản Pháp và tư sản mại bản thuộc địa vẫn nắm giữ và ra sức củng cố địa vị độc quyền, cả ngoại thương lẫn nội thương. Ngày 20/6/1921, Toàn quyền Đông Dương ra nghị định thành lập các Sở Thương mại – trong đó có Sở Thương mại Sài Gòn – nhằm thực hiện chức năng khuyến khích buôn bán các sản phẩm của địa phương thông qua tổ chức các hội chợ và điều hành các nhà đấu xảo. Các loại nông sản phẩm được tập trung thu mua với giá rẻ để xuất khẩu thu lợi nhuận cao. Trong danh mục các mặt hàng xuất khẩu, lúa gạo luôn giữ vị trí hàng đầu; bên cạnh đó mặt hàng cao su ngày càng có vị trí quan trọng. Tuy nhiên, sản phẩm xuất khẩu thường ở dạng thô; trong khi hàng hóa nhập khẩu luôn là thành phẩm (trong đó có nhiều loại hàng xa xỉ, độc hại), nên sau mỗi vòng quay xuất nhập khẩu, tư bản Pháp thu được lợi nhuận rất lớn. Cho đến thập niên 30, theo nhận xét của J.P. Aumiphin, “toàn bộ thương mại của thuộc địa (Nam Kỳ) với Singapore và Trung Hoa đều ở trong tay người Trung Hoa, về nhập khẩu cũng như xuất khẩu Chỉ cần nhìn vào chi tiết các bảng của Phòng thương mại Sài Gòn để 6 Theo J.P. Aumiphin – Sđd., tr. 157. Lê Hữu Phước Diễn tiến và hệ quả của chính sách khai thác thuộc địa... 18 nhận thấy rằng những số tiền lớn tương ứng với các sản phẩm như lúa gạo, thuốc phiện, tơ lụa, chè đều qua tay người Trung Hoa, chỉ có khoảng 25% ngoại thương thuộc về người Pháp”7. 3. Và những hệ quả Như đã trình bày, chính sách khai thác thuộc địa mà thực dân Pháp tiến hành ở Nam Kỳ tập trung chủ yếu trên lĩnh vực kinh tế - tài chính. Nhưng tác động và hệ quả của nó lại diễn ra toàn diện, đồng bộ trên tất cả các lĩnh vực: từ chính trị, kinh tế cho đến văn hóa - xã hội. Đó cũng là những tác động và hệ quả mang tính biện chứng: có cả tiêu cực lẫn “tích cực”; có bóc lột, vơ vét, kìm hãm, phá hoại nhưng cũng có đầu tư, thúc đẩy, “kích hoạt” Tất nhiên, mặt chủ yếu là những hệ quả tiêu cực, là tội ác của chủ nghĩa thực dân; còn những điểm “tích cực” thường là hệ quả nằm ngoài ý định chủ quan của người Pháp. Ở lĩnh vực chính trị - quân sự, dưới ách thống trị và khai thác của thực dân Pháp, ở miền Đông Nam Kỳ đã hình thành một hệ thống cai trị thuộc địa từ rất sớm và ngày càng hoàn chỉnh. Trong hệ thống đó, quyền lực thực sự nằm trong tay chính quyền thực dân, có sự hỗ trợ đắc lực của bộ máy phong kiến ở các cấp phủ, huyện, tổng. Nhìn nhận một cách khách quan, có thể thấy hệ thống cai trị thuộc địa thiết lập ở miền Đông Nam Kỳ có những điểm ưu việt hơn, thể hiện “tính trội” của một thiết chế hành chính hiện đại so với cung cách quản lý hành chính của triều Nguyễn trước đó, thể hiện trên các mặt: - Với chính sách “phân quyền”, chính quyền thuộc địa ở Nam Kỳ đã xác lập và quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, vai trò của từng tổ chức và cá nhân trong hệ thống cai trị một cách rạch ròi, cụ thể (thông qua những mối quan hệ nghiêm ngặt giữa cấp trên với cấp dưới). Điều này vừa bảo đảm tập trung quyền lực cho cấp trung ương (Thống đốc Nam Kỳ), vừa phát huy được trách nhiệm và hiệu lực quản lý, điều hành của địa phương (tỉnh, phủ, huyện, tổng) đến mức cao nhất có thể. - Việc cải tổ, sắp xếp lại cơ cấu hành chính (lập các khu hành chính, các tiểu khu; đổi tiểu khu / hạt tham biện thành tỉnh v.v) cùng với việc thành lập các thành phố cấp I, cấp II, cấp III cho thấy tính đúng đắn và hợp lý trong quy hoạch địa giới hành chính và tổ chức quản lý hành chính; đồng thời khai thác được tiềm năng, thế mạnh của các địa phương trên nhiều lĩnh vực kinh tế - xã hội. Mặt khác, xét ở một khía cạnh nào đó, chính sách “cải lương hương chính”, can thiệp vào tổ chức quản lý làng xã mà thực dân Pháp bắt đầu tiến hành từ năm 1904 cũng có tác dụng “tích cực” nhất định khi góp phần phá vỡ tính tự trị, biệt lập và làm hạn chế nhiều hủ tục, tệ nạn ở nông thôn Nam Kỳ (mặc dù các hủ tục và tệ nạn này không phổ biến và nặng nề so với làng xã ở Bắc Kỳ và Trung Kỳ). - Sự quan tâm đào tạo và nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ viên chức, chính sách tuyển dụng quan cai trị và viên chức hành chính, việc tổ chức thi tuyển chánh, phó tổng với chế độ thi cử, sát hạch chặt chẽ cùng nhiều động thái khác mà chính quyền thuộc địa ở Nam Kỳ đã làm nhằm xây dựng đội ngũ quan chức và nhân viên trong bộ máy cai trị - tuy không thật đông về số lượng nhưng thực sự tinh thông nghiệp vụ - phải chăng cũng là những điều đáng để nghiên cứu, tham khảo đối với chúng ta trong công cuộc cải cách hành chính hiện nay? Lẽ đương nhiên, các mặt “tích cực” nêu trên không che lấp được những hệ quả tiêu cực nặng nề mà thực dân Pháp đã gây nên ở miền Đông Nam Kỳ cũng như trong cả nước trên phương diện chính trị - quân sự. Ở đây chỉ nêu những nét chính: 7 Theo J.P. Aumiphin – Sđđ., tr. 152. Tạp chí Khoa học Đại học Thủ Dầu Một Số 2(33)-2017 19 - Sự câu kết chặt chẽ giữa hai tầng thống trị thực dân - phong kiến đã tạo nên ách áp bức “một cổ hai tròng” đè nặng lên cuộc sống người dân. Hợp cùng bộ máy chính quyền, các lực lượng quân đội, cảnh sát và hệ thống tòa án, nhà tù – những công cụ thực thi chính sách đàn áp và khủng bố – đã để lại ở Nam Kỳ (và trong cả nước) nhiều chứng tích tội ác thể hiện rõ tính chất tàn bạo, dã man của chế độ thuộc địa. - Chính sách “chia để trị” hết sức thâm độc của chủ nghĩa thực dân cũng để lại những hậu quả nghiêm trọng cho đất nước và dân tộc. Cho đến hôm nay, sự kỳ thị và hiềm khích giữa miền núi và miền xuôi, giữa đồng bào các dân tộc, giữa tín đồ các tôn giáo, giữa người có đạo và người không có đạo vẫn tồn tại ở nơi này nơi khác, mà nguyên nhân của nó không ai khác chính là những thủ đoạn chính trị tinh vi xảo quyệt của chế độ thuộc địa thực dân và tiếp đó là của chủ nghĩa đế quốc. Ở lĩnh vực kinh tế - tài chính, xét từ góc độ “kích hoạt”, thúc đẩy nền kinh tế phát triển, không thể phủ nhận khi du nhập quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa vào Việt Nam (trước hết là miền Đông Nam Kỳ), tư bản Pháp đã làm được điều quan trọng: phá vỡ thế cô lập kinh tế bởi chính sách “bế quan tỏa cảng” của triều Nguyễn; thúc đẩy xã hội hóa và giao lưu kinh tế, từng bước xác lập thị trường tư bản chủ nghĩa. Điều đó dẫn đến những hệ quả “tích cực” sau: - Hạ tầng kinh tế (kết cấu hạ tầng) được thiết lập và không ngừng phát triển. Hoạt động của cảng Sài Gòn cho thấy sự khởi sắc của ngoại thương, của kinh tế hàng hóa. Tuyến đường sắt Sài Gòn – Xuân Lộc tuy chưa đem lại hiệu quả vận chuyển cao, nhưng rõ ràng đã góp phần mở rộng “chân trời kinh tế” của miền Đông Nam Kỳ. Hệ thống đường bộ phát triển mạnh tại đây trong chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai cùng với sự hình thành các tuyến đường xe điện, đường hàng không cũng là những nhân tố mới đánh dấu sự chuyển động theo hướng hiện đại hóa nền kinh tế. - Song song với việc phát triển kết cấu hạ tầng và xác lập thị trường tư bản chủ nghĩa, cơ cấu kinh tế ở miền Đông Nam Kỳ có sự chuyển biến rõ nét. Do quan hệ tư bản chủ nghĩa tác động mạnh vào nông thôn và sản xuất nông nghiệp, nhất là với sự hình thành các đồn điền tư bản chủ nghĩa và một số công ty công nghiệp, công ty thương mại - dịch vụ ở các đô thị; nên một cơ cấu kinh tế mới đã hình thành - trong đó các hoạt động công nghiệp, thương mại, dịch vụ chiếm tỷ trọng ngày càng cao. Sự xuất hiện các đồn điền trồng cây công nghiệp đã góp phần tạo sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, phá vỡ dần tính chất độc canh (cây lúa) của nông nghiệp truyền thống, hướng về mục tiêu xuất khẩu. - Trong chừng mực nhất định, sự xuất hiện các yếu tố kinh tế tư bản thực dân trong công cuộc khai thác thuộc địa đã tạo nên “cú hích” dẫn đến sự hình thành nền kinh tế dân tộc theo hướng tư bản chủ nghĩa và tầng lớp tư sản dân tộc ở Nam Kỳ. Vào năm 1896 chỉ riêng thành phố Sài Gòn đã có đến 366 nhà công thương người Việt; trong đó nhiều người xuất thân từ tầng lớp địa chủ giàu có chuyển sang kinh doanh công thương nghiệp. Từ đầu thế kỷ XX, dưới ảnh hưởng của trào lưu tư tưởng dân chủ tư sản vừa du nhập vào Việt Nam, phong trào “chấn hưng thực nghiệp” phát triển khá mạnh. Tư sản người Việt ở miền Đông Nam Kỳ (nhất là ở Sài Gòn - Chợ Lớn) có mặt trong nhiều lĩnh vực sản xuất kinh doanh: giao thông vận tải, ngân hàng, xay xát lúa gạo, sản xuất giấy, sản xuất xà phòng, thuộc da, làm thủy tinh, gốm sứ, gạch ngói, dệt, nhuộm v.v Mặc dù thực lực kinh tế còn yếu và phải chịu sự khống chế của tư bản Pháp, nhưng đây là những tín hiệu tích cực đánh dấu chuyển biến sâu sắc trong nhận thức và trong Lê Hữu Phước Diễn tiến và hệ quả của chính sách khai thác thuộc địa... 20 hoạt động kinh tế của một bộ phận nhân dân Nam Kỳ theo xu hướng tiếp cận với thị trường kinh tế quốc tế, biết và dám làm ăn lớn khi có điều kiện thuận lợi. Tuy nhiên, xét một cách tổng thể trên phương diện kinh tế - tài chính, những hệ quả tiêu cực do chính sách vơ vét, bóc lột hết sức nặng nề mà tư bản thực dân Pháp gây ra mới là mặt chủ yếu, cụ thể là: - Nền kinh tế Việt Nam nói chung và ở miền Đông Nam Kỳ nói riêng cho đến cuối thời Pháp thuộc vẫn là một nền kinh tế lạc hậu, phiến diện, mất cân đối. Ở các đồn điền, vào năm 1910 thực dân Pháp thí nghiệm đưa máy móc vào canh tác, nhưng ngay sau đó lại bãi bỏ. Báo cáo của Giám đốc Sở Canh nông và Thương mại Nam Kỳ (năm 1910) khẳng định: “Việc áp dụng cơ giới vào trong nông nghiệp sẽ rất chậm chạp”8. Công nghiệp thực chất vẫn mang tính chất dịch vụ và phục vụ (chủ yếu là cung cấp nguyên vật liệu cho công nghiệp chính quốc và sản xuất hàng tiêu dùng), lệ thuộc tư bản Pháp và thị trường nước ngoài. Cho đến cuối thập niên 30 đầu thập niên 40, ở miền Đông Nam Kỳ chưa có một cơ sở công nghiệp nặng đúng nghĩa trong các ngành luyện kim, cơ khí, hóa chất – nền tảng của công nghiệp hiện đại. Tiểu thủ công nghiệp tuy có bước phát triển nhất định trong thời kỳ khai thác thuộc địa lần thứ hai, nhưng vẫn chưa vượt khỏi quy mô sản xuất cá thể hay gia đình và chỉ được xem như một nghề phụ, chưa thực sự tách khỏi nông nghiệp. Một số nghề truyền thống lâm vào tình trạng suy thoái, tiêu điều. Nguyên nhân mấu chốt của thực trạng này là do chính sách đầu tư của tư bản Pháp vào Việt Nam chỉ nhằm đến mục tiêu tối thượng: khai thác để thu lợi nhuận tối đa, bằng mọi giá mà không chú ý đến việc triển khai, áp dụng các yếu tố kỹ thuật, tri thức vào quá trình hoạt động kinh tế. - Cũng vì mục tiêu tối thượng đó, nên một hệ quả tất yếu mà thực dân Pháp và các thế lực cộng tác mật thiết với Pháp đã gây ra trên phương diện kinh tế - tài chính là sự cướp đoạt và khai thác đến mức cạn kiệt các nguồn tài nguyên thiên nhiên (đất đai, nguyên liệu). Việc cướp đoạt đất đai để lập các đồn điền cao su ở miền Đông Nam Kỳ là một thực tế hiển nhiên được người Pháp thừa nhận, nhất là trong thập niên 20 – thời kỳ của “cơn sốt cao su” trên toàn thế giới. Một thực tế khác cũng không thể phủ nhận là việc trồng trọt cao su “không sinh lợi đối với Đông Dương, bởi vì gần như toàn bộ sản phẩm được xuất khẩu”. Chính điều đó cộng với chế độ lao động khắc nghiệt ở vùng cao su đã làm cho “sự tố cáo chủ nghĩa tư bản thuộc địa nhằm đặc biệt vào các đồn điền”9. Ở phương diện xã hội, tình trạng phân hóa sâu sắc ở nông thôn do chính sách cướp đoạt đất đai, làm bần cùng hóa người dân là hệ quả rõ ràng nhất. Nếu như cuộc sống của công nhân cao su được xem là thảm cảnh nơi “địa ngục trần gian”, thì tình cảnh của người nông dân mất đất rồi trở thành công nhân trong các cơ sở công nghiệp của tư bản Pháp và tư sản bản xứ cũng hết sức bi đát do chế độ lao động nghiệt ngã và đồng lương chết đói. Bên cạnh đó, sự suy tàn của một số ngành nghề thủ công truyền thống đã làm cho một bộ phận thợ thủ công bị phá sản, cuộc sống trở nên khó khăn, thiếu thốn, thậm chí đến mức khốn quẫn, bần cùng. Đó là bức tranh u ám của sự phân hóa xã hội theo chiều hướng đi xuống mà hơn 90% cư dân miền Đông Nam Kỳ phải gánh chịu dưới tác động của công cuộc khai thác thuộc địa. Đồng thời, như là một hệ quả tất yếu, chính sách khai thác thuộc địa mà thực dân Pháp tiến hành ở miền Đông 8 Dẫn theo Dương Kinh Quốc – Sđd., tr. 327. 9 D. Hémery - Révolutionnaires Vietnamien et pouvoir colonial en Indochine. Paris, 1975, tr. 85. Tạp chí Khoa học Đại học Thủ Dầu Một Số 2(33)-2017 21 Nam Kỳ nói riêng và trong cả nước nói chung đã làm cho mâu thuẫn xã hội phát triển hết sức gay gắt. Nổi bật nhất và dễ thấy nhất là mâu thuẫn xuyên suốt giữa tư bản thực dân Pháp và tư sản mại bản bản xứ với công nhân, giữa địa chủ (Pháp và bản xứ) với nông dân. Bên cạnh đó, còn có cả mâu thuẫn giữa tư sản Pháp và tư sản mại bản Hoa kiều với tư sản dân tộc, giữa địa chủ Pháp với địa chủ Việt, cho thấy rõ hơn những hệ quả bất ổn về mặt xã hội mà chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp đã gây ra. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Aumiphin, J.P., Sự hiện diện tài chính và kinh tế của Pháp ở Đông Dương (1859-1939), Bản dịch của Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, 1994. [2] Trần Văn Giàu, Đinh Xuân Lâm, Nguyễn Văn Sự, Lịch sử cận đại Việt Nam, 3 tập, NXB Giáo dục, 1960-1961. [3] Đinh Xuân Lâm (chủ biên), Đại cương lịch sử Việt Nam, Tập II, NXB Giáo dục, 1998. [4] Nguyễn Phan Quang, Độc quyền thuốc phiện ở Nam Kỳ cuối thế kỷ XIX, Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, số 277 (11-12/1994). [5] Nguyễn Phan Quang, Thêm một số tư liệu về nghề thủ công truyền thống ở Nam Bộ thời Pháp thuộc 1867-1945, Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, số 316 (5-6/2001). [6] Nguyễn Phan Quang, Người Hoa trên thị trường lúa gạo Nam Kỳ thời Pháp thuộc, Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, số 320 (1-2/2002). [7] Dương Kinh Quốc, Việt Nam những sự kiện lịch sử (1858-1918), NXB Giáo dục, 1999. [8] Dương Trung Quốc, Việt Nam những sự kiện lịch sử (1919-1945), NXB Giáo dục, 2001. [9] Bernard, P., Le problème économique indochinoise, Paris, 1934. [10] Chesneaux, J., Contribution à l’histoire de la nation Vietnamien, Paris, 1955. [11] Gourou, P., L’utilisation du sol en Indochine francaise, Paris, 1940. [12] Hémery, D., Révolutionnaires Vietnamien et pouvoir colonial en Indochine, Paris, 1975. [13] Henri, Y., L’Économie agricole de l’Indochine, Hanoi, 1932. [14] Robequain, Ch., L’évolution économique de l’Indochine francaise, Paris, 1939.
File đính kèm:
- dien_tien_va_he_qua_cua_chinh_sach_khai_thac_thuoc_dia_o_mie.pdf