Di sản văn hóa thế giới ở Việt Nam với phát triển du lịch

Việt Nam có 27 di sản thiên nhiên và văn hóa được UNESCO công nhận dưới

nhiều danh hiệu khác nhau. Ngoài ba di sản thiên nhiên thế giới là Vịnh Hạ Long, Vườn

quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng và Cao nguyên đá Đồng Văn, chúng ta có đến 24 di sản

văn hóa được UNESCO vinh danh. Những di sản văn hóa thế giới đó là tiềm năng to lớn

để phát triển du lịch di sản ở Việt Nam. Du khách bị hấp dẫn bởi các điểm đến có sự bổ

sung giữa cảnh đẹp tự nhiên và nền văn hóa truyền thống, gây ấn tượng mạnh và độc đáo,

đặc biệt là các di sản văn hóa đã được UNESCO vinh danh. Bài viết này, chúng tôi đề cập

đến Di sản Văn hóa Thế giới ở Việt Nam trong phát triển du lịch cùng những vấn đề có

liên quan như một số khái niệm về di sản văn hóa thế giới của UNESCO với những tiêu chí

công nhận, di sản văn hóa phi vật thể thế giới cũng như tiềm năng, thực trạng bảo tồn và

phát huy giá trị di sản văn hóa thế giới ở Việt Nam trong du lịch.

pdf 14 trang kimcuc 19880
Bạn đang xem tài liệu "Di sản văn hóa thế giới ở Việt Nam với phát triển du lịch", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Di sản văn hóa thế giới ở Việt Nam với phát triển du lịch

Di sản văn hóa thế giới ở Việt Nam với phát triển du lịch
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC VĂN LANG Phan Huy Xu và tgk 
65 
DI SẢN VĂN HÓA THẾ GIỚI Ở VIỆT NAM 
VỚI PHÁT TRIỂN DU LỊCH 
WORLD CULTURAL HERITAGE IN VIETNAM WITH TOURISM DEVELOPMENT 
PHAN HUY XU
 và VÕ VĂN THÀNH 
 PGS.TS. Trường Đại học Văn Lang, xuphanhuy@gmail.com, Mã số: TCKH09-02-2018 
 ThS. Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, vonhanchi@gmail.com 
TÓM TẮT: Việt Nam có 27 di sản thiên nhiên và văn hóa được UNESCO công nhận dưới 
nhiều danh hiệu khác nhau. Ngoài ba di sản thiên nhiên thế giới là Vịnh Hạ Long, Vườn 
quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng và Cao nguyên đá Đồng Văn, chúng ta có đến 24 di sản 
văn hóa được UNESCO vinh danh. Những di sản văn hóa thế giới đó là tiềm năng to lớn 
để phát triển du lịch di sản ở Việt Nam. Du khách bị hấp dẫn bởi các điểm đến có sự bổ 
sung giữa cảnh đẹp tự nhiên và nền văn hóa truyền thống, gây ấn tượng mạnh và độc đáo, 
đặc biệt là các di sản văn hóa đã được UNESCO vinh danh. Bài viết này, chúng tôi đề cập 
đến Di sản Văn hóa Thế giới ở Việt Nam trong phát triển du lịch cùng những vấn đề có 
liên quan như một số khái niệm về di sản văn hóa thế giới của UNESCO với những tiêu chí 
công nhận, di sản văn hóa phi vật thể thế giới cũng như tiềm năng, thực trạng bảo tồn và 
phát huy giá trị di sản văn hóa thế giới ở Việt Nam trong du lịch. 
Từ khóa: Di sản Văn hóa Thế giới, di sản văn hóa phi vật thể, du lịch di sản, phát huy giá 
trị di sản, quản lý di sản,... 
ABSTRACTS: There are 27 natural and cultural heritages of Vietnam recognized by 
UNESCO under various titles. In addition to the three world natural heritages, Ha Long 
Bay, Phong Nha-Ke Bang National Park and Dong Van Karst Plateau, there are other 24 
cultural heritages that recognized. World cultural heritages are great potential for the 
development of heritage tourism in Vietnam. Visitors are fascinated by the places that 
include between natural beauty and traditional culture, which are impressive and unique, 
especially the cultural heritage was honored by UNESCO. In this article, we refer to the 
World Cultural Heritage in Vietnam in tourism development and related issues and some 
definitions of UNESCO's World Cultural Heritage with the criteria for accreditation. Also, 
we mention to the potential and current status of preserving and promoting the value of 
world cultural heritages in Vietnam to develop tourism. 
Key words: World Cultural Heritage, intangible cultural heritage, heritage tourism, 
promotion of heritage values, heritage management, etc. 
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC VĂN LANG Số 09, Tháng 5 - 2018 
66 
1. ĐẶT VẤN ĐỀ 
Việt Nam là một quốc gia có nhiều di 
sản được UNESCO công nhận. Đến hết 
năm 2017, Việt Nam có tất cả 27 Di sản 
Thế giới, trong đó có 3 Di sản Thiên nhiên 
Thế giới và 24 Di sản Văn hóa Thế giới 
dưới nhiều danh hiệu. Như vậy, tiềm năng 
di sản của nước ta rất to lớn. Nhưng về mặt 
bảo tồn, phát huy và khai thác giá trị di sản 
văn hóa thế giới chưa tương xứng với tiềm 
năng. Bài viết này bước đầu tìm hiểu một 
số khái niệm và tiêu chí về di sản văn hóa 
thế giới, phân tích tiềm năng, thực trạng 
bảo tồn và khai thác các di sản văn hóa thế 
giới ở nước ta, đặc biệt, đối với sự phát 
triển của du lịch. Đồng thời, bài viết cũng 
nêu một số giải pháp về khai thác di sản 
văn hóa thế giới trong du lịch thời kỳ hội 
nhập quốc tế của nước ta hiện nay. 
2. NỘI DUNG 
Chúng tôi trích dẫn một số khái niệm 
về di sản văn hóa, di sản văn hóa phi vật 
thể của UNESCO làm cơ sở khoa học 
nhằm tìm hiểu mối quan hệ giữa di sản văn 
hóa thế giới và phát triển du lịch, vốn được 
xem là một ngành kinh tế mũi nhọn theo 
Nghị quyết số 08 - NQ/TW đã đề ra. 
2.1. Khái niệm và tiêu chí về Di sản Văn 
hóa của UNESCO 
Theo Công ước về Bảo vệ Di sản Văn 
hóa và Thiên nhiên Thế giới (Convention 
Concerning the Protection of the World 
Cultural and Natural heritage) của 
UNESCO, họp tại Paris từ 17/10 đến 
21/11/1972, kỳ họp lần thứ 17, tại Khoản 1, 
Điều 1 có quy định Di sản văn hóa là: 
“Các công trình kiến trúc, tác phẩm 
điêu khắc và hội họa hoành tráng, các yếu 
tố hay cấu trúc có tính chất khảo cổ học, 
bia ký, hang cư trú và các đặc trưng kết 
hợp, có giá trị nổi bật toàn cầu xét theo 
quan điểm lịch sử, nghệ thuật và khoa học; 
Quần thể các công trình xây dựng: 
Quần thể các công trình xây dựng tách biệt 
hay liên kết lại với nhau, do kiến trúc và 
tính đồng nhất hoặc vị trí của chúng trong 
cảnh quan, có giá trị nổi bật toàn cầu xét theo 
quan điểm lịch sử, nghệ thuật và khoa học; 
Các di chỉ: các công trình do con 
người tạo nên hoặc có sự kết hợp giữa 
thiên nhiên và nhân tạo, và các khu vực 
trong đó có các di chỉ khảo cổ có giá trị nổi 
bật toàn cầu xét theo quan điểm lịch sử, 
thẩm mỹ, dân tộc học hoặc nhân chủng 
học” [1, tr.17]. 
Di sản thế giới đã được UNESCO công 
nhận từ nhiều năm trước, tuy nhiên, cho 
đến cuối năm 2004, Ủy ban Di sản Thế giới 
mới đưa ra 6 tiêu chí cho di sản văn hóa và 
4 tiêu chí cho di sản thiên nhiên. Các tiêu 
chí công nhận Di sản Văn hóa Thế giới: 
“(i) Là một kiệt tác cho thấy thiên tài sáng 
tạo của con người; (ii) Biểu hiện sự giao 
lưu các giá trị của con người, trong một 
thời gian dài hoặc trong một khu vực văn 
hóa của thế giới, về những bước phát triển 
trong kiến trúc, nghệ thuật tượng đài hoặc 
quy hoạch thành phố và thiết kế cảnh quan; 
(iii) Là minh chứng độc đáo hoặc chí ít 
cũng là hiếm có cho truyền thống văn hóa 
hoặc cho một nền văn minh còn đang tồn 
tại hoặc đã mất; (iv) Là một mẫu hình nổi 
bật của một loại công trình xây dựng hoặc 
quần thể kiến trúc hay cảnh quan minh họa 
cho một (các) giai đoạn trong lịch sử nhân 
loại; (v) Là một mẫu hình nổi bật về nơi 
sinh sống truyền thống hoặc sử dụng đất 
đai của con người đại diện cho một (hoặc 
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC VĂN LANG Phan Huy Xu và tgk 
67 
nhiều) nền văn hóa, đặc biệt khi nó trở nên 
dễ bị tổn thương do tác động của những 
biến đổi không cưỡng lại được; (vi) Liên 
quan trực tiếp hoặc đích thực tới các sự 
kiện hay truyền thống đang còn tồn tại, với 
những ý tưởng hoặc niềm tin, với các tác 
phẩm nghệ thuật hoặc văn học có ý nghĩa 
toàn cầu nổi bật (tiêu chuẩn này chỉ được 
xem xét trong những hoàn cảnh đặc biệt 
hoặc liên quan đến các tiêu chí văn hóa 
hoặc thiên nhiên khác khi Ủy ban xem xét 
có đưa vào danh sách Di sản Thế giới hay 
không)” [11; 3, tr.5]. 
Mỗi di sản văn hóa có những nét đặc 
trưng và đặc thù vốn có mà UNESO dựa 
vào những tiêu chí cụ thể để quyết định 
công nhận nó là Di sản Văn hóa Thế giới 
hay là không. 
Về Di sản Văn hóa phi vật thể Thế 
giới, tại Khoản 1, Điều 2, Mục 1 của Công 
ước bảo vệ Di sản văn hóa phi vật thể 
(Convention for the Safeguarding of the 
Intangible Cultural heritage) của UNESCO 
năm 2003 ghi nhận: “Di sản văn hóa phi 
vật thể được hiểu là các tập quán, các hình 
thức thể hiện, biểu đạt, tri thức, kỹ năng và 
kèm theo đó là những công cụ đồ vật, đồ 
tạo tác và các không gian văn hóa có liên 
quan mà các cộng đồng, các nhóm người và 
trong một số trường hợp là các cá nhân, 
công nhận là một phần di sản văn hóa của 
họ. Được chuyển giao từ thế hệ này sang 
thế hệ khác, di sản văn hóa phi vật thể được 
các cộng đồng, các nhóm người không 
ngừng tái tạo để thích nghi với môi trường 
và mối quan hệ qua lại giữa cộng đồng với 
tự nhiên và lịch sử của họ, đồng thời hình 
thành trong họ ý thức về bản sắc và sự kế 
tục, qua đó khích lệ thêm sự tôn trọng đối 
với đa dạng văn hóa và tính sáng tạo của 
con người. Vì những mục đích của Công 
ước này, chỉ xét đến những di sản văn hóa 
phi vật thể phù hợp với các văn kiện quốc 
tế hiện hành về quyền con người, cũng như 
những yêu cầu về sự tôn trọng lẫn nhau 
giữa các cộng đồng, các nhóm người và cá 
nhân và về phát triển bền vững” [10, tr.3; 
3, tr.5]. Đây là cách hiểu chính thức của 
UNESCO về Di sản văn hóa phi vật thể các 
nước thành viên chấp thuận và vận dụng 
toàn cầu. 
Như vậy, theo UNESCO, Di sản văn 
hóa phi vật thể được biểu đạt dưới các hình 
thức: “(a) Các truyền thống và biểu đạt 
truyền khẩu, trong đó ngôn ngữ là phương 
tiện của di sản văn hóa phi vật thể; (b) 
Nghệ thuật trình diễn; (c) Tập quán xã hội, 
tín ngưỡng và các lễ hội; (d) Tri thức và 
tập quán liên quan đến tự nhiên và vũ trụ; 
(e) Nghề thủ công truyền thống” [10, tr.4]. 
Theo UNESCO & ICH (2004), Di sản Văn 
hóa phi vật thể còn là truyền thống, đương 
đại và sống cùng một lúc (Traditional, 
contemporary and living at the same time). 
Nghĩa là, di sản văn hóa phi vật thể không 
chỉ là những truyền thống được truyền tải 
lại từ quá khứ mà còn bao gồm các tập 
quán đương đại của nhiều nhóm văn hóa 
khác nhau ở vùng nông thôn và thành thị. 
Ngoài ra, di sản văn hóa phi vật thể còn thể 
hiện ở Tính tổng quát (Inclusive), Tính đại 
diện (Representative) và Tính dựa vào cộng 
đồng (Community-based) [12]. 
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC VĂN LANG Số 09, Tháng 5 - 2018 
68 
2.2. Tiềm năng, thực trạng và giải pháp 
khai thác các Di sản Văn hóa Thế giới 
trong phát triển du lịch 
2.2.1. Tiềm năng du lịch của các Di sản 
Văn hóa Thế giới ở Việt Nam 
Đến hết năm 2017, Việt Nam có đến 
27 Di sản Thế giới được UNESCO công 
nhận thuộc các lĩnh vực như: Di sản thiên 
nhiên, di sản địa chất toàn cầu, di sản văn 
hóa vật thể, di sản văn hóa phi vật thể, di 
sản tư liệu, di sản hỗn hợp và di sản đa 
quốc gia. Ngoài ba di sản thiên nhiên thế 
giới là vịnh Hạ Long (1994 và 2000), Vườn 
Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng (2003 và 
2015) và Cao nguyên đá Đồng Văn (2010), 
chúng ta có đến 24 Di sản Văn hóa Thế 
giới dưới nhiều danh hiệu đã được 
UNESCO vinh danh (theo trình tự thời 
gian): Quần thể di tích cố đô Huế đã trùng 
tu, bảo tồn và được UNESCO công nhận là 
Di sản Văn hóa Thế giới (1993). Khu đền 
tháp Mỹ Sơn (1999), một tuyệt tác văn 
minh đỉnh cao của dân tộc Chăm và một số 
tộc người khác cư trú dọc theo dải đất miền 
Trung dài và hẹp. Đô thị Hội An (1999) 
từng là nơi giao thương và giao thoa của 
nhiều nền văn hóa ở khu vực và thế giới từ 
thế kỷ XVII có sức sống đến mãi hôm nay. 
Khu di tích trung tâm Hoàng thành Thăng 
Long - Hà Nội được UNESCO công nhận 
là Di sản Văn hóa Thế giới (2010) với sức 
hấp dẫn đặc biệt là di sản văn hóa của Thủ 
đô ngàn năm văn hiến, trái tim của Việt 
Nam hay “Thành phố vì hòa bình”, nơi lưu 
giữ nền văn hóa của người Việt trong nhiều 
thế kỷ. Thành nhà Hồ (2011) ở Thanh Hóa, 
di sản của một triều đại có nhiều khao khát 
canh tân trong lịch sử phong kiến Việt 
Nam. Vừa qua, UNESCO công nhận Cao 
Bằng là công viên địa chất toàn cầu. Đây là 
công viên địa chất thứ hai ở Việt Nam. 
Về sức sống của những di sản văn hóa 
phi vật thể tại các cộng đồng tộc người ở 
Việt Nam càng đa dạng và phong phú. Nhã 
nhạc cung đình Việt Nam - âm nhạc tinh 
hoa của các triều đại phong kiến Việt Nam 
kết tinh ở triều đại nhà Nguyễn - được 
UNESCO sớm công nhận là Di sản văn 
hóa phi vật thể của nhân loại (2003). 
Không gian văn hóa cồng chiêng Tây 
Nguyên (2005) của các tộc người cư trú 
trên địa bàn Tây Nguyên, một di sản văn 
hóa độc đáo và đặc sắc của các tộc người ở 
vùng văn hóa Trường Sơn - Tây Nguyên. 
Dân ca Quan họ được UNESCO công nhận 
là Di sản văn hóa phi vật thể Thế giới 
(2009), đây là loại hình nghệ thuật âm nhạc 
thuộc cái nôi văn hóa lâu đời của người 
Việt. Nghệ thuật Ca trù được UNESCO 
công nhận là Di sản Văn hóa truyền miệng 
và phi vật thể của nhân loại vào năm 2009, 
đây là âm hưởng của nghệ thuật âm nhạc 
phong lưu thời phong kiến ở Việt Nam. Hội 
Gióng ở đền Phù Đổng và đền Sóc được 
UNESCO công nhận Di sản Văn hoá phi 
vật thể đại diện của nhân loại (2010). Hát 
xoan được UNESCO công nhận là Di sản 
Văn hóa phi vật thể của nhân loại cần phải 
bảo vệ khẩn cấp (2011) và chính thức được 
công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể 
đại diện của nhân loại (12/2017). Tín 
ngưỡng thờ cúng Hùng Vương được 
UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa phi 
vật thể Thế giới (2012), tri ân các bậc anh 
hùng dựng nước, có thể xem là tín ngưỡng 
Quốc tổ của người Việt. Nghệ thuật Đờn ca 
Tài tử Nam Bộ được UNESCO công nhận 
là Di sản Văn hóa phi vật thể của nhân loại 
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC VĂN LANG Phan Huy Xu và tgk 
69 
(2013), âm vang đầy chất tài tử và hào khí 
người Nam Bộ. Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh 
được UNESCO công nhận là Di sản Văn 
hóa phi vật thể đại diện của nhân loại 
(2014). Lần đầu tiên, chúng ta có một Di 
sản đa quốc gia đó là Nghi lễ và trò chơi 
Kéo co, được UNESCO công nhận là Di 
sản Văn hóa phi vật thể đa quốc gia (gồm 
Việt Nam, Campuchia, Philippines và Hàn 
Quốc) (2015), đây là trò chơi thú vị của các 
dân tộc có những nét tương đồng về văn 
hóa ở châu Á. Thực hành tín ngưỡng thờ 
Mẫu Tam phủ của người Việt - Di sản Văn 
hóa phi vật thể đại diện của nhân loại được 
UNESCO công nhận (12/2016) với những 
nét độc đáo của tín ngưỡng thờ Mẫu Tam 
phủ ở người Việt, tín ngưỡng này thể hiện 
những giá trị văn hóa truyền thống trong 
tâm thức của người Việt. Ngoài ra, nó còn 
được xem như một “bảo tàng sống” lưu giữ 
lịch sử, di sản và bản sắc văn của người 
Việt. Thông qua việc kết hợp một cách 
nghệ thuật các yếu tố văn dân gian như 
trang phục, âm nhạc, hát chầu văn, múa, 
diễn xướng dân gian trong lên đồng và lễ 
hội. Nghệ thuật Bài Chòi miền Trung được 
UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Phi 
vật thể của nhân loại (12/2017) đóng góp 
thêm cho Việt Nam một Di sản Văn hóa 
phi vật thể mang tầm cỡ nhân loại với 
những nét độc đáo về hình thức trình diễn, 
thể hiện tính nguyên hợp của diễn xướng 
dân gian, 
Mặt khác, Việt Nam còn có một loạt 
các di sản tư liệu đã được UNESCO công 
nhận có thể kể đến như: Mộc bản triều 
Nguyễn được UNESCO công nhận từ năm 
2009 với ý nghĩa đặc biệt là bằng chứng 
của một nền văn hóa chữ viết của một dân 
tộc mà cụ thể là người Việt. Bia đá các 
khoa thi Tiến sĩ triều Lê và Mạc được 
UNESCO công nhận từ năm 2010 với sức 
hấp dẫn là nơi rạng danh các bậc hiền tài, 
kẻ sĩ trong lịch sử phong kiến Việt Nam. 
Mộc bản kinh Phật thiền phái Trúc Lâm 
chùa Vĩnh Nghiêm là di sản thuộc chương 
trình Ký ức Nhân loại được UNESCO công 
nhận (2012) với nét văn hóa độc đáo là nơi 
lưu giữ những tinh hoa của Thiền phái Trúc 
Lâm ở Việt Nam. Châu bản triều Nguyễn 
là di sản thuộc chương trình Ký ức nhân 
loại được UNESCO công nhận (2014) với 
những nét riêng có là những châu phê, điệp 
sớ, công văn còn lưu lại của các vị vua triều 
đại nhà Nguyễn - triều đại phong kiến cuối 
cùng trong lịch sử Việt Nam. Thơ văn trên 
kiến trúc cung đình Huế là di sản thuộc 
chương trình Ký ức Nhân loại được 
UNESCO công nhận (2016) với những nét 
đặc sắc là những sáng tác văn thơ tuyệt tác 
của các bậc minh quân triều Nguyễn trên 
các kiến trúc kinh thành Huế. Cùng thời 
điểm đó, Việt Nam có thêm Mộc bản 
trường học Phúc Giang (Hà Tĩnh) được 
vinh danh là di sản thuộc chương trình Ký 
ức Nhân loại với nét độc đáo là nơi lưu giữ 
nếp gia phong, giáo dục của dòng họ 
Nguyễn Huy ở Hà Tĩnh. Hơn thế nữa, Việt 
Nam còn có một di sản hỗn hợp rất đặc biệt 
đã được UNESCO công nhận là Quần thể 
danh thắng Tràng An (2014), một sự kết 
hợp độc đáo giữa tạo hóa thiên nhiên và 
sức sáng tạo của con ng ... o đó sẽ không thiếu bài 
học quý báu cho chúng ta. Chúng ta học 
hỏi cách quản lý, khai thác di sản thế giới 
trong du lịch và có thể áp dụng một cách 
linh hoạt ở nước ta. 
Khai thác di sản văn hóa thế giới phải 
song song với công tác bảo tồn giá trị 
nguyên bản: Một hướng đi cần thiết nhất 
mà chúng tôi thấy hiện nay trong quá trình 
khai thác các giá trị di sản thế giới chính là 
sự phát triển hài hòa giữa du lịch và các di 
sản một cách bền vững. Hay nói cách khác, 
khai thác và bảo tồn di sản là hai mặt của 
một vấn đề mà chúng ta luôn phải thực hiên 
để giữ gìn chúng cho các thế hệ tương lai 
và đồng thời kiếm được lợi ích lâu dài 
không chỉ về mặt kinh tế mà còn hiệu quả 
của văn hóa và môi trường (phát triển bền 
vững). Nếu không bảo tồn các di sản văn 
hóa thế giới được tốt, trong vòng 5 - 10 
năm sẽ bị khai thác kiệt quệ. Du lịch có 
trách nhiệm sẽ nâng cao việc bảo tồn, tránh 
thương mại hóa các di sản văn hóa, tránh 
tình trạng khai thác các di sản văn hóa 
trong hoạt động du lịch một cách méo mó, 
dung tục dẫn đến việc đánh mất giá trị đích 
thực, nguyên bản vốn có của chúng. Như 
vậy, du lịch có trách nhiệm sẽ giúp cho các 
di sản và chính ngành du lịch phát triển bền 
vững được bền vững. 
Phát huy vai trò của cộng đồng trong 
bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa 
thế giới: Một trong những định hướng quan 
trọng của du lịch di sản là cần phải gắn chặt 
nó với phát triển cộng đồng (cộng đồng là 
tâm điểm, là linh hồn của di sản). Cộng 
đồng phải được thụ hưởng lợi ích từ các di 
sản. Vẻ đẹp của các công trình kiến trúc, di 
sản văn hóa hàng trăm năm không thể nói 
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC VĂN LANG Số 09, Tháng 5 - 2018 
74 
hết nếu con người ở đây không có văn hóa 
và sự thân thiện, khiến du khách không 
muốn quay lại. Phát huy vai trò cộng đồng 
trong phát triển du lịch di sản văn hóa rất 
quan trọng vì: “Trong xu thế hội nhập, toàn 
cầu hóa, việc tạo được sự đồng thuận trong 
cộng đồng để duy trì, gìn giữ và phát triển 
di sản văn hóa lại càng cần thiết hơn bao 
giờ hết. Bởi lẽ, chỉ có sự đồng thuận của 
toàn xã hội mới có thể giúp chúng ta có thái 
độ ứng xử đúng đắn với di sản và tìm ra 
được biện pháp bảo vệ đúng đắn để di sản 
luôn là một phần văn hóa sống của cộng 
đồng” [9, tr.485]. Để phát huy tối ưu giá trị 
di sản văn hóa để di sản không chỉ là di sản 
mà nó còn được đặt trong không gian tồn 
tại của nó là cộng đồng, chúng ta cần gắn 
kết di sản với các hoạt động văn hóa khác 
như đêm rằm phố cổ Hội An, Festival Huế, 
làng nghề, đồ thủ công mỹ nghệ, Nhưng 
trên thực tế, các đối tượng tham gia vào 
hoạt động du lịch (du khách, nhà cung ứng 
dịch vụ du lịch, cộng đồng địa phương, 
quản lý nhà nước) chưa có nhận thức đúng 
và chưa đủ khiến di sản sau khi được xếp 
hạng tiếp tục bị tình trạng khai thác bừa 
bãi, không chăm lo và thiếu biện pháp bảo 
vệ hữu hiệu. 
Phát triển sản phẩm du lịch đặc thù từ 
các di sản văn hóa thế giới: Khai thác có 
hiệu quả các giá trị di sản văn hóa thế giới 
để phát triển thành những sản phẩm du lịch 
đặc thù có tính cạnh tranh cao nhằm thu hút 
du khách. Phải luôn chú ý nâng cao chất 
lượng sản phẩm du lịch di sản bằng đầu tư 
khoa học, công nghệ, nhân lực chất lượng 
cao để phát huy giá trị của chúng trong du 
lịch. Có thể kể đến một số di sản văn hóa 
vật thể và phi vật thể đang được khai thác 
khá hiệu quả như Đô thị Hội An, Quần thể 
di tích cố đô Huế, Thánh địa Mỹ Sơn, Danh 
thắng Tràng An, Không gian văn hóa cồng 
chiêng Tây Nguyên, Nhã nhạc cung đình 
Huế (tên được UNESCO công nhận là Nhã 
nhạc cung đình Việt Nam), Nghệ thuật Đờn 
ca Tài tử Nam Bộ,... Chúng tôi có hỏi thăm 
một số du khách đến Việt Nam và được họ 
cho biết, Việt Nam nổi tiếng với vịnh Hạ 
Long và một số di sản văn hóa nói trên. Khi 
chúng tôi giới thiệu ở Việt Nam có đến 27 
di sản thế giới được UNESCO công nhận 
thì du khách quốc tế lấy làm ngạc nhiên và 
thích thú vì họ không biết Việt Nam có 
nhiều di sản văn hóa được UNESCO công 
nhận đến như vậy. Tình hình nêu trên phần 
nào cho thấy ngành du lịch Việt Nam chưa 
làm tốt công tác quảng bá các di sản thế 
giới đến du khách quốc tế. Số liệu công 
trình của Michael Hitchcock, Victor T. 
King and Michael Parnwell xuất bản năm 
2010, dẫn lại tư liệu của UNESCO World 
Cultural and Natural Heritage sites in 
Southeast Asia (2008) cho thấy, so với các 
nước Đông Nam Á khác, Việt Nam có khá 
nhiều di sản, xếp sau Indonesia và Thái 
Lan, ngang bằng Philippines và xếp trên 
Malaysia, Lào và Campuchia [3, tr.8-9]. 
Tình hình trên cho thấy, sản phẩm du lịch 
di sản thế giới của Việt Nam cũng bị cạnh 
tranh gay gắt với các nước trong khu vực. 
Do đó, việc tạo ra các sản phẩm du lịch di sản 
tốt có khả năng cạnh tranh với các nước khác 
trong khu vực ASEAN là điều quan trọng. 
Ứng dụng công nghệ mới vào quảng 
bá và bảo vệ di sản: Di sản văn hóa cũng 
cần đến việc bảo tồn tốt như công việc 
trùng tu, tôn tạo cần phải giữ được nguyên 
bản, tránh tình trạng sau khi trùng tu, tôn 
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC VĂN LANG Phan Huy Xu và tgk 
75 
tạo, di sản biến thành một công trình hoàn 
toàn mới, mất đi toàn bộ giá trị lịch sử - 
văn hóa kết tinh trong di sản. Song song 
với công việc trên, trong thời đại công 
nghiệp 4.0, chúng ta hoàn toàn có thể bảo 
tồn di sản văn hóa bằng công nghệ cao như 
ứng dụng công nghệ để số hóa các di sản, 
số hóa các cổ vật bằng công nghệ 3D, 4D, 
ứng dụng công nghệ thông tin vào bảo vệ 
di sản (dự án số hóa) nhằm giữ lại và số 
hóa hiện vật. Du khách có thể tham quan ảo 
Nhà hát lớn (du khách thấy rất rõ, đẹp mà 
miễn phí để quảng bá du lịch). Khu trưng 
bày khảo cổ dưới lòng Tòa nhà Quốc hội 
(thuộc Khu di tích trung tâm Hoàng thành 
Thăng Long - Hà Nội) được xem là bảo 
tàng khảo cổ học đầu tiên ở Việt Nam với 
một không gian chứa đựng nhiều di chỉ, di 
tích khảo cổ và ứng dụng công nghệ cao 
làm cho người xem thấy ánh sáng, hình 
ảnh, tiếng nhạc quyện vào nhau. Như vậy, 
bảo tàng trong thời toàn cầu hóa và hội 
nhập quốc tế vừa có chức năng khoa học và 
vừa là nghệ thuật và quan trọng hơn nữa là 
giá trị khảo cổ được đưa đến gần công 
chúng hơn. 
Quảng bá sản phẩm du lịch di sản văn 
hóa thế giới cũng rất cần thiết để đưa thông 
tin, sản phẩm đến với du khách tiềm năng. 
Trong thời đại toàn cầu hóa và hội nhập 
quốc tế, quảng bá sản phẩm là một khâu 
quan trọng trong quá trình sản xuất và tiêu 
thụ hàng hóa, đặc biệt, du lịch là một dạng 
hàng hóa đặc biệt, vừa mang tính lợi nhuận 
của kinh tế, vừa mang những giá trị văn 
hóa đặc thù của quốc gia - dân tộc. Do đó, 
mỗi quốc gia - dân tộc đều có thể quảng bá 
sản phẩm du lịch của họ theo những cách 
khác nhau, tùy theo đặc thù của quốc gia. 
Trong thời gian qua, ngành Du lịch Việt 
Nam chưa thực sự đầu tư nhiều cho công tác 
quảng bá sản phẩm du lịch ở nước ngoài. 
Tăng cường quản lý nhà nước các cấp 
đối với di sản văn hóa thế giới cũng là giải 
pháp quan trọng đối với việc bảo tồn, phát 
huy giá trị của các di sản văn hóa thế giới 
tại các điểm đến. Quản lý nhà nước cấp địa 
phương sẽ giám sát quá trình khai thác các 
di sản, kịp thời phát hiện những sự cố, bất 
lợi đối với di sản để phối hợp với các cơ 
quan chức năng, cấp quản lý cao hơn nhằm 
bảo tồn và phát huy giá trị của các di sản 
trong du lịch. Phải có quy hoạch, kế hoạch, 
quản lý hiệu quả, đầu tư thực hiện đúng 
cam kết với thế giới. Giáo dục, răn đe và xử 
lý nghiêm các hành vi xâm hại di sản, hạn 
chế những tác động tiêu cực của con người 
đến môi trường và cảnh quan xung quanh 
di sản. 
Tăng cường giáo dục ý thức bảo vệ di 
sản văn hóa thế giới nhằm tránh tình trạng 
“ăn xổi ở thì” trong cách làm du lịch ở một 
số địa phương, sinh ra hiện tượng tiêu cực 
tác động xấu đến di sản văn hóa. Phải bảo 
tồn để di sản không bị kiệt quệ, tuyệt đối 
không xâm hại di sản và góp phần nâng giá 
trị di sản. 
Du lịch chỉ có thể phát triển bền vững 
trên cơ sở khai thác các giá trị tài nguyên 
du lịch là tài nguyên văn hóa, tạo ra nhiều 
sản phẩm du lịch hấp dẫn, khác biệt, có khả 
năng cạnh tranh trong các vùng miền và thế 
giới. Du lịch còn có vai trò trong việc bảo 
tồn, phát huy giá trị của di sản một cách có 
hiệu quả. Du lịch làm cho du khách và thế 
giới biết, trải nghiệm, cảm nhận về giá trị 
của di sản văn hóa Việt Nam. Du lịch cung 
cấp kinh phí để bảo tồn, phát huy di sản. 
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC VĂN LANG Số 09, Tháng 5 - 2018 
76 
Đào tạo nguồn nhân lực phục vụ du 
lịch di sản văn hóa thế giới: Để di sản văn 
hóa thế giới phát huy tối ưu giá trị, chúng ta 
cũng cần đến một đội ngũ cán bộ làm công 
tác du lịch di sản, đặc biệt là đội ngũ hướng 
dẫn viên du lịch di sản từ kiến thức, kỹ 
năng, thái độ và ngoại ngữ. Khi du khách 
mua các chương trình tham quan các di sản 
văn hóa, họ mong muốn các nhà cung cấp 
dịch vụ du lịch cung cấp cho họ những 
thông tin tốt nhất về các di sản văn hóa để 
họ thấu hiểu các giá trị của di sản văn hóa. 
Trong bài viết, chúng tôi cũng đề xuất 
một số ý kiến nhằm khai thác các sản phẩm 
du lịch độc đáo, đặc sắc từ chất liệu là các 
di sản văn hóa sẵn có một cách tốt hơn, 
hiệu quả hơn. Chúng ta bắt đầu bằng việc 
nhận thức đúng đắn tầm quan trọng của các 
di sản văn hóa và việc khai thác chúng để 
có những hành động thành công. Chúng tôi 
luôn trăn trở làm sao đưa giá trị đích thực 
của các di sản văn hóa đến với du khách để 
họ thực sự cảm nhận, trải nghiệm đây là 
những kiệt tác văn hóa của nhân loại hiện 
hữu trên đất nước Việt Nam được sáng tạo 
ra bởi các dân tộc sinh sống trên lãnh thổ 
Việt Nam mang hình dáng chữ S. Điều này 
rất phù hợp với Hiến chương Quốc tế về 
Du lịch Văn hóa đã nêu ở nguyên tắc số 3: 
“Các chương trình bảo tồn và du lịch cần 
giới thiệu những thông tin chất lượng cao 
để làm du khách hiểu tối đa những đặc 
điểm quan trọng của di sản và sự cần thiết 
phải bảo vệ chúng, để làm cho du khách 
thích thú địa điểm một cách thích đáng” [1, 
tr.129]. Như vậy, cần làm cho khách hiểu 
tối đa những đặc điểm quan trọng của di 
sản văn hóa và sự cần thiết bảo vệ chúng để 
chính bản thân các di sản văn hóa có thể 
được bảo tồn, làm giàu và phát huy các giá 
trị vốn có của nó mới là điều quan trọng 
nhất. Để làm được điều này, chúng tôi thiết 
nghĩ phải có sự hợp tác hài hòa về trách 
nhiệm và lợi ích giữa các nhà quản lý di 
sản (tài nguyên du lịch), các công ty lữ 
hành (môi giới khai thác các di sản), nguồn 
nhân lực du lịch chất lượng cao có năng lực 
khai thác giá trị di sản văn hóa và khách du 
lịch (đối với khách du lịch quốc tế). 
3. KẾT LUẬN 
Với 27 Di sản Thế giới được UNESCO 
công nhận dưới nhiều danh hiệu, trong đó 
có đến 24 Di sản Văn hóa Thế giới là một 
con số đáng tự hào của Việt Nam. Đó thật 
sự là tài sản đẳng cấp hạng nhất của nhân 
loại và du lịch Việt Nam đang đứng trước 
cơ hội tạo ra sản phẩm đặc thù và khác biệt 
nhằm thu hút hơn nữa du khách quốc tế. Do 
đó, có thể nói rằng du lịch di sản thế giới sẽ 
là một trong những hướng phát triển chủ 
yếu của Việt Nam, tuy nhiên hiện nay du 
lịch di sản vẫn chưa được khai thác tốt và 
chưa đóng góp xứng tầm trong cơ cấu sản 
phẩm du lịch và vẫn chưa trở thành một sản 
phẩm đặc thù của du lịch Việt Nam để mỗi 
khi du khách nhắc đến Việt Nam là nhớ 
đến các di sản thế giới và tên tuổi của Việt 
Nam gắn liền với các di sản này. Đi liền 
với thực trạng bảo tồn và khai thác các di 
sản văn hóa thế giới trong du lịch là các 
giải pháp thiết thực có liên quan như nhận 
thức tầm quan trọng của các di sản, cử 
người đi học tập kinh nghiệm quản lý và 
khai thác của các nước có nhiều di sản thế 
giới, ứng dụng công nghệ mới vào quản lý 
và khai thác các di sản, đào tạo nguồn 
nhân lực khai thác du lịch di sản, đặc 
biệt là các đối tượng tham gia vào hoạt 
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC VĂN LANG Phan Huy Xu và tgk 
77 
động du lịch như du khách, nhà cung ứng 
dịch vụ du lịch, cộng đồng địa phương, 
quản lý nhà nước các cấp về di sản cũng 
như những giải pháp về tăng cường quảng 
bá sản phẩm du lịch di sản ra thế giới. 
Di sản văn hóa thế giới thực sự là sức 
mạnh mềm của một quốc gia - dân tộc. Hơn 
thế nữa, chính hoạt động du lịch góp phần 
bảo tồn, duy trì lâu bền những giá trị văn 
hóa đang dần mai một hoặc bị phá hủy bởi 
thời gian. Hơn thế nữa, du lịch di sản là 
một trong những công cụ hữu hiệu để 
quảng bá hình ảnh văn hóa Việt Nam với 
thế giới. Hoạt động du lịch sẽ góp phần 
giới thiệu giá trị về nền văn hóa độc đáo 
của Việt Nam qua mấy nghìn năm văn 
hiến, thông qua xúc tiến du lịch, tổ chức tạo 
ra sản phẩm phục vụ khách và tổ chức các 
chương trình du lịch. 
Những di sản văn hóa thế giới của 
nước ta vừa kể trên là xứng tầm hạng nhất 
của nhân loại. Quan điểm về lợi thế, về tài 
nguyên du lịch của Việt Nam trong bối 
cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế cần 
phải thay đổi căn bản về nhận thức, quản lý 
di sản và phải coi đây là tài sản của nhân 
loại, không phải của riêng Việt Nam 
(nhưng do Việt Nam bảo tồn, phát huy và 
khai thác). Nhân loại có quyền được tiếp 
cận, tận hưởng tài nguyên đó và có trách 
nhiệm với chúng. Bằng cách nào đó, chúng 
ta phải góp sức biến những tiềm năng đó 
thành lợi ích hiện thực của nhân dân Việt 
Nam và nhân loại, ở cấp độ xứng với tầm 
“hạng nhất thế giới”. Bài viết này góp thêm 
tiếng nói để một ngày sắp tới, ngành Du 
lịch Việt Nam thực sự trở thành ngành kinh 
tế mũi nhọn. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1] Arthur Pederson (2002), Tài liệu hướng dẫn về di sản Thế giới (bản dịch tiếng Việt của 
Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam). 
[2] Bộ Chính trị (2017), Nghị quyết số 08 - NQ/TW, về phát triển du lịch trở thành ngành 
kinh tế mũi nhọn. 
[3] Michael Hitchcock, Victor T. King and Michael Parnwell (eds, 2010), Heritage tourism 
in Southeast Asia, Nias Press. 
[4] Nguyễn Văn Kim (Chủ biên, 2016), Tiếp biến và hội nhập văn hóa ở Việt Nam, Nxb 
Đại học Quốc gia Hà Nội. 
[5] Phạm Trung Lương (Chủ biên, 2000), Tài nguyên và môi trường du lịch Việt Nam, Nxb 
Giáo dục. 
[6] Phong Chương (2014), Xây dựng chiến lược quảng bá di sản thế giới tại Việt Nam, 
https://baomoi.com. 
[7] Thảo Nguyên (2018), Phát triển bền vững giá trị di sản thế giới ở Việt Nam, 
[8] Thủy Mai (2015), Phát triển hài hòa giữa du lịch và di sản văn hóa, 
https://baotintuc.vn/du-lich. 
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC VĂN LANG Số 09, Tháng 5 - 2018 
78 
[9] Trần Thị Lam Thủy (2017), Bàn về vấn đề di sản văn hóa và việc bảo tồn các di sản 
văn hóa trong thời kỳ hội nhập (xét trường hợp văn hóa phi vật thể Ví, Giặm xứ Nghệ), in 
trong Quản lý và khai thác di sản văn hóa trong thời kỳ hội nhập, Nxb Đại học Quốc gia 
Thành phố Hồ Chí Minh. 
[10] UNESCO (2003), Công ước về bảo vệ Di sản văn hóa phi vật thể (Bản dịch của Trần 
Hải Vân; Ủy ban Quốc gia UNESCO của Việt Nam hiệu đính). 
[11] UNESCO (2004), The Criteria for Selection,  
[12] UNESCO & ICH (2004), What is Intangible Cultural Heritage?, https://ich.unesco.org. 
[13] Yên Nga (2017), Khai thác di sản văn hóa và thiên nhiên trong du lịch: Cần ứng xử 
có trách nhiệm, Hà Nội Mới, truy cập 10-01-2018. 
[14] 
xam-hai-nghiem-trong-434050.html. 
Ngày nhận bài: 26-02-2018. Ngày biên tập xong: 12-4-2018. Duyệt đăng: 19-5-2018. 

File đính kèm:

  • pdfdi_san_van_hoa_the_gioi_o_viet_nam_voi_phat_trien_du_lich.pdf